Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Bất bình đẳng kéo dài trong dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.74 KB, 1 trang )

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Bất bình đẳng kéo dài trong dịch vụ
khám chữa bệnh tại bệnh viện công
Tại một bệnh viện công, đã 10 giờ
sáng mà vẫn chưa đến lượt con mình
được phẫu thuật, một ơng bố sốt ruột
hỏi nhân viên y tế thì được trả lời là do
bệnh nhi cần mổ (vịm họng, amidan,
viêm VA...) q đơng nên con của anh
chưa tới lượt. Ơng bố ấy vẫn cố nói
thêm: “Bác sĩ yêu cầu con tôi nhịn ăn
bốn tiếng, giờ đã hơn sáu tiếng nên
em bé đói, khóc quá chị ạ”. Tất nhiên
khơng vì thế mà con của anh được vào
mổ trước, vì vẫn cịn rất đơng các em bé
khác cũng đang chờ tới lượt. Các bé 1-2
tuổi đói bụng khóc ầm cả phịng chờ.
Quan sát và nghe ngóng trong
những ngày đưa con đi khám và phẫu
thuật, tôi thấy các gia đình sử dụng
“dịch vụ theo yêu cầu” thường được ưu
tiên thực hiện trước các “ca” sử dụng
thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), dù họ đăng
ký sau. Tôi nêu thắc mắc thì được trả
lời đơn giản là “khách khám chữa bệnh
theo u cầu chấp nhận đóng tiền cao
hơn là để khơng phải chờ đợi”.
Nhớ năm trước tôi cũng đưa người
nhà đi khám tại bệnh viện đa khoa của
quận. Mới 3 giờ rưỡi chiều đã đóng


quầy nhận bệnh với lý do nếu tiếp
nhận thêm thì bác sĩ, y tá khơng làm
hết việc trong khung giờ làm việc quy
định, nghe chừng hợp lý. Và tơi được
hướng dẫn đóng tiền để sử dụng “dịch
vụ ngồi giờ”. Tại đây, 4 giờ chiều là
phịng khám (bao gồm cả xét nghiệm)
mở cửa, lúc đó đang có khoảng sáu
người chờ khám bệnh, và chưa tới 5
giờ chiều là bệnh nhân đã được khám
và làm xong xuôi các thủ tục. Sau đó
tơi thấy có thêm một số bệnh nhân
đến khám, họ đúng là đối tượng đi
khám dịch vụ ngoài giờ.
Tôi vẫn hiểu những người chấp nhận
chi trả cao hơn là để được sử dụng dịch
vụ tốt hơn, thuận tiện hơn. Nhưng các
cơ sở y tế công lập được đầu tư từ ngân
sách nhà nước, tức từ tiền thuế của
dân, nếu có dịch vụ khám theo u

4

• 6-10-2022

cầu thì thiết nghĩ nó cần được tổ chức
một cách độc lập, tách bạch, không
nên trộn lẫn với hoạt động khám cho
bệnh nhân BHYT trong cùng khung
giờ, cùng một phịng/khoa khám

bệnh. Phí thu cao làm nguồn bổ sung
vào chi phí hạ tầng, hao mịn máy
móc, thiết bị cơng do ngân sách đầu
tư, bồi dưỡng con người của cơ sở
công phải làm thêm, làm ngồi giờ...
Như vậy, Nhà nước mới khơng thất
thu, người dân khơng thấy mình đến
dịch vụ cơng mà bị đối xử tệ vì ít tiền
hơn người khác. Những thiệt thịi mà
tơi đã thấy từ những người bệnh cầm
thẻ BHYT nhiều lúc đến chảy cả nước
mắt. Theo tôi, nếu cứ tiếp tục duy trì
mơ hình dịch vụ chi phí cao hơn trong
các cơ sở y tế cơng lập thì khó tránh
khỏi gia tăng bất bình đẳng đối với
người bệnh, và cũng kìm hãm sự phát
triển của các cơ sở y tế tư nhân vốn
khó cạnh tranh với y tế cơng có sự đầu
tư từ ngân sách nhà nước.
Mới đây, tin tức trên Tuổi Trẻ Online
ngày 15-9 có đưa ý kiến các chuyên gia
cho rằng xã hội hóa về y tế khơng đồng
nghĩa với việc để các bệnh viện công
đi làm kinh doanh(1). Bản tin này cũng
nêu rằng: sự “đổ vỡ” tự chủ toàn diện
của một số bệnh viện cùng các hệ lụy
trong việc liên doanh, liên kết, đặt,
mượn máy móc thiết bị càng làm lộ rõ
những bất cập trong quá trình xã hội
hóa ngành y tế.

Một bài báo khác cũng trên Tuổi Trẻ
đưa tin BHYT đang “treo” hơn 1.600
tỉ đồng chi phí khám chữa bệnh(2) do
nhiều dịch vụ khơng nằm trong thanh
tốn BHYT hoặc khó xác định các hạng
mục để BHYT chi trả. Vì vậy mà các cơ
sở y tế thường hướng người bệnh thanh
tốn viện phí theo các “gói dịch vụ”,
tránh những rắc rối thủ tục với BHYT.
Trong bản phúc trình “Hệ thống
phúc lợi ở TPHCM với mục tiêu tiến
bộ và công bằng xã hội” vào năm

2009, tác giả Trần Hữu Quang ở Viện
Nghiên cứu Phát triển TPHCM đã nêu
kiến nghị “cải tổ mơ hình tổ chức cũng
như cơ chế quản lý tài chính trong
các bệnh viện... với tư cách là những
đơn vị cung ứng dịch vụ phúc lợi công
cộng của Nhà nước, dựa trên nguyên
tắc công ra công, tư ra tư”. Những
kết quả nghiên cứu cùng các khuyến
nghị đã từ 13 năm trước, nhưng cho
đến nay, “đồng tiền đi trước vẫn là
đồng tiền nhanh”: khám dịch vụ chi
phí cao ln nhanh hơn, ưu tiên hơn.
Tôi cũng như rất nhiều người bình
thường khác khơng có đủ cơ sở để biết
đúng/sai hay sự chính danh của dịch
vụ khám theo yêu cầu tại bệnh viện

cơng, nhưng những cảm nhận về bất
bình đẳng trong dịch vụ khám chữa
bệnh tại bệnh viện công do chênh lệch
giàu nghèo là rất rõ ràng. Như chính
sách phát thẻ BHYT cho trẻ nhỏ đến
6 tuổi là một chính sách rất nhân văn,
nhưng liệu nó phát huy cơng dụng
như thế nào trong thực tế khám chữa
bệnh, hay thậm chí mang lại cảm giác
tủi thân hơn cho người cầm thẻ?
Cơ sở nào để “dịch vụ khám chữa
bệnh theo yêu cầu” được hoạt động
trong các cơ sở y tế công lập? Cơ chế
giám sát mơ hình này có đảm bảo thu
chi minh bạch và đúng quy định? Liệu
các cơ sở y tế có lạm dụng nguồn lực
cơng vào các mục tiêu tăng thu?...
Cịn rất nhiều những câu hỏi tương tự.
Người dân ln mong không bị đối xử
phân biệt về phúc lợi công cộng chỉ vì
họ ít tiền. Đó là chưa kể những phiền
hà về thủ tục, về thái độ phục vụ của
nhân viên y tế, và từ các hình thức
đồng chi trả với BHYT.
NGUYỄN MINH THANH
/>(2)
/>(1)




×