Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Khóa luận phát triển sản phẩm du lịch sinh thái phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.41 KB, 9 trang )

Khóa Luận Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Phú Quốc
NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149
WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM
1.Lý do chọn đề tài Khóa Luận Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Sinh
Thời gian qua, đặc biệt từ thập niên 80 của thế kỷ 20 đến nay, du lịch sinh thái ngày
càng thu hút được sự quan tâm của khách du lịch bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên
có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng; đồng thời, đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp
phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Theo thống kê du lịch sinh thái ở Việt Nam có trên 30% khách quốc tế và gần 50%
khách nội địa. Có thể thấy được một tiềm năng rất lớn của du lịch sinh thái nếu như mơ
hình du lịch này được đầu tư đúng hướng và giữ gìn.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới được nghiên cứu phát triển với tư cách là một
loại hình du lịch từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các
nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường cũng như các doanh nghiệp du
lịch. Với đặc điểm nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trải dài trên 15 vĩ độ
với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình đa dạng, hơn 3.200km đường bờ biển và vùng biển
hơn 1 triệu km2 nơi có tới gần 3.000 hịn đảo, Việt Nam có sự phong phú, đa dạng về các
hệ sinh thái bao gồm 95 kiểu hệ sinh thái thuộc 7 dạng hệ sinh thái chính trên cạn; 39
kiểu hệ sinh thái đất ngập nước và 20 kiểu hệ sinh thái biển khác nhau.
Tháng 10/2006, Phú Quốc được UNESSCO công nhận trở thành khu dự trữ sinh
quyển thế giới bởi có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống sông suối dày đặc,
cảnh quan mơi trường sinh thái cịn hoang sơ, khí hậu trong lành, nắng ấm quanh năm…
là điều kiện thuận lợi để Phú Quốc phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Dựa vào những thực trạng đó, bài viết chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái Phú Quốc” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và tiềm năng
của du lịch sinh thái tại Phú Quốc, từ đó tìm ra các định hướng và một số giải pháp đề
xuất để phát triển du lịch sinh thái tại đây trong tương lai nhưng vẫn giữ gìn được các giá
trị vốn có của nó.


2.Mục tiêu của đề tài Khóa Luận Phát Triển Sản Phẩm Du
Lịch Sinh
2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu chung


Dựa trên những kiến thức đã được học và lĩnh hội về khái niệm du lịch sinh thái để
nghiên cứu thực trạng và phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc để nhằm quảng bá địa
danh của Việt Nam đến với nhiều du khách trong và ngoài nước hơn. Và quan trọng hơn
là tìm hiểu về cách khai thác du lịch của địa phương để từ đó xác định được hướng khai
thác tốt nhất cho danh lam thắng cảnh, song song đó cũng đưa ra một số biện pháp phát
triển kinh tế và biện pháp bảo vệ môi trường cho Phú Quốc.
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch sinh thái;
Đánh giá thực trạng du lịch sinh thái tại Phú Quốc;
Đề xuất giải pháp từ thực trạng du lịch sinh thái tại Phú Quốc.
2.2. Nhiệm vụ
- Khái quát những vấn đề chung về môi trường du lịch sinh thái;
- Nghiên cứu các tác động của du lịch sinh thái đến môi trường;
- Đánh giá khái quát thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc.
- Xác định được định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc.

3.Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối với không gian
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang đối với các cụm du lịch
sinh thái: du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái rừng, du lịch sinh thái văn hóa truyền
thống.
3.2. Đối với thời gian
Nghiên cứu thu thập dữ liệu , thông tin và số liệu của du lịch sinh thái trên địa bàn

Phú Quốc từ năm 2019 – 2021.

4.Lịch sử nghiên cứu của đề tài
4.1.

Du lịch sinh thái trên thế giới

- Nghiên cứu của Sproule (1996), trọng tâm của nghiên cứu này là đạt được các
mục tiêu bảo tồn và phát triển thông qua sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch sinh
thái (CBE). Giả thuyết của tờ báo là những sáng kiến thành công được hỗ trợ bởi hợp tác
xã cộng đồng với chính phủ, phi chính phủ và tư nhân. Tiếp theo, bài báo này cố gắng
đánh giá các đối tác có khả năng hỗ trợ nhiều sáng kiến khác nhau. Cuối cùng, tờ báo
cung cấp một số đề xuất về các sáng kiến CBE trong bối cảnh thị trường du lịch quốc gia
và có thể được bao gồm trong chiến lược sinh thái ở cộng đồng quốc gia.


- Nghiên cứu của Masberg và Morales (1999), mục đích của nghiên cứu này là xác
định thơng qua phân tích trường hợp các yếu tố thành công trong phát triển du lịch (tức là
phương pháp tích hợp, lập kế hoạch và bắt đầu chậm, giáo dục và đào tạo) đã được thực
hiện trong các trường hợp du lịch sinh thái. Một loạt các trường hợp sinh thái được phân
tích. Các yếu tố thành công được xác định và các chiến lược được mô tả theo từng yếu tố
được ghi nhận. Dữ liệu thu được cho tất cả các trường hợp được gộp lại cho mỗi yếu tố
thành công và một ma trận của năm yếu tố được đưa vào phân tích. Kết quả cho thấy
cành công với chiến lược tương ứng được tạo ra. Các yếu tố thành công cần phải được
đánh giá lại và các yếu tố được xác định bằng cách sử dụng phương pháp quản lý hệ sinh
thái mà đưa ra sức khỏe của môi trường như nền tảng phát triển du lịch. 
- Nghiên cứu của Dzhandzhugazova và cộng sự (2019), nghiên cứu tập trung vào
việc nghiên cứu các khía cạnh của sự phát triển du lịch sinh thái ở các vùng của Nga - có
tiềm năng du lịch tự nhiên đáng kể. Dựa trên thực tiễn tốt nhất về du lịch sinh thái được
xác định bởi Bộ Văn hóa của Nga, các tác giả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sẵn có của

tài nguyên du lịch trong một vùng khơng có nghĩa là hoạt động du lịch có hiệu quả ở mức
độ cao. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng một số lượng lớn các vùng du lịch
sinh thái thực tiễn tốt nhất đã được xác định nằm trong các khu vực, có cơ sở hạ tầng du
lịch hiện đại và áp dụng một cách có hệ thống tiếp cận phát triển du lịch sinh thái.
4.2.

Du lịch sinh thái ở việt nam

- Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011), trên cơ sở nghiên cứu,
nghiên cứu khái quát các tiềm năng, hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức trong phát triển du lịch sinh thái; trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải
pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tràm Chim trong thời
gian tới.
- Nghiên cứu của Phạm Xuân Hậu và Trương Thị Thanh Tuyền (2017), nghiên cứu
đã phân tích, đánh giá những tiềm năng cảnh quan tự nhiên và nhân văn để tạo sản phẩm
du lịch tại khu Ramsar Láng Sen, tỉnh Long An, góp phần định hướng phát triển nơi đây
thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
- Nghiên cứu của Đinh Kiệm và Hà Nam Khánh Giao (2021), nghiên cứu nhằm
phân tích SWOT các vấn đề phát triển du lịch sinh thái vùng cực Nam Trung Bộ, bao
gồm hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ đó, có thể suy nghĩ đến việc vận dụng kết
quả phân tích này trong thực tế.

5.Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm về lãnh thổ
Quan điểm này phân chia lãnh thổ quốc gia thành các vùng kinh tế du lịch, nhằm
phát huy lợi thế, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
cao nhất.


5.2. Quan điểm về kinh tế - sinh thái bền vững

Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu phải bám sát thực tiễn kinh tế đất nước đầu tư
cho du lịch sinh thái biển đảo. Nghiên cứu phát triển du lịch sau thái còn là nghiên cứu
khám phá các hiện tượng của hệ sinh thái và mơi trường, tìm ra bản chất, quy luật phát
triển của chúng, để phát triển nhưng vẫn phải giữ gìn chúng, phục vụ cho mục đích du
lịch của đất nước.
5.3. Quan điểm về lịch sử- viễn cảnh
Quan điểm lịch sử logic trong nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái chính là việc
thực hiện q trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu phát hiện
sự nảy sinh phát triển của dul lịch sinh thái trong những thời gian và không gian cụ thể,
với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể để phát triển cho được quy luật tất yếu của du lịch
sinh thái.

6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp tổng hợp, thu thập và phân tích dữ liệu
Đối với hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học nói chung, phương pháp thu
thập, tổng hợp, phân tich tài liệu được coi là phương pháp phổ biến và cực kì quan trọng.
Việc vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa những nghiên cứu trước đó.
Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu thông tin về cơ sở lý luận và thông tin về Phú Quốc từ
các nguồn như sách, giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên
cứu khoa học của tỉnh Kiên Giang, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du
lịch, các thông in trên mạng internet … Các tài liệu có được trong quá trình thu thập phục
vụ đề tài này hầu hết từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Kiên Giang, Cục Thống kê Kiên Giang … Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết,
tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng
phát triển du lịch của Phú Quốc, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần thúc
đẩy du lịch Phú Quốc phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
6.2. Phương pháp nguyên cứu thực địa
Nghiên cứu thực địa của bài nghiên cứu là phương pháp thu thập các dữ liệu của các
nghiên cứu định tính điển hình tại Phú Quốc để có thể quan sát, phân tích những yếu tố
trong mơi trường tự nhiên. Từ đó đưa ra những phân tích về đặc điểm của từng cá thể

trong môi trường du lịch sinh thái ở Phú Quốc.
6.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Phương pháp này thực hiện phân tích dựa trên các số liệu được thống kê từ các Cục,
Bộ và Cơ quan ban ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu để có thể thấy được thực
trạng cần nghiên cứu tại Phú Quốc.


7.cấu trúc đề tài Khóa Luận Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
Sinh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.

Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu
2.2. Nhiệm vụ

3.

Phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối với không gian
3.2. Đối với thời gian
4.

Lịch sử nghiên cứu của đề tài

4.1.


Du lịch sinh thái trên thế giới

4.2.

Du lịch sinh thái ở việt nam
5.

Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm về lãnh thổ
5.2. Quan điểm về kinh tế - sinh thái bền vững
5.3. Quan điểm về lịch sử- viễn cảnh
6.

Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp tổng hợp, thu thập và phân tích dữ liệu
6.2. Phương pháp nguyên cứu thực địa


6.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1 Khái niệm của du lịch sinh thái
1.1.2. Vai trị của du lịch sinh thái
1.1.2.1. Lợi ích kinh tế mang lại
1.1.2.2. Lợi ích đối với xã hội
1.1.2.3 Lợi ích về thẩm mĩ

1.1.2.4 Đối với sinh thái
1.1.3. Các đặc trưng của du lịch sinh thái
1.1.3.1. Tính đa dạng
1.1.3.2. Tính liên vùng
1.1.3.3. Tính mùa vụ
1.1.3.4. Tính chi phí
1.1.3.5. Tính xã hội hố
1.1.3.6. Tính giáo dục cao về mơi trường
1.1.4. Ngun tắc du lịch sinh thái
1.1.4.1. Có các hoạt động giáo dục, diễn dãi nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường nhằm tạo ý
thức tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên
1.1.4.2. Bảo vệ và duy trì hệ sinh thái


1.1.4.3. Bảo vệ phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng
1.1.4.4. Tạo cơ hội việc làm
1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
1.2.1 Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
1.3.1. Trên thế giới
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
PHÚ QUỐC
2.1. Khái quát về Phú Quốc
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái, tự nhiên
2.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc

2.2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái Phú Quốc
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
2.3.1. Khái quát thực trạng phát triển du lịch Phú Quốc
2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
2.3.3. SWOT đối với phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc


2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI PHÚ QUỐC
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1.
3.1.2.

Định hướng phát triển du lịch tại Kiên Giang
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Phú Quốc

3.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc
Nguồn :Nhóm tác giả khảo sát T5/2022
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.

Định hướng chung

Định hướng loại hình du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Định hướng phát triển các cụm du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Định hướng phát triển các hướng – điểm du lịch sinh thái tại Phú Quốc


3.2.5.
3.2.6.

Định hướng phát triển thị trường du lịch sinh thái tại Phú Quốc

Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc
3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc

3.3.1.

Giải pháp phát triển phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Phú Quốc

3.3.2.

Giải pháp phát triển các cụm du lịch sinh thái tại Phú Quốc

3.3.3.

Giải pháp phát triển các hướng – điểm cho du lịch sinh thái

3.3.4.
3.3.5.

Giải pháp về phát triển thị trường du lịch sinh thái tại Phú Quốc
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận



2.

Kiến nghị

NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM TRAO ĐỔI : 0934.536.149
WEBSITE:TRANGLUANVAN.COM



×