Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vai trò của tri thức đối với ý thức. Ở Việt Nam, vai trò của tri thức trong hoạt động của con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.19 KB, 18 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1). Sinh hoạt lí luận
Số 4( 47- 2001) Học viện chính trị quốc gia HCM- phân viện Đà Nẵng.
2.) Tạp chí cộng sản
Số 3( 2- 1999 )
3). Tạp chí cộng sản
Số 10( 5-2001 )
4) Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008, “Về xây dựng đội ngũ tri thức trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
5) Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, t. 51, tr. 2
6). Giáo trình triết học Mac-Lênin( Tập 2 )
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
7). Lí luận chính trị
Số 11( 2001) Tạp chí nghiên cứu của học viện chính trị quốc gia HCM
8). Wikipedia.org


MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC VÀ Ý THỨC...........................2
1.1.

Lý luận về ý thức............................................................................2

1.1.1.

Khái niệm ý thức......................................................................2

1.1.2. Bản chất của ý thức.....................................................................2


1.1.2.1. Bản tính phản ánh và sáng tạo..............................................2
1.1.2.2. Bản tính xã hội.....................................................................3
1.2. Lý luận về tri thức..............................................................................3
1.2.1. Khái niệm tri thức........................................................................3
1.2.2. Cấu trúc của tri thức....................................................................4
1.3. Vai trò của tri thức đối với ý thức......................................................5
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỜI SỐNG Ở VIỆT NAM..........................................................................5
2.1. Đối với kinh tế....................................................................................5
2.2. Đối với chính trị.................................................................................8
2.3. Đối với văn hóa giáo dục...................................................................9
2.4. Vai trị của trí thức đối với xã hội......................................................9
2.5. Vai trò của tri thức đối với sinh viên................................................10
CHƯƠNG III: BIỆN PHẤP PHÁT TRIỂN NGUỒN TRI THỨC VIỆT
.....................................................................................................................11
3.1. Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí
thức..........................................................................................................11
3.2. Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tơn vinh trí thức........12


3.3. Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức.............13
3.4. Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng
hoạt động các hội của trí thức.................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................15


Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa dân tộc, khẳng định hình
ảnh và sức mạnh Việt Nam trên trường quốc tế, dẫn dắt thành cơng q trình hội
nhập quốc tế của Việt Nam là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Đội ngũ

trí thức Việt Nam với những thế mạnh riêng có của mình là lực lượng quan trọng
tham gia tuyên truyền, phổ biến những giá trị văn hóa Việt Nam đến với các nền
văn hóa khác trên thế giới, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa chung của nhân
loại. Vai trị này của trí thức Việt Nam thể hiện ở nhiều lĩnh vực hoạt động: thông
qua những công trình nghiên cứu, giới thiệu những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt
Nam; hoạt động của cộng đồng trí thức Việt Nam ở nước ngoài; tham gia các hoạt
động ngoại giao văn hóa với sự trợ giúp của Chính phủ; dịch thuật các tác phẩm văn
học, nghệ thuật của Việt Nam.
Hơn nữa chúng ta đang trên con đường tiến hành cơng nghiệp hố,hiện đại
hố đất nước nên khơng thể khơng đặt mình vào tri thức, phát triển tri thức để đưa
nền kinh tế nước nhà bắt kịp và phát triển cùng thế giới. Góp phần vào chiến lược
phát triển kinh tế,tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoa,hiện đại hố chúng ta
cần phải nghiên cứu tri thức,tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tri thức,phù hợp
với điều kiện,hoàn cảnh đất nước,phù hợp với khu vực,với thế giới và thời đại trong
tổng thể các mối liên hệ,trong sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế
tri thức
Nắm được tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sơng, tơi đã lựa chọn đề tài
“ Vai trị của tri thức đối với ý thức. Ở Việt Nam, vai trò của tri thức trong
hoạt động của con người” để có cái nhìn sâu và rộng hơn về cả mặt lý luận và thực
tế.


PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TRI THỨC VÀ Ý THỨC
1.1. Lý luận về ý thức
1.1.1. Khái niệm ý thức
Theo triết học Mac-Lênin "ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách
quan vào bộ não của người thông qua lao động và ngôn ngữ''. Để đưa ra được định
nghĩa trên con người phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với những quan

niệm về ý thức nhiều khi sai lệch hoặc không trọn vẹn.
Ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu tố tình cảm, ý chí trong sự
liên hệ tác động qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri thức và ln hướng
tới tri thức.
1.1.2. Bản chất của ý thức.
Qua nghiên cứu nguồn gốc của ý thức có thể thấy rõ ý thức có bản tính phản
ánh, sáng tạo và bản tính xã hội.
1.1.2.1. Bản tính phản ánh và sáng tạo.
ý thức mang bản tính phản ánh, ý thức mang thông tin về thế giới bên ngoài,
từ vật gây tác động được truyền đi trong q trình phản ánh. Bản tín phản ánh quy
định tính khách quan của ý thức, túc là ý thức phải lấy tính khách quan làm tiền
đề,bị cái khách quan quy định và có nội dung phản ánh thế giới khách quan.
ý thức có bản tính sáng tạo do ý thức gắn liền với lao động. Bản thân lao
đọng là hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con người. ý thức
không chụp lạc một cách nguyên si, thụ động sự vật mà đã có cải biến, q trình thu
thập thơng tin gắn liền với q trình xử lý thơng tin. Tính sáng tạo của ý thức cịn
thể hiện ở khả năng phản ánh gían tiếp khái quát thế giới khách quan ở quá trình
chủ động tác đọng vào thế giới để phản ánh thế giới đó. Bản tính sáng tạo quy định
mặt chủ quan của ý thức. ý thức chỉ có thể xuất hiện ở bộ óc người, gắn liền với
hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có chọn lọc tồn tại dưới
hình thức chủ quan, là hình ảnh chủ quan phân biệt về nguyên tắc hiện thực khách
quànva sự vật, hiện tượng, vật chất, cảm tính.
Phản ánh và sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Hiện
thực cho thấy: khơng có phản ánh thì khơng có sáng tạo, vì phản ánh là điểm xuất
phát, là cơ sở của sáng tạo. Ngược lại khơng có sáng tạo thì khơng phải là sự phản
ánh của ý thức. Đó là mối liên hệ biện chứng giữa hai quá trình thu nhận và xử lý
thông tin, là sự thống nhất giữa các mặt khách quan và chủ quan trong ý thức. Vì
vậy, Mac đã gọi ý thức, ý niệm là hiện thực khách quan ( hay là cái vật chất) đã
được di chuyển vào bộ não người và được cải biến đi trong đó. Nói cách khác, ý
thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Biểu hiện của sự phản ánh và

sáng tạo, giữa chủ quan và khách quan của ý thức là quá trình thực hiện hóa tư
tưởng. Đó là q trình tư tưởng tìm cách tạo cho nó tính hiện thực trực tiếp dưới
hình thức tính hiện thực bên ngồi, tạo ra những sự vật hiện tượng mới, tự nhiên
"mới" tự nhiên "thứ hai" của con người.


1.1.2.2. Bản tính xã hội.
Ý thức được hình thành trong lao động, trong hoạt động cải tạo thế giới của
con người. Trong q trình đó con người nhận ra rằng cần có nhu cầu liên kết với
nhau để trao đổi kinh nghiệm và các nhu cầu khác. Do đó mà khái niệm hoạt đọng
xã hội ra đời. ý thức ngay từ đầu đã là sản phẩm của xã hội, ý thức trước hết là tri
thức của con người về xã hội, về thế giới khách quan đang diễn ra xung quanh, về
mối liên hệ giữa người với người trong xã hội. Do đó ý thức xã hội được hình thành
cùng ý thức cá nhân, ý thức xã hội không thể tách rời ý thức cá nhân, ý thức cá nhân
vừa có cái chung của giai cấp của dân tộc và các mặt khác của xã hội vừa có những
nét độc đáo riêng do những điều kiện, hoàn cảnh riêng của cá nhân đó quy định.
Như vậy, con người suy nghĩ và hành động khơng chỉ bằng bàn tay khối óc của
mình mà cịn bị chi phối bởi khối óc bàn tay của người khác, của xã hội của nhân
loại nói chung. Tự tách ra khỏi môi trường xã hội con người khơng thể có ý thức,
tình cảm người thực sự. Mỗi cá nhân phải tự nhận rõ vai trò của mình đối với bản
thân và xã hội. Ta phải học làm người qua mơi trường xã hội lành mạnh.
Bản tính xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh và sáng
tạo. Sự thống nhất đó thể hiện ở tính năng đọng chủ quan của ý thức, ở quan hệ giữa
vật chất và ý thức trong hoạt động cải tạo thế giới của con người.
1.2. Lý luận về tri thức
1.2.1. Khái niệm tri thức
Tri thức được hình thành nên từ những nhận thức, tư duy của con người về
thế giới khách quan, về thực tiễn của cuộc sống. Tuy khái niệm tri thức đã có từ lâu
trong lịch sử lồi người nhưng những nghiên cứu mang tính khoa học – tríêt học về
tri thức chỉ thực sự bắt đầu từ phát biểu Platon – một triết gia Hy Lạp cổ đại sống

vào khoảng 427-347 TCN. Theo ông, tri thức là cái có trước các sự vật cảm biết mà
không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong q trình nhận biết các sự vật đó.
Trên cơ sở lí luận nhận thức này, Platon phân loại tri thức thành tri thức hoàn toàn
đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt. Tuy nhận thức của ơng cịn hạn chế và
khuynh hướng duy tâm xong nó cũng đã khẳng định được sự tồn tại và vai trò của
tri thức.
Những triết gia sau Platon đã tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm và
bản chất của tri thức. Những người có quan điểm tiến bộ hơn như Immanuel Kant
đã trình bày quan điểm của ơng về tri thức một cách chính xác hơn. Lịch sử hình
thành khái niệm “tri thức” đã trải qua một quá trình lâu dài nhưng đến nay vẫn còn
là một đề tài đang được nghiên cứu và gây nhiều tranh luận. Xét trên phương tiện
ngôn ngữ học, tri thức là một khái niệm rõ ràng, dễ hiểu: “Tri thức là những gì bạn
đã đọc”. Còn xét trên phương diện triết học, tri thức mang nghĩa phổ quát hơn, dùng
dể diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng.
Ta có thể định nghĩa: “Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của
con người về đối tượng được nhận thức, làm tái hiện tư tưởng con người, những
thuộc tính, những mối quan hệ, những quy luật vận động, phát triển của đối tượng
và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ thống kí hiệu khác.” Như vậy, tri
thức bao gồm tất cả những thông tin,số liệu, khả năng, sức sáng tạo,kĩ năng, quan


niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tương tự xã hội khác. Tri thức đóng
vai trị rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người.
1.2.2. Cấu trúc của tri thức
Tri thức là lĩnh vực rất rộng, có thể xem xét ở nhiều cấp độ, khía cạnh khác
nhau. Tri thức là một tập hợp các kĩ năng và năng lực vì thế mỗi loại tri thức khác
nhau lại có cách thức hình thành và những đặc trưng khác nhau. Xét về cấp độ phức
tạp của thông tin,cấu trúc của tri thức bao gồm:
-Tri thức đời thường: được hình thành do hoạt động hàng ngày của các cá
nhân và mang tính chất cảm tính, trực tiếp,bề ngoài và rời rạc. Nêu đây là những tri

thức đú
ng đắn, nó mang tính phổ biến và được xem gần giông như “thông
tin”. Loại tri thức này trả lời cho câu hỏi “biết – cái gì?”. Những ví dụ cụ thể về
dạng tri thức này như: “Dân số Việt Nam tính đến năm 2007 là bao nhiêu?”, “Ai là
người đầu tiên lên mặt trăng?”, hay” Là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân thì phải
tuân theo nội quy, quy chế gì?”... Những tri thức đời thường này dựa trên lẽ phải và
ý thức thông thường, là cơ sở định hướng quan trọng cho các hành vi hàng ngày của
con người.
-Tri thức khoa học: Khi những tri thức đời thường rời rạc được liên kết
nhau và có sự tư duy, tổng hợp của con người thi tri thức phát triển ở mức độ cao
hơn,trở thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học trình bày ngun lí và các quy
luật vận động trong tự nhiên,trong xã hội và trong tư duy của con người. Nó bao
gồm tri thức kinh nghiệm – thể hiện trình độ thấp và tri thức lí luận – thể hiện trình
độ cao của tri thức khoa học. Giữa hai trình độ tri thức này có mối liên hệ mật thiết
với nhau, làm tiền đề, cơ sở cho nhau cùng phát triển và từ đấy phản ánh một cách
ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thế giớ vật chất đang vận động không ngừng.
- Tri thức kinh nghiệm: chủ yếu thu nhận qua quan sát và thí nghiệm. Từ những
hiểu biết được tích lũy trong cuộc sống hàng ngày, con người so sanhd, đối chiếu,
xem xét các sự vật và hiên tượng,từ đấy nhận thức và cải tạo thực tiễn, hình thành
nên tri thức kinh nghiệm. Đây là những hình dung thực tế về sự vật, hiện tượng, biết
cách ứng xử trong các hiên tượng tự nhiên và trong các quan hệ xã hội. Theo thời
gian và bằng kinh nghiệm sống, số lượng và chất lượng tri thức kinh nghiệm ngày
càng trở nên phong phú, đa dạng, chứa đựng những mặt đúng đắn nhưng còn riêng
biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất. Nó mới chỉ là một hình thức,một trình độ của
nhận thức nên chưa nắm được một cách đầy đủ, toàn diện cái tất yếu, cái bản chất
bên trong của sự vật hịên tượng. Như Ph.Ănghen trong cuốn biện chứng của tự
nhiên đã nhận xét: “Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng
minh được đầy đủ tính tất yếu” ( C.Mác và Ph.Ănghen, 1978-1995, tập 20, trang
718).
- Tri thức lí luận: Để nắm bắt được bản chất sâu xa của sự vật, hiên tượng

thì nhận thức của con người tất yếu phải chuyển lên trình độ tri thức lí luận. Nó tồn
tại trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết, lý thuyết, học
thuyết khoa học. Lí luận hình thành từ kinh nghiệm nhưng nó khơng xuất hiện một
cách trực tiếp, tụ phát và khơng phải mọi lí luận đều xuất phat từ kinh nghiệm “Lí
luận là sự tổng kết kinh nghiệm của lồi người, là sự tổng hợp những tri thức về tự


nhiên và xã hội, được tích lũy lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí Minh, 1995-1996,
tập 8, trang 497).
-Tri thức cơng nghệ: Khi đã có một vốn tri thức khoa học đầy đủ, tư duy
con người phát triển cao hơn thì hình thành tri thức cơng nghệ. Dạng tri thức này
quan tâm đến các kĩ năng hay khả năng làm việc và cách xử lí tình huống một cách
lin hoạt, nạy bén, trả lời cho câu hỏi “Biết – Như thế nào?”. Đây cũng có thể coi la
“bí quyết” của từng người cụ thể. Nó đem đến một nhà lãnh đạo tài ba với những
chiến lược sắc bén, một cơng ty phát triển với những bí quyết riêng hay một nhà
khoa học với những phát minh sáng chế nổi tiếng… –
-Tri thức chuyên gia ( tri thức kĩ năng xã hội ): khi sự phức tạp của tri thức cơng
nghệ tăng lên, địi hỏi một nền tri thức tồn diện- tổng hợp hơn thì xuất hiện tri thức
chuyên gia. Dạng tri thức này hình thành khi xã hội đã phát triển đến cao độ với
một nền kinh tế hiện đại đạt đến sự phân công lao động rõ rệt. Nó liên quan đến
việc tổng hợp nhiều loại kỹ năng khác nhau, bao gồm cả kĩ năng xã hội, trả lời câu
hỏi “Biết – Ai?”. Sự hình thành dạng tri thức chuyên gia làm tăng khả năng tiếp cận
và sư dụng tri thức của con người, mang lại hiệu quả công việc cao hơn, gắn kết tri
thức nhân loại. Việc phân tích cấu trúc của tri thức ở trên cho phép chúng ta thấy
được mức độ phát triển cũng như đặc trưng của từng cấp độ tri thức và sự đan xen,
nối tiếp giữa chúng. Từ đó, ta có thể xem xét vai trò to lớn của tri thức trên mọi lĩnh
vực của đời sống một cách cụ thể, rõ ràng và tồn diện hơn.
1.3. Vai trị của tri thức đối với ý thức
Khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các q trình tâm lý tích cực đem
lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niểm

tin, ý chí...: trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất. Muốn cải tạo được sự
vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Do đó, nội dung
và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức. Ý thức mà không bao hàm tri
thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, khơng
giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.
Theo C.Mác, “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì tồn
tại đối với ý thức là tri thức..., cho nên một cái gì đó áy sinh ra đối với ý thức,
chừng nào ý thức biết cái đó”. Tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xung
quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới. Tuy
nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức
về sự vật.

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỜI SỐNG Ở VIỆT NAM
Tri thức có thể hiểu là sản phẩm đặc thù của đời sống, sự ra đời của tri thức
thương gắn liền với sự hình thành của xã hội lồi người. Do đó, khơng thể tách trí
thức ra khỏi đời sống để định nghĩa xem tri thức là gì cũng như mong muốn hiểu
sâu hơn về tri thức, đó là việc làm khơng tốt, tách tri thức ra  khỏi xã hội giống như


việc tách những con cá ra khỏi dòng nước đề tìm sự thích nghi hay hoạt động của
cá. Vai trị của tri thức trong đời sống là rất cần thiết và quan trọng.
2.1. Đối với kinh tế
Nền kỉnh tế tri thức là nền kinh tế trong đó q trình thu nhận truyền bá, sử dụng,
khai thác,sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của
cải.
Kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó:
-Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sỏ chủ yếu và
phát triển rất mạnh
-Nguồn vốn quan trọng nhất,quý nhất là tri thức,nguồn vốn trí tuệ.

-Sáng tạo và đổi mới thướng xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đảy sụ phát
triển.
-Nền kinh tế mang tính học tập.
-Nền kinh tế lấy thị trường tồn cầu là mơi trường hoạt động chính.
-Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô
tận và năng động là tri thức.
Thực tiễn hai thập niên qua đã khẳng định,dưới tác động của cách mạng khoa học
–cơng nghệ và tồn cầu hố,kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước phát triển
và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một,hai thập niên tới.
Sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội
dung chủ yếu.Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào
việc sử dụng tiền bạc, nguyên vật liệu,nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…mà cịn
phụ thuộc vào việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và thông tin từ môi
trường kinh doanh.Cách tốt nhất để tăng năng suất là tìm hiểu kiến thức chun
mơn mà hãng có được,sử dụng vì mục đích thương mại và những kiến thức này cần
được phát triển không ngừng.
Giá trị của những công ty công nghệ cao như các công ty sản xuất phần mềm và
các công ty công nghệ sinh học không chỉ nằm trong những tài sản vật chất hữu
hình, mà cịn nằm trong những tài sản vơ hình,như tri thức và các bằng sáng chế.Để


trở thành một công ty được dẫn dắt bởi tri thức, các công ty phải biết nhận ra những
thay đổi của tỉ trọng vốn trí tuệ trong tổng giá trị kinh doanh.Vốn trí tuệ của cơng
ty, tri thức, bí quyết và phương pháp đội ngũ nhân viên và công nhân cũng như khả
năng của cơng ty để liên tục hồn thiện phương pháp sản xuất là một nguồn lợi thế
cạnh tranh.Hiện có các bằng chứng đáng lưu ý chỉ ra phần giá trị vơ hình của các
cơng ty cơng nghệ cao và dịch vụ đã vượt xa phần giá trị hữu hình của các tài sản
vật thể của các cơng ty đó,như các tồ nhà hay thiết bị.Ví dụ như các tài sản vật thể
của công ty Microsoft chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị được vốn hố

trên thị truờng của cơng ty này.Phần lớn là vốn trí tuệ.Sau hai mươi năm thành lập,
số nhân viên cơng ty tăng 6 nghìn lần, thu nhập tăng 370 nghìn lần,1/10 số nhân
viên trở thành triệu phú.Nguồn vốn con người là một thành tố giá trị cơ bản trong
một công ty dựa vào tri thức.
Nền kinh tế tri thức sẽ ngày càng làm xuất hiện nhiều sản phẩm thơng minh.Đó là
những sản phẩm có khả năng gạn lọc và giải thích các thơng tin để người sử dụng
có thể hành động một cách hiệu quả hơn.Ngay cả một chiếc bánh kẹp thịt cũng có
thể trở thành một sản phẩm mới dựa trên tri thức bằng cách làm cho khách hàng biết
cách sử dụng những thông tin về dinh dưỡng.Số lượng ka-lo và chất béo được in lên
hoá đơn hoặc thậm chí trình bày thơng tin đó trước khi khách đặt hàng.Thậm chí có
những sản phẩm thơng minh vừa có thể truyền đạt thông tin về sản phẩm vừa
khuyên khách hàng nên làm gì từ tình hình vừa được thơng tin.
Vốn tri thức –vai trị của nó trong kinh tế tri thức
Vốn tri thức là tri thức được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích
sinh lợi(tăng thêm giá trị).
Vốn tri thức là một yếu tố nổi bật nhất trong hàm sản xuất.Trong văn minh nơng
nghiệp thì sức lao động, đất đai và vốn là những yếu tố của sản xuất công
nghiệp,vốn,đất đai và nhất là sức lao động trở thành hàng hoá với tư cách là những
yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội,góp phần chuyển xã hội phong
kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử.Còn trong kinh tế tri thức,yếu tố của sự phát
triển nền kinh tế-xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ,đất đai và dựa trên lao động
giản đơn mà chủ yếu dựa trên lao động trí tuệ gắn với tri thức.Như vốn tri thức trở


thành yếu tố thứ nhất trong hàm sản xuất thay vì yếu tố sức lao động vốn tiền tệ và
đất đai.
Vốn tri thức thực sự trở thành nguồn gốc động lực cho sự phát triển kinh tế-xã
hội.Nước Mỹ nói riêng và các nước thuộc tổ chức OECD nói chung nhiều năm qua
tăng trưởng ổn định với tốc độ cao là nhờ có sự phát triển của các ngành kinh tế
dựa trên tri thức như các ngành công nghệ thông tin,viễn thơng, vũ trụ,đầu tư,ngân

hàng,tài chính,chứng khốn,bảo hiểm…Đồng thời chuyển đầu tư vốn tri thức từ các
ngành truyền thống sang các ngành có hàm lượng tri thức cao.ở các nước có nền
kinh tế đang phát triển,đầu tư càng nhiều vốn tri thức thì mang lại giá trị gia tăng
cang lớn,tỷ xuất lợi nhuận càng cao.
Vốn tri thức trong kinh tế tri thức đóng vai trị quyết định sự thành cơng hay thất
bại của doanh nghiệp.Vốn tri thức ở đây bao gồm các cơng nhân tri thức,các nhà
quản lý có trình độ cao,các cơng nghệ mới.
Vốn tri thức đóng vai trị to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các
nước đang phát triển và các nước phát triển.Sự xuất hiện kinh tế tri thức vừa là cơ
hội vừa là thách thức đối với các nước kém và đang phát triển,trong đó có Việt
Nam.Các quốc gia kém và đang phát triển phải nhanh chóng tiếp cận với kinh tế tri
thức,thơng qua tri thức hố các ngành cơng nghiệp,nơng nghiệp,dịch vụ,đặc biệt
sớm hình thành các cơng nghệ cao để nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước đuổi
kịp các nước phát triển.
2.2. Đối với chính trị
Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức. Người có tri
thức là có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận vấn đề một cách sát
thực,đúng đắn. Điều này rất quan trọng, một đất nước rất cần những con người như
vây để điều hành cơng việc chính trị. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc
gia. Đại hội VI của Đảng đã đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận
thức về nguồn lực con ngươì. Đại hội nhấn mạnh:” Phát huy yếu tố con người và
lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động” chiến lược
phát triển con người đang là chiến lược cấp bách. Chúng ta cần có những giải pháp
trong việc đào tạo cán bộ và hệ thống tổ chức:
+ Tuyển chọn những người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu
xã hội chủ nghĩa,thuộc các lĩnh vực, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho họ những tri
thức còn thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham mưu hoạch định đường lối


chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước với những qui định cụ thể về chế độ

trách nhiệm quyền hạn và lợi ích.
+ Sắp xếp các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
thành một hệ thống có mối liên hệ gắn kết với nhau theo liên ngành,tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực
tĩên. Hợp nhất các viện nghiên cứu chuyên ngành vào trường đại học và gắn kết
trường đại học và các cơng ty,xí nghiệp. Các cơ quan nghiên cứu và đào tao được
nhận đề tài, chỉ tiêu đào tạo theo chương trình,kế hoạch và kinh phí dựa trên luận
chứng khả thi được trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
+ Hàng năm theo định kỳ có những cuộc gặp chung giữa những người có
trọng trách và các nhà khoa học đầu nganh của các cơ quan giáo dục đào tạo và
trung tâm khoa học lớn của quốc gia,liên hiệp các hội khoa học Việt Nam…với sự
chủ tri của đồng trí chủ tịch,sự tham gia của các thành viên Hội đồng giáo dục đào
tạo và khoa học công nghệ quốc gia về những ý kiến tư vấn, khuyến nghị của tập
thể các nhà khoa học với Đảng và nhà nước về định hướng phát triển giáo dục đào
tạo. Phát triển khoa học công nghệ, cách tuyển chon và giao chương trình đề tài,
giới thiệu những nhà khoa học tài năng để viết giáo khoa, giáo trình, làm chủ nhiệm
chương trình, đề tài và tham gia các hội đồng xét duyệt, thẩm định nghiệm thu các
chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước.
+ Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cần thường xuyên và phát huy trí tuệ
của các nhà khoa học,dân chủ thảo luận để đưa ra được những ý kiến tư vấn,những
khuyến nghị xác thực có giá trị với Đảng, Nhà nước và động viên tập hợp lực lượng
các hội viên tiến quân mạnh mẽ vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ mà đất
nước đang mong chờ để sớm thốt khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển.
2.3. Đối với văn hóa giáo dục
+ Khi nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu địi hỏi mỗi
cơng dân cần phải có, đặc biệt nhu cầu trong giáo dục và trách nhiệm của học sinh
sinh viên là quan trọng. Con người có tri thức, kiến thức và nhận thức tốt, làm chủ
tri thức bản thân là chủ trong cách sống của mình, biết bản thân mình làm gì, biết
được nhu cầu xã hội đang địi hỏi gì ở chính các bạn trẻ, mà khơng ngừng học hỏi.
Vai trị của tri thức trong việc phục vụ những yêu cầu của xã hội, cũng góp phần

trong việc thể hiện khả năng bản thân mình ở xã hội khơng ngừng phát triển lớn
mạnh.
+ Khi trở thành con người có tri thức thì sống theo chuẩn mực đạo đức tốt,
giữ gìn cũng như phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp ơng cha ta để lại. Một
câu hỏi đề ra, nếu bản thân mỗi cơng dân khơng có am hiểu về tri thức, tri thức sách
vở, tri thức trong cách sống, tri thức trong sự nhìn nhận thì xã hội sẽ duy trì như thế
nào. Tri thức hình thành được là nhờ sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi được
những kỹ năng, một xã hội sẽ lạc hậu, khơng có sự phát triển là xã hội còn xuất hiện
những con người khơng có tri thức, một thành phần thừa trong xã hội.
+ Vai trò cuối cùng mà tri thức mang lại cho xã hội là sự hội nhập quốc tế,
giao lưu học hỏi kiến thức hay những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia khác là
rất cần thiết, hay là tham gia các cuộc thi quốc tế mà các vấn đề cần quan tâm ở đây


là ngôn ngữ tiếng anh phải thực sự tốt và chuyên môn cao. Xã hội sẽ được sánh
ngang với các cường quốc năm châu, sự sáng tạo cũng như những phát minh hay,
mới lạ thì cơng dân có tri thức là không thể thiếu, là công cụ giúp giải quyết mọi
vấn đề khó khăn khơng chỉ cho bản thân, gia đình mà cịn cho cả xã hội.
2.4. Vai trị của trí thức đối với xã hội
Tri thức đang ngày càng khẳng định vai trị to lớn của mình trong hoạt động
xã hội, là tiền đề quan trọng để hình thành nên xã hội tri thức – một xã hội đổi mới
văn minh và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Chúng
ta đều nhận thấy rằng, tri thức đóng một vai trị hết sức quan trong góp phần tạo nên
mọi thành tựu tiến bộ trong lịch sử hình thành và phát triển của văn minh nhân loại.
Mặc dù những câu hỏi mang tính triết học xung quanh phạm trù tri thức vẫn không
ngừng được tranh luận và chưa được câu trả lời thích đáng nhưng trong mọi lĩnh
vực hoạt động khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, … tri thức vẫn ln được tìm
kiếm, phát triển và ngày càng có tác động to lớn đến sự phát triển của xã hội loài
người. Tất cả mọi người, tuy hoàn cảnh địa vị khác nhau nhưng họ đang cùng có
chung một hoạt động, đấy là hoạt động tri thức. Và vì thế, tri thức khơng còn là vấn

đề riêng của mỗi cá nhân mà đã trở thành vấn đề chung của mọi xã hội.
Xã hội càng phát triển, cơng cụ tìm kiếm, lưu giữ và tuyên truyền tri thức
càng trở nên tiên tiến, hiện đại. Bước phát triển cao nhất của nên công nghệ thông
tin hiện đại mang đến loại công cụ thay thế con người trong các hoạt đơng trí óc, đó
là máy tính điện tử. Từ hàng chục năm nay, cùng với khả năng lưu trữ, xử lí thơng
tin nhanh chóng và khả năng tính tốn khoa học, các hệ thơng máy tính được ứng
dụng để hình thành nên cơ sở dữ liệu điện tử thuộc nhiều nghành khác nhau, trên
mọi lĩnh vực và phương diện, từ đấy tạo nên hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng
của sự phát triển thơng tin ở nhiều nước. Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng
khả năng khai thác nhanh chóng dễ dàng tri thức điện tử đã trở thành nguồn tri thức
mở. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý là sự phong phú về thông tin chưa hẳn đã
mang lại sự đầy đủ và chính xác về tri thức John Naisbett đã từng cảnh cáo :
“Chúng ta chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”. Vì vậy, con người cần biết
chọn lọc và sử lí thơng tin một cách có hiệu quả, biến nó trở thành tri thức của riêng
mình. Sự giàu có về thơng tin trở thành sự giàu có về tri thức sẽ mang lại một xã hội
văn minh với trình độ phát triển cao.
Dù ở trong bất cứ xã hội nào thì tri thức của lồi người cũng là một nguồn
lực đóng góp cho sự phát triển. Nhưng trước đây, tri thức thường vẫn là một tài sản
nằm trong tay một số tầng lớp tri thức và của những người có học vấn trong xã hội.
Chỉ đến thời đại thông tin, với các phương tiện truyền thông hiện đại, lồi người
mới có cơ hội thực hiện mục đích nhân văn cao cả của mình: chia sẻ tri thức cho
mọi người để cùng phát triển. Khi ấy chúng ta mới có được một xã hội tri thức đích
thực. Sự bùng nổ của thông tin đem đến cho chúng ta một xã hội thông tin đa chiều,
đa phương diện. Nhưng đấy chưa phải là một xã hội tri thức bền vững. Một xã hội
tri thức được gọi là bền vững khi nó bảo tồn và thúc đẩy các quyền con người và
quyền công dân; khi việc truy cập tri thức khơng bị cản trở và có khả năng bao quát
rộng lớn; khi tri thức của nó làm thành cơ sở cho những phương tiện bảo tồn một
cách hiệu quả môi trường thiên nhiên của chúng ta; khi việc truy cập tri thức và



thông tin đang cung cấp cho mọi người dân trên thế giới cơ hội được tự phát triển
trong đời sống cá nhân, đời sống nghề nghiệp và đời sống công cộng của họ.
2.5. Vai trò của tri thức đối với sinh viên
+ Khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề
hay lĩnh vực xã hội, thì con người ta dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham
muốn, ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính mồ hơi cơng
sức thì mới mang lại được hiệu quả. Và hiển nhiên, một xã hội với những con người
thành đạt giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức. Đơn giản rằng khi xã hội
được hợp thành bởi cá nhân, nhưng sự kết hợp mang lại hiệu quả thì cần q trình
rèn luyện khơng ngừng đối với thế hệ trẻ, việc học tập như nào, trau dồi bản thân ra
sao để tri thức mình mang lại cho xã hội có sự đóng góp hiệu quả nhất.
+ Khi nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu địi hỏi mỗi
cơng dân cần phải có, đặc biệt nhu cầu trong giáo dục và trách nhiệm của học sinh
sinh viên là quan trọng. Con người có tri thức, kiến thức và nhận thức tốt, làm chủ
tri thức bản thân là chủ trong cách sống của mình, biết bản thân mình làm gì, biết
được nhu cầu xã hội đang địi hỏi gì ở chính các bạn trẻ, mà khơng ngừng học hỏi.
Vai trò của tri thức trong việc phục vụ những yêu cầu của xã hội, cũng góp phần
trong việc thể hiện khả năng bản thân mình ở xã hội không ngừng phát triển lớn
mạnh.
+ Khi trở thành con người có tri thức thì sống theo chuẩn mực đạo đức tốt,
giữ gìn cũng như phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp ơng cha ta để lại. Một
câu hỏi đề ra, nếu bản thân mỗi công dân khơng có am hiểu về tri thức, tri thức sách
vở, tri thức trong cách sống, tri thức trong sự nhìn nhận thì xã hội sẽ duy trì như thế
nào. Tri thức hình thành được là nhờ sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi được
những kỹ năng, một xã hội sẽ lạc hậu, khơng có sự phát triển là xã hội cịn xuất hiện
những con người khơng có tri thức, một thành phần thừa trong xã hội.
+ Vai trò cuối cùng mà tri thức mang lại cho xã hội là sự hội nhập quốc tế,
giao lưu học hỏi kiến thức hay những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia khác là
rất cần thiết, hay là tham gia các cuộc thi quốc tế mà các vấn đề cần quan tâm ở đây
là ngôn ngữ tiếng anh phải thực sự tốt và chuyên môn cao. Xã hội sẽ được sánh

ngang với các cường quốc năm châu, sự sáng tạo cũng như những phát minh hay,
mới lạ thì cơng dân có tri thức là không thể thiếu, tri thức lúc này như là cơng cụ
giúp giải quyết mọi vấn đề khó khăn khơng chỉ cho bản thân, gia đình mà cịn cho
cả xã hội vì lợi ích của đất nước.
+ Nhận thức rất rõ việc học tập, cũng như biết được những giá trị tri thức, tri
thức là gì, tại sao phải có tri thức thì mỗi học sinh sinh viên cần phải phát huy bản
thân học hỏi trong nhiều lĩnh vực, phụ huynh cũng có giải pháp tốt nhất cho các bạn
trẻ trong việc rèn luyện các kỹ năng mềm hay kiến thức chun sâu mơn học, đó
cũng là chặng đường giúp các bạn trẻ chuẩn bị tốt nhất để có hành trang tốt trên con
đường đi tìm thành cơng và hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc học tập của con
em mình rất cần đến một gia sư chất lượng, hiệu quả.


CHƯƠNG III: BIỆN PHẤP PHÁT TRIỂN NGUỒN TRI THỨC
VIỆT
3.1. Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí
thức.
Các cơ quan chức năng ban hành các văn bản tăng cường thực thi việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhằm bảo đảm lợi ích của trí thức khi chuyển
giao phát minh, sáng kiến; thực hiện Quy chế Dân chủ trong nghiên cứu lý
luận chính trị. Quy định về quyền hạn, điều kiện làm việc để phát huy năng
lực và trách nhiệm của trí thức đầu ngành, các nhà khoa học và cơng nghệ có
trình độ cao. Tạo cơ chế hoạt động, tổ chức nhiều diễn đàn để khuyến khích
và bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm của trí thức khi tham gia các hoạt động tư
vấn, phản biện và giám định các chủ trương, chính sách, các dự án phát triển
kinh tế - xã hội. Nhiều tỉnh, thành phố ban hành cơ chế cụ thể tạo điều kiện để
trí thức tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội về các chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi địa phương mình thơng
qua Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, các trường đại học, cao đẳng,
viện nghiên cứu, các sở, ngành về những nội dung có liên quan.


3.2. Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tơn vinh trí thức.
Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố rà sốt, đánh giá, đồng thời ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể nhằm thu hút, trọng
dụng, đãi ngộ và tơn vinh trí thức. Có kế hoạch bố trí sử dụng đội ngũ trí thức
một cách hợp lý, có chính sách thu hút trí thức trẻ được đào tạo chính quy
thực sự có năng lực, có đạo đức tốt về cơng tác tại địa phương và khuyến
khích đội ngũ trí thức tăng cường về cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Đề ra cơ chế,
chính sách thu hút, tập hợp trí thức là người Việt Nam ở nước ngồi tích cực
tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ mới. Các bộ, ngành Trung ương, cũng như các tỉnh, thành phố chú trọng


công tác thi đua khen thưởng hằng năm, nhằm khuyến khích, tơn vinh trí thức
có thành tích trong hoạt động báo chí, văn học - nghệ thuật, khoa học và phát
triển công nghệ, thông qua việc tổ chức trao tặng các giải thưởng về báo chí,
văn học - nghệ thuật, sáng tạo khoa học và công nghệ,... Qua hoạt động này,
nhiều nhà khoa học, nhà báo, văn nghệ sỹ được tun dương, khen thưởng vì
đã có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp phát triển đất nước.
3.3. Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức.
Cơng tác giáo dục - đào tạo đã được định hướng, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Theo đó, đổi mới căn bản
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo đại học. Thực hiện tốt kiểm định chất lượng đào tạo, tăng cường
vai trò của các tổ chức kiểm định độc lập. Một số bộ, ngành và địa phương
xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, có chính sách cụ thể trong
việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, đặc biệt là trí thức con em đồng
bào dân tộc thiểu số và trí thức nữ. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích, hỗ

trợ và tạo điều kiện cho trí thức thường xun nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, tạo điều kiện cho trí thức định kỳ được bồi dưỡng, đào tạo lại
chun mơn đáp ứng u câu địi hỏi của thực tiễn.
3.4. Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt
động các hội của trí thức.
Nhằm khơng ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của
trí thức, các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương thường
xuyên quan tâm tới công tác tuyên truyền, giáo dục về lập trường tư tưởng
cách mạng cho trí thức thơng qua các đợt học tập các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, lồng ghép vào nội dung hoạt động
của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các hội nghề nghiệp,... gắn với đẩy


mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh. Từ đó, đội ngũ trí thức ln nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan điểm
tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nêu cao
lòng yêu nước, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của trí thức. Tạo cơ chế để
đội ngũ trí thức tham gia truyền bá những tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng
dụng vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng
cao dân trí, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; tham gia giám sát, tham
mưu, tư vấn và phản biện xã hội trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.


PHẦN III: KẾT LUẬN
Những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn nhấn mạnh: “Tri thức
Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế
tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. Xây dựng đội
ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất
nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống

chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trong hơn nửa thế kỷ qua đã chứng minh rằng, muốn cách mạng thành công, muốn
đất nước phát triển nhanh và bền vững cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng
giai đoạn phát triển.
Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế kỹ thuật
yếu, trong khi đó sự biến đổi khoa học cơng nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh,
liệu nước ta có thể đạt đựoc những thành cơng mong muốn trong việc tạo ra nền
khoa học công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không?
Chúng ta cần làm gì để tránh được nguy cơ lạc hậu so với các nước trong khu vực
và trên thế giới vẫn luôn là những câu hỏi mà Đảng và nhà nước hết mực quan tâm.
Như vậy, có nghĩa là ta cần phải có tri thức, vì tri thức là khoa học. Tuy nhiên, nếu
tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì nó cũng khơng có vai trị gì đối với
đời sống thực tế. Chỉ khi nào chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hố tư
tưởng thì sẽ khơng phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng
của các giá trị văn hố là đem lại chủ nghĩa nhân đạo, đó là tính đạo đức. Nếu
khơng có tính đạo đức thì tất cả các giá trị sẽ mất hết mọi ý nghĩa.
Suy cho cùng, ý thức mà được biểu hiện trong đời sống và xã hội là các vấn
đề khoa học văn hố tư tưởng có vai trị vơ cùng quan trọng. Tìm hiểu về ý thức và
tri thức để có những biện pháp đúng đắn, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển toàn
diện của xã hội.



×