Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp hiện trạng môi trường và biện pháp quản lý xử lý ô nhiễm tại quận hải an thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.97 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XỬ LÝ
Ô NHIỄM TẠI QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Địa điểm thực tập : Phịng Tài ngun và Mơi Trường quận Hải An
Người hướng dẫn : Nguyễn Anh Túy
Sinh viên thực hiện: Vũ Minh Phương
Lớp

: ĐH3QM1

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XỬ LÝ
Ô NHIỄM TẠI QUẬN HẢI AN THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG

Địa điểm thực tập: Phịng Tài nguyên và Môi trường Quận Hải An

Người hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

(Ký ghi rõ họ tên)

(Ký ghi rõ họ tên)

Nguyễn Anh Túy

Vũ Minh Phương

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

:

Nhu cầu oxy sinh học

COD

:

Nhu cầu oxy hóa học

pH

:


Chỉ số xác định tính chất hóa học của nước

DO

:

Nhu cầu oxy hòa tan

TSS

:

Tổng chất rắn lơ lửng

NTU

:

Đơn vị đo độ đục

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường

QCVN

:


Quy chuẩn Việt Nam

K/CCN

:

Khu/cụm công nghiệp


MỤC LỤC

1

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
em đã nhận được sự dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, Ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa…Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
này.
Để hoàn thành đợt thực tập này, dựa trên sự cố gắng của bản thân em nhưng
cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô và các anh chị trong đơn vị thực tập.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến:
Các thầy cơ trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em một nền tảng kiến thức vững chắc
về ngành học môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giới thiệu
em đến cơ quan thực tập và Ban lãnh đạo Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hải
An đã đồng ý cho em thực tập.
Chú Nguyễn Văn Hưng, các anh chị trong Phịng Tài Ngun và Mơi trường

quận Hải An đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Gia đình, người thân, bạn bè tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ em trong
quá trính thực tập.


Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và gửi đến các thầy cô trong Nhà trường,
các anh chị tại Phòng những lời chúc tốt đẹp nhất trong cuộc sống và cơng tác!
Hải Phịng, ngày 28 tháng 2 năm 2017


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG

1.1.Lời giới thiệu
Quận Hải An là quận thuộc Thành phố Hải Phòng, được thành lập ngày 20
tháng 12 năm 2002, theo nghị định 106/2002/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ
sở tách 5 xã: Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát thuộc huyện An
Hải (cũ) và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền, với diện tích 88,39 km2, dân số
khoảng 77.600 người vào năm 2002. Khi mới thành lập, quận Hải An có 6 phường:
Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát. Ngày 5 tháng
4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa
giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Hải An, Lê
Chân, Kiến An và huyện An Lão, thành phố Hải Phịng; theo đó, chia phường Đơng
Hải thành 2 phường: Đông Hải 1 và Đông Hải 2; thành lập phường Thành Tô trên cơ
sở điều chỉnh 276,77 ha diện tích tự nhiên và 2.112 nhân khẩu của phường Đằng Lâm;
45,80 ha diện tích tự nhiên và 8.240 nhân khẩu của phường Cát Bi.
Điều kiện kinh tế, xã hội của quận rất phức tạp, đặc biệt là kém phát triển so với
các quận khác. Tuy nhiên, với ưu thế của quận mới có quỹ đất nơng nghiệp dồi dào, ưu
thế của quận xây dựng sau, Hải An có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch và xây
dựng quận ngay từ đầu theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu
của đô thị hiện đại. Cùng với sự phát triển của nó là các vấn đề mơi trường nảy sinh

ngày càng phức tạp. Phịng tài nguyên - môi trường quận là cơ quan tổ chức giải quyết
các vấn đề trên. Để tìm hiểu về hoạt động của Phịng Tài ngun và Mơi trường, tơi đã
chọn quận Hải An là nơi thực tập của mình.
1.2.Vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tỗ chức của Phịng Tài
ngun và Mơi trường quận Hải An thành phố Hải Phịng.
1.2.1. Vị trí chức năng của phịng
- Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hải An là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND quận, tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường theo quy định của pháp
luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thêo sự ủy quyền của UBND quận Hải An.
- Phịng Tài ngun và Mơi trường quận Hải An có tư cách pháp nhân, con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND quận Hải An; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

6


1.2.1. Nhiệm vụ của Trưởng phịng, Phó phịng, các chun viên
Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi
trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân quận ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
quận và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp phường.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu,
sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân quận.
- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất

đai; quản lý hoạt động của Văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất của huyện theo phân
cấp của Ủy ban nhân dân quận; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê,
đăng kí đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở quận, thị
trấn ( sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp
phường ); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thơng tin
đất đai của quận.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Mơi trường và các cơ quan có liên quan trong
viêc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân quận về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản ( nếu
có ).
- Tổ chức đăng kí, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ;
đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu
du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên
địa bàn; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp phường quy định về hoạt động và tạo điều
kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra thực
hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

7


- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân
quận.
- Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên
và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác được giao cho Ủy ban nhân dân quận và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức về tài nguyên và môi
trường cấp phường.
- Quản lý biên chế, phân công nhiệm vụ điều hành và thực hiện chế độ, chính
sách đối với cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý
của Phòng theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân quận.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân quận.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao hoạc theo quy
định của pháp luật.
 Trong đó :
1. Đồng chí Nguyễn Văn Hưng: Trưởng phịng
Phụ trách chung, quản lý tồn bộ hoạt động của phịng về các lĩnh vực: đất đai,
môi trường, tài nguyên nước, tài ngun khống sản, ứng phó với biến đổi khí hậu.
chịu trách nhiệm trước UBND quận và pháp luật về toàn bộ hoạt động của phịng
2. Đồng chí Dương Thị Nguyệt Anh: Phó trưởng phịng
Phụ trách tham mưu cho trưởng phịng về lĩnh vực đất đai. Phụ trách việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, thống kê đất đai, tham gia các cơng tác giải
phóng mặt bằng các dự án thực hiện trên địa bàn, thẩm định hồ sơ thu hồi đất, tham
gia định giá đất. Giúp trưởng phịng điều hành cơng việc của phịng khi Trưởng phòng
ủy quyền.

8



3. Đồng chí Nguyễn Anh Túy: Phó trưởng phịng
Phụ trách tham mưu cho trưởng phịng về lĩnh vực mơi trường . Phụ trách công
tác triển khai thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực môi
trường, kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường
của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận.Có trách nhiệm tổng hợp
báo cáo kết quả công việc của phịng trong tháng với đồng chí trưởng phịng vào cuối
tháng. Giúp trưởng phịng điều hành cơng việc của phịng khi Trưởng phịng ủy quyền.
4. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh: Chun viên
Tham mưu cho trưởng phòng về lĩnh vực kiểm tra việc thực hiện đề án bảo về
môi trường , kế hoạch bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trên địa bàn quận.Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, đề xuất các giải pháp xử lý ô
nhiễm trong làng nghề, các cụm công nghiệp, khu di tích, khu dân cư.Kiểm tra việc
đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
thêo thẩm quyền.
5. Đồng chí Lương Thị Thu Hiền: Cán bộ
Tham mưu cho trưởng phòng về lĩnh vực thẩm định, trình hồ sơ giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên tồn quận. Chịu trách
nhiệm trình hồ sơ đánh giá đất và xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện hồ
sơ đấu giá đất, tham gia cơng tác đấu giá đất thực địa, lưu tồn bộ hồ sơ về quy
hoạch,quy hoạch bổ sung, kế hoạch sử dụng đất.
6. Đồng chí Nguyễn Thanh Tùng: Cán bộ
Tham mưu cho trưởng phòng về lĩnh vực thẩm tra hồ sơ chuyển mục đích sử
dụng đất, lưu tồn bộ hồ sơ về chuyển mục đích sử dụng đất. Tổng hợp hồ sơ cấp giấy
chứng nhận theo hướng dẫn.
7. Đồng chí Lê Thị Huyền: Chuyên viên
Tham mưu cho trưởng phòng về lĩnh vực giao đất thực địa cho các hộ gia đình cá
nhân trúng thầu đấu giá đất, tham gia cùng tòa án, thi hành án trong việc xử lý các vụ
việc liên quan đến đất đai. Thu phí nước thải cơng nghiệp hàng năm.


9


1.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy 1.2.4. Các dự án môi trường đã, sẽ và đang được thực
hiện tại quận Hải An.
Mơ hìnhPHỊNG
thu gom
lý rác thải
tại các
phường
trên địa bàn quận Hải An.
PHỊNGa.TRƯỞNG
TÀIxử
NGUN
VÀ MƠI
TRƯỜNG
QUẬN
Theo thơng tin từ Cơng ty TNHH MTV Mơi trường đơ thị Hải Phịng, mỗi năm
số lượng rác thải sinh hoạt của riêng khu vực quận Hải An có thể lên tới gần 180 nghìn
tấn, trong đó tỷ lệ xử lý đạt khoảng 85%. Năm 2016, 100% các phường, trên địa bàn
quận đã thành lập các tổ, đội thực hiện xử lý rác thải dưới 3 hình thức: chôn lấp tại bãi
rác tạm của phường, xử lý bằng lò đốt và xử lý tập trung, hiệu quả đạt 81%. Đã có các
mơ hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo hướng xã hội hóa, khu vực xử lý
rác thải bằng lò đốt BD - Anpha thí điểm trên địa bàn quận mang lại hiệu quả xử lý với
PHỊNG PHĨ TRƯỞNG PHỊNG TÀI NGUN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN
cụm từ 2 - 3 phường cho thấy khả năng mở rộng
tới TÀI
cácNGUYÊN
phường trên
địa bàn.

Cùng QUẬN
với HẢI AN
PHÒNG
VÀ MƠI
TRƯỜNG
đó, hiệu quả cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật kết hợp với việc kiểm tra, xử lý
vi phạm về bảo vệ môi trường cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu gom, xử lý rác thải
sinh hoạt khu vực quận Hải An vẫn còn những tồn tại, việc thực hiện quy hoạch xử lý
chất thải rắn còn chậm (rác thải chủ yếu được xử lý dưới hình thức chơn lấp tại chỗ,
PHỊNG
PHĨ
TRƯỞNG
TÀI NGUN
MƠI
TRƯỜNG
QUẬN
khơng
hợp
vệ sinh,PHỊNG
việc phân
loại xử lýVÀrác
sinh
hoạt ngay
tại nguồn chưa hiệu quả)
việc vận chuyển rác từ ga tập kết về khu xử lý cịn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều
kinh phí, nguồn ngân sách bố trí thực hiện vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn
quận còn hạn chế chưa đáp ứng được kế hoạch thực hiện…
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới phịng tài nguyên môi trường
quận Hải An, Công ty TNHH MTV Mơi trường đơ thị Hải Phịng cùng các ngành chức

năngCHUN
đã lên kế
hoạch
kết hợp
thực hiện
giải pháp
đẩy mạnh cơng tác tun
PHỊNG
VIÊN
PHỊNG
TÀI NGUN
VÀmột
MƠIsốTRƯỜNG
QUẬN
truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và cộng đồng trong công tác bảo vệ
môi trường. Đề xuất mô hình phân loại rác đầu nguồn gắn liền quy trình thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải theo định hướng xã hội hóa, phát huy nguồn lực trong dân,
kinh phí ngân sách mang tính hỗ trợ, đồng thời điều chỉnh quy định mức phí và cơng
tác quản lý, sử dụng phí vệ sinh đảm bảo phù hợp với giai đoạn mới theo thực tiễn địa
phương.
Áp dụng
cơ chế
ưu đãi vềVÀ
thuế,
tín dụngQUẬN
và quyền sử dụng đất, để
PHỊNG
CHUN
VIÊN các
PHỊNG

TÀI NGUN
MƠIvề
TRƯỜNG
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, thu gom,
xử lý chất thải rắn.

10


Hình 1: Các nhân viên cơng ty vệ sinh đốt rác thải
Theo Phó Giám đốc Sở Tài ngun và Mơi trường Hải Phòng Phạm Quốc Ka,
trên địa bàn thành phố hiện có năm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và tái chế, tận thu, tái sử dụng các
loại phế liệu được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động trên phạm vi toàn
quốc. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang
thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cơng nghiệp, góp phần tích cực
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo việc làm, đời sống ổn định cho hàng trăm lao động
và đóng góp cho ngân sách thành phố. Tuy nhiên, việc giải quyết, xử lý ô nhiễm môi
trường ngay từ nguồn phát sinh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất. Ðể từng bước khắc
phục vấn đề ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, ngồi sự nghiêm
túc, đồng hành của các doanh nghiệp phát sinh nguồn thải, sự kiên quyết, chặt chẽ của
các cơ quan quản lý chức năng, còn phải cần đến chính sách hỗ trợ của các cơ quan
quản lý nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở mang hoạt động thu
gom, xử lý rác thải... Trong đó, có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư xây dựng, phát triển hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
công nghiệp theo mơ hình 3R ngay tại khu cơng nghiệp - nơi phát sinh nguồn thải, góp
phần xây dựng khu công nghiệp xanh, tránh được những hệ lụy phát sinh trong q
trình đưa rác thải ra khỏi khu cơng nghiệp và nhất là việc xử lý rác thải nguy hại dễ
phát sinh ơ nhiễm mơi trường tại chính các doanh nghiệp xử lý rác thải hiện còn nằm


11


xen lẫn trong khu dân cư. Ðây cũng là một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
của Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 28-5-2008 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phịng
về đẩy mạnh cơng tác quản lý, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên
địa bàn thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
b. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải cơng nghiệp trên địa bàn
quận Hải An.
Song song với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khơng ngừng của quận, đặc
biệt là các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ luôn tồn tại những
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, một trong những vấn đề tiêu cực tác động đến môi
trường phải kể tới đầu tiên đó chính là vấn đề xử lý nước thải trên địa bàn quận bởi
hầu như tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đến các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày đều ít nhiều phát sinh một lượng nước thải nhất định cho quận Hải An. Do
tình hình kinh tế của quận cịn gặp nhiều khó khăn trong khi việc xây dựng hệ thống
xử lý nước thải lại khá tốn kém, đội ngũ nhân sự chuyên môn về lĩnh vực mơi trường
tại địa bàn nói riêng và trên tồn quốc nói chung chưa được đào tạo một cách bài bản
và chuyên sâu, những quy định về vấn đề xả thải ra môi trường đưa ra chưa thật sự vận
hành sát được với thực tế, đội ngũ giám sát, kiểm tra chưa hoạt động tốt và sát sao với
các hoạt động xử lý nước thải tại các doanh nghiệp...nên việc xử lý nước thải tại
quận chưa đạt được hiệu quả như ý muốn.
Với thực trạng nguồn nước hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng như
hiện nay, việc đưa ra các giải pháp, phương pháp giúp xử lý nguồn nước thải một cách
hiệu quả khắc phục được tính trạng ơ nhiễm nguồn nước là hết sức quan trọng và cần
thiết.
Hiện nay có 3 phương pháp xử lý nước thải được áp dụng phổ biến phải kể tới đó
là:
* Phương pháp cơ học: phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ của quá trình
xử lý nước thải chứ ít khi là giai đoạn kết thúc của quá trình xử lý nước thải. Phương

pháp thường dùng để loại các tạp chất khơng tan có thể ở dạng vô cơ hay hữu cơ
thông qua các phương pháp như lọc qua xyclon thủy lực, lọc qua lưới, lắng, lọc qua
lớp vật liệu cát và li tâm.
* Phương pháp xử lý sinh học: phương pháp này dựa vào khả năng sống và hoạt
động của các vi sinh vật để phân hủy và oxy hóa các chất hữu cơ ở dưới dạng keo và
hoà tan tồn tại trong nước thải.
* Phương pháp xử lý hóa học:
+ Phương pháp này thường dùng các hóa chất có tính oxy hóa khử, có khả năng
phân hủy được các hợp chất độc hại, có khả năng tạo kết tủa hoặc có tính trung

12


hịa...để phân hủy các chất ơ nhiễm qua đó tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc
chất hoà tan khơng gây ơ nhiễm mơi trường hoặc ít nhất khơng cịn gây độc hại với
mơi trường nước nữa.
+ Ưu điểm của phương pháp này là mang lại hiệu quả xử lý cao, thường được sử
dụng trong các hệ thống xử lý nước thải có tính chất khép kín.

Hình 2: Xử lý nước thải tại địa bàn quận
+ Nhược điểm: chi phí vận hành cao, phương pháp này thường khơng thích hợp
và mang lại hiệu quả cao cho các hệ thống xử lý nước thải có quy mơ lớn.
+ Cụ thể hiện nay, có 4 phương pháp hóa học được áp dụng đó là:
Phương pháp trung hịa: phương pháp trộn lẫn nước thải chứa axit và nước thải
chứa kiềm với nhau, hoặc bổ sung thêm các tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật
liệu lọc có tác dụng trung hồ, hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm…để
đưa mơi trường nước thải có nồng độ kiềm hoặc axit cao về trạng thái bão hịa, trung
tính có độ PH khoảng 6.5 - 8.5.
Phương pháp keo tụ tạo bông: phương pháp này dùng để làm trong và khử màu
nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn, PAC..) và các chất trợ keo tụ để liên

kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bơng có kích
thước lớn hơn dễ lắng trong bể lắng.
Phương pháp điện hóa học: bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anot các tạp
chất độc hại có trong nước thải sẽ được phân hủy.
Phương pháp ozone hoá: Là phương pháp xử lý nước thải bằng khí ozone.

13


14


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC TẬP

2.1. Đối tượng phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
- Đối tượng thực hiện: nghiên cứu hiện trạng môi trường và biện pháp quản lý xử
lý ô nhiễm môi trường.
- Phạm vi thực hiện:
+, Địa điểm thực hiện: Quận Hải An thành phố Hải Phòng.
+, Thời gian thực hiện từ ngày 26 tháng 12 năm 2016 đến ngày 5 tháng 3 năm
2017
2.2. Mục tiêu và nội dung thực tập
a. Mục tiêu thực tập
- Hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của
cơ quan quản lý môi trường quận Hải An.
- Nắm được hiện trạng môi trường và biện pháp quản lý xử lý ô nhiễm môi
trường tại địa phương nơi thực tập.
-Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.
b. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phịng

Tài ngun và Mơi trường quận Hải An thành phố Hải Phịng.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo
vệ môi trường và đề án bảo vệ mơi trường trên địa bàn.
- Tìm hiểu cách lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ.
- Thu thập các dữ liệu về môi trường trên địa bàn.
- Các công tác quản lý môi trường: nước thải, khí, rác.
- Các hình thức xử lý, xử phạt và khắc phục.
- Đưa ra đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
2.3. Phương pháp thực hiện chuyên đề
1. Điều tra thu thập số liệu
Các tài liệu có liên quan tại cơ sở thực tập, các tài liệu từ sách báo, các trang web
có liên quan:

15


Báo cáo quy hoạch quận Hải An đến năm 2020
Các văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng: luật Bảo vệ môi trường số
55/2014/QH11, nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, nghị định
số 38/2015/NĐ-CP, thông tư 26/2015/TT-BTNMT, thông tư 27/2015/TT-BTNMT,
thông tư 36/2015/TT-BTNMT, nghị định số 155/2016/NĐ-CP
Các văn bản của Uỷ ban nhân quận Hải An và thành phố Hải Phịng về các vấn
đề mơi trường ở địa phương,...
2. Tham gia các hoạt động thực tế
Điều tra, đánh giá chất lượng đất trên địa bàn quận Hải An.
3. Phương pháp khác
Tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, ghi chép các nội dung liên quan; thống
kê, phân tích, tổng hợp các kết quả đạt được.
2.4. Kết quả chuyên đề
2.4.1. Tổng quan về quận Hải An

1. Hiện trạng kinh tế, xã hội và các nguồn tài nguyên của quận
a. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển quận Hải An 9 tháng đầu năm 2016, mặc dù gặp rất nhiều
khó khăn và thách thức song kinh tế của quận Hải An tiếp tục ổn định và duy trì sự
phát triển. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận (khơng kể phí tạm nhập tái xuất) đạt
358,407 tỷ đồng, đạt 116,7% kế hoạch thành phố Hải Phòng, 115,8% kế hoạch quận,
tăng 59% so với cùng kỳ.
Công tác đầu tư xây dựng được quan tâm chỉ đạo thực hiện, quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, công tác giải phóng mặt
bằng tập trung vào các cơng trình trọng điểm như: Dự án cải tạo Cảng hàng không
quốc tế Cát Bi; dự án đầu tư xây dựng khu vực đảo Vũ Yên; dự án cầu Bạch Đằng; dự
án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư GPMB các dự án phía sau trung tâm hành
chính quận; dự án đầu tư xây dựng Cảng tiếp nhận tàu… Xử lý kiên quyết theo quy
định của pháp luật đối với các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép, tăng cường
cơng tác quản lý đơ thị, thực hiện có hiệu quả mơ hình tổ quản lý đơ thị tại các
phường…
Bên cạnh đó, UBND quận đã tổ chức an tồn, tiết kiệm các hoạt động đón Xuân
Đinh Dậu 2017, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, thành phố và
quận, đặc biệt tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng bộ quận

16


Hải An lần thứ V. Quận đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao… góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Công tác giáo dục và đào tạo quận tiếp tục duy trì vị trí tốp đầu khối quận, tỷ lệ
học sinh giỏi các cấp đều tăng, tỷ lệ học sinh thi vào THPT công lập đạt tỷ lệ cao.
Công tác chăm sóc các đối tượng chính sách, xã hội được quận quan tâm thực hiện tốt
công tác an sinh xã hội; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo và giữ

vững, hồn thành cơng tác quốc phịng – qn sự địa phương; cơng tác cải cách hành
chính ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lý nhà nước được đẩy mạnh, phát huy hiệu
quả; duy trì nề nếp công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Về thực hiện chủ đề năm 2016 “GPMB, phục hồi kinh tế và đổi mới mơ hình
tăng trưởng”, quận đã thực hiện một cách chủ động và tích cực, đạt hiệu quả cao góp
phần xây dựng phát triển quận và thành phố. Ba tháng cuối năm 2016, quận Hải An sẽ
tiếp tục rà soát lại các nhiệm vụ, chỉ tiêu còn đạt thấp, đề ra các biện pháp, kế hoạch và
giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu
hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của quận
năm 2016.
b. Các nguồn tài nguyên
+, Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai: Hải Phịng có diện tích đất là 1507,57 km²,trong đó diện tích
đất liền là 1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó đất ở
chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm
14,45%; còn lại là đất chuyên dụng.
Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu
vàng.
* Nhóm đất phù sa - Fluvisols (FL): Có diện tích khoảng 12.849 ha, chiếm
khoảng 71,1% diện tích tự nhiên của quận. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong
các nhóm đất của quận. Nhóm đất phù sa được hình thành do q trình lắng đọng các
vật liệu phù sa của hệ thống sơng Hồng. Hệ thống đê của các dịng sơng chia đất phù
sa thành 2 vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong
đê rộng lớn không được bồi hàng năm; Đất phù sa thích hợp với hầu hết các loại cây
trồng nơng nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao. Nhóm đất
phù sa có 2 lại chính là đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (FLe), đất phù
sa có tầng đốm rỉ - Cambic FLuvisols (FLb).

17



Đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (Fle): Có diện tích khoảng 11.979
ha. Đất có khả năng giữ nước, giữ mùn khá. Phản ứng đất từ trung tính đến ít chua,
giàu mùn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Đây là loại đất
tương đối tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng, phần lớn diện tích đã được sử dụng
trồng các loại hoa màu, cây lương thực, thực phẩm và các loại cây cơng nghiệp ngắn
ngày. Đất này là tịan bộ vùng đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm và nhiều
vùng phù sa trong đê không được bồi đắp hàng năm.
Đất phù sa có tầng đốm rỉ - Cambic FLuvisols (FLb): Có diện tích khoảng 870
ha. Đất có hàm lượng mùn, đạm tổng số từ nghèo đến trung bình, lân và kali tổng số
nghèo, đất này thích hợp với khá nhiều loại cây trồng như lúa nước, hoa màu và các
loại cây cơng nghiệp ngắn ngày.
* Nhóm đất mặn - Salic Fluvisols (FLS): Có diện tích khoảng 2.449,1 ha, chiếm
khoảng 9,4% diện tích tự nhiên của quận, phân bố ở vùng ven biển, cửa sông thuộc các
vùng ven biển. Đất nhiễm mặn do 2 nguyên nhân (do ngập nước triều mặn và nước
ngầm mặn gây ra). Tùy theo hàm lượng (CL- ) trong đất mà phân ra mặn nhiều hay ít.
Để khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biển, rửa mặn bằng nước mưa,
trồng cói trước - lúa sau. Nhóm đất mặn có 3 loại chính là đất mặn sú, vẹt, đước Gleyi Salic Fluvisols (FLSg), đất mặn nhiều - Hapli Fluvisols (FLSh) và đất mặn trung
bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLSm).
* Nhóm đất cát - Arenosols (AR): Có diện tích khoảng 1.109,2 ha, chiếm khoảng
4,7% diện tích tự nhiên của huyện. Đất cát nghèo mùn và N, P, K, có phản ứng chua.
Phân bố ở những cồn cát, bãi cát ven biển. Nhóm đất cát có 2 loại chính là đất cát điển
hình - Haplic Arenosols (ARh) và đất cát mới biến đổi - Cam Arenosol (ARb).
Nhìn tổng quát, trên địa bàn quận có sự phong phú về chủng loại đất nên q
trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng theo hướng
đa dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng ven biển, cây ăn trái và các loại cây
công nghiệp ngắn ngày.
Khả năng sử dụng: Đất phù sa nâu rất thích hợp cho việc canh tác lúa 2 - 3 vụ và
nuôi trồng thủy sản… Hiện tại đất đã được khai thác trồng lúa 2 vụ đạt năng suất từ 3
- 4 tấn/ha.

+, Tài nguyên nước
Tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải phịng có mạng lưới
sơng ngịi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Ngồi ra, tại Tiên Lãng cịn
có mạch suối khống ngầm duy nhất ở đồng bằng sơng Hồng, tạo ra Khu du lịch suối
khống nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.Tổng lượng dòng chảy năm trên

18


các sơng của thành phố Hải Phịng là 77,2 tỷ m3/năm. Tuy vậy, lượng dịng chảy phân
bố khơng đều giữa các tháng, mùa trong năm và giữa các sông. Tổng lượng dòng chảy
của các tháng 3 và 4 là nhỏ nhất và chỉ dao động từ gần 3,67 tỷ đến 3,68 tỷ m3/tháng,
chiếm tỷ lệ 4,7%/tháng của tổng lượng dòng chảy cả năm. Tháng 8 có tổng lượng dịng
chảy lớn nhất và có tổng lượng là 12,3 tỷ m3, chiếm 15,9% tổng lượng dòng chảy cả
năm.
Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất và
nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn tài nguyên nước mặt của thành phố Hải Phòng rất dồi dào do được tiếp
nhận nguồn nước từ thượng nguồn đổ về. Tuy vậy, do nguồn nước của thành phố Hải
Phịng có độ đục cao và xâm nhập mặn vào trong đất liền cũng như độ mặn lớn nên
khả năng cung cấp nước cho sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng rất
hạn chế.
Nguồn tài nguyên nước ngầm: Nguồn tài nguyên nước dưới đất của thành phố
Hải Phòng tương đối phong phú nhưng do gần biển nên khả năng rất dễ bị nhiễm mặn
trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, nguồn nước ấy đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn
các yếu tố không bền vững.
Nguồn nước mặt bảo đảm 100% cho nhu cầu cấp nước của thành phố Hải Phòng.
Tỷ lệ khai thác nguồn nước mặt so với tổng lượng nước có thể khai thác đến năm
2020, 2030 tương ứng là 6,44 và 6,12%, khơng lớn so với lượng nước mặt có thể khai
thác. Xét theo từng sơng, sơng Thái Bình có tỷ lệ khai thác vào năm 2020 là 28,07%,

đến năm 2030 giảm xuống cịn 19,97%. Các sơng khác có tỷ lệ khai thác khoảng dưới
10%. Với phương án này do không khai thác nước dưới đất, mực nước dưới đất không
bị hạ thấp, khả năng xâm nhập mặn vào tầng chứa nước ít chịu tác động ảnh hưởng
nhất.
+, Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng cũng rất phong phú với nhiều Di tích
được xếp hạng như: Di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh, khu di chỉ Cái Bèo –
Việt Khê, di tích khảo cổ văn hố Đơng Sơn, di tích kinh đơ Triều Mạc – Kiến Thuỵ…
và hàng trăm đền chùa miếu mạo. Ngoài ra, nhắc đến Hải Phòng mọi du khách nhất là
khách nội địa đều không thể không nhắc đến các làng nghề nổi tiếng như: Làng nghề
thuốc lá Vĩnh Bảo, Làng nghề sơn mài Đông Minh.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịch Hải Phịng
phát triển nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2000 tới 2005, tốc độ tăng trưởng
khách tăng lên rõ rệt, nhất là khách du lịch quốc tế; theo báo cáo của Tổng cục Du lịch
Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải Phịng đạt con số bình quân năm là
19


29,2%, từ 363.000 lượt khách đón năm 2003 tăng lên 442.000 lượt trong năm 2004,
ngày lưu trú bình quân của một du khách cũng tăng từ 1,6 đến 1,8 ngày/khách. Trong
đó khách quốc tế đến từ các nước đa số được nối tour từ Hà Nội và các tỉnh phía Nam,
thành phố Hồ Chí Minh, cịn chủ yếu khách từ Trung Quốc qua Hải Phịng do chính
các cơng ty lữ hành tại đây thực hiện. Ngoài ra, hàng năm Hải Phịng cũng đón một
lượng khách nội địa rất lớn; từ con số khách nội địa năm 1994 chỉ là 324.500 lượt, đến
năm 2004 Hải Phịng đã trực tiếp đón gần 1.677.000 lượt khách du lịch nội địa. Nhờ
đó đã đạt được doanh thu chuyên ngành khá cao; năm 2004 đạt 1.226,9 tỷ VND vượt
17,6% so với năm 2003.
Tóm lại, tài nguyên nhân văn của quận Hải An nói triêng và thành phố Hải Phòng
rất phong phú, chứa đựng những nét độc đáo, đặc trưng. Ngày nay, con người Hải
Phòng, dù ở quê hương hay mọi miền của Tổ quốc hay ngoài nước đều nguyện kế

thừa, phát huy trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng mảnh đất, con người nơi đây
ngày thêm giàu mạnh văn minh.
2. Hiện trạng môi trường quận Hải An
a. Tài nguyên nước
Nước mặt
Tổng lượng nước khai thác, sử dụng cho nông nghiệp là 647,379 triệu m3/năm.
Lượng nước cấp cho nông nghiệp từ hệ thống Đa Độ lớn nhất (trên 195 triệu m3/năm),
chiếm 30,1% lượng nước tưới của ngành nông nghiệp. Hệ thống An Kim Hải có lượng
nước cấp nhỏ nhất (trên 65 triệu m3 /năm), chiếm chỉ trên 10% lượng nước cấp cho
nông nghiệp. Lượng nước cấp cho trồng trọt là chủ yếu với tổng lượng nước khoảng
trên 642,8 triệu m3, chiếm tỷ lệ gần 99,3% lượng nước cấp cho trồng trọt và chăn
nuôi.
Theo phương án lựa chọn đến năm 2020, lượng chất thải BOD5 chỉ cịn 26,3
nghìn tấn, COD là 10,2 nghìn tấn, N-T là 10,3 nghìn tấn và P-T là 4,3 nghìn tấn (trong
trường hợp khơng được xử lý là BOD5: 175,124 nghìn tấn; COD: 68,032 nghìn tấn;
N-T là 68,93 nghìn tấn; P-T là 28,848 nghìn tấn). Đến năm 2030, các con số tương
ứng là BOD5 30,2 nghìn tấn, COD 11,9 nghìn tấn, N-T 11,1 nghìn tấn và P-T 4,9
nghìn tấn (trong trường hợp khơng được xử lý là BOD5: 201,272 nghìn tấn; COD:
79,246 nghìn tấn; N-T là 73,816 nghìn tấn; P-T là 32,822 nghìn tấn). So với năm 2010,
lượng chất thải năm 2020 chỉ bằng khoảng từ 15 đến 21%; lượng chất thải năm 2030
chỉ khoảng từ 16 đến 26% năm 2010. Như vậy, áp lực ô nhiễm đã giảm đi rất nhiều.
Môi trường theo phương án này được cải thiện rõ rệt.

20



×