lOMoARcPSD|15978022
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: Kỹ Năng Mềm
Đề tài: Kỹ Năng Giao Tiếp Và Trình Bày Hiệu Quả
Giảng Viên Hướng Dẫn: TS.Phan Huỳnh Anh
LHP: 22CBUS50309506
Danh Sách Thành Viên Nhóm 3:
88222020134 - Nguyễn Thị Phương Linh
88222020139 - Tô Minh Huy
88222020187 - Chu Thị Ngọc Mai
87222020441 - Nguyễn Hữu Trọng Nghĩa
87222020201 - Nguyễn Thị Hồng Ngọc
88222020137 - Liêu Hải Nhi
88222020180 - Mai Hoàng Phi
88222020181 - Trần Chánh Phong
87222020147 - Nguyễn Thị Duy Phụng
88221020207 - Phạm Minh Thùy
lOMoARcPSD|15978022
MỤC LỤC
1.
Mục Tiêu Của Kỹ Năng Giao Tiếp & Trình Bày:.........................................................................2
2.
Q Trình Giao Tiếp:........................................................................................................................2
2.1
3.
Tiến trình trao đổi thơng tin:........................................................................................................2
2.2
Những rào cản trong giao tiếp:.................................................................................................3
2.3
Phương tiện giao tiếp:................................................................................................................5
2.4
Kỹ năng cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ:...............................................................................6
2.5
Tâm lý đối phương trong giao tiếp:..........................................................................................6
Công Cụ - Case Study Của Kỹ Năng Giao Tiếp & Trình Bày:.......................................................6
3.1
Giao tiếp qua Email:..................................................................................................................6
3.2
Kỹ năng nhận thơng tin:...........................................................................................................9
3.3
Gặp khách hàng/đối tác:...........................................................................................................9
3.4
Trình bày hiệu quả:...................................................................................................................9
4.
Bài Học Rút Ra Cho Sinh Viên & Nhân Viên Mới Ra Trường:...................................................12
5.
Các Câu Hỏi Kiểm Tra Đầu Giờ:...................................................................................................13
5.1
Kỹ năng giao tiếp và trình bày là gì?......................................................................................13
5.2
Tại sao người/Tổ chức có kỹ năng GTTB sẽ giàu có/gia đình hạnh phúc/cơng ty thịnh
vượng/Quốc gia phồn thịnh?..............................................................................................................13
5.3
Máy tính và điện thoại quan trọng như thế nào trong giao tiếp và trình bày trong mội
trường đi học và đi làm?.....................................................................................................................14
5.4
Làm sao để rèn luyện và thực hành kỹ năng GTTB?............................................................15
5.5
Bạn đã hiểu và có khả năng thực hành kỹ năng GTTB không? Tại sao?............................16
1
lOMoARcPSD|15978022
BÀI LÀM
1. MỤC TIÊU CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP & TRÌNH BÀY:
- Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta.
- Có được sự phản hồi từ người nghe.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe .
- Truyển tải được những thơng điệp. Q trình này có khả năng bị mắc lỗi do
thơng điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hõn những thành phần
khác tham gia vào quá trình này.
- Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ khơng phản ánh được
những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên
con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
2. QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP:
2.1 Tiến trình trao đổi thơng tin:
Lời nói: Cách nói chuyện lưu lốt hấp dẫn cách diễn đạt suy nghĩ rành mạch cho
bạn luôn tự tin khi giao tiếp. Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu
hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người
khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì
bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đơng, đi
phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng.
Gửi thông tin: Khi truyền đạt thông điệp, bạn cần phải biết rõ vì sao bạn lại giao
tiếp, và bạn muốn giao tiếp về vấn đề gì hay về cái gì. Bạn cũng cần phải tự tin vào
những thơng tin mình muốn nói là hữu ích và chính xác.
Phản Hồi: Khi nhận được thông điệp giao tiếp, chắc chắn người nghe sẽ phản hồi
lại bằng một cách nào đó. Và bạn cần phải đặc biệt để tâm tới những phản hồi đó bởi vì
đó sẽ là chứng cứ duy nhất cho bạn biết rằng người nhận có hiểu thông điệp bạn truyền
tải hay không. Trong trường hợp bạn phát hiện ra người đó đã hiểu nhầm thơng điêph
của mình, ít nhất bạn cũng sẽ có cơ hội gửi lại thông điệp lần hai.
Nhận: Khi một thông điệp được truyền tải tới người nhận, bạn sẽ hình dung cách
thức mà người đó phản ứng hay hành động khi nhận được thông điệp của bạn. Dù vậy,
nên nhớ rằng mỗi cá nhân tham gia vào quy trình giao tiếp đều sẽ hiểu thơng điệp và
những cảm giác đó với những thái độ khác nhau. Và nếu muốn thành công, bạn cần phải
cân nhắc tới những yếu tố đó để truyền tải thơng điệp và hành động một cách thích hợp
nhất.
2
lOMoARcPSD|15978022
2.2 Những rào cản trong giao tiếp:
Cảm xúc:
Khó kiểm soát cảm xúc của bản thân: Cảm xúc là yếu tố chi phối hành động rất cao.
Vì
thế, bạn tuyệt đối không nên đưa ra một hành động, quyết định hay lời nói nào khi đang
nóng giận trong khi giao tiếp với người khác. Khi đó, bản thân bạn rất nhạy cảm, mọi
quyết định, lời nói đều thiếu suy nghĩ, có thể gây tổn thương cho khách hàng và ảnh
hưởng xấu đến bạn. Bạn nên học cách quản lý cảm xúc của mình, khơng nên để nó lấn át
lý trí q nhiều. Vì trong cuộc đối thoại người khác sẽ dựa vào cảm xúc của bạn mà quyết
định có nên tiếp tục và duy trì cuộc trị chuyện với bạn hay không.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ cơ thể là yếu tố quan trọng, tác động nhiều đến người nghe trong các cuộc
giao tiếp. Theo chứng minh của khoa học thì yếu tố phi ngơn ngữ lại trở nên quan trọng
nhất vì sở hữu 55% hiệu quả giao tiếp. Nó được thể hiện qua những chuyển động trên cơ
thể như cử chỉ, ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt, tư thế, điệu bộ,…Việc giao tiếp với
khách hàng qua điện thoại rất khó để khách hàng thấy được những ngơn ngữ cơ thể tích
cực từ bạn. Đồng thời, chúng ta cũng khơng thể nhìn thấy được những ngôn ngữ cơ thể
của khách hàng để hiểu được cảm xúc của khách hàng mà có những cách xử lý tối ưu. Vì
vậy, để khắc phục rào cản này bạn nên sử dụng những ngôn ngữ nhẹ nhàng, chân thành
và luôn thể hiện thái độ vui vẻ, nhiệt tình trong cuộc gọi để khách hàng của chúng ta hài
lịng và thỏa đáng với những gì bạn xử lý.
Tiếng ồn:
Tiếng ồn như sự gián đoạn trong quá trình giao tiếp. Trong các nghiên cứu truyền
thơng và lý thuyết thông tin, tiếng ồn đề cập đến bất kỳ điều gì cản trở q trình giao
tiếp giữa người nói và khán giả . Nó cũng được gọi là nhiễu. Tiếng ồn có thể ở bên
ngồi(một âm thanh vật lý) hoặc bên trong (một rối loạn tâm thần), và nó có thể làm gián
đoạn q trình giao tiếp tại bất kỳ thời điểm nào.
Môi trường:
- Ảnh hưởng từ gia đình: điều này khỏi phải bàn cãi. Mặc dù càng lớn, con cái
càng thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và ảnh hưởng của cha mẹ lên chúng cũng ít
hơn, nhưng sự giáo dục của cha mẹ với các vấn đề giao tiếp và tính cách của cha mẹ ảnh
hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của bạn.
Một người có người cha hung dữ, hay đánh đập con cái thì cách mà người đó đối
xử với những người khác sau này sẽ không khỏi chịu ảnh hưởng này. Họ có thể trở nên
nhút nhát hoặc hung dữ, nóng nảy hay cả giận hay đằm tính ít nói, khơng muốn phản
kháng. Cha mẹ có thân thiện với hàng xóm và họ hàng thân thích hay khơng cũng để lại
ấn tượng rất sâu đậm trong lòng đứa trẻ. Lớn lên, bạn sẽ có khuynh hướng giống cha mẹ
mình hoặc đối lập với họ.
3
lOMoARcPSD|15978022
Nếu kỹ năng giao tiếp của bạn tệ hại, hãy xem xét sự ảnh hưởng này và có thể bạn
sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý. Đừng lảng tránh và chủ quan: đây là vấn đề có tính
chất gốc rễ, sâu xa từ trong tiềm thức của bạn nên không thể thay đổi một sớm một chiều.
- Ảnh hưởng bởi lớp học: đến lớp, bạn bè của bạn cũng khơng hịa đồng với nhau,
chơi nhóm với nhau và có suy nghĩ khơng mấy tích cực với người khác…Khi đó, bạn sẽ
tự nhiên sinh ra thói quen ngại giao tiếp và dần dần sống khép kín hơn, ít nói hơn. Điều
này hết sức tai hại vì lâu dần, nó hình thành tính cách của bạn (trầm lặng, ít nói) và nó
khiến bạn thấy ngượng ngùng khi giao tiếp với người lạ. Khả năng nói chuyện của bạn
cũng kém khéo léo hơn.
Mối quan hệ, quyền hạn:
- Mối quan hệ: được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối
tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Mọi người ai
cũng đều biết được là muốn thành công trong sự nghiệp, bạn phải biết được tầm quan
trọng của việc xây dựng những mối quan hệ và điều này là đúng. Phần lớn công việc của
bạn là thông qua các mối quan hệ, và để duy trì nó thì bạn cần phải có những mối quan hệ
nào đấy. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ nó sẽ giúp ích cho cơng việc của
bạn rất nhiều. Khi bạn tạo được mối quan hệ với những người đã thành cơng, họ sẽ giúp
ích cho bạn trong cơng việc.
- Quyền hạn: là quyền tự chủ trong hành động, trong quá trình quyết định và địi
hỏi sự tn thủ quyết định gắn liền với một vị trí (hay chức vụ) quản lí nhất định trong tổ
chức.
Quyền hạn của một vị trí quản lí sẽ được giao phó cho người nào nắm giữ vị trí đó,
và như vậy, quyền hạn khơng liên quan với phâm chất cá nhân của nhà quản lí. Khi các
nhà quản lí được trao quyền hạn, họ sẽ phải chịu trách nhiệm - đó là bổn phận phải hồn
thành những hoạt động được phân cơng và đạt được mục tiêu xác định.
Quyền hạn không gắn liền với trách nhiệm tương ứng sẽ tạo cơ hội cho sự lạm
dụng, và ngược lại cũng không thể để một nhà quản lí phải chịu trách nhiệm về một việc
nào đó nếu anh ta khơng có đủ quyền hạn để thực hiện nó.
Quyền hạn là chất kết dính trong cơ cấu tổ chức, là sợi dây liên kết các bộ phận
với nhau, là phương tiện mà nhờ đó các nhóm hoạt động được đặt dưới sự chỉ huy của
một nhà quản lí, và sự phối hợp giữa các đơn vị có thể được nâng cấp dần.
Nó chính là cơng cụ để nhà quản lí có thể thực hiện quyền tự chủ và tạo ra một
môi trường thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng người.
Văn hóa giao tiếp: văn hóa giao tiếp tại nơi làm việc có thể được định nghĩa là
cách tổ chức của bạn tương tác với mọi người, chia sẻ thông tin, thúc đây các cuộc trị
chuyện và khuyến khích chia sẻ tiếng nói của nhân viên. Văn hóa giao tiếp sẽ định hình
cách thức nhân viên của bạn giao tiếp với nhau cũng như cách các nhà quản lý giao tiếp
với team của họ như thế nào. Ở góc độ này, văn hóa giao tiếp thường được thể hiện thông
qua những quy tắc ứng xử được công bố công khai hay những ngầm định giao tiếp được
cả tổ chức công nhận và thực hiện.
4
lOMoARcPSD|15978022
2.3 Phương tiện giao tiếp:
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ: là quá trình mà cá nhân sử dụng một thứ tiếng
để giao tiếp và tư duy. Cần chú ý đến tất cả yếu tố của ngôn ngữ như: nội dung, ngữ pháp,
phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngơn ngữ v.v…Phát âm chuẩn,
khơng nói nhanh q hoặc chậm quá. Nhịp độ nói cần lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn
mới hấp dẫn người nghe. Lối nói lịch sự, đơi lúc dùng lối nói ân ý, tế nhị khéo léo.
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: bao gồm giọng nói (ngữ điệu, chất giọng,
độ cao...) và hình ảnh (nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi, cử chỉ...) được
sử dụng trong quá trình giao tiếp.
2.4 Kỹ năng cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ:
Kỹ năng gửi thơng tin: nói & viết.
Nói (nguyễn tắc 5C) :
- Rõ ràng
- Hồn chỉnh
- Ngắn gọn
- Chính xác
- Lịch sự
Viết:
- Viết những gì cần làm, làm những gì đã viết.
- Kỹ năng nhận thông tin: ứng xử & nghe.
“Nói là gieo, nghe là gặt” ý muốn nói Nói ra những gì mình biết, mình đang mong
muốn là quý giá nhưng biết lắng nghe những quan điểm, những mong muốn từ
người khác cịn q gía hơn.
2.5 Tâm lý đối phương trong giao tiếp:
Tâm lý mong muốn có được: được chào đón, cảm thấy mình quan trọng, thấy
thoải mái và người khác hiểu mình.
3. CƠNG CỤ - CASE STUDY CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ TRÌNH BÀY:
3.1 Giao tiếp qua Email:
Tiêu đề:
- Nên ngắn gọn, thơng báo chính xác nội dung
- Nếu email gửi mang tính định kỳ (báo cáo hàng tuần): ghi thêm ngày tháng
5
lOMoARcPSD|15978022
- Nên viết khơng dấu và khơng có các ký tự lạ
Thay đổi tiêu đề cho phù hợp với từng nội dung để người nhận không bị nhầm lẫn
giữa thư cũ và thư mới (nếu nội dung có thay đổi, chỉnh sửa)
Cấu trúc Email:
- Lời chào mở đầu: thể hiện sự tôn trọng với người nhận, nên ghi rõ tên, vị trí, học
vị/học hàm người nhận. Vd: Dear…, Xin chào anh/chị..., Thân gửi anh/chị…
- Nội dung: đề cập vấn đề chính, đưa ra ý kiến, đề nghị...
+ Cần ngắn gọn, cô đọng, chia làm nhiều đoạn. Trong mỗi đoạn nên giới hạn
một vài câu. Nếu có nhiều vấn đề, nên trình bày theo cách đánh số thứ tự hoặc
xuống dòng cho từng vấn đề.
+ Chắc chắn nội dung được soạn thảo chính xác nhất, nếu khơng người nhận
sẽ cho rằng bạn không quan tâm và thiếu tôn trọng họ hoặc có thể người đọc
sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự nghiêm túc của bạn.
- Kết thúc: cuối thư nên là câu kết và cảm ơn vì họ đã quan tâm hoặc dành thời
gian đọc, đồng thời mong sự phản hồi từ người nhận. Luôn kết thúc thư bằng
một câu chào hay lời chúc. VD: Best regards; Your faithfully; Trân trọng; Thân
mến; Chúc anh/chị một ngày tốt đẹp…
Chữ ký:
- Giúp bạn tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận thư trong việc phản hồi
- Luôn kết thúc với tên, chức vụ và các thông tin liên lạc như địa chỉ e-mail, số điện
thoại (kể cả số điện thoại nội bộ), fax, địa chỉ cơ quan…
Trả lời:
- Phản hồi càng sớm càng tốt.
- Nếu bạn nhận được e-mail và cần phải trả lời nhưng chưa có thời gian hoặc cần suy
tính: hãy gửi một e-mail cho người gửi thông báo bạn đã nhận được thư của họ, đồng thời
cho biết thời gian bạn sẽ trả lời một cách chính thức.
- Khi khơng thể check-mail trong thời gian sớm: cần thiết lập chế độ gửi e-mail trả lời
tự động để thơng báo bạn tạm thời khơng có trong văn phịng.
Thận trọng với các tập tin (file) đính kèm:
- Đừng bao giờ gửi thư có file đính kèm cho những người mà bạn khơng quen biết vì
nhiều khả năng thư sẽ bị xóa (người nhận sợ đó là những file có chứa virus).
- Những file gửi kèm với dung lượng lớn cần nén lại (những file ảnh).
- Hãy dán nội dung thẳng vào e-mail (nếu có thể).
Ln cân nhắc trước khi gửi:
- Gửi e-mail cho mọi người vào 1 trong 3 phần: To, Cc (Carbon copy) và Bcc (Blind
carbon copy):
+ To: gửi trực tiếp cho người nhận. Người gửi mong đợi phản hồi từ người nhận.
+ Cc: Người nhận không cần thiết phải trả lời, hoặc xử lý những vấn đề được nhắc
6
lOMoARcPSD|15978022
tới trong nội dung.
+ Bcc: Người gửi muốn người nhận biết thơng tin này một cách bí mật.
- Nên cân nhắc khi nhấn các nút “Reply”, “Reply to all”, “Forward” trong e-mail.
- Đừng “forward” lại thư mình đã nhận đến một người khác khi mà chưa có sự đồng
ý của người gửi, vì vơ tình các thơng tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi do hành động vô ý
của bạn.
Tóm lại một Email tốt:
- Phải có mục tiêu rõ ràng!
- Sử dụng nền sáng, không nên sử dụng nền màu mè.
- Dùng màu mực đen hoặc xanh đậm.
- Dùng những kiểu chữ thông dụng như Arial, Time New Roman, Tahoma.
- Không dùng chức năng tô đậm (bold) và viết chữ in hoa (ABC) cho tồn bức thư.
- Khơng dùng “ngơn ngữ thời @”, từ lóng hoặc viết tắt trong e-mail.
- Địa chỉ e-mail nên ngắn gọn.
- Tránh lấy những địa chỉ e-mail phản cảm, thiếu chuyên nghiệp.
- Luôn kiểm tra chính tả trước khi gửi.
3.2 Kỹ năng nhận thơng tin:
Loại bỏ thói quen thụ động
- Mất tập trung
- Thái độ và cảm xúc hờ hững
Lắng nghe một cách chủ động
- Tập trung sự chú ý vào người nói.
- Khuyến khích người nói.
- Phản hồi tích cực những thông tin đã nghe.
10 “phương tiện” giao tiếp Phi ngôn ngữ
- Dáng
- Da (trang phục)
- Nét mặt
- Tay
- Mắt
- Giọng nói/âm lượng
- Khoảng cách
- Di chuyển
- Mùi
- Động chạm
7
lOMoARcPSD|15978022
3.3 Gặp khách hàng/đối tác:
- Chọn vị trí ngồi thuận lợi (lưng hướng vào tường, mặt hướng ra cửa).
- Luôn đứng/ngồi đối diện với khách hàng (tôn trọng khoảng cách từ 0,5m –
0,7m).
- Sử dụng 55% ngôn ngữ cơ thể, 38% giọng nói, 7% từ ngữ.
3.4 Trình bày hiệu quả:
Chuẩn bị tài liệu trình bày:
- Cần phải được chuân bị trước một vài ngày để có thời gian kiểm tra tài liệu, cũng
như các cơng cụ.
- Chiến lược trình bày phải phù hợp với đối tượng dự kiến.
- Lập dàn bài một cách có lơ-gíc và ghi những điểm chính của phần trình bày.
- Phối hợp với các dụng cụ trực quan (slide, đèn chiếu, video-clip, các bức ảnh
lớn, bảng trắng…)
- Cần chuân bị một ít tài liệu tham khảo để phân phát.
Xây dựng chiến lược trình bày:
- Nội dung:
+ Để giáo dục, thông tin, thuyết phục… giải trí?
+ Có bao nhiêu chi tiết (hữu ích) cần trình bày?
- Phong cách:
+ Mức độ thuật ngữ sử dụng?
+ Đối tượng khán giả: đại trà, giới chuyên môn,“sếp”, đồng nghiệp…?
Chọn lựa cấu trúc phù hợp:
- Đặt tiêu đề cho phần trình chiếu.
- Xây dựng tài liệu trình bày theo cấp độ: Tổng thể/mức cao nhất.
- Từng phần nhỏ hơn.
- Đảm bảo tính liên tục và nội dung của chủ đề.
- Điều chỉnh thời gian trình bày.
- Phân loại các nội dung trình bày: Đơn giản, trung bình và phức tạp.
Kiểm tra phịng họp:
- Kiểm tra phịng họp ít nhất một giờ trước khi trình bày.
- Kiểm tra nguồn điện.
- Kiểm tra các phương tiện: đèn chiếu, máy chiếu, màn hình, thiết bị kết nối, âm
thanh,
micro, máy tính…
- Vị trí bạn trong lúc trình bày: trên bệ, ngồi hay đứng, tư do di chuyển…
- Tài liệu trình bày đã sẵn sàng và đầy đủ chưa?
8
lOMoARcPSD|15978022
- Văn phòng phâm: bút, bút viết bảng, giấy trắng, giẻ lau…
Cấu trúc chính của bài trình bày:
- Phần giới thiệu:
+ Lơi cuốn sự quan tâm và trình bày sự liên quan của chủ đề với
người nghe
+ Xây dựng mối quan hệ và sự tín nhiệm đối với người nghe.
+ Trình bày chủ đề chính và giới thiệu nội dung tổng quan.
- Thân bài:
+ Hạn chế trong vòng 5 phần hoặc điểm chính.
+ Điều chỉnh nội dung dựa theo khả năng và nhu cầu của người nghe.
+ Bố trí thời gian dựa trên chương trình đã thơng báo trước.
- Kết luận:
+ Tóm tắt các điểm chính+ Lưu ý các hạn chế.
+ Đưa ra các hoạt động tiếp theo.
Các gợi ý khi sử dụng slide cho máy tính:
- Dùng câu thay vì các đoạn văn dài.
- Đưa vào các hình ảnh, biểu đồ, bản vẽ.
- Điều chỉnh cỡ chữ theo độ lớn của phịng.
- Khơng dùng những phơng chữ khó đọc.
- Dùng những màu nhẹ tạo sự dễ chịu.
- Dùng đồ thị thay cho các bảng thống kê, số liệu.
- Dùng cùng một kiểu khuôn mẫu/định dạng.
- Tối đa 100 từ trong một slide trình bày, nhớ đánh số slide.
Những lưu ý trước khi trình bày
- Ln tự tin và tự nhiên
- Hít thở sâu
- Phân cơng rõ ràng
- Tập dợt nhiều lần cho bài thuyết trình
- Chú trọng tạo nên mở đầu ấn tượng
- Đừng để vào trạng thái “rối ren”
- Chuân bị kỹ các minh chứng
- Trình bày những gì biết thật rõ ràng, súc tích và nhanh gọn
Trả lời các câu hỏi
- Lắng nghe cân thận tồn bộ câu hỏi, có thể hỏi lại đến khi hiểu
- Tìm thời gian để suy nghĩ bằng cách nói rằng bạn sẽ trả lời sau vì đây là một câu hỏi
quan trọng, cần được trả lời đầy đủ- Trung thực về những vấn đề bạn chưa biết, đừng bao
giờ nói dối.
- Tránh chỉ hội thoại với một người.
9
lOMoARcPSD|15978022
- Ln nói lời cảm ơn khi được hỏi.
11 điều cần tránh trong giao tiếp:
- Ăn mặc nhếch nhác.
- Hấp tấp, vội vã, “nói leo”.
- Ln nhìn xuống hoặc ngó lên trời.
- Xoa tay, bẻ tay, gãi đầu (bối rối).
- Khoa chân, múa tay quá trớn.
- Cười miệt thị.
- Mắt láo liên, dáo dác.
- Nói lắp bắp, khơng rõ ràng (thiếu tự tin).
- Quay lưng với khán thính giả.
- Cử chỉ thô thiển, mất lịch sự.
- Cử chỉ lạ, thiếu thiện cảm.
4. BÀI HỌC RÚT RA CHO SINH VIÊN & NHÂN VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Khi còn bé ta thường chào hỏi và kết bạn với tất cả mọi người một cách ngây ngơ và
cảm tính, lớn hơn một chút thì ta chỉ muốn gây được sự chú ý và đôi lúc cũng chưa hiểu
rõ cái ta muốn từ những người mà ta tiếp cận. Nhưng dưới sự phát triển hiện đại hố, nơi
mọi thứ được phân chia khơng chỉ là vai vế, tuổi tác, mà cả ngành nghề, các cấp bậc, văn
hố trong và ngồi nước. Vì vậy việc giao tiếp phải trở nên lịch thiệp và tinh tế hơn để
hình thức trang trọng, phù hợp với sự phát triển và hiệu quả trong sự tương tác giữa
người với người. Vậy nên thông qua môn Kỹ Năng Mềm, chúng ta sẽ rút ra được 3 bài
học trọng điểm:
- Hiểu rõ “tôi là ai” : hiểu rõ được bạn thân là ai, điểm mạnh điểm yếu có gì, muốn gì,
có thể làm và cho được gì để định vị bản thân trong giao tiếp
- Hiểu và nắm bắt được càng nhiều càng tốt mà mình mong muốn giao tiếp: ngồi
việc nắm bắt được những thông tin cơ bản như tên, tuổi, chức vị, cơng việc ta cịn nên
hiểu rõ thêm về tính cách, thói quen, tâm lý, các vấn đề hiện hành, văn hố dân tộc, v.v...
Để có thể chọn được cách thức giao tiếp phù hợp, gây thiện cảm và đạt được mục đích
giao tiếp.
- Nắm rõ về các cách thức, công cụ trong giao tiếp: hiểu và thực hành được các cách
thức đọc và hiểu cảm xúc trong tương tác trực tiếp. Ví dụ: PDCA, ASK, SWOT, 5W 2H,
v.v… Cũng như nắm được văn hoá sử dụng email cho phù hợp với môi trường làm việc.
Bằng việc hiểu rõ và thực hành tốt được 3 bài học trọng điểm thông qua môn Kỹ
Năng Mềm này mà những sinh viên, nhân viên mới ra trường và đôi lúc cả những người
đã đi làm có thể tối ưu hố khả năng tương tác, cũng như khai thác tối đa các cơ hội cho
bản thân không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.
5. Các Câu Hỏi Kiểm Tra Đầu Giờ:
10
lOMoARcPSD|15978022
5.1 Kỹ năng giao tiếp và trình bày là gì?
Kỹ năng giao tiếp là quá trình sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để
định hướng, điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới mục đích nhất định. Kỹ
năng của con người thường được đánh giá qua các thao tác, các hoạt động cụ thể và hiệu
quả thực tiễn.
5.2 Tại sao người/Tổ chức có kỹ năng GTTB sẽ giàu có/gia đình hạnh phúc/cơng
ty thịnh vượng/Quốc gia phồn thịnh?
Mỗi người sinh ra thì khơng có ai là có một kỹ năng giao tiếp tốt mà đó là nhờ sự rèn
luyện và luyện tập hằng ngày để có thể trở thành một người có giao tiếp tốt trong cuộc
sống. Nhưng có nhiều người lại nghĩ rằng: “ Giao tiếp là sự đương nhiên sinh ra đã có
rồi”. Đó là một suy nghĩ sai lầm và vơ cùng tồi tệ khi một giao tiếp kém sẽ đem lại cho
bạn rất nhiều sự mâu thuẫn xung đột không đáng có trong cuộc sống hằng ngày và cũng
như là đánh mất rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của bạn.
Vì thế kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò rất là quan trọng đối với mỗi chúng ta.Khi
giao tiếp của bạn được cải thiện bạn hồn tồn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và
tạo ra một sức hút mãnh liệt với người nghe đem lại cho bạn những kết quả tốt nhất trong
cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
Và hãy xem những gì mà kỹ năng giao tiếp đem lại cho chúng ta để nó trở thành một
kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày:
- Xây dựng niềm tin.
- Ngăn chặn hoặc giải quyết vấn đề.
- Cung cấp sự rõ ràng và định hướng phát triển.
- Tạo mối quan hệ tốt hơn.
- Tăng mức độ tương tác với nhau.
- Tăng năng suất làm việc.
- Thúc đẩy xây dựng đội nhóm.
5.3 Máy tính và điện thoại quan trọng như thế nào trong giao tiếp và trình bày
trong mội trường đi học và đi làm?
Lợi ích của việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học bao gồm những gì?
- Thứ nhất, học sinh có thể tiếp cận thông tin, kiến thức và công cụ cần thiết trên
mạng để giải quyết vấn đề ứng dụng kiến thức của môn học trong lớp. Điều này giúp học
sinh tập trung vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng ta biết là một trong năm
kỹ năng quan trọng nhất cho người lao động trong thế kỷ 21.
- Thứ hai, việc học sinh có khả năng tiếp cận thơng tin giúp trường dần có thể chuyển
qua triết lý giáo dục 4.0, không quá đặt nặng vấn đề nhớ thuộc lòng kiến thức. Trong thời
đại 4.0, việc truy cập, lưu trữ, biểu hiện thông tin là trách nhiệm và chun mơn của
robot. Robot với trí tuệ nhân tạo có thể làm những việc này hiệu quả hơn con người.
11
lOMoARcPSD|15978022
- Thứ ba, cho phép giáo viên có cơ hội đánh giá độ hiểu biết kiến thức mới ngay
trong lớp học và điều chỉnh cách truyền đạt khi cần thiết. Ví dụ ngay sau khi giáo viên
dạy kiến thức mới, cho ví dụ rồi có thể cho một bài tập và đánh giá độ hiểu biết của học
sinh trong lớp dùng ứng dụng đánh giá. Như thế học sinh sẽ học hiệu quả hơn và giáo
viên không phải chờ đến kỳ thi giữa kỳ hay cuối khóa mới biết vấn đề của từng học sinh.
5.4 Làm sao để rèn luyện và thực hành kỹ năng GTTB?
Để rèn luyện kỹ năng GTTB ta cần tập trung rèn luyện 2 kỹ năng chính.
-
Nói (nguyễn tắc 5C) :
Clear: Rõ ràng
Complete: Hồn chỉnh
Concise: Ngắn gọn
Correct: Chính xác
Courteous: Lịch sự
Viết:
- Viết những gì cần làm, làm những gì đã viết.
- Kỹ năng nhận thơng tin: ứng xử & nghe.
“Nói là gieo, nghe là gặt” ý muốn nói Nói ra những gì mình biết, mình đang mong
muốn là quý giá nhưng biết lắng nghe những quan điểm, những mong muốn từ người
khác còn quý gía hơn.
Các nguyên tắc để thực hành kỹ năng GTTB được hiệu quả nhất
Xây dựng uy tín
Khả năng thuyết phục của bạn được quyết định trước khi bạn bắt đầu trình bày vấn
đề khơng? Uy tín cá nhân quyết định điều đó. Chẳng ai muốn nghe một người mà họ
khơng tin tưởng và tơn trọng. Khi trình bày, hãy chắc rằng thơng tin đó thật sự cần
thiết và đáng tin cậy cho người nghe. Một phong cách trình bày sinh động cũng sẽ góp
phần xây dựng một uy tín tốt.
Hiểu người nghe (đối phương)
Bạn cần biết mình sẽ trình bày cho những ai. Mục tiêu, nhu cầu, mong muốn của đối
phương là gì? Đối phương có biết trước về chủ đề thuyết trình khơng? Quan điểm của họ
về vấn đề này như thế nào? Cách hành xử của đối phương là gì? Bằng cách trả lời những
câu hỏi này, bạn sẽ xác định được kỹ năng trình bày hiệu quả của mình.
Trình bày rõ ràng
12
lOMoARcPSD|15978022
Điều gì quyết định tính hiệu quả của lúc trình bày? Đó là sự rõ ràng. Có rất nhiều yếu
tố mang lại sự rõ ràng, sạch sẽ cho việc trình bày của bạn: định hướng ban đầu, trình tự
trình bày, lượng thông tin tại một thời điểm,…
5.5 Bạn đã hiểu và có khả năng thực hành kỹ năng GTTB khơng? Tại sao?
Em đã có khả năng thực hành kỹ năng GTTB. Bởi vì em nắm bắt được nội dung cần
truyền đạt đến người nghe và người nghe hiểu rõ sau khi nhận thông tin em truyền đạt.
Trong khi em truyền đạt người nhận có biểu hiện lắng nghe và có phản hồi lại nội dung
em truyền đạt, tức người tiếp nhận thơng tin đã hiểu rõ những gì em đã gửi.
HẾT
13