Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 44 trang )

i
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC
CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐI HĨA CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH
NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


ii
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC
CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐI HĨA CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH
NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN THỊ MINH CHÍNH


NAM ĐỊNH – 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định, các Thầy/Cơ trong tồn trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Tiến sĩ Nguyễn
Thị Minh Chính - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - đã tận tình hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Điều dưỡng Bệnh viện,
các bác sỹ và điều dưỡng tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền Quảng Ninh đã quan
tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày 20 tháng 07 năm 2022
Học viên

Bùi Thị Phương Thảo


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh
thối hóa cột sống tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh” là do tôi đã
thực hiện. Các số liệu và tài liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Nam Định, ngày 20 tháng 7 năm 2022

Học viên

Bùi Thị Phương Thảo


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ...................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................. 4
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
1.1.1.2. Nguyên nhân: ........................................................................................ 4
1.1.1.3.Triệu chứng: ........................................................................................... 6
1.1.1.4. Biến chứng: ........................................................................................... 7
1.1.1.5 Cận lâm sàng .......................................................................................... 8
1.1.1.6 Điều trị: .................................................................................................. 9
1.1 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 17
THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐI HÓA CỘT SỐNG TẠI
BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH ................................... 17
NĂM 2022 ....................................................................................................... 17
2.1. Thông tin Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh .................................. 17
2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh thối hóa cột sống tại Bệnh viện Y Dược
cổ truyền Quảng Ninh năm 2022 ...................................................................... 18
2.2.1 Thông tin về người bệnh:......................................................................... 18
2.2.2 .Thực trạng điều dưỡng chăm sóc, thực hiện y lệnh với người bệnh thối

hóa cột sống tại bệnh viện: ............................................................................... 21
Chương 3 ......................................................................................................... 27
BÀN LUẬN ..................................................................................................... 27
KẾT LUẬN...................................................................................................... 31


iv
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHĂM SĨC
NGƯỜI BỆNH THỐI HĨA CỘT SỐNG ...................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố người bệnh theo tuổi. ............................................................. 18
Bảng 2: Phân bố theo giới. ............................................................................... 19
Bảng 3: Phân bố theo thời gian mắc bệnh. ........................................................ 19
Bảng 4: Điều dưỡng thực hiện nhận định, đo dấu hiệu sinh tồn ........................ 21
Bảng 5: Điều dưỡng thực hiện y lệnh thuốc, theo dõi sử dụng.......................... 21
Bảng 6: Điều dưỡng thực hiện y lệnh thủ thuật châm cứu, xoa bóp, kéo giãn cột
sống.................................................................................................................. 24
Bảng 7: Điều dưỡng thực hiện hướng dẫn chế độ ăn bệnh lý ............................ 25
Bảng 8: Điều dưỡng thực hiện động viên, tư vấn về phòng bệnh ...................... 25
Bảng 9: Điều dưỡng thực hiện tư vấn chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, khơng dùng
chất kích thích .................................................................................................. 26


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thối hóa cột sống là căn bệnh hàng đầu gây đau nhức xương khớp và có
nguy cơ gây bại liệt nếu không xử lý kịp thời. Với tốc độ trẻ hóa ngày càng
gia tăng. Bị thối hóa cột sống là tình trạng xảy ra phổ biến ở đối tượng sau
30 tuổi. Cột sống là bộ phận quan trọng của cơ thể có vai trị nâng đỡ trọng
lực, giúp các hoạt động hằng ngày diễn ra trơn tru và bảo vệ các dây thần kinh
cột sống. Cấu trúc của cột sống bao gồm các đốt xương chồng lên nhau, kéo
dài từ hộp sọ cho đến vùng xương chậu.
Để giảm lực và phân tán trọng lượng cơ thể, giữa các đốt sống được
ngăn cách nhau bởi một lớp đĩa đệm, có tác dụng hấp thụ chấn động. Bên
cạnh đó, độ cong tự nhiên hình chữ S giúp bộ phận này dễ dàng thực hiện các
chuyển động khó như gập hoặc cúi người. Dựa theo cấu trúc và phân bố, cột
sống được chia thành 3 vùng: Đốt sống cổ: C1 – C7; Đốt sống ngực: T1 – T5;
Đốt sống thắt lưng: L1 – L5. Thối hóa cột sống thường kéo theo những ảnh
hưởng trong các tổ chức liên quan như đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp… Do
cấu tạo phù hợp với chức năng vận động và chịu lực của cột sống, bệnh thối
hóa thường diễn ra ở phần đốt sống cổ và cột sống lưng. Số liệu thống kê tại
khoa Cơ – xương – khớp (Bệnh viện Bạch Mai) đã chỉ ra rằng, thối hóa cột
sống cổ chiếm 14%, thối hóa cột sống lưng chiếm 31% và thối hóa các
đoạn cột sống khác chỉ là 7%. Thối hóa cột sống ngun phát và thối hóa
cột sống thứ phát. Giai đoạn Tiền lâm sàng: Tổn thương về mặt sinh hóa dần
xuất hiện, nhưng người bệnh khơng có biểu hiện lâm sàng như hạn chế vận
động hay đau đớn. Giai đoạn lâm sàng người bệnh bị đau nhẹ, bệnh để lâu dễ
gây gù, vẹo cột sống. Nếu có hình X—quang, cột sống sẽ bị lún, xẹp, mất
đường cong sinh lý bình thường. Bệnh diễn biến thành từng đợt, nặng dần lên
theo thời gian. Xen kẽ các đợt tiến triển, bệnh có thể ổn định, ít triệu chứng,
lúc lại đau dữ dội, hạn chế vận động và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
cuộc sống nhất là vấn đề đi lại của người bệnh.


2

Hàng năm bệnh viện chúng tôi tiếp nhận hàng ngàn người bệnh đến
khám và điều trị liên quan đến vấn đề cột sống. Để có bằng chứng trong cơng
tác chăm sóc và để cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc tới người bệnh
chúng tơi đã thực hiện chun đề với tên: “ Thực trạng cơng tác chăm sóc
người bệnh thối hóa cột sống tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
năm 2022”


3
MỤC TIÊU
1. Mơ tả thực trạng cơng tác chăm sóc người bệnh thối hóa cột sống
tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh
thối hóa cột sống tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh.


4
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái qt chung về thối hóa cột sống
1.1.1.1 Định nghĩa:
Thối hóa cột sống là bệnh khá thường gặp do cột sống phải chịu nhiều
tải trọng và xảy ra liên tục dễ dẫn đến các biến đổi hình thái bao gồm thối
hóa các đã đệm, thân đốt sống, các mỏm gai sau đốt sống, hư hại phần sụn
mặt trên đốt sống, mọc gai hoặc mỏ xương ở thân đốt sống, vị trí thối hóa
hay gặp là đoạn cột sống thắt lưng và đốt sống cổ 5,6,7 .
1.1.1.2. Nguyên nhân:
Bên cạnh q trình lão hóa, các yếu tố tác động đến cột sống làm tăng
nguy cơ thối hóa cột sống như:

- Điều kiện sống và lao động làm việc, lao động nặng quá sớm và quá
sức, thí dụ như mang vác gồng gánh nặng sớm và quá sức (12, 13 tuổi) khi
mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, chưa
hồn thiện, ăn uống chưa đầy đủ.
- Lối sống, vận động sai lầm: tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý,
thường xuyên mang vác, đẩy kéo các vật nặng không đúng tư thế, ngồi quá
nhiều hoặc ln ln làm việc ở một tư thế ít thay đổi, trọng lượng quá mức
cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể
- Đối với nữ giới còn do thiếu hụt can xi hậu quả của việc mang thai và
sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
- Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột
sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời và
khoảng 10% số này bị chuyển thành đau CSTL mạn tính.
- Nguyên nhân phổ biến do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống q
mức; thối hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm CSTL; trượt thân đốt sống,
dị dạng thân đốt sống (cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa ..) lỗng xương
ngun phát...


5
Ngun nhân chính khiến thối hóa cột sống khởi phát.
Ngày nay, thối hóa đốt sống khơng chỉ là vấn đề của riêng người lớn tuổi.
Những yếu tố gây bệnh có thể xuất phát từ chính thói quen hoặc hồn cảnh
làm việc của mỗi người, dẫn tới nguy cơ trẻ hóa của bệnh. Tìm hiểu và nắm
vững nguyên nhân giúp bạn phòng ngừa, xử lý “đúng người, đúng bệnh” hơn.
+ Nguyên nhân chủ quan:
Tuổi tác càng cao sẽ kéo theo nguy cơ lão hóa sụn khớp. Tầng đĩa đệm
nằm giữa các đốt sống khơ dần, lớp vịng bao xơ bị rách làm tăng nguy cơ
thốt vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, giảm lượng canxi, lượng chất nhầy tại các
khớp mất dần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị thối hóa ở tuổi 30 –

35.
+ Ngun nhân khách quan:
-

Chấn thương: Người có tiền sử chấn thương vùng cột sống hoặc

xương chậu do tai nạn sẽ khiến đĩa đệm bị suy yếu, tổn thương.
-

Môi trường làm việc: Nhân viên công sở ngồi quá lâu hoặc

mang vác nặng thường xuyên lâu ngày sẽ khiến cứng khớp, đau nhức xương
khớp và tăng nguy cơ thối hóa cột sống.
-

Thừa cân: Người béo phì, thừa cân thường gặp khó khăn trong

việc hoạt động. Thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động khiến cho
lớp mỡ chèn ép lên các dây thần kinh, gây khó khăn cho q trình vận chuyển
dinh dưỡng và máu tới các chi. Từ đó làm khiến xương khớp yếu dần.
-

Yếu tố di truyền: Một số trường hợp bệnh khởi phát do các yếu

tố di truyền, hệ xương khớp yếu nên dưới sự tác động của các yếu tố gây bệnh
sẽ có nguy cơ mắc thối hóa cao hơn nhóm cịn lại.
Trong y học cổ truyền, đau do thối hóa cột sống trong phạm vi “chứng tý”
với các bệnh danh: yêu cước thống, tọa cốt phong…..Y học cổ truyền có rất
nhiều phương pháp để điều trị như: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, thuốc
thang sắc uống…trong đó châm cứu là phương pháp chữa bệnh chủ yếu của y

học cổ truyền, được áp dụng từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và đạt được
hiệu quả cao trong điều trị đau thắt lưng. Châm cứu không những làm giảm


6
đau tốt mà cịn nhanh chóng khơi phục lại tầm vận động cột sống, dễ dàng áp
dụng không gây hại cho người bệnh.
1.1.1.3. Triệu chứng:
Tùy thuộc vào những diễn biến và vị trí của bệnh, các dấu hiệu của thối
hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài. Thối hóa đốt sống cổ và
thối hóa cột sống lưng là hai vị trí thường xun xảy ra tình trạng này.
Đối với thể cấp tính: Người bệnh cảm thấy cơn đau nhức bất chợt ở
vùng thắt lưng, âm ỉ kéo dài dưới 4 tháng. Các cơn đau dù không ảnh hưởng
tới khớp gối và vùng đùi nhưng dễ dàng tái phát khi cử động mạnh hoặc thay
đổi tư thế.
Đối với thể mãn tính:
- Đau âm ỉ và gia tăng mức độ khi vận động. Người bệnh khơng có khả
năng hoạt động trong thời gian dài. Cột sống có nguy cơ bị biến dạng một
phần.
- Cơ cạnh cột sống bị co cứng sau khi ngủ dậy hoặc vận động mạnh.
- Chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức xương khớp tê bì chân tay.
- Chủ quan hoặc khơng kịp thời điều trị thối hóa cột sống có thể khiến
người bệnh bị teo cơ, biến dạng cột sống, thậm chí là bại liệt.
Triệu chứng thối hóa cột sống thường gặp
Tùy vào vị trí thối hóa cột sống, người bệnh có thể gặp các biểu hiện
khác nhau. Các triệu chứng điển hình của thối hóa đốt sống cổ như: Đau mỏi
cổ vai gáy, đau có xu hướng lan rộng ra vùng bả vai, cánh tay, đau vùng đầu,
thái dương, trán,... Trong khi đó, người bị thối hóa cột sống thắt lưng lại bị:
Đau âm ỉ vùng lưng dưới, đau nặng hơn về đêm và khi thời tiết thay đổi, cứng
lưng sau khi ngủ dậy, khó cúi gập người,...

Triệu chứng thối hóa đốt sống cổ

Triệu chứng thối hóa cột sống thắt lưng

- Thường xuyên đau nhức vùng cổ vai

- Đau âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội vùng thắt

gáy, bả vai.

lưng.

- Căng cứng vùng cổ vai gáy, khó vận

- Đau lưng dưới lan xuống hông, đùi rồi


7
động sau khi ngủ dậy.

chạy dọc theo cẳng chân đến bàn chân

- Đau có xu hướng lan từ vùng bả vai

kèm theo tê bì, rối loạn cảm giác,...

xuống cánh tay, tê bì cẳng tay và ngón

- Đau có xu hướng tăng nặng khi cúi


tay.

người, duỗi cánh tay. Khi cố cúi sâu sẽ

- Đau nặng hơn khi vận động mạnh, khi thấy đau dữ dội vùng lưng.
ho, hắt hơi hoặc khi thay đổi thời tiết.

- Một số trường hợp nặng, người bệnh có

- Có thể kèm theo đau đầu, lan sang thái thể bị biến dạng cột sống, mất kiểm soát
dương và hai bên hốc mắt,...

đại tiểu tiện.

1.1.1.4. Biến chứng:
Biến chứng thối hóa cột sống thắt lưng, đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thậm chí khả năng vận
động của người bệnh. Không chỉ dừng lại ở những cơn đau nhức xương khớp,
nếu để lâu hoặc chủ quan trong điều trị có thể khiến bạn đối mặt với những
biến chứng nguy hiểm như:
Giảm khả năng vận động: Người bị thối hóa thường không thể thực
hiện các động tác cúi, gập hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Trong quá trình hoạt
động hằng ngày thường nhanh mất sức, cần nghỉ ngơi mới có thể tiếp tục.
Teo cơ: Khả năng máu khơng thể lưu thông tới chân tay, vận động hạn
chế lâu ngày sẽ dẫn tới teo chân, tay.
Bại liệt: Người bệnh có nguy cơ liệt nửa người hoặc mất hoàn toàn khả
năng lao động.
Thốt vị đĩa đệm: Khi các vịng cơ sợi bị xơ hóa hoặc rách có thể
khiến lớp nhân nhầy đĩa đệm thốt ra ngồi, chèn ép lên dây thần kinh gây co
cứng khớp, rối loạn phản xạ, rối loạn cơ vịng, rối loạn hơ hấp.

Rối loạn tiền đình: Người mắc thối hóa khớp cổ thường có nguy cơ
cao mắc bệnh tiền đình do chèn ép vào dây thần kinh khiến máu không thể
lưu thông tới não, gây đau đầu kèm theo chống váng, buồn nơn.
Biến dạng cột sống: Dễ dàng nhận thấy người mắc có dấu hiệu vẹo cột
sống, gù lưng, đi khập khiễng…


8

Lưng người bệnh hướng về phía trước nhiều hơn hoặc cong vẹo sang một
phía
1.1.1.5 Cận lâm sàng

Người bệnh sẽ được chỉ định chụp X – quang hoặc MRI để thấy rõ tình
trạng của đĩa đệm, hình dạng cột sống, gai xương, xương dưới sụn. Hoặc xét
nghiệm sinh hóa, tế bào máu ngoại vi, độ lắng của máu để phân biệt đau nhức
xương khớp do thối hóa với các bệnh lý khác (dính khớp, viêm đốt sống đĩa
đệm, di căn do ung thư).


9

1.1.1.6 Điều trị:
Các cách chữa thối hóa cột sống? Đâu là cách tối ưu nhất?
Thối hóa cột sống càng để lâu càng nguy hiểm, nguy cơ biến dạng, tàn
phế là rất cao. Do đó tìm cách khắc phục càng sớm người bệnh càng dễ
thoát khỏi các triệu chứng bệnh. Sau đây là những phương pháp đang
được áp dụng phổ biến nhất, cho hiệu quả trị bệnh tốt.
Các loại thuốc chữa thối hóa cột sống:
- Dùng thuốc tây y là lựa chọn hàng đầu của người bệnh thối hóa cột sống.

Các loại thuốc Tây đem tới tác dụng nhanh chóng, tiện lợi nhưng thường tiềm
ẩn nguy cơ tác dụng phụ hoặc nhờn thuốc.
+ Thuốc giảm đau
Để giảm thiểu mức độ đau nhức, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử
dụng các sản phẩm giúp giảm đau. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lạm dụng
dẫn tới lệ thuộc hoặc nhờn thuốc, các loại thuốc này thường được kê đơn dựa
theo thể trạng và thể bệnh của người dùng.
+ Thuốc kháng viêm


10
Dùng trong trường hợp không phản ứng với thuốc giảm đau. Các sản
phẩm kháng viêm thường nằm trong nhóm NSAID.
+ Thuốc giãn cơ
Có tác dụng giảm đau bằng cách tác động vào ức chế phản ứng quá
phát của tủy sống, giãn cơ giảm lực cho cột sống và dây thần kinh, gây tê
trong thời gian ngắn.
+ Thuốc tân dược tác dụng chậm
Trong liệu trình xử lý lâu dài, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm
bổ sung dưỡng chất, tăng cường chất nhầy sụn khớp, cung cấp canxi cho cơ
thể.
+ Phẫu thuật
Nếu trường hợp bệnh có nhiều diễn biến nghiêm trọng, xuất hiện biến
chứng, khả năng hoạt động giảm đáng báo động, các bác sĩ sẽ khuyên người
bệnh thực hiện các phương pháp can thiệp ngoại khoa. Người bệnh có thể
tham khảo các biện pháp ít xâm lấn, khơng tác dụng phụ, hồi phục nhanh.
Một số phẫu thuật phổ biến hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống, cố định
cột sống, cắt bỏ gai xương, cắt bỏ đĩa đệm, thay đốt sống nhân tạo…
1.1.1.7 Bài thuốc giải quyết thối hóa cột sống lưng tại nhà:



Bài thuốc từ lá đinh lăng: Rửa sạch một nắm lá đinh lăng hoặc nếu sử
dụng phần rễ, nên thái nhỏ và phơi khơ. Sau đó tiến hành đun sắc với
500ml nước trong vòng 20 phút. Lọc bỏ phần bã, dùng phần thuốc
uống thay nước hằng ngày.



Bài thuốc từ lá lốt: Người bệnh có thể tận dụng đặc tính ấm nóng,
kháng viêm của lá lốt bằng cách rửa sạch, sau đó thái nhỏ và sao khơ
trên chảo nóng. Dùng phần lá cịn ấm đắp lên chỗ bị đau cho đến khi
nguội. Thực hiện ngày 2 – 3 lần.



Cách trị thối hóa bằng lá ngải cứu: Đem lá ngải cứu nhặt bỏ cuống,
sau đó rửa sạch, thái nhỏ. Tiến hành sao khô cùng với muối hạt to, đảo
đều tay để các nguyên liệu không bị cháy. Sau 15 phút thì bắc ra, bọc
trong khăn và chườm vào cột sống đau nhức.


11
1.1.2 Khắc phục thối hóa cột sống bằng Đơng y
Đơng y điều trị thối hóa cột sống theo hướng bảo tồn, không can thiệp
dao kéo nhưng hiệu quả cao và lâu dài. Nguyên tắc của y học cổ truyền là tác
động sâu vào căn nguyên, loại bỏ bệnh từ gốc, đồng thời tăng cường chức
năng ngũ tạng và sức khỏe để bệnh khơng có cơ hội quay trở lại.
Để khắc phục thối hóa cột sống, Đơng y sử dụng các phương pháp:



Dùng bài thuốc Đông y: Thành phần từ nhiều thảo dược, kết hợp theo
tỷ lệ phù hợp với từng người, có tác dụng giải độc, kháng viêm, bổ gan,
thận và làm mạnh gân cốt. Một số dược liệu thường dùng trong các bài
thuốc Đơng y chữa thối hóa cột sống như: Dây đau xương, gối hạc,
phòng phong, bách bộ…



Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau,
phục hồi vận động, lưu thơng khí huyết và kinh lạc.
Nhìn chung, so với các phương pháp khác, Đơng y được coi là tối ưu

và an toàn hơn cả. Bên cạnh đó, y học cổ truyền cịn phù hợp với đa số người
Việt, chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, người bệnh nên chú ý lựa chọn các bài thuốc có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng, bào chế bởi các đơn vị uy tín để đảm bảo sức khỏe và giúp
đánh bay bệnh.
Châm cứu, bấm huyệt sử dụng tay và kim châm tác động vào kinh
mạch xung quanh cột sống, giúp thông kinh, hoạt huyết. Các dây thần kinh
sau khi được tác động sẽ được giải phóng chèn ép, từ đó giảm đau nhanh và
phục hồi vận động cho người bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này cịn giúp
hỗ trợ sản sinh dịch nuôi dưỡng cột sống, giúp cột sống chắc khỏe.
Một liệu trình vật lý trị từ 7 – 10 ngày, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi
người.


12

Phương pháp đốt sóng cao tần
Đốt sóng cao tần là biện pháp sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng

với tần số từ 3kHZ đến 300HZ để đốt cháy, làm teo nhỏ khối nhân nhầy chèn
ép lên rễ thần kinh. Từ đó giúp giải phóng rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép,
cải thiện tình trạng đau nhức. Biện pháp này đem lại hiệu quả giảm đau từ 3-6
tháng và có thể thực hiện lại sau 3-4 năm.
Vật lý trị liệu
Một số biện pháp đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và đem lại hiệu quả
cao mà người bị thối hóa cột sống có thể áp dụng như: Chườm nóng, chườm
lạnh, xoa bóp,... Tùy vào tính chất cơn đau, người bệnh có thể lựa chọn
phương pháp phù hợp với bản thân. Với cơn đau mới, cấp tính, người bệnh
nên chườm lạnh để giảm đau tức thời, nhanh chóng. Sau đó, khi cơn đau đã
đỡ và ổn định, người bệnh có thể chườm nóng để tăng cường lưu thơng khí
huyết, giãn cơ, giảm đau.


13
Châm cứu
Châm cứu là kỹ thuật sử dụng các đầu kim nhỏ tác động vào các huyệt
vị trên cơ thể, giúp tăng cường lưu thông máu, khai thông huyệt đạo bị tắc
nghẽn, từ đó giúp giảm đau. Tuy nhiên, việc châm cứu nên được thực hiện
bởi những người có chuyên mơn, tay nghề cao để tránh các tai biến có thể xảy
ra.
Phẫu thuật cho người thối hóa cột sống
Trong các trường hợp thối hóa cột sống đã tiến triển nặng thành các
bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống,... gây đau nhức triền
miên, dữ dội, có nguy cơ liệt, khơng cịn đáp ứng điều trị với các biện pháp
khác, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là biện pháp can
thiệp có xâm lấn nhằm khắc phục các tổn thương thực thể ở đĩa đệm, đốt
sống. Biện pháp này thường mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên lại tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong và sau q trình phẫu thuật như hơn mê, nhiễm trùng,...
Sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên

Nhìn chung, các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc uống
hoặc tiêm, phẫu thuật thường chỉ đem lại tác dụng giảm đau tức thì mà khơng
tác động vào nguyên nhân “gốc rễ” là sự thiếu hụt dưỡng chất cho cột sống
nên bệnh vẫn âm thầm tiến triển, gây đau đớn tái đi tái lại nhiều lần, mỗi ngày
thêm trầm trọng.
Hơn nữa, biện pháp phổ biến nhất hiện nay là dùng thuốc tây lại tiềm
ẩn nhiều nguy cơ nếu lạm dụng như loét dạ dày, tá tràng, viêm gan, lệ thuộc
thuốc,... Phẫu thuật thì nhiều rủi ro, lại chưa chắc cải thiện được tình trạng
đau.
Bởi vậy, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên trong cải
thiện triệu chứng thối hóa cột sống đang là xu hướng mới được nhiều người
tin tưởng lựa chọn. Trong đó, nổi bật là các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh,
thiên niên kiện, nhũ hương,... do các dược liệu này có tác dụng bồi bổ cột
sống, tác động vào căn nguyên gây bệnh là tính trạng thiếu hụt chất dinh
dưỡng, giảthối hóa cột sống, ngăn chặn sự mất nước đĩa đệm,..


14
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy
of Orthopaedic Surgeon) cho biết, ước tính 85% người trên 60 tuổi bị thối
hóa cột sống. Năm 1968, Mathews JA cũng đã chứng minh tác dụng kéo giãn
ở 2 bện nhân bằng chụp ngoài màng cứng. Sự lồi ra của đĩa đệm bị giảm bớt và
sự giãn cách cột sống trung bình 2mm cho mỗi đĩa đệm thấy trên phim chụp [22].
Năm 1994, Zhang Y và CS tại Viện Châm cứu và Xoa bóp Bắc Kinh
Trung Quốc sử dụng châm cứu điều trị 56 trường hợp đau thắt lưng bằng
châm cứu thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 98,3%.
Năm 2004, H.E. Tao, HE. Lan (Trung Quốc) nghiên cứu điều trị thốt vị
đĩa đệm trên 83 bệnh nhân, nhóm nghiên cứu (n = 42) điều trị bằng điện châm

kết hợp kéo giãn cột sống đạt hiệu quả 92,86% cao hơn so với nhóm chứng (n
=41) điều trị bằng kéo giãn cột sống đơn thuần (đạt kết quả 80,48%).
Năm 2007, Wu Guang-Wei và Yang Xiang-Yu nghiên cứu điều trị thoát
vị đĩa đệm CSTL trên 89 bệnh nhân bằng châm cứu và kéo giãn. Kết quả 65
bệnh nhân chữa khỏi, 12 bệnh nhân kết quả tốt, 7 bệnh nhân kết quả trung
bình và 3 bệnh nhân khơng có kết quả
Hiện nay tỷ lệ người bệnh bị đau cột sống thắt lưng và chi dưới khá phổ
biến mà nguyên nhân được các bác sỹ lâm sàng nói đến nhiều nhất là thối
hóa cột sống . Theo nghiên cứu của LaBan, Myron M., MD, MMSc; Zaidan,
Sultan thuộc Hội Y học vật lý và phục hồi chức năng Hoa Kỳ, bệnh lý này
gặp khoảng 3% trong tổng số 20% người bệnh lớn tuổi bị thối hóa cột sống .
1.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cơ xương của Trường ĐH
Tôn Đức Thắng TPHCM vừa công bố cơng trình nghiên cứu khoa học mà
theo đó họ phát hiện rằng cứ 10 người Việt Nam ở TPHCM trên 40 tuổi thì 6
người bị thối hóa xương cột sống.


15
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo kích thước của 20 đốt sống trên hơn
600 nam và nữ trên 40 tuổi. Họ dùng một phương pháp chẩn đoán phổ biến để
đánh giá thối hóa khớp cho từng đốt sống. Kết quả cho thấy 60% người bị
thối hóa cột sống. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (62%) cao hơn nam (55%). Đây là
cơng trình nghiên cứu có quy mơ lớn đầu tiên của Việt Nam và được đăng tải
trên tạp chí y khoa có uy tín hàng đầu của thế giới là Calcifield Tissue
International.
Theo BS Hồ Phạm Thục Lan, chủ trì cơng trình nghiên cứu và tác giả
chính của bài báo: Ở các nước Âu Mỹ, những người trên 60 tuổi, cứ 10 người
thì có 8 người bị thối hóa cột sống. Điều đáng nói là tất cả những người này
khơng hề biết họ bị thối hóa cột sống vì khơng có biểu hiện hay triệu chứng

cụ thể.
Thực tế cho thấy, đau lưng được xem là một biểu hiện của thoái hóa cột
sống. Nghiên cứu này cho thấy 44% người bị đau lưng và gần 30% bị đau cổ.
Tuy nhiên, BS Thục Lan cho rằng hai triệu chứng này không phải là tín hiệu
tốt để nhận dạng người bệnh thối hóa cột sống. Trong thực tế, cao tuổi và dư
cân là hai yếu tố làm tăng nguy cơ thối hóa cột sống.
Năm 1997, Phan Chúc Lâm, Nguyễn Văn Thông đã điều trị 1.390
trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thể ra sau, sau bên giai đoạn bán
cấp mạn tính bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống – thuốc chống viêm, giảm
đau, tiêm ngoài màng cứng kết hợp với tập luyện thấy kết quả: tốt và khá đạt
80%, trung bình 13%; ít kết quả 4% và khơng kết quả chiếm 3%.
Năm 2001, Lê Thị Kiều Hoa đã báo cáo luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu
hiệu quả phục hồi vận động ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng cùng
bằng máy Eltrac 471” và đạt kết quả: 36,4% rất tốt, 42,4% tốt, 18,2% trung
bình và 3% khơng kết quả .


16
Năm 2007, Nguyễn Văn Hải nghiên cứu điều trị đau thần kinh tọa do
TVĐĐ bằng bấm kéo nắn đạt kết quả: 81,3% tốt; 12,55% khá; 6,3% trung
bình .
Năm 2007, Trần Thái Hà báo cáo luận văn thạc sỹ “Đánh giá tác dụng
điều trị thoát vị đĩa đệm CSTL bằng phương pháp điện châm, xoa bóp kết hợp vật
lý trị liệu” đạt kết quả điều trị 46,7% rất tốt; 46,7% tốt; 6,6% trung bình .


17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH THỐI HĨA CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH

NĂM 2022
2.1. Thông tin Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh là bệnh viện lớn với quy mô
387 giường, được xem là bệnh viện chuyên chữa trị bằng y học cổ truyền lớn
nhất của tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện được xếp hạng hạng II. Trụ sở đặt tại
Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh .
Với quy mô 387 giường gồm có nhà B khu khám bệnh, Nhà E khu 4
tầng, Nhà G khu 6 tầng, phòng bệnh được lắp đạt điều hoà nhiệt độ và các
thiết bị hiện đại như: hệ thống thơng khí, máy báo gọi điều dưỡng, hệ thống
oxy trung tâm… phục vụ tốt cho công tác chuyên môn và sinh hoạt của người
bệnh.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh là bệnh viện hạng II, trực
thuộc Sở Y tế ban giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Được giao
chỉ tiêu kế hoạch 300 giường bệnh; Về cơ cấu tổ chức, bệnh viện có 11 khoa,
05 phịng và tương đương: 5 khoa Lâm sàng; 11 khoa, phòng chức năng khác.
Về nhân lực, bệnh viện có 223 cơng chức, viên chức và hợp đồng lao
động: 33 bác sỹ, 88 điều dưỡng, 02 kỹ thuật viên; 17 dược sỹ: 83 cán bộ khác.
Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh và các sở, ban ngành trong tỉnh trực tiếp là Sở Y tế; dưới sự chỉ đạo của
Sở Y tế, Ban Giám đốc Bệnh viện; cùng với sự quyết tâm nỗ lực của tập thể
cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện. Với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của Bộ Y
tế và các Bệnh viện tuyến trung ương theo đề án bệnh viện vệ tinh; sự hỗ trợ
về hoạt động quản lý chất lượng, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và bổ sung một
số trang thiết bị hiện đại từ dự án hỗ trợ 1816. Ngoài ra, bệnh viện Y dược cổ
truyền Quảng Ninh đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đủ để thực hiện
các kỹ thuật của Bệnh viện hạng II, trong 6 tháng đầu năm 2022, bệnh viện đã


18

hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ đó đã nâng cao được chất
lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa
bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh
lân cận.
Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh là đơn vị đầu ngành của tỉnh
đã thực hiện đầy đủ 7 chức năng nhiệm vụ về công tác khám chữa bệnh, phát
triển kỹ thuật mới, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm sốt nhiễm
khuẩn, quản lý tài chính, cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác khám
chữa bệnh… Bệnh viện đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các
vùng lân cận.
Bên cạnh việc chăm sóc điều trị cho người bệnh, bệnh viện cũng rất
quan tâm đến công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người
bệnh, tất cả các khoa phòng mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tun truyền
giáo dục sức khỏe và hướng dẫn nội quy, các thủ tục hành chính cho người
bệnh.
2.2 Thực trạng chăm sóc người bệnh thối hóa cột sống tại Bệnh viện Y
Dược cổ truyền Quảng Ninh năm 2022
2.2.1 Thông tin về người bệnh:
- Theo báo cáo thời gian qua từ 4/2022 đến 5/2022 Người bệnh bị thối
hóa cột sống đến khám và điều trị , được điều dưỡng chăm sóc tại Bệnh viện
Y dược cổ truyền Quảng Ninh, là 50 người bệnh được chẩn đốn xác định bệnh
thối hóa cột sống tại Bệnh viện.
- Tuổi từ 30 tuổi trở lên.
- Không phân biệt giới tính.
Bảng 1: Phân bố người bệnh theo tuổi.
Tuổi

Số lượng


%

30-40

0

0%

40-45

2

6,67%


×