Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ NHỮNG THÁCH THỨC LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.79 KB, 16 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
LUẬT KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP CỦA WTO VÀ NHỮNG THÁCH THỨC LIÊN
QUAN ĐẾN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Sinh viên thực hiện : BÙI MẠNH HÙNG
Sinh ngày
: 11/4/1966
Líp
: LUẬT KINH TẾ K3B
SBD
: 80
Cơ sở đào tạo
: TTGDTX HÀ TÂY

Hà Tây - 2007

LỜI MỞ ĐẦU


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

Với tất cả những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là


trong thời kỳ đổi mới, chúng ta có thể vững tin bước vào nền kinh tế toàn cầu.
Với việc tham gia WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội và cũng rất nhiều thác
thức. Đó là cơ hội được đối xử tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện; thuế nhập
khẩu vào các nước thành viên WTO sẽ giảm đáng kể; được hưởng một số ưu
đãi thương mại khi có cách tranh chấp với các nước khác. được hưởng chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì là nước đang phát triển; tạo được hệ thống
chính sách minh bạch, rõ ràng làm cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài; được
quyền tham gia các cuộc đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình; vị
thế thương mại và kinh tế được nâng cao. Trong đó, cơ hội lớn nhất là có môi
trường cạnh tranh công bằng, là điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc cải
cách, đổi mới và phát triển kinh tế nước ta.
Hội nhập quốc tế cũng tạo thế và lực cho nền kinh tế nước ta trên trường
quốc tế. Nước ta có điều kiện tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại quốc
tế, bình đẳng với các nước thành viên khi có tranh chấp được xử theo ngun
tắc chung; khơng phân biệt đối xử; Hàng hóa dịch vụ của nước ta cũng được
đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế và có khả năng nâng cao sức cạnh
tranh. Nước ta cịng có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản, giày giép, dệt may, thủ
cơng mỹ nghệ và các hàng hóa sử dụng nhiều lao động… Mặt khác, khi hội
nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh doanh của nước ta phù hợp với thông lệ
quốc tế làm tăng sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tăng sự hỗ trợ tài
chính, tiếp thu kiến thức kinh nghiệm quản lý kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cải
cách hệ thống giáo dục đào tạo…
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải có cơ chế đối xử lại tương tự với các
nước thành viên WTO, tiếp tục cải cách theo đòi hỏi của WTO, tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định của WTO… Đối với Việt Nam, những thác thức
phải chịu cũng rất lớn. Các hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam với sức cạnh
1



Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

tranh thấp sẽ phải "đương đầu" với những sản phẩm của các nước có nền
kinh tế phát triển ngay trên "sân nhà". Cùng với mở cửa thị trường nội địa,
Việt Nam cũng sẽ phải mở cửa nhiều ngành kinh tế quan trọng vốn từ trước
tới nay chủ yếu do thành phần kinh tế Nhà nước nắm giữ nh: ngân hàng, bảo
hiểm, viễn thơng… Trong khi đó, hệ thống chính sách của ta chưa hồn
chỉnh, nguồn nhân lực còn nhiều bất cập để đáp ứng yêu cầu cao của các cuộc
cách mạng công nghệ kỹ thuật số, cách mạng sinh học, trình độ hiểu biết luật
pháp quốc tế để vượt qua các rào cản kỹ thuật, thương mại như bán phá giá,
trợ cấp, tự vệ, an toàn vệ sinh thực phẩm… còn hạn chế.
Mặc dù về lý thuyết, WTO chỉ công nhận biện pháp bảo hộ bằng hàng rào
thuế quan là hợp pháp, nhưng thực tế, các nước không ngừng áp dụng những
biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phí thuế
quan và phi thuế quan. Đối với biện pháp bảo hộ bằng thuế qua, hầu hết các
nước tham gia WTO phải cam kết ràng buộc đối với các dòng thuế ở những mức
khác nhau. Khi đã cam kết, các nước thành viên không thể tùy tiện tăng thuế lên
cao hơn. Ngồi ra, vào WTO cũng có nghĩa là các nước phải cam kết cắt giảm
thuế suất.
Nhìn lại chặng đường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1994 đến nay,
Việt Nam có hàng chục mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá nh mỳ chính,
bật lửa ga, tỏ, cá tra, cá basa… và gần đây là giầy mũ da. Điều này thể hiện
Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng tỏng xuất khẩu hàng hóa cũng
nh nâng cao hiệu quả biết về các biện pháp tự vệ, rào cản phi thuế quan của
nước ngồi để bảo vệ hàng hóa của mình.
Như vậy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta khơng có
cách nào khác là phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và không
ngừng học hỏi các kinh nghiệm, luật pháp quốc tế… để không phải thua thiệt

và đây cũng cũng là lý do tôi nghiên cứu đề tào "Hiệp định nông nghiệp của
WTO và thách thức liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam khi
2


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

Việt Nam gia nhập WTO".
PHẦN NỘI DUNG
I. Hiệp định nông nghiệp của WTO
1. Mục tiêu và cơ cấu của Hiệp định
- Tạo cơ sở cho việc tiến hành cải cách thương mại nông nghiệp
- Thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp theo định hướng thị
trường cơng bằng, và có thể khởi đầu một q trình cải cách thông qua các
cuộc đàm phán, với những mục tiêu dài hạn là giảm từng bước đáng kể sự hỗ
trợ và bảo hộ nông nghiệp.
Hiệp định nông nghiệp được ký kết trong vòng đàm phán Urugoay gồm
13 phần với 21 điều và 5 phụ lục. Nội dung chính của hiệp định là những cam
kết và quy định về:
- Mở cửa thị trường, gồm việc sử dụng những biện pháp tại cửa khẩu để
kiểm soát nhập khẩu.
- Việc sử dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và các hỗ trợ khác đối
với nông nghiệp.
2. Các cam kết mở cửa thị trường
Cam kết mở cửa thị trường được trình bày trong Điều 4 và Điều 5. Hiệp
định yêu cầu đưa vào lịch trình các nhượng bộ về mở cửa thị trường bao gồm
đặt thuế ngưỡng, giảm thuế và các cam kết khác. Cụ thể:
- Thuế hóa các biện pháp phi thuế quan: Hiệp định yêu cầu các nước

phải thuế hóa các biện pháp phi thuế quan đang được áp dụng nh hạn chế
định lượng việc nhập khẩu. Tuy nhiên, quy định này có một số ngoại lệ cho
các nước đang phát triển.
- Cam kết mở cửa thị trường hiện thời và tối thiểu: Những cam kết này
nhằm bổ sung cho biện pháp thuế hóa để thúc đẩy tự do hóa thương mại. Các
nước đưa ra cam kết mở cửa thị trường tạm thời bằng thiết lập hạn ngạch thuế
3


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

quan đối với hàng nhập khẩu (trong hạn ngạch thuế suất thấp, ngoài hạn
ngạch thuế suất cao). Cam kết mở cửa thị trường tối thiểu áp dụng cho các
sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu trong quá khứ.
- Những biện pháp tự vệ đặc biệt: Hiệp định cho phép đặt thuế quan bổ
sung trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ: khi mức nhập khẩu tăng quá
nhanh, hoặc giá mặt hàng nhập khẩu giảm dưới mức nào đó. Tuy nhiên biện
pháp này chỉ được áp dụng một cách hạn chế.
- Giảm thuế theo tỷ lệ phần trăm: Hiệp định quy định các nước phải tiến
hành giảm thuế quan. Các nước phát triển và các nước đang chuyển đổi nền
kinh tế giảm 36% trong vòng 6 năm kể từ 1/1/1995, còn các nước đang phát
triển giảm 24% trong vòng 10 năm. Hiệp định cũng quy định thuế suất đối với
từng sản phẩm được giảm Ýt nhất 15% đối với các nước đang phát triển và
10% đối với các nước đang phát triển.
- Thuế ngưỡng: Hiệp định quy định tất cả các quốc gia phải đặt thuế
ngưỡng đối với tất cả nông sản.
3. Trợ cấp xuất khẩu và những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ
Điều 9, Điều 10 là những điều khoản điều tiết về trợ cấp xuất khẩu. Trợ

cấp xuất khẩu, đặc biệt ở các nước phát triển, được xem là hình trợ cấp bóp
méo thương mại quốc tế nhiều nhất, dẫn đến sự không công bằng trong
thương mại quốc tế. Vì vậy, đây là một trọng tâm trong các cuộc đàm phán
của WTO.
Hiệp định nông nghiệp yêu cầu các nước tiến hành cam kết giảm sử
dụng biện pháp trợ cấp. Hiệp định cho phép các nước đã cam kết giảm sử
dụng biện pháp trợ cấp sẽ được phép sử dụng 6 loại trợ cấp, còn đối với các
nước chưa cam kết. Hiệp định cấm sử dụng các biện pháp trợ cấp xuất khẩu
nông sản. Các biện pháp trợ cấp đó gồm: trợ cấp trực tiếp của chính phủ,
chẳng hạn thưởng cho xuất khẩu; chính phủ bán tống một lượng hàng hóa với
giá thấp cho doanh nghiệp để xuất khẩu; chỉ trả cho xuất khẩu bằng tiền của
4


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

chính phủ; trợ cấp cho sản phẩm nơng nghiệp có tiêu chí là sản phẩm xuất
khẩu.
Hiệp định có các ràng buộc cụ thể vừa mức cũng nh thời gian trợ cấp.
Hiệp định cũng có các điều khoản ưu đãi và đối xử đặc biệt đối với các nước
đang phát triển.
Điều 1(a) và Điều 6 đòi hỏi các nước chấp nhận cam kết phải giảm hỗ
trợ trong nước làm méo mó thương mại. Hiệp định xếp các loại hỗ trợ vào 3
loại: hộp màu xanh lá cây, hộp màu xanh da trời, hộp màu hổ phách. Hỗ trợ
thuộc hộp màu xanh lá cây, hộp màu xanh da trời là những hỗ trợ được phép
và không áp dụng cam kết cắt giảm. Hỗ trợ hộp màu hổ phách là hỗ trợ áp
dụng cam kết cắt giảm.
+ Hỗ trợ hộp màu xanh lá cây là: các khoản hỗ trợ không làm méo mó

hoặc làm méo mó khơng đáng kể thương mại. Loại hỗ trợ này được phép
không phải đưa vào cam kết.
- Chi phí của Chính phủ về nghiên cứu, kiểm sốt dịch bệnh, giám định,
phân cấp sản phẩm nơng nghiệp, tiếp thị và xúc tiến thương mại.
- Chi tiêu của Chính phủ cho các chương trình bảo hiểm thu nhập và bảo
đảm thu nhập;
- Trợ cấp do thiên tai;
- Trợ cấp bảo vệ môi trường;
- Dịch vụ về cơ sở hạ tầng nh thủy lợi, đường sá giao thông v.v..
+ Hỗ trợ màu xanh da trời là: gồm các khoản trả trực tiếp cho người sản
xuất trong các chương trình hạn chế sản xuất. Các nước thuộc EU, Nhật Bản
hay áp dụng loại trợ cấp này.
+ Hỗ trợ hộp màu hổ phách là: những hình thức hỗ trợ trong nước được
xem là méo mó thương mại. Để làm cơ sở cho việc cắt giảm, Hiệp định đưa ra
khái niệm Tổng mức hỗ trợ (AMS). AMS là mức hỗ trợ hàng năm, tính bằng
tiền, cho một sản phẩm nhằm ưu đãi các nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp
5


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

cơ bản, hoặc đó là hỗ trợ đặc biệt phi sản phẩm nhằm ưu đãi các nhà sản xuất
nơng nghiệp nói chung. Đối với loại hỗ trợ này, Hiệp định yêu cầu các nước
hàng năm phải cắt giảm theo tỷ lệ phần trăm được thỏa thuận. Tuy nhiên, loại
hỗ trợ này có thể khơng bị liệt vào hổ phách nếu ở dưới mức tối thiểu (tổng
hỗ trợ cho một sản phẩm nhỏ hơn 5%) giá trị sản lượng của sản phẩm đó, đối
với các nước đang phát triển trên mức tối thiểu đó là 10%).
4. Những vấn đề được đàm phán hiện nay

Các vấn đề của nông nghiệp luôn là vấn đề nhạy cảm trong các cuộc đàm
phán WTO. Hiện nay, trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp đang nổi lên
các vấn đề sau:
- Cắt giảm thuế quan.
- Cắt giảm các trợ cấp bó méo thương mại.
- Loại bỏ trợ cấp xuất khẩu.
- Đưa ra các quy tắc mới về tín dụng xuất khẩu và viện trợ lương thực.
- Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai (S&D) cho các nước đang phát triển và
kém phát triển;
- Áp dụng các quy tắc một cách linh hoạt đối với các nước mới gia nhập.
II. Những thác thức đối với Việt Nam
1. Thực trạng
Là nước gia nhập WTO sau, Việt Nam chịu nhiều sức Ðp trong đàm
phán, cả song phương lẫn đa phương, đặc biệt trong đàm phán về nơng sản
hàng hóa. Một vấn đề quan trọng của vịng đàm phán Doha đó là vấn đề trợ
cấp hàng nơng sản. Việt Nam là nước rất đặc biệt, đất chật, người đơng. Khi
đàm phán với Australia thì thấy một hộ gia đình của họ có đến 200 ha, cịn
bình qn đất canh tác Việt Nam chỉ có 0,3ha/hộ. Song, Việt Nam lại có
nhiều mặt hàng nơng sản xuất khẩu được xếp hạng trên thế giới: xuất khẩu
gạo có lúc xếp thức 2 thế giới; chè chúng ta có sản lượng đứng thứ 8 thế giới;
hải sản, thủy sản cũng được đứng thứ 8 - 9 thế giới … Êy là trường hợp rất
6


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

đặc biệt của thế giới. Cho nên, trong đàm phán song phương, nhiều nước châu
Mỹ La tinh yêu cầu đàm phán, họ cho rằng Việt Nam có mặt hàng nông sản

tràn ngập thị trường thế giới, làm cho các nước Mỹ la tinh gặp khó khăn nhất
là cà phê.
Theo cam kết, mức thuế trung bình hàng nhập khẩu, hàng nông sản và hàng
công nghiệp xấp xỷ 14%. Nh vậy thì hàng nơng sản Việt Nam liệu có tồn tại và
phát triển được khơng? Việt Nam có lợi thế là có nhiều mặt hàng nơng nghiệp
xuất khẩu. Đã xuất khẩu được thì cạnh tranh được với thế giới. Việt Nam trải qua
thử thách trong thị trường mậu dịch tự do thuế có lộ trình xuống 0 - 5%, nhưng tới
bây giờ thị trường có tràn ngập hàng hóa của ASEAN đâu? Gia nhập WTO, thuế
chúng ta đang từ mức 18% sẽ giảm cịn khoảng 14%. Nh vậy, nhìn tổng thể thấy
hàng hóa nước ngồi khơng tràn ngập, dù nhập khẩu có tăng. Phải bỏ trợ cấp xuất
khẩu đối với hàng nông sản, song 10% đối với hộp xanh (trợ cấp trong nước) thì
Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ. Mức 10% lâu nay chóng ta sử dụng rất Ýt,
chóng ta bỏ trợ cấp xuất khẩu nhưng chúng ta chuyển tiếp vào cho người nông
dân, người sản xuất và chế biến nông sản. GDP ngành nông nghiệp Việt Nam vào
khoảng 11 tỷ USD, với 10% chóng ta có 1,1 tỷ USD/năm để phục hỗ trợ cho nông
dân trong nước, mức đó bảo đảm nền nơng nghiệp phát triển trong tương lai.
Gia nhập WTO, nơng dân Việt Nam có nhiều hy vọng, song cũng
không Ýt thách thức. Mặc dù thu được những thắng lợi to lớn trong việc giảm
đói nghèo, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có thu nhập thấp với
GDP trên đầu người đạt khoảng 600 USD/năm. Đại bộ phận nhân dân có mức
thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút Ýt, nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những
tác động kinh tế từ bên ngồi. Một trong những rào cản lớn của nông dân Việt
Nam hiện nay là tư duy. Có những hộ nghèo, được Nhà nước hỗ trợ bị để
chăn ni, nhận bị được vài ngày nơng dân dắt ngay đến lị mổ,bán với giá
chỉ bằng 2/3 giá trị vật ni. Lại có hội nơng dân có ruột đất nhưng đem bán,
trở thành tay trắng phải nương nhờ sự giúp đỡ viện trợ. Có hộ khi được xét
7


Bùi Mạnh Hùng


SBD: 80

vay vốn xóa đói giảm nghèo cũng ăn hết. Những ví dụ Êy, dù khơng phổ biến
nhưng nói nên một thực tế, tư duy tự chủ, năng động trong làm ăn của một bộ
phận lớn nông dân cịn rất kém. Trình độ lao động thấp cngf với sự ỷ lại, gặp
chăng hai chớ đang là rào cản lớn của nơng dân trong tiến trình hội nhập
WTO. Ngồi ra, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, manh mún và cịn gặp
khơng Ýt khó khăn trong khu nơng dân cịn cắt lúa bằng liềm, bó lúa bằng tay
và gánh lúa bằng vai.
Tâm lý và thói quan sống của nơng dân sản xuất nhỏ vẫn chưa thốt ra
khỏi nếp nghĩ và cách làm trong đời sống của nông dân sản xuất nhỏ vẫn chưa
thoát ra khỏi nếp nghĩ và cách làm trong đời sống của phần nhiều nông dân ở
nước ta. Đó là phong cách tiểu nơng, "ăn bữa sáng no bữa chiều", "dụng đoản
mà không chế trường". Nhất là từ khi cơ chế thị trường mở ra, phát triển đến
tường thơn xóm vùng sâu vùng xa, hàng hóa có sẵn dồi dào, tiền tệ hóa mọi
thứ sinh hoạt đời sống, tâm lý dự trữ, để dành càng trở lên xa lạ đối với nông
dân. Thu nhập nhiều hay Ýt đều tổ chức sinh hoạt đời sống theo kiểu "ăn
đong", dựa hẳn vào thị trường. Vì thế, khi chẳng may bị mất mùa, khơng có
nơng sản đem bán, hoặc nông sản sụt giá, thu nhập thấp, đồng tiền khan hiếm
là kèm theo ngay nạn thiếu đói.
Bên cạnh dó, sản xuất quy mô nhỏ cũng là một hạn chế. Theo số liệu
thống kê của Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy mô
hộ nông nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ bé (khoảng 0,8 ha/hộ 5 người) nên
nhìn tồn cục thì lớn mà nhìn nội lực thực chất thì lại thấp. Cho nên, khi vào
WTO, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng phát triển theo kiểu mạnh ngành nào ngành
đó tiến, cịn lại giật lùi. Chẳng hạn những ngành khẳng định được vị thế như:
nuôi tôm, cá ba sa, một số chủng loại trái cây… sẽ thuận lợi hơn, cịn những
ngành như mía đường, bị sữa, chăn ni… vốn bây giờ đã khó khăn, khi khi
hội nhập lại càng khó khăn hơn. Cuộc cạnh tranh đối với những nông dân

tham gia xuất khẩu nông sản và những nông dân phục vụ sản xuất cho nhu
8


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

cầu thị trường trong nước sẽ gia tăng trên mọi phương diện, có thể dẫn đến hạ
giá sản phẩm, dẫn đến tình trạng người nơng dân cứ loay hay điệp khúc "được
mùa, mất giá". Điều đó có hại cho nông dân, đặc biệt cho những người sản
xuất quy mô nhỏ, nhất là vùng sâu, vùng xa.
2. Thách thức
Trong lĩnh vực nông nghiệp cần thấy rõ những lợi thế so sánh của nền
nông nghiệp nhiệt đới, để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường nội địa đồng
thời mở rộng ra thị trường nước ngoài. Những sản phẩm của ta như: gạo, cà
phê, cao su… một số quả như tiêu, điều,… hải sản như tơm, cá… Tuy nhiên,
cịn nhiều sản phẩm khác chóng ta chưa có điều kiện khai thác hoặc muốn
khai thác cần nhanh chóng áp dụng các tiến bộ sinh học, hiện đại hóa cơng
nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng vệ sinh thực phẩm.
+ Hiện đại hóa cơng nghiệp chế biến;
Hiện nay cơng nghiệp chế biến nơng sản ở nước ta đang gặp rất nhiều
khó khăn về khoa học công nghệ. Một số doanh nghiệp chế biến có quy mơ
lớn ở nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn do ngun liệu đầu vào
khơng đủ với cơng suất của máy móc thiết bị. Mặt khác, có nhiều ngun liệu
nơng sản lại rất dồi dào, các doanh nghiệp sản xuất có cơng nghệ tiên tiến
hiện đại, đầu vào ổn định nhưng lại khó khăn đầu ra. Một số doanh nghiệp
khó khăn trong kinh tế khi phải thay đổi công sản xuất khi không huy động
được vốn. Không Ýt những doanh nghiệp chế biến do thiếu kiến thức về thị
trường công nghệ nên đã mua phải những hệ thống, dây chuyền sản xuất, chế

biến với công nghệ lạc hậu không đáp ứng được với nhu cầu sản xuất gây
lãng phí, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng nguy cơ trên bờ vực phá sản.
Ngoài ra, với công nghệ hiện đại trong ngành công nghiệp chế biến
không phải khơng có những khó khăn về nhân lực. Nguồn nhân lực về kỹ
thuật công nghệ cao đào tạo trong nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu
tiếp cận cơng nghệ mới theo hướng hiện đại hóa, trong khi tư duy làm việc
9


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

của hệ thống nhân lực vẫn còn trì trệ chưa đáp ứng được với nhu cầu của thế
giới cũng như trong khu vực.
+ Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đây là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhất là khi mà các
nước này nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam. Mỹ và các nước thuộc cộng
đồng Châu Âu đã kiến nghị Việt Nam về hàm lượng kháng sinh trong thực
phẩm. Phòng Thương mại Việt Nam, Bé Y tế về hàm lượng kháng sinh trong
mặt hàng tôm khi Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này. Đối với các nước trên
thế giới đây là một vấn đề đáng quan tâm, vậy cịn thị trường nội địa thì sao?
Với tâm lý và thói quen làm ăn nhỏ lẻ, chụp giật và cơ hội, nông dân cũng
gây gây không Ýt những vấn đề phiền tối trong cơng tác kiểm tra vệ sinh an
tồn thực phẩm cho các cơ quan chức năng. Không Ýt những vụ ngộ độc thực
phẩm tập thể có con số đến hàng trăm người như ở Nha Trang - Khánh Hịa,
chỉ tính trong 3 tháng đã có tới 5 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cỗ cưới tại Thái
Bình, Hải Dương và một số các tỉnh khác trên cả nước. Đó là chưa thể thống
kê kết các vụ ngộ độc tại gia đình và dẫn đến những vụ tử vong khơng đáng
có. Đạo đức đích thực của người nơng dân đi đâu khi có những phóng sự liên

tiếp trên 5 số báo liền về an toàn thực phẩm đang được đăng trên báo Sức
khỏe và Đời sống nói về hiện trạng rau xanh đang tiêu thụ trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh. Ở tại thành phố này, một bộ phận người dân đã dùng đến
các chất như: dầu thải động cơ đổ xuống ao và dùng một số hóa chất bảo vệ
thực vật độc hại khác có nguy cơ ngộ độc rất cao để trồng rau muống, rau cải
và một số loại rau xanh khác để đảm bảo cho rau được xanh, mập, nhìn ngon
mắt. Những người nơng dân đó nghĩa gì khi mà gai đình họ có mảnh ruộng
riêng để trồng rau phục vụ gia đình mình với chế độ chăm sóc đặc biệt, cịn
những sản phẩm nguy hiểm khác thì tung ra thị trường cho người tiêu dùng.
Một số loại trái cây tiêu dùng trong nước được bảo quản bằng ngâm qua
Fcmn - một hóa chất dùng để bảo quản thi hài !!! và mấy ai có biết nếu
10


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

những trái cây đó mà may thay nếu khơng dùng thì có thể để đến 3 tháng.
Trong những con cá biển vô tội được bán cho người tiêu dùng trực tiếp và các
cơ sở chế biến thực phẩm có mang trong mình một lượng đạm Urê. Theo tơi
hiểu đạm Urê chỉ dùng để bón cho cây trồng nơng nghiệp chứ theo hải sản lên
bàn ăn. Đó chỉ là một vài loại sản phẩm liệt kê được còn xung quanh chóng ta
thì rất nhiều loại khơng thể liệt kê được.
Những hóa chất liệt trong danh mục cấm đó được một số nơng dân mua
ngồi thị trường tự do và cũng không được phục vụ cho nông nghiệp nhưng
do một số bộ phận người dân khơng có đạo đức, lương tâm sử dụng. Đây là ý
thức của moi người chứ khơng có Chính phủ nào đó thể kiểm sốt và khống
chế nổi. Vậy, tìm ở đâu những sản phẩm nơng nghiệp tốt ngồi lương tâm của
chính bản thân những người sản xuất và buôn bán những mặt hàng này.

+ Thực trạng áp dụng các tiến bộ sinh học.
- Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam rất phong phú nhưng chưa được áp
dụng triệt để các tiến bộ sinh học và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tiến bộ
sinh học mới chỉ được áp dụng vào một số nông sản nhưng cũng chưa phổ
biến rộng rãi và những nông sản này cũng chưa phát huy hết những tiến bộ
mà Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và chuyển
giao. Cũng có nguyên nhân là do đội ngũ nghiên cứu của ta còn nhiều khiêm
tốn, chưa thể bằng các nước phát triển khác.
III. Một số đề xuất kiến nghị
Hiện nay, hiệu quả sản xuất và thương mại một số mặt hàng nơng nghiệp
cịn thấp. Song, để giúp nông dân hội nhập một cách hiệu quả, Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp theo lối mới, phù hợp với quy tắc chung
của WTO. Bên cạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng
dụng công nghệ mới, cung cấp thông tin thị trường, phát triển nguồn nhân lực…
cần có ngay những chương trình doanh nghiệp tiếp sức, hỗ trợ giúp nơng dân tìm
nguồn tiêu thụ sản phẩm trực tiếp, khơng để thương lái thao túng Ðp giá.
11


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

Đối với những nông dân nghèo, đặc biệt là các hệ sinh thái bất ổn định
theo từng ngày. Chính phủ cần tăng cường đầu tư cho cơng tác nghiên cứu,
đặc biệt về cây trồng (như tạo ra các giống mới năng suất cao, phù hợp);
nghiên cứu về các hệ thống sản xuất tổng hợp; và các giống gia súc. Ngoài ra,
cũng cần đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ thú ý và vệ sinh chuồng
trại và cơ chế quản lý dịch hại tổng hợp.
Nông nghiệp chiếm đến 80% nhân lực trong cả nước, nông dân khơng

thể đứng ngồi cuộc trong hội nhập. Để biến số đông thành sức mạnh, nông
dân cần những "bà đỡ" mát tay ở từng vùng, từng địa phương và trên lĩnh vực
cụ thể, với quy mô cụ thể. Không thể xây dựng một mơ hình chung nhất để áp
dụng đại trà cho tồn bộ nơng dân cả nước.
KẾT LUẬN
Việc gia nhập WTO, sẽ có kẻ thắng người thua. Điều quan trọng và cũng
là thác thức lớn là làm sao Việt Nam có thể tối đa hóa lợi Ých và giảm thiểu
rủi ro; bảo đảm rằng người nghèo cũng được tiếp cận với các cơ hội mới và
đương hưởng lợi từ quá trình gia nhập WTO. Phần lớn lực lượng lao động
Việt Nam phục vụ cho nông nghiệp. Đây là một đội ngũ hùng hậu về số
lượng nhưng lại chưa được trang bị kiến thức đầy đủ cho hội nhập, vì thế
ngồi những thuận lợi trước mắt cho cơng cuộc đổi mới kinh tế của đất nước
thì việc phải chú trọng hơn nữa cho nông nghiệp là điều tất yếu. Hiện nay các
mặt hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp đang dẫn đầu tỷ trọng so với các
ngành khác. Gia nhập WTO, Việt Nam đang bước sang một ngưỡng cửa mới,
một cuộc chơi mới mà cuộc chơi này dành cho những người dũng cảm với
nhiều thuận lợi và không Ýt những thách thức.
Lĩnh vực Nông nghiệp của Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi
trước mắt nhưng cũng gặp phải rất nhiều khói khăn trong tương lai, để phát
triển vững ngành này đối với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc
tế mỗi cá nhân chúng ta cũng như những nông dân trực tiếp sản xuất trong
12


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80

lĩnh vực này phải cố gắng hơn nữa tự hồn thiện mình, nâng cao kiến thức để
phù hợp với các yêu cầu của kinh tế hội nhập giúp Việt Nam trở thành một

trong những nước đứng đầu trên thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.
Xin cảm ơn các thầy cô hướng dẫn đã giúp tôi hơn về lĩnh vực này và có
ý thức hơn trong việc tự hồn thiện mình trong cơng cuộc đổi mới đất nước
cho xứng tầm với tình hình đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO.

13


Bùi Mạnh Hùng

SBD: 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2005" - Tạp chí Thương mại (số 1
+ 2/2006)
2. Chính sách thương mại trong điều kiện hội nhập - NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
3. Báo Nhân dân (tháng 10 + 11/2006)
4. Báo Hải Phòng (tháng 10 + 11/2006)
5. Giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia - 2005
6. "Thị trường xuất khẩu đang rộng mở" - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển - Thời báo Kinh tế Việt Nam (sè 46/2006).

14


Bựi Mnh Hựng

SBD: 80
MC LC


Lời mở đầu............................................................................. 1
Phần Nội dung.........................................................................3
I. Hiệp định nông nghiệp của WTO....................................3
1. Mục tiêu và cơ cấu của Hiệp định...............................3
2. Các cam kết mở cửa thị trờng......................................3
3. Trợ cấp xuất khẩu và những biện pháp hỗ trợ của Chính
phủ.................................................................................... 4
4. Những vấn đề đợc đàm phán hiện nay......................6
II. Những thác thức đối với Việt Nam...................................6
1. Thực trạng.....................................................................6
2. Thách thức.....................................................................8
III. Một số đề xuất kiến nghị............................................11
Kết luận.................................................................................12
Tài liƯu tham kh¶o................................................................13

15



×