Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT NHÂN THỌ MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.58 KB, 38 trang )

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC



 

KHOA KINH TẾ – ĐHQG TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KHAI THÁC BẢO
HIỂM TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
NHÂN THỌ MIỀN NAM

GVHD: TS Nguyễn Tiến Dũng
SVTH: Phạm Quang Anh

Phụ lục:

TP Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2007


Bảng 5: Doanh thu kế hoạch và thực hiện thời kỳ 2005 – 2007
(đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm

2005

2006

2007



179

170

174

184

172,15

175,7

Chỉ tiêu
Doanh thu kế hoạch
(Yk)
Doanh thu thực hiện
(Y1)
Bảng 6: Bảng chỉ số thời vụ trong khai thác theo tháng năm 2006
Tháng 1
Doanh thu

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng


Tháng 6

12.620,7

13.159,3

13.645

14.383

13.786

14.132

0,8797

0,9173

0,9511

1,0026

0,9609

0,9851

( triệu đồng)
Ki

Tháng 7

Doanh thu

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

13.047

13.845

14.787

14.798

15.977

17.970

0,9095

0,9651

1,0372


1,0315

1,1137

1,2526

( triệu đồng)
Ki

Bảng 7: Bảng chỉ số thời vụ trong khai thác theo tháng năm 2007
Tháng 1
Doanh thu

13.610

Tháng 2
12.132

Tháng 3
14.480

Tháng 4
14.768

Tháng 5
14.468

Tháng 6
14.699



( triệu đồng)
Ki

0,9295
Tháng 7

Doanh thu

0,8286
Tháng 8

0,9889
Tháng 9

1,0086
Tháng 10

1,0004
Tháng 11

1,0039
Tháng 12

13.370

13.151

13.530


15.292

16.592

19.608

0,91314

0,8982

0,9241

1,0444

1,1332

1,3392

( triệu đồng)
Ki

Bảng 8: Tình hình thu phí đầu tiên trong 2 năm 2006 – 2007 (đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4


Tháng 5

Tháng 6

2006

534

738

710

1.355

1.210

1.521

2007

1.412

986

1.489

1.700

1.543


1.970

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

2006

1.030

1.060

1.009

1.560

1.900

2.803

2007


1.406

1.532

1.730

2.640

3.457

3.852

Bảng 9: Tình hình thu phí định kỳ trong 2 năm 2006 – 2007 ( đơn vị tính: triệu đồng)
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

2006

12.005

12.461


12.953

12.932

12.600

12.600

2007

12.150

11.152

12.899

13.070

12.923

12.822

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10


Tháng 11

Tháng 12

2006

11.990

11.790

11.780

12.280

12.072

14.164

2007

11.958

11.620

11.779

12.678

13.130


15.764

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Văn Định (2003), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm,
NXB Thống kê, Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Văn Định (1999), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. GS.TSKH Trương Mộc Lâm, THS Đồn Minh Phụng (2005), GiáoTrình
nghiệp vụ bảo hiểm, NXB Tài chính, Hà Nội.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, thực sự em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức
thực tế cũng như bổ xung thêm những lý thuyết được học ở trường. Mặc dù đã có
cố gắng tuy nhiên trong báo cáo vẫn có nhiều sai sót, để hồn thành báo cáo này
thực sự em đã sự giúp của nhiều người.
Em xin cảm ơn ban giám đốc công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam đã tiếp
nhận và tạo điều kiện cho em được thực tập trong thời gian qua. Cảm ơn các anh,
chị tại trung tâm dịch vụ khách hàng, phịng tổng hợp đã có nhiều hướng dẫn em về
số liệu cũng như đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơng ty.
Trong q trình viết báo cáo em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dũng đã có
hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức để hoàn thành báo cáo.

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu....................................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết....................................................................................2
1.1

Định nghĩa về bảo hiểm và các khái niệm có liên quan.....................2

1.1.1

Định nghĩa về bảo hiểm.........................................................................2

1.1.2

Rủi ro......................................................................................................2

1.2

Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm...........3

1.2.1

Khái niệm về thị trường bảo hiểm.......................................................3

1.2.2

Các đặc trưng của thị trường bảo hiểm..............................................3



1.2.2.1

Cung – cầu về bảo hiểm luôn biến đổi.................................................3

1.2.2.2

Giá bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố...........................................4

1.2.2.3

Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục................................................4

1.2.2.4

Thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi....................................5

1.2.2.5

Các đặc điểm riêng của thị trường bảo hiểm......................................5

1.2.2.6

Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm..............................................6

1.3

Một số quy luật chung của bảo hiểm...................................................7

1.3.1


Quy luật cung – cầu, quy luật về giá cả...............................................7

1.3.2

Quy luật “số đơng bù số ít”...................................................................8

1.3.3

Quy luật số lớn.......................................................................................8

1.4

Bản chất và mục đích của hoạt động kinh doanh bảo hiểm .............9

1.4.1

Bản chất của bảo hiểm..........................................................................9

1.4.2

Mục đích của hoạt động kinh doanh bảo hiểm...................................9

1.5

Bảo hiểm nhân thọ.................................................................................10

1.5.1

Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ.........................................................10


1.5.2

Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ .......................................................10

1.5.2.1

Tính đa mục đích của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ..........................10

1.5.2.2

Đặc trưng về mối quan hệ phức tạp giữa............................................10
các thành viên của bên mua bảo hiểm

1.5.2.3

Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động..................................................11
kết hợp của hai nhân tố “Tuổi thọ con người” và tài chính

1.5.2.4

Bảo hiểm nhân thọ cho phép bảo hiểm hai sự kiện ...........................11
trái ngược nhau trong cùng một hợp đồng bảo hiểm

Chương 2: Giới thiệu về công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam......................12
và phân tích tình hình khai thác bảo hiểm của doanh nghiệp
2.1

Giới thiệu về công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam.........................12


2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển.....................................................12

2.1.2

Cơ cấu quản lý tổ chức..........................................................................13

2.1.3

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.............................................14


2.1.3.1

Ban giám đốc..........................................................................................14

2.1.3.2

Các phịng ban.......................................................................................16

2.2

Một số phân tích về mơi trường kinh doanh.......................................19

2.2.1

Mơi trường vĩ mơ...................................................................................19

2.2.2


Mơi trường vi mơ...................................................................................21

2.3

Phân tích tình hình khai thác bảo hiểm..............................................21

2.3.1

Mạng lưới khai thác và quy trình khai thác.......................................21

2.3.2

Phân tích về kế họach khai thác bảo hiểm..........................................23

2.3.3

Tính thời vụ trong khai thác................................................................25

2.3.4

Cơ cấu khai thác bảo hiểm...................................................................27

Chương 3: Một giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác................................29
3.1

Giải pháp về marketing………………………………….....................29

3.2


Giải pháp về sản phẩm bảo hiểm – khách hàng.................................30

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
1. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2001-2006
Bảng 2: Các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch khai thác
Bảng 3: Cơ cấu khai thác theo sản phẩm
Bảng 4: Tình hình thu phí định kỳ của hợp đồng mới năm 2007
Phụ lục:
Bảng 5: Doanh thu kế hoạch và thực hiện thời kỳ 2005 – 2007
Bảng 6: Bảng chỉ số thời vụ trong khai thác theo tháng năm 2006
Bảng 7: Bảng chỉ số thời vụ trong khai thác theo tháng năm 2007
Bảng 8: Tình hình thu phí định kỳ và phí đầu tiên trong 2 năm 2006 - 2007
Bảng 9: Tình hình thu phí định kỳ trong 2 năm 2006 – 2007


2. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 2: Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 và năm 2006
Hình 3: Sơ đồ mạng lưới khai thác
Hình 4: Sơ đồ quy trình khai thác hợp đồng bảo hiểm
Hình 5: Biểu đồ tính thời vụ trong khâu khai thác
NỘI DUNG
Mở đầu:


Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra

đời đã tạo hành lang pháp lý ổn định để hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát
triển vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.


Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có nền kinh tế phát triển có

thể nói là cao nhất tồn quốc, các nhu cầu về ăn mặc của người dân phần nào
đã được đáp ứng đầy đủ. Với dân số tập trung đông và có khả năng về tài
chính thì thành phố Hồ Chí Minh thực sự là thị trường đầy tiềm năng cho các
doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
nói riêng.


Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ tại thành phố Hồ Chí Minh với

sự tồn tại của rất nhiều doanh nghiệp như AIA, Prudential, Bảo Việt Nhân
Thọ, Idaichi, Bảo Minh – CMG...thì thị trường thật sự sôi động, các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy
thì việc các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả khai
thác thực sự rất quan trọng với các doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của một doanh nghiệp bảo hiểm trong kinh tế thị trường.


Với mong muốn tìm hiểu về một khâu trong việc kinh doanh bảo

hiểm, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình khai thác của một doanh nghiệp và


với các kiến thức đã được trang bị tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Phân
tích tình hình khai thác bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam"


Chương 1: Cơ sở lý thuyết
1.1

Định nghĩa về bảo hiểm và các khái niệm có liên quan

1.1.1

Định nghĩa về bảo hiểm



Bảo hiểm là một cách thức quản trị rủi ro thuộc nhóm biện pháp tài trợ

rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro về tổn thất về tài chính, nhân
mạng, tài sản….


Bảo hiểm được xem là một cách chuyển giao rủi ro một cách công bằng

từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Có nhiều cách định nghĩa về
bảo hiểm được xây dựng trên từng góc độ nghiên cứu (xã hội, kinh tế, pháp lý…)
tuy nhiên có các định nghĩa phổ biến như sau.


Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào bất hạnh của số

ít, bảo hiểm là một phương cách hạ giảm rủi ro.



Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một phương cách hạ giảm rủi ro bằng cách

kết hợp một số hợp đầy đủ các đơn vị, đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn
thất cộng đồng có thể dự tính được.
1.1.2


Rủi ro
Các doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm

chuyển giao cho họ, tuy nhiên không phải tất cả mọi rủi ro đều được chấp nhận bảo
hiểm. Rủi ro được bảo hiểm phải có các đặc trưng sau:
+ Rủi ro phải xảy ra trong tương lai (nghĩa là rủi ro đó chưa xảy ra)
+ Rủi ro có tính bấp bênh (nghĩa là xảy ra ngẫu nhiên hoặc nếu chắc
chắn xảy ra thì cũng khơng biết lúc nào xảy ra)


+ Rủi ro không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người bảo hiểm.
+ Các rủi ro có thể tập hợp được thành nhóm tương hỗ (rủi ro duy nhất
hay rủi ro mang tính các cược sẽ khơng được bảo hiểm)
+ Các rủi ro không thuộc phạm vi cấm của pháp luật.
+ Các rủi ro được doanh nghiệp bảo hiểm muốn bảo đảm (các rủi ro
không bị nhà nước cấm nhưng doanh nghiệp chưa từng chấp nhận bảo
hiểm bao giờ).
1.2

Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm

1.2.1


Khái niệm về thị trường bảo hiểm



Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.

Có thể nói quan điểm chung nhất về thị trường là “thị trường bao gồm toàn bộ các
hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối
quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định”.


Theo thuật ngữ bảo hiểm thị trường bảo hiểm là nơi mua bán các sản

phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt vô hình
khơng được bảo hộ bản quyền, là loại sản phẩm mà người mua không mong đợi sự
kiên bảo hiểm xảy ra với mình để được hưởng bồi thường (trừ bảo hiểm hưu trí, bảo
hiểm nhân thọ).


Tham gia vào thị trường có người mua, người bán và các tổ chức trung

gian. Người mua là cá nhân hay tổ chức có tài sản tính mạng hay thân thể có thể gặp
rủi ro cần bảo hiểm. Người bán là các doanh nghiệp bảo hiểm. Các tổ chức trung
gian là cầu nối giữa người mua và người bán.


Cũng như các thị trường sản phẩm khác thị trường bảo hiểm cũng bị chi

phối bởi các quy luật của thị trường và cũng có các quy luật riêng của thị trường
bảo hiểm.

1.2.2

Các đặc trưng của thị trường bảo hiểm

1.2.2.1

Cung – cầu về bảo hiểm luôn biến đổi




Quy luật cung cầu của thị trường bảo hiểm luôn tồn tại song hành. Cung

phát triển trên cơ sở cầu, cầu dựa vào khả năng cung để thỏa mãn. Cung – cầu phát
triển trên cơ sở nền kinh tế xã hội.


Cung về bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Các doanh

nghiệp ngày một nhiều và luôn đưa ra những sản phẩm mới thích ứng với thị
trường. Sản phẩm bảo hiểm ngày một nhiều và luôn gắn với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật


Cầu về bảo hiểm của dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội cũng không

ngừng tăng lên. Khi đời sống vật chất của dân cư được cải thiện thì nhu cầu về các
dịch vụ bảo hiểm cũng theo đó mà tăng lên. Cung cầu về sản phẩm bảo hiểm phát
triển song hành. Cầu tăng thì cung tăng và ngược lại.
1.2.2.2



Giá bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Giá bảo hiểm thực chất là phí bảo hiểm, phí bảo hiểm là tiền mà người

mua thỏa thuận với người bán về một dịch vụ bảo hiểm nào đó. Phí bảo hiểm cũng
có thể xem là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ hay sản phẩm bảo hiểm. Phí
bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm với tỷ lệ bảo hiểm.


Phí bảo hiểm ln bị thay đổi theo thời gian do có xác suất rủi ro khác

nhau và mức độ thiệt hại, điều kiện bảo hiểm cũng thay đổi theo nhận thức của con
người. Như vậy phí bảo hiểm thay đổi do nhiều yếu tố.
1.2.2.3


Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục
Cũng như các thị trường khác sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu

lợi nhuận diễn ra liên tục và gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
diễn ra ở nhiều khía cạnh do sản phẩm dễ bắt chước không bảo hộ bản quyền nên
các doanh nghiệp đua nhau cung cấp các sản phẩm được thị trường chấp nhận.


Cùng với cạnh tranh là liên kết, cạnh tranh càng mạnh thì liên kết lại càng

phát triển. Các doanh nghiệp liên kết với nhau để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, để
cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau. Liên kết còn là nhu cầu của thị trường
bảo hiểm mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định

và có tiềm lực. Liên kết cũng là xu hướng của hội nhập và tồn cầu hóa. Thị trường


bảo hiểm Việt Nam tuy mới ra đời nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều mánh khóe,
thủ thuật…để tạo ra một thị trường lành mạnh đảm bảo quyền lợi của các doanh
nghiệp trước cạnh tranh, các doanh nghiệp đã liên kết lại trong “Hiệp hội bảo hiểm”
để điều hòa và giữ thế cân bằng trong kinh doanh.
1.2.2.4


Thị phần của các doanh nghiệp ln thay đổi
Khi nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển khơng mang

tính độc quyền. Các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội như nhau, như vậy thị
phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi do số lượng doanh nghiệp tham gia
vào thị trường, chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá
cả…. của các doanh nghiệp thay đổi không những giữ vững thị phần của mình
mà cịn giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác. Điều đó thể hiện qua sơ
đồ sau:
Tồn bộ thị trường
Thị trường tiềm năng

Bộ phận không
tiêu dùng tuyệt đối

Thị trường thực tế

Bộ phận không
tiêu dùng tương đối


Thị phần của
các

Thị phần của

doanh các doanh

nghiệp
1.2.2.5


nghiệp khác
Các đặc điểm riêng của thị trường bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm có đối tượng khách hàng rất rộng vì đối tượng khách

hàng của bảo hiểm là rất đa dạng và mọi đối tượng có khả năng tài chính đều có thể
là khách hàng tiềm năng.


Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ tài chính cho nên chịu sự kiểm

sốt chặt chẽ của nhà nước, nhà nước có thể can thiệp rất sâu vào các hoạt động của
các cơng ty bảo hiểm. Có những loại bảo hiểm mà nhà nước bắt buộc người dân


phải mua như bảo hiểm môtô – xe máy. Và chỉ có thị trường bảo hiểm mới có hình
thức bắt buộc.


Thị trường bảo hiểm ra đời muộn hơn các thị trường khác, sự ra đời lại


phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ triển khai phải
phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trình độ học vấn của người dân,
thu nhập của người dân phải được nâng cao, phải có mơi trường pháp lý tương đối
phát triển và ổn định các loại thị trường khác đã hình thành ( thị trường tài chính,
đầu tư….).


Thị trường bảo hiểm là thị trường cung cấp sản phẩm liên quan đến rủi

ro, sự bấp bênh, tổn thất. Những rủi ro này hồn tồn khơng biết trước được, và bảo
hiểm ra đời với mục đích bồi thường về mặt tài chính cho các rủi ro.
1.2.2.6

Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm



Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi”



Điều này thể hiện ở chỗ, khác với các sản phẩm thuần túy khác, mặc dù

đã mua sản phẩm bảo hiểm tuy nhiên người ta lại khơng mong muốn rủi ro xảy ra
với mình để doanh nghiệp bồi thường cho mình . Đặc điểm này làm cho việc chào
bán các sản phẩm bảo hiểm trở nên khó khăn hơn.


Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào dù muốn hay không do vậy


sản phẩm bảo hiểm là mang tính giảm thiểu thiệt hại. Người tiêu dùng thường thụ
động trong việc mua các sản phẩm bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm được xếp vào
nhóm các sản phẩm “được bán chứ khơng phải được mua”. Điều này đỏi hỏi các
doanh nghiệp phải có các nỗ lực về marketing đưa sản phẩm đến tận tay khách
hàng. Nhưng ngày này cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin thì việc bán
sản phẩm trực tiếp trên mạng đã được một số công ty áp dụng và chính điều này đã
làm cho sản phẩm bảo hiểm như các sản phẩm thông thường, người tiêu dùng đã tự
đi tìm mua sản phẩm. Người tiêu dùng đã chủ động mua các sản phẩm này chứ
không phải là sản phẩm của nhu cầu thụ động nữa.


Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của chu trình “kinh doanh ngược”




Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của một quy trình tính giá ngược, từ các

số liệu thống kê về tình hình rủi ro và tổn thất mà các cơng ty bảo hiểm xác định
xác suất rủi ro để tính được phí bảo hiểm và các quy định về đối tượng khách hàng,
phạm vy bảo hiểm.


Chi phí của các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu là chi cho bồi thường.

Các khoản chi này được xác định chủ yếu trên các số liệu thống kê trong quá khứ để
ước tính trong tương lai. Vì vậy cơng tác thống kê lại càng địi hỏi sự chính xác để
doanh nghịêp tính được chi phí trong tương lai và từ đó thu được lợi nhuận hợp lý.



Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có hiệu quả “xê dịch”



Các doanh nghiệp thu phí trước và chi trả các khoản bồi thường khi có

các sự kiện bảo hiểm xảy ra cho nên nếu xác suất rủi ro lớn thì lợi nhuận của họ bị
giảm đi và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm khó mà xác đình dược trong
thời điểm hiện tại, tại thời điểm mà sản phẩm bảo hiểm được bán.


Về khách hàng việc mua các sản phẩm này cũng mang tính xê dịch. Điều

này xuất phát từ việc không phải ai tham gia bảo hiểm cũng được nhận tiền chi trả
của doanh nghiệp bảo hiểm, hay nói cách khác chỉ khi có các sự kiện xảy ra thì
người ta mới thấy được tác dụng của bảo hiểm. Và chính vì tính hiệu quả xê dịch
như vậy cho nên một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cón có lãi chia để tăng thêm tính
hấp dẫn.
1.3

Một số quy luật chung của bảo hiểm

1.3.1

Quy luật cung – cầu, quy luật về giá cả



Quy luật cung cầu của thị trường bảo hiểm luôn tồn tại song hành. Cung


phát triển trên cơ sở cầu, cầu dựa vào khả năng cung để thỏa mãn. Cung – cầu phát
triển trên cơ sở nền kinh tế xã hội phát triển. Do đó cung – cầu phát triển nhịp
nhàng, cân đối.


Quy luật cung cầu có ảnh hưởng đến quy luật giá cả (phí bảo hiểm ) giá

cả được điều chỉnh theo quy luật cung – cầu của thị trường, theo xác suất rủi ro, do
chính sách thuế, chính sách đầu tư….


1.3.2


Quy luật “số đơng bù số ít”
Đây là quy luật đặc trưng của thị trường bảo hiểm, muốn tồn tại thì doanh

nghiệp phải phát huy được tác dụng của quy luật này. Quy luật này mang tính tương
trợ, cùng san sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia.


Doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường tài chính cho các tổn thất trong

phạm vi bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm bằng với tổn thất thực tế tuy nhiên lại phải
trong số tiền bảo hiểm, vì vậy thơng thường số tiền bảo hiểm phải lớn hơn số tiền
họ nộp. Trong trường hợp đó doanh nghiệp bảo hiểm phải lấy số tiền phí của người
tham gia bảo hiểm khác để chi trả cho người không may gặp phải rủi ro gây tổn
thất.
1.3.3



Quy luật số lớn
Rủi ro muốn được bảo hiểm đó phải mang tính bấp bênh và việc xảy ra

rủi ro phải có yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ. Nhưng tốn học đã chỉ ra rằng sự ngẫu
nhiên cũng phải tuân theo các quy luật. Luật số lớn đã được phát biểu như sau “Số
lượng thí nghiệm càng tăng thì các chênh lệch tuyệt đối càng tăng nhưng các chênh
lệch tương đối lại giảm đi và thực tế giảm đến không nếu số lượng thí nghiệm đạt
được một mức nào đó”.


Luật số lớn là quy luật rất quan trọng trong bảo hiểm vì nó là cơ sở trong

kinh doanh bảo hiểm. Các số liệu thống kê để tính định phí phải chính xác, có độ tin
cậy cao, trên cơ sở phải trên cơ sở nhận xét một số lượng kiểm nghiệm lớn. Mặt
khác số lượng khách hàng thể hiện qua số lượng hợp đồng phải đủ lớn để dễ dàng
thực hiện việc dàn trải rủi ro tổn thất, từ đó làm cho kết quả dự kiến sát với kết quả
thực tế kinh doanh.


Trong kinh doanh bảo hiểm luật số lớn thể hiện qua một số khâu công

việc sau:
+ Điều tra khảo sát, nghiên cứu thị trường.
+ Lựa chon các dữ liệu để tính phí bảo hiểm.
+ Lập bảng tỷ lệ tử vong kinh nghiệm trong bảo hiểm nhân thọ.


+ Thiết kế sản phẩm với các hạn mức trách nhiệm hay số tiền bảo hiểm

hợp lý.
+ Định hướng khai thác bảo.
+ Xác định tỷ lệ giữ lại và tái đi trong bảo hiểm.
1.4

Bản chất và mục đích của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1.4.1

Bản chất của bảo hiểm



Bản chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là các doanh nghiệp chấp

nhận rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển cho họ, đồng thời các doanh nhgiệp
chấp nhận chi trả tiền bảo hiểm hay bồi thường cho các thiệt hại khi các sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Bù lại các doanh nghiệp bảo hiểm được quyền thu phi để thành lập các
quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải cho các khoản chi khác có liên quan và có lãi.
1.4.2


Mục đích của hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Mục đích kinh tế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là lợi nhuận, đây là

mục đích chính mà các doanh nghiệp bảo hiểm hướng tới. Chỉ có thu được lợi
nhuận thì các doanh nghiệp mới tồn tại được và phát triển trong điều kiện kinh tế thị
trường, lợi nhuận giúp các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả được cho các cá nhân và
các tổ chức cung cấp vốn cho họ.



Vì sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm có hiệu quả xê dịch cho nên một

số loại bảo hiểm nhân thọ còn có khoản chia lãi để tăng thêm tính hấp dẫn. Vì vậy
có thể nói bảo hiểm cịn có tính tích lũy.


Các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài hoạt động kinh doanh bán các dịch vụ

bảo hiểm họ cịn có các họat động tài chính như:
+ Hoạt động

kinh doanh bất động sản, kinh doanh cổ phiếu, trái

phiếu….
+ Hoạt động cho thuê tài sản


Như vậy ngồi chức năng là để phịng tránh rủi ro, tiết kiệm. Hoạt động

bảo hiểm còn là một kênh huy động vốn khá hiệu quả đặc biệt là các hoạt động bảo
hiểm nhân thọ do tính chất dài hạn của nó.
1.5

Bảo hiểm nhân thọ


1.5.1



Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ thường được tiếp cận trên 2 phương

diện: phương diện kỹ thuật và phương diện pháp lý.
+ Trên phương diện kỹ thuật: Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bao
hàm những cam kết mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào
tuổi thọ của con người.
+ Trên phương diện pháp lý: Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các hợp
đồng bảo hiểm được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người
tham gia bảo hiểm, theo đó để nhận được phí bảo hiểm của người
tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ trả cho một hay
nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một khoản tiền nhất định hay những
khoản trợ cấp định kỳ trong trường hợp người được bảo hiểm sống
đến một thời điểm nhất định hay tử vong trước một thời điểm nhất
định đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.
1.5.2

Đặc trưng của bảo hiểm nhân thọ

1.5.2.1

Tính đa mục đích của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ



Bảo hiểm nhân thọ giúp người ta đạt được nhiều mục đích, từng loại hợp

đồng bảo hiểm sẽ giúp người ta đạt được một hay nhiều nhu cầu nhất định. Trong
thực tế sự kết hợp của bảo hiểm nhân thọ là rất đa dạng có thể giúp đáp ứng những
nhu cầu khác nhau phong phú của con người.

1.5.2.2

Đặc trưng về mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên của bên mua
bảo hiểm



Mối quan hệ giữa những người ký kết hợp đồng với người được bảo hiểm

và những người thụ hưởng là mối quan hệ rất phức tạp.


Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trong trường hợp tử vong người thụ

hưởng không phải là người bị thiệt hại người thụ hưởng thường là người thân của
người tham gia bảo hiểm như vợ, con, chồng….Điều này làm hạn chế sự tự do của
người tham gia bảo hiểm, không phải lúc nào người thụ hưởng cũng được thay đổi
người thụ hưởng.


1.5.2.3

Phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động kết hợp của hai nhân tố “Tuổi
thọ con người” và tài chính



Do hợp đồng bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm dài cho nên rủi ro bảo hiểm

thay đổi theo kỳ hạn hợp đồng cho nên phí bảo hiểm chịu tác động giao thoa của hai

yếu tố tuổi thọ và tài chính.


Vì con người luôn chịu tác động của các yếu tố rủi ro bên ngoài cho nên

ở mỗi một độ tuổi nhất định lại có một xác suất tử vong khác nhau, thường là càng
lớn tuổi thì xác suất này càng lớn. Cho nên khi mua bảo hiểm thì tuổi thọ của người
đó khi ký hợp đồng và thời gian kéo dài hợp đồng sẽ tác động vào phí bảo hiểm
khác nhau.


Các cơng ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm và trích lập ra các quỹ, rong đó có

cá quỹ dùng để đầu tư sinh lợi. Và các hợp đồng thường được chia lãi từ hoạt động
của doanh nghiệp cho nên lãi suất này cũng quyết định đến việc đóng phí của người
tham gia bảo hiểm. Phí này cao hay thấp là phụ thuộc vào lãi suất và kết quả kinh
doanh sinh lời của công ty bảo hiểm.


Do các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là dài hạn cho nên việc chia

lãi này cũng là một biện pháp để đảm bảo việc duy trì sức mua của đồng tiền.
1.5.2.4

Bảo hiểm nhân thọ cho phép bảo hiểm hai sự kiện trái ngược nhau
trong cùng một hợp đồng bảo hiểm



Không như các loại bảo hiểm khác bảo hiểm nhân thọ cho phép bảo hiểm


hai sự kiện trái ngược nhau trong cùng một hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng bảo
hiểm cháy nhà thì người ta chỉ trả tiền bối thường khi nhà bị cháy cịn khơng trả tiền
khi nhà khơng cháy. Nhưng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể trả tiền bồi
thường khi người được bảo hiểm tử vong hay khi người đó sống đến một thời điểm
bất kỳ.
Chương 2: Giới thiệu về công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam và phân tích
tình hình khai thác bảo hiểm của doanh nghiệp


2.1

Giới thiệu về công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam

2.1.1

Q trình hình thành và phát triển



Cơng ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam



Tên giao dịch: Bảo Việt Nhân Thọ Sài Gịn



Địa chỉ: 22-22 bis Lê Thánh Tơn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.




Số điện thoại: 08.226541 – 08.226542



Fax: (84.8)08226545



Là cơng ty hạch tốn trực thuộc tập đoàn Bảo Việt một trong những tập

đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam được xếp hạng đặc biệt theo quyết định số
745/TTg của thủ tướng chính phủ hoạt động trên 64 tỉnh thành với 126 cơng ty hạch
tốn trực thuộc. Công ty Bảo Việt Nhân Thọ Miền Nam được thành lập trên cơ sở
chi nhánh Bảo Hiểm Nhân Thọ TP Hồ Chí Minh (thành lập ngày 11/11/1996 ), theo
quyết định số 1043TC/QĐ/TCCB của bộ tài chính vào ngày 18/12/1997 có:
+ Tư cách pháp nhân.
+ Có con dấu riêng.
+ Trụ sở chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và có chi nhánh ở các tỉnh,
thành phố khác.


Hiện nay cơng ty có 87 công
nhân
Giám
đốcviên chức, với ban giám đốc gồm 01
giám đốc và 3 phó giám đốc trực tiếp quản lý các phịng trực thuộc. Cán bộ cơng
nhân viênPđược
Nhân

giámhưởng
đốc lương theo quy chế trả lương mới của Bảo Việt
P giám
đốcThọ,
đã ban hành quy chế hưởng lương theo chất lượng công việc cho cán bộ công nhân
P tổng hợp

viên áp dụng từ ngày 01/10/2000.
P tài chính
P chấp
kế tốn
nhân BH

P tin học

P quản lý
đại lý

TTDVKH

Phịng
DVKH số
03

Phịng
Phịng
Phịng
2.1.1
lý tổsốchức DVKH số
DVKH sốCơ cấu quản

DVKH
10
15
09
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

Phòng
DVKH số
17

Phòng
DVKH số
21

Trưởng ban
Trưởng nhóm

Đạị lý chuyên
khai

Đại lý chuyên
thu



×