Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.08 KB, 63 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

MỤC LỤC

Tính cấp thiết của đề tài.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

4
4
5

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

5

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

6

2.2.1. Các bài báo hội thảo và tạp chí.

6

2.2.2 Khóa luận của sinh viên

7

3. Mục tiêu nghiên cứu:


7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

8

4.1. Đối tượng nghiên cứu

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

8

5. Phương pháp nghiên cứu

9

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

9

5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

9

5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

10


5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
6. Kết cấu của đề tài

10
11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY KINH DOANH
12
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

12

1.1.1. Khái niệm cạnh tranh.

12

1.1.2. Khái niệm năng lực

13

1.1.3. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh

13

1.1.4. Một số lý thuyết liên quan

16

1.2. Phân định nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh

nghiệp
20
1.2.1. Mơ hình nghiên cứu

20

1.2.2. Phân định nội dung nghiên cứu

20

1.2.3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp

26


1.2.4. Các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp

28

1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
30
1.3.1. Yếu tố môi trường vĩ mô

30

1.3.2. Yếu tố môi trường ngành

32


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CƠNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN UPLAND
35
2.1.

Q trình hình thành và phát triển của Công ty CP BĐS Upland 35

2.1.1.

Thơng tin chung về doanh nghiệp

35

2.1.2.

Q trình hình thành và phát triển

35

2.1.3.

Nhiệm vụ kinh doanh của công ty

35

2.1.4.

Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp


36

2.1.5. Cơ cấu tổ chức vố máy của công ty cổ phần bất động sản Upland.36
2.2. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược của công ty CP BĐS Upland39
2.2.1. Môi trường vĩ mô.

39

2.2.2. Môi trường ngành.

41

2.2.3. . Ảnh hưởng của môi trường nội tại Cơng ty CP BĐS Upland

42

2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP
BĐS Upland
46
2.3.1. Nhận diện SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của Công ty CP BĐS
Upland
46
2.3.2. Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty CP
BĐS Upland.
51
2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland55
2.4.1. Điểm mạnh

55


2.4.2. Hạn chế

55

2.4.3. Nguyên nhân

56

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN UPLAND.
58
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Dự báo cơ hội và thách thức của Công ty CP BĐS Upland

58
58


3.1.2. Định hướng hoạt động phát triển của công ty trong thời gian tới.

59

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS
Upland
60
3.2.1. Các đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực
canh tranh
60
3.2.2. Các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước
KẾT LUẬN


61
62

BÀI NHIỀU NỘI DUNG CHƯA HOÀN THIỆN, CÓ NHIỀU DẤU HIỆU SAO
CHÉP!!!!


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, hội nhập kinh tế đang trở thành xu thế chung của mọi quốc gia trên thế
giới, điều này làm cho các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh
khốc liệt hơn, nhiều biến động và rủi ro hơn. Mơi trường kinh doanh thay đổi sẽ có tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể tồn tại được, địi
hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, đúng đắn
và linh hoạt trong từng thời gian cụ thể. Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc
trên thị trường với thị phần ngày càng được mở rộng thì cần có một năng lực đủ mạnh để
có thể cạnh tranh trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng
lực nắm giữ và nâng cao thị phần thị trường dựa trên việc cung cấp sản phẩm của chính
của doanh nghiệp với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh, cung ứng sản phẩm,
dịch vụ có cùng chức năng giống nhau. Nghĩa là trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và
dịch vụ thay thế để khách hàng lựa chọn. Công ty CP BĐS Upland đang phải đối mặt với
sự cạnh tranh của nhiều các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh
trực tiếp như: Công ty CP ĐT THLand Việt Nam, Công ty CP ĐT NewLand, Công ty CP
BĐS Hải Phát …... và nhiều các đối thủ khác. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đều là
những đối thủ có quy mơ lớn và sản phẩm đa dạng, có tiềm lực tài chính và đều chiếm
một lượng lớn thị phần trong ngành. Trong khi đó cơng ty CP BĐS Upland chuyên đầu tư
hệ thống văn phòng và cung ứng dịch vụ th văn phịng cho tồn bộ cá nhân, doanh
nghiệp đa dạng ngành nghề, các công ty khởi nghiệp, tiệm spa, showroom trưng bày sản

phẩm… là một doanh nghiệp đi đầu trong việc đưa ra giải pháp th văn phịng tại Hà
Nội. Cơng ty CP BĐS Upland có một vị thế cũng như chỗ đứng trong lịng khách hàng.
Tuy nhiên Upland là một cơng ty có quy mô nhỏ hơn so với các đối thủ, với các sản
phẩm dịch vụ còn hạn chế và chưa quan tâm sâu sát đến các khách hàng tổ chức.
Mặt khác, tuy là một Cơng ty mới thành lập cịn non trẻ nhưng ngay từ những
ngày đầu Công ty đã xác định ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư và kinh doanh bất


động sản cho thuê. Vì là lĩnh vực kinh doanh chính, vậy nên cần có sự nghiên cứu tổng
qt và cái nhìn tổng quan về thị trường này để định hướng phát triển thị trường đi đúng
hướng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của thị trường BĐS để có những biện pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland ” để nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, việc này rất cần thiết cho việc tham gia
vào lĩnh vực kinh doanh BĐS cho thuê của Công ty cổ phần BĐS Upland.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 
[1] Jan Fagerberg (1988), International Competitiveness, The Economic Journal,
Vol. 98, No.391, pp. 355-374. Tác giả nghiên cứu phát triển và thử nghiệm một mơ hình
về các xu hướng khác nhau trong năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh tế giữa
các quốc gia. Mơ hình liên hệ sự phát triển thị phần trong và ngồi nước với ba nhóm yếu
tố: khả năng cạnh tranh về công nghệ, khả năng cạnh tranh về giao hàng (năng lực) và
khả năng cạnh tranh về giá.
[2] Ryzhkova, E., & Prosvirkin, N. (2015). Cluster initiatives as a
competitiveness factor of modern enterprises. European Research Studies Journal, Vol.
18, Nol. 3, pp. 21-30. Các tác giả nghiên cứu vấn đề cung cấp năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, xem xét các phương pháp luận hiện có về
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các yếu tố cạnh tranh và đưa ra
giả thuyết, theo đó các sáng kiến cụm tạo điều kiện nâng cao giá trị của các yếu tố cạnh
tranh và sự gia tăng năng lực cạnh tranh chung của doanh nghiệp.

[3] Jan Fagerberg (1996), Technology And Competitiveness, Oxford Review of
Economic Policy, Vol. 12, No. 3, pp. 39-51. Tác giả đánh giá các tài liệu về công nghệ và
khả năng cạnh tranh. Đầu tiên, khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc
gia, và các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa thương mại và tăng
trưởng, sẽ được thảo luận. Sau đó, một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cơng
nghệ. Phần cuối cùng tóm tắt các bằng chứng và xem xét các bài học cho chính sách.
[4] P Maskell, A Malmberg (1999), Localised learning and industrial
competitiveness, Cambridge Journal of Economics, Vol. 23, No. 2, pp. 167-185. Tác giả
lập luận rằng khả năng cạnh tranh bền vững đòi hỏi phải liên tục thay thế các nguồn tài
nguyên cũ nát, xây dựng lại các cấu trúc lỗi thời và đổi mới các thể chế quốc gia hoặc


khu vực quan trọng về kinh tế, khi sự bắt chước dần dần biến các năng lực bản địa hóa
thành hiện tượng toàn cầu.
[5] ImreBernolak (1997), Effective measurement and successful elements of
company productivity: The basis of competitiveness and world prosperity, International
Journal of Production Economics, Vol. 52, No. 1–2, pp 203-213. Tác giả tập trung vào
tầm quan trọng sống còn của năng suất công ty, không chỉ đối với bản thân cơng ty mà
cịn đối với sự thịnh vượng chung.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là một đề tài có sức hấp
dẫn đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định cũng như quản lý của doanh nghiệp.
2.2.1. Các bài báo hội thảo và tạp chí.
[1] Tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong hội nhập kinh tế Quốc tế, Tạp chí Cộng sản Online số 23 (143), 2007. Bài
viết chỉ rõ, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức thật sự to
lớn, đó là hạn chế trong năng lực cạnh tranh, sự lạc hậu về khoa học - công nghệ, hạn chế
về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu, chiến lược phân phối, chiến lược
truyền thông và xúc tiến thương mại. Từ việc phân tích này, tác giả đã đề xuất gói 5 giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

[2] Tác giả Vũ Tiến Lộc, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển cân bằng và
bền vững cho Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 05 (96), 2019. Bài viết chỉ ra tổng quan
năng lực cạnh tranh của quốc gia, những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, tuy nhiên năng
lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế đặc biệt đáng lo ngại là tăng trưởng năng suất lao động ở
Việt Nam đã chậm lại. Do đó tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt
Nam nhằm góp phần nâng cao NLCT của quốc gia.
[3] Lê Viết Hùng, Phan Thị Thanh Tâm (2010), Đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, Tạp chí được học-6/2010 (Số 410 NĂM 50), tr 26.
[4] Tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh (2005) đã hoàn thành cuốn sách Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - NXB Lao
động - Hà Nội. Cơng trình nghiên cứu làm rõ một số lý luận về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, bàn luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt


Nam trong thời gian qua. Căn cứ vào thực trạng năng lực cạnh tranh, cơ hội và thách thức
đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đề xuất quan điểm, phương
hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam.
2.2.2 Khóa luận của sinh viên
[1] Khóa luận “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Vận 
chuyển nhanh 247 Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Tuyến – Khoa Quản trị kinh
doanh – Đại học Thương Mại năm 2019
[2] Khóa luận tốt nghiệp đại học: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thương mị ô tô Kachi” của sinh viên Bùi Diệu Thanh - Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Thương Mại thực hiện năm 2019.
[3] Khóa luận “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Dược
phẩm U.N.I Việt Nam ” của sinh viên Hoàng Thu Hoài - Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Thương Mại thực hiện năm 2018.
[4] Khóa luận  “Nâng cao năng lực cạnh tranh  của công ty TNHH Onelink Việt
Nam” của sinh viên Lã Thị Ngọc – Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Thương
Mại năm 2019.
Nhìn chung, những luận văn nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh”

trong những năm trước cũng đã đánh giá và đưa ra những giải pháp tốt cho vấn đề nghiên
cứu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu đó đều chưa làm được ở chỗ là
chưa nêu ra được những quan điểm của công ty trong việc giải quyết vấn đề nâng cao
năng lực cạnh tranh tại cơng ty đó. Song, với nền kinh tế luôn phát triển và biến động
không ngừng, cho nên vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng gặp
phải những khó khăn mới cần được khắc phục. Tại Công ty CP BĐS Upland những năm
trước chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty và đây là cơng trình nghiên cứu lần đầu tiên được đưa vào nghiên cứu tại Trường Đại
học Thương Mại. Do vậy, đề tài nghiên cứu về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng
ty CP BĐS Upland” có tính mới mẻ và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước
đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP
BĐS Upland” em hướng tới ba mục tiêu cơ bản sau:


Thứ nhất: Hệ thống hóa những lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP
BĐS Upland.
Thứ ba: Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình và nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland
trong tương quan với đối thủ cạnh tranh.Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu

Công ty CP BĐS Upland có trụ sở tại số 15, ngõ 259 Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận
Cầu Giấy, Hà Nội.
- Không gian nghiên cứu
+ Phạm vi thị trường : Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty CP BĐS
Upland

tại

thị

trường



Nội.

+ Sản phẩm nghiên cứu: Sản phẩm cho thuê văn phòng.
- Thời gian nghiên cứu
Các dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo các kinh doanh, báo cáo nhân sự, phục vụ
cho nghiên cứu đề tài trong vòng 3 năm 2018, 2019 và 2020. Giải pháp đề xuất nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland có hiệu lực đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh của công ty CP BĐS Upland bao gồm
các nội dung sau: Xác định SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của doanh nghiệp, xác
định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh
tranh tổng thể và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP BĐS Upland.


5. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng 2 phương pháp chính là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích dữ liệu để tìm hiểu một cách cụ thể chính xác và đầy đủ để hiểu rõ về cơng ty,
qua đó nhận diện và đề xuất các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể:
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm nội bộ, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp và thu thập thơng tin qua báo cáo tài chính, tài liệu, báo, internet,… Có 2 phương
pháp sử dụng chính trong phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ
cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa qua xử lý và khơng
có sẵn. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập được
thông tin này.
5.1.1.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
- Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn ban quản trị cấp cao, cụ thể là giám đốc
của Công ty CP BĐS Upland.
- Nội dung phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn với nội dung về nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS Upland, các vấn đề về thuận lợi, khó khăn, năng lực
cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của cơng ty.
- Mục đích phỏng vấn: Giúp tìm ra được các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, thu thập được những điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng thời
thu thập được quan điểm giải quyết của ban lãnh đạo công ty trong vấn đề nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty.
- Thời gian tiến hành: 25/11/2021 tại Công ty CP BĐS Upland.
5.1.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát
- Đối tượng điều tra của đề tài: Các trưởng phòng ban và những nhân viên làm việc trong
công ty.
- Nội dung điều tra: Các vấn đề xoay quanh các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh
tranh của công ty



- Mục đích của phiếu điều tra: Thu thập các thông tin về thực trạng năng lực cạnh tranh
nguồn của cơng ty dưới góc độ đánh giá của nhân viên công ty.
- Thời gian phát phiếu: 27/11/2021 – 30/11/2021.
- Số phiếu điểu tra: 50 phiếu. Trên cơ sở cấu thành năng lực cạnh tranh thu được từ
phỏng vấn vàc điều tra, đánh giá và xếp loại khả năng đáp ứng của công ty và các đối thủ
cạnh tranh. Thu được thơng tin từ phỏng vấn và điều tra có thể nhận diện được năng lực
cạnh tranh của công ty. (Các mẫu phỏng vấn, điều tra và kết quả tổng hợp được đính kèm
ở phụ lục)
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là những thơng tin đã có sẵn hoặc là các kết
quả nghiên cứu đã có từ trước được tập hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Dựa trên kết quả, có cái nhìn tổng quan về vị thế của công ty trên thị trường, các
thuận lợi, hạn chế và môi trường tác động của công ty.
5.1.2.1. Các nguồn dữ liệu thứ cấp cơ bản
- Nguồn nội bộ: Các báo cáo chức năng khác nhau trong công ty (báo cáo về chi phí, báo
cáo về doanh thu, hoạt động phân phối chức năng…) của các phòng ban: phòng Nhân sự,
phịng Hành chính, phịng kinh doanh, phịng kế tốn, thơng tin từ website của cơng ty,…
- Nguồn bên ngồi: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Các tổ chức hiệp hội; Sách,
tạp chí học thuật chuyên ngành; Luận văn, khóa luận, kết quả hội nghị; các phương tiện
truyền thông (internet, bách khoa mở…), các tổ chức thương mại …
5.1.2.2. Các phương pháp tìm kiếm dữ liệu thứ cấp
- Thư viện
- Các trung tâm tài liệu
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu là quá trình tính tốn các thơng tin, số liệu đã thu
thập được, sử dụng ứng dụng phần mềm excel để thống kê dữ liệu trên phiếu điều tra.
Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chứng để đưa ra các


kết luận chính xác về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty từ các thông tin đã thu

thập được.
6. Kết cấu của đề tài
Để thực hiện được mục đích của đề tài, ngồi lời cảm ơn, danh mục bảng biểu
hình vẽ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham
khảo;

phần

nội

dung

chính

chia

làm

3

chương

:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty kinh doanh
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS
Upland
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP BĐS
Upland



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN CƠ SỞ ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY KINH DOANHDOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh.
Hiện nay, thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực
như kinh tế, thương mại, luật, chính tri,... Do đó dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác
nhau về cạnh tranh. 
Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng la tinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu
tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm
đạt được những ưu thế, lợi thế xác định. Trong hình thái cạnh tranh thị trường, quan hệ
ganh đua xảy ra giữa chủ thể cung (người mua) và chủ thể cẩu (người bán). Cả hai nhóm
này tiến tới cạnh tranh với nhau và được liên kết với nhau bằng cả giá thị trường. 
Theo quan điểm Paul Samuelson (1948): “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng”,
Đối với Michael Porter, ơng giải thích: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất
của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung
bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.
(Michael Porter, 1998, “Chiến lược cạnh tranh”)
Theo cuốn Giáo trình Quản trị chiến lược: “Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa
các chủ thể kinh tế ( nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân...)
nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế thương mại khác đẻ thu được nhiều lợi ích
nhất cho mình” (PGS.TS Nguyễn Hồng Long, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt, 2015,
NXB Thống kê)
Từ điển kinh doanh của Anh (1992) cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên
sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế OECD (2010) thì cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia
và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh Quốc tế. Quan
điểm này đã kết hợp hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành và quốc gia.


Ngồi ra cịn rất nhiều các cách hiểu khác nhau về cạnh tranh, nhưng có thể hiểu
chung về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản
xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân...) nhằm giành lấy những vị
thế để tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác đẻ thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
1.1.2. Khái niệm năng lực
Theo T. Hoffmann (1999) cho rằng Thuật ngữ “năng lực” chưa được xác định rõ
ràng trong tài liệu. Hai ý nghĩa chính của thuật ngữ này đã được xác định, một ý nghĩa đề
cập đến kết quả đầu ra, hoặc kết quả đào tạo - nghĩa là hiệu suất có năng lực. Định nghĩa
khác đề cập đến các yếu tố đầu vào, hoặc các thuộc tính cơ bản, cần có của một người để
đạt được hiệu suất có năng lực. Mỗi định nghĩa đã được sử dụng để mô tả cả năng lực cá
nhân và tổ chức. Một phân loại ý nghĩa của năng lực đã được phát triển để chỉ ra rằng
thuật ngữ này có nhiều nghĩa tùy thuộc vào mục đích mà nó được sử dụng. Các hàm ý
được phát triển trong bài báo này hướng tới việc giảm sự nhầm lẫn về ý nghĩa của thuật
ngữ năng lực
Theo Sanchez & Heene (2004) thì năng lực là khả năng duy trì, triển khai và phối
hợp các nguồn lực, các khả năng nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trong những bối
cảnh cạnh tranh; do đó năng lực chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với các nguồn lực
và khả năng.
Có rất nhiều quan điểm về năng lực, tuy nhiên ta có thể hiểu như sau: Năng lực
chính là khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho một mục đích chung. Năng
lực biểu thị sự liên kết giữa những nguồn lực hữu hình và vơ hình riêng có của mỗi tổ
chức. Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có
mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn.
1.1.3. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo J.P.E. Henricsson (1985) cho rằng doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là
doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt trội và giá cả thấp
hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt
được mục đích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao
động và doanh nghiệp.


Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của
Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và công nghiệp Anh đưa ra định
nghĩa: “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm,
xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách
hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác.”
Còn theo quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) định nghĩa: “Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực cạnh tranh, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự
duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý trí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực
hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của
doanh nghiệp, đồng thời thực hiện những mục tiêu doanh nghiệp đề ra”.
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (2010) thì năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế
của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi
thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng
để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường. NLCT không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng
hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho ngành và từng doanh
nghiệp.

Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm sức cạnh
tranh hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm phức hợp
được xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực
cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm/dịch vụ.
- Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia: Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu định
nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả
nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định


sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian. Ở cấp độ quốc gia,
khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh
tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên vè vốn của một
quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ
suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên. Năng lực
cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng
mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Để đánh giá năng
lực cạnh tranh của quốc gia, các nước đang áp dụng các chỉ số theo cách tiếp cận của
WEF được sử dụng từ những năm 1977 đến 1999 cũng như các chỉ số cạnh tranh tăng
trưởng và chỉ số cạnh tranh hiện tại được sử dụng từ năm 2000.
- Năng lực cạnh tranh ngành: Cạnh tranh cấp ngành được chia thành 2 loại, cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc
tiêu thụ một loại hàng hố hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thơn
tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình
trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá
sản.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong các ngành
kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này,

các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển
vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng
gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối
vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các chủ doanh nghiệp
đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được như nhau, tức là
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
- Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
dựa trên việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra
những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi
nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các
yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng, khả năng cung ứng,


mức độ chun mơn hóa các đầu vào; các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh
nghiệp; yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ; vị trí của doanh nghiệp
so với đối thủ cạnh tranh. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Thị phần: thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữa trong tổng
dung lượng thị trường. Chỉ tiêu này càng lớn, nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh
nghiệp càng rộng.
Năng suất lao động: được xác định theo chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị. Thơng qua năng
suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lí, trình độ lao động và trình độ cơng
nghệ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận: Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ
đi các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ
tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp: Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn hàng, nhiều đối tác
làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Trong kinh tế thị trường, yếu tố nổi
bật nhất để đánh giá uy tín của doanh nghiệp đó là thương hiệu.
- Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm/dịch vụ: Là khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu
cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo

hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì, sự tiện lợi. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch
vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau, nhưng có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dị ch vụ có được là do năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra và được đị nh đoạt bởi năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực
cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ quyết đị nh mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khácnhư
khả năng nghiên cứu phát triển khoa học cơng nghệ, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, uy
tín doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên
thị trường.
1.1.4. Một số lý thuyết liên quan
1.1.4.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV)
Quan điểm xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực RBV (ResoureeBased View), do Grant (1991) đề xướng, cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh


tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng, cơng ty sẽ thành cơng nếu nó
trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của
doanh nghiệp. RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà cón có
liên kết nang lực bên trong với mơi trường bên ngoài. Theo RBV, lợi thế cạnh tranh sẽ bị
thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực và năng lực tốt nhất. Doanh
nghiệp nào khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mình sẽ
tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt nhất, bền vững nhất. Như vậy, năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp xuất phát từ nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu bao gồm cả gồm cả
nguồn lực vơ hình và nguồn lực hữu hình. Nếu doanh nghiệp nào khai thác có hiệu quả
các nguồn lực của doanh nghiệp mình sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong
ngành. Có những doanh nghiệp chỉ có nguồn lực thơng thường nhưng lại có khả năng đặc
biệt trong việc sử dụng các nguồn lực này theo một cách thức độc đáo mà các doanh
nghiệp khác không thể thực hiện được sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu được lợi
nhuận cao. Ngược lại một doanh nghiệp có thể có những nguồn lực độc đáo nhưng nếu
chỉ có khả năng thơng thường trong việc sử dụng các nguồn lực này thì năng lực cạnh
tranh cũng mờ nhạt và kém bền vững.

1.1.4.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Theo Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt (2015) thì lợi thế cạnh tranh là
những thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt được chất lượng
vượt trội, năng suất vượt trội, sự đổi mới vượt trội và đáp ứng khách hàng vượt trội so
với đối thủ cạnh tranh.
Có hai dạng lợi thế cạnh tranh cơ bản là: Lợi thế cạnh tranh dựa vào chi phí thấp
và lợi thế cạnh tranh dựa vào khác biệt hóa.
+ Chi phí thấp: Lợi thế về chi phí là khi một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch
vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh
+ Khác biệt hóa: Lợi thế về khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp các sản
phẩm/dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế về khác biệt hóa có thể là
về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ khách hàng…
Có 4 cách tạo ra lợi thế cạnh tranh đó là:
+ Năng suất vượt trội: Các nguồn lực đầu vào là các yếu tố căn bản của việc sản xuất bao
gồm lao động, đất đai, nguồn vốn…Các sản phẩm đầu ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ


mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra. Cách đơn giản nhất để đo lường năng
suất là dựa trên khối lượng nguồn lực đầu vào cần thiết để tạo ra một sản phẩm đầu ra.
+ Chất lượng vượt trội: Những sản phẩm có chất lượng được hiểu là tất cả các hàng hóa
và dịch vụ có khả năng hồn thành và hồn thành tốt mục đích mà chúng được làm ra.
+ Đáp ứng khách hàng vuột trội: Để đạt được sự phản hồi tốt hơn từ phía khách hàng,
một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong việc nhận
dạng và làm thỏa mãn các nhu cầu khách hàng của mình. Nâng cao chất lượng sản phẩm
được cung ứng tới khách hàng là việc thích hợp để doanh nghiệp đạt được phản hồi tốt,
cũng giống như việc phát triển các sản phẩm mới với các tính năng mà các sản phẩm hiện
cịn thiếu.
+ Đổi mới vượt trội. Đổi mới có thể được định nghĩa là bất kỳ điều gì mới hay khác lạ
tring các hoạt động của một công ty hoặc đối với sản phẩm công ty sản xuất ra. Sự đổi
mới bao gồm những sự thay đổi về chủng loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống

quản trị, cấu trúc tổ chức và chiến lược kinh doanh.
Theo M. Porter đã viết trong quyển Lợi thế cạnh tranh (2008) rằng: Mỗi doanh
nghiệp có những lợi thế cạnh tranh khác nhau, để có thể thành cơng trên thị trường tức là
doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ. Mặt khác lợi thế cạnh tranh
biểu hiện ở 3 góc độ: hoặc phí tổn thấp hơn, có những khác biệt độc đáo so với đối thủ
cạnh tranh hoặc tập trung trước tiên vào một phân khúc thị trường nào đó để phát triển.
1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố mơi trường vĩ mơ.
Mơi trường vĩ mơ chính là mơi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các yếu
tố kinh tế vĩ mô cơ bản mà doanh nghiệp thường xem xét là: tốc độ tăng trưởng nền kinh
tế, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát… Mỗi yếu tố này tác động và chi phối mạnh mẽ
đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng có thể là cơ hội hoặc thách mà
doanh nghiệp cần phải có sự am hiểu về các nhân tố trên và đưa ra cách ứng xử cho phù
hợp. Thể chế chính trị giữ một vai trị định hướng và chi phối tồn bộ hoạt động của xã
hội, trong đó có các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính trị ổn định, hệ thống luật pháp
rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh một cách
lành mạnh và hiệu quả. Các yếu tố văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị,
các tơn giáo, tín ngưỡng được chấp nhận và tơn trọng bởi xã hội hoặc một nền văn hóa cụ
thể. Khi doanh nghiệp hiểu rõ về tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục ... của khách hàng thì có


thể đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tăng được
khả năng cạnh tranh của mình từ đó tăng được doanh thu và lợi nhuận. Công nghệ mang
lại cho doanh nghiệp cách giao tiếp với người tiêu dùng. Công nghệ cũng là yếu tố tác
động mạnh đến chất lượng và giá cả sản phẩm của donah nghiệp. Khoa học công nghệ
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Các yếu tố môi trường ngành.
Môi trường ngành là môi trường bao gồm các doanh nghiệp trong cùng ngành
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường ngành cịn được hiểu là mơi trường

cạnh tranh của doanh nghiệp, sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận. Môi trường ngành bao gồm
5 nhân tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn
và các đối thủ thay thế. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành có tác động rất lớn
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều đối thủ cạnh tranh với mình,
doanh nghiệp càng phải tìm mọi cách để tăng khả năng cạnh tranh của mình cao hơn nữa
để có thể duy trì và tồn tại trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là mối đe
dọa cho các doanh nghiệp hiện tại, các doanh nghiệp hiện tại đang cố gắng ngăn cản các
đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành thì
cạnh tranh càng khốc liệt. Khi đó các doanh nghiệp hiện tại cần củng cố lợi thế cạnh
tranh của mình có sẵn vừa phải nghiên cứu thêm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình. Khách hàng sẽ tạo áp lực bắt buộc doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh
tranh của mình, họ địi hỏi chất lượng sản phầm cao hơn, rẻ hơn, dịch vụ bán hàng tốt
hơn... do đó để duy trì và tồn tại trên thị trường doanh nghiệp luôn phải cố gắng thỏa mãn
khách hàng trong điều kiện tốt nhất có thể. Các sản phẩm thay thế ngày càng có chiều
hướng gia tăng, tạo nên sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực
hiện có và có thể huy động được với doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài
chính tổ chức, kinh nghiệm. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề có ý nghĩa sống còn với
mọi tổ chức doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia làm các cấp:
Quản trị cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở và đội ngũ nhân viên. Nguồn nhân lực của


doanh nghiệp có trình độ càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi thế để nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình so với những doanh nghiệp đối thủ.: Khả năng về tài chính có ảnh
hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp
có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn thì sẽ cho phép doanh nghiệp có
nhiều vốn để hợp tác đầu tư và phát triển dịch vụ. Tình hình sử dụng vốn sẽ quyết định

chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.Quy mô và năng lực sản xuất
lớn giúp cho doanh nghiệp tạo ra khối lượng , chất lượng sản phẩm tốt hơn, hơn nữa tạo
ra nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng hơn
từ đó có thể chiếm lĩnh hoặc giữ vững thị trường, tránh sự xâm nhập của đối thủ.Văn hóa
doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất của cơng việc
mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và mơi trường làm việc thoải
mái lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần thu hút và giữ chân nhân viên giúp
củng cố đội ngũ nhân viên của công ty, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
1.2. Phân định Nnội dung nâng cao nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) của
doanh nghiệp
1.2.1. Mơ hình nghiên cứu
Xác định SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của DN

Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN

Đánh giá năng lực cạnh tranh của DN

Xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN
Hình 1.1 : Mơ hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2. Phân định nội dung nghiên cứu
1.2.2.1. Xác định SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của DN
Xác định đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)
SBU là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh
doanh có liên quan (cặp sản phẩm/thị trường), có đóng góp quan trọng vào sự thành công



×