Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh xơ gan điều trị tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 49 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ LIÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA
NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ LIÊN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA
NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THS. VŨ NGỌC ANH

NAM ĐỊNH - 2022



i
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành chương trình học tập lớp CKI khóa 9 và chun đề này, tơi đã
nhận được nhiều sự hướng dẫn, động viên, hỗ trợ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu – Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định, phòng Quản lý đào tạo sau đại học, bộ môn Điều dưỡng nội
và các giảng viên trường Đại học điều dưỡng Nam Định đã hỗ trợ giúp tơi có một
mơi trường học tập tốt nhất. Cảm ơn các q thầy cơ đã hết lịng quan tâm và dạy
dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức và hành trang quý báu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Vũ Ngọc Anh. Người thầy
đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và làm
chun đề này.
Tơi xin cám ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo
và cán bộ khoa Nội tiêu hóa- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, làm chun đề và hồn thành khóa
học.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I - khóa 9, những người đã giành
cho tơi tình cảm và nguồn động viên khích lệ nhất.
Nam Định, ngày 25 tháng 7 năm 2022
Học viên

Lê Thị Liên


ii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ
một cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giảng viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Học viên

Lê Thị Liên


iii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..........................................................................................................…i
Lời cam đoan..........................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................iii
Danh mục các bảng ...............................................................................................iv
Danh mục biểu đồ....................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………….. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………3
1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………..….…... 12
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa/phòng và bệnh viện………………………............13
2.2. Phương pháp thực hiện……………………………………….………...……. 14
2.3. Kết quả……………………………………………………….…….….…...…15
Chương 3: BÀI LUẬN
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị NB xơ gan ............. ……….. 24
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng…………25
3.2.1. Những vấn đề cịn tồn tại khi chúng tơi nghiên cứu.................................... 25

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................................. 26
3.3.3. Giải pháp cần khắc phục ........................................................................... 27
KẾT LUẬN
1. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của NB XG điều trị tại khoa nội tiêu
hóa BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2022 ..................................................... ……..…28
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của NB xơ
gan điều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Giang ..................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBYT

Cán bộ y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐTKS

Đối tượng khảo sát

XG

Xơ gan


NB

Người bệnh


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cách cho điểm theo Child – Pugh (1991) ………………………

7

Bảng 2.1. Thông tin chung của ĐTKS………………………………........... 15
Bảng 2.2. Thông tin về bệnh xơ gan của ĐTKS…………….……………... 17
Bảng 2.3. Nguồn cung cấp kiến thức về bệnh xơ gan cho NB …………….

22


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi……………………………………

17

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ thời gian NB bị xơ gan…………………………………

19


Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ NB bị các biến chứng………………………………….

20

Biểu đồ 2.4. Kiến thức của NB về bệnh xơ gan……………………...……

20

Biểu đồ 2.5. Kiến thức của NB về chế độ dinh dưỡng ……………...………
Biểu đồ 2.6. Tần suất tư vấn chế độ dinh dưỡng của CBYT cho NB …….
Biểu đổ 2.7. Nhận định của NB về tư vấn của CBYT ……………………..

21
22
23


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Xơ gan là một bệnh tương đối phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Theo tài
liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO 1980 – 2002), tỷ lệ tử vong do xơ gan ở
các nước từ 40 đến 70 trường hợp/100.000 dân/năm [1]. Do sự phát triển của xã
hội, xơ gan do rượu ngày càng phổ biến. Ở Pháp 80% các trường hợp xơ gan là
do rượu. Hàng năm ở Mỹ tiêu tốn trên 1,6 tỷ USD cho xơ gan do rượu, là loại
chiếm 44% tử vong do xơ gan ở Mỹ, ở Anh xơ gan là nguyên nhân của 6000
người chết hàng năm và xơ gan do rượu chiếm khoảng 80% trong tổng số xơ
gan [2].
Tại Việt Nam, Xơ gan là căn bệnh không ngừng gia tăng và ngày càng trẻ
hóa [3]. Theo thống kê của WHO, căn bệnh xơ gan gây ra 3 triệu chứng cái chết

mỗi năm trên toàn cầu và là căn bệnh đáng báo động hiện nay. Cũng theo thống
kê, Việt Nam là nước có tỷ lệ người dân mắc bệnh xơ gan khá cao, chiếm 5%
dân số. Trong đó, xơ gan do virus chiếm trên 40% và xơ gan do rượu bia khoảng
18%.
Viêm gan do rượu bia có thể gây tử vong, nhất là với những người đã bị
viêm gan từ trước. Ở những người bị viêm gan siêu vi C, rượu có thể đẩy mạnh
tiến trình xơ hóa trong gan.
Tại tỉnh Bắc Giang, số người nhập viện vì xơ gan đang có xu hướng ngày
một gia tăng. Theo báo cáo thống kê năm 2021 của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Giang, hàng năm số ca nhập viện điều trị tại khoa Nội tiêu hóa khoảng trên
2.000.000 ca bệnh trong đó xơ gan chiếm đến trên 60 - 70%, trong đó hơn một
nữa có tỷ lệ nhập viện trên 2 lần trong năm.
Xơ gan là căn bệnh chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu hay làm đảo
ngược lại quá trình bệnh lý. Hậu quả của tổn thương gan do rất nhiều nguyên
nhân khác nhau, việc phát hiện và điều trị hợp lý, hiệu quả tất cả các biến chứng
của bệnh là nền tảng trong điều trị, nhằm làm chậm q trình gan bị xơ hóa hạn
chế tử vong và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, khơng ít người bệnh thiếu sự kiên
nhẫn, bỏ dở quá trình điều trị khiến gan bị tổn thương. Vì thế kiến thức về bệnh


2
và biết cách tự chăm sóc và phịng ngừa biến chứng là yếu tố quan trọng trong
phục vụ công tác điều trị xơ gan [4]. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành
công trong điều trị. Kiến thức về tự chăm sóc của người bệnh bao gồm: kiến thức
về tuân thủ sử dụng thuốc, kiến thức về dinh dưỡng, luyện tập thể lực và thay đổi
lối sống.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp có tác dụng quan trọng trong điều trị xơ gan,
có thể thúc đẩy q trình tái sinh tế bào gan, cải thiện triệu chứng và phòng ngừa
biến chứng. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có kiến thức dinh dưỡng đúng và thực
hành dinh dưỡng tốt chỉ chiếm 65% và 33,8% [5]. Điều này cho thấy kiến thức

về chế độ dinh dưỡng và thực hành về dinh dưỡng của người bệnh xơ gan còn
hạn chế.
Để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh xơ gan, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Tôi đã thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức
về chế độ dinh dưỡng của người bệnh xơ gan điều trị tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh xơ
gan điều trị tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của
người bệnh xơ gan điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về xơ gan
1.1.1.1. Định nghĩa xơ gan
Từ năm 1819 bác sỹ Hyacinthe Laennec[6] đã mô tả xơ gan là bệnh mạn tính
tiến triển với dấu hiệu suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC).
Ngày nay xơ gan được hiểu là tình trạng xơ hóa dần mơ gan bình thường,
hồn tồn mất chức năng của gan. Q trình này cịn diễn tiến tăng dần, mơ xơ ảnh
hưởng đến cấu trúc bình thường và sự tái tạo của tế bào gan. Các tế bào gan lần lượt
bị tổn thương, chết và mô xơ cứ tiếp tục thay thế. Theo thời gian, gan mất dần chức
năng. Các mơ xơ cịn có tác hại làm ngăn cản lưu thơng bình thường của dịng máu
chảy đến gan. Sự hình thành mơ sẹo là vĩnh viễn, khơng thể phục hồi.
1.1.1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, hai trong số các nguyên nhân phổ biến
nhất của bệnh xơ gan là uống rượu quá nhiều, uống trong thời gian dài và viêm gan

B, C. Tuy nhiên, một số điều kiện khác cũng dẫn đến tổn thương gan và xơ gan đó
là: [7]
1.1.1.2.1. Xơ gan nhiễm độc:
Xơ gan rượu: Là nguyên nhân thường gặp ở châu Âu, gặp ở người uống rượu
nhiều, tuyến mang tai lớn, nốt dãn mạch. SGOT/SGPT >2, GGT tăng, xác định
bằng sinh thiết với xơ gan nốt nhỏ, xơ mảnh, có viêm thối hóa mỡ và có thể
Mallory.
Xơ gan do thuốc: Méthotrexate, maleate de perhexilene, methyl dopa, thuốc
ngừa thai, oxyphenisatin, izoniazide.
1.1.1.2.2. Xơ gan do nhiễm trùng


4
Đứng hàng đầu là viêm gan B, C và hay phối hợp D gây xơ gan nốt lớn (xơ
gan sau hoại tử). Đây là hậu quả của viêm gan mạn hoạt động có thể từ 1-12 năm
sau mà khơng tìm thấy sự nhân lên của virus.
Xét nghiệm huyết thanh cho thấy mang mầm bệnh B, C mạn: HBsAg (+),
AntiHBc (+), HCV (+). Các nhiễm khuẩn khác ít gặp là: Brucellose,
Echinococcus…
1.1.1.2.3. Xơ gan do biến dưỡng
Bệnh sắc tố sắt di truyền: Cũng thường gặp, ở Pháp là 4% xét nghiệm có sắt
huyết thanh tăng, độ bão hòa ferritine và transferritine máu tăng.
Bệnh Wilson (Xơ gan đồng): đồng huyết thanh tăng.
1.1.1.2.4. Xơ gan do rối loạn miễn dịch
Xơ gan mật nguyên phát: Đây là bệnh viêm mạn tính đường mật nhỏ trong
gan không mưng mủ, thường gặp ở phụ nữ, 30 tuổi - 50tuổi, biểu hiện ứ mật mạn
tính, tăng Gama-globulin IgM và kháng thể kháng ty lạp thể (+).
Viêm gan tự miễn: Do sự hủy tế bào gan mạn tính, thường có đợt cấp, xét
nghiệm máu có kháng thể kháng cơ trơn, kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng ty
lạp thể.

Bệnh xơ đường mật nguyên phát: Do viêm và phá hủy các đường mật to,
thường gặp ở nam giới nhiều hơn phụ nữ, gây xơ teo đường mật và gây ra hội
chứng ứ mật. Đây cũng là loại xơ gan ứ mật, 50% trường hợp có phối hợp với viêm
đại tràng lt. Chẩn đốn dựa vào chụp đường mật ngược dịng.
1.1.1.2.5. Xơ gan cơ học
Xơ gan mật thứ phát: Do nghẽn đường mật chính mạn tính, do hẹp cơ oddi,
do sỏi thường gây ra xơ gan khơng hồn tồn.
Tắc mạch: Tắc tĩnh mạch trên gan mạn tính trong hội chứng Budd-chiari, suy
tim phải lâu ngày, viêm màng ngoài tim co thắt.
1.1.1.2.6. Các nguyên nhân khác chưa được chứng minh
Bệnh viêm ruột mạn tính, đái đường, sarcoidosis.


5
1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Các yếu tố gây hại tác động lâu dài đối với gan dẫn tới nhu mô gan bị hoại
tử, gan phản ứng lại bằng tăng cường tái sinh tế bào và tăng sinh các sợi xơ. Tổ
chức xơ tạo ra những vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm của tiểu thùy
gan chia cắt các tiểu thùy. Các tổ chức tân tạo do các tế bào gan tái sinh chèn ép
ngăn cản lưu thông của tĩnh mạch cửa và gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Các xoang tồn tại ở chu vi các cục tái tạo trở thành những mao quản, nối tắt tĩnh
mạch vào thẳng tĩnh mạch gan, tạo ra những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan
bị thiếu máu tĩnh mạch cửa. Cấu trúc của hệ thống mạch máu ở gan bị đảo lộn làm
cho chức năng và sự nuôi dưỡng của tế bào gan ngày càng suy giảm trong khi tình
trạng hoại tử và xơ hóa ngày càng tăng. Quá trình này cứ tiếp diễn, dẫn đến tăng áp
lực tĩnh mạch cửa và suy gan [7].
1.1.1.4. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan ít nhiều thay đổi, tùy theo mức độ và giai
đoạn, cũng như một phần tùy thuộc vào nguyên nhân của xơ gan. Giai đoạn đầu
thường âm thầm, kín đáo và nghèo nàn, càng về sau càng rõ nét và ngày càng nhiều

ảnh hưởng lên nhiều cơ quan và tiến triển qua 2 giai đoạn tiềm tàng hay xơ gan còn
bù và giai đoạn xơ gan mất bù.
1.1.1.4.1. Giai đoạn xơ gan tiềm tàng
* Cơ năng:
- Người bệnh có biểu hiện về rối loạn tiêu hóa như: Ăn kém ngon, khó tiêu,
chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống hoặc nát.
- Phù: Thường phù nhẹ ở cả mặt và chi, tái phát nhiều lần, có thể kèm theo
đái ít, nước tiểu màu vàng sẫm.
- Đau hạ sườn phải: Đau thật sự hoặc cảm giác nặng nề hạ sườn phải. Chảy
máu cam không rõ nguyên nhân.
- Suy giảm tình dục: Nam giới bị liệt dương, nữ giới bị vô kinh- vô sinh.
* Thực thể:
- Toàn trạng gầy sút, mệt mỏi, vàng da vàng mắt nhẹ hoặc đậm.


6
- Da sạm, xuất hiện nhiều trứng cá, sao mạch hoặc giãn mạch, lòng bàn tay
đỏ.
1.1.1.4.2. Giai đoạn xơ gan mất bù biểu hiện với 2 hội chứng
* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
Khởi đầu là dấu hiệu trướng hơi hoăc đi ngoài phân sệt hoăc đi ngoài ra máu,
nơn máu. Khám có:
- Cổ trướng: Dịch tự do trong ổ bụng. Thường nhiều dịch (3-10) lít, dịch màu
vàng chanh, phản ứng Rivalta (-), Albumin < 25 gam lit. Nguyên nhân chính là do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ngồi ra cịn do các yếu tố khác như giảm áp lực keo,
giảm sức bền thành mạch, yếu tố giữ muối và nước.
- Tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa chủ ở vùng thượng vị và 2 bên mạn sườn,
vùng hạ vị và 2 bên hố chậu, hoặc quanh rốn (hình đầu sứa) hoặc có khi là những
nối tắt giữa hệ cửa và chủ bên trong. Trong trường hợp báng lớn chèn ép tĩnh mạch
chủ dưới sẽ có thêm tuần hồn bàng hệ kiểu chủ chủ phối hợp.

- Lách to: Lúc đầu mềm, về sau xơ hóa trở nên chắc hoặc cứng
* Hội chứng suy tế bào gan:
- Thể trạng gầy sút, cơ thể suy nhược, mất dần khả năng lao động.
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh chán ăn, ăn chậm tiêu, đầy bụng.
- Vàng da lúc đầu kín đáo càng về sau ngày càng đậm, nốt giãn mạch hình
sao ở ngực và lưng, hồng ban lịng bàn tay, mơi đỏ, lưỡi bóng đỏ.
- Có thể xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, lơng tóc dể
rụng, móng tay khum mặt kính đồng hồ, ngón tay dùi trống gặp trong xơ gan mật.
- 2 chân phù mềm.
- Thiếu máu: niêm mạc nhợt, da xanh.
1.1.1.5. Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiêm sinh hóa máu: Các men gan (Transaminase) tăng, như serum
glutamin oxalo transaminase- SGOT tăng, bình thường: 1,31 ± 0,38 mmol/lit hoặc


7
serum glutamin pyruvic transaminase- SGPT tăng, bình thường 1,1± 0,45 mmol/lit.
Protid máu giảm nặng. Điện di protein: Globulin tăng; đặc biệt, α globulin tăng
nhiều. Tỷ lệ A/G < 1 (Bình thường: 1,3-1,8). Tỷ lệ Prothrombin giảm (bình thường
80- 100%)
- Siêu âm gan: Bờ gan không đều, gan to hoặc teo nhỏ, tĩnh mạch cửa giãn
rộng, đường kính > 1,2cm, ổ bụng có dịch tự do nhiều hoặc ít.
- Soi ổ bụng: Màu sắc gan thay đổi, mặt gan mất tính nhẵn bóng, có thể mấp
mơ, bờ gan sắc mỏng.
1.1.1.6. Tiến triển và tiên lượng
Hiện nay tiên lượng xơ gan chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn Child-Pugh (1991)
[7]
Bảng 1.1. Cách cho điểm theo Child-Pugh (1991)
Tiêu chuẩn đánh giá


01 điểm

02 điểm

03 điểm

Albumine huyết thanh (g/l)

> 35

28 - 35

<28

Bilirubin toàn phần (mmol/l)

< 26

26 - 51

>51

Cổ trướng

Khơng có

Có ít

Hội chứng não gan


Khơng có

Thống qua hặc
nhẹ
40-65


nhiều
Hơn mê

Prothrombin (%)

>65

<40

Đánh giá giai đoạn:
Child-Pugh A (5-7 điểm): Xơ gan mức độ nhẹ, tiên lượng tốt.
Child-Pugh B (8 - 12 điểm): Xơ gan mức độ trung bình, tiên lượng dè dặt.
Child-Pugh C (13- 15 điểm): Xơ gan mức độ nặng, tiên lượng xấu.
Năm 2008 Phạm Quang Cử nghiên cứu trên 350 bệnh nhân (2004- 2008) tại
Bệnh viện 19.8 có nhận xét xơ gan ở mức độ Child-Pugh A là 14 %, Child-Pugh B
là 46,8 %, Child-Pugh C là 39% [8].
Năm 2010 Nguyễn Thị Minh Châu và Nguyễn Duy Thắng lại thấy 70 người
bệnh xơ gan được nghiên cứu đang điều trị tại Bệnh viện Nơng nghiệp từ 20082009 có 31,8 % ở mức độ Chid-Pugh C [9]. Năm 2008 Trần Văn Hòa nghiên cứu


8
72 người bệnh (2007-2008) điều trị tại Bệnh viện Thái Nguyên chia theo bảng của
Child-Pugh C: 40,3 % [10]. Theo các kết quả nghiên cứu trên cho thấy trong cùng

khoảng thời gian nghiên cứu tương đối gần nhau mà ở Thái Nguyên là địa phương
nghiên cứ có tỷ lệ xơ gan mức độ nặng (Child-pugh C) cao nhất, khả năng do trình
độ dân trí và nền kinh tế ở đây thấp, người bệnh chưa nhận thức đầy đủ về căn bệnh
này hoặc người bệnh chưa tích cực điều trị, cịn ở những nơi nhận thức của người
dân cao hơn đồng thời với trang thiết bị công nghệ cao, điều kiện kinh tế thuận lợi
hơn cho việc chẩn đốn sớm có lẽ tỷ lệ này sẽ thấp hơn.
1.1.1.7. Các biến chứng thường gặp của xơ gan
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Các ổ tân tạo và xơ có thể đè ép vào các tĩnh
mạch trong gan làm cho áp lực máu trong gan tăng.
- Rối loạn các chỉ số sinh hóa cũng là hậu quả của bệnh xơ gan từ đó đem đến
những biến chứng nặng nề, đây là yếu tố thường gặp trước và trong bệnh xơ gan.
- Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là biến chứng hay gặp,
rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Do chảy máu nặng mà thiếu máu cấp
tính gây sốc thiếu máu và càng làm suy gan nặng hơn, dễ dẫn đến hôn mê gan.
- Cổ trướng: Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy gan làm cho các đợt viêm
càng nặng và khó chữa.
- Rối loạn não- gan: Cũng dẫn đến hôn mê gan.
- Hội chứng gan- thận: Do tuần hồn ni dưỡng thận giảm sút mà dẫn đến
suy thận cùng với suy gan.
- Các nguy cơ nhiễm khuẩn…Lách to và cường tính lách. Bệnh đi kèm: Loét
dạ dày- hành tá tràng, thoát vị thành bụng do cổ trướng to, sỏi mật.
- Xơ gan ung thư hóa: Có đến 70 - 80% NB ung thư gan trên nền xơ gan.
1.1.1.8. Phương pháp điều trị và phòng bệnh
* Nguyên tắc điều trị xơ gan:
- Hồi phục chức năng gan.


9
- Dự phịng các biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm
trùng dịch cổ trướng, tiền hơn mê gan…

- Dự phịng tiến triển như nâng độ xơ gan (theo Chid - Pugh), ung thư gan.
* Điều trị cụ thể:
Tùy thuộc tình trạng của từng người bệnh mà có phác đồ điều trị và thuốc
thích hợp. Dưới đây là những nhóm thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc chống rối loạn đông máu: vitamin K, truyền huyết tương tươi nếu
vitamin K khơng hiệu quả, có nguy cơ chảy máu.
- Thuốc tăng đào thải mật: usolvan, cholestyramin.
- Truyền acid amin phân nhánh.
- Truyền albumin nếu albumin giảm, có phù có thể kèm tràn dịch các màng.
- Vitamin nhóm B: uống hoặc tiêm.
- Thuốc lợi tiểu khi có phù hay cổ trướng.
- Trong những đợt tiến triển của bệnh phải nghỉ ngơi, tuyết đối không lao
động nặng.
1.1.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan
1..1.2.1. Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh
Dinh dưỡng điều trị là một phần khơng thể thiếu trong một chu trình điều trị
bệnh. Bởi việc ăn điều trị có tác động cụ thể đến nguyên nhân gây bệnh, cơ chế điều
hòa, khả năng phản ứng và bảo vệ cơ thể.
Theo đó, nếu chúng ta duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ
nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để tạo ra các kháng thể phòng ngừa được nhiều
bệnh tật. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
đã giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị, làm
giảm biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện, đặc biệt giảm nguy cơ tử vong đối
với người bệnh.


10
1.1.2.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xơ gan
* Nguyên tắc chung (áp dụng cho hầu hết bệnh nhân xơ gan):
- Tuyệt đối khơng uống rượu.

- Nên ăn ít nhất 5 bữa trong ngày (3 bữa ăn chính, 2 bữa ăn phụ), trong đó
duy trì bữa ăn phụ vào buổi tối (khoảng 8-9 giờ tối) với thức ăn nhẹ hay thức uống,
sữa có hàm lượng cao chất BCAA (acid amin phân nhánh) là quan trọng, vì sẽ tốt
cho gan và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
- Ăn chất tinh bột đường (cơm, bún, miến...) nhiều hơn so với bình thường sẽ
giúp gan dữ trữ lại nguồn năng lượng bị hao hụt trong ngày.
- Lượng đạm (thịt, cá, đậu hũ...) cần ăn trong ngày cũng tương tự lúc bình
thường: 80 - 100g cá (khơng tính xương), thịt nạc hoặc đậu hũ cho mỗi bữa ăn.
Đạm từ cá và sữa có lợi cho người bệnh gan vì dễ tiêu hóa.
- Khơng cần giảm béo nhiều, ăn lượng vừa phải vì chất béo giúp hấp thu
nhiều vitamin (A, D, E, K) và tham gia rất nhiều các hoạt động chức năng của cơ
thể (tái tạo lại tế bào, miễn dịch, đông máu...). Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu
hay vàng da ứ mật. Nên ăn chất béo từ cá (cá thu, trích, ngừ hoặc cá hồi) và từ các
loại dầu ăn.
- Hạn chế thức ăn nhiều cholesterol, mỡ động vật (mỡ heo, bò, nội tạng hoặc
da heo, gà, vịt).
- Tăng cường chất khoáng, chất xơ và vitamin từ rau, củ và trái cây tươi: 100
- 120g rau, củ cho mỗi bữa ăn, trái cây 200 -300g trong ngày.
Riêng trong trường hợp xơ gan cổ trướng, cần lưu ý thêm:
- Trong tuần thường xuyên ăn đạm từ cá hay đạm thực vật như các loại đậu,
đậu hũ.
- Hạn chế ăn mặn và thức ăn chế biến sẵn.
- Lượng nước sử dụng trong ngày tùy thuộc vào mức độ phù, báng bụng
hoặc chức năng thận, cần được hướng dẫn của bác sĩ.
* Trường hợp bệnh kèm đái tháo đường, cần lưu ý thêm:


11
- Ăn bớt lượng chất tinh bột đường (cơm, xôi, bánh mì, bánh phở, khoai
tây...): thường 1 chén cơm lưng cho mỗi bữa ăn hoặc 1 ổ bánh mì nhỏ hoặc 1 chén

bánh phở...
- Nên ăn gạo ít chà xát hay gạo lức để tăng cường chất xơ.
- Hạn chế ăn trái cây ngọt (sầu riêng, xồi chín, mít, nho ngọt, chuối...) thay
vào đó có thể ăn 100 -120g cho 1 lần, ăn 2 lần trong ngày một trong các loại như
táo, lê, dâu tây, mận chua.
- Trong trường hợp khó kiểm sốt đường huyết, tốt nhất cần được tư vấn của
các chuyên gia dinh dưỡng.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Bệnh gan mạn tính đã từ lâu là một bệnh phổ biến, tùy theo vị trí địa lý mà tỷ
lệ mắc bệnh ít nhiều có khác nhau. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là do đời sống
kinh tế ngày càng phát triển ở nước ta, thói quen dùng bia, rượu cũng tăng nhất là
giới trẻ nên bên cạnh viêm gan mạn tính do virus thì viêm gan mạn tính do rượu
cũng ngày một gia tăng. Ở châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật bản… Tỷ lệ người nghiện
rượu chiếm 5-10% dân số; trong đó, 10-35% sẽ phát triển thành viêm gan mạn tính,
8-10% phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu của Trần Văn Huy và
cộng sự cho thấy tỷ lệ HCV (+) ở ung thư gan là 15% và tỷ lệ phối hợp giữa viêm
gan virus B và rượu là 27,3% [11].
Xơ gan là bệnh hay gặp ở Việt Nam và Thế giới, theo thống kê của hệ thống
thơng tin tồn cầu về rượu và sức khỏe: Tuổi tiêu chuẩn hóa tỷ lệ tử vong xơ gan
(trên 15 tuổi) trên 100.000 dân, năm 2012: Việt Nam 39,3 nam/9,2 nữ. Thái Lan
28,2 nam/8,7 nữ, Philipin 35,0 nam/9,7 nữ, Đức 18,8 nam/7,8 nữ…. Bệnh gan mạn
tính và xơ gan là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 10 ở Hoa Kỳ đối với đàn
ông và thứ 12 đối với phụ nữ năm 2001, khoảng 27.000 người chết mỗi năm. Từ
năm 1999 đến năm 2016, tỷ lệ tử vong do xơ gan hàng năm của Hoa Kỳ tăng 65%,
lên tới 34 174; trong khi, tử vong hàng năm do ung thư biểu mô tế bào gan tăng gấp
đôi lên 11 073. Tỷ lệ tử vong liên quan đến xơ gan hàng năm tăng rõ rệt nhất đối
với người Mỹ bản địa (được gọi là “người Mỹ da đỏ” trong cơ sở dữ liệu điều tra


12

dân số 4,0%, 2,2% đến 5,7%, P = 0,002). Tỷ lệ tử vong do xơ gan bắt đầu tăng từ
năm 2009 đến năm 2016 là 3,4% (3,1% đến 3,8%, P<0,001) [14].
Theo tổ chức Y tế thế giới công bố tại Pháp tần suất xơ gan có triệu chứng là
3000/1 triệu dân; trong đó, do rượu vang chiếm đa số (nam: 90% - 95%; nữ: 70% 80%), do bia là 10%, do viêm gan mạn virus là 10%. Số người uống nhiều rượu:
30.000/1 triệu dân có nguy cơ xơ gan là 10% [13].
Suy dinh dưỡng là gánh nặng ở người bệnh xơ gan, nó liên quan đến sự tiến
triển của suy gan và những biến chứng bao gồm nhiễm trùng, bệnh não gan và cổ
trướng. Nhiều nguyên nhân khác nhau gây Suy dinh dưỡng ở người bệnh xơ gan
bao gồm ăn uống kém, tăng đào thải protein ở ruột, giảm tổng hợp protein, tăng
chuyển hóa và kém hấp thu. Các biến chứng cần nhập viện và tỷ lệ tử vong ở các
người bệnh xơ gan có Suy dinh dưỡng nhiều hơn so với người bệnh được ni
dưỡng tốt.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cần thiết giúp can thiệp dinh dưỡng hợp lý
và kịp thời, từ đó tăng số ca hồi phục và giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh xơ gan.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Liêm “Khảo sát thực hành dinh dưỡng và một số
yếu tố liên quan của bệnh nhân xơ gan tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Cần
Thơ” tỷ lệ người bệnh có kiến thức dinh dưỡng đúng và thực hành dinh dưỡng tốt
chỉ chiếm 65% và 33,8% [5].


13
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa Nội tiêu hóa và BVĐK tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang hôm nay, tiền thân là “Nhà thương Bản
sứ (L. hôpital Indigène de Phu-Lang-Thuong)” được thành lập tháng 6 năm 1907.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Bắc
Giang, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 1.500 giường bệnh, tổng số cán

bộ viên chức Bệnh viện 1.200 cán bộ, trong đó Bác sỹ và Dược sỹ: 362 người; số
điều dưỡng, NHS, KTV: 629 người; cán bộ khác: 209 người.
Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại:
Bệnh viện nằm trong khn viên rộng với 1 tòa nhà 9 tầng, 1 tòa nhà 15 tầng và
nhiều toà nhà mới và hiện đại khác. Bệnh viện có 1.500 giường bệnh. Hàng ngày,
Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 1.000 – 1.200 lượt người đến khám bệnh, người
bệnh nội trú trung bình 1.400 – 1.500 người. Số lượng người bệnh đến khám chữa
bệnh ngày càng tăng.
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về khoa Nội tiêu hóa
Khoa Nội tiêu hóa được tách ra từ khoa Nội tổng hợp từ chung năm 2016
thành 2 khoa Nội tổng hợp và khoa Nội Tiêu hóa. Hiện nay biên chế khoa là 70
giường, số bệnh nhân vào điều trị luôn đạt từ 60 đến 70 bệnh nhân. Đảm nhận chức
năng điều trị nội trú cho các bệnh nhân tiêu hóa: loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết
tiêu hóa, xơ gan….
Tổng số nhân viên là 20: 6 bác sỹ và 14 điều dưỡng trong đó số điều dưỡng
trình độ cao đẳng, đại học là 14.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, khoa nội tiêu hóa điều trị cho khoảng hơn
1.000.000 bệnh nhân trong đó số bệnh nhân xơ gan là 646, chiếm tỷ lệ 60% – 70%
tổng số bệnh nhân của khoa.
2.2. Phương pháp thực hiện
- Đối tượng nghiên cứu:


14
+ Đối tượng nghiên cứu là những người trưởng thành trên 18 tuổi được chẩn
đoán và điều trị xơ gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
● Người bệnh đã được chẩn đoán xơ gan điều trị tại Khoa nội tiêu hóa bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
● Đủ sức khỏe tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn trong bộ câu hỏi.

● Tự nguyện đồng ý tham gia.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
● Người bệnh không đủ sức khỏe tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
● Người bệnh không đồng ý tham gia phỏng vấn hoặc không trả lời đầy đủ
các câu của bộ câu hỏi.
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
+ Địa điểm: nghiên cứu được thực hiện tại khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Giang.
+ Thời gian nghiên cứu: từ 05/06/2022 đến hết 05/07/2022.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:
+ Cỡ mẫu: chọn mẫu toàn bộ người bệnh xơ gan đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Điều tra viên tiến hành tiếp cận ngẫu nhiên các đối tượng đủ tiêu chuẩn tham
gia nghiên cứu khi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong
thời gian từ 05/06/2022 đến hết 05/07/2022.
- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:
+ Công cụ: sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu khảo sát.
+ Phương pháp thu thập số liệu:
Kết hợp với 2 cộng tác viên (CTV) là sinh viên điều dưỡng năm thứ 2
Trường Cao Đẳng Ngô Gia Tự để phỏng vấn thu thập số liệu (các CTV được tập
huấn 01 buổi). Quy trình thu thập số liệu như sau: gặp mặt đối tượng; giải thích về
mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của nghiên cứu; xin ý kiến về sự đồng ý tham gia của
đối tượng; phỏng vấn đối tượng; kiểm tra phiếu; cảm ơn đối tượng.
- Công cụ thu thập số liệu:


15
Bộ công cụ bao gồm các mục sau:
+ Phần A: Thông tin chung của ĐTKS gồm 6 câu hỏi.

+ Phần B: Thông tin về bệnh xơ gan của ĐTKS gồm 8 câu hỏi.
+ Phần C: Kiến thức của ĐTKS về bệnh xơ gan gồm 4 câu hỏi.
Tiêu chuẩn đánh giá phần C: Đánh giá trả lời: có kiến thức tốt/ có kiến thức
nhưng khơng đầy đủ/ khơng có kiến thức của đối tượng cho mỗi câu hỏi từ C1 →
C4.
+ Phần D: Kiến thức của ĐTKS về chế độ dinh dưỡng gồm 8 câu hỏi.
Tiêu chuẩn đánh giá phần D: Đánh giá trả lời: có kiến thức tốt/ có kiến thức
nhưng khơng đầy đủ/ khơng có kiến thức của đối tượng cho mỗi câu hỏi từ câu D1
→ D8.
+ Phần E: Thông tin về tư vấn GDSK gồm 2 câu hỏi.
- Quản lý và xử lý số liệu: Các phiếu khảo sát được kiểm tra cẩn thận, đảm
bảo không phiếu nào bị sót thơng tin. Số liệu sau khi thu thập và kiểm tra sẽ được
mã hoá, nhập và xử lý trên phần mềm excel 2019 và SPSS 20.0.
2.3. Kết quả
2.3.1. Một số thông tin chung về đối tượng
Bảng 2.1. Thông tin chung của đối tượng khảo sát
Thông tin chung

Tần số

Tỷ lệ

(n=127)

(%)

Tuổi
-

Dưới 40 tuổi


7

6

-

Từ 40 đến dưới 50 tuổi

59

46

-

Từ 50 đến dưới 60 tuổi

46

36

-

Trên 60 tuổi

15

12

Giới tính

-

Nam

109

85,8

-

Nữ

18

14,2

Trình độ học vấn cao nhất
-

Không biết chữ

17

13,4

-

Tiểu học, trung học cơ sở

53


41,7


16
-

Trung học phổ thông

45

35,4

-

Trung cấp

3

2,4

-

Cao đẳng, đại học

8

6,3

-


Trên đại học

1

0,8

Nghề nghiệp
-

Cán bộ cơng chức, viên chức

6

4,7

-

Hưu trí

13

10,3

-

Nơng dân

57


44,9

-

Lao động tự do

44

34,6

-

Khác

7

5,5

0

0

127

100

Hồn cảnh sống
-

Sống 1 mình


-

Sống cùng với gia đình

Khảo sát được thực hiện trên 127 người bệnh đến khám và điều trị tại khoa
Nội tiêu hóa BVĐK tỉnh Bắc Giang trong đó có 109 người bệnh nam chiếm tỷ lệ
85,8% và 18 người bệnh nữ chiếm tỷ lệ 14,2%. Có 41,7% người bệnh có trình độ
học vấn cao nhất là tiểu học và trung học cơ sở, 35,4 trình độ trung học phổ thơng,
chỉ có 9,5% người bệnh có trình độ cao đẳng hoặc đại học và sau đại học, tỷ lệ
người bệnh khơng biết chữ cịn cao chiếm tỷ lệ 13,4%. Nông dân, người lao động tự
do chiếm tỷ lệ cao nhất 44,9% và 34,6%, cán bộ công chức, viên chức chỉ chiếm
4,7%; tỷ lệ hưu trí chiếm 10,3%, đối tượng khác chiếm 5,5%. Theo khảo sát thấy
100% người bệnh sống cùng gia đình.


17

59
60

46

50
40
30

15

20


7

10
0

<40

40-49

50-59

>=60

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi
Biểu đồ 2.1 cho thấy, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi phần lớn là
tuổi trung niên 40 – 60 tuổi, khảo sát cho thấy người bệnh có tuổi từ 40 – 50 chiếm
46,5%, tuổi từ 50 – 60 chiếm 36,2%, trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 11,8%, dưới 40 tuổi
chiếm tỷ lệ 5,5%.
2.3.2. Thông tin về bệnh xơ gan của người bệnh
Bảng 2.2. Thông tin về bệnh xơ gan của ĐTKS
Thông tin chung

Tần số

Tỷ lệ

(n=127)

(%)


NB phát hiện bị xơ gan trong trường hợp
-

Tình cờ khi đi khám một bệnh khác

20

15,7

-

Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ

37

29,2

-

Khám xơ gan vì thấy biểu hiện: mệt mỏi, ăn kém,

68

53,5

2

1,6


da vàng, đi ngồi nhiều lần/ngày, phù…
-

Khơng nhớ

Thời gian người bệnh bị xơ gan
-

< 5 năm

90

71

-

Từ 5 - < 10 năm

15

12

-

Trên 10 năm

10

8


-

Không nhớ

12

9


×