MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN.....................................................................2
1.1. Quan điểm về con người trong triết học...................................................2
1.2. Bản chất của con người theo quan điểm triết học Mác- Lê nin..............2
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội. 2
1.2.2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan
hệ xã hội.............................................................................................................3
1.2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.....................................3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁCLÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI...................................4
2.1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác Lênin về con
người và bản chất con người.............................................................................4
2.1.1. Ý nghĩa lý luận của quan điểm về con người và bản chất con người.......4
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm về con người và bản chất con người....5
2.2. Một số giải pháp rèn luyện nhân cách sinh viên dựa trên lý luận về con
người và bản chất con người.............................................................................5
2.2.1. Phát triển lý tưởng cộng sản cho sinh viên...............................................5
2.2.2. Phát triển thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam. .6
2.2.3. Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên...................6
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................8
i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như
sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, y học. Nghiên cứu về con người là một vấn đề
không hề mới lạ nhưng lại xoay quanh nhiều khía cạnh tùy thuộc vào đặc điểm của
mỗi ngành khoa học. Con người cũng luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ
cổ đại đến trung đại.
Từ thời xa xưa cho đến thời đại ngày nay con người được xem là vị trí trung
tâm và có vai trị quyết định đến sự tồn vong và phát triển của xã hội. Con người được
xem là chủ thể của lịch sử xã hội, con người làm ra lịch sử xã hội. Vì vậy phải được
tôn trọng, được sống tự do hạnh phúc và được phát triển toàn diện. Song ngày nay con
người vẫn đang trong tình trạng bất cơng, địi hỏi xã hội phải quan tâm đến sự phát
triển của con người.
Ở Việt Nam vấn đề con người cũng luôn là một vấn đề thời đại và đang được
nhiều ngành khoa học, nhiều cá nhân đặc biệt quan tâm, nhất là vấn đề xây dựng con
người từ khi con trong ghế Nhà trường đối với học sinh sinh viên. Đổi mới giáo dục,
hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau
Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược,
vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang
cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu
này.
Chính vì những lí do đó về mặt lý luận và thực tiễn tôi quyết định chọn đề tài
tiểu luận “Phân tích quan điểm của triết học Mác-Leenin về con người và bản
chất con người. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên” để có cái nhìn
sâu và rộng hơn.
1
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN
1.1. Quan điểm về con người trong triết học
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người chính là giới tự nhiên, vì vậy bản tính tự nhiên là một trong những phương diện
cơ bản của con người, lồi người.
Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
Cơ sở khoa học của kết luận này được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa
của các loài.
Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng là “ thân thể vơ cơ của con người”.
Bản tính xã hội của con người được phân tích từ giác ngộ sau đây:
Một là, xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, lồi người thì khơng
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn gốc
xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.
Hai là, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, lồi người thì sự tồn
tại của nó ln ln bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội
biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại,
sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
1.2. Bản chất của con người theo quan điểm triết học Mác- Lê nin
1.2.1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mắt sinh vật với mặt xã hội.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trị của lao động sản xuất ở con người:
“Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói chung bằng
2
bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng việc tự phân biệt với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một
bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình, như vậy, con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của
mình”.
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt
động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thơng
qua hoạt động sản xuất, con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời
sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội.
Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng
thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
1.2.2. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã
hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên
thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với
xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đén cùng,
đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản
chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên
quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên một
mệnh đề nổi tiếng Luận cương về Phơbách: “Bản chất con người không phải một cái
trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
1.2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
C.Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là
sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính
bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm Biện chứng của
tự nhiên. Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần
của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do
chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì
3
điều đó diễn ra mà chúng khơng hề biết và cũng không phải do ý muốn của chúng.
Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu
thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử một cách có ý thức bấy nhiêu”.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản
thân con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên
cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và
tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu
do con người đặt ra. Khơng có hoạt động của con người thì cũng khơng tồn tại quy luật
xã hội, và do đó, khơng có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC
MÁC- LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm triết học Mác Lênin về con người
và bản chất con người
2.1.1. Ý nghĩa lý luận của quan điểm về con người và bản chất con người
Trong các tác phẩm của mình: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền
Hêghen” (1843), “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844), “Luận cương về Phoiơbắc”
(1845)… Các Mác đã chỉ rõ con người là thể thống nhất hồn chỉnh, là thực thể sinh
học - xã hội, hình thành nên từ hai mặt: tự nhiên và xã hội; tự nhiên và xã hội thống
nhất với nhau trong bản chất con người; đồng thời khẳng định mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, với xã hội. Xã hội có vai trị quan trọng đối với sự hình thành cá
nhân và cá nhân cũng có vai trị khơng kém phần quan trọng đối với sự hình thành xã
hội: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì
nó cũng sản xuất ra xã hội như thế”. Trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra
ở sự tự do của cá nhân con người, vì cá nhân được giải phóng sẽ tạo ra động lực cho
giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu
cho sự giải phóng cá nhân. Con người tự giải phóng cho mình và qua đó, giải phóng xã
hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội - đó chính là sự khẳng định vị thế và vai trị của con người
trong tiến trình lịch sử.
4
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm về con người và bản chất con người
Từ việc giải đáp một cách duy vật về con người, bản chất con người, tính hiện
thưc, con người với tư cách thực thể sinh học - xã hội, với tư cách nhân cách, vị trí và
vai trị của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, tư tưởng của Các
Mác hướng đến mục đích giải phóng con người, giải phóng xã hội. Cũng trong các
nghiên cứu của mình, Các Mác khẳng định rằng: Xã hội tư bản là một bước tiến trong
lịch sử phát triển của nhân loại; là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là
điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại. Song sở hữu tư nhân, nhất là
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã trở thành nguyên nhân và suy đến cùng, đó là
nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất gây ra những tai hoạ khủng khiếp cho con người,
làm tha hố con người. Theo ơng, “con người đã hiểu khái niệm chế độ tư hữu, nhưng
nó chưa làm rõ được cho mình bản chất của chế độ đó, vì thế, chừng nào mà con người
cịn chưa nhận thức được “bản chất tích cực của chế độ tư hữu và chưa hiểu được tính
chất con người của nhu cầu” thì chừng đó, họ “cịn bị chế độ tư hữu cầm tù và truyền
nhiễm”. Do vậy, việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất chủ yếu là để cứu lấy con người, giải phóng con người và “muốn xố bỏ tư tưởng
về chế độ tư hữu, thì tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là hoàn toàn đủ”.
2.2. Một số giải pháp rèn luyện nhân cách sinh viên dựa trên lý luận về con người
và bản chất con người
2.2.1. Phát triển lý tưởng cộng sản cho sinh viên
Lý tưởng giữ vai trị quan trọng trong q trình hình thành nhân cách sinh viên,
vì lý tưởng là mục đích cao nhất, đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua
mọi thách thức đạt đến mục tiêu đề ra. Mục tiêu cao nhất mà lý tưởng cộng sản hướng
tới là xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp: Xã hội xã hội chủ nghĩa và sau này là xã hội
cộng sản chủ nghĩa. ở đó, con người được tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Sinh viên
khi tiếp nhận những tri thức khoa học Mác - Lênin sẽ tìm kiếm được sức mạnh từ
chính bản thân tri thức ấy để tự mình vươn lên, bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng
vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có hồi bão, sinh viên tất có ý chí
thực hiện lý tưởng.
5
2.2.2. Phát triển thế giới quan khoa học trong nhân cách sinh viên Việt Nam
Thế giới quan khoa học không hình thành một cách tự động, tức cứ trang bị tri
thức là có thế giới quan; trái lại, đó cịn phải là quá trình chuyển tri thức thành niềm tin
khoa học trong mỗi sinh viên. Cơ sở để hình thành và phát triển thế giới quan là những
nhận thức về tự nhiên và xã hội, là kết quả của quá trình giáo dục và những kinh
nghiệm được tích lũy trong thực tiễn của sinh viên. Đó chính là q trình hình thành và
phát triển các quan điểm, quan niệm, niềm tin về vai trò và khả năng của con người
trong q trình nhận thức và cải tạo thế giới. Nói cách khác, tri thức, niềm tin, lý tưởng
và tình cảm là những yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan.
Bởi lẽ, triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy, nó cung cấp cho con người một cách nhìn khoa học đối với
hiện thực khách quan và khẳng định vai trị, vị trí của con người trong hoạt động nhận
thức và cải tạo thế giới. Từ đó, giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện
thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích và giải
quyết các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn xã hội trên tinh thần thế giới quan Mác Lênin.
2.2.3. Xây dựng nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên
Xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và mục
đích của cuộc sống. Cụ thể là, triết học Mác - Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích
cao nhất của con người là xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh; trong
đó, mọi người đều có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội
mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người".
Giáo dục triết học Mác - Lênin sẽ góp phần từng bước xây dựng và bồi dưỡng
nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên thông qua việc trang bị cho họ những
kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, về bản chất và chức năng của nhà nước,
về con người và các quan hệ xã hội của con người, về giai cấp, dân tộc, về xu hướng
phát triển tất yếu của xã hội...
6
PHẦN KẾT LUẬN
Dù ở đâu và bất cứ thời điểm nào, quan điểm của Mác – Lê nin cũng như tư
tưởng Hồ Chí Minh đều là kim chỉ nam cho hành động của nước ta. Con người, hơn
hết, chính là chủ thể lịch sử, là yếu tố tạo ra lịch sử. Con người luôn là yếu tố quan
trọng nhất để xây dựng một xã hội, một Nhà nước. Chính vì vậy, việc xây dựng con
người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là điều quan trọng nhất cần phải quan tâm và
thực hiện.
Để việc xây dựng con người được thành công, công tác đầu tiên cần phải chú
trọng là công tác giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo từ những công dân nhỏ tuổi
của đất nước, của những thế hệ sẽ làm chủ đất nước trong tương lai “ Ươm mầm từ
hôm nay, để gặt quả mai này”. Thế hệ trẻ cần nắm vững những quan điểm, quan niệm
về con người về vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể, trong cộng đồng,
trong xã hội, trong tổng thể lồi người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội,
việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và
phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự
biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ… Điều đó địi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ
nghĩa Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của
xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2016), Giáo trình Triết học, (Dùng cho NCS và Cao
học khơng chun ngành Triết học) – NXB Lý luận chính trị Hà Nội.
2. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện báo chí và
Tuyên truyền, Khoa chính trị học (2016), Bài Giảng Triết học Mác - Lênin – NXB
Chính trị quốc gia.
3. Một số nhận thức mới về con đường XHCN của Việt Nam – Tg: PTS. Đào
Duy Quát- Cao Thái- NXB Tư tưởng Văn hố 2012
4. Mơi trường kinh doanh - Đạo đức kinh doanh – NXB-Hà Nội 2017
5. Kinh tế tri thức- Xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI – NXB Chính trị quốc gia
2010.
8