Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Quan hệ giữa các tỉnh biên giới đông nam bộ việt nam với các tỉnh giáp biên campuchia từ năm 1991 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUAN HỆ GIỮA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM BỘ
VIỆT NAM VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUAN HỆ GIỮA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM BỘ
VIỆT NAM VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62 22 03 13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, những trích dẫn trong luận án


đều được dẫn nguồn một cách rõ ràng, những kết luận khoa học của luận án được rút
ra từ những luận cứ khoa học, được phân tích, đánh giá từ các nguồn tư liệu đáng tin
cậy.
NGƯỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................ 4
6. Một số khái niệm liên quan được sử dụng trong luận án .......................................... 6
7. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 10
8. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 12
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh
vực có liên quan đến phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án.................... 12
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về hai tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam và
các tỉnh giáp biên phía Campuchia có liên quan đến mối quan hệ ...................... 23
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có liên
quan đến mối quan hệ với các tỉnh giáp biên phía Campuchia ....................... 23
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về các tỉnh phía Campuchia trong mối quan hệ
với hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước .............................................................. 28
1.3. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên
cứu trong luận án. .................................................................................................... 29
1.3.1. Đánh giá các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án .................. 29
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................. 31
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC

TỈNH BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN
CAMPUCHIA ..................................................................................................... 32
2.1. Cơ sở vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 32
2.2. Cơ sở lịch sử........................................................................................................ 39
2.3. Cơ sở pháp lý....................................................................................................... 47
2.4. Cơ sở an ninh - quốc phòng................................................................................. 50
2.5. Cơ sở kinh tế ....................................................................................................... 54
2.6. Cơ sở văn hóa - xã hội ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỈNH BIÊN GIỚI
ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA TỪ
1991 ĐẾN 2015 .................................................................................................... 72


3.1. Quan hệ trên lĩnh vực đối ngoại ....................................................................... 72
3.2. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế và giao thông vận tải ....................................... 79
3.2.1. Trên lĩnh vực thương mại qua biên giới ................................................ 79
3.2.2. Trên lĩnh vực đầu tư ............................................................................. 88
3.2.3. Trên lĩnh vực phối hợp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. ...... 92
3.3. Quan hệ trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đấu tranh phòng chống tội phạm
và phân giới cắm mốc ............................................................................................ 101
3.3.1. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh .......................... 101
3.3.2. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực phòng chống tội phạm xuyên biên giới 107
3.3.3. Quan hệ hợp tác trong giải quyết vấn đề xâm canh, xâm cư ............... 111
3.3.4. Quan hệ hợp tác trong công tác phân giới cắm mốc ............................ 114
3.4. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa – xã hội............................................ 125
3.4.1. Quan hệ giữa cộng đồng tộc người dân cư hai bên biên giới .............. 125
3.4.2. Quan hệ láng giềng, hợp tác tương trợ, giúp đỡ của cư dân và các tổ chức
xã hội ........................................................................................................... 131
3.4.3. Quan hệ trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân ........................ 133
3.4.4. Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo....................................................... 136

CHƯƠNG 4 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỈNH
BIÊN GIỚI ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN
CAMPUCHIA TỪ 1991 ĐẾN 2015 .................................................................. 139
4.1. Đặc điểm của mối quan hệ.............................................................................. 139
4.2. Những thành tựu và hạn chế .......................................................................... 145
4.2.1. Những thành tựu nổi bật ..................................................................... 145
4.2.2. Những tồn tại, hạn chế........................................................................ 152
4.3. Bài học kinh nghiệm........................................................................................ 159
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 164
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ......................................... 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 170
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 190


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC
1. Biểu bảng
Bảng 2. 1. Thống kê diện tích, dân số hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và các tỉnh giáp
biên phía Campuchia (2019) ..................................................................... 32
Bảng 2. 2. So sánh tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế Tây Ninh từ 1994 đến 2015......... 55
Bảng 2. 3. So sánh tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế Bình Phước qua các năm 2001, 2005,
2008, 2010 và 2013................................................................................... 58
Bảng 2. 4. Thống kê số lượng người Việt ở các địa phương phía Campuchia giáp
biên với tỉnh Tây Ninh trong các năm 1903, 1911, 1921 ........................... 66
Bảng 3. 1. Thống kê giá trị mua bán, trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Tây Ninh với các
tỉnh giáp biên phía Campuchia, từ năm 2010 đến 2015 ............................ 83
Bảng 3. 2. Thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh
giáp biên phía Campuchia từ 1991 – 2000 ................................................ 85
Bảng 3. 3. Tổng hợp tình hình nhập khẩu các mặt hàng của tỉnh Bình Phước từ các
tỉnh giáp biên phía Campuchia qua các năm 1998 và 1999 ...................... 86
Bảng 3. 4. Tổng hợp tình hình nhập khẩu các mặt hàng của tỉnh Bình Phước từ các

tỉnh giáp biên phía Campuchia qua các năm 2000, 2001, 2003 ................ 86
Bảng 3. 5. Thống kê cá nhân và doanh nghiệp Tây Ninh sang các tỉnh giáp biên
Campuchia trồng nông sản qua các niên vụ từ 2012 đến 2015.................. 90
Bảng 3. 6. Thống kê tình hình phát triển sản xuất của cư dân Tây Ninh thuê đất tại
các tỉnh giáp biên Campuchia từ năm 2012 đến 2015 ............................... 90
Bảng 3. 7. Thống kê hệ thống các cặp cửa khẩu giữa tỉnh Bình Phước với ba tỉnh
giáp biên phía Campuchia tính đến năm 2015 .......................................... 99
Bảng 3. 8. Tình hình xuất nhập cảnh qua biên giới Tây Ninh từ 2010 đến 2014 .. 100
Bảng 3. 9. Tổng hợp số lượt trao đổi thơng tin giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh
Campuchia giáp biên trong các năm 2006, 2010, 2013, 2014, 2015 ....... 105
Bảng 3.10. Thống kê các vụ phối hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
biên giới giữa các lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên
phía Campuchia từ 1992 đến 2015……………………………...……………108
Bảng 3. 11. Thống kê các vụ phối hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
biên giới giữa các lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước với ba tỉnh giáp
biên phía Campuchia từ 1996 đến 2015. ................................................. 109
Bảng 3. 12. Thống kê mốc giới tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia qua các địa
phương ................................................................................................... 118
Bảng 3. 13. Thống kê số km đường biên và số mốc giới trên địa bàn các huyện biên
giới tỉnh Tây Ninh giáp với Campuchia .................................................. 119


Bảng 3. 14. Tiến độ phối hợp PGCM giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên
Campuchia, giai đoạn 2006 – 2015......................................................... 121
Bảng 3. 15. Thống kê chiều dài đoạn biên giới tỉnh Bình Phước với các tỉnh giáp
biên Campuchia ...................................................................................... 123
Bảng 3. 16. Thống kê tiến trình PGCM trên địa bàn biên giới tỉnh Bình Phước với
các tỉnh giáp biên phía Campuchia từ 2006 đến 2015 ............................. 125
Bảng 3. 17. Thống kê nơi sinh của cư dân Khmer tại xã Tân Đông ..................... 126
Bảng 3. 18. Thống kê lý do người Khmer ở Campuchia sang định cư ở Tây Ninh

............................................................................................................... 127
Bảng 3. 19. Thống kê khảo sát mối quan hệ của cộng đồng người Khmer Tây Ninh
với cộng đồng cư dân phía Campuchia ................................................... 135
Bảng 4. 1. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa qua biên giới
Việt Nam – Campuchia giữa các tỉnh giai đoạn 2008 – 2014. ................. 150
2. Sơ đồ
Sơ đồ 3. 1. Quan hệ họ hàng của ông Pơy Mit (người Khme), phum Tà Nor
(Campuchia) với bà con hiện đang sống tại ấp Ka Ốt (xã Tân Đông, huyện
Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) ......................................................................... 128
Sơ đồ 3. 2. Nơi sinh và nơi đang sống (Việt Nam và Campuchia) của anh chị em và
họ hàng anh Sưk K. (người Chăm) ở xã Suối Dây ................................... 129
3. Hình ảnh
Hình 2. 1. Cơ cấu các loại đất của tỉnh Mondulkiri............................................... 60
Hình 3. 1. Lược đồ đường biên giới trên bộ Việt Nam – Campuchia ................... 114
Hình 3. 2. Lược đồ đoạn biên giới trên bộ trên địa bàn hai tỉnh Tây Ninh và ...... 115
4. Phụ lục
Phụ lục 01: Bảng thống kê diện tích và dân số các xã biên giới Tây Ninh, Bình Phước
và các xã giáp biên thuộc 5 tỉnh phía Campuchia……………………..…190
Phụ lục 02: Lược đồ các tỉnh trong địa bàn nghiên cứu……………………...….193
Phụ lục 03: Bảng tổng hợp số lượt trao đổi giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước..194
Phụ lục 04. Thống kê các vụ phối hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên
biên giới giữa các lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên
phía Campuchia từ 1992 đến 2015………………….….………..….....…196
Phụ lục 05. Bảng tổng hợp tình hình xâm canh, xâm cư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
với các tỉnh giáp biên phía Campuchia từ năm 1991-2005………….…..197
Phụ lục 06. Thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Tây Ninh với các tỉnh giáp biên
Campuchia từ 1991 đến 2005……………….………………...………….198
Phụ lục 07: Thống kê hệ thống các cặp cửa khẩu giữa tỉnh tây Ninh với ba tỉnh giáp
biên phía Campuchia tính đến năm 2015…………...……………………199



Phụ lục 08: Bảng thống kê nơi sinh của người Chăm, Xtieng trên địa bàn xã Tân
Đông……………………………………………….……………………..200
Phụ lục 09. Bảng thống kê lý do người Xtieng, Chăm ở Campuchia sang định cư ở
Tây Ninh……………………………………….…...….…………………200
Phụ lục 10: Bảng thống kê diện tích và dân số các huyện biên giới Tây Ninh và các
huyện giáp biên phía Campuchia………………………………………...201
Phụ lục 11: Sơ đồ các vị trí trao đổi mua bán mì và gỗ giữa các tỉnh giáp biên hai
nước Việt Nam – Campuchia (Cassava and timber trade along the CambodiaVietnam border)………………………………………………..………...202
Phụ lục 12: Bảng Kế hoạch phân giới cắm mốc trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt
Nam giáp Campuchia, năm 2007…………….…….….…………….…...203
Phụ lục 13: Lễ khánh thành cột mốc biên giới số 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài Bavet, ngày 27/9/2006………………………………...…......………...…204
Phụ lục 14: Một số hình ảnh xác định vị trí, xây dựng mốc phụ đoạn biên giới đồn
Biên phòng Bù Đốp quản lý……………….…………..……….………...205
Phụ lục 15: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm và hai Phó tỉnh trưởng tỉnh
Kratíe, Mondulkiri thuộc Vương quốc Campuchia ký kết biên bản ghi nhớ
chuẩn bị cho việc kết nghĩa cụm dân cư biên giới………..……….……..207
Phụ lục 16: Công văn của tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh thơng báo việc phía tỉnh Svay Rieng tiến hành xây dựng hệ thống giao
thông tại khu vực cửa khẩu biên giới Mộc Bài năm 2007 (tiếng Khmer)…208
Phụ lục 17: Công văn của tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tây
Ninh thông báo việc phía tỉnh Svay Rieng tiến hành xây dựng hệ thống giao
thông tại khu vực cửa khẩu biên giới Mộc Bài năm 2007 (bản dịch Sở ngoại
vụ Tây Ninh)……………………………………………..…………..…..209
Phụ lục 18: Công văn của tỉnh trưởng Svay Rieng gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
về việc hỗ trợ Svay Rieng rà phá và tháo gỡ bom, mìn tại nơng trường Prey
Ta y, huyện Svay Tiep, tỉnh Svay Rieng, năm 2003 (tiếng Khmer)............210
Phụ lục 19: Công văn tỉnh trưởng Svay Rieng gửi Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh về
việc hỗ trợ Svay Rieng rà phá và tháo gỡ bom, mìn tại nông trường Prey Ta
y, huyện Svay Tiep, tỉnh Svay Rieng, năm 2003, 2007 (bản dịch Sở ngoại vụ

Tây Ninh…………………………………………...……..………..…..…211
Phụ lục 20: Một số hình ảnh về phối hợp tuần tra song phương giữa lực lượng biên
phòng tỉnh Tây Ninh với lực lượng biên phịng các tỉnh giáp biên phía
Campuchia….……………………………………………………………212


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Việt Nam – Campuchia là mối quan hệ đặc biệt, có truyền thống lịch
sử lâu đời, trải qua những giai đoạn thăng trầm, khó khăn nhất định. Trong đó, mối
quan hệ giữa các địa phương có chung đường biên giới của Việt Nam với các tỉnh
giáp biên phía Campuchia giữ một vị trí rất quan trọng. Mối quan hệ đó diễn ra một
cách sinh động, cụ thể và trực tiếp nhất trong mối quan hệ chung giữa hai nước Việt
Nam – Campuchia. Mối quan hệ đó được thể hiện trên hầu hết tất cả các lĩnh vực từ
quan hệ kinh tế, chính trị, quốc phịng an ninh, văn hóa xã hội đến quan hệ của cộng
đồng cư dân hai bên biên giới….
Trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Campuchia có chiều dài
khoảng 1.137 km (Bộ Ngoại Giao, 2010, tr 8–9), đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và
giáp 9 tỉnh của Campuchia1, được phân định thành ba khu vực Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Mỗi khu vực có những đặc điểm và vị thế khác nhau đối
với sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như trong mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới
phía Việt Nam với các tỉnh giáp biên phía Campuchia.
Khu vực Đơng Nam Bộ Việt Nam ngày nay gồm có 06 tỉnh và 01 thành phố là:
Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Khu vực này có diện tích tự nhiên 23.590.7 km2, chiếm 7.12% diện tích
cả nước, tổng dân số là 15.790.400 người, chiếm hơn 17.40 % dân số Việt Nam
(Tổng cục thống kê, 2014, tr 65). Khu vực này có hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước
giáp biên với năm tỉnh Kratie, Mondulkiri, Tbong Khmum (trước 2013 là tỉnh
Kampong Cham), Prey Veng, Svay Rieng của Campuchia với chiều dài biên giới là

592,977 km. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng và được xem là cửa ngõ
trên bộ của Đông Nam Bộ trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực và thế
giới.
Trong lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia ln được
chính phủ và nhân dân hai nước quan tâm, đặt vào vị trí ưu tiên số một trong chính
sách đối ngoại của mình. Hai nước ln dành cho nhau sự quan tâm, giúp đỡ, nương
tựa nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như trong q trình
10 tỉnh phía Việt Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nơng, Đăk Lăk, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang. 9 tỉnh phía Campuchia gồm: Ratanakiri, Mondulkiri, Kratie, Kampong Cham,
Prey Veng, Svay Rieng, Kandal, Takeo, Kampot.
1


2

đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Điều đó được thể hiện cụ thể
trong cơng cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, chống Mĩ can thiệp và tiêu diệt
chế độ diệt chủng Khme Đỏ sau này.
Trong mối quan hệ giữa hai nước, mối quan hệ song phương giữa các tỉnh có
chung đường biên giới hai nước nói chung, giữa các tỉnh biên giới thuộc Đơng Nam
Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên phía Campuchia nói riêng có vị trí, vai trị rất
quan trọng, bởi vì:
+ Mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới khu vực Đơng Nam Bộ Việt Nam với các
tỉnh giáp biên phía Campuchia góp phần hình thành mối quan hệ chung giữa hai
nước;
+ Mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam với các
tỉnh giáp biên phía Campuchia là q trình triển khai, thực thi chính sách đối ngoại
của hai nước Việt Nam, Campuchia một cách cụ thể, sinh động và trực tiếp nhất ở
cấp độ địa phương;
+ Mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam với các

tỉnh giáp biên phía Campuchia góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể xuất phát từ
thực tiễn từng địa phương trong mối quan hệ quốc tế của Việt Nam với Campuchia
trên tất cả các lĩnh vực từ quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, đến quốc phịng an
ninh, văn hóa xã hội và quan hệ nhân dân… từ đó góp phần làm phong phú thêm mối
quan hệ giữa hai nước…
Xuất phát từ thực tiễn lịch sử đó, với mong muốn tìm hiểu một cách hệ thống,
tồn diện và sâu sắc về cơ sở, thực trạng cũng như những thành tựu và hạn chế trong
quan hệ giữa các tỉnh biên giới ở khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp
biên Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015, để trên cơ sở đó rút ra những bài học
kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ giữa hai khu vực cũng như hai nước
trong các giai đoạn tiếp theo là yêu cầu cần thiết cả về phương diện lý luận lẫn thực
tiễn. Chính vì u cầu cấp thiết trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Quan hệ giữa các
tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ năm
1991 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án “Quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh
giáp biên Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015” được tiến hành nhằm mục đích:


3

- Làm rõ những nhân tố quan trọng làm cơ sở nền tảng của mối quan hệ, để từ
đó đi đến khẳng định mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam
với các tỉnh giáp biên Campuchia xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan.
- Làm nổi bật những nội dung quan trọng nhất, những khía cạnh sâu sắc nhất
của mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh giáp biên hai bên từ năm 1991 đến năm 2015.
- Rút ra một số đặc điểm, bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường mối
quan hệ giữa các tỉnh giáp biên hai bên trong giai đoạn tiếp theo.
- Làm cơ sở khoa học cho chính quyền các tỉnh biên giới nói riêng, chính phủ
nói chung tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh

quốc phòng, hoạt động đối ngoại với điều kiện hội nhập đặc thù của mỗi địa phương.
- Mặc khác, luận án còn làm nguồn tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu về
lịch sử địa phương, về khu vực Đông Nam Bộ của giảng viên và sinh viên...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Phân tích những nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên
giới Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia như: Yếu tố vị trí
địa lý và điều kiện tự nhiên, yếu tố về quốc phòng – an ninh, yếu tố kinh tế và yếu tố
văn hóa – xã hội… trên cơ sở đó khẳng định mối quan hệ giữa các tỉnh giáp biên hai
bên xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan.
- Phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ
Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ 1991 đến 2015 trên các lĩnh vực như:
Kinh tế, chính trị, quốc phịng – an ninh, văn hóa - xã hội.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế, đặc điểm và rút ra những bài học kinh
nghiệm của quan hệ giữa giữa các tỉnh giáp biên hai bên trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận án nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh biên giới
Đông Nam Bộ Việt Nam với năm tỉnh giáp biên của Campuchia trên các lĩnh vực:
Kinh tế, chính trị, quốc phịng - an ninh và văn hóa – xã hội.
Về khơng gian: Là khơng gian của các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ với các tỉnh


4

giáp biên Campuchia, bao gồm: Tây Ninh, Bình Phước1 (Việt Nam), Svay Rieng,
Prey Veng, Tbong Khmum, Kratie, Mondulkiri (Campuchia). Đồng thời với không
gian nghiên cứu trên trong một chừng mực nhất định, luận án có thể mở rộng với cả
khu vực Đơng Nam Bộ (Việt Nam) và vùng phía Đơng của Campuchia để có cái
nhìn tồn diện.
Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là từ năm 1991 đến

năm 2015.
- Năm 1991, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi to lớn, là mốc đánh
dấu sự chấm dứt hoàn toàn của trật tự hai cực Ianta. Quan hệ quốc tế và khu vực trên
thế giới chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Đối với Việt Nam, năm 1991 là
năm diễn ra Đại hội VII (6/1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là năm đánh
dấu sự chuyển biến hết sức quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại. Đối với
Campuchia, năm 1991 Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, tình hình nội bộ
Campuchia chính thức được giải quyết, mở ra một giai đoạn phát triển mới của quan
hệ Việt Nam – Campuchia.
- Năm 2015, là mốc đánh dấu 25 năm phát triển của quan hệ Việt Nam Campuchia kể từ năm 1991. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh xác định thời gian nghiên
cứu của luận án là giai đoạn từ 1991 đến 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic,
luận án cịn mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1991 và sau năm 2015 ở mức
độ nhất định.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cách tiếp cận: Mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam
với các tỉnh giáp biên Campuchia là một bộ phận không thể tách rời mối quan hệ
chung giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Do đó, khi nghiên cứu chủ đề này
nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ mối quan hệ quốc tế song phương ở cấp độ địa
phương giữa các tỉnh giáp biên hai bên biên giới với nhau và đặt mối quan hệ đó
trong tổng thể mối quan hệ chung để nhận định, đánh giá và rút ra đặc điểm của chủ
đề nghiên cứu.
Về phương pháp nghiên cứu

Đối với tỉnh Bình Phước thời gian trước 1/1/1997 thuộc tỉnh Sông Bé, nên trong luận án khi nghiên cứu giai
đoạn trước 1997 sẽ đề cập đến không gian của tỉnh Sông Bé.
1


5


- Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Việt Nam về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam với Campuchia
qua các thời kỳ lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử học
Mácxit là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Trên cơ sở hai phương pháp
này, thông quan các nguồn tư liệu thu thập được từ đó phân tích, đánh giá và phục
dựng cơ sở hình thành, quá trình ra đời và phát triển mối quan hệ giữa các tỉnh biên
giới Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên phía Campuchia trên tất cả các
lĩnh vực trong từng bối cảnh và giai đoạn lịch sử nhất định. Bên cạnh đó, dựa trên
hai phương pháp này còn giúp nghiên cứu sinh xem xét xu hướng vận động của mối
quan hệ trong tương lai.
Do luận án nghiên cứu về mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, văn hóa – xã hội nên bên cạnh các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử,
luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (bao gồm các
quy trình thu thập, thống kê, phân tích…), hai phương pháp này nhằm giúp người
nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm mang tính bản chất của các lĩnh vực trong mối
quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế cũng
được nghiên cứu sinh vận dụng để làm rõ hơn xu hướng vận động và phát triển của
mối quan hệ.
Về nguồn tư liệu nghiên cứu: Để thực hiện được luận án, nghiên cứu sinh sử
dụng các nguồn tư liệu gốc sau:
- Các Văn kiện của Đảng, chính phủ và các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo
hai nước Việt Nam và Campuchia và các tỉnh giáp biên hai bên có liên quan trong
giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015.
- Các Hiệp ước, Hiệp định thoả thuận hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam
với Cộng hòa Nhân dân Campuchia và các Biên bản ghi nhớ, Biên bản hội đàm, Biên
bản làm việc giữa các tỉnh của hai bên từ năm 1991 đến năm 2015.
- Các Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác hợp tác của Tỉnh uỷ, UBND, các Ban,
Ngành, các địa phương hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước với các tỉnh giáp biên phía

Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015, tiêu biểu như:
+ Báo cáo của UBND tỉnh về: Tình hình hợp tác, quan hệ đối ngoại của hai tỉnh


6

Tây Ninh và Bình Phước với các tỉnh giáp biên phía Campuchia; Các văn bản ký kết
hợp tác, trao đổi nơng sản, hàng hóa giữa các tỉnh hai bên biên giới...
+ Báo cáo của Sở công thương (Tây Ninh), sở Thương mại và Du lịch (Bình
Phước), Ban chỉ đạo thương mại biên giới: Về trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu
hàng hóa qua biên giới; Tình hình trao đổi bn bán hàng hóa của cư dân biên giới
với cư dân phía Campuchia...
+ Các báo cáo của Bộ Chỉ huy Biên phịng, Ban biên giới: Báo cáo tình hình
nội biên và ngoại biên phía Việt Nam và phía Campuchia đối diện trên địa bàn quản
lý; Báo cáo tình hình an ninh, trật tự, tình hình xâm phạm biên giới (xâm canh, xâm
cư, mối giới...); Báo cáo tình hình hợp tác trong phân giới cắm mốc; Tình hình phối
hợp giải quyết những vấn đề xuyên biên giới (tội phạm, xuất nhập biên...).
Qua quá trình thực tế khảo sát và thu thập nguồn tư liệu, nghiên cứu sinh có
một số nhận xét: Có thể nói, các báo cáo trên là nguồn tư liệu rất quý, có giá trị to
lớn giúp nghiên cứu sinh hồn thành luận án của mình. Tuy nhiên, trong q trình
khảo sát và thu thập tư liệu thực tiễn từ các địa phương, nghiên cứu sinh cũng gặp
khơng ít những khó khăn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung của luận án như:
(i) Một số nguồn tư liệu thuộc diện tài liệu mật của Bộ chỉ huy Biên phòng hai
tỉnh nghiên cứu sinh khó tiếp cận;
(ii) Các nguồn tư liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ hai tỉnh khơng mang tính liên
tục, có nhiều năm khơng có tư liệu nên công tác tổng hợp, thống kê, nhận định và
đánh giá cũng còn hạn chế;
(iii) Các nguồn tư liệu thuộc mảng quan hệ văn hóa xã hội giữa hai tỉnh Tây
Ninh và Bình Phước với các tỉnh giáp biên phía Campuchia ít được đề cập trong các
báo cáo...

- Ngồi ra nghiên cứu sinh còn sử dụng kết quả nghiên cứu từ các cơng trình
khác như: Sách, báo, tạp chí và các cơng trình nghiên cứu chun khảo là đề tài
nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có liên quan để góp phần giải quyết những
nội dung trong luận án của mình.
6. Một số khái niệm liên quan được sử dụng trong luận án
6.1. Biên giới


7

Biên giới được coi là “phên dậu”, là “hàng rào” ngoại vi phân định chủ quyền
giữa các quốc gia liền kề với nhau. Biên giới giúp mỗi quốc gia phân định rõ giới
hạn về các vùng và không gian địa lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Đồng
thời còn là cơ sở quan trọng hàng đầu cho hợp tác giữa các quốc gia. Theo văn bản
quy phạm pháp luật Việt Nam quy định “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới
hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và
quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” (Quốc Hội, 2003). Trên cơ sở đó, đường biên giới trên bộ hay đất
liền Việt Nam nói chung và tại địa bàn tỉnh Tây Ninh, Bình Phước nói riêng được
hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc giới với đường biên giới
dài 500,433 km (Tây Ninh 240km, Bình Phước 258,939 km1) (UBND tỉnh Bình
Phước, 2021), tiếp giáp 5 tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum, Kratie và
Mondulkiri, được phân định cắm tổng số 137 mốc chính (Tây Ninh 109 mốc, Bình
Phước 29 mốc) (Ban Biên giới - Bộ Ngoại Giao, 2019).
Đường biên giới khi được phân định rõ ràng sẽ giúp cho việc quản lý đời sống
nhân dân thuộc địa phận biên giới đó được thuận tiện và dễ dàng hơn. Nhân dân sẽ
tự do cư trú, không xâm phạm, cạnh tranh, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của nhau, bên
cạnh đó cũng khơng xảy ra các vụ tranh giành, mâu thuẫn giữa các quốc gia láng
giềng với nhau. Đường biên giới cịn có vai trị trong việc phát triển kinh tế của đất

nước, là điều kiện để phát triển giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trong
khu vực. Không những vậy, xây dựng đường biên giới còn giúp việc ngăn chặn nạn
di dân tự do, nhập cư trái phép không đúng quy định của nhà nước; đồng thời quản
lý cư dân trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia.
6.2. Khu vực biên giới
Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc
gia. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vơ cùng quan trọng về
chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Khu vực biên giới đất
liền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là khu vực các xã, phường, thị trấn
có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền
Chiều dài đoạn biên giới đi qua tỉnh Bình Phước giáp với Campuchia có nhiều số liệu khác nhau không thống
nhất. Trong phần này nghiên cứu sinh lấy số liệu từ: Công văn số 604/UBND-NC ngày 19/3/2021 về việc
Thông báo số liệu về đường biên, mốc giới và cọc dấu trên tuyến biên giới đất liền Bình Phước (Việt Nam) Mondulkiri; Kratie; Tboung Khmum (Campuchia)
1


8

đi qua (Chính Phủ, 2014).
Trên cơ sở đó, địa bàn khu vực biên giới hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có
8 huyện, 35 xã biên giới, giáp biên với 28 xã, 11 huyện của 5 tỉnh phía Campuchia;
Khu vực này có tổng diện tích là 5.884,17 km2, trong đó hai tỉnh phía Việt Nam là
2.324,97 km2, năm tỉnh phía Campuchia là 3.559,2 km2 (Phụ lục 01, tr 190). Trong
khu vực biên giới, có một số loại hình cụ thể sau: Vành đai biên giới, cửa khẩu biên
giới, chợ biên giới:
(i) Vành đai biên giới, là một dải đất xác định dọc theo biên giới quốc gia trên
đất liền; Chiều rộng và quy chế của vành đai biên giới do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền của mỗi nước quy định, và khơng bắt buộc phải có;
(ii) Cửa khẩu biên giới, là nơi thực hiện việc xuất, nhập cảnh, quá cảnh; xuất,
nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia. Về cửa khẩu biên giới đất liền, trong Nghị

định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 quy định: “Cửa khẩu biên giới đất liền (sau
đây gọi chung là cửa khẩu biên giới) bao gồm: Cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính
và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa
Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước láng giềng
để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia”. Căn cứ vào phạm vi đối
tượng xuất, nhập; Cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành các loại hình cửa khẩu
sau: Cửa khẩu quốc tế, được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài
xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; Cửa khẩu chính
(cửa khẩu song phương), được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng
giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập
khẩu; Cửa khẩu phụ, được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng
thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu,
nhập khẩu; Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới, điểm
thơng quan hàng hóa biên giới, đường qua lại tạm thời), được mở cho cư dân biên
giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường
hợp khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ, hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc
biệt của hai bên biên giới (Chính Phủ, 2014). Ngồi ra, cịn có các khu kinh tế cửa
khẩu, chợ biên giới, được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gắn với các cửa
khẩu được xuất, nhập khẩu hàng hóa áp dụng tại cửa khẩu đó;


9

(iii) Chợ biên giới, là chợ nằm trong khu vực biên giới trên đất liền gồm xã,
phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia
trên đất liền (Chính Phủ, 2009).
6.3. Dân cư biên giới
Cư dân biên giới hai bên được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định

112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền như sau: “Cư dân
biên giới hai bên là công dân Việt Nam và cơng dân nước láng giềng có hộ khẩu
thường trú tại xã, phường, thị trấn (hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương)
có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất
liền”. Theo đó, dân cư khu vực biên giới trên địa bàn hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước
và cư dân khu vực biên giới của 5 tỉnh giáp biên phía Campuchia là cư dân của 63
xã biên giới giáp biên hai bên (phía Việt Nam là 35 xã, phía Campuchia là 28 xã);
Tổng số dân cư là 378.458 người (trong đó phía Việt Nam là 263.754 người, phía
Campuchia là 114.704 người) (Phụ lục 01, tr 190).
6.4. Quan hệ xuyên biên giới
Theo quan niệm truyền thống, quan hệ xuyên biên giới là “qua lại biên giới”
(border crossing). Quan niệm này, được tổ chức Di cư quốc tế định nghĩa: “quan hệ
xuyên biên giới là hành động qua lại biên giới kể cả tại cửa khẩu được thiết lập hay
nơi nào khác dọc theo biên giới” (Tổ chức di cư quốc tế, 2011, tr.18). Theo quan
điểm đó, biên giới được hiểu theo nghĩa “biên giới truyền thống” hay còn gọi là “biên
giới cứng”. Tuy nhiên, ngày nay trong q trình tồn cầu hóa và “thế giới đang trở
nên phẳng” thì khái niệm biên giới khơng cịn đơn thuần như đã nêu nữa mà nó được
phát triển lên ở một cấp độ khác. Đó là “biên giới mềm”. Vì vậy, các vấn đề hợp tác
xuyên biên giới diễn ra đa dạng dưới góc độ “biên giới mềm”; Từ đó có khái niệm:
“Hợp tác xuyên biên giới là một hình thức hợp tác quốc tế song phương hoặc đa
phương giữa các quốc gia hoặc các khu vực có chung hoặc khơng chung đường biên
giới nhằm mang lại lợi ích hoặc đạt được mục tiêu chung” (Nguyễn Thanh Lan,
2015, tr 26). Chính vì vậy, trong quan hệ hợp tác xuyên biên giới, các nhà nghiên
cứu đưa ra nhiều đặc điểm và tính chất như: Quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp; Với
nhiều loại hình, lĩnh vực quan hệ hợp tác như: môi trường, phát triển bền vững, giao
thông vận tải, thương mại, dân cư vùng biên giới (Ricq Charles, 2006, tr.107)…
Dựa vào các đặc điểm trên, trong phạm vi luận án này, quan hệ xuyên biên giới


10


giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh Tây Ninh, Bình Phước với chính quyền và
nhân dân các tỉnh giáp biên phía Campuchia là “Quan hệ qua lại đường biên giới
một cách trực tiếp giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn hai tỉnh Tây Ninh và
Bình Phước với chính quyền và nhân dân năm tỉnh giáp biên phía Campuchia trên
tất cả các lĩnh vực”. Mối quan hệ đó nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của
chính quyền và nhân dân của các tỉnh giáp biên hai bên với nhau.
6.5. Quan hệ thương mại biên giới
Là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân và doanh nghiệp hai nước
tại khu vực biên giới của các nước láng giềng với nhau. Trong đó, hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức được thỏa thuận trong các
Hiệp định thương mại song phương giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
các nước có chung biên giới (Chính phủ, 2006). Hàng hố thương mại biên giới phải
được nộp thuế và các lệ phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và được
hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các
thỏa thuận song phương giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ nước có chung biên giới. Riêng hàng hố do cư dân nước có chung
biên giới sản xuất nhập khẩu vào nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới
hình thức mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá
trị hàng hố đó khơng q 2.000.000 đồng /1 người/1 ngày (Chính phủ, 2006). Các
quy định trên là cơ sở pháp lý tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động quan hệ kinh tế
của nhân dân trên địa phận tỉnh Tây Ninh, Bình Phước với cư dân đối diện phía
Campuchia. Đây là chính sách rất thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho cư dân khu vực
biên giới tham gia bn bán, trao đổi hàng hóa xun biên giới với cư dân vùng giáp
biên.
7. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở khái quát toàn bộ lịch sử mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông
Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015,
luận án sẽ có những đóng góp mới như:
Về mặt khoa học:

- Trình bày và phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện về những cơ
sở hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam
với các tỉnh giáp biên Campuchia như: Cơ sở vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cơ


11

sở quốc phòng – an ninh, cơ sở kinh tế và cơ sở văn hóa – xã hội… trên cơ sở đó
khẳng định mối quan hệ giữa các tỉnh giáp biên hai bên xuất phát từ nhu cầu tất yếu
khách quan.
- Phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ
Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ 1991 đến 2015 trên các lĩnh vực như:
Kinh tế, chính trị, quốc phịng – an ninh, văn hóa - xã hội.
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế, đặc điểm và rút ra những bài học kinh
nghiệm của quan hệ giữa giữa các tỉnh giáp biên hai bên trong tương lai.
- Sưu tầm, hệ thống hóa, giới thiệu một khối lượng tư liệu, tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu, phục vụ cho việc tham khảo nghiên cứu, giảng dạy và học tập
lịch sử quan hệ quốc tế và lịch sử Việt Nam hiện đại.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ
Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ 1991 đến 2015 góp phần giúp các
tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức sâu sắc về mối quan hệ đoàn kết đặc
biệt và sự hợp tác toàn diện giữa các tỉnh giáp biên hai bên với nhau. Qua đó khẳng
định sự cần thiết và ý nghĩa to lớn của việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa
các tỉnh hai bên trong giai đoạn hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo. Những
nhận xét, kết luận của luận án là cơ sở để các cấp lãnh đạo tham khảo trong việc
hoạch định chiến lược hợp tác giữa hai khu vực và hai nước các giai đoạn tiếp theo.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên giới Đông
Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên của Campuchia.
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt
Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015.
Chương 4: Nhận xét, đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh biên giới Đông
Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên Campuchia từ năm 1991 đến năm 2015.


12

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quan hệ giữa hai tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh giáp biên
phía Campuchia, là một bộ phận nằm trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước.
Chính vì vậy, trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh xin điểm
qua các nhóm cơng trình như: Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam
– Campuchia có tác động ít nhiều đến chủ đề luận án; Các cơng trình nghiên cứu trực
tiếp đến các tỉnh biên giới Đông Nam Bộ Việt Nam và các tỉnh giáp biên phía
Campuchia có liên quan đến mối quan hệ giữa các tỉnh giáp biên hai bên, để từ đó
rút những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các
lĩnh vực có liên quan đến phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án
1.1.1. Các cơng trình đề cập đến lĩnh vực chính trị, an ninh – quốc phịng
+ Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước:
Đầu tiên là cơng trình “Lịch sử Campuchia” (1982) của các tác giả Phạm Việt
Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung, Nxb Đại học và Trung học chun nghiệp.
Cơng trình này đề cập đến các thời kỳ lịch sử Campuchia kể từ buổi sơ khai đến khi
nhân dân Campuchia đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Polpot - Iêngxari. Cuốn sách
đã đề cập đến tình đoàn kết, hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam với Lào và
Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và chống đế

quốc Mỹ (1954-1975), tạo nên liên minh ba nước Đông Dương: Việt Nam - Lào Campuchia bền vững. Bên cạnh đó, sách cịn đề cập đến thời kỳ tập đoàn Khmer Đỏ
cầm quyền, đã thi hành chính sách phản động dã man, giết người nhưng lại tuyên
truyền là “xây dựng xã hội Campuchia dân chủ”, đẩy đất nước Campuchia đến thảm
họa diệt vong. Không những thế, tập đồn Khmer Đỏ cịn tàn sát hàng vạn người dân
Việt Nam vô tội ở vùng biên giới, họ điên cuồng phản kháng và giết hại quân tình
nguyện Việt Nam đang làm nghĩa vụ quốc tế giúp nhân dân Campuchia. Với cơng
trình này, giúp cho nghiên cứu sinh rút ra được cơ sở lịch sử của mối quan hệ trong
luận án của mình.
Cơng trình “Liên minh đồn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia” (1983)
của Hoàng Văn Thái, Nxb Sự thật, Hà Nội. Tác phẩm đã nêu bật quan hệ liên minh
chặt chẽ về quân sự của Việt Nam và Campuchia trong các giai đoạn lịch sử quan


13

trọng chống thực dân, đế quốc và cả trong thời kỳ Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Campuchia hồi sinh sau họa diệt chủng. Cuốn sách khẳng định: những chiến sỹ qn
tình nguyện Việt Nam khơng quản ngại hy sinh, gian khổ đã cùng kề vai, sát cánh
với quân, dân Campuchia đánh đuổi kẻ thù chung, giành lấy những thắng lợi to lớn
cho cách mạng mỗi nước... Cơng trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học, cung cấp
nhiều tư liệu cũng như khối lượng kiến thức giúp nghiên cứu sinh viết phần cơ sở
mối quan hệ trong giai đoạn trước năm 1991.
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh
mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển” (2007). Kỷ yếu tổng hợp các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về quan
hệ Việt Nam - Campuchia trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục và đào
tạo, du lịch, y tế… Mặc dù góc độ nhìn nhận khác nhau, thể hiện trên nhiều lĩnh vực,
song các nhà nghiên cứu đều cho rằng quan hệ Việt Nam - Campuchia đã đạt được
rất nhiều thành tựu, ngày càng phát triển đi lên phù hợp với nguyện vọng chính đáng
của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra do nhiều nguyên nhân chủ

quan và khách quan, quan hệ Việt Nam - Campuchia trên nhiều lĩnh vực chưa tương
xứng với tiềm năng của hai nước. Các tác giả nhận định, trong mối quan hệ giữa hai
nước cịn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết, đồng thời cũng đưa ra một số dự
báo về xu hướng phát triển giữa hai quốc gia trong thời gian tới. Cơng trình này đã
cung cấp nguồn tư liệu, số liệu về mối quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị… làm cơ sở cho luận án khi đối chiếu mối quan hệ này ở cấp độ mối
quan hệ giữa các địa phương với nhau.
Viện nghiên cứu Đơng Nam Á với cơng trình “Vùng biên giới đất liền Việt Nam
- Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải pháp phát triển
bền vững, hài hịa” (2009). Cơng trình này, đã quy tụ nhiều bài nghiên cứu của các
học giả uy tín trong nước. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế
của vùng biên giới Việt Nam – Campuchia trong việc xây dựng và vun đắp tình hữu
nghị giữa hai quốc gia nói chung, giữa các địa phương và nhân dân hai bên biên giới
nói riêng. Bên cạnh đó, các tác giả đã tập trung phân tích, lý giải những khía cạnh
của hợp tác và đề ra nhiều giải pháp phát triển bền vững khu vực biên giới hai nước
dưới nhiều góc độ khác nhau. Cơng trình này, đã cung cấp cho luận án những cứ liệu
về khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia nói chung, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
với Campuchia nói riêng.


14

Ủy ban biên giới quốc gia – Bộ ngoại giao với cơng trình “Biên giới đất liền
Việt Nam – Campuchia” (2010), đã giới thiệu về đường biên giới Việt Nam –
Campuchia và quá trình hình thành, phân giới cắm mốc, cũng như những nét chính
trong quan hệ biên giới giữa Việt Nam – Campuchia. Cơng trình này cung cấp cho
người nghiên cứu những tư liệu về biên giới nói chung cũng như khu vực biên giới
thuộc địa bàn nghiên cứu trên địa phận tỉnh Tây Ninh, Bình Phước với các tỉnh giáp
biên phía Campuchia.
Sách chuyên khảo “Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau chiến tranh lạnh

đến nay” của Trần Xuân Hiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014. Nội dung sách
nêu rõ một số vấn đề như: Những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Campuchia
thời kỳ sau chiến tranh lạnh như: Nhân tố địa lý, văn hóa và lịch sử, bối cảnh quốc
tế và khu vực, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung
Quốc ở Campuchia; Tình hình Việt Nam, Campuchia, chính sách của Việt Nam đối
với Campuchia và ngược lại; Trong chương cuối sách đã đưa ra những nhận xét,
đánh giá về quan hệ Việt Nam - Campuchia, đồng thời nêu lên triển vọng của quan
hệ Việt Nam – Campuchia. Cơng trình này cung cấp cho người nghiên cứu thấy được
bức tranh tổng thể về mối quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia ở cấp độ quốc gia,
để từ đó có cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước ở cấp độ địa phương giữa
các tỉnh giáp biên hai bên với nhau.
Với cách tiếp cận sử học, đề tài “Quá trình hình thành đường biên giới trên bộ
giữa Việt Nam – Campuchia” của tác giả Lê Trung Dũng, đề tài thuộc Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ quốc gia, Hà Nội, 2014. Đề tài lý giải nhiều vấn đề quan
trọng về quá trình hình thành và xác lập biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia
trong lịch sử lẫn hiện tại. Việc sử dụng phương pháp phê khảo nguồn sử liệu và
phương pháp sử học so sánh đối chiếu, cùng với đó là sự kết hợp nguồn tư liệu quan
trọng của các chuyên ngành dân tộc học, khảo cổ học, văn bản học, bản đồ học...
nhóm tác giả của đề tài đã kiến giải những tranh luận về vấn đề biên giới đất liền
Việt Nam – Campuchia. Cơng trình này cung cấp cho luận án nhiều tư liệu quý về
tình hình biên giới và quá trình phân giới cắm mốc hai nước Việt Nam – Campuchia
nói chung, trong đó có địa bàn biên giới thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước nói
riêng.
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,
nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin xuất bản sách “Chiến thắng biên giới Tây – Nam


15

Việt Nam và dấu ấn Quân tình nguyện Việt Nam đối với cách mạng Campuchia”

(2014). Đây là tài liệu có giá trị thực tiễn, góp phần giáo dục lịng tự hào dân tộc,
tăng cường quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và
Campuchia”. Tác phẩm gồm 6 nội dung chính, trong đó có 3 nội dung có giá trị đối
với luận án như: Những thơng tin cơ bản về Campuchia và quan hệ Việt Nam –
Campuchia; Hiệp ước hịa bình hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Campuchia; Vun
đắp tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Campuchia lên tầm cao mới.
Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã biên soạn bộ
sách “Lịch sử Việt Nam”, trong đó tập 14 do tác giả Trần Đức Cường chủ biên (2017),
đã trình bày khái quát tình hình khu vực biên giới Tây Nam nói chung, hai tỉnh Tây
Ninh và Bình Phước nói riêng. Đồng thời tác giả cịn chứng minh quá trình đấu tranh
chống Pol Pot bảo vệ biên giới Tây Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa trong việc
giữ vững chủ quyền quốc gia. Cơng trình này giúp cho người nghiên cứu hiểu rõ hơn
thực trạng tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia ở khu vực Tây Ninh và Bình
Phước trong thời gian trước năm 1991 để phục vụ cho luận án của mình.
Trong thời gian gần đây nhất, cơng trình “Quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Campuchia (1930 – 2020)” (2021) do tác giả Lê Đình Chỉnh làm chủ biên, Nxb
Thông tin và Truyền thông ấn hành. Tác phẩm khẳng định "Việt Nam và Campuchia
là hai quốc gia láng giềng, gần gũi cùng chung sống lâu đời trên vùng bán đảo Đơng
Dương, có nhiều điểm tương đồng về các yếu tố địa - chính trị, địa - lịch sử, địa kinh tế và địa - văn hóa. Trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh giành độc lập, tự do, hai
dân tộc Việt Nam và Campuchia luôn nương tựa vào nhau, cùng đồng cam cộng khổ,
kề vai sát cánh bên nhau vì sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc và cả hai dân
tộc”. Công trình này được biên soạn mang tính hệ thống và khá toàn diện về mối
quan hệ Việt Nam – Campuchia từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược đến hiện
nay. Cơng trình này có giá trị giúp người nghiên cứu thấy được bức tranh toàn cảnh
về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia trải qua từng giai đoạn và trên các lĩnh vực,
từ đó làm cơ sở để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước
với các tỉnh giáp biên phía Campuchia.
+ Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả là người nước ngồi
Đầu tiên là cơng trình “Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam” (1981)
của Uyn Phrết Bớc sét, Nxb Thơng tin lý luận, Hà Nội. Cơng trình đề cập đến mối

quan hệ giữa ba nước Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam. Mối quan hệ đó hình


16

thành nên một tam giác trong quá trình phát triển. Tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu
quý trong việc nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, tình hình chính trị, quan điểm và thái
độ chính trị của mỗi nước. Bức tranh về cuộc sống cực khổ của người dân Campuchia
dưới thời kỳ Khmer Đỏ. Trước họa diệt chủng, Việt Nam sẵn sàng cử quân tình
nguyện sang giúp đỡ Campuchia và tái thiết xây dựng đất nước. Cơng trình đã cung
cấp những tư liệu về mối quan hệ giữa ba nước trước năm 1993, trong đó cơng trình
cũng có đề cập đến tình hình biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong mối quan hệ
với phía Campuchia trong thời gian này.
Tác giả Camaphon trong “Cambodia - Vietnam Political Relations 1979 1989” (2003). Trong cơng trình của mình, tác giả cho thấy một giai đoạn khá phức
tạp trong quan hệ hai nước. Đặc biệt, đề tài tập trung đề cập đến những vấn đề liên
quan đến cuộc nội chiến tại Campuchia, cũng như thời kỳ bắt đầu tái lập lại mối quan
hệ giữa hai nước Việt Nam – Campuchia về chính trị sau khi mối quan hệ này bị cắt
đứt trong những năm 1975 - 1979” (Camaphon, 2003).
Tác giả Roy Rasmey với cơng trình “Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở
Campuchia: Tác động đối với quan hệ Campuchia - Việt Nam” (2005) đã trình bày
một số vấn đề khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ hai nước như vấn
đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia… Roy Rasmey cũng nói rõ
thực chất quan hệ Campuchia - Việt Nam theo xu hướng tốt đẹp hay xấu đi, một phần
là do sự tranh giành quyền lãnh đạo tại Campuchia, chính mâu thuẫn giữa các đảng
phái, lực lượng chính trị trong nội bộ đất nước Campuchia đã làm ảnh hưởng sâu sắc
đến tình hình biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, trên bình diện sâu rộng của mối
quan hệ Campuchia - Việt Nam, tác giả khẳng định “những mâu thuẫn và những tác
động đó về lâu dài khơng thể làm thay đổi mối quan hệ truyền thống anh em giữa
hai dân tộc Việt Nam - Campuchia được. Đó là một quy luật mà tất cả chúng ta cũng
có thể cảm nhận được” (Rasmey, 2005).

Tác giả Sok Dareth với cơng trình “Chính sách của Vương quốc Campuchia
đối với Việt Nam từ 1993 đến nay” (2008), đã cho thấy được chính sách đối ngoại
của Campuchia đối với Việt Nam là nhằm đảm bảo quan hệ hịa bình, ổn định tạo
mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác đơi bên cùng có lợi, đảm bảo an
ninh và lợi ích của hai dân tộc. Do nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của Việt
Nam đối với mơi trường hịa bình, thịnh vượng của đất nước cũng như của khu vực
nên Campuchia đã ln đặt Việt Nam trong ưu tiên chính sách đối ngoại của mình.


17

Tác giả cũng đã nêu ra bốn nguyên tắc và ba phương châm trong quan hệ của
Campuchia đối với Việt Nam. Trong đó, Sok Dareth khẳng định Việt Nam là một
nước láng giềng vô cùng quan trọng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng phương
châm của Campuchia đối với Việt Nam vẫn là “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền
thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” (Sok, 2008).
Đề tài “Hợp tác Campuchia – Việt Nam từ năm 1993 đến nay” của Chhouet
Sopheak, Học viện ngoại giao, Hà Nội, 2009. Đề tài đã cung cấp cách nhìn khá toàn
diện về mối quan hệ hai nước Campuchia – Việt Nam trong hơn 40 năm. Trong
chương cuối, tác giả đề xuất một vài giải pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước.
Dưới góc tiếp cận của một người dân Campuchia, đề tài này đã cung cấp nguồn tư
liệu cần thiết để giúp nghiên cứu sinh có những đánh giá toàn diện, khách quan về
mối quan hệ giữa hai nước (Chhouet, 2009).
Cơng trình của Sun Sothiarat “Đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền
thống Campuchia - Việt Nam từ 1998 đến nay” (2010), đã khái quát mối quan hệ
Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn từ 1991 – 1998; Đồng thời tác giả phân tích
sự phát triển của mối quan hệ hai nước từ năm 1998 đến nay. Qua đó đưa ra triển
vọng hợp tác và kiến nghị những định hướng, mục tiêu cụ thể của Campuchia và
Việt Nam trong quan hệ song phương. Bên cạnh đó, Sun Sothiarat cũng chỉ ra quan
hệ Campuchia - Việt Nam còn những khó khăn thách thức cần phải vượt qua để thúc

đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển vững chắc hơn trong tương lai (Sun, 2010).
Đặc biệt với cơng trình của tác giả Thearith Leng “Small State Diplomacy:
Cambodia’s Foreign Policy Towards Viet Nam” (2018) School of Humanities and
Social Sciences The University of New South Wales, Canberra. Trong cơng trình
này, tác giả đã xem xét mối quan hệ Campuchia - Việt Nam qua 7 giai đoạn lịch sử
từ năm 1620 đến năm 2017, trong đó Campuchia đã trải qua những thay đổi rõ rệt từ
thời kỳ trước khi pháp xâm lược (1620-1863), Chế độ bảo hộ của Pháp (1863- 1953),
Vương quốc độc lập (1953 - 1970), Cộng hòa (1970 - 1975), Khmer Đỏ (1975 1979), thời kỳ khôi phục (1979 - 1989), thời kỳ giám sát của Liên hợp quốc (1990 1993), thời kỳ chính phủ liên minh (1993 - 1997) và thời kỳ 1997- 2017. Luận án
này xem xét chính sách đối ngoại của Campuchia đối với một cường quốc lớn hơn
như Việt Nam để góp phần hiểu được cách một quốc gia nhỏ, đang phát triển, đặc
biệt có nhiều bất đồng trong lịch sử với người hàng xóm lớn hơn, trong việc hoạch
định chính sách đối ngoại của mình (Leng, 2018)...


×