Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tác động của covid 19 đến vấn đề hôn nhân và cư trú sau hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.16 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÔN NHÂN VÀ CƯ TRÚ SAU
HƠN NHÂN.................................................................................................2
1.1. Lý luận về hơn nhân.........................................................................2
1.1.1. Khái niệm hôn nhân....................................................................2
1.1.2. Đặc điểm hôn nhân......................................................................2
1.2. Lý luận về cư trú sau hôn nhân......................................................3
II. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN VẤN ĐỀ HÔN NHÂN
VÀ CƯ TRÚ SAO HÔN NHÂN.................................................................4
2.1. Tác động của dịch bệnh Covid 19 đến sức khỏe gia đình.............4
2.2. Tác động của dịnh Covid đến vấn đề hôn nhân và cư trú sau hôn
nhân..........................................................................................................5
2.2.1. Đánh giá chung............................................................................5
2.2.2. Vấn đề bạo lực gia đình...............................................................6
2.3. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Covid 19 đến
hôn nhân và cư trú sau hôn nhân..........................................................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc
do vậy vào lúc này cần xây dựng gia đình trở thành pháo đài vững chắc, điểm
tựa quan trọng trong phịng chống đại dịch COVID-19. Trong đó, sự chia sẻ,
thấu hiểu và động viên lẫn nhau của từng thành viên gia đình, đồng thời động
viên các chiến sĩ, y, bác sĩ ở tuyến đầu yên tâm, nỗ lực chống dịch bệnh cho
cộng đồng là rất quan trọng.


Tuy nhiên, do phải giãn cách, cách ly, không tập trung đông người nên
các ngành hàng như khách sạn, nhà hàng, giao thông, vận tải, du lịch, vui
chơi, giải trí… bị đại dịch tác động lớn. Sản phẩm của người nông dân làm ra
cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ vì khơng ít nơi bị cơ lập bởi dịch bệnh.
Những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 đang hằng ngày tác động
đến thu nhập của hàng triệu gia đình ở khắp mọi miền đất nước, nhất là ở
những tỉnh, thành phố nơi dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại. Kinh
tế sụt giảm, lao động bị dôi dư, thu nhập bị giảm sút, làm cho các gia đình
phải thắt chặt chi tiêu, và đang phải trải qua những thử thách chưa từng để giữ
vững vai trị là chốn bình n trong dơng tố của dịch bệnh COVID-19.
Mất việc làm, thu nhập giảm sút, bạo lực gia đình gia tăng, vấn đề học
hành của con cái… là những thách thức các gia đình trẻ phải đối mặt do đại
dịch Covid-19. Vì vậy qua quá trình học tập và tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài
“ Tác động của Covid 19 đến vấn đề hôn nhân và cư trú sau hơn nhân” để
có cái nhìn sâu và rộng hơn.

1


PHẦN II: NỘI DUNG
I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HÔN NHÂN VÀ CƯ TRÚ
SAU HÔN NHÂN
1.1. Lý luận về hôn nhân
1.1.1. Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định là sự xếp đặt của
một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ơng và phụ nữ. Nó là
một hình thức xã hội ln ln thay đổi trong suốt quá trình phát triển của
mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung và
sinh con đẻ cái với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Hôn nhân là
sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách

hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình u.
Ở Việt Nam, Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự
kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng". Như vậy có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam
chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, các biến dị khác như hơn nhân
đồng tính, hơn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến, và Luật hơn nhân và
gia đình khơng cơng nhận những kiểu biến dị đó.
1.1.2. Đặc điểm hơn nhân
Theo Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hơn nhân có
những đặc điểm sau:
Hơn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - là hôn
nhân một vợ một chồng. Để đảm bảo nguyên tắ'c hôn nhân một vợ một
chồng, Luật Hơn nhân và gia đình quy định: cấm người đang có vợ, có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

2


người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hơn nhân gia đình
năm 2014 số 52/2014/QH13).
- Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai
bên nam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hơn, khơng bị cưỡng ép,
không bị lừa dối và cũng không bị cản trở.
- Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hồn tồn bình đẳng
trước pháp luật. Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền
ngang nhau về mọi mặt. Ngoài xã hội, với tư cách là cơng dân, mỗi bên vợ,
chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cồng dân đã được Hiến pháp cơng
nhận.
- Mục đích của việc xác lập quan hệ hơn nhân là để cùng nhau chung

sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc
để đạt được mục đích khác mà khơng nhằm để chung sống và xây dựng gia
đình thì gọi là kết hôn giả tạo.
- Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của
pháp luật. Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn. Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng
chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những
căn cứ pháp lý được pháp luật quy định.
1.2. Lý luận về cư trú sau hôn nhân
Các nghiên cứu nhân học về vấn đề này cho thấy có các hình thức cư
trú khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau. Hình thức cư trú này gồm: cư
trú ở nơi ở mới, cư trú bên nhà chồng, cư trú bên nhà vợ, và cư trú cả bên nhà
chồng và nhà vợ.

3


Cư trú ở nơi ở mới là hình thức cư trú mà các đôi vợ chồng chuyển
sang ở một nơi mới độc lập với bố mẹ chồng và bố mẹ vợ. Hình thức cư trú
này hiện này tồn tại phổ biến ở các nước phương Tây và các quốc gia có nền
kinh tế phát triển khác.
Cư trú đằng nhà chồng là hình thức cư trú mà sau khi kết hơn đôi vợ
chồng cư trú ở đằng nhà chồng, tức cư trú cùng với bố mẹ chồng. Trong hình
thức cư trú này, nữ giới phải chuyển sang cư trú nhà đằng chồng sau khi kết
hơn. Đây là hình thức cư trú phổ biến trong nhiều nền văn hóa thực hành
truyền thống phụ hệ và thừa kế tài sản theo đằng cha.
Cư trú đằng nhà vợ tức là sau khi kết hôn đôi vợ chồng cư trú cùng với
bố mẹ vợ. Khác với kiểu cư trú bên nhà chồng, người con trai sẽ chuyển sang

cư trú bên nhà vợ. Hình thức cư trú này phổ biến ở một số xã hội, chẳng hạn
như Lào. Trong một nghiên cứu, Grant Evans đã chỉ ra rằng ở Trung Quốc và
Việt Nam nơi có hình thức cư trú bên nhà chồng là chính. Trong xã hội hai
quốc gia này, mối quan hệ phức tạp thường xảy ra giữa mẹ chồng và nàng
dâu. Ngược lại, ở Lào, sau khi kết hôn, người chồng chuyển về sinh sống bên
nhà vợ, và thường thì mối quan hệ phức tạp nảy sinh trong gia đình là giữa bố
vợ và con rể.
Ngồi ra, cịn có một số hình thức cư trú ít phổ biến khác, ví dụ như cư
trú ở cả bên đằng nhà chồng và nhà vợ.
II. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID 19 ĐẾN VẤN ĐỀ HÔN
NHÂN VÀ CƯ TRÚ SAU HÔN NHÂN
2.1. Tác động của dịch bệnh Covid 19 đến sức khỏe gia đình
Về tác động của dịch Covid-19 đối với các gia đình, hiện đã có báo cáo
“Đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của Covid-19 đối với các hộ gia
đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố ngày 24/9/2021. Báo cáo được UNDP
4


Việt Nam thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Phân tích và Dự báo
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học lao động và xã
hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Báo cáo đánh giá tác động đã
khảo sát 498 hộ gia đình.
Kết quả cho thấy, 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng
7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ
trước dịch (tháng 12/2019). Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn
và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động phi kinh tế cũng
rất đáng kể với 66,4% hộ gia đình lo lắng về tác động của Covid-19; trong đó,
chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn so với chủ
hộ là nam (81,6% so với 62,8%). Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất

được sử dụng với 79,4% hộ, hầu hết các khoản cắt giảm liên quan đến thực
phẩm với 71% số gia đình; 51,2% phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7%
giảm số bữa ăn mỗi ngày. Tình trạng thiếu lương thực thường được ghi nhận
ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương, những người bị mất việc trong nhiều
tháng, đặc biệt là người di cư và nghiêm trọng hơn là ở các hộ gia đình có con
nhỏ…
Thực tế cho thấy, khơng ít trường hợp cả gia đình bị nhiễm Covid-19,
nhiều gia đình trong số này có người tử vong. Hậu quả để lại cho các gia đình
đó là rất lớn, có thể kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng đến nhiều người...
Dịch bệnh cũng đã tác động đến trẻ em nhiều mặt. Cả nước có 62/63
tỉnh thành có người mắc Covid-19, trong đó có ít nhất 11.822 trẻ là F0,
27.334 trẻ em là F1. Nhiều trẻ phải mồ côi cha, mẹ, không nơi nương tựa...
Tại TPHCM, có hơn 10.000 trẻ nhiễm Covid-19; đã có 1.517 em rơi vào cảnh
mồ côi.

5


2.2. Tác động của dịnh Covid đến vấn đề hôn nhân và cư trú sau hôn
nhân
2.2.1. Đánh giá chung
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, có nhiều thời điểm, tất cả các trường học
đều cho học sinh nghỉ học và thực hiện học trực tuyến tại nhà. Nhiều cơ quan,
công ty cũng tổ chức cho cán bộ, nhân viên làm việc trực tuyến. Khách quan
nhìn nhận, để thích ứng với dịch bệnh COVID-19, làm việc ở nhà có thể
khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan.
Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành; vừa
phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa... Tuy nhiên, chính
khoảng thời gian đó cũng đã giúp cho hơn nhân trong gia đình gắn bó với
nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm,

gần gũi con hơn; vợ chồng đặt mình vào địa vị của nhau và thông cảm, chia
sẻ với nhau nhiều hơn. Mỗi người dường như có trách nhiệm hơn với tổ ấm
của mình.
Dịch COVID-19 đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trong đời sống xã
hội, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình. Việc phòng,
chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 là trách nhiệm chung của
mọi người, của toàn xã hội. Song ở góc nhìn khác, dịch bệnh cũng là cơ hội
để nhiều người tìm về với giá trị gia đình, sưởi ấm tình cảm gia đình thiêng
liêng, và có thời gian gần gũi với cha mẹ, con cái... Những việc vốn bình dị
nhưng trong ngày thường bận rộn, khơng phải ai cũng có thể làm được.
Và vì vậy, chính trong dịch bệnh COVID-19, khi có nhiều thời gian
dành cho gia đình thì mỗi chúng ta như có thêm cơ hội để tự nhìn nhận lại bản
thân, thêm trân trọng những giá trị cốt lõi của cuộc sống, cùng sẻ chia yêu
thương và gắn bó nhiều hơn với gia đình của chính bản thân mình.

6


2.2.2. Vấn đề bạo lực gia đình
Chia sẻ về nghiên cứu tác động của COVID-19 đến bạo lực gia đình
được Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam cùng các đồng nghiệp thực
hiện từ 1/7 – 15/9/2020 tại một số quận huyện của Hà Nội với 303 người, bà
Khuất Thu Hồng - Chủ tịch GNVNet, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển
xã hội Việt Nam đã đưa ra những con số rất đáng báo động về tình hình bạo
lực gia đình trong đại dịch COVID-19 ở Hà Nội.
Trong số 303 gia đình, hầu hết đều xảy ra xung đột trong thời gian đại
dịch. Chồng hay gây ra xung đột hơn vợ; 81% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất
một hành vi kiểm sốt từ phía chồng trong thời kì dịch; 34% phụ nữ báo cáo
bị bạo lực về kinh tế trong thời kì dịch. Với hơn 2/3 số nạn nhân, điều đó xảy
ra nhiều hơn với trước dịch. Bạo lực về tài chính gia tăng khi thu nhập giảm.

Nhiều người phụ nữ thường bị chồng hành hạ, đánh đập… vì khơng có tiền.
Nhiều ơng chồng khi khơng có việc làm thì cờ bạc, uống rượu… về khơng có
tiền liền có hành vi bạo lực với vợ; 88% phụ nữ bị bạo lực về mặt tinh thần, bị
cằn nhằn, chửi mắng, xúc phạm; 89,1% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một
dạng bạo lực gia đình trong thời kì dịch COVID-19…
Các yếu tố làm tăng bạo lực trong thời kỳ COVID-19 một phần do các
cặp vợ chồng đột ngột mất việc hoặc ít việc. Cuộc sống thay đổi do đại dịch
COVID-19 khiến nhiều gia đình khơng có sự chuẩn bị nên khơng biết phải
ứng phó và đối diện như thế nào. Khi thu nhập giảm, hầu hết các xung đột,
tình trạng kiểm sốt, bạo lực tinh thần, thể xác… thường tăng lên. Thứ 2, việc
hai vợ chồng ở nhà trong thời gian cách ly dài, mâu thuẫn gia đình gia tăng,
đặc biệt với những người vốn có hành vi bạo lực. Thứ 3 là tình trạng lạm
dụng rượu bia của người chồng.
Bạo lực gia đình để lại hậu quả hết sức nặng nề. Có ít nhất 80,7% phụ
nữ bị thương ít nhất một lần, hơn 72% tổn thương tâm lý; 43,3% bị thương
tích cơ thể, trong đó 31,7% cần chăm sóc y tế. Đau lịng hơn là việc trẻ em
7


thường xuyên phải chứng kiến mẹ bị cha đánh đập, bạo hành về tinh thần.
Trong khi đó, phần lớn họ im lặng vì khơng muốn cha mẹ bị mang tiếng, con
cái khổ. Nhiều người khơng tìm kiếm sự giúp đỡ vì sợ bị đổ lỗi, các biện pháp
hịa giải khơng hiệu quả và phải cách ly trong dịch khó tìm người giúp đỡ.
Nhiều người bị bạo hành đã từng nghĩ tới ý định tự sát.
Đã có ước tính rằng, trong 3 tháng thực hiện biện pháp cách ly xã hội
để phịng ngừa dịch bệnh thì có thêm 15 triệu trường hợp bạo lực do bạn tình
gây ra vào năm 2020 và thậm chí tăng lên 31 triệu vụ trong cách ly 6 tháng.
Tình trạng khủng hoảng này đã xuất hiện trong cách ly xã hội được thực hiện
với số lượng bạo lực tăng lên đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế
giới. Đây là hiện tượng tồn cầu.

Trước tình hình đó, các chun gia đã có những thảo luận đưa ra nhiều
sáng kiến để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình trong bối cảnh đặc biệt như
dịch COVID- 19. Theo đó, cần lồng ghép vấn đề bạo lực gia đình vào các
chương trình COVID-19; Phụ nữ được lắng nghe, tham gia quyết định liên
quan đến công tác phòng dịch cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả để làm
sao phòng ngừa được dịch bệnh mà cũng phịng được đại dịch âm thầm trong
gia đình. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bạo lực đối với phụ nữ bởi
bạo lực không phải là vấn đề của cá nhân mà của xã hội. Ngoài ra, cần phát
triển và tăng cường các dịch vụ đa dạng hỗ trợ nạn nhân để giải quyết vấn đề
bạo lực trong bối cảnh đặc thù như COVID- 19. Chúng ta sẽ còn phải đối mặt
với nhiều những vấn đề sức khỏe khác trong tương lai cũng như các thảm họa
thiên tai…
Khi bạo lực gia đình xảy ra với mức độ trầm trọng và với những những
người ln có nguy cơ bị bạo lực gia đình khơng chỉ ở trong mùa dịch phải có
sự chuẩn bị và kế hoạch phịng ngừa bạo lực chi tiết như tìm tới các số điện
thoại đường dây nóng của các địa chỉ tư vấn về phịng chống bạo lực gia đình.
8


2.3. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Covid 19 đến hôn
nhân và cư trú sau hơn nhân
i) Nhận thức đúng về vai trị, tầm quan trọng của gia đình và cơng tác
xây dựng gia đình trong tình hình mới. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh là nhiệm vụ xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát
triển đất nước.
ii) Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cơng
tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân
dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Kiên quyết đấu tranh
chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục,
tập qn lạc hậu trong hơn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình

thức trong cơng tác xây dựng gia đình.
iii) Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo
hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội
và gia đình. Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung
cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn;
bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cơng bằng, bình đẳng,
thuận lợi.
iiii) Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 20212030, định hướng đến năm 2045; chương trình giáo dục quốc gia về gia đình;
chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình,
dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc…

9


KẾT LUẬN
Hơn một năm qua, diễn biến của dịch COVID-19 đã có những tác động
đến hoạt động thường nhật, thói quen sinh hoạt của hàng triệu gia đình. Nhiều
người phải điều chỉnh các hoạt động của bản thân và gia đình để “thích ứng”
với dịch bệnh. Song ở một góc nhìn khác, dịch COVID-19 cũng mang đến cơ
hội để chúng ta “sống chậm” lại và thêm gắn kết nhiều hơn với gia đình của
mình.
Việc xây dựng gia đình hạnh phúc cần có nhiều yếu tố, trong đó có lẽ
trên hết là vấn đề an toàn và khỏe mạnh của tất cả các thành viên. Trải qua
một đợt dịch với nhiều thiệt hại, việc ứng phó với dịch bệnh nói riêng và các
rủi ro khác nói chung cần được quan tâm nhiều hơn, trong đó, có việc cung
cấp cho từng gia đình các kiến thức, kỹ năng ứng xử cần thiết. Đây cũng nên
được coi là một giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc mang tính bền vững.
Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị ln xác định “chống dịch như chống
giặc”; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngơi nhà, thơn bản, xóm làng… khu

phố là một pháo đài chống dịch; do vậy gia đình chính là điểm tựa quan trọng
trong phòng chống dịch COVID-19.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Ngô Thị Hường. Tập bài giảng: Pháp luật hơn nhân và gia đình
một số nước trên thế giới.
2. TS Nguyễn Văn Cừ. Tạp chí luật học số 6 năm 2017
3. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Bộ Luật Dân sự của nước cộng hòa pháp,
Nxb Chính Trị Quốc Gia năm 2009
4. Ban Tơn giáo Chính phủ: Báo cáo tổng kết năm 2018, phương
hướng, nhiệm vụ năm 2019

11



×