Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.97 KB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * * * *
HOÀNG THỊ THU HƯỜNG
NGHIÊN CỨU
“HƯNG HÓA KÝ LƯỢC”
NHỮNG GIÁ TRỊ CÒN LẠI
CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60.22.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH KHẮC THUÂN
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên
cứu Hán Nôm), người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài của luận
văn này cũng như trong nhiều vấn đề khoa học khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong Hội đồng chấm luận
văn, vì những ý kiến góp ý, phê bình của các thầy sẽ giúp cho tôi có những
tiến bộ hơn trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa thông
tin và Du lịch tỉnh Yên Bái đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất cũng
như tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn nghệ nhân Lò Văn Biến – thôn Căng Nà –
Thị xã Nghĩa Lộ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểm về chữ Thái
và tiếng Thái.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã sát cánh và động viên tôi rất
nhiều trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Hường
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học.
- Luận văn này chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu
của ai khác.
- Đề tài luận văn được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác được tiếp thu một cách
chọn lọc, chân thực trong luận văn.

Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Hường
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. 2
................................................................................................................................................... 2
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................................. 8
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 9
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 11
6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................... 12
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................................ 12
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 15
CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM ....................................... 15
1. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật ............................................................... 15
1. 2. Tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ............................................................... 19
1. 2.1. Thời gian, hoàn cảnh ra đời tác phẩm ................................................................... 19

1. 2.2. Những nội dung chính của tác phẩm .................................................................... 23
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU
VĂN BẢN “HƯNG HÓA KÝ LƯỢC” ................................................................................... 25
2.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ........................................................................... 25
2.1.1. Thuật ngữ “Văn bản” ............................................................................................. 25
2.1.2. Khái niệm “Văn bản học” ...................................................................................... 27
2.2. Giới thiệu về văn bản “Hưng Hóa ký lược” ................................................................ 27
2.2.1. Số lượng văn bản, hiện trạng từng văn bản .......................................................... 27
2.2.2. Nội dung tác phẩm ................................................................................................ 41
2.2.3. Danh sách tài liệu tham khảo mà Phạm Thận Duật đã dựa vào để viết “Hưng
Hóa Ký lược” .................................................................................................................... 45
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................. 50
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA TÁC PHẨM
“HƯNG HÓA KÝ LƯỢC” ...................................................................................................... 51
3.1. Giá trị lịch sử ................................................................................................................. 51
3.1.1. Giá trị về lịch sử địa lý và Diên cách .................................................................... 51
3.1.2. Nhân vật và sự kiện lịch sử .................................................................................... 55
3.2. Giá trị về việc nghiên cứu di tích văn hóa các đình, đền, chùa ................................... 59
3.3. Giá trị về mặt nghiên cứu dân tộc học ......................................................................... 61
3.4. Giá trị y học và sản vật .................................................................................................. 66
3.5. Giá trị về ngôn ngữ, chữ viết ........................................................................................ 70
3.5.1. Chữ viết (Thổ tự - chữ viết Thái) .......................................................................... 71
3.5.2. Ngôn ngữ (Thổ ngữ - Ngôn ngữ Thái) .................................................................. 77
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................. 89
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................... 92
1. Về các văn bản của “Hưng Hóa ký lược” ....................................................................... 93
2. Về tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” .................................................................................. 93
3. Về giá trị của tác phẩm .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 96

PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 99
Phụ lục 1 - Các địa danh xưa và nay .................................................................................... 99
4
Phụ lục 2 – Bảng phiên âm chữ Thái ................................................................................. 106
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các tác phẩm địa chí là loại sách ghi chép về vị trí địa lý, đất đai, khí
hậu, văn hóa, phong tục, tập quán… của một quốc gia hay một vùng đất. Sách
địa chí không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở hầu hết các nước
trên thế giới. Bỏ qua các phương thức trình bày khác nhau, ngôn ngữ khác
nhau của các tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận một đặc điểm chung mà
tất cả các tác phẩm dư địa chí đều có. Đó là những kho tàng kiến thức đồ sộ,
cần thiết cho việc hoạch định đường lối cai trị, đường lối kinh tế, văn hóa phù
hợp với từng vùng của những người quản lý từ trung ương đến địa phương
đương thời. Ngoài ra những kiến thức ấy còn vô cùng quan trọng đối với
những người nghiên cứu sau này. Đây chính là những bằng chứng xác thực,
sống động cho chúng ta tìm hiều về con người, về văn hóa, về quá trình thu
hẹp hay mở rộng…. của những vùng đất đai trong suốt quá trình lịch sử của
dân tộc.
Cũng như các đất nước khác, sách địa chí xuất hiện ở nước ta từ khá
sớm. Thời Lý – Lý Anh Tông, có tác phẩm Nam bắc phiên giới địa đồ ghi về
hình thế núi sông phong vật, đã thất truyền từ lâu. Thời Trần có An Nam chí
lược của Lê Trắc, gồm 19 quyển chủ yếu về sử chí, nhưng trong đó có quyển
1 và quyển 19 thuộc thể loại dư địa chí. Tác phẩm này được giới nghiên cứu
đầu thế kỷ XX biết đến qua bản in của Ngạn Minh Hương, người Nhật, xuất
bản tại Tokyo. Thời Lê có Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đây là cuốn sách địa
chí xưa nhất còn lại đến ngày nay. Thời Nguyễn có các tác phẩm địa chí toàn
quốc như Hoàng Việt nhất thống dư chí – đời Gia Long, Hoàng Việt địa dư
chí – đời vua Minh Mệnh, Đại Nam nhất thống chí (1864 – 1875), sau này còn

có Đồng Khánh dư địa chí – đời Đồng Khánh.
6
Ngoài ra, còn có sách viết về địa chí khu vực, vùng miền như Ô châu
cận lục của Dương Văn An, chép về núi sông, thành trì, phong tục của vùng
Thuận Quảng, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cũng chép về hai xứ Thuận
Hóa, Quảng Nam; Hải Dương chí lược của Ngô Thì Nhậm chép về đất đai,
phong tục, nhân vật, đinh, thuế …của xứ Hải Dương; Gia Định thành thông
chí của Trịnh Hoài Đức; Cao Bằng thực lục của Nguyễn Hựu Cung; Hưng
Hóa phong thổ lục của Hoàng Bình Chính; Bắc thành dư chí lục của Lê Chất;
Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch; Tuyên Quang phong thổ ký của Nguyễn Văn
Bân….
Nằm trong hệ thống sách địa chí khu vực, tác phẩm Hưng Hóa ký lược
của Phạm Thận Duật là cuốn sách viết về địa lý, văn hóa, phong tục…của
vùng Hưng Hóa xưa (bao gồm toàn bộ tỉnh Sơn La, Lai châu, Điện Biên, Yên
Bái và một phần các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ và Lào Cai ngày
nay).
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực dư địa chí nói chung, địa chí
Hưng Hóa nói riêng (bao gồm các vấn đề : Diên cách (thay đổi địa giới);
Cương vực; Đinh điền ngạch thuế; Núi sông; Đền chùa; Thành trì; Cổ tích;
Khí hậu; Thổ sản; Phong tục tập quán; Thổ tự (chữ Thái); Thổ ngữ (tiếng
Thái)) và tìm hiểu những giá trị mà tác phẩm còn truyền lại đến ngày nay,
chúng tôi chọn đề tài “Hưng Hóa kí lược – Những giá trị còn lại”.
Thông qua đó, chúng ta có thể thống kê tổng hợp về tình hình kinh tế
xã hội của vùng Hưng Hóa dưới triều Nguyễn. Biết được sự thay đổi về địa
giới các khu vực qua từng thời kỳ và lý do của sự thay đổi đó; biết về dân số
cũng như cơ cấu quan chức địa phương, biết về thổ sản, khí hậu…. Đặc biệt
hơn cả là những kiến thức về phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn.
Chữ Thái và tiếng Thái được chúng tôi đặc biệt quan tâm trong luận văn này.
7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hưng Hóa ký lược là một tác phẩm dư địa chí có chất lượng không chỉ
về mặt nội dung mà còn cả về phương thức trình bày, cùng với tác giả Phạm
Thận Duật - nhà thơ, nhà chính trị, tác phẩm này đã thu hút sự chú ý của giới
nghiên cứu. Trên chính quê hương của tác giả, hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà
Nam Ninh (nay là tỉnh Ninh Bình) dưới sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu sử
học Nguyễn Văn Huyền, Hoàng Lê, Ngô Thế Long, Phạm Văn Thắm,
Nguyễn Hữu Tưởng đã cho ra cuốn sách Phạm Thận Duật – cuộc đời và sự
nghiệp, được in vào năm 1989, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành.
Cuốn sách này chia làm ba phần lớn: phần thứ nhất viết về cuộc đời và sự
nghiệp của Phạm Thận Duật; phần thứ hai lược dịch các tác phẩm của tác giả,
trong đó có phần dịch về Hưng Hóa ký lược. Tuy nhiên, các dịch giả chỉ giới
thiệu qua về phần Thổ tự và Thổ ngữ; Phần thứ ba là phụ lục bao gồm các bài
thơ mà tác giả được tặng, đối viếng; Vọng Sơn niên phả và Niên biểu về
Phạm Thận Duật.
Tiếp đó Viện sử học đã tổ chức hội thảo về Phạm Thận Duật, kết quả
cuốn Phạm Thận Duật – Sự nghiệp văn hóa, sứ mệnh cần vương ra đời vào
năm 1997, do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản. Đây là cuốn sách tập
hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của tác giả
nói trên, trong đó có bài: Vài nét về giá trị của sách Hưng Hóa ký lược – của
Nguyễn Quang Ân, nguyên trưởng phòng tư liệu Viện Sử học lúc bấy giờ;
bài: Phong tục tập quán các dân tộc ít người qua “Hưng Hóa ký lược” – của
Bùi Xuân Đính, nguyên Phó viện trưởng viện Dân tộc học. Ngoài ra còn một
loạt các bài viết của các tác giả khác cũng được in trong cuốn sách này.
Năm 2000, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin đã cho ra đời ấn phẩm
“Phạm Thận Duật toàn tập”, đã cho dịch toàn bộ các tác phẩm của Phạm
Thận Duật, trong đó “Hưng Hóa ký lược” được giới thiệu lại với đầy đủ các
8
mục trong sách, bao gồm cả phẩn Thổ tự và Thổ ngữ mà cuốn Phạm Thận
Duật – Sự nghiệp văn hóa, sứ mệnh cần vương, do Hội Khoa học lịch sử Việt
Nam xuất bản năm 1989 đã để lại trước đó. Trong sách cũng có bài nghiên

cứu “Hưng Hóa ký lược, cuốn địa phương chí đặc sắc của Phạm Thận Duật”
do PGS. Phan Văn Các – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm
viết. Bài viết đã giới thiệu một cách sơ lược về tác phẩm nói trên và đưa ra
một số nhận xét hết sức sát đáng về phương thức biên soạn và nội dung tác
phẩm đề cập. Giáo sư đã viết: “Có thể nói, với Hưng Hóa ký lược, Phạm Thận
Duật đã thể hiện một tư duy khoa học sắc sảo, vượt ra ngoài khuôn khổ đào
tạo kiểu từ chương khoa cử đương thời, vươn tới chiếm lĩnh những tri thức
bách khoa và thực tiễn để cống hiến đích thực cho khoa học và cho đất nước.”
Gần đây nhất, năm 2007, thạc sĩ khoa Ngữ Văn – chuyên ngành Hán
Nôm Nguyễn Thị Nhung, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã bảo vệ thành
công luận văn “Hưng Hóa kí lược - tác phẩm dư địa chí thế kỉ XIX”. Luận văn
này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật,
đưa ra những đánh giá về giá trị của tác phẩm và có phần phụ lục giới thiệu
bản dịch Hưng Hóa ký lược. Tuy nhiên, phần Thổ ngữ và Thổ tự, luận văn
cũng giới thiệu rất sơ lược và chúng tôi mong rằng trong luận văn này, ngoài
những những nghiên cứu riêng của học viên, chúng tôi còn cố gắng bổ sung
thêm một số phần mà những người nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
3. Mục đích nghiên cứu
“Hưng Hóa ký lược” là một tác phẩm dư địa chí với nội dung bao gồm
các mục: Diên cách, cương vực, đinh điền thuế lệ, từ tự, thành trì, cổ tích, khí
hậu, thổ sản, tập thượng, thổ tự và thổ ngữ. Nghiên cứu về tác phẩm, cũng
chính là nghiên cứu về các nội dung nói trên. Qua đó cho chúng ta thấy được
những thay đổi cụ thể về diện tích, tên gọi cũng như về dân số của các vùng
9
trong khu vực qua các thời kỳ khác nhau và các triều đại khác nhau trong tiến
trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trong từng tiểu mục của tác phẩm, có lồng ghép đưa ra những câu
chuyện lý giải về các phong tục tập quán, tên gọi vùng miền, các dòng sông
ngọn núi. Đây chính là những căn cứ để nghiên cứu về xuất xứ tên gọi địa
danh cũng như xuất xứ của các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc

trong vùng đất Hưng Hóa xưa và nay.
Phần Từ tự là một phần rất quan trọng đối với những người chuyên
nghiên cứu về lĩnh vực tôn giáo, văn hóa. Vì qua phần này có thể hé mở cho
chúng ta biết về nếp sống tôn giáo của dân bản địa, những tôn giáo có sẵn và
tôn giáo du nhập; thời kỳ du nhập tôn giáo mới, mục đích của sự du nhập đó
cũng như xuất xứ của các đền chùa và các vị thần thánh mà đền chùa đó thờ
cúng.
Phần Tập thượng ngoài việc cung cấp về số lượng các dân tộc cư trú
trong vùng còn đưa ra những kiến thức cụ thể, phong phú về phong tục tập
quán của dân bản địa. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với những nhà nghiên
cứu dân tộc học, vì họ thể dựa vào đây để đưa ra những lý giải chính xác về
các thói quen, những điều tôn sùng và kiêng kị của các dân tộc trong vùng.
Ngoài ra, họ cũng có thể đưa ra được những đánh giá chính xác về những sự
thay đổi của các phong tục đó dưới sự tác động của hoàn cảnh chủ quan và
khách quan.
Đặc biệt, phần Thổ tự và Thổ ngữ không chỉ quan trọng đối với các
nhà nghiên cứu về ngôn ngữ mà còn quan trọng đối với những ai quan tâm, có
hứng thú với ngôn ngữ các dân tộc ít người. Hai tiểu mục này được các nhà
nghiên cứu đánh giá như một cuốn từ điển dạy ngoại ngữ, giúp chúng ta có
được những cơ sở ban đầu cho việc học chữ và tiếng Thái.
10
Như vậy, nghiên cứu về tác phẩm này sẽ cho chúng ta những kiến
thức toàn diện về mọi phương diện: địa lý, dân số, văn hóa, ngôn ngữ của
vùng đất Hưng Hóa xa xưa mà nay là toàn bộ tỉnh Sơn La, Lai châu, Điện
Biên, Yên Bái và một phần các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ và Lào
Cai ngày nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về một tác phẩm nói chung và một tác phẩm Hán Nôm
nói riêng là nghiên cứu về toàn bộ những khía cạnh liên quan đến tác phẩm
như: vấn đề tác giả, thời gian ra đời tác phẩm, nguyên nhân ra đời, những nội

dung và giá trị của tác phẩm, sự ra đời của tác phẩm có ý nghĩa như thế nào
đối với tình hình thực tiễn lúc bấy giờ và sau nay…. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi cũng không tham vọng nhiều mà chỉ xin
nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể sau đây:
Thứ nhất: vấn đề tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
Thứ hai: nội dung tác phẩm, từ đó ra những giá trị mà nội dung mang
lại (bao gồm: giá trị lịch sử địa lý; giá trị lịch sử nhân vật, sự kiện; giá trị
ngôn ngữ, chữ viết; giá trị về nội dung dân tộc học; giá trị y học và thổ sản)
Thứ ba: giới thiệu về phần Thổ tự, cách cấu tạo chung của chữ Thái,
phiên âm chữ Thái; Thổ ngữ, cách đọc, ý nghĩa của từng từ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp văn bản
học, ngoài ra kết hợp với một số phương pháp liên ngành như thống kê, phân
loại, phân tích, so sánh, …
Phương pháp văn bản học: tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” trên thực tế
tồn tại một số văn bản khác nhau, do vậy cần vận dụng phương pháp văn bản
11
học để làm rõ thực trạng văn bản, xác định một văn bản chính làm cơ sở cho
việc nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này là một bước cần
thiết vì nó sẽ cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy cho luận văn.
Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu những vấn đề về văn bản tác phẩm
thuộc lĩnh vực dư địa chí được viết vào thế kỉ XIX. Muốn xác định được văn
bản còn lại cho đến ngày nay thì chúng tôi cần phải tìm hiểu kĩ lịch sử văn
bản…
Phương pháp phân tích, so sánh: Là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, nội dung tư tưởng và giá trị học thuật mà tác phẩm hàm
chứa, nhằm khai thác sâu hơn những vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu tác giả

Phạm Thận Duật về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Cung cấp thêm tư liệu cần thiết khi nghiên cứu vấn đề lịch sử, địa lí,
con người, phong tục tập quán, văn hóa xã hội… nói chung và Hưng Hóa nói
riêng.
Ngoài ra, chúng tôi muốn đặc biệt tìm hiểu và giới thiệu đến bạn đọc
phần Thổ tự (chữ Thái) và Thổ ngữ (tiếng Thái) ở phần cuối của tác phẩm.
Đây thực sự là một tài liệu hết sức quý giá, có thể là nền tảng vững chắc dành
cho những người yêu thích và có hứng thú với thứ ngôn ngữ của dân tộc thiểu
số này.
7. Cấu trúc của đề tài
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
12
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Cấu trúc của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật
1. 2. Tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1. 2.1. Thời gian, hoàn cảnh ra đời tác phẩm
1. 2.2. Những nội dung chính của tác phẩm
Tiểu kết chương 1

Chương 2: Khảo cứu và giới thiệu văn bản “Hưng Hóa ký lược”
2.1. Các thuật ngữ và khái niệm liên quan
2.1.1. Thuật ngữ “Văn bản”
2.1.2. Khái niệm “Văn bản học”
2.2. Giới thiệu về văn bản “Hưng Hóa ký lược”
2.2.1. Số lượng văn bản, hiện trạng từng văn bản
2.2.2. Nội dung chi tiết văn bản
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Giá trị của tác phẩm “Hưng Hóa ký lược”
3.1. Giá trị lịch sử
13
3.1.1. Diên cách địa lý hành chính các khu vực trong tỉnh Hưng Hóa
xưa
3.1.2. Nhân vật và sự kiện lịch sử
3.2. Giá trị về việc nghiên cứu di tích văn hóa các đình, đền, chùa
3.3. Giá trị về mặt nghiên cứu dân tộc học
3.4. Giá trị y học và sản vật
3.5. Giá trị về ngôn ngữ, chữ viết
3.5.1. Chữ viết
3.5.2. Ngôn ngữ
Tiểu kết chương ba
PHẦN KẾT LUẬN
1. Về các văn bản của “Hưng Hóa ký lược”
2. Về tác phẩm “Hưng Hóa ký lược”
3. Về giá trị tác phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các địa danh xưa và nay
Phụ lục 2: Bảng phiên âm chữ Thái
14

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM
1. 1. Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật
Phạm Thận Duật (1825 – 1885), hiệu là Vọng Sơn, tên chữ là Quan
Thành, quê xã Yên Mô Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Văn thần
thời Tự Đức. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, có ba anh em
trai. Bố mất năm ông mới lên 9 tuổi, một mình mẹ tần tảo nuôi mấy anh em.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông vẫn được đi học, lần lượt học
qua các thầy: cử nhân Vũ Phạm Khải, cậu ruột là Nguyễn Hữu Văn, ông đồ
Phạm Tư Tề, ông Lục Khê cư sĩ Phạm Triệu, Hoàng giáp Tam đăng Phạm
Văn Nghị. Năm 1850, đỗ cử nhân khi mới 26 tuổi. Một năm sau, năm 1852,
ông được bổ làm Giáo thụ phủ Đoan Hùng (lúc ấy là tỉnh Sơn Tây), một chức
giáo quan dạy trường công ở phủ.
Năm 1855, ông được thăng làm Tri châu Tuần Giáo (thời ấy thuộc tỉnh
Hưng Hóa), đây cũng chính là thời gian ông viết tác phẩm “Hưng Hóa ký
lược”.
Năm 1857, Phạm Thận Duật được điều về tỉnh Bắc Ninh làm Tri huyện
Quế Dương. Hai mươi năm liền, ông hầu như chỉ ở tỉnh Bắc, đảm nhiệu các
chức quan từ đầu huyện lên đến đầu tỉnh.
Năm 1858, khi thăng Tri phủ Lạng Giang (vẫn kiêm Tri huyện Quế
Dương), ông được cử về chấm thi trường Nam Định, nơi thầy học là ông
Hoàng giáp Phạm Văn Nghị đang giữ chức Đốc học. Khi đó, ông được thầy
dâng biểu tiến cử lên triều đình, Tự Đức sai ghi lại để đợi dùng.
Chấm thi xong, Phạm Thận Duật trở về Bắc Ninh, giữ chức vụ cũ và
phải đương đầu với nạn phỉ ở địa phương, một tình thế chung cực kỳ rối ren ở
các tỉnh thượng du và trung du ngày ấy.
15
Năm 1863 về Kinh làm Viên ngoại lang Bộ Lễ, nhưng ngay sau đó
không lâu lại được cử về Bắc Ninh làm Bang biện tỉnh vụ, kiêm Đồn điền sứ
khai khẩn đất hoang (năm 1866).

Năm 1868 làm Án sát Nghệ An, nhưng ngay sau đó vào năm 1870 lại
được gọi về thăng chức Bố chính. Cùng với Tiễu phủ Ông Ích Khiêm đương
đầu và dẹp tan quân phỉ do Ngô Côn (trùm Thanh phỉ) cầm đầu. Rồi lần lượt
giữ các chức Tuần phủ Bắc Ninh, Hộ lý Tổng đốc Ninh – Thái. Cuối năm
1876, ông được điều về Kinh làm Tham tri Bộ Lại, kiêm Phó Đô ngự sử Viện
Đô sát.
Sau 25 năm làm quan ngoài, vừa nhận lấy cương vị thứ hai trong Bộ
Lại và Viện Đô Sát chưa được hai tháng, Phạm Thận Duật lại trở ra Bắc với
chức vụ Khâm sai kinh lý hà đê sứ, chỉ huy việc trị thủy vùng tả ngạn sông
Hồng. Thật khó mà đánh giá được kết quả cụ thể công việc trị thủy ở 6 tỉnh tả
ngạn sông Hồng do ông chỉ huy trong thời gian này. Vì những năm ông được
giao trách nhiệm lại đúng là những năm có nước lũ cực kỳ lớn, hoành hành
gây tác hại quá nghiêm trọng.
Điều đáng ghi nhận là toàn bộ các quan điểm và biện pháp trị thủy của
ông trong hoàn cảnh cụ thể ấy, có thể nói là rất thực tiễn và hợp lý so với
quan điểm khác đương thời. Các tờ tâu của ông trong dịp trị thủy này, nhất là
các kiến nghị miễn thuế, cứu trợ dân lụt càng biểu hiện một tấm lòng cảm
thông cùng sự quan tâm của ông đối với dân chúng đang bị chìm đắm trong
cảnh mênh mông lũ lụt và đói rét.
Khoảng cuối thu 1878, Phạm Thận Duật trở về Kinh, ông được thăng
Thượng thư Bộ Hình sung Phó Tổng tài Quốc sử quán, kiêm quản Quốc tử
giám và được giao việc khảo duyệt bộ Việt sử thông giám cương mục. Năm
1879 ông được cử làm đại thần Viện Cơ mật. Năm 1882 ông được Tự Đức
giao trách nhiệm là Sư bảo Dục Đức đường và Chánh Mông đường, tức thầy
16
dạy trực tiếp cho hai ông hoàng Ưng Châu và Ưng Đường – sau này là vua
Dục Đức và Đồng Khách.
Ngày 6 – 2 – 1883, Phạm Thận Duật được cử làm Khâm sai Chánh sứ
sang Thiên Tân cùng với Phó sứ Nguyễn Thuật và đoàn tùy tùng gần hai chục
người . Ngày 26 – 1 – 1884, ông mới về đến Huế.

Thời gian này, ông được chuyển sang làm Thượng thư Bộ Hộ. Giữ
chức Thượng thư Bộ Hộ trong tình hình nền kinh tế - tài chính đang vô cùng
kiệt quệ. Hàng năm, triều Nguyễn phải nộp các khoản đền bù chiến phí cho
thực dân Pháp. Các nguồn thuế thương chính đã bị Pháp chiếm thu hầu hết.
Chiến tranh tàn phá, mùa màng thất bát, vật giá tăng cao, tiền tệ hỗn loạn vì
nạn tiền giả, nạn quan lại tham nhũng càng hoành hành.
Do đó, dưới quyền điều hành của Phạm Thận Duật, Bộ Hộ đã xử trí
nghiêm khắc đối với những vụ án kinh tế để làm răn. Hàng chục kẻ giữ sổ
sách, kho tàng bị chém. Nhiều quan đầu tỉnh bị kỷ luật giáng phạt và chia
nhau bồi hoàn.
Về chính sách tiền tệ, ông cũng thi hành biện pháp cứng rắn đối với
bọn đầu cơ, lưu hành “tiền đồng kiểu khác” (tiền không phải do nhà nước
đúc), nhất là ở các tỉnh Trung Kỳ. Một loạt khách buôn bị phát giác, lúc đầu
bị kết án phạt trượng, nhưng Bộ Hộ cương quyết xin xử án chém và thông báo
cho các nơi cùng xử với mức nặng nhất như vậy, kể cả những kẻ buôn tiền
đồng thật của ta bán ra nước ngoài.
Dù tài chính có thiếu thốn, song ta vẫn thấy rõ phần nào chính sách
khoan dân trong thời gian này thông qua công việc của Bộ Hộ. Một số tỉnh
đồng bằng Bắc Kỳ vừa trải qua binh lửa, những địa phương bị thiệt hại dân
đều được miễn hoặc giảm thuế.
17
Ngoài chức trách là Thượng thư Bộ Hộ, Phạm Thận Duật còn có tư
cách là một giáo quan cao cấp, nên mùa xuân năm 1884, ông được chỉ định
lần thứ hai làm Sư bảo Kiên Giang Quận công (tức Ưng Đường, vua Đồng
Khánh sau này). Lần này nhiệm vụ của ông không phải chỉ là giảng dạy ông
Hoàng mà còn là răn bảo, kiềm chế những thái độ ngông ngạo, buông tuồng
của ông ta như phi ngựa bạt mạng ngoài phố hoặc bỏ đi chơi hàng dăm bảy
ngày. Đến nỗi Tôn nhân phủ (cơ quan quản lý hoàng tộc) phải xin vua ủy cho
ông làm việc ấy. Mà cũng có thể đó chính là biện pháp giám sát, phòng xa
những âm mưu tranh chấp nguy hiểm trong nội tộc nhà Nguyễn.

Tháng 6 năm 1884, ông được cử làm Toàn quyền đại thần cùng Quyền
Thượng thư Bộ Công Tôn Thất Phan là phó dẫn đầu phái đoàn thay mặt triều
đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Patơnốt. Nội dung bao trùm bản hiệp ước là:
Việt Nam phải chấp nhận nhận sự bảo trợ của Pháp trên phần đất Trung Kỳ
và Bắc Kỳ (Nam Kỳ lúc này đã là thuộc địa của Pháp), và để cho Pháp nắm
toàn quyền đối ngoại của Nam triều và chỉ đạo các hoạt động của các viên
Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ; Pháp nắm độc quyền thương chính ở Việt Nam và
được tự do lựa chọn địa điểm đóng quân trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm Ất Dậu (1885), ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi
xuất bôn, kháng Pháp. Bị giặc bắt, ông bất khuất, chúng đưa ông xuống tàu đi
đày sang châu Phi, giữa đường ông mất, xác bị ném xuống biển, trong năm
1886 (khoảng ngày 6 tháng 9). Ông là tác giả của những cuốn sách:
- Hưng Hóa ký lược
- Vãng sứ Thiên Tân nhật ký
- Hà đê bộ văn tập
- Hà đê tấu tư tập
- Như Thanh nhật trình
- Quan Thành văn tập
18
1. 2. Tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Như trên, chúng ta đã biết “Hưng Hóa ký lược” là một tác phẩm dư địa
chí do Phạm Thận Duật biên soạn vào những năm ông giữ chức Tri châu
Tuần Giáo. Tuy nhiên sự ra đời của công trình “khoa học” này cụ thể như thế
nào, chúng tôi xin trình bày như sau:
1. 2.1. Thời gian, hoàn cảnh ra đời tác phẩm
Căn cứ vào quãng đời làm quan của Phạm Thận Duật, chúng ta đưa ra
phỏng đoán tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” có thể được biên soạn vào khoảng
thời gian tác giả làm Tri châu Tuần Giáo. Tuy nhiên, phỏng đoán này cũng
không mấy thuyết phục, vì có thể trong thời gian giữ chức tại Tuần Giáo,
Phạm Thận Duật đã tìm tòi, thu thập thông tin về xứ đó, tập hợp thành tài liệu

để đó rồi sau này mới viết thành tác phẩm. Khả năng này có thể xảy ra, song
chúng ta căn cứ vào nội dung lời Tựa tác phẩm để đưa ra năm biên soạn chính
thức. Lời tựa bản A.91 như sau:
Phiên âm: Hưng Hóa ký lược tựa.
Tiên nho vân: khẩu sở dục ngôn, kí ngôn cổ nhân khẩu; thủ sở dục thư,
kí thư cổ nhân thủ. Cái cổ nhân tác trứ cực bị, hậu khả dĩ vô phục chuế hĩ!
Duật khứ niên thừa phiếm phạp Hưng Hóa chi Tuần giáo, phỏng tri Lê tiền
Hoàng đốc đồng, ngã triều Trần hiệp trấn Ngụy phủ viện, giai hữu Hưng Hóa
lục, lụy cấu chi, phất hoạch. Hạnh thuật đắc Tự Đức tứ niên tỉnh tư Hàn lâm
viện sách nhất tập, kim hựu kế đắc Trần hiệp trấn “Hưng Hóa lục” nhất tập,
nãi trân chi dĩ tịch độc. Thời xuất tư chi, vưu hữu kính ngộ phất đề như túy tư
tỉnh, như mộng tư giác hĩ! Sở vị cổ nhân chi khẩu, cổ nhân chi thủ, kì bất tại tư
hồ? Đệ dĩ Trần hầu nhất lục, duy tường ư đinh điền ngạch tịch, dư giai lược
lược thuyết qua. Tỉnh tư Viện sách, hựu giai nhất bản Trần hầu cựu lục,
thượng thượng hạ hạ liễu vô dị đồng. Hựu huống biên viễn chi địa, Hán thổ
19
thố tạp, sơn xuyên trở thâm, túc đa bất năng chí, tắc kì sở khả nghi xứ, khởi
thiểu thiểu tai!
Duật bất tự chúy lậu, bản dĩ nhị tập nhi tham chi sử sách cập chư gia
Nho ký, thôn lý thường đàm, phân vi mục thập hữu nhị, nhan viết: “Hưng Hóa
ký lược”. Gian thiết dĩ kỉ ý thoán nhập nhất nhị phỉ cảm tự chất liêu thuật sở
nghi, dĩ thị giáo ư quân tử nhĩ. Thị vi tự.
Mục lục:
- Diên cách,
- Cương vực,
- Đinh điền thuế lệ
- Sơn xuyên
- Từ tự
- Thành trì
- Cổ tích

- Khí hậu
- Thổ sản
- Tập thượng
- Thổ tự
- Thổ ngữ
- Nam âm
Hoàng triều Tự Đức chi vạn vạn niên, thu nguyệt, cát nhật.
Tuần giáo Chuyết doãn Phạm Quan Thành Thận Duyệt soạn.
Dịch nghĩa: Bài tựa của “Hưng Hóa ký lược”
Có bậc tiên nho nói rằng, lời mà miệng muốn nói thì miệng người xưa
đã nói rồi, sách mà tay định viết thì tay người xưa đã viết rồi. Tức là, người
xưa đã làm đầy đủ, người sau làm lại chỉ thêm thừa.
20
Duật này năm ngoái gặp may được lên Tuần Giáo của Hưng Hóa, có
đến thăm nơi làm việc của quan Đốc đồng họ Hoàng thời Lê và của quan
Hiệp trấn họ Trần triều ta. Những nơi này đều có chép trong sách “Hưng Hóa
lục”. Tôi nhiều lần đi tìm mua sách nhưng không mua được. May có được
một tập sách tư liệu ở Viện Hàn lâm thuật lại, nay lại thêm một tập sách “Hư-
ng Hóa lục” của quan Hiệp trấn họ Trần, tôi bèn nâng niu cất trong hòm cẩn
thận, thỉnh thoảng lấy ra xem rồi ngẫm nghĩ, tỉnh ngộ ra nhiều điều, chẳng
khác gì đã say nay tỉnh, đang nằm mơ bỗng thức giấc. Miệng của người xưa
nói, tay của người xưa viết lại không phải ở đây sao? Nhưng sách “Hưng Hóa
lục” của Trần hầu chỉ chép kỹ về sổ sách ngạch đinh ngạch điền, ngoài ra đều
nói qua một cách sơ lược. Một bản sách tư liệu ở Viện Hàn lâm với sách của
Trần hầu trên trên dưới dưới không khác gì nhau. Chép ở trong những sách
này, những vùng biên giới xa xôi, đất người Hán xen kẽ, núi sông hiểm sâu, ít
ai đặt chân đến, những chỗ khả nghi đâu phải ít.
Duật tôi tự không ngại kiến thức hẹp hòi, lấy hai sách đối chiếu với
nhau, với lại sử sách và truyện ký các gia đình dòng họ, truyện thường kể ở
các làng quê đem ra chia thành 12 mục, đặt nhan đề là Hưng Hóa ký lược,

mục lục gồm các phần: Diên cách, cương vực, đinh điền thuế lệ, sơn xuyên,
từ tự, thành trì, cổ tích, khí hậu, thổ sản, tập thượng, thổ tự, thổ ngữ, nam âm.
Xin chờ sự chỉ giáo nơi các bậc quân tử. Nay đề tựa.
Ngày lành tháng thu năm Tự Đức (1848 - 1883).
Chuyết doãn Tuần Giáo Quan Thành Phạm Thận Duật soạn.
Căn cứ vào dòng ghi ở cuối bài tựa: “Ngày lành tháng thu năm Tự Đức
(1848 - 1883)” chúng ta có thể khẳng định “Hưng Hóa ký lược” được viết vào
thời vua Tự Đức, triều Nguyễn. Tuy nhiên, viết chính xác vào năm nào thì
không thấy ghi rõ. Song trong đoạn thứ hai của phần này, tác giả có ghi: “…
Duật này năm ngoái gặp may được lên Tuần Giáo của Hưng Hóa”. Theo
“Phạm Thận Duật, cuộc đời và sự nghiệp”, ông bắt đầu nhận chức Tri châu
21
Tuần Giáo vào năm 1855, vậy năm sau tức là năm 1856 chính là lúc tác giả
bắt tay vào biên soạn tác phẩm nói trên.
Để khẳng định một lần nữa về năm biên soạn tác phẩm, chúng tôi xin
dựa vào lời Tựa của văn bản có ký hiệu A.1429. Cuối phần lời Tựa có ghi:
“Hoàng triều Tự Đức Bính Thìn vạn vạn niên chi cửu phúc nguyệt cốc nhật
Tuần Giáo Chuyết doãn Phạm Quan Thành Thận Duật đề - Năm Bính Thìn,
niên hiệu Tự Đức năm thứ 9 (1856), tháng 11, ngày tốt, Chuyết doãn Tuần
Giáo Phạm Quan Thành Thận Duật viết lời tựa

”. Ngoài ra, bản ký hiệu Hv.
205 tại thư viện Viện nghiên cứu sử học, theo mô tả của Trần Văn Giáp, cuối
phần Tựa cũng ghi: “Hoàng triều Tự Đức Bính Thìn vạn vạn niên chi cửu phục
nguyệt cốc nhật, Tuần Giáo chuyết doãn Phạm Quan Thành Thận Duật đề”
Vậy “Hưng Hóa ký lược” là tác phẩm của Tri châu Tuần Giáo Phạm
Thận Duật, được biên soạn vào năm thứ hai sau khi ông nhận chức nói trên tại
Tuần Giáo (tức là năm 1856).
Như chúng ta đã biết, Phạm Thận Duật là một người ham học hỏi, khi
nhận làm Tri châu của một vùng đất mới, vùng đất mà thời ấy được mọi

người coi là chốn “rừng thiêng nước độc”, hẳn ông phải tò mò mà muốn biết
về các khía cạnh của mảnh đất này. Mục đích vừa để thỏa mãn lòng hiếu kỳ
của bản thân vừa để thông qua quá trình tìm hiều các mặt địa lý, lịch sử, dân
số, phong tục tập quán…, dựa vào đó để đưa ra những phương thức đúng đắn
trong cách xử lý công việc của mình.
Trong bài tựa có câu: “Nhưng sách…của Trần hầu chỉ chép kỹ về sổ
sách ngạch đinh ngạch điền, ngoài ra đều nói qua một cách sơ lược. Một bản
sách tư liệu ở Viện Hàn lâm với sách của Trần hầu trên trên dưới dưới không
khác gì nhau. Chép ở trong những sách này, những vùng biên giới xa xôi, đất
người Hán xen kẽ, núi sông hiểm sâu, ít ai đặt chân đến, những chỗ khả nghi
đâu phải ít.
22
Duật tôi tự không ngại kiến thức hẹp hòi, lấy hai sách đối chiếu với
nhau, với lại sử sách và truyện ký các gia đình dòng họ, chuyện thường kể ở
các làng quê đem ra chia thành 12 mục, đặt nhan đề là “Hưng Hóa ký lược”.
Điều này chứng minh rằng, “Hưng Hóa ký lược” được biên soạn trên cơ sở kế
thừa hai cuốn sách “Hưng Hóa lục” của Hiệp trấn Trần hầu và cuốn có trong
Hàn lâm viện. Ngoài ra, người biên soạn còn tham khảo thêm các loại sách
sử, các truyện ký dòng họ, truyện thường kể ở các làng quê…
1. 2.2. Những nội dung chính của tác phẩm
Cũng căn cứ theo bài Tựa, nội dung của tác phẩm được tác giả chia rất
chi tiết, rạch ròi theo từng mục. Cụ thể gồm các mục sau: Diên cách, Cương
vực, Đinh điền thuế lệ, Sơn xuyên, Từ tự, Thành trì, Cổ tích, Khí hậu, Thổ
sản, Tập thượng, Thổ tự, Thổ ngữ.
Tiểu kết chương 1
Qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Thận Duật, chúng ta
có thể khẳng định rằng: ông là một vị quan thanh liêm, một nhà chính trị vì
nước, vì dân, một nghĩa sĩ Cần vương chống Pháp, một nhà thơ, nhà văn, một
nhà văn hoá đa diện. Ông đã hai lần làm sơ khảo và phúc khảo trường thi
Hương, ba lần làm quan Độc quyển chấm thi Hội, thi Đình để xét duyệt và

xếp hạng các bậc Tiến sĩ và phó bảng. Khi làm Thượng thư kiêm quản Quốc
Tử giám, ông được sung làm Kinh diên giảng quan và Sư bảo dạy các ông
hoàng triều Nguyễn. Với cương vị Phó Tổng tài Quốc sử quán, Phạm Thận
Duật là người kiểm duyệt lần cuối bộ quốc sử Khâm định Việt sử thông giám
cương mục. Cuốn sách “Hưng hoá ký lược” do ông viết là một công trình địa
phương chí rất tiêu biểu và có nhiều giá trị. Ngoài ra, ông còn là một nhà thuỷ
lợi tài năng, đã đề xuất và bảo vệ những quan điểm đúng đắn, những giải
pháp hợp lý và khoa học về công tác trị thủy.
23
Trên ba mươi năm làm quan đạt đến nhất phẩm triều đình, tuy ở xa
quê hương, nhưng ông luôn luôn để tâm sức chăm lo nền văn hiến quê nhà.
Phạm Thận Duật đã tổ chức đắp đê vệ nông trong vùng, xây dựng lại Văn từ
thờ các bậc Tiên nho, dựng bia các nhà khoa bảng trong làng, xây dựng đền
miếu thờ thành hoàng, lập hương ước và giao hảo giữa các làng trong vùng.
Những trước tác ông để lại cho đời sau như : “Hưng hoá kí lược, Vãng
xứ Thiên Tân nhật ký, Quan Thành tấu tập, Quan Thành văn tập” và một số
tác phẩm được chép trong “Hà đê tấu tập” biểu lộ một lòng yêu nước thương
dân, một tâm hồn phong phú nồng hậu, một nhân cách cao đẹp, một tri thức
uyên bác.
24
CHƯƠNG 2: KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU
VĂN BẢN “HƯNG HÓA KÝ LƯỢC”
2.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.1.1. Thuật ngữ “Văn bản”
Trong ngôn ngữ phương Tây có gốc tiếng Latinh là Textus, với nghĩa:
sản phẩm đan dệt. Với từ nguyên này, văn bản mang hàm nghĩa: “nơi liên kết
ngôn từ theo những quy tắc, thể thức nhất định để tạo ra một thế ổn định của
hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ”.
Trên thực tế, văn bản là nơi lưu giữ ngôn ngữ viết, nó gắn bó khăng
khít với sự ra đời và hoạt động của văn tự. Chính vì vậy, ngay từ khi loài

người sáng tạo ra chữ viết, văn bản đã gắn bó chặt chẽ với những thành quả
sáng tạo của loài người trên mọi mặt đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị,
luật pháp, tôn giáo, văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa giáo dục… Đ.X.
Likhatriop, nhà văn bản học người Nga đã nhận xét: Văn bản là sự biểu đạt
bằng ngôn ngữ (viết) ý đồ của người sáng tạo ra nó. Người sáng tạo trong văn
học hiện đại thường chỉ là tác giả, nhưng trong văn học cổ đại và trung cổ thì
vai trò của người sáng tạo ra văn bản thường được mở rộng sang cả người sao
chép, hiệu đính. Người sao chép đã kết hợp sự sáng tạo của mình về văn bản
với sự sáng tạo của tác giả. Hiện tượng trên là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc “tam sao thất bản”.
Với kho tàng di sản văn hóa Hán Nôm của dân tộc ta cũng không thoát
khỏi quy luật chung đó. Việt Nam là đất nước có nền văn hóa phong phú, đa
dạng giàu bản sắc. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến của dân tộc đã được ông
cha ta chứng minh bằng những cứ liệu lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán,
văn hóa khoa học… Trải qua chục thế kỉ sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong
các hoạt động sáng tạo văn hóa tinh thần, cha ông ta đã tạo dựng được kho
tàng di sản văn hóa thành văn đồ sộ. Để hình dung thành tựu rực rỡ này, nhà
25

×