Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận án nghiên cứu chế tạo kit chẩn đoán nhanh streptococcus suis type 2 ở lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 113 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Một trong những căn bệnh lây nhiễm từ thịt lợn có thể gây nguy hiểm cho
con người là bệnh liên cầu khuẩn lợn. Đây là một bệnh truyền nhiễm do loại liên
cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis) gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở hầu hết các
loài động vật máu nóng, trong đó lợn và người là chủ yếu.
Dựa vào đặc điểm của các polysaccharid ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, xác định
vi khuẩn liên cầu lợn có 35 type huyết thanh. Trong đó, S. suis type 2 thường gây
bệnh ở người và động vật (Smith et al., 1999).
Vi khuẩn liên cầu lợn có khắp nơi trong tự nhiên, ổ chứa là lợn nhà. Cả
lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim cũng có thể mang vi khuẩn liên cầu lợn.
Những lồi động vật này mang mầm bệnh nhưng chúng khơng gây bệnh hoặc chỉ
gây bệnh nhẹ, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1987; Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).
Bệnh ở lợn biểu hiện bằng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm
phổi, viêm nội tâm mạc và viêm khớp. Thông thường người bị nhiễm vi khuẩn
do tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, lợn chết hoặc ăn tiết canh lợn, thịt lợn bệnh,
lợn chết chưa được nấu chín kỹ (Lê Văn Tạo, 2005).
Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da,
đường hô hấp, tiếp xúc với máu, các dịch tiết ở lợn bệnh hoặc qua đường ăn
uống. Ruồi, gián, chuột là những động vật trung gia làm phát tán mầm bệnh
(Vecht et al., 1992).
Vi khuẩn liên cầu lợn gây ra hai bệnh cảnh chính là viêm màng não và
nhiễm khuẩn huyết, nặng có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, viêm nội
tâm mạc... Nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, người bệnh
có thể tử vong. Cho dù bệnh nhân hồi phục, bệnh vẫn có thể để lại những di
chứng nặng nề như bị ù tai, giảm thính lực, điếc hồn tồn… (Vecht et al., 1992).
Thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày. Khi khởi phát, người bệnh
có các triệu chứng như sốt cao có thể kèm theo rét run; mệt, đau mỏi người; đau
đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể mê sảng, ngủ gà, hơn mê.
Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết có thể xuất huyết dưới da, ban xuất huyết



1


hoại tử lan rộng ở mặt, ngực, chân, tay và đầu các chi (Arends and Zanen, 1988;
Tan et al., 2008b).
Các phương pháp chẩn đoán bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra thường
dùng là phương pháp nhuộm gram, phương pháp phân lập vi khuẩn trên các môi
trường chuyên dụng, phương pháp PCR. Khơng dừng lại ở đó, việc ứng dụng và
phát triển công nghệ ADN tái tổ hợp đã mở ra cho các nhà khoa học rất nhiều
hướng đi trong việc tìm phương pháp chẩn đốn cũng như xây dựng các hệ thống
phòng bệnh một cách hiệu quả hơn. Các vùng gene chỉ thị của S. suis type 2 được
biểu hiện thành các protein tái tổ hợp. Tiếp theo đó, dựa trên cơ sở tính ưu việt
của phản ứng miễn dịch là sự liên kết đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể để
phát triển các phương pháp chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Các
phương pháp ELISA, phương pháp dot blot đã được ứng dụng rộng rãi trong việc
chẩn đoán căn bệnh này ở các nước trên thế giới (Torremorell et al., 1997;
Okwumabua and Chinnapapakkagari, 2005; Mandanici et al., 2010). Trong
những năm gần đây, trên thế giới đã phát triển loại KIT chẩn đoán nhanh dựa
trên phương pháp sắc kí miễn dịch (ICT). KIT có độ đặc hiệu, độ chính xác cao,
khơng cần phịng thí nghiệm, khơng cần thiết bị và kỹ thuật viên có trình độ cao,
giúp phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu được thiệt hại cho người,
động vật bị bệnh. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển KIT chẩn đó
nhanh như Sheng et al. (2012) đã nghiên cứu chế tạo KIT phát hiện khối u ở cá,
Wang et al. (2014) với nghiên cứu chế tạo KIT phát hiện kháng thể kháng giun
tròn Paragonimiasis skrjabini. Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã ứng
dụng kĩ thuật ICT để chế tạo KIT phát hiện nhanh kháng nguyên và kháng thể
như Đinh Thị Bích Lân và cs. (2009) với cơng trình nghiên cứu KIT chẩn đốn
nhanh phát hiện kháng thể kháng kí sính trùng Toxoplasma gondii. Nguyễn
Hồng Lộc và cs. (2015) với cơng trình nghiên cứu KIT phát hiện kháng ngun

bám dính F4. Thế nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu chế tạo KIT chẩn đoán
nhanh bệnh do liên cầu khuẩn type 2 ở người và động vật. Vì vậy, chế tạo KIT
chẩn đoán nhanh bệnh do liên cầu khuẩn type 2 mang tính cấp thiết và có ý nghĩa
khoa học, ý nghĩa thực tiễn. KIT chẩn đoán nhanh sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát
hiện bệnh sớm cũng như kiểm sốt tình trạng mang mầm bệnh ở gia súc, kịp thời
có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chế tạo được KIT phục vụ cơng tác chẩn đốn nhanh vi khuẩn
Streptococcus suis type 2 ở lợn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: lợn tại các lò giết mổ; vi khuẩn Streptococcus suis
type 2 phân lập được từ mẫu dịch mũi lợn.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2017.
Địa điểm nghiên cứu:
+ Các lò giết mổ lợn trên địa bàn Thừa Thiên Huế;
+ Bộ môn Bệnh lý thú y, Khoa thú y, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam;
+ Phịng thí nghiệm thuộc Bộ mơn Miễn dịch học và Vắc xin, Viện Cơng
nghệ Sinh học, Đại học Huế.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu tình hình nhiễm vi khuẩn S. suis type
2 trên lợn giết mổ tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Mẫu vi khuẩn S. suis type 2 phân
lập được phân tích đặc tính sinh học và sinh học phân tử. KIT chẩn đoán S. suis
type 2 do đề tài nghiên cứu có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả tương tự
với KIT chẩn đoán S. suis type 2 do Ju et al. (2010) đã công bố.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên cứu
về bệnh do vi khuẩn S. suis type 2 gây ra ở lợn trong các Trường, Viện nghiên cứu
chuyên ngành thú y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã thu thập mẫu phân tích tình hình nhiễm S. suis type 2 trên lợn
khỏe tại các lò giết mổ lợn trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đây là cơ sở để đánh giá
mức độ nguy hiểm và nguy cơ lây nhiễm bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn type 2
gây ra ở người và động vật. Sản phẩm KIT chẩn đoán vi khuẩn S. suis type 2 có
độ nhạy và độ đặc hiệu cao thích hợp cho cơng tác chẩn đốn lâm sàng trên thực
địa, từ đó cán bộ thú y và người làm cơng tác dịch tễ có thể đưa ra chương trình
phù hợp cho việc phòng tránh lây nhiễm bệnh do liên cầu lợn type 2 từ lợn và các
sản phẩm của lợn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Streptococcus suis trong nước và trên
thế giới
2.1.1.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Streptococcus suis trên thế giới
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S. suis) gây nên, bệnh xảy
ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng
có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của
người và động vật.
Windsor and Elliott (1975) đã phân lập được chủng Streptococcus tương
ứng với nhóm R do Moor phân lập và đề nghị gọi là Streptococcus suis type 2.
Những chủng có phản ứng với huyết thanh của cả type 1 và 2 được gọi là type ½.
S. suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới tại những nơi chăn nuôi lợn
như: Hồng Công, Hà Lan, Anh, Thái Lan và Trung Quốc… (Vecht et al., 1985;

Touil et al., 1988; Yu et al., 2006).
Từ năm 1983 đến năm 1995 đã có 32 trong số 35 type Streptococcus được
phân lập. Hầu hết các chủng phân lập được từ lợn bệnh chỉ thuộc một số type
nhất định, từ 1 – 8. Mặc dù type 2 phân lập được ở hầu hết các nước nhưng tỷ lệ
có sự sai khác giữa các vùng địa lý. Chẳng hạn, ở Canada tỷ lệ phân lập được S.
suis type 2 tương đối thấp (dưới 25%) (Higgins and Gottschalk, 2001). Ở Nhật,
tỷ lệ phân lập S. suis type 2 cao nhất (28%) (Kataoka et al., 1993); ở Châu Âu thì
tỷ lệ này thấp nhất tại các nước Pháp, Ý và Tây Ban Nha (Smith et al., 1999;
Gottschalk et al., 2007).
Bệnh do vi khuẩn liên cầu lợn gây ra ở người với 2 trường hợp viêm màng
não và 1 trường hợp nhiễm trùng nặng đến mức tử vong đã được mô tả lần đầu
tiên tại Đan Mạch (Perch et al., 1968). Sau đó, bệnh do vi khuẩn này dần được
báo cáo tại Hà Lan, Anh và nhiều nước khác. Từ đó đến nay, vi khuẩn này đã thu
hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới.
Các trường hợp người mắc bệnh đã được thông báo ở các nước trên thế
giới: Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Bỉ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc,
Hungari, Hồng Kông, Croatia, Nhật, Singapore, Đài Loan, New Zealand,

4


Argenetina, Trung Quốc… Trên thế giới đã phát hiện khoảng 490 ca bệnh liên
cầu lợn ở người, trong đó tỷ lệ tử vong là 17,5% (Sihvonen et al., 1988; Touil et
al., 1988).
S. suis là vi sinh vật thường xuyên cư trú ở niêm mạc và các hốc tự nhiên
của cơ thể lợn, đồng thời nó cũng được phân bố rất rộng rãi trong môi trường
thiên nhiên, giữa vi khuẩn và động vật có trạng thái cân bằng (Wei et al., 2009).
Theo Perch et al. (1983), vi khuẩn Streptococcus suis xâm nhập vào các đàn mới
bởi các lợn khỏe mang mầm bệnh trong amidan hay trong đường mũi. Lợn khỏe
có thể bị bệnh viêm màng não sau vài tháng đã mang mầm bệnh trong amidan.

Việc nhập các lợn khỏe mang mầm bệnh (lợn cái giống, lợn đực giống và lợn cai
sữa) hoặc lợn sinh ra ở những đàn mang bệnh lan truyền vi khuẩn S. suis cho lợn
con. Lợn con mang mầm bệnh này khi phân vào chuồng nuôi sẽ gây nhiễm cho
những lợn khác. S. suis ảnh hưởng tới lợn mọi lứa tuổi. Nhưng hầu hết các
trường hợp xảy ra ở lợn đều nằm giữa 3-12 tuần tuổi và đặc biệt là sau khi lợn cai
sữa được nhốt chung với nhau. Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện thấy đàn lợn
giống có thể mang S. suis trong amidan ít nhất 5-12 ngày.
Vecht et al. (1985) đã nghiên cứu các phương thức thông thường làm lan
truyền vi khuẩn S. suis giữa các đàn lợn là thông qua nhập lợn mang bệnh, vật
môi giới và các xác chết mang vi khuẩn. S. suis sống trong ruồi ít nhất 5 ngày.
Khi ruồi tiếp xúc với thức ăn, nước uống của lợn hay giữa các đàn lợn với nhau.
Ruồi là môi giới truyền bệnh rất nguy hiểm. Theo Windsor (1977), ruồi tự bay xa
và có thể bám trên các phương tiện “xe cộ” để đi xa nhiều hơn nữa, đó chính là
điều kiện thuận lợi cho bệnh dịch lây lan.
Trước những yếu tố gây lây lan mầm bệnh, biện pháp phòng bệnh bằng
khâu vệ sinh chuồng trại chăn ni, chăm sóc ni dưỡng và quản lý đàn là yếu
tố vô cùng quan trọng đối với công việc chăn nuôi lợn (Vasconcelos et al., 1994).
Do tính chất nghiêm trọng của bệnh, trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu về bệnh do liên cầu lợn gây ra. Với cơng trình nghiên cứu tạo dòng
và biểu hiện kháng nguyên bề mặt của liên cầu lợn type 2 vào năm 2008. Tan et
al. (2009) đã nghiên cứu thành cơng vắc xin phịng chống liên cầu lợn type 2 gây
bệnh ở lợn.
Với mục đích phịng chống bệnh do liên cầu lợn gây ra, nhiều cơng trình
nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu phương pháp xâm nhập của vi

5


khuẩn S. suis vào tế bào não lợn (Vanier et al., 2004).
Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu phát hiện nhanh kháng thể kháng kháng S.

suis type 2, Yang et al. (2007), đã phát triển kỹ thuật sắc ký miễn dịch (ICT) với
nguồn nguyên liệu điều chế kháng thể kháng S. suis type 2 là lớp vỏ
polysaccharide của vi khuẩn. KIT phát hiện nhanh kháng thể kháng S. suis type 2
có độ nhạy và độ đặc hiệu là 97,1% và 86,3% khi so với phương pháp ELISA.
Cũng với mục đích phát hiện vi khuẩn S. suis type 2 gây bệnh ở lợn, Ju et
al. (2010) đã thành công trong việc chế tạo KIT chẩn đoán nhanh dựa trên kỹ
thuật sắc ký miễn dịch.
Hiện nay, đã có một số tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu vắc xin
tái tổ hợp, vắc xin thơ để phịng bệnh liên cầu khuẩn như: Li et al. (2006); Tan et
al. (2009)... Tuy nhiên hiệu quả chưa được đánh giá đầy đủ.
2.1.1.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Streptococcus suis trong nước
Trước khả năng gây bệnh nguy hiểm của vi khuẩn liên cầu lợn, nhiều nhà
nghiên cứu Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu nơi cư trú của vi khuẩn, sự lưu
hành hay khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Nguyễn Như Thanh và cs. (2001) đã xác định nơi cư trú của liên cầu lợn ở
lợn là đường tiêu hoá và sinh dục. Vi khuẩn S. suis cũng thường xuyên phân lập
được ở vịm họng và đường hơ hấp trên của lợn khỏe, có thể tồn tại ở họng,
xoang mũi. Những lợn khỏe mạnh mang trùng này khi nhốt chung với một đàn
lợn mới chưa bị bệnh, có thể bệnh phát ra, lợn mẹ truyền cho lợn con qua đường
hơ hấp, từ đó truyền cho những con khác lúc nhập đàn hay cai sữa.
Trong nghiên cứu biện pháp phòng bệnh do S. suis Phạm Sĩ Lăng và cs.
(2002) đã chỉ ra rằng, để phòng bệnh, việc xác định và loại thải những lợn nái
mang bệnh hoặc chia đàn, phân ô chuồng của một trang trại là rất cần thiết. Cần
chia lợn cai sữa thành các ô chuồng nhỏ để đạt được độ tăng trưởng tối đa của
chúng. Việc diệt trừ tận gốc mầm bệnh bằng cách giảm mật độ và nuôi trong các
ô chuồng sạch sẽ là điều kiện cần thiết và có hiệu quả. Nên định kỳ di chuyển lợn
ở các ô chuồng nuôi, kết hợp với tẩy uế chuồng trại là rất cần thiết và vô cùng
quan trọng trong công tác phòng chống bệnh. Trong biện pháp quản lý đàn phải
hạn chế tối đa các tác động do mật độ quá đơng và hệ thống thơng gió kém. Chỉ
số về sự thơng gió và sự lưu thơng khơng khí trong các ô chuồng phải thích hợp


6


với mật độ đàn nuôi trong chuồng. Nếu chỉ số thơng gió kém thì chỉ số mắc bệnh
sẽ cao.
Khi có dịch xảy ra phải cách ly và phân chia riêng biệt thành khu vực lợn
khỏe và lợn ốm để tránh lây lan. Trong quá trình cách ly theo dõi, những lợn già
yếu, ốm yếu khơng có hy vọng chữa khỏi thì phải loại sớm để tạo điều kiện thu
hẹp và thanh toán sớm được đàn lợn bị bệnh. Trong quá trình theo dõi, cách ly
tuyệt đối khơng được nhập lợn mới vào, phải thường xuyên tiêu độc, tẩy uế
chuồng trại bằng các loại sát trùng Crezil, dung dịch xút (Nguyen Thi Hoang Mai
et al., 2008; Tran Vu Thieu Nga et al., 2011).
Hiện có 2 type liên cầu lợn thường gây bệnh ở lợn, type 1 hay gây dịch
bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, type 2 gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác
nhau. Cả 2 type này đều cư trú ở amidal. Lợn trưởng thành có tỷ lệ mang vi
khuẩn cao nhất (Nguyễn Vĩnh Phước, 1987; Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).
Lê Văn Tạo (2005) đã công bố nghiên cứu về sự lan của vi khuẩn S. Suis
type 2 từ lợn bệnh sang người và cho rằng S. suis type 2 có thể tồn tại kéo dài
hơn 1 năm tại amiđan của lợn mang mầm bệnh kể cả khi được điều trị bằng
penicilline.
Vi khuẩn S. suis thường xuyên được phân lập trên lợn khỏe là một trong
những cảnh báo về khả năng lây nhiễm bệnh từ lợn cho người chăn nuôi, người
tham gia công tác giết mổ, cũng như người tiêu dùng.
Hiện nay, các nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có báo cáo về sự lưu
hành của vi khuẩn S. suis trên lợn khỏe. Theo Bùi Thị Hiền và cs. (2016), tỷ lệ
nhiễm S. suis trên lợn khỏe là 17,31%.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA LIÊN CẦU KHUẨN LỢN
Vào thập niên 1950, tại Anh và Hà Lan, các nhà nghiên cứu thuộc ngành
thú y phát hiện được một tác nhân thuộc nhóm vi khuẩn S. suis gây viêm màng

não và viêm khớp ở lợn (Vecht et al., 1985; Sihvonen et al., 1988). Đây là nhóm
liên cầu được xếp vào nhóm D theo phân loại của Lancefied và được đặt tên là
Streptococcus suis (Streptococcus nghĩa Latin là liên cầu khuẩn, suis nghĩa là
lợn). Ngày nay, nhiễm Streptococcus suis ở lợn được ghi nhận tại Mỹ, Canada,
các nước Tây Âu, Nhật, Trung Quốc, Hồng Công... Streptococcus suis gây bệnh
ở lợn bao gồm triệu chứng viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,

7


viêm nội tâm mạc và viêm khớp (Trịnh Quang Hiệp và cs., 2004). Năm 1968,
những trường hợp nhiễm S. suis ở người được mô tả lần đầu tại Đan Mạch. Sau
đó, bệnh được ghi nhận ở người như là một bệnh lây truyền từ động vật sang
người tại nhiều nơi trên thế giới. Tính đến năm 2007, trên tồn thế giới ghi nhận
được khoảng 400 trường hợp người nhiễm S. suis, hầu hết là ở châu Âu và Châu
Á (Yu et al., 2006).
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn S. suis có hình cầu, hình trứng, đường kính có khi đến 1 μm,
chúng được xếp thành chuỗi như chuỗi hạt, có độ dài ngắn khơng đều nhau.

Hình 2.1. Hình ảnh nhuộm gram vi khuẩn S. suis
Nguồn: Hughes et al. (2009)

Các vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu là dưới dạng hình cầu. Ở
mơi trường ni cấy có 5% huyết thanh hình thái chuỗi được nhìn thấy rõ nhất.
Vi khuẩn làm tiêu bản trực tiếp từ động vật có hình cầu. Nhưng ở mơi trường
phân lập ban đầu, có thể nhầm với trực khuẩn ngắn. Vi khuẩn bắt màu dễ dàng
với một số loại thuốc nhuộm thông thường, với thuốc nhuộm Gram, chúng bắt
màu Gram (+) (Mahon et al., 2000; Tan et al., 2008a).


8


2.2.2. Đặc tính ni cấy và sinh hóa
Vi khuẩn S. suis là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, liên cầu
khuẩn lợn mọc thành những khóm nhỏ với đường kính khoảng 0,5-1 mm, màu
xanh nhạt hay trong suốt và nhầy nhưng không mọc được trong dung dịch có
chứa 6,5% NaCl… (Đỗ Ngọc Thuý và cs., 2009).
Vi khuẩn S. suis gây bệnh thích hợp ở nhiệt độ 37ºC (có thể phát triển rộng
từ 10ºC - 45º C, pH thích hợp từ 7 – 7.2) và phát triển trên nhiều loại môi trường:
- Môi trường nước thịt: Vi khuẩn S. suis hình thành hạt hoặc những bơng,
rồi lắng xuống đáy ống. Sau 2 giờ nuôi cấy môi trường trong, đáy ống có cặn.
- Mơi trường thạch thường: Vi khuẩn S. suis hình thành khuẩn lạc dạng S,
khuẩn lạc nhỏ, trịn, lồi, bóng, màu hơi xám.
- Trên mơi trường đặc: Có thể quan sát thấy khuẩn lạc sau 24 giờ ni cấy
với kích thước khoảng 1 - 2 mm. Sau 72 giờ thì kích thước khuẩn lạc lớn nhất, có
thể đạt tới 3 - 4 mm. Nếu được nuôi trong điều kiện có 5 - 10% CO2 thì khuẩn lạc
sẽ phát triển nhanh hơn và rộng hơn. Khuẩn lạc thường tạo chất nhầy mạnh, độ
nhầy càng rõ và tăng nếu như vi khuẩn được nuôi cấy vài giờ vào môi trường 32
nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi trường đặc hoặc thạch
máu. Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch thường nhỏ và khô hơn trên mơi
trường có bổ sung dinh dưỡng (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001; Phạm Sỹ Lăng
và cs., 2005).
- Trên môi trường MacConkey: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24 giờ nuôi cấy, hình
thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim (Trịnh Phú Ngọc và cs., 1999;
Phạm Sỹ Lăng và cs., 2005).
- Trên mơi trường thạch máu: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, gọn, hơi
vồng, sáng trắng, mịn, dung huyết sau 24 giờ nuôi cấy. Đặc biệt, trên môi trường
này, dựa vào tính chất dung huyết, người ta thấy liên cầu có 3 type khuẩn lạc khi
quan sát ở độ phóng đại gấp 60 lần (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).

+ Type anpha (α): khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu cịn
ngun hình nhưng màu xanh, xa khuẩn lạc một chút có một vong trịn tan máu;
+ Type beta (β): bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hồn tồn trong
suốt có bờ rõ ràng;

9


+ Type gama (γ): xung quanh khuẩn lạc khơng có sự thay đổi nào, hồng cầu
trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.
Ở mơi trường đặc có thể nhìn thấy khuẩn lạc sau 24 giờ ni cấy, kích
thước từ 1 - 2 mm và khuẩn lạc lớn nhất sau 72 giờ, các khuẩn lạc này thường đạt
tới 3-4 mm. Nếu được ni cấy trong điều kiện có 10% CO2 thì khuẩn lạc sẽ phát
triển nhanh hơn và rộng hơn (Trịnh Phú Ngọc và cs., 1999).
Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch thường nhỏ và khơ hơn trên mơi
trường có bổ sung chất dinh dưỡng. Khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch máu
dạng nhỏ hơi vồng trắng trong, rìa gọn, màu vàng chanh hoặc vàng thẫm. Đa số
vi khuẩn gây bệnh cho lợn đều gây dung huyết khi nuôi cấy trên thạch máu cừu,
bò, dê, S. suistạo dung huyết dạng α và β (Biền Văn Minh, 2003).
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men các loại đường glucoza, lactoza,
saccaroza, trehaloza, maltoza, fructoza, không lên men các loại đường: sorbit,
dextroza, mannit, xyloza, glycerol, innulin. Tính chất khơng lên men đường
innulin là đặc tính để phân biệt tính chất độc của chủng gây bệnh (Smith et al.,
1999).
S. suis có thể tăng trưởng ở kỵ khí hoặc hiếu khí, nhưng khơng thể tăng
trưởng ở 6,5% dung dịch NaCl. S. suis không chứa men catalaza và oxidaza vì
vậy phản ứng catalaza (-), oxidaza (-), phản ứng indol (-). Vi khuẩn khơng di
động. Vi khuẩn có kháng nguyên giáp mô và sinh ra hai loại men streptokinaza
(diệt bạch cầu), hyaluronidaza phân hủy acid hyaluronic gây nhão mô (Biền Văn
Minh, 2003).

2.2.3. Sức đề kháng
Enright et al. (1987) khẳng định rằng nhóm vi khuẩn khơng hình thành nha
bào, đa số hình thành giáp mơ, sự hình thành giáp mơ có thể xác định được khi vi
khuẩn sinh sống trong các mô hoặc mọc trong các môi trường nuôi cấy có chứa
huyết thanh.
S. suis có thể sống được ở điều kiện nhiệt độ 60oC trong vòng 10 phút, ở
nhiệt độ 50oC trong 2 giờ và sống trong xác súc vật đến 6 tuần ở 10oC. S. suis
type 2 có thể tồn tại trong phân, trong bụi. Ở 0oC tồn tại trong phân đến 104 ngày
và tồn tại trong bụi 54 ngày. Khi nhiệt độ ở 9oC sống trong phân là 10 ngày và
sống trong bụi là 25 ngày. Nhưng vi khuẩn S. suis type 2 này không thể tồn tại

10


trong bụi ở nhiệt độ phòng lâu tới 24 giờ. Các chất sát trùng thơng thường nồng
độ thấp có thể làm cho vi khuẩn Streptococcus chết nhanh chóng hơn so với các
vi khuẩn thông thường khác (Lun et al., 2007). Cụ thể là các chất sát trùng như:
Phenol, iod, hypochloride, acid phenic 3-5%, vi khuẩn bị diệt trong vòng 3-5
phút, formol 1% vi khuẩn bị diệt trong vòng 60 phút; cồn ngun chất khơng có
tác dụng đối với vi khuẩn. Cồn 70o vi khuẩn bị diệt trong vòng 30 phút, tím
Genetian 1/300.000 có tác dụng diệt vi khuẩn (Trịnh Phú Ngọc và cs., 1999).
Vi khuẩn S. suis rất mẫn cảm với các loại thuốc kháng sinh: penicillin,
oreomycin, tetracylin, sulfadiazin, optoclin. Vi khuẩn sống lâu trong đờm, chất
bài xuất có protein, trái lại vi khuẩn chết nhanh chóng trong mơi trường ni cấy,
vì vậy cần phải cấy chuyển ln khi cần giữ giống cho nghiên cứu, sản xuất
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1987).
2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên
Liên cầu có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Có rất nhiều loại kháng
ngun đã tìm thấy ở các liên cầu khuẩn. S. suis được xếp vào nhóm D theo phân
loại của Lancefied. Có tổng cộng 35 type đã được mô tả, dựa trên phản ứng huyết

thanh học chống lại polysaccharide. Type 2 được xem xét độc nhất và thường
xuyên nhất. Các chủng S. suis đã được mô tả, dựa trên cấu trúc kháng nguyên
polysaccharide của giáp mô (ký hiệu từ 1 đến 34 và 1/2) (Mahon et al., 2000).
Trước đây có một số nhầm lẫn đến danh pháp của nhóm R và S sau nhận ra
nó thuộc nhóm D theo Lancefield và phân loại lại đó là S. suis type 1 (nhóm S
trước đây) và S. suis type 2 (nhóm R trước đây). Vài năm sau khi này, nhóm RS
và T cũng đã được phân loại lại như type 1/2 và 15 (Rappuoli et al., 2002).
• Kháng nguyên thân
Kháng nguyên này do Lancefield phát hiện năm 1928 (Perch et al., 1983),
những liên cầu khác nhau có cấu tạo Polyozit hay chất “C” khác nhau, dựa vào
đó người ta chia liên cầu thành các nhóm A, B, C, D… R.
Nhóm huyết thanh gây bệnh phổ biến ở người là là nhóm A, B, C, D và G,
hiếm gặp là nhóm E, L, P, U và V.
Liên cầu A: loại vi khuẩn hay gặp nhất, thường cư trú ở họng vật chủ.
Liên cầu B: Cư trú ở họng, âm đạo, ruột gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho

11


trẻ sơ sinh, lây truyền từ mẹ sang con hoặc trẻ này sang trẻ khác (Jacques et al.,
1990).
Liên cầu C: Cư trú ở họng, da, âm đạo, gây viêm hầu họng. Một số gây
nhiễm trùng nghiêm trọng: Nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, màng não,
xương khớp (Fittipaldi et al., 2009).
Liên cầu D: Cư trú ở ruột, đề kháng với nhiều loại kháng sinh, gây nhiễm
trùng đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim bán cấp, viêm tai, viêm
xoang, viêm màng phổi (Reams et al., 1994).
Liên cầu G: Cư trú vùng hầu họng, da, âm đạo, gây nhiễm trùng sau đẻ, vết
thương, viêm màng trong tim (Reams et al., 1994).
Thành phần kháng nguyên thân có ý nghĩa quan trọng, quyết định tính độc

lực của vi khuẩn S. suis và nó nằm ở thành vi khuẩn. Thành tế bào vi khuẩn gồm
3 lớp (Reams et al., 1994).
+ Lớp ngoài chứa acid và Protein là kháng nguyên M, T, R…, Map (M-a
otated protein) SOF (Serua oparty faetor). Phía ngồi cùng của lớp này thường
chứa các fimbriae;
+ Lớp giữa có chứa Polysaccharide;
+ Lớp trong cùng là Peptidoglycan.
• Kháng ngun giáp mơ
Ở nhóm A: Giáp mô chứa acid Hyaluronic bao gồm N - axetyl glucosamine
và acid glucoronic.
Ở nhóm O: Giáp mơ có thành phần Polysaccharide theo phân loại huyết
thanh học gọi là Ia, Ig, II và III.
• Kháng ngun bám dính
Theo Jacques et al. (1990) Vi khuẩn S. suis là một trong số ít các loại vi
khuẩn Gram dương có mang cấu trúc này. So với các loại vi khuẩn khác thì
kháng nguyên bám dính của vi khuẩn S. suis có cấu trúc mỏng, ngắn, đường kính
khoảng 2 nm, và dài lên đến 250 nm.
Fimbriae: có Lipoteibic acid (LTA) giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào biểu
mơ và ở tế bào lympho đa nhân (P & N) có điểm tiếp nhận (receptor) tương ứng

12


với LTA trong quá trình thực khuẩn (phagocitosin). Protein M là yếu tố độc lực
chống lại quá trình thực khuẩn và là kháng nguyên đặc hiệu của S. suistype A.
Kháng nguyên T và R là yếu tố ức chế rất quan trọng trong phân loại S. suis
(Sihvonen et al., 1988).
2.2.5. Khả năng gây bệnh
2.2.5.1. Nguồn bệnh
Liên cầu lợn ln có mặt trong mơi trường và ký sinh bình thường ở lợn

nhưng không gây bệnh, hoặc chỉ gây các bệnh viêm nhiễm không thành dịch như
viêm họng, nhiễm trùng mủ, nhiễm trùng phổi. Liên cầu lợn chủ yếu sống ở các
loài lợn đã thuần hố, nhưng đơi khi cũng tìm thấy ở các lồi lợn rừng, ngựa,
chó, mèo và chim.
Nơi cư trú của liên cầu lợn ở lợn là ở đường hơ hấp trên đặc biệt là ở mũi,
đường tiêu hố và sinh dục. Hiện có 2 type liên cầu lợn thường gây bệnh ở lợn,
type 1 hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi, type 2 gây bệnh ở
nhiều lứa tuổi khác nhau. Cả 2 type này đều cư trú ở amidal. Lợn trưởng thành có
tỷ lệ mang vi khuẩn cao nhất (Nguyễn Vĩnh Phước, 1987; Nguyễn Như Thanh và
cs., 2001).
Vi khuẩn S. suis cũng thường xuyên phân lập được ở vòm họng và đường
hơ hấp trên của lợn khỏe, có thể tồn tại ở họng, xoang mũi. Những lợn khỏe
mạnh mang trùng này khi nhốt chung với một đàn lợn mới chưa bị bệnh, có thể
bệnh phát ra, lợn mẹ truyền cho lợn con qua đường hơ hấp, từ đó truyền cho
những con khác lúc nhập đàn hay cai sữa (Almeida et al., 2006).
2.2.5.2. Đường lây truyền
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác. Vì thế, mơi
trường đóng vai trị quan trọng trong q trình truyền bệnh của vi khuẩn. Bệnh
lây truyền qua đường hô hấp do lợn khoẻ hít thở khơng khí có mầm bệnh, do tiếp
xúc giữa lợn ốm và lợn khoẻ, do lợn ăn phải thức ăn và nước uống có mầm bệnh.
Ngồi ra, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết thương, các vết trầy xước
để gây bệnh. Dịch bệnh ở lợn thường bùng phát khi có các yếu tố thuận lợi như
chuồng trại quá chật chội, đàn lợn quá đông, thiếu thơng khí hoặc khi lợn cai sữa.
Tình trạng lợn lành mang mầm bệnh khơng có bất cứ triệu chứng gì có thể là
ngun nhân gây lây lan dịch bệnh thầm lặng và nguy hiểm. Một con đường lây

13


lan khác cũng rất hay gặp là thông qua ruồi, ruồi có thể bay từ trang trại nọ sang

trang trại kia và mang theo các tác nhân gây bệnh khác nhau bao gồm cả
Streptococcus suis. Điều cần đặc biệt quan tâm là bệnh liên cầu khuẩn có thể lây
truyền từ lợn ốm sang người và ngược lại. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể người nếu
có sự tiếp xúc với lợn, thịt lợn nhiễm vi khuẩn chưa được nấu chín kỹ. Vi khuẩn
liên cầu lợn đi vào người qua các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc mũi,
miệng. Như vậy, nguy cơ mắc bệnh cao gặp ở những người có tiếp xúc trực tiếp
hoặc tiếp xúc gần với lợn hoặc các sản phẩm tươi sống từ lợn nhiễm khuẩn như
thợ giết mổ lợn, cơng nhân lị mổ, người bán hàng thịt, người chế biến thịt tươi,
người ăn tiết canh lợn… (Vecht et al., 1992; Tan et al., 2008a; Đỗ Ngọc Thuý và
cs., 2009).
Hiện nay chưa có bằng chứng nào về việc bệnh liên cầu khuẩn có thể lây
trực tiếp từ người sang người (Tan et al., 2008a).
2.3. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH CỦA BỆNH DO VI KHUẨN S. SUIS
GÂY RA
2.3.1. Triệu chứng và bệnh tích do vi khuẩn S. suis gây ra ở lợn
Triệu chứng của các thể bệnh do vi khuẩn S. suis gây ra rất phức tạp, khó
nhận biết và khó phân biệt khi mà bệnh có hiện tượng bội nhiễm, kế phát bởi một
số vi khuẩn khác (Mahon et al., 2000).
Theo Sanford and Tilker (1982), S. suis gây dung huyết kiểu β thường
xuyên phân lập được từ phổi bị viêm của lợn lớn, lợn cai sửa và lợn con đang bú,
từ lợn bị viêm phế quản phổi, viêm màng não có triệu chứng thần kinh.
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên (1993), đã điều tra
hệ vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm thấy tỷ lệ
nhiễm S. suis chiếm 74%.
Nghiên cứu trong gây bệnh thực nghiệm và quan sát trong các ổ dịch,
thường thấy lợn từ 1-3 tuần tuổi, lợn đang bú có triệu chứng ủ rủ, ăn kém sưng
hầu nuốt khó, đi lại khó khăn, lơng khơ dựng đứng, da mẩn đỏ và sốt. Lợn ở lứa
tuổi này thường gặp biểu hiện viêm màng não. Triệu chứng viêm màng não làm
cho con vật hoạt động khó khăn đi lại loạng choạng, khi nằm biểu hiện tư thế bơi
chèo, tê liệt. Tuy vậy sự thay đổi bệnh tích đại thể ở não không phải là luôn luôn


14


có. Triệu chứng viêm não ở lợn trưởng thành rất ít khi biểu hiện (Huang et al.,
2005).
Thể viêm khớp xảy ra ở lợn đang bú và lợn trưởng thành. Ở lợn trưởng
thành có hiện tượng viêm một khớp, khớp bị viêm thường là khớp bẹn, đầu gối
hoặc khớp bàn chân. Tổn thương đầu tiên bao gồm thủy thủng, sưng khớp và
màng khớp xung huyết, dịch khớp đục (Jiang et al., 2009). Bệnh có thể tiến triển
nặng hơn như hiện tượng sợi hóa và áp xe các tổ chức khớp nội, khớp bị thối
hóa. Viêm khớp có mủ ở lợn con. Bệnh xảy ra đối với hệ thống xương thường là
thoái hóa ở các đốt sụn. Sau 15-30 ngày mắc bệnh có thể thấy các đốt sụn bị hoại
tử (Hồng Văn Năm, 2009).
Nhiễm trùng máu Streptococcus suis ở lợn con mới sinh gây “hội chứng ủ
rủ”. Những lợn mới sinh hoàn tồn khỏe mạnh nhưng sau 1-2 ngày có hiện tượng
ngừng bú, sờ vào thấy lạnh và chết sau 12-24 giờ sau khi sinh. Hội chứng “lợn ủ
rủ” có thể nhầm lẫn với đói ăn (Hồng Văn Năm, 2009).
Lợn giống nhiễm S. suis thường ít thấy triệu chứng, tuy nhiên một số đàn
giảm tỷ lệ đẻ từ 85% xuống 70%. Phân lập được S. suis từ phôi thai chết lưu
cũng như từ tử cung lợn nái bị nhiễm bệnh (Khương Thị Bích Ngọc, 1996).
Tóm lại, lợn bị liên cầu khuẩn có thể có các biểu hiện sau: da lợn có thể có
các màng đỏ, sần, các hạch lympho bị sưng, sung huyết, bao khớp dày lên, khớp
bị sưng và có dịch, màng não và não có thể bị tổn thương dạng phù nề, dịch não
tuỷ đục, phổi bị tổn thương với nhiều dạng khác nhau như đơng đặc, có mủ, viêm
phế quản, viêm phổi. Vi khuẩn có thể gây các bệnh ở lợn là viêm màng não,
viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hoá, viêm khớp, xuất
huyết ở da, gây sẩy thai và gây chết đột tử ở lợn. Lợn mắc bệnh thường có triệu
chứng sốt cao 40 – 41,5oC, lợn trở nên ủ rũ, biếng ăn, có biểu hiện thần kinh như
run rẩy, đứng khơng vững, liệt, ngồi ra cịn có biểu hiện khác như viêm khớp,

viêm khí quản, viêm phổi và bị chết đột ngột. Các lợn bệnh này khi mổ khám xét
nghiệm, thấy toàn bộ cơ quan nội tạng xuất huyết, tụ huyết, viêm dính (Tan et
al., 2008a).
Các thể bệnh và bệnh tích của bệnh do các type khác nhau gây ra là không
giống nhau (Vasconcelos et al., 1994). Các biến đổi về bệnh tích vi thể khơng có
sự sai khác giữa các type gây bệnh và thường tập trung ở não, phổi, tim và các

15


khớp. Các tổn thương quan sát thấy như viêm màng não, viêm não, viêm phổi màng phổi có mủ hoặc viêm phổi kẽ (Reams et al., 1994).
Vi khuẩn S. suis sau khi vào cơ thể bệnh tích gây ra ở các thể bệnh thường
thấy là:
- Thể nhiễm trùng huyết: da đỏ tím từng mảng, tụ huyết và xuất huyết ở
một số phủ tạng (lách, thận, hạch lâm ba);
- Thể viêm não tuỷ: màng não tụ huyết và xuất huyết, dịch não và tủy vẩn đục;
- Thể viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi: hạch amidan sưng, tụ máu,
niêm mạc phế quản tụ huyết, niêm mạc mũi có màng giả, tiểu phế quản và phế nang
viêm có dịch thẩm xuất, có mủ và bọt khí; hạch phổi sưng, tụ huyết. Lợn bị bệnh thể
phổi gây ra bệnh tích ở phổi có các mức độ biểu hiện khác nhau từ viêm phổi - màng
phổi dạng nhục hoá đến viêm phổi dạng fibrin có mủ (Lê Văn Tạo, 2007);
- Thể viêm hạch: hạch hầu, hạch trước vai, trước đùi sưng tụ huyết ở giai
đoạn đầu, giai đoạn cuối viêm bã đậu.
Lợn chết do Streptococcus suis type 2, bệnh tích đại thể, vi thể bao gồm
một hoặc nhiều ổ viêm tương mạc hóa mủ, viêm phổi và màng phổi xuất huyết
hoặc viêm tơ huyết, viêm màng não mủ, viêm cơ tim thối hóa xuất huyết, viêm
van tim hai lá (Tan et al., 2008b). Trong trường hợp viêm màng não, dịch não tủy
bị đục, xung huyết và viêm màng não tích tụ thể trắng, ổ mủ ở vùng dưới nhện.
Hầu hết các trường hợp dưới võng mạc nội mô bị ảnh hưởng nặng, các mạch máu
ở tâm thất, não và tủy sống bị tắc nghẽn do dịch thẩm xuất, nhiều khi gây ra phù

não. Mô thần kinh của tủy sống, tiểu não và cuống não có biểu hiện thối hóa
dạng lỏng (Lê Văn Tạo, 2005).
2.3.2. Triệu chứng và bệnh tích do vi khuẩn S. suis gây ra ở người
Nhiễm Streptococcus suis có thể gây ra những bệnh rất nặng và nguy
hiểm đến tính mạng bệnh nhân. S. suis không chỉ là tác nhân gây bệnh nhiễm
trùng máu, viêm màng não, viêm khớp ở lợn mà còn gây viêm nội tâm mạc ở
người, một số trường hợp tiến triển tối cấp rất nhanh dẫn đến sốc nhiễm độc
khuẩn gây suy đa phủ tạng và tử vong mà khơng kịp điều trị gì. Thời kỳ ủ bệnh
kéo dài từ vài giờ đến 3 ngày. Người mắc liên cầu lợn chủ yếu chia làm hai thể là
thể tối cấp và thể viêm màng não (Arends and Zanen, 1988).

16


Ở thể tối cấp, bệnh nhân thường bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, nhanh
chóng xuất hiện các tử ban (xuất huyết hoại tử dưới da). Các tử ban này nhanh
chóng lan khắp người kèm theo tình trạng chống, sốc, tụt huyết áp, suy chức
năng hơ hấp, tuần hồn, thận, gan và nhanh chóng tử vong. Từ khi xuất hiện dấu
hiệu bệnh đến khi tử vong có thể chỉ từ 1 – 2 ngày (Arends and Zanen, 1988).
Hội chứng sốc nhiễm độc có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu
lợn, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan,
thận, hệ tuần hoàn, ảnh hưởng rất xấu tới việc cứu sống bệnh nhân. Hội chứng
sốc nhiễm độc chỉ có thể điều trị được với kháng sinh và trong điều kiện chăm
sóc đặc biệt. Bệnh nhân mắc thể viêm màng não thường có biểu hiện sốt cao, đau
đầu, nôn (Arends and Zanen, 1988).
Kiểm tra dịch ở tủy thấy nước đục. Bệnh nhân có thể đi vào hơn mê,
khơng thấy xuất huyết bên ngồi. Những bệnh nhân viêm màng não, nếu phát
hiện sớm có thể điều trị kịp thời, nhưng nếu để muộn có thể dẫn đến phù não, tử
vong hoặc để lại các di chứng thần kinh nặng nề như động kinh, ngớ ngẩn…
(Tan et al., 2008a).

2.4. CHẨN ĐOÁN
Đối với đàn lợn bị bệnh, chẩn đoán chủ yếu dựa vào các biểu hiện trên lâm
sàng cũng như đặc điểm dịch tễ học có thể gợi ý nhiễm trùng do liên cầu lợn. Đối
với người bệnh, chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào các yếu tố dịch tễ học và
triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để có hướng xử trí kịp thời.
Các triệu chứng lâm sàng thường thấy là: sốt cao, chết đột ngột, khó thở, có
triệu chứng thần kinh do viêm não, mắt đỏ và đặc biệt là đi lại khó khăn do viêm
khớp.
Mổ khám thường thấy phù thủng ở não, tụ máu ở não và màng não, có
nhiều dịch não tủy màu đục. Xác chết thường có màu đỏ, nhu mơ và các hạch
bạch huyết sưng; viêm đa khớp có mủ, bao hoạt dịch có dày lên; viêm nội tâm
mạc; viêm phổi (Bộ Khoa học và Cơng nghệ, 2018).
Chẩn đốn phịng thí nghiệm về vi sinh vật học đối với liên cầu lợn hiện
nay vẫn cịn nhiều khó khăn. Phương pháp chủ yếu là chẩn đoán trực tiếp, tiến
hành lấy bệnh phẩm ở lợn bệnh như máu, dịch mũi, dịch não tủy, dịch ổ khớp…
để nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng phương pháp
nhuộm Gram, phát hiện cầu khuẩn Gram dương xếp thành chuỗi hoặc đứng đôi.

17


Sau khi chẩn đốn xác định vi khuẩn, có thể cần tiến hành thử nghiệm PCR
(TCVN 8400-2:2010).
2.4.1. Chẩn đoán bằng phương pháp PCR
Phương pháp PCR đã được Silva et al. (2006) sử dụng với cặp mồi CPS2 đặc
hiệu cho việc xác định đoạn gene có kích thước 498 bp để xác định vi khuẩn
Streptococcus suis type 2 trong mẫu bệnh phẩm.
Với sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, việc áp dụng kĩ thuật
polymerase chain reaction (PCR) để chẩn đoán bệnh cho động vật ngày càng
rộng rãi, phương pháp này cho sự chính xác cao (Nguyễn Hồng Lộc và cs.,

2007).
PCR là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong cơng nghệ sinh học hiện
đại và đã đóng góp rất lớn cho những tiến bộ về sinh học phân tử, đánh dấu một
bước tiến vô cùng quan trọng.
PCR dựa trên cơ sở phản ứng mở rộng primer nhờ enzyme Taq polymerase
để khuếch đại in vitro các nucleic acid đặc trưng. PCR cho phép khuếch đại theo
hàm mũ lên đến hàng triệu lần các đoạn ADN có chiều dài từ 200 - 3.000 bp.
Đoạn ADN được khuếch đại (ADN đích) được nhận diện nhờ cặp primer đặc
trưng (Oligonucleotide) thường có chiều dài khoảng 20 nucleotide.
Nguyên tắc của PCR
Taq polymerase là một loại enzyme DNA polymerase chịu nhiệt (có ở vi
khuẩn chịu nhiệt độ cao Thermus aquaticus) được dùng để tổng hợp các đoạn
ADN mới trong mơi trường có 4 loại deoxyribonucleotide (dATP, dCTP, dGTP
và dTTP) và hai primer, trên cơ sở khuôn mẫu của một đoạn ADN nhất định đã
biết hoặc chưa biết trình tự. Các đoạn ADN mới hình thành lại được sử dụng làm
khuôn mẫu. Sau nhiều chu kỳ, số lượng đoạn ADN nói trên được nhân lên gấp
nhiều lần, nhờ vậy có thể đủ số lượng để tách ra, phân tích trình tự hoặc tạo
dịng... Primer ở bên trái tác động trên sợi ADN 3’5’ được gọi là primer thuận
(forward primer-ký hiệu là F). Primer ở bên phải tác động trên sợi ADN 5’3’
được gọi là primer ngược (reverse primer-ký hiệu là R).
Phương pháp PCR được ứng dụng nhiều trong việc chẩn đoán bệnh do liên
cầu lợn type 2 gây ra như Silva et al. (2006) đã ứng dụng phương pháp PCR để
xác định vi khuẩn S. suis type 2 trong mẫu với cặp mồi đặc hiệu CPS2. Trong
một nghiên cứu khác về phương pháp chẩn đoán, Tran Vu Thieu Nga et al.

18


(2011) đã sử dụng phương pháp Real time PCR với cặp mồi đặc hiệu CPS2J để
phát hiện vi khuẩn S. suis type 2 trong dịch não tủy của người bệnh.

Phương pháp PCR còn được ứng dụng để tạo nguồn gene phục vụ cho
nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh do liên cầu lợn type 2 như trong nghiên
cứu của Tan et al. (2008b, 2009) đã phát triển vắc xin tái tổ hợp từ gene 6PGD
của vi khuẩn S. suis type 2. Để nghiên cứu chế tạo vắc xin, Li et al. (2006) đã sử
dụng phương pháp PCR với cặp mồi P1 để khuếch đại một đoạn gene mã hóa
protein Sao có trọng lượng 110 kDa. Cũng với nghiên cứu vắc xin Li et al.
(2011) đã sử dụng phương pháp PCR để khuếch đại đoạn gene mã hóa protein bề
mặt HP0245 của vi khuẩn S. suis type trong nghiên cứu chế tạo vắc xin tái tổ
hợp.
2.4.2. Chẩn đoán bằng phương pháp ELISA
Việc sử dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh đã được áp dụng
rộng rãi từ lâu trong nước và trên thế giới. ELISA có nhiều loại nhưng nhìn
chung đều dựa theo nguyên lý kết hợp đặc hiệu kháng nguyên – kháng thể.
Người ta dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzyme, rồi cho kết hợp trực
tiếp hay gián tiếp với kháng nguyên (Tan et al., 2008b).
Hiện nay, trên thị trường thế giới đã có một số cơng ty cung KIT ELISA
chẩn đoán bệnh S. suis type 2 như Wuhan Unibiotest Co.,Ltd; công ty antibodiesonline.
2.5. ĐIỀU TRỊ
2.5.1. Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Trước hết là điều trị hỗ trợ với các biện pháp hồi sức tích cực.
Bệnh Liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh vẫn là thuốc
điều trị đặc hiệu, trong đó penicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh này.
Tuy nhiên tình trạng kháng penicillin của vi khuẩn cũng đã được ghi nhận. Trong
trường hợp vi khuẩn đã kháng penicillin, các kháng sinh khác thuộc nhóm beta
lactamin được thay thế để điều trị cho bệnh nhân (Tan et al., 2008b).
Trong thực tế dùng kháng sinh để điều trị bệnh luôn đem lại kết quả tốt. Khi
dùng kháng sinh để điều trị bệnh phải dùng sớm, chỉ có hiệu quả tốt khi con vật
chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng. Nếu điều trị muộn thì hiệu quả sẽ

19



rất kém hoặc khơng có hiệu quả (Phạm Sĩ Lăng và cs., 2002; Hoàng Văn Năm,
2009).
2.5.2. Điều trị bệnh bằng huyết thanh
Ngồi việc dùng kháng sinh và các hóa dược để điều trị bệnh do
Streptococcus suis gây ra, thì việc dùng huyết thanh đặc hiệu để điều trị đã được
các nhà khoa học trên thế giới đề cập đến từ lâu và nhiều nước đã dùng huyết
thanh đặc hiệu điều trị bệnh do S. suis gây ra có hiệu quả tốt (Khương Thị Bích
Ngọc, 1996).
Huyết thanh đặc hiệu dùng để điều trị bệnh thường giá thành rất cao, cho
nên trong chăn nuôi, huyết thanh thường được dùng điều trị trong những trường
hợp cần thiết và đối với những con vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao (Lê Văn
Tạo, 2005).
2.6. GIỚI THIỆU VỀ HẠT NANO VÀNG VÀ KỸ THUẬT SẮC KÝ MIỄN DỊCH

2.6.1. Tổng quan về hạt nano vàng
Khi vàng khối thơng thường được chế tạo ở kích thước nhỏ mức nano mét,
chúng được gọi là các cấu trúc nano vàng. Hạt nano vàng là các hạt nano tồn tại
ở dạng dung dịch huyền phù có độ bền cao với các kích thước nằm trong khoảng
1- 100 nm. Khi ở kích thước nano mét, hạt nano vàng sở hữu nhiều tính chất lý
hóa khác nhau so với vật liệu vàng khối (Alivisatos, 1996; Vanden, 2002). Khi
được chia nhỏ ở trạng thái phân tử có kích thước vài nanomet (nm), ngun tố
này có rất nhiều đặc tính riêng biệt. Trước tiên chúng sẽ thay đổi màu sắc,
chuyển từ màu vàng sang màu đỏ hoặc tím nhạt. Sự chuyển màu này có được là
do trong phân tử nano vàng khơng hấp thụ ánh sáng có bước sóng nằm trong
vùng quang phổ như các miếng vàng khối thông thường.
2.6.2. Kỹ thuật sắc ký miễn dịch
2.6.2.1. Giới thiệu
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (immunochromatographic assay (ICA)) dựa trên

nguyên lý kết hợp kháng nguyên - kháng thể mà một trong hai thành phần này
được gắn cộng hợp (conjugate) để phát hiện thành phần kia, sau đó nhờ phức hợp
này chuyển dịch do tác dụng mao dẫn trên màng, để rồi được tóm bắt bằng kháng
thể (hoặc kháng nguyên) đã bố trí sẵn tại vạch phát hiện. Đây là công nghệ được

20


mở rộng từ kỹ thuật ngưng kết hạt latex lần đầu tiên được phát triển vào năm
1956 bởi Singer and Plotz (1956). KIT chẩn đoán nhanh thực chất là một thiết bị
dùng để kiểm tra thiết kế theo kiểu onestep và dễ dàng sử dụng. Ưu điểm nổi bật
của thiết bị này là thời gian kiểm tra nhanh, giá thành rẻ và đặc biệt người sử
dụng khơng địi hỏi trình độ kỹ thuật cao do đó nó phù hợp cho những ứng dụng
cách xa phịng thí nghiệm. Thiết bị KIT chẩn đốn nhanh cho kết quả của phép
thử có hoặc khơng. Hơn nữa, que thử có thể được bảo quản trong thời gian dài
mà không cần đến tủ lạnh, điều này mang lại hiệu quả đối với những khu vực
thiếu thốn thiết bị (Singer and Plotz, 1956).
Do tiện ích sử dụng, trên cơ sở kỹ thuật ICA, người ta đã xây dựng thành bộ
KIT ICT (immunochromatographic test), có hai loại KIT: loại sử dụng kháng thể
gắn cộng hợp phát hiện kháng nguyên và loại sử dụng kháng nguyên gắn cộng
hợp phát hiện kháng thể.
Ứng dụng kĩ thuật ICT, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên
cứu và chế tạo ra các loại KIT chẩn đoán nhanh phục vụ cơng tác phịng và trị
bệnh cho người và động vật như Krajaejun et al. (2009) với nghiên cứu KIT phát
hiện nhanh kháng thể kháng Pythium insidiosum gây bệnh ở. Sheng et al. (2012)
trong nghiên cứu KIT chẩn đoán nhanh virus gây khối u ở cá (Lymphocystis
disease virus). Wang et al. (2014) đã chế tạo KIT phát hiện nhanh kháng thể
kháng giun tròn Paragonimus skrjabini ký sinh ở người.
Tại Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu KIT phát hiện nhanh mầm bệnh
dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch đã được quan tâm. Nhiều cơng trình nghiên

cứu KIT chẩn đốn nhanh đã được thực hiện như Đinh Thị Bích Lân và cs.
(2009) với cơng trình nghiên cứu KIT chẩn đốn nhanh phát hiện kháng thể
kháng kí sính trùng Toxoplasma gondii. Nguyễn Hồng Lộc và cs. (2015) với
cơng trình nghiên cứu KIT phát hiện kháng nguyên bám dính F4 của vi khuẩn E.
coli. Phạm Đức Minh và Hoàng Văn Lương (2016) đã thành cơng trong cơng
trình nghiên cứu KIT phát hiện độc tố vi khuẩn tả Vibrio cholera, KIT có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao khi so sánh với phương pháp ELISA. Nguyễn Thị Tâm
Thư và cs. (2016) đã công bố cơng trình nghiên cứu KIT phát hiện vi khuẩn E.
coli trong nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
phương pháp chẩn đốn nhanh vi khuẩn S. suis type 2.

21


2.6.2.2. Cấu tạo của KIT chẩn đoán nhanh
Một que thử nhanh điển hình bao gồm có: màng nitroncellulose (NC), đệm
mẫu (sample pad), đệm kháng thể cộng hợp (conjugate pad) và đệm hút
(adsorbent pad). Màng NC được phun 2 loại kháng thể khác nhau tạo thành 2
đường song song là đường kiểm tra (vạch T) và đường đối chứng (vạch C). Có 3
loại kháng thể: i) Kháng thể 1 là kháng thể kháng lại với một epitope của kháng
nguyên cần phát hiện, sản xuất trên chuột; ii) Kháng thể 2 là kháng thể kháng lại
với một epitope khác của cùng kháng nguyên cần phát hiện; iii) Kháng thể 3 là
kháng thể kháng lại IgG của chuột, sản xuất trên dê (goat anti-mouse IgG
antibody), có khả năng kết hợp với bất kỳ kháng thể nào có bản chất cấu trúc là
immunoglobulin IgG. Ngồi ra, thành phần tham gia KIT cịn có đệm kháng thể
cộng hợp (conjugate), đó là hạt vàng (colloidal gold particle), được gắn vào với
cấu trúc kháng thể 1. Đệm mẫu được xếp gối lên trên đệm kháng thể cộng hợp,
rồi đệm kháng thể cộng hợp được xếp chồng dính với màng nitrocellulose, đệm
kháng thể cộng được hợp bố trí một lượng kháng thể gắn cộng hợp với hạt vàng
ở dạng khơ; tại vạch T bố trí cố định kháng thể 2 ở dạng khô; và tại vạch C cũng

được bố trí cố định kháng thể cũng ở dạng khơ, bình thường cả hai vạch này đều
khơng nhìn thấy được (hình 2.2).

Hình 2.2. Cấu trúc KIT chẩn đốn nhanh
Nguồn: O’Farrell (2008)

22


2.6.2.3. Nguyên tắc hoạt động và đánh giá kết quả
Mẫu bệnh phẩm xử lý bằng dung môi phù hợp được nhỏ vào đệm mẫu
(sample pad). Toàn bộ huyễn dịch sẽ được chuyển dịch theo mao dẫn xuyên qua
tấm cộng hợp, đến vạch T và vạch C và đi về phía đệm hút (Hình 2.3). Có 2
trường hợp kết quả sẽ xảy ra.
a) Nếu trong mẫu kiểm tra có kháng nguyên (KN) tương ứng thì kháng
nguyên sẽ kết hợp với kháng thể trong kháng thể cộng hợp (KT1(Au)) để tạo
thành phức hợp kháng thể cộng hợp-kháng nguyên (KT1(Au)KN). Sau đó huyễn
dịch và phức hợp KT1(Au)KN sẽ cùng chuyển dịch đến đường kiểm tra. Tại
đường kiểm tra, phức hợp này kết hợp tiếp với kháng thể 2 tạo thành phức hợp
KT1(Au)KN+KT2, nghĩa là kháng thể 2 được cố định ở vạch T đã tóm bắt được
kháng nguyên có ở phức hợp KT1(Au)KN làm cho hạt vàng cộng hợp với kháng
thể 1 tích tụ lại và hiển thị. Các phân tử kháng thể cộng hợp khơng được gắn với
kháng ngun cịn lại tiếp tục dịch chuyển đến vạch C, tại đây, phức hợp kháng
thể 3+KT1(Au) được hình thành do sự kết hợp giữa kháng thể là kháng thể
kháng lại IgG của chuột với kháng thể có bản chất là IgG của chuột. Hạt vàng
cộng hợp với kháng thể 1 cũng được tích tụ lại và hiển thị, về nguyên tắc, sự hiển
thị này bao giờ cũng được hình thành, cho dù bệnh phẩm có kháng ngun hay
khơng có kháng ngun.
b) Nếu trong mẫu kiểm tra khơng có kháng ngun tương ứng (KN) thì
huyễn dịch dung môi trong mẫu bệnh phẩm vẫn sẽ hoạt hóa KT1(Au) và lúc này,

do khơng có KN để kết hợp với (KT1(Au)) nên phức hợp KN+KT1(Au) không
được tạo thành. KT1(Au) đi xuyên qua vạch T mà không bị KT2 giữ lại, nên tiếp
tục chuyển dịch đến vạch C. Tại vạch C, phức hợp KT3+KT1(Au) được hình
thành do sự kết hợp giữa KT3 là kháng thể kháng lại IgG của chuột với KT1 có
bản chất là IgG của chuột, có vai trị như là một kháng ngun, do đó, hạt vàng
cộng hợp với KT1 được tích tụ lại và hiển thị.
Như vậy: khi cả hai vạch T và C hiển thị thì kết quả đánh giá là dương tính
và đã phát hiện sự có mặt của kháng nguyên trong mẫu bệnh phẩm; ii) khi chỉ có
một mình vạch C hiển thị thì kết quả đánh giá là âm tính do trong mẫu bệnh
phẩm khơng có mặt của kháng ngun. Trường hợp cả hai vạch không hiển thị,
phản ứng không được đánh giá và cần thiết phải làm lại. Không để phản ứng quá

23


lâu (trên 30 phút) mới đánh giá, vì có thể phát sinh phản ứng phụ làm sai lệch kết
quả.
Toàn bộ thời gian thực hiện phản ứng chính thức chỉ khoảng 5-10 phút. Cho
dù là kháng nguyên hòa tan (dạng polypeptide) hay kháng nguyên liên kết bề mặt
của vi sinh vật, bộ sinh phẩm ICT đều cho phản ứng hoạt động chính xác.

Hình 2.3. Cơ chế hoạt động của KIT chẩn đốn nhanh
Nguồn: Lee et al. (2013)

Màng có thể được chế tạo từ nitrocellulose (Lönnberg and Carlsson, 2001;
Oku et al., 2001), polyethersulfone (Kalogianni et al., 2007) hoặc polyethylene
(Khlebtsov et al., 2003). Dạng màng phổ biến nhất được sử dụng là
nitrocellulose với kích thước ống nhỏ trong màng là 0,05 đến 12 µm. Đệm mẫu
được gắn ở phần cuối của màng và thường được làm từ cellulose hoặc crosslinked silica. Đệm kháng thể cộng hợp được gắn ở vị trí tiếp xúc với đệm mẫu và
màng. Chất dùng để đánh dấu hoặc các thành phần dùng cho việc nhận biết mẫu


24


phân tích được làm khơ trên khu vực này, sẽ tương tác đặc hiệu với vật liệu có
trong mẫu phân tích lỏng. Các chất đánh dấu cho việc phát hiện có thể là các hạt
nano vàng (Au), các hạt latex khô (Gussenhoven et al., 1997), selenium, carbon,
hoặc liposome (Zaytseva et al., 2004).
Việc sử dụng các hạt nano được công bố lần đầu tiên bởi Leuvering vào
năm 1980 và ngày nay chúng được sử dụng phổ biến cho việc đánh dấu. Đối với
việc phân tích một đối tượng cụ thể, hai vạch được cố định lên màng: một vạch
kiểm tra (test line) cho ra kết quả kiểm tra và vạch kiểm sốt (control line) dùng
để xác nhận chất phân tích đã chảy qua màng phân tích. Đối với phép kiểm tra
cho nhiều đối tượng khác nhau, có thể sử dụng nhiều vạch kiểm tra khác nhau.
Chất lỏng di chuyển ngược lên màng do lực mao dẫn của màng và dừng lại ở
absorbent pad ở đầu cuối của màng (Leuvering et al., 1981).

25


×