Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ " ẢNH HƯỞNG NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TRÊN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHƯƠNG VĂN HẢI

ẢNH HƯỞNG NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC
NGẦM TRÊN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHƯƠNG VĂN HẢI

ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN
NƯỚC NGẦM HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ

Chuyên ngành: Thủy Văn
Mã số: 60 44 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN TIỀN GIANG
Hà Nội - 2012


1


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................6
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................8
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................11
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên................................................................................................11
1.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................11
1.1.2. Địa hình địa mạo .................................................................................................12
1.1.2.1. Địa hình ........................................................................................................12
1.1.2.2. Địa mạo ........................................................................................................12
1.1.3. Đặc điểm địa chất ................................................................................................13
1.1.3.1. Khái quát chung đặc điểm địa tầng địa chất...................................................13
1.1.3.2. Đặc điểm các tầng địa chất............................................................................18
1.1.4. Đặc điểm khí hậu.................................................................................................25
1.1.4.1. Khái quát chung khí hậu đảo Phú Quý ..........................................................25
1.1.4.2. Chế độ mưa...................................................................................................27
1.1.4.3 Độ ẩm............................................................................................................29
1.1.4.4 Bốc hơi ..........................................................................................................30
1.1.4.5 Gió – bão và áp thấp nhiệt đới........................................................................32
1.1.5. Đặc điểm hải văn.................................................................................................34
1.1.5.1. Thủy triều. ....................................................................................................34
1.1.5.2. Nhiệt độ nước biển........................................................................................34
1.1.5.3. Độ mặn nước biển.........................................................................................34
1.1.5.4. Sóng. ............................................................................................................34
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................................................35
1.2.1. Xã hội .................................................................................................................35

1.2.1.1. Dân số và lao động........................................................................................35
1.2.1.2 Y tế................................................................................................................36
1.2.1.3. Giáo dục .......................................................................................................37
1.2.1.4. Văn hoá - xã hội............................................................................................37
1.2.1.5 Hiện trạng kết cấu hạ tầng..............................................................................38
1.2.2. Kinh tế ................................................................................................................41
1.2.2.1. Thuỷ sản .......................................................................................................42
1.2.2.2. Nông, lâm nghiệp..........................................................................................42
1.2.2.3. Công nghiệp..................................................................................................43
1.2.2.4. Thương mại, dịch vụ, du lịch ........................................................................44
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................46
2.1. Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nước ngầm ......................................................46
2.1.1. Trên thế giới........................................................................................................46
2.1.2. Trong nước..........................................................................................................49

2


2.1.3. Các nghiên cứu về tài nguyên nước ngầm ở huyện đảo Phú Quý .........................51
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................52
2.2.1. Những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu nước ngầm ........................................52
2.2.2. Cơng thức tính trữ lượng tĩnh ..............................................................................53
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................................55
2.2.3.1. Xác định lượng nước ngầm từ trạm quan trắc thuỷ văn..................................55
2.2.3.2. Phương pháp khoan thăm dò .........................................................................55
2.2.4. Phương pháp tương tự địa chất thuỷ văn..............................................................57
2.2.5. Phương pháp mơ hình..........................................................................................60
2.2.6. Phương pháp chun gia......................................................................................61
2.2.7. Phương pháp kế thừa ...........................................................................................61
2.3. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................................62

2.4. Nội dung nghiên cứu tài nguyên nước ngầm trên đảo Phú Quý .......................................63
2.4.1. Thu thập và xử lý các tài liệu có liên quan ...........................................................63
2.4.1.2. Bản đồ nền (Base map) .................................................................................64
2.4.1.3. Nhóm dữ liệu cao độ.....................................................................................64
2.4.1.4. Nhóm dữ liệu khí tượng hải văn...................................................................65
2.4.1.5 Nhóm thuộc tính ...........................................................................................65
2.4.2. Ứng dụng mơ hình GMS đánh giá trữ lượng nước ngầm trên đảo Phú Quý..........65
2.4.2.1. Thiết lập mơ hình tính tốn ...........................................................................65
2.4.2.2. Vận hành mơ hình.........................................................................................65
2.4.2.3. Xác định trữ lượng tài nguyên nước ngầm trên đảo Phú Quý.........................66
2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước biển dâng trong điều kiện khí hậu tương lai đến
tài nguyên nước ngầm trên đảo Phú Quý .......................................................................66
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MƠ HÌNH GMS TRONG TÍNH TỐN NƯỚC NGẦM TRÊN
HUYỆN ĐẢO PHÚ Q ....................................................................................................68
3.1. Cơ sở lý thuyết của mơ hình ..........................................................................................68
3.1.1. Mơ hình dịng chảy nước dưới đất Modflow ........................................................68
3.1.1.1. Tổng quan phương pháp giải.........................................................................68
3.1.1.2. Phương pháp sai phân hữu hạn.....................................................................70
3.1.1.3. Phương pháp giải phương trình sai phân .......................................................75
3.1.1.4. Một số loại biên trong mơ hình .....................................................................75
3.1.1.5. Đánh giá mức độ tin cậy của mơ hình ...........................................................81
3.1.2. Mơ hình chất lượng nước MT3D .......................................................................82
3.2. Thiết lập mơ hình tính tốn cho đảo Phú Quý.................................................................84
3.2.1. Miền tính lưới tính...............................................................................................84
3.2.2. Sơ đồ hóa các tầng chứa nước trên đảo Phú Quý..................................................85
3.2.3. Điều kiện biên và điều kiện ban đầu ....................................................................87
3.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm ...........................................................................................89
3.3.1. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm với bài toán ổn định ................................................89
3.3.2. Hiệu chỉnh và kiểm nghiệm với bài tốn khơng ổn định......................................89


3


3.4. Khôi phục số liệu nước ngầm trên đảo ...........................................................................92
3.5. Tính tốn trữ lượng nước ngầm trên đảo Phú Q .........................................................94
CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG NƯỚC BIỂN DÂNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
TƯƠNG LAI ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM TRÊN HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ.........97
4.1. Tổng quan nghiên cứu nước biển dâng trong điều kiện biến đổi khí hậu trên thế giới.......97
4.2. Tổng quan nghiên cứu nước biển dâng trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam .......99
4.3. Kịch bản nước biển dâng trong điều kiện biến đổi khí hậu trên huyện đảo Phú Quý.........100
4.4. Ảnh hưởng của nước biển dâng trong điều kiện khí hậu tương lai đến tài ngun nước
ngầm ...................................................................................................................................101
4.4.1. Nhóm kịch bản trung bình (B2) ...........................................................................101
4.2.1. Nhóm kịch bản cao A2 .......................................................................................107
KẾT LUẬN..........................................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................115

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng tổng hợp địa tầng các giếng khoan thăm dò ở đảo Phú Quý ...........................15
Bảng 2. Tổng hợp các yếu tố đặc trưng khí hậu tại trạm Phú Quý giai đoạn từ 1990 đến
2005 .....................................................................................................................................25
Bảng 3. Phân bố lượng mưa trong năm tại đảo Phú Quý (Đơn vị: mm) .................................28
Bảng 4. Độ ẩm khơng khí trung bình đảo Phú Quý (Đơn vị: %)............................................29
Bảng 5. Lượng bốc hơi tại đảo Phú Quý (Đơn vị: mm) .........................................................31
Bảng 6. Tốc độ gió và hướng gió chính tại đảo Phú Quý ......................................................33
Bảng 7. Tổng hợp số cơn bão qua đảo Phú Quý....................................................................34
Bảng 8. Tổng hợp diện tích, mật độ dân số ...........................................................................35

Bảng 9. Cơ cấu dân số so với toàn tỉnh (Đơn vị: %)..............................................................36
Bảng 10. Diện tích một số cây nơng nghiệp đảo Phú Q.....................................................42
Bảng 11. Các kịch bản tính toán nước ngầm trong tương lai ở huyện đảo Phú Quý dưới ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng .....................................................................67
Bảng 12. Phân vùng bốc hơi trên đảo Phú Quý.....................................................................87
Bảng 13. Phân bố vùng phục hồi nước dưới đất cho đảo Phú Quý ........................................88
Bảng 14. Vị trí các giếng quan trắc mực nước trên huyện đảo Phú Quý ................................90
Bảng 15. Sai số giữa kết quả tính tốn và thực đo tại các giếng quan trắc mực nước trên
huyện đảo Phú Quý ..............................................................................................................92
Bảng 16. Trữ lượng nước ngầm trung bình nhiều năm của từng tháng trên đảo Phú Quý
(103 m3)................................................................................................................................96
Bảng 17. Mức tăng của một số yêu tố so với thời kỳ 1980-1999 ..........................................101
Bảng 18. Mức thay đổi lượng mưa trên đảo Phú Quý ứng với kịch bản cao (A2) so với
thời kỳ 1980-1999 ................................................................................................................102
Bảng 19. Đánh giá mức tăng trữ lượng nước nhiễm mặn trong tương lai so với hiện trạng
trung bình nhiều năm theo kịch bản B2................................................................................105
Bảng 20. Mức tăng của một số yêu tố so với thời kỳ 1980-1999 ...........................................107
Bảng 21. Mức thay đổi lượng mưa trên đảo Phú Quý ứng với kịch bản cao (A2) so với
thời kỳ 1980-1999 ................................................................................................................107
Bảng 22. Đánh giá mức tăng trữ lượng nước nhiễm mặn trong tương lai so với hiện trạng
trung bình nhiều năm theo kịch bản cao A2 ..........................................................................110

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí đảo Phú Q...................................................................................................11
Hình 2. Cơ cấu diện lộ các tầng/phụ tầng địa chất.................................................................14
Hình 3. Sơ đồ phân bố theo diện lộ các phân vị địa tầng địa chất ..........................................17
Hình 4. Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình tháng một số yếu tố khí tượng tại Phú Quý..................27

Hình 5. Lượng bốc hơi trung bình các tháng giai đoạn 1990-2005 ........................................32
Hình 6. Cơ cấu dân số huyện Phú Q so với tồn tỉnh.........................................................35
Hình 7. Sơ đồ các tầng chứa nước có áp và khơng áp............................................................54
Hình 8. Bản đồ thủy đẳng cao và mặt cắt..............................................................................56
Hình 9. Ơ lưới và các loại ơ lưới trong mơ hình ....................................................................70
Hình 10. Ơ lưới i,j,k và 6 ơ bên cạnh ....................................................................................71
Hình 11. Sơ đồ bước giải theo phương pháp lặp trong mơ hình.............................................76
Hình 12. Điều kiện biên sơng (River) ...................................................................................77
Hình 13. Điều kiện biên kênh thốt (Drain) ..........................................................................78
Hình 14. Điều kiện biên tổng hợp trong mơ hình (GHB).......................................................79
Hình 15. Điều kiện biên bốc hơi trong mơ hình (ET) ............................................................79
Hình 16. Các ô lưới sai phân hai chiều xung quanh ô có lỗ khoan.........................................80
Hình 17. Miền tính và lưới tính khu vực đảo Phú Quý .........................................................84
Hình 18. Phân bố địa chất trên đảo Phú Quý.........................................................................85
Hình 18. Hệ số thấm tại các tầng địa chất theo phương ngang...............................................86
Hình 19. Bản đồ địa hình đảo Phú Quý.................................................................................86
Hình 20. Bản đồ phân vùng bốc hơi trên đảo Phú Quý.........................................................87
Hình 21. Bản đồ phân vùng phục hồi nước ngầm từ mưa trên đảo Phú Quý..........................88
Hình 23. Sơ đồ vị trí các giếng quan trắc mực nước ngầm khi đưa vào mơ hình GMS .........90
Hình 24. Biến trình độ sâu mực nước ngầm tính tốn và thực đo trên đảo Phú Quý từ tháng
1/2010 đến tháng 11/2011 ....................................................................................................91
Hình 25. Trường mực nước ngầm tháng 4 trên đảo Phú Quý trước và sau khi 2 nhà máy
nước đi vào hoạt động ..........................................................................................................93
Hình 26. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình..................................................................97
Hình 27. Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới................................98
Hình 28. Xu thế biến động mực nước biển trung bình tại các trạm tồn cầu ..........................99
Hình 29. Biểu đồ trữ lượng nước ngọt dưới đất trên đảo Phú Quý hiện trạng trung bình
năm 2011 và trong tương lai theo họ kịch bản trung bình.....................................................103

6



Hình 30. Biểu đồ tỷ lệ trữ lượng nước ngọt dưới đất mùa khô trên đảo Phú Quý trong
tương lai theo họ kịch bản trung bình ...................................................................................103
Hình 31. Biểu đồ tỷ lệ trữ lượng nước ngọt dưới đất mùa mưa trên đảo Phú Quý trong
tương lai theo họ kịch bản trung bình ...................................................................................104
Hình 32. Biểu đồ tổng lượng nước ngầm nhiễm măn trên đảo Phú Quý trong tương lai
theo họ kịch bản trung bình ..................................................................................................104
Hình 33. Biểu đồ tỷ lệ trữ lượng nước ngọt dưới đất trên đảo Phú Quý hiện trạng trung
bình năm 2011 và trong tương lai theo họ kịch bản trung bình.............................................108
Hình 34. Biểu đồ tỷ lệ trữ lượng nước ngọt dưới đất mùa khô trên đảo Phú Quý trong
tương lai theo họ kịch bản cao ..............................................................................................108
Hình 35. Biểu đồ tỷ lệ trữ lượng nước ngọt dưới đất mùa mưa trên đảo Phú Quý trong
tương lai theo họ kịch bản cao ..............................................................................................109
Hình 36. Biểu đồ tổng lượng nước ngầm nhiễm măn trên đảo Phú Quý trong tương lai
theo họ kịch bản cao.............................................................................................................109

7


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Hướng nghiên cứu của luận văn là
‘nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển dâng đến tài nguyên nước ngầm huyện đảo
Phú Quý’. Nó là một phần công việc nằm trong khuôn khổ dự án khoa học cấp
Quốc gia do UNDP (United nations Development Programme) tài trợ, “Tăng cường
năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác
động và kiểm sốt phát thải khí nhà kính” với sự chủ trì của viện Khoa học Khí
tượng Thuỷ văn và Mơi trường.
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh

sự nổ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của q thầy cơ,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời
gian học tập. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cơ, người
thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS Nguyễn Tiền Giang, người thầy kính mến đã hết lịng giúp đỡ,
dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

8


MỞ ĐẦU
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên nước khá phong phú.
Trong đó, tài nguyên nước ngầm ở hầu hết các vùng đều có trữ lượng và chất lượng
khá tốt, được xem là nguồn dự trữ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Tuy nhiên trong giai đoạn vài thập niên gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, q
trình đơ thị hố, sự khai thác khơng có quy hoạch… dẫn đến một số vùng nguồn
nước ngầm bị suy thoái. Theo Trung tâm Quan trắc và Dự báo Tài nguyên nước vừa
công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2011 trên báo Khoa học số
ra ngày 18-05-2012 khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ nguồn nước
ngầm đã bị suy giảm cả về trữ lượng và chất lượng.
Nước biển dâng kết hợp với các thay đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên
phạm vi tồn cầu, và là một thác thức lớn đối với thế giới trong đó có Việt Nam.
Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển, có thể làm ngập,
nhiễm nặm nguồn nước, mất diện tích đất nơng nghiệp, tăng chi phí cho việc tu bổ
cầu cảng, đơ thị ven biển… Nghiên cứu các tác động của của nước biển dâng đến
các ngành, các lĩnh vực cả tự nhiên và xã hội là một yêu cầu bức thiết của xã hội.
Các nghiên cứu nước ngầm trước đây ở nước ta chủ yếu đi vào nghiên cứu
đánh giá khả năng khai thác của nước dưới đất. Những nghiên cứu này tập chung

vào sự biên động của nguồn nước ngầm theo các năm, chưa có nhiêu nghiên cứu
động thái của nước ngầm theo mùa, theo các tháng trong năm. Để đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn, khi nhu cầu sử dụng nước ngầm ngày một gia tăng, cùng hiện tượng
nước biển dâng trong tương lai, trong luận văn này học viên tập trung nghiên cứu
các tác động của nước biển dâng trong điều kiện khí hậu tương lai đến tài nguyên
nước ngầm.
Để kết quả nghiên cứu phục vụ thiết thực cho xã hội, trong nghiên cứu này
tôi chọn đảo Phú Quý làm khu vực nghiên cứu. Với đặc điểm đảo Phú Quý hiện nay
đang được xác định là một trong những đảo trọng điểm của nước ta về phát triển

9


các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng. Đảo Phú Q đang có
những bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Đảo nằm trên tuyến đường biển nối đất
liền và quần đảo Trường Sa nên có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ phịng
thủ quốc gia. Ngồi ra, do đặc điểm tự nhiên trên đảo gồm diện tích đảo bé, độ dốc
lớn, cách xa đất liền, khơng tồn tại hoặc tồn tại dòng chảy mặt trong thời gian ngắn.
Do đó, nước ngầm có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của nhân dân trên đảo.

10


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý [3]
Huyện đảo Phú Quý gồm có 6 đảo nổi gồm: Phú Quý, Hịn Tranh, Hịn
Trùng ở phía Nam, Hịn Đỏ, Hịn Đen, Hịn Giữa ở phía Bắc. Trong số đó, đảo Phú
Q là lớn nhất, có diện tích 16km2, chiếm đến 97% diện tích nổi của tồn huyện

đảo và bằng khoảng 0,2% diện tích tồn tỉnh.

Hình 1. Vị trí đảo Phú Q

Đảo Phú Q có dạng hình chữ nhật lệch, chiều dài Bắc - Nam khoảng
7 km, chiều rộng Đông - Tây khoảng 4,5 km. Đảo có tiềm năng trở thành một
điểm dịch vụ chế biến và tiêu thụ hải sản của một mảng ngư trường kéo dài từ

11


Trường Sa đến Côn Đảo; tạo cho các tàu đánh bắt xa bờ hoạt động dài ngày
hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngồi ra với vị trí nằm trên đường hải
vận quốc tế, Phú Q cịn có điều kiện phát triển các dịch vụ sửa chữa tàu
thuyền, cung cấp các dịch vụ hải cảng quốc tế và các dịch vụ thăm dị và khai
thác dầu khí.
Đảo Phú Quý nằm trên biển Đông cách thành phố Phan Thiết khoảng 120km
về phía Đơng Nam, có toạ độ địa lý giới hạn:
Từ 10º28’58” đến 10º33’35” Vĩ độ Bắc;
Từ 108º55’13” đến 108º58’12” Kinh độ Đơng;
1.1.2. Địa hình địa mạo [3]
1.1.2.1. Địa hình
Đảo Phú Q có các dạng địa hình gồm: núi, đồi và các bậc thềm ven biển.
Độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, ở phía Bắc có núi Cấm cao 107,2m; núi Cao
Cát cao 89m, ở phía Nam có các chỏm đồi cao từ 35 - 45m. Trung tâm Đảo có các
dải địa hình tương đối bằng cao 15 - 20m. Khu vực thuộc xã Long Hải và Tam
Thanh nổi lên những đụn cát cao hơn mặt địa hình 5 - 10m. Viền xung quanh đảo là
thềm biển cao 5m, bãi Triều Dương cao 2m. Đường bờ biển có dạng lượn sóng
mềm mại ít chia cắt. Ngồi đường bờ khoảng 200 - 500m có bazan, ám tiêu san hơ
che chắn tạo thành lạch.

1.1.2.2. Địa mạo
Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, thu thập cho thấy đặc điểm hình thái
và nguồn gốc đảo Phú Q có thể chia thành các kiểu địa hình sau:
*) Kiểu địa hình phong hố bóc mịn, rửa trơi
Kiểu địa hình này phát triển trên bề mặt phun trào bazan Pleistocen trung thượng và Holocen (ở núi Cao Cát, núi Cấm, Hòn Tranh). Đặc điểm của các dạng
địa hình này: Đồi có sườn dốc thoải (10  300), các miệng núi lửa cổ có đỉnh nhọn,

12


bề mặt sườn gồ ghề, lởm chởm do quá trình phong hố, bóc mịn khơng đều, vỏ
phong hố thay đổi từ 2  8m.
*) Kiểu địa hình tích tụ bóc mịn
Kiểu địa hình tích tụ bóc mịn phát triển trên các trầm tích biển, gió, có bậc
địa hình và tuổi khác nhau. Bề mặt địa hình gồ ghề, lượn sóng hoặc tạo nên những
cồn cát, sỏi cát cao đến 50m, các mương xói ít phát triển. Hiện tại kiểu địa hình này
vẫn chịu sự bóc mịn do gió thổi quanh năm với tốc độ đáng kể, có thể thu hẹp diện
tích canh tác, vùi lấp đường xá.
Xói lở bờ biển cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ở Tam Thanh, Long Hải, Ngũ
Phụng q trình xói lở xảy ra liên tục, không giới hạn về quy mô, cường độ, ảnh
hưởng thường xuyên và ngày càng rõ đối với đời sống, sản xuất, quy hoạch phát
triển kinh tế đảo. Đến một lúc nào đó chúng sẽ gây nên những tai biến địa chất rất
khó khắc phục ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương.
1.1.3. Đặc điểm địa chất [3]
1.1.3.1. Khái quát chung đặc điểm địa tầng địa chất
Trong khu vực đảo Phú Quý có 4 phân vị địa tầng địa chất có tuổi Đệ tứ
phân bố ở độ sâu từ 0 đến 100m đã được nghiên cứu theo thứ tự từ già đến trẻ bao
gồm:
- Thống Pleistocen:
+ Phụ thống Pleistocen trung, trầm tích biển (mQ12);

+ Phụ thống Pleistocen trung-thượng, phun trào bazan Pleistocen (Q123

);
+ Phụ thống Pleistocen thượng, trầm tích biển (mQ13);

- Thống Holocen:
+ Phụ thống Holocen, phun trào bazan(Q2);

13


+ Phụ thống Holocen hạ - trung;
+ Phụ thống Holocen thượng;
Các phân vị địa tầng
trên hầu hết lộ ra trên mặt,

mQ23,
0.95 (6%)

1- 2
vQ2
,

vQ23,
0.12 (1%)

3.56 (21%)

pQ12-3
4.65 (28%)


trừ phụ thống Pleistocen
trung (mQ12) bị phủ hoàn

3

1- 2

mQ2
3.04 (18%)

pQ2
2.25 (14%)

mQ1 ,
2.03 (12%)

toàn.
Xét trên toàn huyện

Hình 2. Cơ cấu diện lộ các tầng/phụ tầng địa chất

đảo Phú Quý, diện lộ của
các thống, phụ thống địa chất như sau: phụ thống Pleistocen trung - thượng, phun
trào bazan Pleistocen(Q12-3) có diện lộ 4,65km2 chiếm 28%; phụ thống Pleistocen
thượng, trầm tích biển (mQ13) diện lộ 2,03km2 chiếm 12%diện tích; phụ thống
Holocen- phun trào bazan (Q2) có diện lộ 2,25km2 chiếm 14%; phụ thống Holocen
hạ - trung trong trầm tích biển (mQ21-2) có diện lộ 3,04km2 chiếm 18%; phụ tầng
Holocen hạ - trung trong trầm tích gió(vQ21-2) có diện lộ 3,56km2 chiếm 21%; phụ
thống Holocen thượng trong trầm tích biển(mQ23) có diện lộ 0,95km2 chiếm 6%;

phụ thống Holocen thượng trong trầm tích gió (vQ23) có diện lộ 0,12km2 chiếm 1%
diện tích tồn huyện.

14


Bảng 1. Bảng tổng hợp địa tầng các giếng khoan thăm dò ở đảo Phú Quý
Số

Chiều

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

Thành tạo

hiệu

sâu


vQ23

mQ23

vQ21-2

mQ21-2

bQ2

mQ13

bQ12-3

mQ12

lỗ

giếng

khoan

(m)

-

Min

-


-

3,5

3,5

-

-

-

-

5,0

3,0

-

4,0

4,0

-

-

-


-

3,9

1,0

-

Max

-

-

3,5

3,5

-

-

-

3,5

6,5

6,0


-

13,0 13,0

-

-

-

8,0

9,0

6,0 13,0 60,0 60,0 59,5 80,0 52,0

-

TB

-

-

3,5

3,5

1,2


5,8

4,7

-

6,6

6,6

3,1

6,7

3,7 5,3 37,5 32,2 43,8 80,0 52,0

1

LK1

40

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0


40

40

-

-

-

2

LK2

80

-

-

-

-

-

-

0


5,0

5,0

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5

28

23

28


80

52

3

LK3

30

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0


6,3

6,3

-

-

-

6,3

8,1

30

21,9

-

-

-

4

LK5

64,5


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

0

-

-

5

LK6

40

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

6

6

6

40

34


-

-

-

6

LK7

31

-

-

-

-

-

-

-

-

-


0

-

-

-

-

-

-

13

31

18

-

-

-

STT

(từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày


13,0 13,0

15

-

1,8 8,1

28,0 18,0 28,0 80,0 52,0

59,5 59,5 59,5


Số

Chiều

hiệu

sâu

lỗ

giếng

khoan

(m)


7

LK8

52

-

-

-

-

-

-

0

6,0

6,0

-

-

-


-

-

-

-

-

-

6

52

46

-

-

-

8

LK10

60


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

0

60

60

-

-

-

9

LK11

30

0

3,5

3,5


-

-

-

3,5

6,5

3,0

-

-

-

-

-

-

-

-

-


6,5

30

23,5

-

-

-

10

LK12

30

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

5,8

5,8 5,8

30

24,2

-


-

-

11

LK13

30

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0


4,0

4,0

-

-

-

-

-

-

4

30

26

-

-

-

12


LK14

42,5

-

-

-

-

-

-

-

-

-

0

4,0

4,0

-


-

-

-

-

-

4

42

38

-

-

-

13

LK16

30

-


-

-

-

-

-

-

-

-

0

8,0

8,0

-

-

-

8


9

1

9

30

21

-

-

-

14

LK17

30

-

-

-

-


-

-

-

-

-

0

4,0

4,0

-

-

-

4

7,5

30

22,5


-

-

-

STT

Thành tạo

Thành tạo
mQ2

vQ23

Thành tạo

3

vQ2

Thành tạo

Thành tạo

1-2

mQ2

1-2


Thành tạo

mQ1

bQ2

Thành tạo

bQ12-3

Thành tạo

mQ12

3

(từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày (từ) (đến) Dày

16

3,5 7,5


Hình 3. Sơ đồ phân bố theo diện lộ các phân vị địa tầng địa chất

17


1.1.3.2. Đặc điểm các tầng địa chất

a) Thống Pleistocen
*) Phụ thống Pleistocen trung, trầm tích biển (mQ12)
Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, thu thập về địa chất cho thấy các trầm
tích biển phụ thống Pleistocen trung ở đảo Phú Quý không lộ ra trên mặt mà bị các
thành tạo trầm tích bazan trẻ phủ lên. Cho đến nay, mới có 2 lỗ khoan thăm dị
(LK5 và LK2) ở vực xã Ngũ Phụng và xã Tam Thanh, kết quả cho thấy:
Nóc tầng biến đổi từ 28m (tại LK2) đến 59,5m (tại LK5), chưa có giếng
khoan nào ở đảo nghiên cứu hết bề dày tầng này. Tuy nhiên, có thể so sánh thành
phần màu sắc với cát màu đỏ ở vùng Lương Sơn - Phan Thiết nguồn gốc trầm tích
biển, tuổi Pleistocen trung. Bề dày từ 60m  80m.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm cát thạch anh hạt mịn, trung, màu đỏ,
vàng da cam, đôi chỗ xen lẫn sạn sỏi.
Mặt cắt địa tầng mQ12 tại lỗ khoan LK 2 ở xã Tam Thanh như sau:
+ Từ 28m  50m: Cát màu đỏ gụ, kích thước hạt từ trung đến thô. Thành
phần cát thạch anh chiếm 90  95%, mài tròn, chọn lọc tốt. Bột sét màu đỏ chiếm 5
 10%, ở trạng thái tự nhiên nén chặt trung bình.
+ Từ 50m  80m: Cát màu vàng cam hạt mịn. Thành phần thạch anh chiếm
90  95%, sét, bột màu vàng cam, đỏ nhạt chiếm 5  10%, ở trạng thái tự nhiên nén
chặt trung bình.
*) Phụ thống Pleistocen trung-thượng, phun trào bazan Pleistocen (Q12-3)
Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, thu thập cho thấy phun trào bazan
trung - thượng là thành phần chính cấu tạo nên đảo Phú Quý và một số đảo nhỏ lân
cận. Diện phân bố rộng khắp trên đảo, lộ ra ở khu vực Núi Cấm, Núi Cao Cát, xã
Ngũ Phụng, xã Tam Thanh, Hòn Đỏ, Hòn Đen với diện lộ 4,65km2 chiếm 28% diện

18


tích tồn huyện đảo. Thành phần chủ yếu của các phún xuất này gồm: bazan olivin,
bazan pyroxen, cát - sạn - tuf bazan.

Qua tài liệu lỗ khoan thăm dị, nóc tầng chỗ bị phủ biến đổi từ 4m (tại lỗ
khoan LK 13, LK14) đến 9m (tại lỗ khoan LK16). Theo tài liệu các lỗ khoan thăm
dò cho thấy bề dày các thành tạo thành tạo bazan Pleistocen(Q12-3) biến đổi từ 18m
(tại LK7) đến 60m (tại LK10), trung bình trên khu vực đảo khoảng 32m.
Các thành tạo phun trào núi lửa phun liên tục từ cuối Pleistocen trung đến
khoảng giữa Pleistocen thượng với ít nhất 3 đợt phun. Q trình ngừng nghỉ giữa
các đợt phun để lại vỏ phong hoá dày từ 0,5-1,2m, thể hiện rõ tại lỗ khoan đã được
nghiên cứu trong những giai đoạn trước đây. Đợt phun đầu phủ trực tiếp lên các
trầm tích cát màu đỏ (mQ12) là Bazan pyroxen màu xám đen, kiến trúc vi hạt hoặc
porphia nền vi đolerit, cấu tạo khối đặc xít hoặc ít lỗ hổng. Thành phần khoáng vật:
Plagioclaz chiếm 65  67%, augit 25 - 28%, olivin khoảng 1%, ít quặng. Chuyển
lên trên hàm lượng olivin tăng, mật độ và kích thước lỗ hổng tăng dần. Có những
đợt phun đặc trưng cho phun nổ ở gần họng núi lửa: núi Cao Cát, núi Cấm, Đông
Bắc xã Tam Thanh.
Thành phần thạch học gồm: Tuf Bazan màu xám, xám nâu, kiến trúc hạt vụn
hoặc cát hạt thô, cấu tạo phân lớp song song, ở gần họng núi lửa đá có thể nằm
nghiêng từ 15  300.
Thành phần khoáng vật: Hạt vụn chiếm 68  70% gồm: Plagioclaz chiếm 25
- 30%, thạch anh 7 - 11%, vụn bazan, thuỷ tinh 30 - 35%. Xi măng: chiếm 30 32%, gồm: Carbonat 15 - 17%, vật chất bột, sét sericit 10-15%, oxit sắt 3-5%
(L188, L189, L197, L211). Vụn thô trong cát - sạn - tuf bazan ở chân núi Cao Cát,
xã Tam Thanh là mảnh vụn, bom bazan có kích thước thay đổi từ 0,5 - 5cm, cá biệt
đến 20cm. Vỏ phong hoá trên mặt của tầng dày từ 2 - 8m gồm: sét, bột và các mảnh
vụn đá bazan phong hoá dở dang.
Phun trào Bazan phủ trực tiếp lên cát màu đỏ tuổi Pleistocen trung (mQ12),
đơi chỗ bị trầm tích biển Pleistocen thượng phủ lên trên, so sánh với các hoạt động

19


phun trào trong khu vực, xếp các thành tạo phun trào này vào tuổi Pleistocen trung thượng.

*) Phụ thống Pleistocen thượng, trầm tích biển (mQ13)
Các thành tạo Pleistocen thượng (mQ13) nguồn gốc biển phân bố chủ yếu ở
khu vực phía Nam và Đông - Nam đảo Phú Quý thuộc xã Tam Thanh với diện lộ
khoảng 2,03km2 chiếm 12% diện tích toàn huyện đảo.
Thành phần thạch học gồm: Cát thạch anh, cacbonat hạt trung, thơ, lót đáy là
san hơ gắn kết cứng, màu trắng xám. Trên những đồi cát có độ cao trên 30m, thành
phần các trầm tích chủ yếu là cát thạch anh, cacbonat màu trắng xám hạt trung - thơ,
mài trịn, chọn lọc tốt; 1-2m trên mặt kết cấu rời rạc, chuyển xuống dưới gắn kết
cứng. Ở phần thấp gần bờ biển, tầng cát này bị bóc mịn, có chỗ chỉ cịn gặp tập san
hơ gắn kết lót đáy dày từ 1,0 - 3,5m.
Các trầm tích biển Pleistocen thượng phủ trực tiếp lên phần thấp của bazan
Pleistocen trung - thượng, ở vài nơi bị trầm tích biển Holocen hạ - trung phủ lên
trên. Các trầm tích này phân bố ở độ cao đến 30  40m.
Đáy tầng biến đổi từ 3,9m(LK15) đến 9m(LK16). Bề dày biến đổi từ 1 đến
6m, trung bình 3,7m.
So sánh với các bậc thềm ven bờ biển Phan Rang - Phan Thiết, kết hợp với
tập hợp vi cổ sinh, xếp tầng này vào trầm tích nguồn gốc biển, tuổi Pleistocen
muộn.
Trên mặt cắt tại lỗ khoan LK12 (khu vực xã Tam Thanh) từ trên xuống như
sau:
+ Từ 0 - 4m cát thạch anh, cacbonat màu trắng xám, hạt trung - thơ, mài trịn,
chọn lọc tốt. Cát thạch anh chiếm 60-70% cacbonat (vụn san hơ, vỏ sị...) chiếm 30 40%.
+ Từ 4,0 - 5,8m: San hô màu trắng xám, gắn kết, lấp nhét lỗ hổng là cát
thạch anh hạt thơ. Tầng này có khả năng chứa nước.

20


Bên cạnh đó trong q trình nghiên cứu đã phát hiện được các trầm tích này
phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm của xã Tam Thanh diện lộ khoảng 2

- 2,5km2.
Tại một số điểm khảo sát giếng đào ở độ sâu từ 3 - 3,5m trong các trầm tích
(mQ13) gặp tập hợp vi cổ sinh gồm: Pararotalia calear(0rbigny), Calcarinaspengleiri
(Gmelin), Calcarinahispidarady, Amphisleginalessoni 0rbigny, Cibicides refugens
Montfort, Ammoniabec cỏi (lin), Elphidium advenum (Cushman).
Tại một số điểm khảo sát trong tầng cát thạch anh, cacbonat gắn kết, gặp tập
hợp cổ sinh: Amphistegina madagascarensis Orbigmy, Amphistegina lessoni
Ôrbigny, Amphistegina vulgaris Orbigny, Calcarinapengleri (gnelin), Elphidium
Crispum (lin), Elphidium - Advenum (Cushman),...
Trong những giai đoạn trước đây, những tập hợp vi cổ sinh này, theo tác giả
Đào Thị Miên và Nguyễn Ngọc (Viện địa chất - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia) xác định tuổi Pleistocen muộn.
b) Thống Holocen
*) Phụ thống Holocen, phun trào bazan(Q2)
Thành tạo phun trào bazan Q2 phát hiện thấy ở khu vực đảo Tranh và các
họng núi lửa như núi Cao Cát, núi Cấm với diện tích khoảng 2,25km2 chiếm 14%
diện tích tồn huyện đảo. Thành phần thạch học đặc trưng của các phun trào này có
dạng: bazan olivin, bazan pyroxen, cát - sạn - tuf bazan.
Tại Đảo Tranh bazan pyroxen có màu xám tro, cứng chắc, kiến trúc porphyr
trên vidolerit, cấu tạo dòng chảy hoặc lỗ hổng.
Thành phần khoáng vật: Ban tinh chiếm 17% gồm các thành phần: augit
10%, livin 7%. Nền chiếm 83% gồm các thành phần: Plagioclas 61%, uagit 18%,
manhetit 4%.

21


Các thành tạo phun trào bazan ở họng núi lửa khu vực núi Cao Cát có thành
phần thạch học đặc trưng có tướng họng gồm: Cát - sạn - tuf bazan kiến trúc cát sạn, cấu tạo phân lớp song song, nghiêng về phía Tây Nam với góc dốc 200.
Thành phần khống vật được đánh giá thơng qua một số lỗ khoan đã được

nghiên cứu ở giai đoạn trước đây cho thấy: Thành phần hạt vụn là 71% gồm:
Plagioclas 40%, bazan, thuỷ tinh 19%, thạch anh 12%. Thành phần xi măng là 29%,
gồm: Keo cacbonat 13%, vật chất sét, bột, sericit, clorit 12%, keo oxit - hyđroxit sắt
4% (L182).
Quá trình nghiên cứu cho thấy do quá trình phun nổ, trong mặt cắt của tầng
có nhiều bom, tảng bazan có kích thước 30cm - 40cm, hoặc phân lớp dày khoảng 2
- 4m, thành phần sét, bột, mảnh vụn bazan phong hoá dở dang. Dựa vào vị trí phân
bố trùng với những miệng núi lửa nên tạm xếp các thành tạo bazan, cát - sạn - tuf
bazan vào tuổi Holocen. Bề dày của tầng phun trào khoảng 40-60m.
*) Phụ thống Holocen hạ - trung - Trầm tích biển (mQ21-2).
Thành tạo địa chất có tuổi Holocen hạ - trung - Trầm tích biển (mQ21-2) phân
bố phổ biến dọc bờ biển, tạo nên bậc thềm có cao độ đến 17m, ở khu vực các xã
Tam Thanh và xã Ngũ Phụng với diện tích 3,04km2 chiếm 18% diện tích tồn
huyện đảo.
Thành phần gồm cát thạch anh chứa cacbonat màu xám trắng, xen kẹp than
bùn, sét than màu đen, xám đen.
Trên mặt cắt tại các giếng đào, giếng khoan thăm dò cho thấy, chiều sâu đáy
của lớp trầm tích này biến đổi từ 4 đến 13m. Chiều dày biến đổi từ 4 đến 13m, trung
bình 6,6m.
Tại lỗ khoan nghiên cứu ở giai đoạn trước đây thuộc khu vực xã Tam Thanh
cho thấy tầng trầm tích này có chiều dày 13m.
- Mặt cắt từ trên xuống của lỗ khoan này được mô tả địa tầng như sau:

22


+ Từ 0 - 8m là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung chiếm 75 - 80%, vụn san hô,
vỏ sị...kích thước 0,5 - 1mm chiếm 20 - 25%, kết cấu rời rạc.
+ Từ 8 - 13m là than bùn màu đen, phần trên lẫn ít xác sinh vật biển.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong tập than bùn gặp tập hợp bào tử phấn

hoa: Polypodium sp, Dicksonia sp, Lycopodium sp, Myrica sp, Rubiacêa gen, Indet,
castanosis sp, Lygodium sp, Magnolia sp.
Tại một số điểm khảo sát và lỗ khoan nghiên cứu bắt gặp các loài tảo biển:
Cyclotellastylorum,

Thalassionemanitzo

chioides,

Thalassiosira

excentrica,

Cyclotella Striata. Các trầm tích này phủ trực tiếp lên mặt bào mịn của bazan
Pleistocen trung - thượng và trầm tích biển Pleistocen thượng.
Dựa trên cơ sở kết quả phân tích tảo, bào tử phấn và quan hệ địa tầng, các
nghiên cứu trước đây đã xếp trầm tích này vào nguồn gốc biển tuổi Holocen.
*) Phụ thống Holocen hạ - trung -Trầm tích gió (vQ21-2)
Thành tạo địa chất có tuổi Holocen hạ - trung - Trầm tích gió (vQ21-2) phân
bố rộng khắp ở đảo Phú Quý, phân bố trên mặt sườn và chân các đồi thấp ở khu vực
trung tâm đảo thuộc khu vực các xã Long Hải, Tam Thanh, Ngũ Phụng, với diện lộ
khoảng 3,56km2 chiếm 21% diện tích tồn huyện đảo. Thành phần là cát thạch anh
lẫn ít cacbonat (vụn vỏ sò, ốc...) màu vàng da cam, xám trắng.
Trên mặt cắt tại các giếng đào, giếng khoan thăm dò cho thấy, chiều sâu đáy
của lớp trầm tích này biến đổi từ 5- 6,5m. Chiều dày biến đổi từ 3 đến 6m, trung
bình 4,7m.
Thành phần thạch học bao gồm: Cát thạch anh, cacbonat màu trắng xám.
Thạch anh hạt mịn đến trung, mài tròn, chọn lọc tốt chiếm 75  80%, cacbonat
chiếm 20  25%, kết cấu rời rạc. Tại điểm nghiên cứu ở độ sâu 1,5m, cát thạch anh
chứa cacbonat màu vàng cam, thạch anh hạt mịn đến trung chiếm 60  70%,

carbonat chiếm 20  25%, sét - bột chiếm 5  10%, kết cấu rời rạc. Trên bề mặt
sườn các thành tạo, cát có màu vàng cam, có thể nhìn nhận các vật liệu được gió

23


vận chuyển qua vỏ phong hoá bazan (bột sét màu đỏ) màu đậm nhạt, phụ thuộc vào
thời gian vật liệu di chuyển qua. Thành tạo này phân biệt với trầm tích biển Holocen
hạ - trung về màu sắc vị trí tồn tại trên sườn đồi hoặc phần thấp, tạo địa hình dạng
trũng thổi mịn hoặc giải cồn cát theo phương Tây Bắc - Đông Nam.
*) Phụ thống Holocen thượng - Trầm tích biển (mQ23)
Đây là các thành tạo phân bố không đều và thành các dải hẹp sát mép nước ở
khu vực phía Bắc (thuộc xã Long Hải) và khu vực phía Nam (thuộc xã Tam Thanh)
và một dải nhỏ ở Hòn Tranh, chúng tạo thành bậc thềm dốc cao khoảng 2m, thường
bị ngập nước khi thuỷ triều lên. Diện lộ khoảng 0,95km2 chiếm khoảng 6% diện
tích tồn huyện đảo.
Thành phần gồm cát thạch anh lẫn ít cacbonat màu trắng ngà, hạt trung, thơ
mài trịn, độ chọn lọc tốt. Qua kết quả khảo sát cho thấy thành phần cát thạch anh
chiếm 85  90% cacbonat (vụn, san hơ, sị ốc...) chiếm 10  15%, đơi chỗ cịn nhiều
mảnh san hơ lớn, vỏ ốc, sị ngun vẹn. Tầng trầm tích này phủ trực tiếp lên trầm
tích biển thống Holocen giữa.
*) Phụ thống Holocen thượng - Trầm tích gió (vQ23)
Trầm tích gió hiện đại phân bố theo một vài diện hẹp, tạo những cồn cát cao
5m - 10m, kéo dài chủ yếu theo phương kinh tuyến với diện tích khoảng 0,12km2
chiếm khoảng 1% diện tích tồn đảo. Trên mặt cắt tại lỗ khoan LK11, cho thấy đáy
tầng sâu 3,5m.
Thành phần là cát thạch anh, chứa cacbonat màu trắng ngà, trắng phớt vàng,
rời rạc dễ chảy. Những cồn cát này có đặc điểm: sườn hướng gió dốc, thoải hơn
sườn khuất gió, dính cồn cát có dạng lưỡi liềm, dễ thay đổi hình dạng theo thời
gian.


24


×