Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quản lý hệ sinh thái rừng tràm TRÀ SƯ, AN GIANG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.48 KB, 3 trang )

Mừng Xuân Giáp thân 2004

Thông tin khoa học

Số 16

38

ðại học An Giang

01/2004
Quản lý hệ sinh thái rừng tràm
TRÀ SƯ, AN GIANG

Nguyễn Trần Nhẫn Tánh


. Mở đầu
An Giang là tỉnh có kiểu quần thể rừng Bảy Núi
theo kiểu thảm rừng kín nhiệt đới do những đặc
trưng về khí hậu, cấu tạo của rừng gồm 3 tầng cây:
tầng cây gỗ, tầng cây bụi, và tầng cuối cùng là cây
thân thảo và quyết thực vật. Những đặc trưng về
khí hậu và địa hình đã hình thành nên tại khu vực
này loại rừng trên đất ngập nước và loại rừng phủ
trên các đồi núi. Diện tích rừng của An Giang tuy
nhỏ, với khoảng 13256 ha rừng chiếm khoảng 3,9
% diện tích của tồn tỉnh nhưng các rừng này rất
có ý nghĩa trong việc bảo vệ mơi trường, phòng hộ,
duy trì và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Các hệ sinh
thái tại khu vực này phản ánh tồn cảnh về hiện


trạng rừng tại An Giang đa phần khơng là rừng tự
nhiên và phản ánh rõ nét về hiện trạng quản lý hệ
sinh thái rừng. Trong đó, tiêu biểu nhất là rừng Trà
Sư, huyện Tịnh Biên An Giang. ðây là một trong
những rừng đặc trưng của An Giang và nổi bật với
việc còn duy trì được các sân chim, có thể phục vụ
cho nghiên cứu và du lịch sinh thái. ðể có thể gìn
giữ được hệ sinh thái này, vai trò quản lý là rất
quan trọng
(2)
. Vì vậy, để góp phần cung cấp thơng
tin về hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng Tràm
Trà Sư, chun để đã được thực hiện.
2. Một số đặc điểm về khu vực nghiên cứu:
2.2. Giới thiệu một số đặc điểm về rừng Trà
Sư:
Rừng Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang. Nằm ở tọa độ 10
0
33’ đến
10
0
36’ Bắc và 105
0
02’ đến 105
0
04’ ðơng, là một
vùng nhỏ (khoảng 860 ha), vng vắn, tổng diện
tích tự nhiên của rừng Trà Sư là 874,16ha, gồm hai
tiểu khu: Tiểu khu 6 (447,78ha) và Tiểu khu 7a

(426,38ha). Rừng Trà Sư gồm có rừng tràm, trảng
cỏ ngập nước theo mùa và đầm lầy ở tỉnh An
Giang, trong đó, diện tích có rừng là 712,94
ha và diện tích có giá trị đa dạng sinh học chỉ
giới hạn trong 175ha các trảng cỏ ngập nước
theo mùa, đầm lầy và một sân chim nước
(3)
.
Trước đây, hai phía bên của Trà Sư cũng là
các khu rừng tràm nhưng hiện đã cải tạo
thành đất trồng lúa nên cả vùng hiện nay bị
bao quanh bởi các khu ruộng lúa. Vùng này
được chia làm hai phần bởi một con kênh
chính, phần phía Tây là các khu rừng tràm
trưởng thành xen kẽ với các đầm lầy trống
nhưng hầu hết đã được cấy tràm non. Phần
phía ðơng là các rừng tràm trồng còn non,
dày đặc (có một sân chim khá lớn là nơi mà
các lồi chim nước tập trung làm tổ sinh sản)
và một phần diện tích là trảng cỏ ngập nước
theo mùa.
Dân cư quanh rừng Trà Sư tập trung trên
kênh Trà Sư với khoảng 400 hộ dân và có
khoảng 200 hộ dân sinh sống trên kênh Châu
Phú.
Rừng Trà Sư thực chất là rừng sản xuất
thương phẩm do Chi cục Kiểm lâm An Giang
quản lý. Tuy nhiên, một phần diện tích nhỏ
đang được bảo vệ trong đó có các sân chim.
2.3. Tầm quan trọng của rừng Trà Sư :

Rừng Trà Sư là rừng trên đất ngập nước
với các trảng cỏ ngập nước đặc trưng của An
Giang thuộc dạng rừng phòng hộ nằm trong quy
hoạch bảo vệ đa dạng sinh học của quốc gia và của
1
Hình. Các ki
ểu sinh cảnh hệ sinh thái rừng Tr
à Sư,
Tịnh Biên, An Giang

Mừng Xuân Giáp thân 2004

Thông tin khoa học

Số 16

39

ðại học An Giang

01/2004
tỉnh An Giang, có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo tồn đa dạng sinh học ngăn chặn xói lở, bảo tồn
đất. Ngồi ra, Trà Sư còn có nhiều sân chim, có
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
(3)
. Rừng Trà
Sư đã được đề xuất là 1 trong 10 khu bảo tồn đa
dạng sinh học của ðồng bằng sơng Cửu Long
3. Hiện trạng Hệ sinh thái rừng tràm Trà

Sư:
3. 1. Hiện trạng mơi trường và quần xã sinh
vật:
ðiều kiện mơi trường của rừng Trà Sư:
Rừng Trà Sư được bao bọc quanh bởi những
con đê nằm trong khu vực canh tác nơng nghiệp
của cư dân quanh khu vực. Theo trạm Kiểm lâm
Trà Sư, đất rừng Trà Sư thuộc loại đất phèn trung
bình được phù sa bồi đắp, thành phần cơ giới đất
thịt pha sét, hàm lượng mùn trung bình, và đang
được giữ ngập nước, mức nước chênh lệch giữa
rừng và kênh là 1,64m ở Tiểu khu 6 và 1,88m ở
Tiểu khu 7a. ðộ pH đo được ở các ruộng lúa tiếp
giáp vùng cho thấy chúng bị nhiễm acid nghiêm
trọng với độ pH thấp đến 2,9; bên trong vùng, độ
pH = 6,3 cho thấy rõ tác dụng hữu ích của việc duy
trì một vùng đất ngập nước bán tự nhiên
(3)
.
Khu hệ thực vật:
Thực vật chủ yếu là các loại tràm, bao gồm các
lồi tràm nội, loại tràm tái sinh và trồng lại. Rừng
tràm trồng trưởng thành có mật độ trung bình 2
cây/m
2
, độ cao trung bình 8m và DBH trung bình
(đường kính tính tại điểm có chiều cao ngang ngực
trung bình) là 1cm với độ tàn che xấp xỉ 67%.
Rừng tràm non có mật độ dày đặc, khoảng 8
cây/m

2
, chiều cao trung bình 4cm và độ tàn che
xấp xỉ 90%. Các quần xã trảng cỏ chủ yếu là đồng
cỏ năng ngọt Eleocharis dulcis tại các vùng nước
ngập có sự tham gia của trang Mypmphoides
indica, rau dừa nước Ludwidgia adscendens, rau
muống Ipomea aquatica và cú rận Cyperus iria.
ðồng cỏ mồm mỡ cũng phân bố ở những vùng
nước ngập với sự tham gia của các bụi điền thanh
Sesbania cannabina và các lồi thủy sinh nổi như
trang và rau dừa nước. ðồng cỏ ống Panicum
repens và sậy Phragmites vallatoria phân bố ở
những vùng khơ hơn. Một số vùng trảng cỏ đang bị
xâm lấn mạnh bởi lồi trinh nữ gai Mimosa pigra,
đây là lồi gây hại lớn đối với các hệ sinh thái một
khi chúng xâm nhập
(3)
.
Khu hệ chim:
Rừng Trà Sư có các sân chim, có ba lồi hiếm
là Giang sen (đến trong tháng Một), ðiềng điễng
(sinh sản với số lượng khơng nhiều) và Rồng rộc
vàng (vài nhóm nhỏ làm tổ ở những cây bụi mọc ở
rìa các trảng cỏ). ðiều đáng chú ý khác là một sân
chim khá lớn có nhiều chim nước sinh sản, trong
đó có khoảng hơn 300 con Diệc lửa, rất nhiều Vạc
và Cồng cộc. Diệc lửa đếm được cao nhất là 319
con bằng khoảng 3,2% số lượng quần thể ở ðơng
Nam Á của phân lồi manilensis. ðây cũng là nơi
trú chân của một số lồi chim khơng phụ thuộc đất

ngập nước như Chim ngói Streptopelia
tranquebarica (khoảng vài trăm cá thể) và Sáo đá
đi hung Stutnus malabaricus
(3)
.
3.2. Hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng Trà
Sư:
Rừng Trà Sư được đê bao bọc, nằm trong giới
hạn của hai con kênh Trà Sư và kênh ranh Châu
Phú song song nhau; bao gồm hai tiểu khu, các tiểu
khu được ngăn cách với nhau bởi con kênh Nhơn
Thới song song với kênh rừng Trà Sư. Hiện trạng
quản lý rừng Trà Sư có một số đặc điểm chính
sau:.
Cơng tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC):
a. Tun truyền giáo dục: Trạm kiểm lâm Trà
Sư thường xun tun truyền triển khai về
cơng tác PCCC nhất là những tháng mùa khơ.
b. Biện pháp kỹ thuật:
- Các đường băng chắn lửa đã được thiết lập
song song và cắt ngang hai con kênh Trà Sư và
kênh ranh Châu Phú. Trong mỗi tiểu khu có những
hồ chứa nước hỗ trợ trong việc chữa cháy.
- ðiều tiết nước: Ở mỗi tiểu khu có hai cống
nằm trên con kênh Nhơn Thới phục vụ cho việc
điều tiết nước. Và giữ nước hay bơm cạn tùy theo
thời điểm (có trang bị máy bơm).
Trạm kiểm lâm Trà Sư đã chủ động đốt các
thảm thực vật khơ, bơm nước và đào các hồ phục
vụ cho việc điều tiết nước.

Cơng tác trồng rừng và chăm sóc rừng:
Trạm kiểm lâm rừng Trà Sư đã triển khai trồng
thêm 58,92ha rừng tràm. Chăm sóc, dọn cỏ, cắt
bơng súng cho 30ha rừng mới trồng, nhằm giúp
rừng phát triển tốt. Phun xịt thuốc trừ sâu phòng
trừ các loại sâu bệnh chủ yếu trên các cây con.
Loại tràm chủ yếu được trồng là tràm nội. Rừng
được tỉa thưa dần đến mật độ mong muốn vào
khoảng 15625 cây/ha.
Cơng tác bảo vệ rừng:
Trà Sư có tổng cộng 6 chòi gác làm nhiệm vụ
ngăn chặn việc khai thác trộm, phá rừng,… Ngồi
ra, Trạm Kiểm lâm Trà Sư còn trang bị tháp xem
chim phục vụ cho khách tham quan và nghiên cứu
khoa học. Việc quản lý chủ yếu là bảo vệ, trồng
mới rừng, hạn chế việc khai thác. Chỉ một phần
nhỏ diện tích được khai thác nhằm phục vụ cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực và trồng
lại rừng mới. Trong đó, các sân chim cũng được
bảo vệ.
Mừng Xuân Giáp thân 2004

Thông tin khoa học

Số 16

40

ðại học An Giang


01/2004
4. Quản lý bền vững hệ sinh thái rừng tràm
Trà Sư:
4.1. ðánh giá hiện trạng quản lý hệ sinh thái:
Kết quả báo cáo cơng tác quản lý rừng của
Trạm kiểm lâm Trà Sư, của Trạm kiểm lâm Tịnh
Biên, cho thấy việc quản lý hệ sinh thái rừng Trà
Sư năm 1999, 2000, năm 2001 đến 2/2003 là rất
tốt. Trong thời gian này, rừng Trà Sư chưa xảy ra
vụ cháy nào, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, nhất
là các sân chim.
Kết quả nghiên cứu về “Bảo tồn các vùng đất
ngập nước quan trọng ở ðồng bằng sơng Cửu
Long – báo cáo bảo tồn số 13 của Viện Sinh thái
và tài ngun sinh vật” xác định rừng Trà Sư là
một trong 10 điểm cần được bảo vệ ở ðBSCL để
duy trì đa dạng sinh học quốc gia. Khu vực này
vẫn còn giữ được tốt các trảng cỏ ngập nước theo
mùa với các sân chim, là nơi trú chân của các lồi
chim nước q hiếm. Nhưng việc đào kênh phục
vụ cho kế hoạch trồng tràm trong khu vực này có
thể làm giảm sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cơng
tác quản lý rừng Trà Sư đang góp phần cho vùng
này phát triển tiềm năng về du lịch sinh thái.
4.2. Những thách thức trong việc quản lý:
Kết quả đánh giá về việc khảo sát hiện trạng
rừng Trà Sư cho thấy có một số thách thức trong
cơng tác quản lý như sau:
- Việc tác động của những người dân quanh khu
vực đối với rừng, nhất là việc khai thác trộm gỗ,

săn bắt các lồi động vật, các lồi cá, các lồi chim
nước.
- Việc tiếp tục trồng tràm vào các khu vực đầm
lầy trống, có thể tác động đến các trảng cỏ ngập
nước và tác động đến các lồi chim nước.
- Diện tích vùng nhỏ và tính tự nhiên của sinh
cảnh rất khó duy trì lâu dài.
- Vấn đề điều tiết nước cho vùng.
- Việc khống chế lồi Mimosa pigra (Cây mai
dương).
5. Kết luận:
Việc quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư rất quan
trọng trong việc gìn giữ khu vực này và rất có ý
nghĩa trong việc góp phần đảm bảo sự phát triển
bền vững của hệ sinh thái-một trong những hệ sinh
thái đặc trưng của An Giang và cần thiết được bảo
tồn. Phát triển việc bảo tồn hệ sinh thái này vừa có
thể phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển du
lịch sinh thái. Tuy nhiên, cơng tác này cũng đang
gặp các thách thức. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng
quản lý hệ sinh thái rừng Trà Sư và việc xem xét
các thách thức đối với khu vực này, có một số kiến
nghị sau:
- Cần có những nghiên cứu về những giá trị
tiềm năng của hệ sinh thái ở khu vực này.
- Mở rộng diện tích khu vực rừng.
- Nghiên cứu điều tiết nước cho vùng.
- Hạn chế việc đào xẻ kênh mương có thể gây
ra hiện tượng xì phèn và làm phân mảnh hệ sinh
thái.

- Tăng cường hỗ trợ phát triển kinh tế cho các
hộ dân quanh khu vực để giảm tác động của các hộ
dân này đến rừng.
- Nên phát triển khu vực này thành địa điểm
vừa bảo tồn đa dạng sinh học của vùng, vừa phát
triển thành địa điểm du lịch sinh thái:
+ Nghiên cứu thiết lập đề án phát triển khu bảo
tồn trên cơ sở những nghiên cứu chi tiết về khu
vực.
+ Mở rộng diện tích của vùng đệm

Tài liệu tham khảo
1.
BCð PCCCR Huyện Tịnh Biên. Báo

o Tổng kết cơng tác bảo vệ PCCCR năm
2002 và triển khai PA – BV – PCCCR
năm 2003. 2002.
2. Enger, Eldon D.; Smith, Bradley E. .
Environmental science. The McGraw –
Hill companies, Inc. 2000.
3. Viện Sinh thái và tài ngun sinh vật –
Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam
của Vương quốc Hà Lan (Báo cáo số 13).
Bảo tồn các vùng đất ngập nước quan
trọng ở ðồng bằng sơng Cửu Long. Hà
Nội. 2000.










×