Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

TIỀN ĐIỆN TỬ TỪ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MƠN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2022

TÊN CƠNG TRÌNH:

TIỀN ĐIỆN TỬ: TỪ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ

THÚC ĐẨY HÌNH THÀNH Ý ĐỊNH ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: KHOA KINH TẾ
MSĐT (Do BTC ghi): TTK119

TP. Hồ Chí Minh - 2022


1

I. TĨM TẮT
Mục đích bài nghiên cứu: Thị trường tiền điện tử (Cryptocurrency) hiện nay đang trên
đà phát triển vô cùng rộng mở, với những dự án mang tầm nhìn của tương lai. Tuy nhiên,
với một tốc độ phát triển quá nhanh cũng như niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường
này vẫn cịn hạn chế. Do đó, vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm và ý kiến trái chiều về
thị trường này bởi mức độ rủi ro của nó mang lại là vơ cùng lớn. Đặc biệt là bộ phận
giới trẻ hiện nay - một lứa tuổi dễ dàng và thuận tiện trong việc tiếp cận những xu hướng
mới, những cơng nghệ hiện đại đóng vai trị là nền tảng của tương lai lồi người. Chính
vì vậy, nhóm quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu, đánh
giá và phân tích những nhân tố tác động đến việc hình thành ý định đầu tư của những
nhà đầu tư trẻ.


Phương pháp: Dữ liệu cho bài nghiên cứu này được thu thập thông qua bảng câu hỏi
khảo sát về ý định đầu tư của giới trẻ vào thị trường tiền điện tử (N = 250). Sau khi kiểm
định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm nghiên cứu tiến hành lần
lượt các kỹ thuật phân tích dữ liệu: phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích nhân tố
khẳng định CFA và thiết lập mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Kết quả: Kết quả của bài nghiên cứu phản ánh các yếu tố như nhận thức rủi ro, sự đổi
mới cá nhân và ảnh hưởng từ xã hội có tác động tích cực đến các nhân tố trung gian là
độ hiểu biết và lợi ích kỳ vọng. Từ đó, góp phần thúc đẩy ảnh hưởng của độ hiểu biết và
lợi ích kỳ vọng của nhà đầu tư lên việc hình thành ý định đầu tư của cá nhân đó. Tuy
nhiên, trong q trình phân tích, chúng tơi khơng nhận thấy tác động của sự đổi mới cá
nhân và nhận thức về rủi ro có tác động trực tiếp đến ý định đầu tư như mong đợi.
Kết luận: Với tác động mạnh mẽ của ảnh hưởng xã hội, lợi ích kỳ vọng và mức độ hiểu
biết lên ý định đầu tư của cá nhân. Nhóm nghiên cứu đã đánh giá một số tình hình, thực
trạng hiện nay và đề xuất một số các giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện quan điểm,
góc nhìn của mọi người theo một cách tổng quan, đa diện hơn.
Từ khóa: Ảnh hưởng xã hội, Lợi ích kỳ vọng, Độ hiểu biết, Đổi mới cá nhân, Ý định
đầu tư, Giới trẻ, Tiền điện tử.


2

II. MỤC LỤC
I. TÓM TẮT............................................................................................................... 1
II. MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
III. DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 6
IV. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 8
V. NỘI DUNG .......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 10
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 10
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 13

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 13
1.3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ............................................................. 13
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 13
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 14
1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 17
2.1. Các lý thuyết nền tảng .................................................................................... 17
2.1.1. Lý thuyết tăng cường độ nhạy cảm RST (Reinforcement Sensitivity
Theory) ............................................................................................................. 17
2.1.2. Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ UTAUT (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology) ................................................................. 18
2.1.3. Lý thuyết Push – Pull – Mooring (PPM) .................................................. 19
2.2. Mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu ........................... 20
2.2.1. Nhận thức rủi ro và lợi ích kỳ vọng.......................................................... 20


3

2.2.2. Nhận thức rủi ro và ý định đầu tư ............................................................ 21
2.2.3. Lợi ích kỳ vọng và ý định đầu tư ............................................................. 22
2.2.4. Đổi mới cá nhân và ý định đầu tư ............................................................ 23
2.2.5. Đổi mới cá nhân và độ hiểu biết............................................................... 24
2.2.6. Ảnh hưởng xã hội và độ hiểu biết ............................................................ 25
2.2.7. Nhận thức rủi ro và độ hiểu biết............................................................... 26
2.2.8. Độ hiểu biết và ý định đầu tư ................................................................... 27
2.2.9. Ảnh hưởng xã hội và ý định đầu tư .......................................................... 28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 30
3.1. Mục tiêu và nguyên tắc khảo sát ..................................................................... 30
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 31

3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 34
3.4. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................... 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 36
4.1. Mơ tả mẫu....................................................................................................... 36
4.2. Phân tích kết quả............................................................................................. 45
4.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................. 45
4.2.2. Phân tích nhân tố EFA ............................................................................. 45
4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA .......................................................... 48
4.2.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................. 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 57
5.1. Kết luận chung................................................................................................ 57
5.2. Đề xuất và khuyến nghị .................................................................................. 58
5.3. Hạn chế bài nghiên cứu................................................................................... 59


4

5.4. Hướng phát triển đề tài ................................................................................... 60
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 61
VII. PHỤ LỤC ......................................................................................................... 68
Phụ lục 1: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) ................................................. 68
1.1. Độ hiểu biết (KN) ....................................................................................... 68
1.2. Ảnh hưởng xã hội (SI) ................................................................................ 68
1.3. Đổi mới cá nhân (IN) .................................................................................. 68
1.4. Lợi ích kỳ vọng (BE) .................................................................................. 69
1.5. Nhận thức rủi ro (RIS) ................................................................................ 69
1.6. Ý định đầu tư (INT) .................................................................................... 69
1.7. Giới tính ..................................................................................................... 69
1.8. Độ tuổi ....................................................................................................... 70
1.9. Thu nhập hàng tháng .................................................................................. 70

1.10. Số tiền đầu tư hàng tháng.......................................................................... 70
1.11. Chuyên ngành ........................................................................................... 70
1.12. Kinh nghiệm đầu tư .................................................................................. 71
Phụ lục 2: Kiểm định độ tin cậy (Reliability Analysis) .......................................... 71
2.1. Độ hiểu biết (KN) ....................................................................................... 71
2.2. Ảnh hưởng xã hội (SI) ................................................................................ 71
2.3. Đổi mới cá nhân (IN) .................................................................................. 72
2.4. Lợi ích kỳ vọng (BE) .................................................................................. 73
2.5. Nhận thức rủi ro (RIS) ................................................................................ 73
2.6. Ý định đầu tư (INT) .................................................................................... 74
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ........... 74


5

3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 .......................................... 74
3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 (sau khi loại bỏ biến SI3 và
SI4) ................................................................................................................... 77
Phụ lục 4: Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ...... 79
4.1. Các nhóm chỉ số độ phù hợp mơ hình (Model Fit) ...................................... 79
4.2. Kết quả kiểm định độ ổn định và chuẩn xác lần 1 ....................................... 80
4.2. Kết quả kiểm định độ ổn định và chuẩn xác lần 2 (sau khi loại bỏ biến IN1)
.......................................................................................................................... 80
Phụ lục 5: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation
Modeling) .............................................................................................................. 80
5.1. Kết quả ước lượng trọng số hồi quy (Regression Weights) ......................... 80
5.2. Kết quả các giá trị R2 (Squared Multiple Correlations) ............................... 82


6


III. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình:
Hình 1: Bảng giá Bitcoin trong vịng 1 năm trở lại đây .............................................. 11
Hình 2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 20
Hình 3: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................... 49
Hình 4: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ...................................... 52
Hình 5: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................... 54
Bảng số liệu:
Bảng 1: Bảng câu hỏi ................................................................................................. 31
Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ........... 45
Bảng 3: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần ........................................ 46
Bảng 4: Tổng phương sai trích ................................................................................... 46
Bảng 5: Ma trận mẫu từ phân tích EFA (Pattern Matrix) ............................................ 47
Bảng 6: Chỉ số phù hợp mơ hình Model Fit ............................................................... 50
Bảng 7: Kết quả kiểm định độ ổn định và chuẩn xác .................................................. 51
Bảng 8: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................. 53
Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Độ hiểu biết” ............................................. 36
Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” .................................... 37
Biểu đồ 3: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Đổi mới cá nhân” ...................................... 38
Biểu đồ 4: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Lợi ích kỳ vọng” ....................................... 39
Biểu đồ 5: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Nhận thức rủi ro” ...................................... 40
Biểu đồ 6: Kết quả khảo sát cho nhân tố “Ý định đầu tư”........................................... 41
Biểu đồ 7: Giới tính người tham gia khảo sát ............................................................. 41


7

Biểu đồ 8: Độ tuổi người tham gia khảo sát ............................................................... 42

Biểu đồ 9: Thu nhập hàng tháng ................................................................................ 42
Biểu đồ 10: Số tiền dự định chi tiêu đầu tư ................................................................ 43
Biểu đồ 11: Chuyên ngành của người khảo sát ........................................................... 43
Biểu đồ 12: Kinh nghiệm đầu tư ................................................................................ 44


8

IV. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMOS:

Phần mềm dùng để phân tích cấu trúc mơ măng

AVE:

Phương sai trung bình được trích (Average Variance Extracted)

BE:

Lợi ích kỳ vọng

CFA:

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

CFI:

Chỉ số độ phù hợp có tính so sánh (Comparative Fit Index)

CR:


Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability)

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

ERP:

Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning Systems)

FOMO:

Cảm giác lo lắng, sợ bỏ lỡ điều gì (Fear of Missing Out)

GFI:

Mức độ tốt của các chỉ số phù hợp (Goodness of Fit Index)

IN:

Đổi mới cá nhân

INT:

Ý định đầu tư

KMO:

Chỉ số so sánh độ lớn hệ số tương quan (Kaiser - Meyer - Olkin)


KN:

Độ hiểu biết

MSV:

Phương sai chia sẻ lớn nhất (Maximum Shared Variance)

PPM:

Lý thuyết Pull - Push - Mooring

RIS:

Nhận thức rủi ro

RMSEA: Căn bậc hai sai số xấp xỉ (The Root Mean Square Error of Approximation)
RST:

Lý thuyết tăng cường độ nhạy cảm (Reinforcement Sensitivity Theory)

SEM:

Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)

SI:

Ảnh hưởng xã hội


SPSS:

Phần mềm dùng để thống kê kiểm định

TLI:

Chỉ số Tucker - Lewis (Tucker - Lewis Index)


9

UTATU: Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology)


10

V. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển nhanh chóng của các thị trường đầu tư sinh lời nói chung và thị
trường tiền điện tử nói riêng, việc tìm hiểu và khai thác nguồn lợi từ đây là điều mà các
nhà đầu tư trên toàn thế giới đều quan tâm. Tiền điện tử tạo nên một “cơn sốt” đầu tư
với một mức siêu lợi nhuận chưa từng có đã thúc đẩy một làn sóng tham gia đầu tư
khơng chỉ trên tồn thế giới mà cịn cả ở Việt Nam chúng ta. Sức hút từ tiền điện tử đang
ngày một lớn mạnh hơn rất nhiều, khi mà thị trường đón nhận ngày càng nhiều nhà đầu
tư chuyên nghiệp, các ứng dụng và quỹ đầu tư chỉ chuyên về tiền điện tử. Các sàn giao
dịch tiền điện tử cũng xuất hiện ngày càng nhiều, với quy mô giao dịch cực kỳ lớn và
năng động có thể kể đến như: Binance; Coinbase; Huobi Global… Tuy nhiên, đi cùng
với khả năng sinh lời cực kỳ cao chính là một mức độ rủi ro cực kỳ lớn và rất khó đánh

giá và dự đốn, bởi ở thị trường tiền điện tử, đồng Bitcoin có thể được xem như một
người bảo lãnh, củng cố niềm tin của mọi người vào thị trường. Do đó, sự biến động của
đồng Bitcoin cũng là một nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự tăng giảm của các đồng
tiền điện tử khác (Altcoin). Đặc biệt là thời gian gần đây, cụ thể là cuối tháng 11/2021,
Bitcoin đã lập đỉnh giá cao nhất mọi thời đại ở mức 68.000$. Thế nhưng ở hiện tại,
Bitcoin đã dần hạ nhiệt và liên tục tạo đáy kỷ lục chỉ chưa đến vỏn vẹn vài tháng gần
đây khiến nhiều nhà đầu tư dần mất lòng tin hơn về thị trường này. Tuy vậy, nhiều nhà
đầu tư cho rằng đây là thời điểm “vàng” để bắt đáy và nắm giữ các đồng tiền điện tử với
mức giá thấp trước khi nó quay trở lại với quỹ đạo và khôi phục lại giá trị thực của nó.


11

Hình 1: Bảng giá Bitcoin trong vòng 1 năm trở lại đây
Theo một cuộc thăm dò gần đây của NBC News cho thấy, cứ năm người trưởng
thành trên toàn thế giới thì có một người đã đầu tư, giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử.
Một dấu hiệu khác cũng cho thấy tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến ngay cả khi
các nhà lập pháp cảnh báo về rủi ro thị trường và nỗ lực điều tiết ngành. Và một nửa
nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 49 cho biết họ đã tham gia vào tiền điện tử, chiếm tỷ
lệ cao nhất trong tất cả các nhóm nhân khẩu học (Franck, T., 2022). Riêng ở Mỹ, theo
một cuộc khảo sát mới của trung tâm Nghiên cứu Pew, phần lớn những người trưởng
thành ở Hoa Kỳ đã nghe nói một chút về tiền điện tử như Bitcoin hoặc Ether, và 16%
nói rằng cá nhân họ đã đầu tư, giao dịch hoặc sử dụng chúng (Perrin, A., 2021). Bên
cạnh đó, cơng nghệ Blockchain xoay quanh tiền điện tử cũng đang ngày một phát triển
và chứng minh tính ứng dụng vô cùng cao trong hầu hết tất cả các lĩnh vực. Một số tính
chất quan trọng của Blockchain có thể kể đến như tính phi tập trung và an tồn thông
tin. Như ở một nghiên cứu của Zheng và cộng sự (2018) nêu rõ rằng, trong các hệ thống
giao dịch truyền thống, mỗi giao dịch cần được xác nhận bởi một bên trung gian (chẳng
hạn như là ngân hàng). Tuy nhiên, khi áp dụng cơng nghệ Blockchain, các bên có thể
truy cập vào cơ sở dữ liệu và kiểm tra lịch sử giao dịch mà không cần đến bên thứ ba

(Tapscott, A., & Tapscott, D., 2017). Khả năng bảo mật và minh bạch thông tin của
Blockchain cũng rất ấn tượng, có thể hiểu như một sổ cái ghi chép lại tất cả hoạt động,


12

do đó, nếu một tổ chức tội phạm hay chính phủ có ý định lạm dụng mà khơng để bị phát
hiện, họ phải thay đổi đồng thời tất cả các bản sao của Blockchain (Rennock, M. J.,
Cohn, A., & Butcher, J. R., 2018). Tất cả những dẫn chứng trên đều cho thấy mức độ
phổ biến của tiền điện tử cũng như sự đột phá trong tiện ích của cơng nghệ Blockchain
đang ngày một trở thành một xu thế chung cho tương lai, khi mà có rất nhiều người đặt
niềm tin vào thị trường tiền điện tử này kể cả khi nó khơng được bảo hộ và cơng nhận
từ pháp luật đi chăng nữa.
Với khả năng sinh lợi đáng ngưỡng mộ và độ phổ biến như thế. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, khi nhắc đến tiền điện tử thì hầu hết chúng ta vẫn chưa có cái nhìn tích cực và
khách quan về lĩnh vực đầu tư này, đa phần họ sẽ nghĩ đến các dự án lừa đảo, đa cấp
siêu lợi nhuận… Do vậy, họ vẫn giữ niềm tin vào các định chế tài chính cũng như các
thị trường tài chính truyền thống hơn là một thị trường đầy rủi ro tiềm tàng như tiền điện
tử. Chính vì thế, việc tiến hành một cuộc khảo sát đánh vào thị trường tiền điện tử - thị
trường với tiềm năng sinh lời vô cùng lớn trong tương lai, với mục đích thay đổi cách
quan điểm và góc nhìn của mọi người đối với tiền điện tử, cũng như phổ cập những kiến
thức cần thiết để những nhà đầu tư cá nhân - chủ yếu là bộ phận giới trẻ tại TP.HCM có
thể củng cố và tự tin hơn trước những ý định đầu tư của mình.
Bài nghiên cứu của nhóm có bố cục như sau: đầu tiên nhóm bắt đầu bằng phần
giới thiệu; sau đó đưa ra một số các lý thuyết nền tảng liên quan, thiếp lập mơ hình
nghiên cứu và xây dựng giả thuyết để làm nền tảng nghiên cứu; tiếp đến là sử dụng các
phương pháp nghiên cứu và phân tích các kết quả thống kê được trình bày; cuối cùng là
phần kết luận, đề xuất, hạn chế và hướng nghiên cứu sắp tới.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
i. Lợi ích kỳ vọng của nhà đầu tư cá nhân chịu tác động chủ yếu bởi những yếu tố

nào?
ii. Độ hiểu biết về thị trường của nhà đầu tư cá nhân chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi
các yếu tố nào?
iii. Những nhân tố nào thúc đẩy và tác động chủ yếu đến sự hình thành ý định đầu
tư của cá nhân?


13

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Với sự bùng nổ và phổ biến đang ngày một tăng
cao, đề tài hi vọng sẽ đóng góp những ý nghĩa thực tiễn và hữu ích cho các nhà đầu tư
cá nhân trước những ý định đầu tư của bản thân vào thị trường tiền điện tử. Cụ thể là
đưa ra những đề xuất, kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu sự tác động của các nhân
tố đến ý định đầu tư.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá yếu tố “Nhận thức rủi ro” ảnh hưởng như thế nào đến “Lợi ích kỳ vọng”
của cá nhân.
Đánh giá các yếu tố “Nhận thức rủi ro”, “Ảnh hưởng xã hội” và “Đổi mới cá nhân”
ảnh hưởng như thế nào đến “Độ hiểu biết” về thị trường tiền điện tử của cá nhân.
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố “Nhận thức rủi ro”, “Đổi mới cá nhân”,
“Ảnh hưởng xã hội”, “Lợi ích kỳ vọng” và “Độ hiểu biết” đến “Ý định đầu tư” tiền điện
tử của cá nhân.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến “Lợi ích kỳ
vọng” (“Nhận thức rủi ro”) và “Độ hiểu biết” (“Nhận thức rủi ro”, “Ảnh hưởng xã
hội”, “Đổi mới cá nhân”). Đồng thời phân tích tác động của toàn bộ các nhân tố
lên “Ý định đầu tư” của cá nhân.
- Khách thể nghiên cứu: Người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh - chủ yếu là giới trẻ.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Mẫu dữ liệu được thu thập một cách ngẫu nhiên và thu
được 250 mẫu khảo sát tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập vào giữa tháng 5 năm 2022 và quá
trình nghiên cứu diễn ra từ ngày 11/5/2022 đến ngày 27/5/2022.


14

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là
phương pháp thu thập thông tin và phương pháp xử lý dữ liệu.
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp định lượng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong
bài, và thang đo được thiết kế theo phương pháp định tính. Mẫu quan sát là người dân
sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình thức tiến hành khảo sát là các bảng câu hỏi được gửi thông qua các phương
tiện như: Email, Zalo, Facebook… Đồng thời, phương pháp chọn mẫu phi xác suất (sự
lựa chọn đặc tính của tổng thể và nhu cầu của điều tra) cũng được sử dụng nhằm thuận
tiện cho quá trình thực hiện.
Về kích thước mẫu nghiên cứu, theo Corney và cộng sự (1992), việc nghiên cứu
có sử dụng phân tích nhân tố thì kích cỡ mẫu phù hợp nên theo cơng thức là n = 5m, với
m là số quan sát trong bài. Ở đây là 22 nên kích cỡ mẫu tối thiểu của đề tài là 110. Đối
với các đề tài nghiên cứu liên quan đến phân tích CFA, một số nhà nghiên cứu như
Muthen và Muthen (2002) cho rằng để các biến chỉ báo được phân phối chuẩn và khơng
có dữ liệu bị thiếu, cỡ mẫu hợp lý cho mô hình CFA đơn giản là khoảng N = 150. Bên
cạnh đó, một số nghiên cứu cịn cho rằng kích cỡ mẫu cần phải lớn hơn so với mức
thơng thường, ví dụ N = 200 (trong khi thông thường là 100 - 150 (Tabachnick, B. G.,
& Fidell, L. S., 2001) đối với việc phân tích SEM (Boomsma, A., & Hoogland, J. J.,
2001). Do đó, tổng cỡ mẫu của đề tài nghiên cứu là 250 mẫu nên đều đã đáp ứng những

tiêu chí về mẫu phù hợp.
Mẫu khảo sát được định dạng trên Google Forms nhằm cụ thể hóa những nhu cầu,
quan điểm của người thực hiện khảo sát, dễ dàng truyền đạt ý định khảo sát đến với
người tham gia khảo sát đối với vấn đề được đề cập. Kết quả cho ra 250 mẫu khảo sát
hợp lệ được lấy làm dữ liệu đầu vào trong số tổng cộng 250 phiếu trả lời.
1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong đề tài này được cụ thể
hóa thành phương pháp như sau:


15

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất (Non-Probability Sampling): Nghiên cứu
được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất với việc thu thập các phiếu trả
lời từ bảng câu hỏi trên Google Forms thông qua các nền tảng mạng xã hội như:
Facebook, Zalo… với tiêu chí là tự nguyện và thuận tiện.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Documentary Research Method): Tham khảo
các nguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó tự đúc kết những nội dung và ý tưởng liên quan
đến bài nghiên cứu, đồng thời cịn có sự tham khảo, so sánh với các bài nghiên cứu của
cùng một lĩnh vực để đưa ra một cái nhìn khách quan.
Phương pháp thống kê mơ tả (Descriptive Statistics): Nhóm đã sử dụng phương
pháp này để phân tích, tóm tắt, và mô tả một cách tổng quát các đặc trưng của mẫu
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích dữ liệu (Data Analysis): Với kỹ thuật phân tích chính là
mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, kết hợp sử dụng phần mềm SPSS 26 và AMOS 24 để
phân tích các nhân tố như hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, CFA trước khi xây dựng mơ
hình SEM cuối cùng (Kline, R. B., 1998).
 Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm SPSS
26. Tiêu chí đánh giá ở bước này chính là tiến hành loại bỏ những biến khơng
phù hợp với hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) bé

hơn 0.3 và khiến cho hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố không đạt đủ 0.6.
Bước này nhằm đánh giá mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm nhân tố của
một biến cụ thể.
 Ở bước phân tích tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA trên phần mềm SPSS 26 bao gồm: đánh giá hệ số KMO
và kiểm định Bartlett; trị số Eigenvalues và tổng phương sai trích; ma trận mẫu
từ phân tích EFA… với mục đích đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo
là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp EFA thuộc nhóm phân tích đa
biến phụ thuộc lẫn nhau (bao gồm cả biến phụ thuộc).
 Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng
phần mềm AMOS 24 với việc đánh giá các chỉ số độ phù hợp mơ hình (Model
Fit) nhằm đo lường, chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn và các biến quan sát.


16

Bên cạnh đó, nhóm đã kết hợp sử dụng kiểm định độ ổn định và chuẩn xác
(Validity and Reliability Test) để đánh giá tính hội tụ, tính phân biệt của các cấu
trúc biến. Từ đó, sử dụng tất cả những biến quan sát tốt nhất cịn lại để phân tích
mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM và kiểm định ý nghĩa thống kê những giả
thuyết đã đề ra.


17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các lý thuyết nền tảng
2.1.1. Lý thuyết tăng cường độ nhạy cảm RST (Reinforcement Sensitivity
Theory)
Cùng với sự phát triển của thời đại thì sự tò mò của con người về những thứ xung

quanh ngày càng lớn. Trong đó có sự tị mị về chính bản thân của họ đặc biệt là về hành
vi của con người. Người ta đã tiến hành những nghiên cứu vấn đề trên và thấy rằng
khuynh hướng hành vi được chia ra làm hai nhóm: khuynh hướng nhận thức và khuynh
hướng cảm xúc. Khuynh hướng nhận thức (sự tự nghiệm) là những tình huống điển hình
bắt nguồn từ sự suy luận và phán đốn thiếu chính xác, tuy nhiên, những thơng tin và
lời khun tốt thường có thể hiệu chỉnh chúng. Trái lại, khuynh hướng cảm xúc, chẳng
hạn như sự tiếc nuối và sợ rủi ro, bắt nguồn từ những cảm giác, linh cảm hoặc trực giác
hơn là từ sự suy luận có ý thức, và khó có thể hiệu chỉnh được (Fernandes, J. L. B., Pena,
J. I., & Tabak, B., 2010). Từ đó ta có thể thấy được những tác động của tư duy, hiểu biết
đồng thời mức độ phản ứng với rủi ro lên hành vi của con người.
Theo lý thuyết tăng cường độ nhạy cảm (RST) được phát triển bởi Jeffrey Gray,
người ta cho rằng hành vi của một người chịu sự tác động mạnh mẽ của các kích thích
từ hình phạt, phần thưởng và động lực (Bijttebier, P., Beck, I., Claes, L., &
Vandereycken, W., 2009). Điều này cũng được áp dụng nhằm giải thích xu hướng đầu
tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các cá nhân hoặc có ý
định đầu tư vào mảng tiền điện tử. Bởi trước khi đưa ra quyết định đầu tư của mình thì
cá nhân đó cần phải cân nhắc đến các yếu tố rủi ro (như là một hậu quả và hình phạt khi
thất bại) và lợi ích kỳ vọng (có thể hiểu như một phần thưởng từ đầu tư). Bên cạnh đó,
thị trường tiền điện tử hiện nay đang tồn tại với hàng nghìn loại khác nhau và các nhà
đầu tư cần phải dựa trên khả năng chấp nhận, đánh giá rủi ro và lợi ích kỳ vọng của bản
thân để đưa ra quyết định của mình. Khơng những vậy, mức độ hiểu biết và các ảnh
hưởng từ xã hội như người thân, bạn bè, các nền tảng trực tuyến (có thể xem như là các
yếu tố động lực) cũng tác động đến hành vi, nhận thức và hình thành nên ý định đầu tư
của nhà đầu tư cá nhân.


18

2.1.2. Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ UTAUT (Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology)

Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ có những biến chuyển vơ cùng nhanh chóng
và mang tính đột phá cao trên mọi lĩnh vực, khía cạnh; là thời đại của khoa học cơng
nghệ chiếm ưu thế. Do đó, sự tự đổi mới của con người để thích nghi phù hợp và nắm
bắt, tiếp thu nhanh chóng các cơng nghệ mới là điều vô cùng quan trọng. Theo một số
bài nghiên cứu cho thấy rằng khi giới thiệu cơng nghệ mới thì việc chấp nhận sự thay
đổi đó bắt nguồn từ những thay đổi trong chính bản thân của mỗi cá nhân (Kim, H. W.,
& Kankanhalli, A., 2009). Sự thay đổi trong chính bản thân này cũng có thể hiểu chính
là sự đổi mới cá nhân - tức là mức độ mà các cá nhân chấp nhận và áp dụng những ý
tưởng, công nghệ mới tương đối sớm hơn các thành viên khác trong hệ thống xã hội
(Rogers, E. M., 2005).
Bên cạnh đó, theo Hidayanto và Ekawati (2010) đã kết luận rằng việc chấp nhận
và sử dụng những cơng nghệ mới có thành công hay không sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới
cá nhân. Để dễ hình dung vấn đề này, người ta đã đưa ra mơ hình UTAUT hay cịn gọi
là mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of
Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) nhằm mục đích kiểm tra
sự chấp nhận công nghệ và sử dụng của cá nhân với một cách tiếp cận thống nhất hơn.
Mơ hình đã đưa ra các yếu tố quyết định trực tiếp đến ý định và hành vi sử dụng của con
người đó là: “Nỗ lực kỳ vọng”; “Hiệu suất kỳ vọng”; “Ảnh hưởng xã hội”; các điều kiện
thuận lợi và các nhân tố điều tiết như: “Giới tính”, “Tuổi tác”, “Trải nghiệm”, “Sự tự
nguyện sử dụng”. Từ các yếu tố trên, một số nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận Blockchain dựa trên mơ hình UTAUT. Nổi bật nhất
là nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến hiệu suất kỳ vọng và nỗ lực kỳ
vọng có liên quan đến việc sử dụng cơng nghệ Blockchain. Và do đó, việc áp dụng các
lý thuyết từ mơ hình này vào bài nghiên cứu với mục đích thể hiện sự ảnh hưởng của
mức độ chấp nhận công nghệ hay sự đổi mới cá nhân lên ý định đầu tư tiền điện tử của
các nhà đầu tư cá nhân.


19


2.1.3. Lý thuyết Push – Pull – Mooring (PPM)
Lý thuyết Push - Pull - Mooring (PPM) là một khuôn khổ được sử dụng để giải
thích hành vi, ý định của con người. Lý thuyết này thơng qua các nhóm yếu tố lực đẩy,
lực kéo và neo (yếu tố xã hội hoặc giữa các cá nhân) ảnh hưởng đến hành vi của các cá
nhân (Bansal, H. S., Taylor, S. F., & James, Y. S., 2005). “Yếu tố lực đẩy” được coi là
các yếu tố tích cực cũng như những động lực khuyến khích và giúp con người thúc đẩy
bản thân để đạt tới mục tiêu của họ hoặc để đạt được điều gì đó (Lai, J. -Y., Debbarma,
S., & Ulhas, K. R., 2012). “Yếu tố lực kéo” đề cập đến những yếu tố hấp dẫn gắn liền
với mục tiêu và thu hút mọi người hành động để tác động hướng đến mục tiêu đó (Sun,
Y., Liu, D., Chen, S., Wu, X., Shen, X. L., & Zhang, X., 2017). “Hiệu ứng neo” là một
yếu tố xuất phát từ bên trong hoặc bên ngồi của cá nhân có khả năng hạn chế hay tạo
điều kiện để con người thay đổi mục tiêu ban đầu (Zhang, H., Lu, Y., Gupta, S., Zhao,
L., Chen, A., & Huang, H., 2014).
Trong bài nghiên cứu này, nhóm đã áp dụng lý thuyết PPM để làm nền tảng cho
việc phát triển mơ hình giả thuyết. Đồng thời xem xét một cách có hệ thống các tài liệu
hiện có và phân loại các yếu tố được kiểm tra trong các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng
đến ý định đầu tư vào tiền điện tử. Lý thuyết PPM cho thấy rằng các yếu tố đẩy như độ
hiểu biết có liên quan chặt chẽ đến việc khuyến khích, thúc đẩy các cá nhân đầu tư vào
thị trường tiền điện tử. Các yếu tố kéo được liên kết với lợi ích kỳ vọng của cá nhân vào
hệ thống tiền điện tử. Các yếu tố neo đậu là các tác nhân xã hội (yếu tố tích cực), hay
mức độ rủi ro (yếu tố tiêu cực) có ảnh hưởng một cách mạnh mẽ vào việc cản trở hoặc
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào điện tử. Người ta cũng nhận thấy
rằng các yếu tố neo đậu, chẳng hạn như yếu tố về sự đổi mới cá nhân có tác động trực
tiếp đến hành vi của mỗi cá nhân trong việc đầu tư vào thị trường tiền điện tử (Hemantha,
R., 2021).


20

2.2. Mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu


Hình 2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
2.2.1. Nhận thức rủi ro và lợi ích kỳ vọng
Khả năng nhận thức rủi ro của một cá nhân (hay còn được gọi là “thái độ đối với
rủi ro”) thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro của người đó để thu được lợi nhuận kỳ vọng
lớn hơn, có thể được đo lường bằng việc đánh giá sở thích đầu tư giữa hai quan điểm là
“ăn chắc mặc bền” hay “liều ăn nhiều” (Gilaie-Dotan, S., Tymula, A., Cooper, N.,
Kable, J. W., Glimcher, P. W., & Levy, I., 2014). Ngoài ra, ở một vài nghiên cứu khác
cũng chỉ ra rằng tiêu chuẩn về rủi ro so với lợi nhuận còn ngụ ý các nhà đầu tư chỉ nên
chọn mức độ rủi ro tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của họ nhằm thu được lợi
ích kỳ vọng phù hợp với mức độ rủi ro đó ở biên độ hiệu quả hơn (Hanna, S. D.,
Guillemette, M. A., & Finke, M. S., 2013); hay việc mà nhà đầu tư phải đánh đổi giữa
rủi ro có thể xảy ra và lợi ích kỳ vọng đạt được khi đưa ra quyết định đầu tư dựa trên
quan điểm cá nhân của nhà đầu tư đó (Nofsinger, The Psychology of Investing, 2017).
Khi quyết định có nên tham gia vào một hành vi bất kỳ hay không, các cá nhân thường
có xu hướng xem xét, đánh giá và quản lý sự căng thẳng của bản thân đối với rủi ro nhận
thức được và lợi ích kỳ vọng từ nó. Một ví như đơn giản như việc sử dụng mạng xã hội
giúp các cá nhân gắn kết, duy trì các mối quan hệ hơn (tức lợi ích kỳ vọng) nhưng nó


21

cũng có thể khiến họ bị xâm phạm quyền riêng tư (tức nhận thức rủi ro) (Choi, S. H.,
Tam, L., Ayhan, K. J., & Lee, D. M., 2019).
Các nhà đầu tư thận trọng chủ yếu tìm cách giảm thiểu rủi ro đầu tư và mất vốn.
Hơn nữa, những nhà đầu tư này thường đạt được thành quả to lớn thông qua việc kế
thừa và áp dụng những phương pháp đầu tư vào các cơ hội đầu tư có rủi ro thấp đi kèm
một mức lợi nhuận ổn định như một sự thận trọng. Do đó, danh mục đầu tư của những
nhà đầu tư này có xu hướng tẻ nhạt hóa do thiếu sự linh hoạt hoặc phản ứng chậm với
những thay đổi chung của thị trường. Nói tóm lại, các nhà đầu tư thận trọng là những

nhà đầu tư có danh mục đầu tư với một mức lợi nhuận kỳ vọng ổn định và tối thiểu hóa
rủi ro hơn tương ứng với khả năng chịu rủi ro của cá nhân đó (Dickason, Z., & Ferreira,
S., 2016). Qua đó, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, khả năng nhận thức rõ ràng và đánh
giá được rủi ro là một nền tảng quan trọng cho cá nhân xác định và kỳ vọng hơn về lợi
ích trong cơng tác đầu tư. Chính vì vậy, giả thuyết được đặt ra là:
H1: Nhận thức rủi ro có mối quan hệ đồng biến đối với lợi ích kỳ vọng của nhà
đầu tư cá nhân.
2.2.2. Nhận thức rủi ro và ý định đầu tư
Từ góc độ nghiên cứu hành vi, nhận thức rủi ro được định nghĩa là nhận thức của
người tiêu dùng về mức độ không chắc chắn và những hậu quả khơng mong muốn có
thể xảy ra khi thực hiện một công việc, sử dụng hay mua một sản phẩm (Faquih, 2016).
Yếu tố rủi ro này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau để giải
thích sự khơng chắc chắn của các khía cạnh như rủi ro tài chính, tâm lý, xã hội, hiệu
suất, thể chất liên quan đến thời gian và chiếm một phần rất quan trọng trong rủi ro tổng
thể của nhận thức (Stone, R. N., & Gronhaug, K., 1993). Bên cạnh đó, nhận thức rủi ro
cịn được coi là một yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng trong việc mua hàng
hóa và vai trị của nhận thức rủi ro trong việc ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người
tiêu dùng đang được quan tâm và đã được phân tích trong một số bài nghiên cứu gần
đây (Pavlou, 2001; Spiekermann, S., & Paraschiv, C., 2002; Gefen, D., Karahanna, E.,
& Straub, D. W., 2003).
Trong một nghiên cứu của Salisbury và cộng sự (2001) cho thấy rằng khi một
người phải đối mặt với những kết quả tiềm ẩn rủi ro liên quan đến việc áp dụng một đổi


22

mới thì người ta có xu hướng xem trọng vấn đề rủi ro hơn là xem trọng các vai trò hay
lợi ích của việc đổi mới đó. Tức là, khi đứng trước rủi ro, con người thường có xu hướng
lựa chọn phương án an toàn. Từ các minh chứng trên ta có thể thấy rằng, rủi ro có sức
ảnh hưởng to lớn và dường như không thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện nay. Hơn

nữa, những hệ quả tích cực hay tiêu cực của hành động con người khi có rủi ro thường
rất thú vị và được quan tâm rất nhiều. Đó là lý do tại sao nhận thức rủi ro đã được nghiên
cứu bởi rất nhiều học giả trong rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau, từ kinh doanh,
kỹ thuật đến chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển (Yates, J. F., & Stone, E. R.,
1992). Mặt khác, thị trường tiền điện tử hiện đang bao gồm hàng nghìn loại tiền điền tử
khác nhau và mỗi loại tiền điện tử đều có tính đặc thù riêng cùng với mức độ rủi ro hay
lãi/lỗ khác nhau. Do đó, các nhà đầu tư cá nhân có thể tập trung vào một số loại tiền
điện tử cụ thể dựa trên mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận khác nhau. Những
người có nhận thức rõ ràng hơn về rủi ro sẽ có thể có khả năng đầu tư nhiều hơn so với
những người khơng có nhận thức rõ ràng hay chấp nhận rủi ro. Chính vì vậy, giả thuyết
được đặt ra là:
H2: Nhận thức rủi ro có mối quan hệ đồng biến đối với ý định đầu tư tiền điện tử
của cá nhân.
2.2.3. Lợi ích kỳ vọng và ý định đầu tư
Lợi ích kỳ vọng hay độ nhạy cảm phần thưởng có thể là những mong muốn về
thành quả, lợi nhuận mà nó mang lại hạnh phúc và sự hài lòng cho mỗi cá nhân. Theo
một nghiên cứu của Corr (2004) cho thấy rằng tư duy con người có sự nhạy cảm đối với
phần thưởng đạt được. Khả năng làm việc của một người phụ thuộc vào kiến thức và
năng lực của người đó. Tuy nhiên, động cơ làm việc của chúng ta hoàn toàn dựa vào
bản năng. Tức là khi thực hiện một cộng việc nào đó thì chúng ta thường sẽ đặt ra những
kỳ vọng về kết quả đạt được và những phần thưởng sau khi hồn thành cơng việc. Hay
nói cách khác, mức độ kỳ vọng về lợi ích hay phần thưởng càng cao thì con người chúng
ta sẽ càng có động lực để thực hiện và hồn thành cơng việc đó hơn. Vì vậy, có thể nói
lợi ích kỳ vọng hay độ nhạy cảm với phần thưởng đạt được có tác động tích cực và ảnh
hưởng đến động lực làm việc của con người trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó,
người ta cũng chỉ ra rằng những người nhạy cảm với lợi ích kỳ vọng đạt được trong
tương lai có thể tác động tích cực đến hành vi và ham muốn tham gia công việc (Avila,


23


C., Parcet, M. A., & Barro´s-Loscertales A., 2008); đồng thời tác động đến hành vi làm
cho con người đạt hiệu suất cao hơn trong công việc (Caseras, X., Avila, C., & Torrubia,
R., 2003).
Một số các nghiên cứu khác cho thấy các nhà đầu tư cá nhân sẽ đạt được lợi nhuận
hay phần thưởng nhiều hơn bằng cách có những suy nghĩ tích cực với việc chọn tiền
điện tử làm hình thức đầu tư (Sun, W., Dedahanov, A. T., Shin, H. Y., & Kim, K. , 2020)
hay lợi nhuận kỳ vọng có tác động tích cực đến ý định đầu tư (Kurniawan, 2021). Qua
đó, có thể nhận thấy rằng, tư duy và nhận thức của con người về lợi ích hay phần thưởng
đạt được kỳ vọng có tác động rất lớn đến dự định đầu tư của cá nhân. Việc xem tiền điện
tử là một kênh đầu tư đầy rủi ro tiềm tàng đi đơi với một lợi ích kỳ vọng rất lớn trong
thị trường kỹ thuật số này cũng phần nào giải thích được hành vi của các cá nhân có
mong muốn cao hơn về vấn đề lợi tức đầu tư kỳ vọng (tức lợi ích kỳ vọng cao hơn) có
thể xem tiền điện tử là một cơ hội tốt để đầu tư (Sun, W., Dedahanov, A. T., Shin, H.
Y., & Kim, K. , 2020). Có thể thấy rằng, lợi ích hay phần thưởng đạt được kỳ vọng có
tác động mạnh mẽ đến tư duy và hành vi của con người trong việc nắm giữ tiền điện tử
trong danh mục đầu tư cá nhân. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:
H3: Lợi ích kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến đối với ý định đầu tư tiền điện tử
của cá nhân.
2.2.4. Đổi mới cá nhân và ý định đầu tư
Rogers (2005) định nghĩa sự đổi mới cá nhân là mức độ mà các cá nhân áp dụng
những ý tưởng mới tương đối sớm hơn các thành viên khác trong hệ thống xã hội. Sự
đổi mới cá nhân sẽ giúp cho con người ta trở nên linh hoạt hơn trước những thay đổi vơ
cùng nhanh chóng trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Với những cá
nhân khác nhau thì sự thích ứng, chấp nhận sử dụng cái mới cũng sẽ khác nhau tùy thuộc
vào mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng về công nghệ, kiến thức và nhiều yếu tố khác.
Bên cạnh đó, sự đổi mới cá nhân cũng được chứng minh là một yếu tố vô cùng hiệu quả
trong các lĩnh vực nghiên cứu khác như: Hwang và cộng sự (2014) đã xác định vai trò
của sự đổi mới cá nhân trong việc áp dụng hệ thống ERP; tác động điều tiết của sự đổi
mới cá nhân đối với hành vi mua sắm du lịch trực tuyến (Lee, H. Y., Qu, H. L., & Kim,



24

Y. S., 2007) hay vai trò của sự đổi mới cá nhân đối với ý định tiếp tục sử dụng của những
hành khách đi máy bay (Lin, Z., & Filieri, R., 2015).
Trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử - một lĩnh vực mới nổi và đang dần phổ biến,
rộng rãi hơn trong cuộc sống hiện nay, thì sự đổi mới cá nhân cho thấy ý định của cá
nhân trong việc xem tiền điện tử như một phương tiện đầu tư tùy chọn. Ở đó, cá nhân
có thể tự do lựa chọn việc đầu tư vào loại tiền điện tử mà họ cảm thấy phù hợp với khả
năng chấp nhận rủi ro của bản thân và lợi ích kỳ vọng từ nó. Các nhà đầu tư có sự đổi
mới cá nhân tương đối có ý định đầu tư vào những phương tiện đầu tư mới hơn vì chúng
hiếm khi bị hạn chế bởi các nguyên tắc, quy định của sàn giao dịch ở các thị trường tài
chính truyền thống và chính sách của chính phủ. Đặc biệt, vì sự đổi mới cá nhân giữa
các nhà đầu tư cá nhân dựa trên dòng ý tưởng đầu tư, kiến thức về tiền điện tử và kỹ
thuật giao dịch nên sự hợp tác giữa các nhà đầu tư cá nhân trong các hội nhóm trên mạng
xã hội hay một số câu lạc bộ ngoại tuyến có thể được xem là một sự tiến bộ và đổi mới
trong cách tiếp cận với một hình thức đầu tư, làm giảm sự phức tạp và không chắc chắn
trong việc đầu tư, từ đó sẽ có xu hướng tác động tích cực đối với ý định đầu tư của các
cá nhân. Do đó, giả thuyết được đặt ra là:
H4: Sự đổi mới cá nhân có mối quan hệ đồng biến đối với ý định đầu tư tiền điện
tử của cá nhân.
2.2.5. Đổi mới cá nhân và độ hiểu biết
Đổi mới cá nhân có thể được coi là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến
sự hiểu biết của một cá nhân trước một vấn đề nào đó. Sự đổi mới cá nhân là mức độ
mà các cá nhân chấp nhận và sử dụng các công nghệ cũng như các tiện ích mới. Những
người có mức độ đổi mới cá nhân cao thường có xu hướng tìm tịi, khám phá những cái
mới nên sẽ có cơ hội tiếp cận với những tiện ích, cơng nghệ mới nhanh hơn so với những
người khác. Các cá nhân này được xem là những người yêu thích sự tiện ích hay những
người có mức độ am hiểu cao về các tiện ích. Ở một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự đổi mới

cá nhân, được đặc trưng bởi xu hướng chấp nhận rủi ro và khả năng đối phó trước sự
khơng chắc chắn. Bằng cách sử dụng các tiện ích mới, họ trở nên hiểu biết hơn về chúng,
nâng cao kỹ năng ứng phó để xử lý cơng nghệ mới và những bất ổn hoặc thách thức có
thể phát sinh khi sử dụng chúng (Bruner, G. C. I. I., & Kumar, A., 2007); hay những


×