Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy Luật Cạnh Tranh Và Sự Vận Dụng Quy Luật Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.18 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT CẠNH
TRANH........................................................................................................2
1.1. Cạnh tranh:.........................................................................................2
1.1.1. Khái niệm....................................................................................2
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh:.............................................................2
1.1.3. Vai trị của cạnh tranh:................................................................3
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh:..............................4
1.2.1. Các yếu tố về lợi thế so sánh:......................................................4
1.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế của đất
nước:......................................................................................................4
1.2.3. Nhóm thuộc về mơi trường kinh tế của doanh nghiệp:...............4
1.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp:............5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH
TRONG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA.....................................................6
2.1. Những thành tịu đạt được...................................................................6
2.2. Những tồn tại cần khắc phục..............................................................7
2.2.1.Cạnh tranh bằng giá cả.................................................................8
2.2.2. Cạnh tranh bằng khuyến mại.......................................................8
2.2.3. Cạnh tranh không lành mạnh trông quảng cáo............................9
2.2.4. Các hành vi dèm pha, bôi nhọ “đối thủ”...................................10
2.2.5. Hành vi nhái nhãn hiệu nổi tiếng..............................................10


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NƯỚC
TA...............................................................................................................11
3.1. Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố phát triển phân công lao
động xã hội nâng cao sức cạnh tranh......................................................11


3.2. Giải pháp và quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực để nâng
cao khả năng cạnh tranh..........................................................................11
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................13


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Ở nước ta, sau một thời gian dài trước đổi mới, với chính sách kinh tế
tập trung , quan liêu, bao cấp, những thiếu sót, những ảnh hưởng nghiêm
trọng bắt nguồn tứ sự méo mó giá cả dẫn tới việc phân bổ không hợp lý các
nhân tố sản xuất, sự yếu kém, sa sút và thiếu năng lực của quản lý nhà nước.
Sự gia tăng khoảng cách giáu nghèo, đại đa số dân chúng sống trong cơ cực
với thu nhập thấp. Từ sau Đại hội Đảng lần VI, nước ta chuyển sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước, mở ra
cho nước ta một hướng đi mới, một cơ hội mới để phát triển đất nước, hoà
nhập vào thế giới.
Thế giới đang biến động, ngày càng chuyển biến với xu hướng hội
nhập và tồn cầu hố ngày càng diễn ra sâu sắc. Do hội nhập kinh tế là xu
hướng tất yếu và khách quan, một nước muốn phát triển khơng cịn cách nào
khác là phải hồ vào nền kinh tế thế giới. Trước tình hình mới về cơ chế thị
trường và cơ chế quản lý, cạnh tranh để đứng vững và phát triển là tất yếu
không thể tránh khỏi. Chủ động hội nhập quốc tế, tiến hành điều tra, phân
loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, mặt hàng, có biện pháp
thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh là một
trong những việc cần thiết và cấp bách hiện nay. Chính vì thế, chúng ta phải
nhìn nhận, đánh giá khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay để từ đó có những bước đi đúng đắn, những giải pháp triệt để,
thích hợp, những phương hướng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường Việt Nam. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu, tơi đã lựa
chọn đề tài “ Quy luật cạnh tranh và sự vận dụng quy luật cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.” Nhằm

nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải
pháp hiệu quả.


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT CẠNH
TRANH
1.1. Cạnh tranh:
1.1.1. Khái niệm
“Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lợi nhuận tối
đa cho mình. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Nó là hiện
tượng tất yếu của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hố,
thì ở đó có cạnh tranh.”
Cạnh tranh là một yếu tố khách quan và có thể nói rằng khơng có cạnh
tranh thì khơng có phát triển, cạnh tranh là động lực của phát triển khơng có
cạnh tranh thì khơng có phát triển. Cho dù ở đâu đi chăn nữa thì cạnh tranh
lng tồn tại, kể cả trong đơì sống hằng ngày, nhưng ở đây ta chỉ xét ở góc độ
kinh tế. Từ năm 1986 trở về trước thì người ta đã có những quan điển sai lầm
khi kìm hẵm sự cạnh tranh ở các lĩnh vực, các gốc độ khác nhau tì quan niện
cạnh tranh cũng khác nhau. Nhưng theo quan điểm tổng hợp thì cạnh tranh là:
quá trình kinh tế mà ở đó chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp,
thủ đoạn, cách thức, tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình,
thơng thường là nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như
những điều kiện sản xuất có lợi nhất.
Cạnh tranh ở đây được thể hiện chủ yếu ra mặt ngoài của sản phẩm. Từ
khái niệm trên ta có thể hiểu khả năng cạnh tranh của khả năng của sản phẩm
là tất cả những gì mà sản phẩm đó đã có, đang và sẽ có để có thể ưu thế so với
các phẩm khác cùng loại hoặc khác loại trong quá trình cạnh tranh.
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh:
- Cạnh tranh nội bộ ngành: là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng

một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều


kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hố có lợi hơn để thu lợi
nhuận siêu ngạch.
- Cạnh tranh ngành: là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau,
nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
- Tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất. Khi quy mô sản
xuất phát triển đến một mức độ nào đó thì sẽ dẫn tới độc quyền.
1.1.3. Vai trò của cạnh tranh:
Vai trò của cạnh tranh được hiểu qua các chức năng của nó:
- Cạnh tranh là cơ chế điều khiển linh hoạt sản xuất của xã hội và do đó
làm phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Mục đích hoạt
động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, do đó họ sẽ đầu tư vào những
nơi có lợi nhuận cao nhất, tức là nguồn lực kinh tế của xã hội sẽ được chuyển
đến nơi mà nó được sử dụng với hiệu quả cao nhất.
-

Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế làm cho cạnh tranh trở thành tất

yếu. Cạnh tranh là động lực quan trọng để cải tiến kỹ thuật, phát triển lực
lượng sản xuất. Do đó nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh.
-

Do cạnh tranh, người sản xuất hàng hoá phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng

công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ
đó mà có thể cạnh tranh về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Q trình đó
đã nâng cao năng suất lao động trong xã hội thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.

-

Cạnh tranh thường xảy ra mạnh được yếu thua, các chủ thể có hành vi

thứ ứng với thị trường tì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại các chủ thể kinh tế
có hành vi khơng thích ứng với thị trường thì sẽ bị đào thải.


1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh:
1.2.1. Các yếu tố về lợi thế so sánh:
Lợi thế so sánh được coi là yếu tố sống còn trong cạnh tranh. Ở đây khả
năng cạnh tranh được xem là sức cạnh tranh thực và bằng với lợi thế so sánh.
Và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế toàn câu cạnh tranh quốc
tế ngày càng khốc liệt các lợi thế so sánh trên tầm vĩ mô không thể coi nhẹ
nhhư: sự ổn định về kinh tế chính trị, pháp luật thể chế, kinh tế đất nước, kết
cấu hạ tầng.
Đậy có thể nói là yếu tố quan trọng trong thời gian hiện nay giúp chúng
ta phát triển trọng điểm sử dụng hiệu quả nguồn lực để tăng sức cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
1.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước:
Theo Forger thì “khả năng cạnh tranh là khả năng của một đất nước
trong việc nhận thức rõ về mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là
đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà khơng gặp những khó khăn
trrong cán cân thanh tốn. Bởi vì tăng trưởng kinh tế của nột quốc gia được
xác định bởi năng suất cảu nền kinh tế quốc gia đó mà năng suất là yếu tố cơ
bản tạo nên khả năng cạnh tranh và nó là một yếu tơ1 góp phần vào lợi thế so
sánh cảu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nền kinh tế
thị trường.
1.2.3. Nhóm thuộc về mơi trường kinh tế của doanh nghiệp:
Bao gồm các yếu tố như chính sách thương mại, mơi trường đầu tư, tài

chính, mức thanh khoản trong nền kinh tế, cơ cấu doanh nghiệp cạnh tranh
trong nền kinh tế.
Ngoài ra, năng lực sản xuất cơng nghiệp của ngành của quốc gia cũng
đóng vai trị hết sức quan trọng. Ở đây phải nói đến đội ngũ nhân lực được
đào tạo có kĩ năng, nghề nghiệp khơng ngừng được nâng cao. Ngồi ra phải


nói đến phần cơng nghệ trong tranh thiết bị của quốc gia cũng đóng vai trị hết
sức quan trọng. Chính việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ giảm bớt
chi phí, nâng cao năng suất, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp:
Hoạt động của doanh nghiệp là một trong các yếu tố nền tảng của khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó thấy khả năng tổ chức sản xuất, trìng
độ quản lý, khả năng chuyên mơn hố của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc về hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến
chi phí cá biệt của doanh nghiệp. Nhóm yếu tố này bao gồm hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp, của chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chính
chiến lược phát triển của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp triển vọng
cạnh tranh daì hạn và cạnh tranh đa phương diện. Trìng độ đội ngũ lao động,
khả năng tiếp nhận và tốc độc xử lý thông tin… đều ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, quyết định sự tồn
tại của doanh nghiệp trên thương trường đầy sóng gió, thử thách và đầy rủi
ro.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH
TRONG NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA
2.1. Những thành tịu đạt được
Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được
những tiến bộ vượt bậc trên nhiều mặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong vòng
20 năm, GDP tăng 6 lần, hơn 40 triệu người dân thốt khỏi đói, nghèo. Với
việc trở thành thành viên WTO, nền kinh tế nước ta được xác lập một vị thế
mới, ngày càng vững chắc trong hệ thống kinh tế thế giới, sức hấp dẫn đầu tư
tăng lean mạnh mẽ.
Nền kinh tế nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng trước
những cơ hội to lớn và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết. Đó là sự thay đổi
chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang
moat giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiẹn hội nhập
kinh tế quốc tế toàn diẹn và sâu sắc hơn.
Hội nhập kinh tế, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng mặt khác,
thách thức cũng lớn hơn và khó khăn cũng tăng lên. Nền kinh tế và cánh
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh hơn gấp bội,
trong một mơi trường quốc tế có nhiều biến động, khó dự đốn và có độ rủi ro
cao. Trong điều kiện đó nếu khơng có một cơ cấu kinh tế tổng thể hiệu quả và
vững chắc, một hệ thống thể chế vận hành đồng bộ, nền kinh tế sẽ không thể
hội nhập thành công, càng không thể cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền
vững. Đây chính là điểm mấu chốt phải tính đến khi xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội của nước ta trong giai doạn tới.
Vì vậy, chính tại thời điểm bước ngoặt hiện nay, phải tỉnh táo nhìn
nhận, đánh giá một cánh khách quan và khoa học thực lực của nền kinh tế,
xác định chính xác những vấn đề phải giải quyết để đạt được mục tiêu sớm rút


ngắn khoảng cánh tụt hậu “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025”.
Trong nhiều văn kiện, cùng với việc khẳng định những thanh công to
lớn, Đảng ta nêu hai nhận định quan trọng về thực trạng khác của nền kinh tế.
Đó là:
Thứ nhất, trong một thời gian dài, kinh tế tăng trửơng chưa tương

xứng với tiềm năng .
Thứ hai, chất lượng tănh trưởng, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh
chậm được cải thiện.
Đây là hai nhận định nghiêm khắc và khách quan, chỉ là điểm yếu cơ
bản, cả ở khía cạnh số lượng và chất lường của nền kinh tế nước ta khi bước
vào giai đoạn phát triển mới, trong môi trường cạnh tranh quốc tế đang gia
tăng áp lực mạnh. Hai nhận định đó khắc họa nên thực chất cốt lõi của các
thách thực phát triển, định rõ tính chất gay gắt và mức độ quyết liệt, có thể
nói là sinh tử của các nhiệm vụ mà nền kinh tế vốn còn thấp kém của nước ta
phải giải quyết tronh giai đoạn tới trên tinh thần nỗ lực vượt bậc, tận dụng tối
đa cơ hội, vượt qua mọi thách thức để phát triển nhanh hiệu quả và bean
vững.
2.2. Những tồn tại cần khắc phục
Cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngồi và khích đầu tư trong nước,
số lượng các đoanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế ngày càng tăng. Sự năng
động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và quy luật cạnh
tranh của nền kinh tế thị trường đang tạo ra những chuyển biến tích cực trong
đời sống kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực thị
trường nước ta đang bị đe doạ trước sức tấn công của những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh. Cùng với thời gian và cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, những thủ đoạn cạnh tranh ngày càng tinh vi, gây ra hậu quả nghiêm


trọng và ảnh hướng sâu sắc tới sự ổn định của kinh tế nước nhà cũng như sức
sống của một số ngành cơng nghiệp nội địa.
Nhìn chung, các hành vi cạnh trạnh được thể hiện bằng nhóm hành vi
cạnh tranh không làm mạnh, phổ biến như:
2.2.1.Cạnh tranh bằng giá cả.
Cạnh tranh thông qua giá cả là biện pháp kinh điển và lỗi thời ở các
nước có nền kinh tế phát triển. Nhưng đối với nền kinh tế thị trường còn non

trẻ của nước ta, biện pháp bán phá giá đang trở thành một công cụ hữu hiệu
của các hãng lớn sử dụng để thâu tóm thị phần của các đối thủ cạnh tranh. Với
thế mạnh về tại chính, kinh nghiệm, các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành
những cuộc phá giá giá thực sự và đành được thắng lợi trước sự bất lực của
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ trong nước. Hình thức cạnh tranh thơng qua
giá cả được nhiều doanh nghiệp thực hiện một cách hết sức tinh vi như: lượng
hàng nhưng không tăng giá, khuyến mại bằng cánh cung cấp chính hàng hố,
dịch vụ …
2.2.2. Cạnh tranh bằng khuyến mại.
Lợi dụng thế mạnh tại chính, bên cạnh việc bán phá giá, các hãnh lớn
đang thi nhau tiến hành các chiến dịch khuyến mại với quy mô và giá trị ngày
càng lớn với các món qúa, giải thưởng có giá trị và hấp dẫn, mỗi giải thưởng
có khi lên tới vài trăm triệu đồng. Với những chính sách khuyến mại này,
người tiêu dùng có lẽ sẽ chẳng quan tâm đến việc phải lựa chọn và so sánh
với các sản phẩm cùng loại mà chỉ quan tâm đến việc liệu mình có may mắn
để trúng thưởng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước chiến dịch khuyến
mại, những giải thưởng được doanh nghiệp quảng cáo rầm rộ. rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng , nhưng những thông tin về người trúng
thưởng thì rất hiếm khi xuất hiện. Thêm vào đó, với ngành cơng nghiệp quảnh
cáo hiện đại, các doanh nghiệp lớn có thể tung ra những chương trình quảng


cáo sinh động, ấn tượng được tuyên truyền rộng rãi và có ảnh hưởng sâu sắc
tới mọi tầng lớp nhân dân.
2.2.3. Cạnh tranh không lành mạnh trông quảng cáo.
Trong những năm gần đầy, cùng với sự phát triển của các phương tiện
thông tin đại chúng, hoạt động quảnh cáo diễn ra rất sơi động. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi ích thiết thực, hoạt động quảng cáo này cũng đã góp phần tạo
ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế nước ta.
Cuộc chiến trong lĩnh vực quảnh cáo đanh diễn ra nay kịch tính, các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng lộ liễu, được thế hiện chủ yếu
ở những hành vi sau:
+ Quảnh cáo không trung thực.
Các hành vi quảnh cáo gian dối, quảnh cáo quá lố về quy cánh, phẩm
chất của hành hố đang diễn ra một cánh cơng nhiên ở Việt Nam, những lợi
khẳng định một cách chắc chắn về chất lượng và tính năng ưu việt của sản
phẩm đã diễn ra hằng ngày trong các chương trình quảnh cáo trong các
phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, chúng ta không thể không nghi
ngờ về chất lượng của các sản phẩm mà nhà sản xuất quảnh cáo. Ngoài những
biểu hiện cạnh tranh khơng lành mạnh nêu trên, cịn có cá hành vi quảnh cáo
mang tính lừa gait người tiêu dùng như tặng thưởng những phần thưởng
chẳng bao giờ tới được tay người tiệu dùng.
+ Quảnh cáo so sánh
Là hành vi ln quảnh cáo cho sản phẩm của mình là tốt nhất mà giá
lại rẻ, nhưng thực tế lại không phải là như vậy. Các kiểu so sánh đưa thông tin
mập mờ khiến người khó hiểu. Nếu chú ý theo dõi chương trình trên các
phương tiện thơng tin đại chúng, chúng ta sẽ thầy nhiều chương trình quảnh
cáo đua ra các so sánh với các sản phẩm cùng chủng loại khác. theo đó các
nhà sản xuất thường đưa ra quảnh cáo là sản phẩm của họ vượt trội hơn


những sản phẩm thường hoặc sản phẩm khác mà không hề nói rõ đó là sản
phẩm nào. Vây những cái “thường” cái ”khác” mà các nhà quảnh cáo muốn
nói ở đây là gì, phải chăng họ muốn so sánh sản phẩm của họ là tốt nhất còn
sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác đều không đáng tin cậy. Hành
vi quảnh cáo so sánh này còn được thế hiện một cách cực kỳ lộ liễu qua hình
ảnh khi các nhà quảnh cáo cố tình đưa ra mẫu sản phẩm so sách giống với
mẫu sản phẩm của các nhà sản xuất khác.
2.2.4. Các hành vi dèm pha, bôi nhọ “đối thủ”.
Hành vi dèm phá, bôi nhọ đối thủ được thực hiện bằng việc tung ra các

tín tứckhơng có thật nhằm giảm uy tín của đối thủ. Chúng ta từng chứng kiến
rất nhiều các “chiêu thức” bôi nhọ, làm giảm uy tín của các đối thủ cạnh tranh
khi họ tung ra thông tin rất giật gân và phi lý như tin đồn “trong chai bia của
hãng A có gián ”hoặc“ trong chai nước nhọt của hãng B có kiến”, hoặc “sản
phẩm của hãng C có hố chất độc hại “sản phẩm của hãng này được lấy từ
nước sống” … Các hãng sản xuất bị xâm phạm như thế này chỉ còn nước kêu
trời và chứng minh cho sự trong sạch của mình. Những hành vi dèm pha, bơi
nhọ đối thủ cạnh tranh này rất nguy hiểm, vì chỉ cần một tin đồn là một doanh
nghiệp làm ăn chân chính có thể phải đóng cửa do hàng hố của mình khơng
thể tiêu thụ được trên thị trường.
2.2.5. Hành vi nhái nhãn hiệu nổi tiếng.
Nhãn hiệu nổi tiếng là một lời thế cạnh tranh vô cùng lớn của các hãng
sản xuất bởi khi đọc đến tên nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể cảm nhận được
ngay, phân biệt được tiềm lực, chất lượng, phương thức phục vụ của sản
phẩm này so với sản phẩm cùng loại mang nhãn hiệu khác. Hiện tượng nhái
nhãn hiệu này đặc biệt phổ biến với các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới. Và
như vậy, các đối thủ cạnh tranh đua nhau gắn cho sản phẩm của mình những
nhãn mác nổi tiếng. Tình trạng hàng nhái tràn lan và khơng kiểm sốt được
đến mức báo động khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có


sản phẩm nổi tiếng đã phải khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng ngay
tại siêu thị, đại lý độc quyền – nơi mà họ trực tiếp.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CỦA NƯỚC TA
3.1. Đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố phát triển phân cơng lao
động xã hội nâng cao sức cạnh tranh.
Phát riển nền kinh tế hành hố thì phải đẩy mạnh phân cơng lao động
xã hội. Nhưng sự phát triển của phân công lao động xã hội do trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao

động xã hội phải đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hoá để xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại. Ngoài ra nước ta cần phải
phân công lại lao động và phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước, cũng
như của từng vùng, từng địa phương; hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho
phép khai thác tốt nhất cac1 nguồn lực của đất nước,tạo nên sự tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững cho toàn bộ nền kinh tế cũng như việc phân bố sẽ
làm giảm đáng kể chio phí sản xuất. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc
làm tăng khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm Việt Nam trong nền kinh tế
thị trường đầy khốc liệt.
3.2. Giải pháp và quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực để
nâng cao khả năng cạnh tranh.
Củng cố các trường đào tạo, các trung tâm đào tạo kể cả việc thuê các
chuyên gia nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về các bộ quản lý và các
bộ kỷ thuật trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch xây dựng mạng lưới thơng tin
điều hành nhằm nâng cao hiệu quả điều hành và quản lý xí nghiệp.Đây là biện
pháp gắn kết và quản lý hiện đại hiện nay. Thuê các nhà quản lý, các chun
gia nước ngồi để giải quyết khó khăn và diều hành các dự án mới. Huy động
nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp hoạt động tốt bổ sung cho các doanh


nghiệp gặp khó khăn. Đây là biện pháp trực tiếp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. Hiện nay trang thiết bị kĩ thuật đang là vấn đề ảnh
hưởnng rất lớn đến chất lượng sản phẩm nên các doanh nghiệp cần đầu tư
trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả sản xuất cao
cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm là đa dạng hoá các loại sản
phẩm, mục tiêu mở rộng thị rường và thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài
nước.



PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến cả
trong cơ cấu lẫn về cách quản lý tổ chức nên đã gặt hái nhiều thành cơng tuy
nhiên bên cạnh đó thì vẫn cịn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Từ thực
trạng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, chúng ta nhận thấy việc
đề ra các giải pháp và phương hướng pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh
của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới là
điều rất cần thiết. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam ký kết hiệp
định tự do thương mại thì việc đề ra biện pháp để nâng cao khả năng cạnh
tranh của Việt Nam càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kinh tế thị trường xã hội. Hệ thống kinh tế dành cho các nước đang
phát triển . Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
2. GS. Nguyễn Văn Sơn : Quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng
xã hội chủ nghĩa. Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
3. GS.TS. Chu Văn Cấp _ PGS.TS. Trần Bình Trọng : Giáo trình kinh tế
chính trị Mac – Lênin. Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Tầm nhìn Việt Nam 2050 - Trần Xuân Kiên - NXB Thanh Niên.



×