Câu 2: Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh
tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường? Hãy phân
tích để làm rõ tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền
trong nền kinh tế thị trường.
– Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh
tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh
tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá
hoại to lớn hơn.
–
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự
cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ
như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các
loại cạnh tranh sau:
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngồi
độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thơn tính
các xí nghiệp ngồi độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn
nguyên liệu, nguồn nhân cơng, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ
thống… để đánh bại đốỉ thủ.
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh
tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong
một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên;
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyềnkhác ngành có liên quan với nhau về
nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư
bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu
thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và
cơngxcxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm
địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.
- Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp
nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ
hạn thanh toán... Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và
thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền
theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không
vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi
đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn.
- Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten.
Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập
về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica
đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua
nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc
quyền cao.
- Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm
thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý.
Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số
lượng cổ phần.
- Cơngxcxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mơ
lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia cơngxcxiom khơng chỉ có
các nhà tư bản lớn mà cịn có cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác
nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như
vậy, một cơngxcxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở
hồn tồn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
Quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh
tế thị trường.
Theo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung
sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".
Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư
bản độc quyền.
Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
- Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ
khoa học - kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu
đã là những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, địi hỏi
những hình thức kinh tế tổ chức mới.
- Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ
thuật, tăng quy mơ tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình
độ kỹ thuật kém hoặc bị các đối thủ mạnh hơn thơn tính, hoặc phải liên kết
với nhau để đứng vững trong cạnh tranh.
Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một
ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
- Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá
sản; một số sống sót phải đổi mới kỹ thuật để thốt khỏi khủng hoảng, do đó
thúc đẩy q trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở
thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
- Bốn là, những xí nghiệp và cơng ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp
tục cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy
sinh xu hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
Kết quả:
Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các
tổ chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền.
Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá
cả sản xuất.
Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những
hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cả sản xuất đối với
những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó họ thu được lợi
nhuận độc quyền.
Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của qui luậtt
giá trị và qui luậtt giá trị thặng dư.
Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị và tổng lợi
nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa.
Những thứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những
thứ mà các tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản
chủ nghĩa và nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mất đi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin” ( tr. 326tr. 334)
2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t..27, tr. 402.
3. />%C3%A0i_ch%C3%ADnh_Hoa_K%E1%BB%B3_2007-2009
4. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ
Giáo dục và đào tạo