Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC, VẬN DỤNG VÀO CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.16 KB, 18 trang )

Lời nói đầu
Một kiến trúc sư, dù tài năng đến mấy, nhưng những ý tưởng thiên tài chỉ
được phác họa trong đầu và trên trang giấy thì mãi mãi khơng được công nhận.
Phải bắt tay vào chuẩn bị nguyên vật liệu rồi xây dựng, từ viên gạch, cái móng nhà
cho đến cây cột đỡ..thì cơng trình trong mơ ấy mới có thể dần dần thành hình.
Chính Thomas Alva Edison đã phát minh ra bóng đèn sợi đốt nhưng để có
được phát minh vĩ đại ấy , ông đã phải trải qua hàng trăm cuộc thí nghiệm lớn nhỏ.
Chỉ tính riêng việc tìm ra vật liệu thích hợp cho dây tóc, Edison đã mất gần một
năm (1878-1879), từ sợi Platine cho đến những kim loại hiếm khác như Rhodium,
Ruthenium, Titane, Zirconium,…và cuối cùng, thử nghiệm với sợi than mảnh đã
thành công. Điều đó cho thấy mối quan hệ đặc biệt khăng khít giữa nhận thức và
thực tiễn, hay nói đơn giản hơn là giữa lý thuyết và thực hành. Bởi hoạt động thực
tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn
của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức. Như vậy, nhận thức và
thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Đặt vào trong hoàn cảnh nước ta bây giờ, khi đang trong quá trình mở cửa,
đổi mới và hội nhập với thế giới, câu hỏi lớn đặt ra là : cái gì cần phải thay đổi,
phát triển, cái gì cần giữ nguyên và duy trì? Trả lời câu hỏi ấy địi hỏi phải có một
nhận thức đúng đắn và những hoạt động thực tiễn thích hợp. Trong khi đó, học
sinh sinh viên là những hạt nhân đóng vai trị quan trọng trong việc kiến thiết và
phát triển đất nước, liệu đất nước sẽ ra sao nếu như họ có nhận thức lệch lạc,
những hoạt động thực tiễn sai lầm…? Trước khi xét đến tồn cục xã hội, phải có
những thành tố tạo nên nó vững chắc đã :”Móng khỏe thì nhà mới bền”. Và sự
thực là, từng thành viên, cá nhân tốt thì tập thể mới vững mạnh. Chính vì vậy, sinh
viên đại học nói chung và sinh viên trường ĐH Kinh doanh và Cơng nghệ nói riêng
lại càng phải thấu hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, để mục đích cuối
cùng là áp dụng cho chính bản thân. Thực tiễn luôn luôn thay đổi, đổi mới. Từ cấp
III lên đại học là một thay đổi, một bước nhảy quan trọng , sinh viên cần phải lớn
hơn trong suy nghĩ và cả hành động. Việc xác định nghiên cứu vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức sẽ giúp sinh viên chúng ta có được nhận thức cũng như hành
1




động tốt trong học tập và rèn luyện. Đề tài này thực sự gần gũi, thiết thực cho sinh
viên trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Trong quá trình làm tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
thầy giáo và bạn đọc bổ sung ý kiến và giúp đỡ để bài tiểu luận của tơi hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên : Nguyễn Đình Thành
Lớp TC 14-52

Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
1.Khái niệm nhận thức và thực tiễn
1.1 Khái niệm nhận thức:
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong
bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
1.2 Khái niệm thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mụch mang tính lịch sử xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

2


2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của
nhận thức và là tiêu chuẩn cho tính chân lý của q trình nhận thức. Sở dĩ như vậy
vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức, khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
Thực tiễn có hai chức năng quan trọng : chuyển cái tinh thần thành cái vật

chất (khách quan hóa chủ quan) và chuyển cái vật chất thành cái tình thần (chủ
quan hóa khách quan). Trên cơ sở đó, ta có bốn vai trị cơ bản của thực tiễn đối với
khách quan:
2.1 Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:
Nhận thức ngay từ đầu đã xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định.
Con người luôn ln có nhu cầu khách quan là phải giải thích và cải tạo thế
giới, điều đó bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng
bằng hoạt động thực tiễn của mình, làm cho các sự vật vận động, biến đổi, qua đó
bộc lộ các thuộc tính, kết cấu, quy luật, những mối liên hệ bên trong chúng. Các
thuộc tính và mối liên hệ đó được con người ghi nhận chuyển thành những tài liệu
cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật phát triển
của thế giới. Ví dụ, xuất phát từ nhu cầu cần đo đạc diện tích, đo sức chứa của các
bình mà tốn học đã ra đời và trở thành cơng cụ tính tốn hữu hiệu cho đến ngày
nay…Suy cho cùng, khơng có một lĩnh vực nào lại không xuất phát từ thực tiễn,
không nhằm vào việc phục vụ hướng dẫn thực tiễn.
Mặt khác, nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người ngày càng
được hồn thiện; năng lực tư duy logic khơng ngừng được củng cố và phát triển,
càng phượng tiên nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các
giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới, Chẳng hạn, từ công việc
điều hành, tổ chức nền sản xuất…mà địi hỏi các mơn khoa học quản lý ra đời.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
3


2.2 Thực tiễn là động lực của nhận thức :
Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận
thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy, thực tiễn trang bị những
phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà sốt sự nhận thức.
Trong hoạt động thực tiễn luôn không ngừng biễn đổi và phát triển, đề ra những
nhu cầu, nhiệm vụ phương hướng phát triển của nhận thức, nhu cầu thực tiễn địi

hỏi phải có những tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận. Đó
chính là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển.
2.3 Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào
thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức mà là
nhằm cải tạo hiện thực khách quan phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội. Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải quyết, là nơi thể
hiện sức mạnh của tri thức, biến tri thức khoa học thành phương tiện giúp cho hoạt
động thực tiễn có hiệu quả.
Thực tiễn cũng tạo ra những phương tiện cần thiết giúp cho việc nghiên cứu
khoa học , đem lại những tài liệu, dữ kiện giúp tổng kết, khái quát hình thành lý
luận.
Lý luận mà không theo thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không theo
lý luận là thực tiễn mù quáng. Nếu khơng vì thực tiễn thì nhận thức sẽ mất phương
hướng. Do đó, nếu thốt ly thực tiễn, khơng dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa
rời cơ sở hiện thực,ni dưỡng những phát sinh, tồn tại. Vì vậy, chủ thể nhận thức
sẽ khơng thể có được những tri thức đúng đắn và sâu sắc về thế giới.
2.4 Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức :

4


Chỉ có thể đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới
thấy rõ tính sai lầm hay đúng đắn của chúng. Bởi vì nhận thức thường diễn ra trong
cả quá trình bao gồm các hình thức trực tiếp và gián tiếp, điều đó khơng thể tránh
khỏi tình trạng là kết quả nhận thức khơng phản ánh đầy đủ các thuộc tính của sự
vật. Mặt khác, trong quá trình hình thành kết quả nhận thức thì các sự vật cần nhận
thức không đúng yêu cầu mà nằm trong q trình vận động khơng ngừng.
Trong q trình đó, nhiều thuộc tính nhiều mối quan hệ mới đã bộc lộ mà
nhận thức chưa kịp phản ánh. Để phát hiện mức độ chính xác đầy đủ của kết quả

nhận thức phải dựa vào thực tiễn. Mọi sự biến đổi của nhận thức, suy cho cùng
khơng thể vượt ra ngồi sự kiểm tra của thực tiễn, sự kiểm nghiệm trực tiếp của
thực tiễn.Qua thực tiễn để bổ sung điều chỉnh sửa chữa phát triển và hoàn thiện kết
quả nhận thức. Khi những tri thức được thực tiễn xác minh là đúng thì tri thức đó
trở thành chân lý, nếu chưa đúng thì phải được nhận thức lại. Các Mác viết : “Vấn
đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay khơng,
hồn tồn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong
thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.”
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp
luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người. Nguyên tắc đó là : trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải
xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính nặng
động chủ quan.
-Xuất phát từ thực tế khách quan, tơn trọng khách quan là xuất phát từ tính
khách quan của vật chất, có thái độ tơn trọng đối với hiện thực khách quan.

5


-Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trị tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa
tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy.
*Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh
chủ quan duy ý chí; đó là hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay
cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất
phát cho chiến lược, sách lược….Đây cũng phải là quá trình chống chủ nghĩa kinh
nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ,trí tuệ, thụ
động…trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.


Chương II: Vận dụng vào cuộc sống sinh viên hiện nay
1. Thực trạng trong cuộc sống sinh viên hiện nay
6


Đó chính là : khơng có phương hướng. Sinh viên, đa số tại sao khơng quyết
định hay thâm chí mang tính chất biết được mình sẽ làm gì sau khi ra trường? Học
thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Nên học và nghiên cứu những gì thì phù hợp với
xu thế thời đại và thời điểm hiện tại? Sinh viên thậm chí cịn chưa hiểu đúng về
chun ngành của mình học, chưa hiểu được cơng việc hay nói cách khách là
những gì mình học sẽ áp dụng thế nào trong tương lai khi họ tốt nghiệp ra trường
và đi làm? Và vì vậy mà làm “biến chât” đi cái gọi là “mục đích của nhận thức”.
Thực tế là nhiều sinh viên vẫn đang theo lối học từ chưởng sáo mòn cũ kĩ, trở
thành những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền. Học chỉ để lấy tư duy nên
học cần phải có “sáng tạo”; phải có lời giải hay, phải có mẹo làm bài thi kiểm tra
để ra đáp số nhanh nhất, điểm cao nhất, nhưng những cái đó lại kém thiết thực đối
với đời sống nhất. Nếu bạn khơng tin vào điều đó, hãy nhìn vào hiện thực và tự
vấn mình rằng tại sao có những : “thủ khoa giỏi nhưng chưa tài?” Học sinh thi đỗ
đại học với số điểm cao nhưng vẫn phải “học đi rồi học lại” tới hàng chục học trình
trong trường đại học? Sinh viên tốt nghiệp bằng đại học khá giỏi vẫn tỏ ra ngỡ
ngàng trước công tác thực tế, trước những yêu cầu khách quan của thực tiễn đời
sống. Xét cho cùng cũng bởi vì những người ấy đi học mà khơng xác định được
mình học để làm gì ngồi việc nghĩ rằng : cứ học là sẽ tốt, họ đi trên một con
đường nhưng lại khơng biết nó dẫn tới đâu ngồi suy nghĩ rằng :”thế là xong”, cịn
sinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩ rằng : “thế là ổn”!!!
Nhận thức sai lầm kéo theo đó việc ứng dụng vào thực tiễn lúng túng, khó khăn,
thậm chí là phá hoại.
“Khơng biết mà làm thì vơ tội, nhưng biết mà vẫn làm thì mới tai hại”. Điều
đáng nói là đa phần học sinh đều nhận thức được cái gì đúng, sai; cái gì nên làm và
khơng nên làm…nhưng lại vẫn a dua, hịa theo số đơng, do lợi ích cá nhân trước

mắt, do tâm lý lo ngại trước dư luận…Biết vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật nhưng
người ta vượt thì tội gì mà mình khơng vượt? Biết thầy nói sai nhưng vẫn cứ im
7


lặng, kệ!...Từng tí, từng tí đã thiết lập trong sinh viên những thói quen tệ hại và dần
đưa họ về lối mòn của chủ nghĩa quan liêu, giáo điều.

2.Vận dụng thực tiễn vào nhận thức trong cuộc sống sinh viên
2.1 Trong học tập
“Học phải đi đôi với hành, học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng
học thì hành khơng trơi trảy.” Lời dạy của Bác Hồ có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc học của chúng ta ngày nay.Đối với sinh viên còn đang ngồi trên giảng
đường đại học, nhận thức, hiểu cụ thể chính là quá trình tiếp thu kiến thức đã được
tích lũy trong sách vở, là nắm vững lý luận đã được đúc kết trong các bộ mơn khoa
học, là tìm hiểu khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên
nhiên, vũ trụ. Còn “vận dụng vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” ở đây chính
là “hành”, tức là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lý thuyết cho thực tiễn
đời sống.
Trước khi vận dụng, phải vững lý thuyết. Giỏi lý thuyết khong vẫn chưa đủ.
Nếu không ứng dụng vào cuộc sống thì những gì chúng ta học được chẳng phải vơ
ích sao? Khơng phải tự nhiên mà một chiếc máy bay có thể bay được. Đó là kết
quả của hàng vạn cuộc thí nghiệm, nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học suốt
nhiều thế kỷ, thành cơng có, thất bại có. Nhưng nếu khơng thử thì đã khơng có
phương tiện hiện đại nhanh bậc nhất như bây giờ. Sau khi thất bại nên tự hỏi “tại
sao mình thất bại?”, để rút kinh nghiệm cho lần sau. Giữ vững niềm tin, đam mê,
8


sáng tạ ứng dụng lý thuyết vào thực nghiệm, thành công sẽ mỉm cười! Tuy nhiên,

từ nhận thức đến thực tiễn là cả một đoạn đường dài. Muốn đi được trên chặng
đường ấy, ta phải trả bằng mồ hôi công sức, thời gian, của cải, nước mắt và có khi
cả bằng máu. Đôi khi qua thực hành mà ta kiểm định lại kiến thức đã học bằng
thực nghiệm mà người ta tìm ra lỗ hổng của những giả thiết tưởng chừng là đúng.
Mặt khác, sinh viên cần phải có ý thức đúng đắn trong việc “học” và “hành”.
Đó là phải có thái độ học tập nghiêm túc, khơng học qua loa chiếu lệ kiểu “cưỡi
ngựa xem hoa”, vừa học vừa chơi. Trên giảng đường phải tập trung chú ý nghe
thầy cô giảng bài, mạnh dạn hỏi những điều chưa hiểu chưa biết, ghi chép bài theo
cách riêng của mình nhưng dễ hiểu mà vẫn khoa học, không chéo từng câu từng
chữ từng dấu phẩy, về nhà học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới, làm bài tập đầy
đủ. Tránh học theo kiểu học vẹt, học lý thuyết suông mà phải kết hợp lý thuyết
thực hành, vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực
hành. Khi thầy cô đưa ra một vấn đề, một nhận định hay học thuyết nào đó, hãy tự
hình dung trong đầu những ví dụ về sự vật hiện tượng quanh ta về nó rồi sau đó
xem xét, đánh giá, so sánh tương quan nó trong mối quan hệ biện chứng với những
sự vật, hiện tượng khác có liên quan tới chúng. Câu hỏi: “Vì sao lại thế?” phải ln
thường trực trong đầu mỗi sinh viên đại học. Chỉ với việc làm nho nhỏ đó, chúng
ta đang dần bước đến phương pháp nghiên cứu khoa học.
Qua đó ta học được cách nhìn nhận vạn vật rồi xây dựng để tài, và thực tế
khi bắt tay vào hiện thực cơng việc thì sẽ khơng cịn lúng túng, loay hoay khơng
biết nên bắt đầu từ đâu, làm gì, làm như thế nào và muốn đạt kết quả nào, cho ai.
“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã từng quan niệm
rằng lý thueyest khơng bằng thực hành giỏi. Điều đó cho thấy người xưa đã đề cao
vai trò của thực tiễn. “Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ…”
tức là nếu như học mà khơng “tiêu hóa” mà khơng “hành” thì khác gì con tằm nhả
dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Sinh viên rồi cũng chẳng khác gì cái máy thu
thanh, chỉ lặp lại những gì thầy cơ đã nói. Học như thế, khơng có lợi ích gì cho
9



mình mà cịn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. George Duhamel
có nói : “Đừng sợ máy móc của bên ngồi…hãy sợ máy móc của cõi lịng”. Lối
học không hướng đến thực tế sẽ chỉ đào tạo ra một lũ : nịnh thần” làm suy đồi dân
trí. Đó là lối học hình thức, học mưu cầu danh lợi, học để hướng đến những mục
đích tầm thường và thậm chí là ích kỷ, hại dâu. Trong thư gửi hội nghị giáo dục
toàn quốc (3-1955), Người viết: “Giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà
phụng sự nhân dân. Các cháu thì học tập cần gắn với thực hành để mai sau thực
hiện mục đích cao quý ấy…Học phải đi đôi với hành, không tách rời việc học chữ
với lao động chân tay, khơng tách rời trí thức với quần chúng lao động. Có kiến
thức là quý, nhưng chỉ thực sự quý khi kiến thức ấy phục vụ cho dân, cho nước”.
Chúng ta phải xác định xem học để làm gì và mỗi người nên tư duy về cái gì
để phù hợp với sở trường, năng lực, điều kiện và công việc cá nhân? Xã hội học
tập nhưng học cái gì để thiết thực cho cơng tác sản xuất của mỗi người học?
Để vận dụng tốt thực tiễn vào nhận thức, sinh viên trước hết phải là những
người chủ động trong đón nhận tri thức và vận hành nó bằng chính bàn tay bà khối
óc của mình. Nguồn kiến thức là vơ hạn, và cách tiếp cận nó cũng mn hình vạn
trạng, Học từ sách vở thầy cơ, sao không học từ bạn bè,ông bà , cha mẹ,từ báo chí,
…Muốn nhận thức tốt phải thực hiện đầy đủ 4 thao tác: nghe, nhìn, đọc, viết;nghĩa
là phải huy động bốn giác quan, bốn bộ phận cơ thể để học, học và học. Thức hai,
sinh viên nhất thiết phải bổ trợ thiêm kiến thức xã hội để phục vụ cho thực tiễn
cuộc sống. Sinh viên năng động, vì vậy nên tích cực tham gia vào thảo luận hoạt
đơng nhóm,các câu lạc bộ, các diễn đàn, forum, các hoạt động đoàn trường sôi nổi
để trau dồi kĩ năng sống, kĩ năng quản lý sắp xếp, giúp nhận thức của bản thân dễ
dàng hòa nhập và biến đổi phù hợp trong thực tiễn đời sống. Nếu ví thuyền là nhận
thức thì sinh viên chúng ta là những thuyền trưởng có kinh nghiệm, kĩ năng trước
biển lớn chính là thực tiễn.
2.2 Trong rèn luyện
10



Rèn luyện ở đây là rèn luyện về đạo đức, về tính cách, về ý thức trách
nhiệm, về thể chất,… Việc rèn luyện đó cũng phải trải qua q trình “học tập”, tức
là tìm hiểu về đời sống xã hội chính trị- văn hóa kinh tế, về truyền thống, lịch sử
thông qua tham gia các hoạt động cộng đồng. Ngày nay trước q trình “tồn cầu
hóa”, khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO cũng tức là mở cửa, hội nhập, cạnh tranh
với các nước trên thế giới thì bên cạnh những cơ hội, những mặt tích cực, cịn có
rất nhiều tiêu cực, thách thức. Đặc biệt, sự du nhập của những luồng tư tưởng phản
động, những văn hóa phẩm độc hại…đã ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ nói chung
và sinh viên chúng ta nói riêng. Vì thế, vừa học tập, rèn luyện đạo đức là rất cần
thiết với mỗi chúng ta.
Trong quá trình vận dụng, sinh viên chúng ta cũng cần đặc biệt coi trọng
việc vận dụng thực tiễn vào trong nhận thức. Chúng ta không thể chỉ nói sng mà
khơng làm. Thực tế, sinh viên đều biết xả rác bừa bãi là không tốt cho môi trường,
nhận thức là thế vậy thì sao chúng ta khơng hành động một cách triệt để: thu gom
rác thải gọn gàng, vứt rác đúng nơi quy định, nhắc nhở tuyên truyền mọi người
cùng hành động vì mơi trường xanh của chúng ta…”Giúp đỡ người già, trẻ nhỏ,
người khuyết tật là những hành động tốt đẹp, vậy thì ngại gì mà khơng nhường chỗ
cho cụ già trên xe bus, ngại gì mà không giúp một người mù băng qua đường…
Đây thực sự chỉ là những việc làm bình thường mà chúng ta ít nhiều đã
được học trong sách vở hay nghe nói ở đâu đó, nó hồn tồn có thể được sinh viên
chúng ta áp dụng vào thực tiễn đời sống, noi gương tốt thì làm việc tốt. Hằng ngày,
tơn trọng pháp luật bằng việc đi đúng làn đường, đi xe máy đội mũ bảo hiểm,
không lạng lách đánh võng …là sinh viên chúng ra đang làm tròn nghĩa vụ trách
nhiệm của một cơng dân. Đơn giản là những gì chúng ta đã được học, được nhận
thức đúng đắn thì hãy áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày của chúng ta, ngày
này qua ngày khác, năm này qua năm khác…Như vậy là chúng ta đang trong quá

11



trình tự rèn luyện hồn thiện nhân cách bản thân qua thực tiễn cuộc sống, điều mà
ra không thể làm được trọn vẹn chỉ trên trang giấy.

Kết luận
12


Thực tiễn quyết định nhận thức, vai trị đó địi hỏi chúng ta phải luôn luôn
quán triệt quan điểm mà V.I Leenin đã đưa ra: “Quan điểm về đời sống, về thực
tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản nhất của lý luận nhận thức”. Quan điểm
này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi
sâu vào thực tiễn, phải coi trong công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý
luận phải xuất phát từ thực tiễn học đi đôi với hành. Học thật nghiêm túc, hành thật
khách quan để sau này xây dựng đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho chính bản
thân mình.Vì vậy, những ai đang lơ là học tập thì hãy chú ý hơn; những ai đang
chất đầy bồ kiến thức mà không hành thì hãy mang ra áp dụng đi và những người
đang vận dụng những điều học vào thực tiễn thì hãy nhớ lấy mục đích học tập thực
sự của mình : đó là phụng sự nhân dân.

13


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
2. Triết học Mác Lênin
3. Tạp trí triết học số 3- 2005
4. Diendan.hocmai.vn
5. Diễn đàn sinh viên Việt Nam www.hssv.vn

14



Mục lục
Lời

nói

đầu………………………………………………………………………………..
Chương I : Cơ sở lý luận………………………………….
1-Khái niệm nhận thức và thực tiễn………………………………….
1.1 Khái niệm nhận thức……………………………………....
1.2 Khái niệm thực tiễn………………………………………..
2- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức…………………………
2.1 Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức…………
2.2 Thực tiễn là động lực của nhận thức…………………..
2.3 Thực tiễn là mục đích của nhận thức…………………..
2.4 Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức…………………..
3- Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………….
15


Chương II: Vận dụng vào cuộc sống sinh viên hiện nay………………….
1- Thực trạng cuộc sống sinh viên hiện nay………………………..
2- Vận dụng thực tiễn vào nhận thức trong cuộc sống sinh viên….

2.1 Trong học tập…………………………………………………….
2.2 Trong rèn luyện…………………………………………………
Kết luận…………………………………………………………………………..
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………..
Mục lục………………………………………………………………………….


Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
16


ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC, VẬN DỤNG
VÀO CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRẦN ĐÌNH BÍCH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Đình Thành
LỚP

:TC 14-52

17


HÀ NỘI, ngày 8-3-2010

18



×