Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo trình mô đun Chăn nuôi gà vịt (Nghề Thú y Trình độ Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 127 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU
****

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: CHĂN NI GÀ, VỊT
NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo quyết định số:……/QĐ-.....ngày…..tháng…..năm…..
của……………………………………………………..

Bạc Liêu, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơ đun “Chăn ni gà, vịt” cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ bản về các quy trình ni dưỡng và chăm sóc gà, vịt. Tài liệu có giá trị hướng dẫn
học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất.
Giáo trình này là mơ đun chun ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo cao
đẳng nghề Thú y. Trong mơ đun này gồm có 11 bài dạy thuộc thể loại tích hợp như
sau:
Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi gà, vịt
Bài 2: Xây dựng và phối trộn thức ăn cho gà, vịt
Bài 3: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc gà con


Bài 4: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc gà hậu bị
Bài 5: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng
Bài 6: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc gà thịt
Bài 7: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc vịt con
Bài 8: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc vịt hậu bị
Bài 9: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vịt đẻ trứng
Bài 10: Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc vịt thịt
Bài 11: Kiểm tra, đánh giá chất lượng trứng gà, vịt


MỤC LỤC

Table of Contents
LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 2
CHĂN NUÔI GÀ, VỊT ................................................................................................... 1
Bài 1 ................................................................................................................................. 2
CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CHĂN NUÔI GÀ, VỊT ............ 2
Mã bài: 01 ........................................................................................................................ 2
A. Nội dung ..................................................................................................................... 2
1. Chuẩn bị chuồng trại ................................................................................................... 2
1.1. Các phương thức nuôi và các kiểu chuồng nuôi tương ứng ..................................... 2
1.1.1. Nuôi thâm canh trên nền có lớp độn chuồng ......................................................... 2
1.1.2. Ni thâm canh trong lồng: ................................................................................... 3
1.1.3. Nuôi thâm canh trên sàn: ....................................................................................... 3
1.1.4. Nuôi chăn thả tự nhiên: ......................................................................................... 4
1.1.5. Nuôi bán chăn thả: ................................................................................................. 4
1.2. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong thiết kế chuồng nuôi................................................ 5
1.3. Thực hiện chuẩn bị chuồng trại ................................................................................ 6
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ........................................................................... 6
2.1. Một số dụng cụ, trang thiết bị cần thiết trong chuồng nuôi gà, vịt .......................... 6

2.2. Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi ....................................................... 9
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 9
1. Câu hỏi ......................................................................................................................... 9
BÀI 2 ............................................................................................................................. 10
XÂY DỰNG VÀ PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO GÀ, VỊT ......................................... 10
Mã bài: 02 ...................................................................................................................... 10
A. Nội dung ................................................................................................................... 10
1. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà, vịt ................................................................... 10
1.1. Đặc điểm của các loại thức ăn chăn nuôi ............................................................... 10
1.1.1 Thức ăn giàu năng lượng ...................................................................................... 10
1.1.1.1. Ngơ ................................................................................................................... 11
1.1.1.2. Thóc .................................................................................................................. 11
1.1.1.3. Cám gạo ............................................................................................................ 12
1.1.1.4. Tấm ................................................................................................................... 12
1.1.1.5. Sắn .................................................................................................................... 12


1.1.2. Thức ăn giầu đạm ................................................................................................ 12
1.1.3. Thức ăn có nguồn gốc khoáng vật ....................................................................... 16
1.1.4. Thức ăn bổ sung .................................................................................................. 19
1.2. Thực hiện xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà vịt ................................................. 19
2. Phối trộn thức ăn cho gà, vịt. ..................................................................................... 28
2.1. Nguyên tắc phối trộn thức ăn ................................................................................. 28
2.2. Thực hiện phối trộn thức ăn cho gà, vịt .................................................................. 29
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 29
1. Câu hỏi ....................................................................................................................... 29
BÀI 3 ............................................................................................................................. 30
KỸ THUẬT NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC GÀ CON ........................................... 30
Mã bài: 03 ...................................................................................................................... 30
A. Nội dung ................................................................................................................... 30

1. Lựa chọn gà con 1 ngày tuổi ..................................................................................... 30
1.1. Đặc điểm của các giống gà ..................................................................................... 30
1.1.1. Gà Ri .................................................................................................................... 30
1.1.2. Gà Đông Tảo ....................................................................................................... 31
1.1.3. Gà Tàu Vàng ........................................................................................................ 32
1.1.4. Gà Ác ................................................................................................................... 32
1.1.5. Gà Nòi (còn gọi là gà chọi) ................................................................................. 33
1.1.6. Gà Tre .................................................................................................................. 34
1.1.7. Gà Tam Hoàng .................................................................................................... 34
1.1.8. Gà Lương Phượng ............................................................................................... 35
1.1.9. Gà Leghorn .......................................................................................................... 36
1.1.10. Gà Brown Nick .................................................................................................. 37
1.2. Tiêu chuẩn chọn giống gà 1 ngày tuổi: Biết rõ nguồn gốc, chọn gà khoẻ mạnh,
đảm bảo 7 tiêu chuẩn: .................................................................................................... 37
1.3. Thực hiện chọn gà 1 ngày tuổi ............................................................................... 38
2. Ni dưỡng và chăm sóc gà con ............................................................................... 38
2.1. Đặc điểm sinh lý ở gà con ...................................................................................... 38
2.2. Yêu cầu kỹ thuật úm gà con ................................................................................... 39
2.3. Thực hiện ni dưỡng và chăm sóc gà con ............................................................ 44
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 47
1. Câu hỏi ....................................................................................................................... 47
BÀI 4 ............................................................................................................................. 49


KỸ THUẬT NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC GÀ HẬU BỊ ...................................... 49
Mã bài: 04 ...................................................................................................................... 49
A. Nội dung ................................................................................................................... 49
1. Chọn gà hậu bị ........................................................................................................... 49
1.1. Tiêu chuẩn chọn giống gà hậu bị ............................................................................ 49
1.2. Thực hiện chọn gà hậu bị ....................................................................................... 50

2. Chăm sóc và ni dưỡng gà hậu bị ........................................................................... 50
2.1. Đặc điểm sinh lý của gà hậu bị ............................................................................... 50
2.2. Yêu cầu kỹ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc gà hậu bị ................................... 50
2.2. Thực hiện ni dưỡng, chăm sóc gà hậu bị ............................................................ 58
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 61
BÀI 5 ............................................................................................................................. 62
KỸ THUẬT NI DƯỠNG, CHĂM SĨC GÀ ĐẺ TRỨNG ..................................... 62
Mã bài: 05 ...................................................................................................................... 62
A. Nội dung ................................................................................................................... 62
1. Chọn gà đẻ trứng ....................................................................................................... 62
1.1. Tiêu chuẩn chọn gà đẻ trứng .................................................................................. 62
1.2. Thực hiện chọn gà đẻ trứng .................................................................................... 63
2. Ni dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng ........................................................................ 63
2.1. Đặc điểm sinh lý của gà đẻ trứng ........................................................................... 63
2.2. u cầu kỹ thuật trong ni dưỡng, chăm sóc gà đẻ trứng .................................... 64
2.3. Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc gà đẻ trứng ........................................................ 70
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 71
1. Câu hỏi ....................................................................................................................... 71
BÀI 6 ............................................................................................................................. 72
KỸ THUẬT NI DƯỠNG, CHĂM SĨC GÀ THỊT ................................................ 72
Mã bài: 06 ...................................................................................................................... 72
A. Nội dung ................................................................................................................... 72
1. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt ................................................................... 72
2. Thực hiện ni dưỡng, chăm sóc gà thịt ................................................................... 76
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 77
BÀI 7 ............................................................................................................................. 79
KỸ THUẬT NI DƯỠNG, CHĂM SĨC VỊT CON ................................................ 79
Mã bài: 07 ...................................................................................................................... 79
A. Nội dung ................................................................................................................... 79



1. Lựa chọn vịt con 1 ngày tuổi ..................................................................................... 79
1.1. Đặc điểm các giống vịt ........................................................................................... 79
1.1.1. Vịt Cỏ .................................................................................................................. 79
1.1.3. Vịt Bắc Kinh ........................................................................................................ 81
1.1.4. Vịt Anh Đào (Cherry Valley) .............................................................................. 81
1.1.5. Giống vịt C.V 2000 ............................................................................................. 81
1.1.6. Giống vịt Khaki Campbell................................................................................... 81
1.2 Tiêu chuẩn chọn giống vịt 1 ngày tuổi: Biết rõ nguồn gốc, chọn vịt khoẻ mạnh,
đảm bảo tiêu chuẩn: ...................................................................................................... 82
1.3. Thực hiện chọn vịt 1 ngày tuổi ............................................................................... 82
2. Ni dưỡng, chăm sóc vịt con ................................................................................... 83
2.1. Những yêu cầu sinh lý ở vịt con: ............................................................................ 83
2.2. Yêu cầu kỹ thuật úm vịt con ................................................................................... 83
2.3. Thực hiện ni dưỡng và chăm sóc vịt con............................................................ 86
B. Câu hỏi và bài tập thực hành .................................................................................... 89
BÀI 8 ............................................................................................................................. 90
KỸ THUẬT NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC VỊT HẬU BỊ ..................................... 90
Mã bài: 08 ...................................................................................................................... 90
A. Nội dung ................................................................................................................... 90
1. Chọn vịt hậu bị .......................................................................................................... 90
1.1. Tiêu chuẩn chọn giống vịt hậu bị ........................................................................... 90
1.2. Thực hiện chọn vịt hậu bị ....................................................................................... 90
2. Ni dưỡng, chăm sóc vịt hậu bị ............................................................................... 90
2.1. Đặc điểm sinh lý của vịt hậu bị .............................................................................. 90
2.2. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi vịt hậu bị........................................................... 91
2.3. Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc vịt hậu bị ........................................................... 93
. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................................... 94
1. Câu hỏi ....................................................................................................................... 94
BÀI 09 ........................................................................................................................... 96

KỸ THUẬT NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC VỊT ĐẺ TRỨNG .............................. 96
Mã bài: 09 ...................................................................................................................... 96
A. Nội dung ................................................................................................................... 96
1. Chọn vịt đẻ trứng ....................................................................................................... 96
1.1. Tiêu chuẩn chọn vịt đẻ ........................................................................................... 96
1.2. Thực hiện chọn vịt đẻ ............................................................................................. 96


2. Kỹ thuật ni dưỡng, chăm sóc vịt đẻ trứng ............................................................. 97
2.1. Đặc điểm sinh lý của vịt đẻ trứng ........................................................................... 97
2.2. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi vịt đẻ trứng ....................................................... 98
2.3. Thực hiện ni dưỡng, chăm sóc vịt đẻ trứng ......................................................105
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................................106
BÀI 10 .........................................................................................................................108
KỸ THUẬT NI DƯỠNG VÀ CHĂM SĨC VỊT THỊT ........................................108
Mã bài: 10 ....................................................................................................................108
A. Nội dung .................................................................................................................108
1. Đặc điểm sinh lý của vịt ..........................................................................................108
2. Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi vịt thịt ................................................................108
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................................112
1. Câu hỏi .....................................................................................................................112
BÀI 11 .........................................................................................................................113
KỸ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ, VỊT .............113
Mã bài: 11 ....................................................................................................................113
A. Nội dung .................................................................................................................113
1. Cấu tạo trứng gà, vịt ................................................................................................113
1.1 Vỏ trứng .................................................................................................................113
1.2. Lòng trắng trứng ...................................................................................................114
1.3. Lòng đỏ trứng .......................................................................................................114
1.4. Chất lượng trứng ...................................................................................................115

2. Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng trứng gà, vịt ............................................117
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ..................................................................................118
1. Câu hỏi .....................................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................119


CHĂN NI GÀ, VỊT
Mã mơ đun: MĐ16
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: mô đun Chăn nuôi gà, vịt là mô đun chuyên ngành trong chương trình
đào tạo trình độ cao đẳng nghề, nghề thú y.
- Tính chất: mơ đun giới thiệu những kiến thức cơ bản về giống và công tác
giống gà, vịt; dinh dưỡng gia cầm; chuồng trại, thiết bị và dụng cụ chăn nuôi; kỹ thuật
chăn nuôi gà; kỹ thuật chăn ni vịt.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun: mơ đun này có ý nghĩa và vai trị quan trọng
trong cơng tác ni dưỡng và chăm sóc gà, vịt theo từng giai đoạn và theo hướng sản
xuất, qua đó giúp cho người chăn ni vận dụng vào thực tế sản xuất chăn nuôi gà, vịt
mang lợi hiệu quả kinh tế cao.
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm của giống, dinh dưỡng và thức ăn các lồi gà, vịt.
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật chăm sóc và ni dưỡng các loại gà, vịt.
+ Trình bày được phương pháp vệ sinh chuồng trại chăn ni gà, vịt.
+ Trình bày được cấu tạo, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và quy trình kiểm
tra, đánh giá chất lượng trứng gà, vịt.
- Về kỹ năng:
+ Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và các trang thiết bị chăn nuôi gà, vịt.
+ Xây dựng và phối trộn được khẩu phần thức ăn cho các gà, vịt.
+ Thực hiện được quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng các loại gà, vịt.
+ Thực hiện được quy trình tiêm phịng vaccine cho các loại gà, vịt.

+ Thực hiện được việc quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng trứng gà, vịt.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
* Về năng lực tự chủ:
+ Chủ động và độc lập thực hiện các thao tác trong quy trình kỹ thuật chăm sóc
và ni dưỡng gà, vịt.
+Chủ động và độc lập thực hiện quy trình kỹ thuật kiểm tra, đánh giá chất
lượng trứng gà, vịt.
+ Tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và ni dưỡng gà, vịt.
+ Tn thủ đúng quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng trứng gà, vịt.

Trang 1


Bài 1
CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ CHĂN NUÔI GÀ, VỊT
Mã bài: 01
Giới thiệu: Bài này giới thiệu sơ lược về các kiểu chuồng nuôi và phương thức
nuôi; Yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong thiết kế chuồng nuôi; Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
trong chăn nuôi gà, vịt.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các bước trong quy trình chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, thiết
bị chăn nuôi gà, vịt.
- Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ, thiết bị chăn nuôi gà, vịt.
- Chủ động và độc lập thực hiện quy trình chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ,
thiết bị chăn ni gà, vịt.
- Tn thủ đúng quy trình chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ, thiết bị chăn
nuôi gà, vịt.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị chuồng trại
1.1. Các phương thức nuôi và các kiểu chuồng nuôi tương ứng

1.1.1. Nuôi thâm canh trên nền có lớp độn chuồng
Ni thâm canh trên nền có lớp độn chuồng là phương thức chăn ni gia cầm
tiên tiến, thâm canh mang tính chất cơng nghiệp hố cao. Một số nước có trình độ chăn
ni tiên tiến ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc áp dụng phổ biến phương thức chăn nuôi
này. Phương thức nuôi thâm canh trên nền có lớp độn chuồng được ứng dụng phổ biến
ở các nước có nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát triển.
Phương thức nuôi thâm canh trên nền địi hỏi quy mơ lớn, mang tính sản xuất
hàng hóa, năng suất sản phẩm cao, chất lượng theo chuẩn mực chung. Yêu cầu con
giống thường là cao sản, chuyên dụng, thức ăn là thức ăn cơng nghiệp, quy trình thú y
và sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt. Đi theo phương thức nuôi này là các cơ sở
chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm, sản xuất các thiết bị phục vụ chăn ni có liên
quan đều phát triển để hỗ trợ cho sản xuất thịt và trứng hàng hóa.
Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật mà quy mơ có thể khác nhau,
do tư nhân, tập thể, tập đoàn sản xuất hoặc nhà nước quản lý. Ở nước ta các cơ sở nhân
giữ giống gốc và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đều nuôi gia cầm theo phương thức
này.
- Phương thức ni này có các ưu điểm sau:
+ Chăn nuôi quanh năm, không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ.
+ Thời gian nuôi được rút ngắn lại. Đàn gia cầm lớn nhanh, phát triển đồng đều.
Trang 2


+ Năng suất lao động cao vì ứng dụng được các thành tựu khoa học kỹ thuật
tiên tiến trong tất cả các khâu, bao gồm chuồng trại, con giống, thức ăn, quản lý chăm
sóc... Hầu như tất cả các khâu chủ yếu trong chăn ni điều được cơ giới hố và tự
động hoá, do vậy tiết kiệm được sức lao động, đặc biệt là ở các nước có giá thuê lao
động cao.
+ Quan sát đàn gia cầm dễ dàng, phát hiện kịp thời gia cầm ốm yếu, bệnh tật.
- Phương thức ni này có các nhược điểm sau:
+ Khơng khí dễ nhiễm bẩn, ẩm độ chuồng ni có thể lên cao gây ảnh hưởng

sức khỏe đàn gia cầm.
+ Tăng chi phí độn chuồng, mỗi lần thay đổi độn chuồng gây xáo động đàn gia
cầm, ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc làm giảm đẻ trứng.
1.1.2. Nuôi thâm canh trong lồng:
Phương thức nuôi thâm canh trong lồng thường áp dụng cho nuôi úm gà, vịt
con, gà thịt và gà đẻ trứng thương phẩm. Gà, vịt được nuôi nhốt trên các ô lồng, lồng
ni có thể làm từ tre, gỗ hoặc từ kim loại. Lồng ni có thể một tầng hoặc nhiều tầng.
- Phương thức ni này có các ưu điểm sau:
+ Khơng cần chất độn chuồng.
+ Lấy phân ra ngoài thường xuyên, dễ dàng.
+ Lồng tần có thể lợi dụng được diện tích chuồng ni ở mức cao nhất.
+ Dễ dàng cơ khí hóa và tự động hóa.
+ Gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ ni sống cao.
- Phương thức ni này có các nhược điểm sau:
+ Chi phí ban đầu lớn.
+ Hệ thống sưởi ấm khó khăn.
+ Yêu cầu về thiết bị và kỹ thuật chăn nuôi cao.
+ Cơ bắp gia cầm không săn chắc.
1.1.3. Nuôi thâm canh trên sàn:
Gà, vịt được ni trên sàn lưới thép, sàn nhựa khơng có chất độn chuồng hoặc
trên sàn gỗ tre và có chất độn chuồng. Phương thức này cho phép nuôi được nhiều gà,
vịt hơn so với ni trên nền có lớp độn chuồng.
- Phương thức ni này có các ưu điểm sau:
+ Gà, vịt ít bị bệnh, nhất là các bệnh đường ruột.
+ Gà, vịt tăng trọng nhanh và tỷ lệ nuôi sống cao.
+ Chi phí thấp hơn, phù hợp với chăn ni quy mơ nhỏ.
- Phương thức ni này có các nhược điểm sau:
+ Tốn nhiều đất đai hơn so với nuôi lồng (không chồng lên nhau).
Trang 3



+ Gà, vịt dễ mổ cắn lẫn nhau và dễ làm dập vỡ trứng nếu đẻ trên sàn lưới.
+ Gà, vịt dễ bị đau chân nếu sàn lưới kém chất lượng.
Ngồi ra cịn có thể ni vịt thâm canh trên sàn kết hợp bể bơi hạn chế. Đây là
phương thức chăn nuôi tập trung thâm canh được nhiều nước áp dụng. Với phương
thức chăn ni này, nhà chăn ni có thể sản xuất vịt giống, vịt thịt hoặc vịt cho trứng
quanh năm, với chất lượng sản phẩm hàng được kiểm sốt đảm bảo tiêu chuẩn. Các
giống vịt được ni theo phương thức nuôi nhốt thường là các giống cao sản, cho năng
suất thịt cao và kết thúc trong một thời gian ngắn, hoặc các giống cho sản lượng trứng
cao. Phương thức chăn nuôi này cũng thường sử dụng trong các trại nuôi vịt giống ở
Việt Nam.
1.1.4. Nuôi chăn thả tự nhiên:
Gia cầm được thả tự do, hoặc trong giới hạn không gian rộng như vườn nhà, đồi
nhà (thả vườn) hoặc thả đồng (thường là nuôi vịt). Phương thức nuôi này thường có
quy mơ nhỏ, trong nơng hộ.
Thích hợp với phương thức nuôi chăn thả là các giống gia cầm địa phương
thường có năng suất thấp. Trong điều kiện kinh tế phát triển, cần phải được cải tiến
phương thức này thu được hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong sản xuất sản phẩm an tồn
cho con người.
- Phương thức ni này có các ưu điểm sau:
+ Gia cầm khỏe mạnh, cứng cáp do được vận động, …
+ Phù hợp cho gia cầm giai đoạn hậu bị.
+ Tận dụng được thức ăn tự nhiên (cỏ, côn trùng,…).
+ Sản phẩm chất lượng cao, giá bán cao.
+ Ít phải đầu tư vốn
- Phương thức ni này có các nhược điểm sau:
+ Cần nhiều diện tích đất đai.
+ Tốn nhiều năng lượng cho vận động nên tăng tiêu thụ thức ăn/1 đơn vị sản
phẩm.
+ Dễ bị thất thoát sản phẩm do đẻ bụi, chuột, cáo, trộm cắp.

+ Khó khăn trong việc vệ sinh, kiểm sốt dịch bệnh.
+ Sản phẩm có tính mùa vụ, sản xuất thiếu tính bền vững, sản phẩm chưa mang
tính hàng hóa cao.
1.1.5. Nuôi bán chăn thả:
Gia cầm được nuôi nhốt trong các chuồng ni có sân chơi hoặc bãi chăn thả
được giới hạn bởi tường hoặc rào lưới và ngăn đôi để chăn thả luân phiên. Thức ăn sử
dụng là thức ăn công nghiệp, thức ăn tự phối chế hoặc phối hợp cả hai loại thức ăn
Trang 4


này. Ngồi thức ăn do người chăn ni chủ động cung cấp, gia cầm tận dụng được
thức ăn tự nhiên.
- Phương thức ni này có các ưu điểm sau:
+ Cần diện tích ít hơn so với chăn thả tự do.
+ Phù hợp với nuôi gia cầm đẻ trứng cao sản (gà, vịt).
+ Phù hợp với công việc của phụ nữ làm việc tại nhà.
+ Vốn đầu tư không lớn.
+ Gia cầm và trứng ít bị thất thốt.
- Phương thức ni này có các nhược điểm sau:
+ Đất đai bị nhiễm ký sinh trùng và các mầm bệnh.
+ Bãi chăn thả có mùi khó chịu khi trời mưa.
+ Đầu tư hàng rào tốn kém hơn chăn thả tự do.
1.2. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong thiết kế chuồng nuôi
- Yêu cầu chung:
+ Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi bằng phẳng, cao ráo và thoáng mát.
+ Thuận tiện nguồn điện, nguồn nước.
+ Cách xa khu lây nhiễm mầm bệnh (chợ búa, khu dân cư…) và khơng hoặc ít
tiếng ồn (nhà máy, trường học…).
+ Xung quanh chuồng ni phải có hàng rào để bảo vệ và ngăn ngừa người, gia
súc vào trại chăn nuôi như: xây tường bao hay hàng rào lưới sắt…Xung quanh chuồng

ni trồng cây xanh tạo bóng mát. Nếu xây nhiều dăy chuồng thì chuồng nọ cách
chuồng kia 25m.
- Hướng chuồng: Có ảnh hưởng rất lớn đến tiểu khí hậu chuồng ni, nhất là
đối với kiểu chuồng ni thơng thống tự nhiên. Xây theo hướng Nam hoặc Đơng
Nam và có mái hai tầng để lưu thơng khơng khí tốt.
- Kích thước chuồng ni: Tùy thuộc vào quy mô của trại cũng như dụng cụ,
thiết bị chăn nuôi và mức cơ giới hóa. Ví dụ chuồng ni gà thịt công nghiệp rộng 912m, cao 2,4m trở lên, chiều dài 60-100m. Chuồng chia thành nhiều ơ.
- Nền móng:
+ Phải vững chắc, chịu được lực nén của toàn bộ chuồng.
+ Nền phải chắc, có độ nhẵn để làm vệ sinh, có độ nghiêng nhất định và khơng
đọng nước.
+ Có hệ thống rãnh thốt nước, với loại chuồng ni lồng, xây các rãnh dài nằm
phía dưới các dãy lồng sâu khoảng 60cm.
- Tường: Phải bền vững, chịu lực của các tải trọng của mái, chịu được gió
mạnh. Thường xây bằng gạch, bê tông hay kim loại.
Trang 5


- Mái và trần
+ Mái nên làm bằng vật liệu nhẹ (tơn, fibro xi măng, ngói đỏ,…), bền vững, độ
dốc của mái khoảng 300 và cách nhiệt tốt.
+ Trần làm bằng các vật liệu phù hợp như tấm xốp, tấm bông thủy tinh, hay tấm
bông bằng xỉ kim loại,…
- Khoảng cách giữa các chuồng phải lớn hơn 2,5 lần chiều rộng chuồng nuôi,
thường khoảng cách này là 15-25m trở lên.
- Sân chơi, vườn thả
+ Có thể là nền đất, nền cát, nền xi măng, hoặc được lót bằng gạch tàu. Trong
chăn nuôi vịt, tốt nhất nên dùng gạch tàu bởi vì gạch tàu ít hấp thu nhiệt hơn so với sân
xi măng. Thực tế đã cho thấy lớp da dưới chân của vịt đi trên gạch tàu ít bị chay so với
vịt đi trên nền xi măng. Sau khi vịt đẻ giảm, khơng cịn lời thì vịt sẽ được bán cho một

số người nuôi vịt chạy đồng. Khi nuôi vịt trên sân xi măng thì chân vịt bị chay, khả
năng chạy đồng kém vì vậy giá bán sẽ thấp. Đồng thời nền gạch tàu vệ sinh hơn so với
nền đất.
- Bể bơi:
+ Có thể được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo vị trí xây dựng
chuồng.
+ Nếu chuồng được làm gần ao hồ thì có thể sử dụng nguồn nước trong ao để
cho vịt tắm, bơi lội. Chúng ta có thể tận dụng nguồn phân vịt để ni cá nhằm tăng thu
nhập và tránh ô nhiễm nguồn nước. Khi thả cá cần lựa chọn các loại cá thích hợp như:
cá tra, rô phi, mè, rô…Tránh nuôi các loại cá ăn thịt như: cá trê, cá chim…bởi vì các
loại cá này có thể ăn cơ quan sinh dục của vịt trống khi vịt đạp mái (vịt thường giao
phối dưới nước). Thực tế đã cho thấy nếu nuôi vịt trong ao thả cá trê, cá chim… thì
sau một thời gian tỷ lệ trứng có phơi sẽ giảm rõ rệt.
+ Có thể dùng gạch để xây bể bơi cho vịt. Hàng ngày nên thay nước để tránh ô
nhiễm bể bơi. Với cách này có thể tiết kiệm được diện tích xây dựng. Đặc biệt có thể
hạn chế việc thất thốt trứng so với khi cho vịt xuống ao (một số vịt đẻ muộn có thể đẻ
dưới ao khi tắm).
1.3. Thực hiện chuẩn bị chuồng trại
- Chọn kiểu chuồng nuôi (thâm canh, chăn thả, bán chăn thả)
- Chọn vị trí xây chuồng trại
- Chọn hướng chuồng
- Chọn kết cấu chuồng nuôi
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi
2.1. Một số dụng cụ, trang thiết bị cần thiết trong chuồng nuôi gà, vịt
- Hệ thống điện, nước
Trang 6


+ Hệ thống điện: đường trục, cầu dao, bóng và công tắc, ổ cắm.
+ Hệ thống nước: giếng khoang, trạm bơm, tháp nước, trục ống, các thùng nước

chứa từng chuồng, ống dẫn, khóa cấp nước.
- Hệ thống thơng khí và làm mát
+ Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ mơi trường > 350C là một trong những yếu tố bất
lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trang trại, mật độ cao, gia cầm thường ăn, ngủ
kém, ốm yếu, mất cân bằng chất điện giải, dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất.
+ Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của mơi trường thì khi xây dựng chuồng
ni phải tính tốn sự cân bằng nhiệt và thơng khí.
+ Vì vậy, chuồng ni cần thơng thống (các lỗ thơng khí trên tường và mái) và
có hệ thống chống nóng (quạt thơng gió, hệ thống phun sương, làm mát bằng hơi nước
và hệ thống dàn phun mưa trên mái nhà khi cần thiết).
- Thiết bị sưởi
+ Dùng cung cấp nhiệt để đảm bảo nhiệt độ thích hợp trong chuồng ni. Cấu
trúc chung của chụp sưởi gồm bộ phận phát nhiệt (có thể bằng điện, bằng tia hồng
ngoại, bằng khí đốt,…) và chụp hình nón có đường kính 80-130cm.
- Máng ăn
+ Khay ăn (cho gà, vịt 1-3 ngày tuổi): có thể hình trịn, vng nhưng tốt nhất là
hình khay trịn.
+ Máng đổ tay: Thường làm bằng tơn hoặc nhựa, có 2 loại máng ăn thơng dụng
là máng trịn (gồm phần trụ để chứa thức ăn và phần đáy hình đĩa ở phần giữa lồi lên
tạo độ dốc để thức ăn chảy ra) và máng dài (có hình máng thẳng, thiết diện hình thang,
có độ dài 120-150cm và thường đặt trên giá đỡ có thể điều chỉnh độ cao).
+ Máng tự động: Máng dài, máng tròn.
- Máng uống
+ Máng tròn gồm 2 phần là phần chứa nước có hình trụ kín một đầu và phần
đáy hình đĩa úp vào nhau, nước thốt ra từ 2 lỗ nằm phía dưới phần thân máng, thể tích
2, 4 và 8 lít.
+ Máng dài tương tự máng ăn nhưng thiết diện thường nhỏ hơn.
+ Máng uống tự động: máng dài, máng tròn, núm uống, chén uống và kết hợp
núm, chén được nối với hệ thống đường ống nước của chuồng nuôi.
Bảng 1: Tiêu chuẩn sử dụng máng ăn, uống cho gà


Dụng cụ

G
G
G
Hậu
Hậu bị
à
đẻ à
đẻ
à con, gà
bị 13-18
7-12 tuần tuổi
hướng
hướng
thịt
tuần tuổi
trứng
thịt
Trang 7


Máng ăn tròn
(cm/gà)

2

3


4

5

7

Máng
(cm/gà)

5

7

9

1

1

ăn

dài

2

Máng uống tròn
+ dài (cm/gà)

1


1,5

2

5
2,

5

Núm (gà/núm)

1

12

12

2
Chén (gà/chén)
0

,5
1

0
3

30

3


30

1
0

2
5

2
5

- Ổ đẻ (tổ đẻ):
+ Vai trò của tổ đẻ: Rất cần thiết trong chăn nuôi gà, vịt đẻ (đặc biệt thu trứng
giống).
+ Tổ đẻ đạt yêu cầu: Tiết kiệm diện tích chuồng nuôi, nhưng thoải mái cho gà,
vịt đẻ. Dễ vệ sinh, sát trùng, hạn chế đệm lót rơi vãi. Thơng thống, có mái chống đậu
bên trên, có cầu dẫn để ra vào.
+ Vị trí và quản lý tổ đẻ đúng: Đặt nơi tối, ít đi lại, đủ số lượng, thiết kế đúng.
Đặt tổ đẻ vào chuồng trước đẻ 1-2 tuần.
- Rèm che
+ Dùng để che chắn phía bên ngồi chuồng nuôi, phần không xây tường mà chỉ
được ngăn bằng lưới. Rèm che góp phần bảo vệ đàn gia cầm khi có những thay đổi đột
ngột về thời tiết, giữ ấm chuồng nuôi.
+ Rèm che thường được làm bằng các nguyên liệu khác nhau như bạt, vải nhựa,
bao tải,… nhưng phải đảm bảo kín, linh hoạt khi mở ra hoặc đóng vào. Rèm che treo
cách trần 30-40cm đảm bảo thơng thống và phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa.
- Chất độn chuồng
+ Nguyên liệu làm lớp độn chuồng cho chăn ni gia cầm con có nhiều loại.
Khi chọn ngun liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật liệu khơng nát vụn, có khả

năng giữ ẩm tốt, khơng tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc. Thông thường hay
dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ, phân ngựa hoặc than bùn phơi khô làm độn
chuồng. Lớp độn chuồng lúc đầu dày 8-10cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới.
+ Yêu cầu của nguyên liệu làm chất độn chuồng: nguyên liệu dùng làm chất
độn chuồng nuôi gia cầm phải thỏa mãn các yêu cầu sau: hút ẩm tốt, khả năng hút ẩm
từ 140-1200% so với khối lượng ban đầu của nó; khơng bị vụn nát; khơng tạo nhiều
bụi; giá phải rẻ và dễ kiếm. Trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp thường sử dụng các
nguyên liệu như lõi ngô (hút ẩm 140-150%); rơm rạ, trấu (240%, nếu dày 5cm hút ẩm
Trang 8


đến 265%), tuy vậy rơm rạ có nhược điểm là dễ bị nấm mốc; dăm bào được xem như
là tốt nhất cho gia cầm con (420%); phân bò, phân ngựa khô (600-1200%); than bùn
khô (160%). Trên thực tế thường dùng hỗn hợp các nguyên liệu này với nhau như trấu
+ mùn cưa, trấu + dăm bào,… với những tỷ lệ thích hợp.
2.2. Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chăn nuôi
- Bước 1: Thiết kế hệ thống điện, nước
- Bước 2: Thiết kế bóng đèn, chụp sưởi
- Bước 3: Lựa chọn máng ăn, máng uống
- Bước 4: Vệ sinh, sát trùng máng ăn, máng uống
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Mơ tả vị trí xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, vịt.
Câu 2: Liệt kê các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị trước khi nuôi gà thịt.
Câu 3: Liệt kê các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị trước khi nuôi gà đẻ trứng.
2. Bài tập thực hành: Thực hiện thao tác kỹ thuật vệ sinh, sát trùng máng ăn,
máng uống.
- Phương pháp đánh giá: Giảng viên thao tác mẫu sau đó yêu cầu học viên làm
theo.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Học viên thực hiện được các bước theo

hưỡng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Chuẩn bị được các kiểu chuồng nuôi gà, vịt theo các hướng sản xuất khác
nhau.
- Chuẩn bị được dụng cụ, trang thiết bị cần thiết trong chuồng nuôi gà, vịt theo
nhiều hướng sản xuất.
D. Ghi nhớ
- Chuẩn bị các kiểu chuồng nuôi gà, vịt theo các hướng sản xuất khác nhau.
- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cần thiết trong chuồng nuôi gà, vịt theo nhiều
hướng sản xuất.

Trang 9


BÀI 2
XÂY DỰNG VÀ PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO GÀ, VỊT
Mã bài: 02
Giới thiệu: Bài này giới thiệu sơ lược về đặc điểm của các loại thức ăn chăn
nuôi; Thực hiện xây dựng khẩu phần thức ăn; Nguyên tắc phối trộn thức ăn; Thực hiện
phối trộn thức ăn trong chăn nuôi gà, vịt.
Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm các loại thức ăn nuôi gà, vịt.
- Xây dựng và phối trộn được khẩu phần thức ăn cho gà, vịt.
- Chủ động và độc lập thực hiện quy trình xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà,
vịt
- Tuân thủ đúng quy trình xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà, vịt.
A. Nội dung
1. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho gà, vịt
1.1. Đặc điểm của các loại thức ăn chăn nuôi
1.1.1 Thức ăn giàu năng lượng

- Gia cầm cũng như động vật khác, cần nhiều năng lượng từ thức ăn để duy trì
các chức năng và thực hiện các hoạt động phản ứng tổng hợp của cơ thể. Khi một hợp
chất hữu cơ sinh năng lượng của thức ăn được trao đổi trong cơ thể, sản phẩm cuối
cùng của quá trình trao đổi là carbonic, nước và năng lượng. Những sản phẩm này sinh
ra giống như khi bị đốt cháy. Tuy nhiên các bước trao đổi trong cơ thể động vật thì
phức tạp hơn nhiều so với sự đốt cháy. Năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống
của cơ thể như tiêu hóa, tuần hồn, hơ hấp, sinh sản, bài tiết và trao đổi chất.
- Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh
dưỡng của thức ăn. Năng lượng tỏa nhiệt tùy thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành
phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể. Theo Hiệp
hội chăn ni gia cầm Việt Nam (2007) thì nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể gia
cầm chủ yếu là tinh bột, mỡ, protein trong thức ăn.
- Khi nhiệt độ mơi trường tăng cao, gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là
điều tiết thân nhiệt bằng cách tăng tần số hơ hấp, ăn ít, uống nhiều nước,... Khi ấy việc
tăng năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên
nhưng khi tiếp tục tăng quá 270C cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng
nữa thì cơ thể khơng cịn khả năng điều tiết thân nhiệt nữa, lúc này cơ thể không bị
mất năng lượng như trường hợp trên. Vì vậy khơng nên tăng năng lượng trong thức ăn
mà còn phải giảm xuống một cách hợp.
- Ngoài ra, hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi.
Quy luật là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4% cho mỗi 50 kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên
sự gia tăng trọng lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn.
Trang 10


1.1.1.1. Ngô
- Ngô: Ngô gồm 3 loại là ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố
phytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ,
thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của
người tiêu thụ. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngơ trắng, cịn giá trị dinh

dưỡng tương tự nhau.
- Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngơ chứa
ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate.
- Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit
amin. Ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô.
- Protein thô từ 8 - 13% (tính theo vật chất khơ). Lipit của ngô từ 3 - 6%, chủ
yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của ngơ
tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao
nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp
hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây người ta tạo được một số giống ngô
giàu axit amin hơn so với các giống ngô bình thường, song vẫn nghèo methionine.
- Một giống ngơ mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao
hơn ngô Oparque-2. Dùng loại ngô này không phải bổ sung thêm methionine.
- Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia cầm và là loại thức ăn rất giàu năng
lượng, 1 kg ngơ hạt có 3200 - 3300 kcal ME. Người ta dùng ngô để sản xuất bột và
glucose cho người. Nhiều sản phẩm của ngơ rất thích hợp cho động vật, trong đó quan
trọng là mầm ngơ, cám và gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên
là bột gluten - ngơ, chứa xấp xỉ 24% protein thô, 3 - 5% xơ thơ. Hỗn hợp này thích hợp
cho tất cả các loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung
thêm axit amin công nghiệp.
- Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại
thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.
1.1.1.2. Thóc
- Thóc có 2 phần là vỏ trấu bên ngồi, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh
hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho lợn và
gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần
chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein thô và 10 - 15% lipit.
- Trong chăn ni có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền
mịn dùng làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có
cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu

hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của lợn.

Trang 11


1.1.1.3. Cám gạo
- Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân
là 10% khối lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt
phơi gạo, trấu và một ít tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng
trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ
năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa + Cám thô: Thành phần Protein 12,4%,
chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngồi ra trong cám to có nhiều
vitamin B1, có nhiều chất xơ.
- Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hố hơn và có nhiều chất dinh dưỡng
hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25%.
1.1.1.4. Tấm
- Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương
với bắp nhưng khơng có sắc tố nên khơng được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho
gà, vịt.
- Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá
thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi.
- Thành phần dinh dưỡng của tấm: bột đường 72%, Protein 8,4%.
1.1.1.5. Sắn
- Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít prrotit, vitamin, chất khống. Trong
củ sắn tươi có: 18,5% gluxit. 1,17% protein. 0,25% Lipit, và 14% là chất xơ. Củ sắn
khơ bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit.
- Hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc
có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ phơi
khơ và ngâm nước 24-48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khơ xay nghiền thành bột để bảo quản,
có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn.

1.1.2. Thức ăn giầu đạm
- Protein là phức hợp của những hợp chất hữu cơ chứa carbon, hydro, oxy, nitơ
và lưu huỳnh. Một phân tử protein có thể được hình dung như một chuỗi dài hoặc
những chuỗi các acid amin nối chung lại với nhau bởi các liên kết gọi là các nối
peptid. Một protein trung bình có chứa 16% nitơ nên lượng protein trong thức ăn có
thể được ước lượng bằng cách nhân lượng nitơ với 6,25 và ra kết quả được gọi là
protein thơ. Đặc tính của một phân tử protein được xác định bởi số lượng, loại và cách
sắp xếp của các acid amin tạo thành protein. Có khoảng trên 20 acid amin được tìm
thấy trong các protein nhưng những sắp xếp thành những protein chuyên biệt thì hầu
như chưa được xác định. Đơi khi cũng thấy các protein kết hợp với carbohydrate, chất
béo, chất khoáng và các hợp chất khác mà nó làm đa dạng thêm các protein thấy có
trong tự nhiên.
- Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trị tạo hình và cấu tạo nên tế
Trang 12


bào, hoocmone và kháng thể. Protein là nguồn năng lượng duy trì trạng thái cân bằng
acid – bazơ điều hịa và trao đổi chất trong cơ thể.
- Có thể tóm tắt vai trò của protein như sau:
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi protein chuyển hóa, phân giải nó cung
cấp năng lượng tương đương với năng lượng của tinh bột cung cấp cho cơ thể hoạt
động sống.
+ Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, ở gia
cầm tế bào lông vũ chủ yếu do protein cấu tạo nên. Vì vậy nếu trong thức ăn thiếu
protein gia cầm sẽ mọc lông chậm. Protein chiếm đến khoảng 1/5 khối lượng cơ thể
gà, 1/7 - 1/8 khối lượng trứng.
+ Protein còn tham gia cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc
hiệu. Chất kháng thể trong máu chủ yếu là các γ-globulin. Một khẩu phần nếu thiếu
protein sẽ làm cho cơ thể chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng
ngừa yếu.

+ Protein là nguyên liệu chính tạo nên thịt, trứng gia cầm cung cấp thực phẩm
giàu protein cho con người. Trong trứng gia cầm có khoảng 13 – 20% protein. Trong
cơ thể gia cầm protein chỉ được tổng hợp khi trong thức ăn có chứa chúng với số
lượng và chất lượng cần thiết (Lương Đức Phẩm, 1982).
- Trong thức ăn chăn nuôi gia cầm cần chú ý các loại thực liệu có giá trị sinh
học cao để cân đối các thực liệu có giá trị sinh học thấp. Đồng thời bổ sung các acid
amin tổng hợp để có một khẩu phần cân đối hồn chỉnh.
- Thức ăn giầu đạm được chia làm 2 nhóm chính: Thức ăn giầu đạm thực vật:
đỗ tương, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc….Thức ăn giầu đạm động vật: bột cá, bột
thịt....
- Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật:
+ Đậu tương: Đậu tương là một trong những loại hạt họ đậu được sử dụng phổ
biến đối với gia cầm. Trong đậu tương có khoảng 50% protein thơ, trong đó chứa đầy
đủ các axit amin thiết yếu như cystine, lysine, nhưng methionine là axit amin hạn chế
thứ nhất, và 16 - 21% lipit. Trong đậu tương có nhiều loại kháng dinh dưỡng, gồm các
chất ức chế enzyme protease, lectine, phytoestrogen (estrogen thực vật), saponin,
goitrogen (chất gây bướu cổ). Chất ức chế protease cịn gọi là anti-trypsine vì ức chế
hoạt động của enzyme trypsine và chymotrypsine của tuyến tụy. Khi có mặt của các
chất antitrypsine, antichymotrypsine thì hoạt động của trypsine và chymotrypsine bị ức
chế làm bội triển tuyến tụy để tăng cường sản xuất ra các enzyme nhiều hơn vì vậy gây
mất các protein và axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Sự có mặt của
chất này đã làm giảm giá trị sinh học của protein đậu tương, giảm khả năng tiêu hóa
của peptit, nhưng chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt độ. Các antitrypsine,
antichymotrypsine chỉ bị mất hoạt tính khi sử lý nhiệt ở 1050C trong vòng 30 phút.
Cần lưu ý khi xử lý nhiệt, nếu xử lý quá mức sẽ gây phản ứng đường hóa các axit amin
Trang 13


làm mất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Trong đậu tương cịn tồn tại một số chất kích
thích, chất ức chế như các chất gây dị ứng, chất gây bướu cổ, chất chống đông. Đậu

tương giàu Ca, P hơn so với hạt cốc, nhưng nghèo vitamin nhóm B nên khi sử dụng
cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá. Ngồi ra, cịn một số loại hạt bộ
đậu khác cũng rất giàu protein như hạt cải dầu, hạt hướng dương chứa 38% protein
thô, hạt vừng chứa 46% protein thô, rất giàu arginine và leucine (lysine và methionine
thấp).
+ Lạc: Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới. Tuy nhiên trong thực tế,
lạc ít được sử dụng trong chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng dạng phế phụ
phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao, nhưng
lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu huỳnh và tryptophan. Trước khi sử dụng loại thức
ăn này cho gia cầm cần phải xử lý nhiệt như là rang hay nấu chín nhằm giảm hàm
lượng antitrypsine.
+ Khơ dầu đậu tương: Khô dầu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến
dầu từ hạt đậu tương. Hàm lượng dầu cịn lại khoảng 10g/kg. Khơ dầu đậu tương là
một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Trong
khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin
B12. Cũng giống như bột đậu tương, khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao,
chiếm khoảng 42-45% theo vật chất khô. Protein của khô dầu đậu tương cũng chứa
hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chúa lưu huỳnh như cystine và
methionine. Methionine là yếu tố hạn chế thứ nhất ở các khẩu phần có giá trị năng
lượng cao. Giá trị dinh dưỡng và các yếu tố hạn chế trong khô dầu đậu tương gần
giống với hạt đậu tương. Do xử lý bởi nhiệt trong qúa trình chiết dầu nên khơ dầu đậu
tương khá an tồn khi sử dụng nuôi gia cầm. Bột khô đậu tương là nguồn thức ăn rất
tốt cho tất cả các loại vật nuôi. Tuy nhiên, khô dầu chiết bằng trichloroethylene rất độc
đối với một số vật ni, vì vậy khơng nên sử dụng.
+ Khơ dầu lạc: Trong khơ dầu lạc có 35 - 38% protein thô, axit amin không cân
đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khơ dầu lạc là
lysine. Ngồi ra trong khơ dầu lạc khơng có vitamin B12, do vậy khi dùng protein khơ
dầu lạc đối với gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Với các khô
dầu ép thủ cơng lượng chất béo cịn lại khá cao (8- 10%) nên dễ gây ơi tạo mùi khó
chịu và dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới ép được sử dụng ngay khơng bị mốc

thì đây là nguồn đạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn.
- Thức ăn giầu đạm có nguồn gốc động vật
+ Thức ăn có nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, khả năng tiêu hoá hấp
thu, giá trị dinh dưỡng cao và được cân đối rất cao so với thức ăn thực vật. Thức ăn có
nguồn gốc động vật khơng chỉ cung cấp cho gia cầm ngun liệu có nhiều đạm mà cịn
là cung cấp loại đạm có giá trị sinh học cao. Vì vậy trong khẩu phần thức ăn cho gia
cầm chúng cần chiếm một tỷ lệ thích hợp tùy theo khả năng người ta cân đối chất dinh
Trang 14


dưỡng theo nhiều cách khác nhau, phối hợp nhiều nguyên liệu thức ăn khác nhau.
Trước đây người ta có thể bố trí thoả mãn 1/3 nhu cầu về đạm có nguồn gốc từ đạm
động vật, 2/3 là đạm thực vật. Song nhu cầu về đạm động vật ở gia cầm khơng phải
như nhau. Ví dụ: Gà tây địi hỏi tỷ lệ đạm động vật cao hơn 1/3, trong khi đó ngỗng
nói chung khơng địi hỏi bổ sung đạm động vật. Ngày nay trong nông nghiệp ở thế giới
đã phát triển mạnh mẽ, tạo nhiều giống cây trồng đa dạng, phong phú vừa có năng xuất
cao, vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác công nghệ sinh học (nấm men) phát triển
tạo ra thức ăn men sinh khối có giá trị dinh dưỡng protein và amino acid cao. Cho nên
khi sử dụng hỗn hợp nhiều nguyên liệu thức ăn thực vật và men vi sinh vật có thể hạ
thấp tỷ lệ protein động vật. Nguồn cung cấp đạm động vật rất phong phú. ví dụ: Bột
cá, bột thịt, bột máu v.v...
+ Bột cá: Là loại nguyên liệu chứa hàm lượng protein có giá trị sinh học cao,
đứng đầu bảng trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Protein của bột cá chứa đầy đủ
các amino acide với hàm lượng cao và ổn định các amino acide không thay thế.
Protein bột cá rất giàu amino acide không thay thế đặc biệt là methionin, lizin, cyxtin.
Cho nên nó rất thích hợp với gia cầm. Bột cá cịn có nhiều can xi, phốt pho là nguồn
chất khống đa lượng có giá trị đối với gia cầm. Ngồi ra nó cịn giàu vitamin. Đặc
biệt là vitamin D, E, có nhiều vitamin B12 và colin. Trong bột cá cịn rất giàu khống
vi lượng ví dụ: Fe, Cu, Zn, Mn…Chất lượng bột cá cao để bảo quản lâu hay chóng pH
thuộc vào cơng nghệ chế biến, vệ sinh sản phẩm. Bột cá được chế biến chủ yếu từ cá

biển. Chúng được kiểm tra trước khi đóng gói. Bột cá dùng cho gia cầm hàm lượng
muối < 0,5%. Ở Việt nam có nhiều loại bột cá phân loại hạng như sau: Bột cá loại 1.
Hàm lượng protein > 50%. Bột cá loại 2. Hàm lượng protein 45 - 50%. Bột cá loại 3.
Hàm lượng protein 35 -45%. Thành phần dinh dưỡng của bột cá pH thuộc vào loại cá,
công nghệ chế biến và hướng sản xuất. Tỷ lệ bột cá trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm
phụ thuộc vào giống, lứa tuổi, tính năng sản xuất và trình độ chăn ni. Khi sử dụng
bột cá chúng ta nên chú ý: sử dụng theo tỷ lệ cho phép tuỳ từng lứa tuổi giai đoạn..,
trước khi xuất chuồng giết thịt 3 - 5 ngày không nên cho ăn bột cá vì bột cá có thể gây
nên hiện tượng trứng có mùi tanh của cá, chất lượng sản phẩm có thể bị giảm khi
chúng ta sử dụng tỷ lệ bột cá quá cao trong khẩu phần thức ăn của gà, đồng thời khi đó
cũng làm cho giá thành nâng cao. Bột cá dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn đặc biệt là E.coli
và Salmonella gây tiêu chảy rất nguy hiểm cho gia cầm. Vì vậy cá phải được sấy khô,
bảo quản tốt.
+ Bột thịt, bột thịt xương: Bột thịt và bột thịt xương là sản phẩm được chế biến
từ thịt và xương của động vật, sau khi đem xay nghiền và sấy khơ. Bột thịt và bột thịt
xương có thể sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khơ, các ngun liệu được đun
nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm, các nguyên liệu
được đun nóng bằng hơi nước có dịng điện chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách mỡ
và sấy khô. Bột thịt chứa 60 - 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 - 55% protein
thô, chất lượng protein của hai loại này đều cao, axit amin hạn chế là methionine và
Trang 15


tryptophan. Mỡ dao động từ 3 - 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương giàu khoáng
hơn bột thịt, rất giàu Ca, P và Mg. Bột thịt và bột thịt xương đều giàu vitamin B1. Hai
loại thức ăn này thường được bổ sung vào khẩu phần của gia cầm để làm cân bằng axit
amin trong đó. Cần bảo quản tốt để mỡ khỏi ôi và mất vitamin.
+ Bột máu khô: Hiện nay có rất nhiều phương pháp để sản xuất bột máu. Người
ta tiến hành làm khô máu ở nhiệt độ 1000C. Máu được đựng trong một giá đỡ, có lỗ
thủng và cho hơi nước nóng đi qua, tiến hành khử trùng và làm kết lại thành khối. Sau

đó rút hết nước, ép và làm khơ hồn tồn. Bột máu chứa rất ít lipit và khống nhưng
rất giàu protein, khoảng 80% protein thô. Tuy vậy, protein của bột máu chất lượng rất
thấp, khả năng tiêu hóa thấp, hàm lượng izoleucine và methionine thấp. Giá trị sinh
học và tính ngon miệng của bột máu không cao, nên chỉ phối hợp cho gia cầm dưới
5% khối lượng khẩu phần, nếu trên mức này sẽ làm cho con vật ỉa chảy. Khi dùng bột
máu để thay thế protein cần bổ sung thêm Ca, P.
+ Bột lông vũ: Bột lông vũ chứa hàm lượng protein cao ( protein thô 85%)
nhưng giá trị sinh học và khả năng tiêu hố lại thấp. Vì vậy ta chỉ sử dụng với tỷ lệ
thay thế nguồn protein động vật không quá 2 - 3% trong khẩu phần.
+ Bột sữa: Sữa khô đã lấy mỡ là loại sản phẩm rất tốt, có giá trị làm thức ăn cho
gia cầm, là nguồn cung cấp chất khoáng (trừ Fe và Mn) đối với gà con, gà vỗ béo ta có
thể sử dụng 10 - 15%.
1.1.3. Thức ăn có nguồn gốc khống vật
- Cùng với các hợp chất hữu cơ tìm thấy trong cơ thể động vật, nhiều yếu tố
khác cũng là các chất dinh dưỡng cần phải có. Những yếu tố này gọi là các chất
khoáng. Chất khoáng cần thiết cho gia cầm là Ca, P, Na, K, Mg, Cl, I, Fe, Mn, Cu,
Mo, Zn và Se. Coban cần có chỉ như một thành phần của vitamin B12, vì gia cầm
khơng thể tổng hợp vitamin B12 từ nguồn coban. Ca, P, Na, K, Mg và Cl là những
khoáng được bổ sung chủ yếu vì chúng phải có trong khẩu phần với những lượng
tương đối lớn (đa lượng). Ví dụ, yêu cầu Ca trong khẩu phần lên đến 1% cho gà sinh
trưởng và trên 3% cho những gà mái đang đẻ, ngược lại Mg chỉ cần thiết khoảng từ
0,03 đến 0,05 trong khẩu phần. Những khống cịn lại chỉ cần được bổ sung với lượng
rất nhỏ, thường được tính bằng milligam hoặc ppm (phần triệu) trong 1 kg thức
ăn. Tuy được yêu cầu ở mức vi lượng, nhưng nếu thiếu một loại khống nào trong
khẩu phần đều có thể gây ra bất lợi đối với vật nuôi cũng như thiếu một trong các
khoáng đa lượng.
- Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố của bảng hệ
thống tuần hồn. Có 4% năng cơ thể thuộc về tro chúng gồm các nguyên tố vi lượng,
đa lượng tùy thuộc vào số lượng của chúng. Trong cơ thể các nguyên tố đa lượng bao
gồm: Ca, P, K, Cl, Mg và S (1,01%). Các nguyên tố vi lượng: Fe, Co, Cu, Zn, Mn, I,

Se và các nguyên tố khác (10-3 – 10-6 %).
- Chất khoáng trong cơ thể gia cầm chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 4 – 6%). Trong cơ
Trang 16


thể chất khoáng tập trung nhiều nhất ở bộ xương. Dựa theo số lượng của nó nhiều hay
ít, người ta chia chất khống ra làm 2 loại. Chất khống có số lượng lớn có thể đo bằng
đơn vị % hoặc g/kg gọi là khống đa lượng. Chất khống có số lượng nhỏ có thể đo
bằng đơn vị ppm hoặc mg/kg gọi là khoáng vi lượng.
- Khoáng đa lượng như: Ca, P, Mg, Na, K.
+ Canxi, photpho và magiê là những thành phần khoáng quan trọng của xương.
Trong xương chứa khoảng 25% canxi, 12% photpho và 0,5% magiê .
+ Ca, P giữ vai trị dinh dưỡng khống quan trọng, trước hết nó là thành phần
cấu trúc của xương, răng. P là thành phần của acid nucleic, photpholipid, tham gia vào
những phản ứng photphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng. Ca, Mg
có vai trị quan trọng trong kích thích thần kinh, hai nguyên tố này có tác dụng ức chế
sự hưng phấn cho nên nếu thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng phấn, nếu nghiêm
trọng sẽ xuất hiện co giật, liệt. Do những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca, P sẽ có
những biểu hiện xấu đến khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản xuất của
vật nuôi.
+ Mỗi quả trứng chứa khoảng 3 gam canxi. Vì vậy, khẩu phần của gia cầm đẻ
địi hỏi phải chứa đầy đủ canxi ở dạng hữu dụng. Khẩu phần khơng đầy đủ photpho có
thể gây mất khống trong xương gia cầm đẻ. Tỉ lệ canxi/photpho trong khẩu phần rất
quan trọng vì mức photpho cao trong khẩu phần có thể cản trở sự hấp thu canxi ở ruột
dẫn đến làm giảm chất lượng vỏ trứng.
+ Từ 7 – 10 ngày trước khi gà đẻ quả trứng đầu tiên ta cần tăng mức độ Ca
trong khẩu phần. Có một số bằng chứng cho thấy bổ sung canxi quá sớm có thể dẫn
đến tác động tiêu cực cho thận nếu các mức độ photpho thấp. Tuy nhiên, nếu bổ sung
canxi khơng đủ sớm, có thể có những tác động tiêu cực lên sự chuyển hóa canxi và sự
tích lủy Ca trong xương.

+ Gia cầm chỉ sử dụng lưu huỳnh trong dạng hợp chất acid amin có chứa lưu
huỳnh như: Methionin, Lysin, Cystin là những loại acid amin chủ yếu trong lơng,
móng và mỏ của gia cầm. Ngồi ra S cịn tham gia cấu trúc trong một số hoạt chất sinh
học đặc biệt như: Glutation, Cystation, các acid mật, vitamin B1, Biotin,…nhưng số
lượng hoạt chất này rất ít. Những hợp chất chứa S như trên đã nêu thì gia cầm sử dụng
được. Một số loại thuốc có chứa S như Sulfamid và các dẫn xuất của nó cũng được sử
dụng để trị bệnh cầu trùng cho gia cầm.
+ Những hợp chất chứa S vô cơ như: các ion sulfat, sulfur, thiosulfate,…gia
cầm khơng sử dụng được. Nếu có dư nhiều trong thức ăn có thể gây tác hại cho gia
cầm vì nó làm toan huyết, làm cho gia cầm bị còi xương, ngăn cản sự hấp thu vitamin
D.
- Khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Mn, Zn, Co,…
+ Đối với gia cầm Mn được gọi là nguyên tố vi lượng được chú ý trước tiên, là
nguyên tố vi lượng hay thiếu ở gà. Trên gà đẻ trứng giống: khi thiếu Mn có những vệt
Trang 17


×