Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tài liệu tham khảo lược sử quân đội nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.61 KB, 43 trang )

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
I. Khái quát về đất nước , con người Lào
Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm ở bán đảo Đơng Dương , phía
Bắc giáp Trung Quốc và Mianma , phía Nam giáp Campuchia , phía Tây giáp Thái
Lan , phía Đơng giáp Việt Nam . Lào có diện tích khoảng 236.800km2 , dân số
7.019.073 người ( năm 2016 ) , trong đó số người có khả năng phục vụ quân đội
khoảng hơn 700.000 người ; mật độ dân cư 23,2 người / km ” ; dân số thành thị 16
% ; thủ đô Lào là Viêng Chăn .
Phần lớn đất đai Lào đều là đồi núi và chỉ có 5 % đất đai canh tác . Rừng
bao phủ 75 % đất đai . Lào khơng tiếp giáp với biển , nhưng có sơng Mê Cơng
chảy dọc suốt từ bắc đến nam và có mạng lưới sơng ngịi phong phú . Nước Lào
gồm có 3 vùng Thượng Lào , Trung Lào và Hạ Lào ” với 68 dân tộc khác nhau ,
tập trung trong ba hệ lớn là Lào Lùm , Lào Thơng và Lào Xủng ' . Đạo Phật chiếm
90 % dân số , là tôn giáo phổ biến của người Lào Lùm . Một bộ phận người Lào
Thơng , Lào Xủng vẫn theo tín ngưỡng thần linh cổ truyền . Chùa là trung tâm sinh
hoạt không thể thiếu của các bản làng , khu phố khắp nơi trên chất Lào .
Lào là một quốc gia được hình thành từ lâu đời . Năm 1353 , các mường cổ
đại được Phà Ngừm sáp nhập , thống nhất thành quốc gia Lạn Xạng ( Triệu Voi )
với thủ đô là Mường Xoa ( Luông Pha Băng ) . Đến giữa thế kỷ XVI , vua
Xethathirat đã cho dời đô từ Luông Pha Bằng về Viêng Chăn .
Qua nhiều thế kỷ , nhà nước Lạn Xạng luôn phải chống chọi với các cuộc
xâm lược của Miến Điện ( Mianma ) , Xiêm ( Thái Lan ) . Cuối thế kỷ XIX , thực
dân Pháp thơn tính Lào .
Chỉ vài năm sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị Lào , hàng loạt các cuộc
đấu tranh của nhân dân các dân tộc Lào từ Thượng đến Hạ Lào đã nổ ra dưới nhiều
hình thức phong phú , từ chống bắt phu , chống thuế đến bất hợp tác với dịch , cao
hơn nữa là vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền . Tiêu biểu nhất là phong trào
đấu tranh với quy mô khá lớn của nhân dân Lào Lùm ở Xavanalthpt do Phó Cà
ruột lãnh đạo ( 1901-1903 ) ; cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Lào Thơng ở
Hạ Lào kéo dài suốt 36 năm ( 1901-1937 ) do Ông Kẹo và Commađam lãnh đạo ;
phong trào đấu tranh của người Mông ở Thượng Lào ( 1918-1922 ) do Chậuphạ


Patchay lãnh đạo ; phong trào đấu tranh của người tự ở Mường Xinh ( 1914-1918);
phong trào đấu tranh của người Thái ở Sầm Nưa ( 1916 ) và nhiều cuộc đấu tranh
khác của các bộ tộc trên khắp cả nước . Mặc dù các cuộc khởi nghĩa này đều thất
bại nhưng đã gây nhiều thiệt hại cho thực dân Pháp , cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu
nước , chống Pháp của nhân dân Lào .
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai , Nhật Bản chiếm Đông Dương . Nhân
dân Lào cũng như nhân dân Việt Nam và Campuchia , ngoài ách thống trị của thực


dân , phong kiến lại phải thêm ách thống trị của phát xít Nhật . Do vậy , phong trào
đấu tranh của nhân dân Lào ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ hơn .
Tháng 8 năm 1945 , tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến
quan trọng , tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Lào .
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Nhân dân
Lào , nhân dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền . Ngày 12 tháng 10 năm 1945 ,
nước Lào tuyên bố độc lập . Tuy nhiên , ngay sau đó , khơng từ bỏ dã tâm xâm
lược , thực dân Pháp lợi dụng việc quân Đồng minh tiến vào giải giáp quân Nhật
theo Hiệp ước Posdam để tái chiếm Đông Dương . Nhân dân Lào một lần nữa cùng
nhân dân Việt Nam và Campuchia liên mình đồn kết chiến đấu chống thực dân
Pháp . Cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ của nhân dân Lào kéo dài 9 năm đã
kết thúc thắng lợi . Cách mạng Lào đã xây dựng được lực lượng vũ trang riêng , có
hai tỉnh tập kết là Sâm Nưa và Phongsaly . Uy tín và ảnh hưởng chính trị của Mặt
trận Lào tự do ( Mặt trận Lào Itxala ) không những được nâng cao trong nước mà
còn lan rộng đến các nước khác ở khu vực và trên thế giới .
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương vừa được ký kết , đế quốc
Mỹ tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định này và từng bước âm mưu thay thế
thực dân Pháp , can thiệp ngày càng sâu vào Đông Dương . Ở Lào , một mặt , đế
quốc Mỹ hậu thuẫn cho chính quyền Viêng Chăn và biến các vùng do chính quyền
Viêng Chăn tạm thời kiểm soát thành thuộc địa kiểu mới , mặt khác tiến hành
chiến lược " Chiến tranh đặc biệt " , " Chiến tranh đặc biệt tăng cường " nhằm thủ

tiêu các lực lượng vũ trang yêu nước Lào , lấn chiếm dân vùng giải phóng thuộc
hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalỳ . Trước sự can thiệp của đế quốc Mỹ , Đảng Nhân
dân Lào đã lãnh đạo quân dân Lào tiếp tục đứng lên cùng với sự giúp đỡ của Quân
tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống |
Mỹ , cứu nước , đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ , hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào , Ngày 5 tháng 4 năm 1975 , Chính phủ
Liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng quốc gia chính trị Liên hiệp được thành
lập. 


Sau 30 năm chiến đấu anh dũng , kiên cường , đây thử thách và hy sinh ,
nhân dân Lào đã giành được thắng lợi trọn vẹn . Ngày 2 tháng 12 năm 1975 , Đại
hội đại biểu nhân dân tồn quốc họp tại Viêng Chăn quyết định xố bỏ chế độ quân
chủ , thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với chính thể Cộng hịa nhân
dân , đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước , đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân
dân tối cao ( cơ quan lập pháp cao nhất ) . Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
bước vào thời kỳ mới trong tiến trình lịch sử dân tộc thời kỳ xây dựng chế độ dân
chủ nhân dân , độc lập , tự chủ , thống nhất và thịnh vượng , bảo đảm cho nhân dân
các dân tộc Lào có cuộc sống ấm no , tự do và hạnh phúc .
Lào gia nhập Liên hợp quốc ngày 14 tháng 12 năm cấp 1955 , thiết lập quan
hệ ngoại giao với Việt Nam ở đại sứ ngày 5 tháng 9 năm 1962 và trở thành hội
viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) ngày 23 tháng 7
năm 1997 .


Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tổ chức hệ thống các lực lượng
vũ trang nhân dân để bảo vệ Tổ quốc , bao gồm Quân đội nhân dân Lào , Cảnh sát
vũ trang nhân dân và Dân quân tự vệ . Các lực lượng vũ trang nhân dân Lào do
Đảng Nhân dân cách mạng Lào trực tiếp xây dựng và lãnh đạo , Hội đồng quốc
phòng an ninh quốc gia thống nhất chỉ huy trong toàn quốc . Chủ tịch nước kiêm

Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh , đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng
vũ trang . GDP của Lào năm 2016 là 13,8 tỷ USD , bình quân đầu người 1.921
USD ( 2016 ) ' , ngân sách quốc phòng năm 2016 khoảng 26 triệu USD ” .
II . Lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Lào
1. Sự ra đời của Quân đội Lào Itala
Ngay sau khi thực dân Pháp thơn tính Lào ( nửa cuối thế kỷ XIX ) , nhân
dân các dân tộc Lào đã đấu tranh chống Pháp . Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa
của Phị Cà Đuột , Ơng Kẹo và Commadam , Chậuphạ Patchay . " Mặc dù các cuộc
khởi nghĩa đều thất bại nhưng đã gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất và cổ vũ
mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Lào .
Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời , phong trào đấu tranh chống
thực dân Pháp của nhân dân Lào đã phát triển mạnh mẽ , chuyển từ tự phát sang tự
giác và được tổ chức chặt chẽ . Đảng Cộng sản Đông Dương và Xứ ủy Ai Lao rất
coi trọng xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị , cùng với vận dụng
linh hoạt , sáng tạo các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị . Cách
mạng Lào đã có những chuyển biến quan trọng .
Vào đầu những năm 40 thế kỷ XX , tình hình thế giới và Đơng Dương có
nhiều thay đổi . Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng . Trước tình hình đó , những
người cộng sản ở Lào đã tăng cường lãnh đạo , đẩy mạnh đấu tranh , xây dựng lực
lượng ... Ở Lào đã hình thành một số nhóm hoạt động trên một số khu vực , từ
Thượng Lào đến Hạ Lào với những xu hướng khác nhau . Để thống nhất các lực
lượng yêu nước và thực hiện đường lối đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Đông
Dương , Mặt trận Lào tự do ( Itxala ) được thành lập . Mặt trận đã kêu gọi đoàn kết
và tập hợp mọi lực lượng , thành phần dân tộc , mọi tầng lớp xã hội trong một tổ
chức thống nhất , cùng tiến hành đấu tranh chống thực dân , phát xít . Mặt trận Lào
Itxala đã lập ra các đội tuyên truyền vũ trang , phát động quần chúng ở thành thị và
nông thôn vừa đấu tranh công khai , vừa chuẩn bị lực lượng , sẵn sàng nắm thời cơ
khởi nghĩa giành chính quyền .
Ngày 9 tháng 3 năm 1945 , sau khi Nhật đảo chính . cách mạng , xây Pháp ,
độc chiếm Đông Dương , một tình thế hết sức khẩn trương được đặt ra đối với cách

mạng Lào . Chấp hành chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương , ngày 28 tháng 3 năm 1945 , Ban lãnh đạo Đảng ở nước ngoài và Xứ
ủy Ai Lao đã họp với đại biểu các chi bộ , thống nhất đề ra một số công việc cấp
bách , thúc đẩy công tác tuyên truyền vận động quần chúng , xúc tiến việc lập căn
dựng lực lượng vũ trang , tổ chức huấn luyện quân sự để chuẩn bị khởi nghĩa .


Thực hiện chủ trương của Đảng và được sự giúp đỡ của nhân dân vùng
Đông Bắc Thái Lan , các lực lượng cách mạng yêu nước đã nhanh chóng thành lập
các khu căn cứ ở Phuphan , Nake ( tỉnh Sacon ) , bản Myat ( tỉnh Nakhon
Phanôm), Noongkhai , Mụcủahán ... Hàng trăm thanh niên Lào và Việt kiều đã
được huấn luyện quân sự , chính trị và nhận trang bị vũ khí tại các căn cứ trên .
Ngày 11 tháng 5 năm 1945 , tại căn cứ Nakẻ đã thành lập một đơn vị vũ
trang có cả người Lào và Việt kiều tham gia . Từ tháng 6 năm 1945 , đơn vị này đã
chuyển một số bộ phận về các căn cứ ở Viêng Chăn , Thà Khẹc , Xavanakhệt để hỗ
trợ phong trào đấu tranh của quần chúng và chuẩn bị cơ sở cho việc khởi nghĩa
giành chính quyền . Đây chính là các tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang cách
mạng sau này .
Thời gian này , tổ chức " Lào Pên Lào " do một số trí thức , học sinh , sinh
viên yêu nước lập ra cũng hoạt động mạnh mẽ . Ở nhiều đô thị , Mặt trận Lào tự do
đã có những hoạt động phối hợp với các nhóm " Lào Pên Lào " và trên thực tế thì
tổ chức " Lào Pên Lào " đã tham gia như một thành viên trong Mặt trận dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .
Tháng 8 năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết
thúc. Ở Đông Dương , Quân đội Nhật mất tinh thần , hoang mang cực độ . Các
chính phủ bù nhìn ở Lào cũng như ở Việt Nam , Campuchia có nguy cơ tan rã
hồn tồn . Tranh thủ thời cơ lịch sử vô cùng thuận lợi này , Xứ ủy Ai Lao thuộc
Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua tổ chức Mặt trận Lào tự do đã lãnh đạo
toàn dân Lào phối hợp với cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam đứng lên
giành chính quyền từ tay phát xít Nhật .

Ngày 12 tháng 10 năm 1945 , Ủy ban nhân dân Lào họp tại Viêng Chăn ,
thông qua bản Hiến pháp mới của nước Lào độc lập , bầu ra Quốc hội mới , thành
lập " Chính phủ độc lập Lào Itxala " và thông qua danh sách các thành viên chính
phủ . Hồng thân Xuphanuvơng được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Tổng chỉ
huy các lực lượng vũ trang .
Các đơn vị vũ trang Lào từ một số căn cứ ở Thái Lan được lệnh chuyển về
cùng một số lực lượng quân đội bảo an của chính quyền vương quốc cũ giác ngộ
theo cách mạng và một số thanh niên yêu nước tổ chức thành các đơn vị Quân đội
Lào Itxala " ở các khu vực để bảo vệ chính quyền mới và hỗ trợ quần chúng đấu
tranh chống địch .
Để thống nhất sự chỉ huy đối với các lực lượng vũ trang Lào Itxala và lực
lượng vũ trang Việt kiều , ngày 30 tháng 10 năm 1945 , Chính phủ độc lập Lào
Itxala ký sắc lệnh chuyển tất cả các đơn vị vũ trang của Lào thành một lực lượng
thống nhất , đặt dưới quyền chỉ huy của Chính phủ . Cùng ngày , đại diện tồn
quyền Chính phủ độc lập Lào Itxala và đại diện tồn quyền nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa ký Hiệp định về " Tổ chức liên quân Lào - Việt " ( gồm các đơn vị
vũ trang của nhân dân Lào và các đơn vị vũ trang cách mạng Việt kiều ở Lào ) và


thành lập Bộ chỉ huy Liên quân Lào - Việt nhằm thống nhất lãnh đạo và chỉ huy
tác chiến , bảo vệ nền độc lập của hai dân tộc mới giành được . Vì vậy , chỉ trong
một thời gian ngắn , lực lượng vũ trang cách mạng Lào được xây dựng và phát
triển khá nhanh , nhất là ở thành phố Viêng Chăn và tỉnh Xavanakhệt . Ở các địa
phương khác đã tổ chức được từ 3 đến 4 đại đội và hàng nghìn tự vệ .
Cuộc khởi nghĩa ở Lào diễn ra trong bối cảnh vừa đấu tranh giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật , vừa tiến hành công cuộc bảo vệ chủ quyền chống thực
dân Pháp quay trở lại xâm lược . Vì vậy , quá trình khởi nghĩa và chiến tranh cách
mạng gắn bó chặt chẽ với nhau . Các lực lượng vũ trang được hình thành ngay từ
đầu và giữ vai trị quan trọng , bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi . Tuy nhiên ,
ngay sau khi nhân dân Lào vừa mới giành được chính quyền , được sự giúp đỡ của

Mỹ và Anh , thực dân Pháp đã quay lại xâm lược Lào . Tháng 3 năm 1946 , Quân
đội Pháp mở nhiều cuộc tiến công lớn vào các thị xã : Xavanakhít , Thà Khọc và
thủ đơ Viêng Chăn ... đồng thời lập bộ máy cai trị ở những vùng chúng kiểm soát .
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên toàn quốc .
Trong những ngày đầu tiên mới giành được độc lập , quân và dân Lào đều
quyết tâm chiến đấu vì độc lập , tự do của Tổ quốc , nhưng tình thế lúc này hết sức
phức tạp . Các lực lượng vũ trang yêu nước cịn non trẻ , thiếu kinh nghiệm chiến
đấu , khó lòng ngăn chặn được bước tiến của Quân đội Pháp được trang bị vũ khí
tối tân và thiện chiến đang từng bước tiến hành bao vây các đô thị .
Để tăng cường lực lượng cho cách mạng Lào trong thời điểm khó khăn này ,
Đảng Cộng sản Đơng Dương chủ trương huy động các lực lượng Việt kiều yêu
nước ở Lào và Thái Lan phối hợp chặt chẽ với lực lượng cách mạng yêu nước Lào
bảo vệ chính quyền độc lập mới giành được ở các đô thị và tăng cường vũ trang
tuyên truyền , vận động các bộ tộc Lào , làm cho Mặt trận đoàn kết kháng chiến
chống thực dân Pháp lan rộng và chiến tranh du kích phát triển mạnh ở nơng thơn .
Chính phủ độc lập Lào Itxala cũng ban bố và thi hành một số biện pháp khẩn
cấp như tuyên bố về quyền tự do dân chủ của nhân dân , kêu gọi nhân dân đóng
góp của cải , vàng bạc giúp chính phủ kháng chiến , củng cố lực lượng tự vệ bảo
an, tổ chức Ban phịng thủ " ở thủ đơ và các thị xã , thị trấn ...
Ở thủ đô Viêng Chăn , ngồi lực lượng tự vệ , chính quyền cách mạng còn
tập trung được hơn 600 quân , tổ chức thành 4 đại đội chiến đấu và một số đội vũ
trang tuyên truyền ; tại Xavanakhệt tập trung được khoảng 200 quân ; Khăm Muộn
800 quân với hơn 400 khẩu súng , có cả pháo 25 và 80mm lấy được của Nhật ; khu
vực Mường Sapơn và Mường Phìn thành lập " Đại đội Mường Sêpôn " ; khu vực
Khămcợt , Napé ( Bolikhămxay ) đã tập hợp thành một đơn vị ở Napé , đồng thời
phối hợp với 1 đại đội chủ lực của bộ đội Việt Nam hoạt động vũ trang tuyên
truyền và truy quét tàn quân Pháp ở khu vực này .
Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946 , lực lượng vũ trang Lào phối
hợp với quân và dân các địa phương tiến hành một loạt các trận chiến đấu nhỏ lẻ ,



từng bước làm thất bại kế hoạch hành quân lấn chiếm của địch , buộc chúng phải
co về phòng thủ , cố giữ các địa bàn đã chiếm được . Ngày 10 tháng 3 năm 1946 ,
quân Pháp chiếm thị xã Xavanakhệt . Các lực lượng vũ trang Itxala sau một thời
gian chiến đấu giữ vững trận địa và giúp dân sơ tán , tiêu hao , tiêu diệt một số
quân địch , ngăn cản bước tiến của chúng đã rút dần ra khỏi thị xã , tập trung lực
lượng về bổ sung quân cho Thà Khec .
Ngày 21 tháng 3 năm 1946 , quân Pháp tập trung một lực lượng lớn gồm 7
đại đội bộ binh , 1 trung đội pháo binh , 2 cụm xe trinh sát chiến đấu có sự yểm trợ
của 4 máy bay tiêm kích , 2 máy bay ném bom và 1 máy bay trinh sát , tổ chức
thành 3 cánh quân tiến công vào Thà Khec .
Dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy qn sự do Hồng thân Xuphanuvơng đứng
đầu , các đơn vị Lào Itxala đã cùng với lực lượng Việt kiều sát cánh chiến đấu
chống lại quân Pháp . Với ưu thế về lực lượng , trang bị vũ khí , quân Pháp đã
chiếm được thị xã Thà Khẹc , sau đó ráo riết thực hiện kế hoạch đánh chiếm Viêng
Chăn , Luông Pha Băng . Các lực lượng vũ trang Lào vừa chiến đấu , vừa ngăn
chặn địch , vừa tổ chức các mũi đánh vào sườn và phía sau quân địch , đẩy lùi
nhiều cuộc tiến công của chủng . Rút kinh nghiệm từ các cuộc chiến đấu bảo vệ
Xavanakhệt và Thà Khẹc , đồng thời để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài , Xứ
ủy Lào đã thống nhất với Chính phủ Lào đề ra chủ trương vừa tiêu hao , tiêu diệt
địch , cản bước tiến của chúng , vừa chủ động tổ chức cho nhân dân di tản ra khỏi
thành phố , ... đưa lực lượng vũ trang về nông thôn , miền núi tiếp tục tiến hành
cuộc kháng chiến . Đêm 24 tháng 4 năm 1946 , sau hơn sáu tháng anh dũng chiến
đấu , tiêu hao , tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch , bảo vệ nhân dân và
chính phủ di tản an toàn sang Thái Lan , Quân đội Itxala đã rút toàn bộ lực lượng
ra khỏi thủ đô Viêng Chăn . Ngày 25 tháng 4 năm 1946 , quân Pháp chiếm Viêng
Chăn ; ngày 13 tháng 5 chiếm Luông Pha Băng .
Từ giữa năm 1946 , sau khi chiếm được toàn bộ nước Lào , Pháp ra sức củng
cố , phục hồi ngụy quyền các cấp ; khẩn trương bắt lính , đơn qn xây dựng lực
lượng quân ngụy Lào , thành lập hệ thống đồn bốt từ thành phố đến nông thôn ,

phát triển lực lượng lính " dân vệ " ở các địa phương để khống chế nhân dân và
ngăn chặn hoạt động của phong trào kháng chiến .
Bằng sức mạnh quân sự và thủ đoạn thâm độc về chính trị , Pháp đã từng
bước ổn định tình hình , thiết lập bộ máy cai trị trên toàn nước Lào , gây cho phong
trào kháng chiến nhiều khó khăn . Cuộc chiến đấu của quân dân Lào tạm lắng
xuống nhưng lực lượng cách mạng về cơ bản vẫn được bảo tồn .
Trước tình hình đó , Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương
chuyển hướng về các vùng nông thôn , rừng núi để tiến hành vận động cách mạng ,
xây dựng cơ sở chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang , phát động chiến tranh du
kích , thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân , toàn diện và lâu dài .


Thực hiện chủ trương của Đảng , từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 , lực
lượng yêu nước Lào bắt tay vào việc xây dựng căn cứ du kích ở các vùng dọc biên
giới Lào - Việt , Lào - Campuchia , Lào - Thái . Ở các tỉnh Viêng Chăn , Sầm Nưa,
Huội Xài , Xiêng Khoảng , căn cứ du kích đã được xây dựng . Dọc biên giới Lào Thái ở Thượng Lào có hai căn cứ du kích : Phân khu Xaynhabuli và Phân khu Hứa
Khổng .
Cuối năm 1947 đầu năm 1948 , cách mạng Lào tập trung vào việc củng cố
những căn cứ du kích đã có và tiếp tục xây dựng các khu căn cứ mới . Mỗi căn cứ
có từ 1 đến 2 trung đội vũ trang tuyên truyền , vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia kháng chiến , vừa tổ chức đánh du kích chống địch càn
quét , khủng bố , vừa tổ chức xây dựng căn cứ kháng chiến , có sở chính trị và vũ
trang bí mật . Khắp nơi đâu đâu cũng có các căn cứ kháng chiến . Ở Viêng Chăn có
căn cứ Ytan , Mường Phương , Bộrakhan ; ở Sầm Nưa có căn cứ Xiềng Khọ , Sầm
Tớ ; Huội Xài có các căn cứ Mường Xinh , Mường Năng , Mường Bị ; Lng Pha
Băng có căn cứ Mường Xạy , Pácxeng , Pachóp , Mường Ngịi ; Xiêng Khoảng có
căn cứ Mường Mơ ; Savanakhệt có các căn cứ Bulapha , Tà Ơi ; Hạ Lào có các căn
cứ Chămpaxắc , Phônthông , Xêcông , Attapư ...
Bên cạnh việc xây dựng căn cứ kháng chiến , các lực lượng vũ trang yêu
nước Lào cũng rất chú trọng xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng nhân dân .

Đến cuối năm 1948 , cơ sở chính trị đã được xây dựng ở nhiều vùng , có những nơi
đã tổ chức được lực lượng du kích tà xẻng , bản . Nhiều mường , nhất là các vùng
dọc biên giới Lào - Việt đã tổ chức và các hội quần chúng như " Hội Lào Cùxạt " ,
"Hội Lào yêu nước Commađam " , " Hội người Mông Cùyạt " ... Một số nơi còn
thành lập được mặt trận , chính quyền ở địa phương và cấp tỉnh như Khăm Muộn ,
Xavanakhệt . Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp đã bám rễ được vào các
vùng nông thôn . Khối đoàn kết nhân dân các dân tộc Lào không ngừng phát triển ,
củng cố . Các căn cứ kháng chiến xuất hiện ở nhiều địa bàn , hình thành thế cài
răng lược của chiến tranh nhân dân ở Lào .
Về xây dựng lực lượng vũ trang , ban đầu chỉ có 7-8 đội , mỗi đội từ 15-40
người , trang bị thô sơ , thiếu thốn . Những năm đầu kháng chiến , do lực lượng
địch đông , trang bị hiện đại và ln tìm mọi cách tiến công tiêu diệt lực lượng
cách mạng nên lực lượng vũ trang Lào chủ trương dùng phương thức " vũ trang
tuyên truyền " để xây dựng lực lượng . Quá trình hoạt động gian khổ , được nhân
dân và bộ đội tình nguyện Việt Nam hết sức giúp đỡ , lực lượng vũ trang Lào đã
từng bước lớn mạnh . Từ các đơn vị nhỏ lẻ và các tổ du kích làng bản của những
năm 1947 , 1948 , đến năm 1949 , Quân đội Lào đã xây dựng được các tiểu đội ,
trung đội tập trung ở huyện , tỉnh và đại đội độc lập ở từng khu vực .
Trên cơ sở phong trào quần chúng , tổ chức dân quân du kích và một số đơn
vị vũ trang tập trung đã phát triển ở các căn cứ kháng chiến . Ngày 20 tháng 1 năm
1949 , tại chiến khu Xiềngkho , Sầm Nưa ( nay là tỉnh Hủa Phăn ) , Trung ương


Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ thị thành lập Đại đội Látxavơng , đơn vị vũ trang
chính quy đầu tiên do Cayxỏn Phơmvihản trực tiếp chỉ huy . Sau đó lần lượt hợp
nhất với các đội vũ trang khác trong cả nước như Xét Thathirat , Xulinha Vôngxa ở
Thượng Lào ; Xayxét Thathilạt ở Trung Lào ; Xaychắc Càphát , Chămpaxắc ở Hạ
Lào ; Phà Ngừm ở Viêng Chăn ... thành Quân đội Lào Itxala ( Quân đội Lào tự
do).
Quân đội Lào Itxala ra đời là sự kiện quan trọng , đánh dấu một thời kỳ phát

triển mới của lịch sử đấu tranh cách mạng Lào . Từ các đội vũ trang tuyên truyền ,
các đơn vị chiến đấu độc lập ra đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc ở
nhiều khu vực đã được thống nhất thành Quân đội Lào Itxala dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Nhân dân Lào . Sự ra đời của
Quân đội Lào Itxala là kết quả của một quá trình đấu tranh gian khổ của các dân
tộc và nhân dân Lào , là kết quả của sự vận dụng đúng đắn , sáng tạo nguyên lý chủ
nghĩa Mác - Lênin và học thuyết quân sự vô sản trong việc xây dựng một quân đội
nhân dân thích hợp với điều kiện cụ thể của Lào . Vì vậy , ngay sau khi thành lập ,
Quân đội Lào Itxala tuy số lượng ít , trang bị vũ khí cịn thơ sơ , nhưng đã mang
đầy đủ bản chất của một quân đội cách mạng , từ nhân dân mà ra , vì nhân dân và
cùng nhân dân mà chiến đấu . Đó chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh chiến đấu
và chiến thắng của Quân đội Lào .
2. Quân đội Lào Itxala trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
( 1945 - 1954 )
Ngay sau khi ra đời , Quân đội Lào Itxala đã cùng với nhân dân tiếp tục tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược . Để đẩy mạnh cuộc kháng
chiến , tháng 1 năm 1949 , Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội
nghị cán bộ Trung ương lần thứ VI , quán triệt đường lối và bàn biện pháp thực
hiện cụ thể , phù hợp với mỗi chiến trường . Đối với chiến trường Lào , Hội nghị
nhấn mạnh : Phải lấy việc xây dựng căn cứ địa là chính cho Lào và mở rộng cơ sở
quần chúng , gắn liền các căn cứ địa với nhau ; xây dựng quân đội , du kích và
chính quyền ; xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ ... làm mục tiêu hành động của
mỗi địa phương , đơn vị .....
Về phía Việt Nam , với quan điểm " Đông Dương là một chiến trường " , từ
đầu năm 1949 , theo yêu cầu của cách mạng Lào , Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã điều động quân tình
nguyện cùng nhiều cán bộ cơ sở sang giúp Lào . Đồng thời , các chi bộ Đảng và
các đơn vị vũ trang do Đặc ủy Việt kiều ở Thái Lan xây dựng cũng được lệnh sang
hoạt động ở chiến trường Lào .
Dưới sự lãnh đạo của Đảng , trực tiếp là của các đảng bộ và ban chỉ huy các

khu , tỉnh , một cao trào " đồn kết chiến đấu " diễn ra sơi nổi , mạnh mẽ trên khắp
chiến trường Lào . Ngày 1 tháng 3 năm 1949 , Ủy ban kháng chiến và Khu quân sự
Hạ Lào được thành lập do đồng chí Khăm tày Xiphănđon , đại diện Chính phủ Lào


trực tiếp phụ trách . Đồng thời , quân đội hai nước Lào - Việt cũng quyết định
thành lập Bộ chỉ huy hỗn hợp ở khu vực Hạ Lào . Giữa năm 1949 , đại đội chủ lực
đầu tiên của Khu chính thức thành lập lấy tên là Đại đội Xaychắc Càphắt . Ngoài
đại đội chủ lực ra , ở Hạ Lào cịn có 5 đội vũ trang tun truyền , mỗi đội khoảng
30 đến 40 người hoạt động ở các vùng xung yếu .
Ở Trung Lào , thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ của Trung ương Đảng ,
Ủy ban kháng chiến và Ban chỉ huy quân sự Khu Trung Lào thống nhất đề ra chủ
trương mở Mặt trận Trung Lào , hướng chính là đường số 9 ; vận dụng phương
thức " đại đội độc lập , trung đội phân tán " , đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên
truyền nhằm tổ chức quần chúng , xây dựng bộ đội địa phương , dân quân du kích ,
xây dựng chính quyền , mở rộng các khu căn cứ . Sau một thời gian chiến đấu ,
công tác , được nhân dân hết sức giúp đỡ , lực lượng vũ trang đã góp sức xây dựng
được 4 vùng căn cứ rộng lớn gồm hàng trăm bản với 30.000 dân dọc biên giới LàoViệt , có chính quyền cách mạng , có bộ đội địa phương và dân quân du kích , buộc
địch phải bỏ nhiều vị trí , gây ảnh hưởng tốt trong nhân dân .
Tại khu vực phía Tây và Tây Bắc Lào , được sự chi viện về lực lượng và vật
chất của Việt kiều yêu nước ở Thái Lan , lực lượng kháng chiến Lào đã xây dựng
và mở rộng các khu căn cứ , đưa phong trào chiến tranh du kích lên một bước mới ,
tiêu hao , tiêu diệt thêm nhiều địch , làm cho hậu phương địch ngày càng mất ổn
định . Đến giữa năm 1950 , cơ sở cách mạng và căn cứ kháng chiến đã được mở
rộng ra nhiều nơi ở phía Tây và Tây Bắc Lào . Chiến tranh du kích được đẩy mạnh
với nhiều hình thức phong phú như phục kích , tập kích , gài mìn , bắn tỉa , kết hợp
hoạt động quân sự với vận động chính trị , kêu gọi địch bỏ ngũ ...
Ở Đông Bắc Lào , sau ngày tuyên bố thành lập Quân đội Lào Itxala
( 20.1.1949 ) , nhân dân vùng căn cứ Xiềng Khọ và các lực lượng vũ trang đã tích
cực chuẩn bị mọi mặt để phối hợp với bộ đội chủ lực , đẩy mạnh tác chiến tiêu diệt

địch , củng cố và xây dựng khu căn cứ Trung ương của cách mạng Lào . Phối hợp
với bộ đội tình nguyện Việt Nam , đơn vị Látxavơng mở các chiến dịch ở Tây Bắc
và Bắc Lào như chiến dịch Xiêng Khó ( 6.1949 ) , chiến dịch Sơng Mã ( 11.1949 ),
trận tập kích đồn Noọng Khang ( 4.12.1949 ) , nhằm phá vỡ phòng tuyến dài hàng
trăm kilômét của địch , cơ sở địch hậu ở Bắc Lào được mở rộng , mở thông biên
giới Lào - Việt ở phía Bắc , đẩy mạnh cơng tác xây dựng căn cứ địa Trung ương
của cách mạng Lào .
Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Lào năm 1950 đặt ra yêu cầu cấp
thiết phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất trong giai đoạn mới của cuộc kháng
chiến . Do đó , từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1950 , Đại hội toàn quốc Mặt trận
kháng chiến Lào được triệu tập với hơn 150 đại biểu các lực lượng vũ trang , các
bộ tộc đoàn thể quần chúng ... thay mặt cho nhân dân yêu nước Lào . Đại đội
Látxavông được giao nhiệm vụ đặc trách bảo vệ và phục vụ đại hội .


Đại hội đã nhất trí đề ra đường lối và chính sách trong giai đoạn trước mắt
của cách mạng Lào , thơng qua bản " Cương lĩnh Chính trị " gồm 12 điểm , quyết
định thành lập Mặt trận " Neo Lào Itxala " và Chính phủ kháng chiến Lào do
Hồng thân Xuphanuvơng làm Chủ tịch Mặt trận kiêm Thủ tướng Chính phủ .
Đồng chí Cayxỏn Phơmvihản làm Phó Chủ tịch Mặt trận , giữ chức Bộ trưởng
Quốc phòng kiêm Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân .
Sự ra đời của Mặt trận , Chính phủ và lực lượng vũ trang đã cổ vũ nhân dân
Lào hăng hái tham gia kháng chiến và góp sức xây dựng lực lượng vũ trang , làm
cơ sở đẩy mạnh phong trào kháng chiến toàn dân , toàn diện . Lực lượng vũ trang
Lào tuy số lượng cịn ít , nhưng nhờ có đường lối đúng đắn , biết dựa vào dân và
được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam nên đã từng bước trưởng thành
và không ngừng lớn mạnh .
Cuối năm 1950 , tổ chức lực lượng và hệ thống chỉ huy quân sự ở Lào được
sắp xếp và bố trí phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới . Tại Hạ Lào , giữa năm
1951 , Chính phủ kháng chiến quyết định thành lập Bộ chỉ huy quân khu Hạ Lào

với 3 mặt trận và một khu căn cứ địa ( mặt trận Xê Công , Tây Nam , Xalavan ,
Buloven và căn cứ địa miền Đông ) . Mỗi mặt trận và căn cứ địa đều có chủ trương
xây dựng lực lượng vũ trang từ cấp trung đội đến đại đội và dân quân du kích đều
khắp . Bên cạnh đó , các đơn vị Qn tình nguyện Việt Nam đóng qn xen kẽ trên
các mặt trận và khu căn cứ vừa làm nhiệm vụ cơ động đánh địch , vừa phối hợp
giúp đỡ bộ đội Lào Itxala trong xây dựng và chiến đấu .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến ở Hạ Lào
xuống vùng đồng bằng Tây Nam Attapư và Tây Chămpaxắc , từ đầu năm 1951 ,
các lực lượng quân sự và chính trị ở hai tỉnh Xavanakhệt và Khăm Muộn cũng
chuyển mạnh hoạt động xuống vùng đồng bằng , giành giật quyết liệt với địch , tạo
nên bước phát triển mới của phong trào kháng chiến ở Trung Lào . Lực lượng vũ
trang ở Trung Lào có 2 đại đội chủ lực khu , 2 đại đội địa phương tỉnh , các khu
căn cứ thành lập được 4 trung đội địa phương , nhiều bản tổ chức được dân quân
du kích .
Đến cuối năm 1952 , Mặt trận Itala đã xây dựng ở đây hơn 400 tổ chức cơ sở
cách mạng , lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích phát triển mạnh
mẽ và tương đối đều khắp . Tồn khu có tới 120 tiểu đội du kích . Từ năm 1951 trở


đi , Đông Bắc Lào là địa bàn tranh chấp hết sức quyết liệt giữa lực lượng kháng
chiến Lào và thực dân Pháp . Thực hiện chủ trương xây dựng khu Bắc Lào ( trọng
điểm là tỉnh Sầm Nưa ) làm căn cứ địa Trung ương của Lào , Chính phủ kháng
chiến Lào đã tăng cường lực lượng bổ sung cho khu Bắc Lào , Về lực lượng vũ
trang , có 3 dại dội khu : Đại đội Nơm Xam hoạt động cùng 1 tiểu đồn Qn tình
nguyện Việt Nam ở Đông Bắc Sầm Nưa ; Đại đội Litva vông hoạt động ở khu vực
Mường Dương , Sâm , T , Mường Nam đến Mường Láp , Mường Hiền . Tháng 10
năm 1951 , Chính phủ kháng chiến tiếp tục bổ sung cho Mặt trận Bắc Lào thêm
Đại đội Xaychắc Càphắt .
Trong khi các lực lượng kháng chiến ở các khu vực Hạ Lào , Trung Lào và
Đông Bắc Lào , đẩy mạnh các hoạt động xuống vùng đồng bằng , phía sau lưng

địch , thu được những thắng lợi to lớn , vững chắc , thì ở khu vực Tây Lào , kể cả ở
vùng đô thị , quân và dân đã tranh thủ thời cơ địch đang bị động phải phân tán lực
lượng để đối phó nhiều nơi , đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh , giành thắng lợi .
Dân quân du kích phối hợp cùng bộ đội địa phương dùng vũ khí thơ sơ ,
chơng mìn , cạm bẫy , chống dịch càn quét , bảo vệ bản làng đã trở thành phong
trào phổ biến nhiều vùng căn cứ . Nổi bật là trận chung cần thắng lợi lớn ở vùng
Phukhum , Phuxũng ( Viêng Chăn ) của bộ đội địa phương và du kích Mường phối
hợp với một số đơn vị chủ lực đã phục kích , đánh mìn , bắn tỉa , chặn 2 đại đội
địch ra càn , diệt 50 địch , làm bị thương 665 , buộc chúng phải rút lui .
Đáp ứng yêu cầu chiến đấu , trong giai đoạn này lực lượng vũ trang Lào phát
triển khá nhanh , đặc biệt là lực lượng quân sự địa phương . Dân quân du kích
được mở rộng và tổ chức chặt chẽ hơn . Đến cuối năm 1952 , toàn quốc đã có hơn
30.000 người tham gia vào lực lượng dân quân du kích . Rất nhiều địa phương đã
tổ chức được các tổ , tiểu đội , trung đội dân quân du kích , trang bị chủ yếu là
súng trường và lựu đạn . Bộ đội tập trung được chú trọng xây dựng cả về số lượng
và chất lượng . Trong hai năm 1951-1952 , Quân đội Itxala đã động viên được hơn
800 thanh niên nhập ngũ ; đến cuối 1953 đã xây dựng được 9 đại đội chủ lực và
hàng chục trung đội địa phương , đồng thời mở trường đào tạo ở từng khu vực
hoặc gửi cán bộ , chiến sĩ sang Việt Nam học tập , ... do đó khả năng tác chiến của
Quân đội Lào đã được nâng lên một bước .


Với sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng kháng chiến trên khắp cả nước,
từ năm 1950 đến 1953 , Quân đội Lào Itxala liên tục đẩy mạnh các hoạt động chiến
đấu , từ các hoạt động du kích lẻ tẻ tiến lên những hoạt động tác chiến quy mô lớn
hơn , kể cả đánh công kiên vào các vị trí phịng ngự của địch . Số đồn bốt địch bị
thiệt hại tăng lên , vùng giải phóng được mở rộng . Bước sang năm 1953 , Quân
đội Itxala phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam bắt đầu mở những chiến dịch
lớn .
Trung tuần tháng 4 năm 1953 , phối hợp tác chiến với Quân tình nguyện

Việt Nam , lực lượng vũ trang Lào đã mở chiến dịch Thượng Lào , giải phóng tồn
bộ tỉnh Sầm Nưa . Đây là chiến dịch lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của quân và dân Lào . Địch ở Sầm Nưa bỏ chạy về Cánh Đồng
Chum , Xiêng Khoảng . Với sức tiến công mạnh mẽ của Liên quân Lào - Việt , chỉ
trong vài ngày , quân Pháp buộc phải rút lui khỏi Xiêng Khoảng . Việc giải phóng
Sầm Nưa và Xiêng Khoảng đã mở rộng căn cứ địa cách mạng . Quân Pháp bị uy
hiếp mạnh ở Thượng Lào .
Sau đó , Quân đội Itxala tiếp tục phối hợp cùng với một bộ phận Quân tình
nguyện Việt Nam mở cuộc tiến công ở Trung , Hạ Lào nhằm thu hút quân cơ động
Pháp , phá thế tập trung quân của địch ở chiến trường chính Bắc Bộ ( Việt Nam ) .
Mũi tiến công chủ yếu là Thà Khục . Đây là một địa bàn chiến lược quan trọng
nằm trên con đường huyết mạch số 13 đi từ Sài Gòn ( Việt Nam ) đến Viêng Chăn
và Lng Pha Băng . Phía Đơng giáp các tỉnh Nghệ An , Hà Tĩnh , Quảng Bình
của Việt Nam ; phía Tây giáp sơng Mê Cơng và biên giới Thái Lan . Nếu chiếm
được Thà Khẹc sẽ khống chế được cả khu vực Trung Lào .
Đầu tháng 12 năm 1953 , trước nguy cơ bị Quân đội Lào Itxala uy hiếp ở
Trung Lào , Pháp điều động Binh đoàn số 2 từ Bắc Bộ ( Việt Nam ) đến tăng
cường phòng thủ vùng Thà Khec . Nhiều đơn vị pháo binh hạng nặng đã đến đóng
ở các vị trí quan trọng trên quốc lộ số 12 . quân Lào - Việt ở hướng Thà Khẹc bắt
đầu . Được sự - Ngày 21 tháng 12 năm 1953 , cuộc tiến công của Liên giúp đỡ của
nhân dân địa phương , Liên quân đã đánh nhanh , đánh mạnh , giáng một địn bất
ngờ làm cho qn địch khơng kịp trở tay đối phó . Sau 5 ngày liên tục chiến đấu ,
các lực lượng vũ trang đã loại khỏi vòng chiến đấu 3 tiểu đoàn Âu - Phi , gồm
2.200 tên , giải phóng một khu vực rộng lớn ở miền Trung Lào , trong đó có tỉnh
Khăm Muộn và thị xã Thà Khẹc , cắt đứt Trung Lào với Thượng Lào . Chiến thắng


đã góp phần tạo điều kiện cho Liên quân Lào - Việt phát triển tiến cơng xuống phía
Nam .
Từ tháng 1 năm 1954 , Liên quân Lào - Việt liên tiếp tiến công địch ở Đồng

Hến , Mường Phalang , Mường Phìn , giải phóng phía Bắc tỉnh Xavanakhệt , tiêu
diệt gần 2.000 địch , cắt đứt đường số 9 nối liền từ Đông Hà ( Việt Nam ) đến thị
xã Xavanakhệt .
Phối hợp với Mặt trận Đường 9 , một tiểu đồn Qn tình nguyện Việt Nam
được tăng cường lên tới 760 người , sau hai tháng hành quân đã đến kịp Hạ Lào .
Tận dụng yếu tố bất ngờ , tiểu đoàn cùng với các lực lượng địa phương Lào liên
tục tiến công tiêu diệt địch , giải phóng nhiều vùng rộng lớn như : Attapư
( 31.1.1954 ) , cao ngun Bơlơven ( 1.2.1954 ) , phía Nam tỉnh Xalavan , thị trấn
Thàteng ( 5.2.1954 ) , áp sát thị xã Xalavan . Quân Pháp buộc phải điều một binh
đoàn lê dương từ Bắc Bộ ( Việt Nam ) và binh đồn ngụy số 51 từ Sênơi xuống lập
2 cụm cứ điểm mới ở thị xã Xalavan và Pắcxế nhằm đối phó với cuộc tiến cơng
của Qn đội Itxala ở Hạ Lào .
Sau hơn 4 tháng liên tục chiến đấu , quân và dân Lào mặt trận Trung Lào và
Hạ Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 địch , thu 1.200 súng các loại ,
nhiều quân trang , quân dụng và phương tiện chiến tranh , giải phóng một vùng
rộng lớn 40.000km ” với 40.000 dân , cắt đứt đường liên lạc của địch giữa Trung
Lào và Thượng Lào , uy hiếp mạnh Hạ Lào . Qua chiến đấu , cơ sở quần chúng ,
chính quyền , đặc biệt là lực lượng vũ trang được xây dựng , củng cố và ngày càng
trưởng thành nhanh chóng , tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Lào
tiến lên một bước mới .
Trong khi đó , trên chiến trường Việt Nam , Quân đội nhân dân Việt Nam đã
giành thắng lợi hết sức to lớn . Để che chở cho vùng Thượng Lào đang bị uy hiếp ,
thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ , xây dựng nơi đây thành
tập đoàn cứ điểm mạnh . Tuy nhiên , quân Pháp ở đây nhanh chóng bị bao vây , cơ
lập sau khi Lai Châu ( Việt Nam ) được giải phóng . Pháp điều động 6 tiểu đồn
tăng cường cho phịng tuyến sơng Nậm U để bảo vệ đường liên lạc chiến lược "
giữa Luông Pha Băng , Mường Sài với Điện Biên Phủ .
Thực hiện kế hoạch tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 ở Thượng
Lào , Chính phủ kháng chiến Lào đã điều Đại đội Chămpaxắc bổ sung cho tỉnh



Lng Pha Băng cùng Qn tình nguyện Việt Nam và lực lượng địa phương , dân
quân du kích hoạt động đánh địch và xây dựng cơ sở ở khu vực Mường Sài ,
Mường Khoa , Mường La . Nhiều trận phục kích của các lực lượng vũ trang Lào
đã giành thắng lợi ở bản Phần Xây , bản Thèn Then dọc sơng Nậm U , Nậm Bạc ,
Mường Ngịi , gây cho địch nhiều tổn thất .
Chấp hành chỉ thị của Chính phủ kháng chiến Lào , các lực lượng vũ trang
đã phối hợp với chính quyền và mặt trận địa phương vận động nhân dân đóng góp
lương thực , thực phẩm và chuẩn bị thuyền bè , sẵn sàng phục vụ bộ đội chủ lực
hành quân đánh địch . Nhân dân khu vực Thượng Lào đã đóng góp hơn 2.000 tấn
lương thực , thực phẩm cung cấp cho quân đội trong thời gian diễn ra chiến dịch .
Theo nhiệm vụ được phân công , các đơn vị chủ lực cùng các lực lượng vũ
trang ở Bắc Lào tổ chức thành 2 cánh quân , từ biên giới Lào - Việt , vượt qua rừng
núi hiểm trở phía Đơng Bắc tỉnh Lng Pha Băng và Phongxalỳ , tiến sát phịng
tuyến sông Nậm U. Đồng thời , một cánh quân khác từ biên giới Lào - Việt được
lệnh nhanh chóng tiền sang Phongxalỳ , phối hợp cùng với quân dân địa phương
tiến công tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch , giải phóng đất đai , mở rộng thêm
vùng căn cứ cách mạng Thượng Lào .
Trong hơn 10 ngày chiến đấu và truy kích địch trên chặng đường dài gần
200km , các lực lượng vũ trang Lào đã tiêu diệt 17 đại đội địch , trong đó có 1 tiểu
đồn lê dương bị tiêu diệt gọn , thu hàng chục tấn vũ khí , đạn dược , giải phóng
khu vực Nậm U , cơ lập hồn tồn qn địch ở Điện Biên Phủ . Trên đà thắng lợi ,
các lực lượng vũ trang Lào tiếp tục tiến công địch ở Phongxalỳ , căn cứ kháng
chiến của Chính phủ kháng chiến Lào được mở rộng thêm gần 10.000km ” , nối
liên khu giải phóng Bắc Lào với khu Tây Bắc Việt Nam .
Cùng với những chiến thắng lớn trong chiến dịch Trung , Hạ Lào và lưu vực
sông Nậm U , các lực lượng vũ trang ở phía Tây Lào được nhân dân giúp đỡ đã
tranh thủ thời cơ địch đang bị động , lúng túng , tiến công tiêu diệt các đơn vị
chiếm đóng của địch , mở rộng khu căn cứ ở nhiều nơi . Điển hình là các trận tập
kích từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1954 của Đại hội Phà Ngừm ( Viêng Chăn ) phối

hợp với dân qn du kích , trung đội Mường Thulahơm và Quân tình nguyện Việt
Nam , diệt hàng trăm địch , thu nhiều vũ khí . Những thắng lợi liên tiếp của quân
và dân các khu vực Tây Lào , nhất là ở Đơng và Tây Viêng Chăn đã góp phần buộc


quân Pháp phải co về phòng thủ ở các thị xã , thị trấn ... tạo điều kiện cho lực
lượng kháng chiến củng cố , mở rộng các khu căn cứ phía sau lưng địch .
Trong Đơng Xn 1953-1954 , phối hợp chiến đấu chặt chẽ với quân dân
Việt Nam , cuộc tiến công trên chiến trường Lào đã giành được thắng lợi to lớn .
Quân đội Lào đã loại khỏi vịng chiến đấu 8.000 địch , giải phóng 100.000km ”
( khơng kể tỉnh Sầm Nưa ) , trong đó có nhiều vùng chiến lược quan trọng , uy hiếp
địch trên tồn chiến trường Đơng Dương , buộc qn Pháp phải phân tán lực lượng
cơ động chiến lược , tạo điều kiện cho quân và dân Việt Nam tiêu diệt toàn bộ tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ( 13.3-7.5.1954 ) , làm phá sản hoàn toàn kế hoạch
Nava .
Do thất bại nặng nề trên chiến trường , đồng thời bị nhân dân Pháp và dư
luận tiến bộ trên thế giới phản đối , Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh , lập lại hồ bình ở Đơng Dương ,
cơng nhận nền độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam , Lào và
Campuchia . Hiệp định cũng thừa nhận Neo Lào Itxala và Chính phủ kháng chiến
Lào là lực lượng chính trị độc lập , hợp pháp , có quân đội , có vùng tập kết ở hai
tỉnh Sầm Nưa và Phongxalỳ . Hiệp định Giơnevơ tuy không phản ánh đầy đủ
những thắng lợi trên chiến trường và xu thế của cuộc đấu tranh giữa các nước
Đông Dương và Pháp , cũng không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của phái đoàn
Việt Nam đại diện cho quyền lợi của ba nước , nhưng đã góp phần cùng với chiến
thắng Điện Biên Phủ chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp Đông
Dương .
Ngày 23 tháng 7 năm 1954 , Bộ trưởng Quốc phịng Chính phủ kháng chiến
Lào - Cayxỏn Phômvihản ra lệnh thực hiện Hiệp định đình chiến trên tồn chiến
trường Lào . Bộ đội chủ lực , bộ đội địa phương , dân qn du kích , qn tình

nguyện trên cả nước đã nghiêm chỉnh thực hiện lệnh ngừng bắn và lần lượt chuyển
quân tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxaly .
Sau 9 năm kháng chiến , cùng với thắng lợi của quân dân Việt Nam , quân
đội và nhân dân các dân tộc Lào càng đánh càng mạnh , càng đánh càng trưởng
thành , nhất là trong những năm 1951-1954 đã có những tiến bộ rõ rệt về các mặt
xây dựng và chiến đấu . Lực lượng so sánh hai bên trên tồn chiến trường Đơng
Dương cũng như ở Lào đã có những thay đổi lớn , có lợi cho sự phát triển của cách


mạng Lào . Tuy vậy , nhìn cả quá trình kháng chiến và so với yêu cầu nhiệm vụ thì
việc củng cố căn cứ địa , xây dựng các lực lượng vũ trang Lào Itxala còn phát triển
chậm , chưa theo kịp nhiệm vụ chiến đấu .
Trước tình hình đó , Chính phủ kháng chiến và Bộ Quốc phịng Lào chủ
trương " giữ vững và tăng cường hoạt động khi có cơ hội nhằm củng cố và mở
rộng các căn cứ du kích và khu du kích " ; nắm vững phương châm hoạt động " kết
hợp tác chiến với xây dựng " , " tác chiến với nguy vấn và tuyên truyền vận động
nhân dân " . Đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang , Bộ Quốc phịng nhấn
mạnh : " Bất kể tình huống nào , việc đẩy mạnh xây dựng bộ đội Lào Itxala là một
nhiệm vụ hết sức cần thiết ... , là công tác trung tâm thứ nhất phải tập trung lực
lượng kiên quyết thực hiện cho kỳ được " . Đây là mục tiêu quan trọng mà Quân
đội Lào Itxala phải đạt được trong thời gian tới nhằm đối phó với kẻ địch nguy
hiểm và mạnh hơn gấp nhiều lần .
3. Quân đội Pathét Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1954 - 1975)
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết , đế quốc Mỹ đã ráo riết can
thiệp vào các nước Đông Dương , đặt Lào , miền Nam Việt Nam và Campuchia
vào " khu vực bảo hộ " của khối SEATO ( thành lập tháng 9 năm 1954 ) . Để gạt
bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp . Đế quốc Mỹ lập ra Chính quyền phái hữu
Viêng Chăn , cải tổ quân đội phái hữu , tăng cường viện trợ quân sự nhằm thực
hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Lào . Về phía lực lượng kháng chiến Lào , theo
quy định của Hiệp định Giơnevơ , trong khi Quân tình nguyện Việt Nam rút về

nước , quân đội viễn chinh Pháp triệt thoát khỏi Lào , các đơn vị Quân đội Lào
Itxala cũng chuyển quân về tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalỳ . Cuộc
chuyển quân tập kết của Quân đội Lào Itxala bắt đầu từ tháng 8 năm 1954 và kết
thúc vào cuối tháng 2 năm 1955 .
Chấp hành chỉ thị của Chính phủ kháng chiến , đồng thời với việc chuyển
quân tập kết , các địa phương và các đơn vị quân đội đã tổ chức giáo dục tư tưởng
cho cán bộ , bộ đội và nhân dân về tình hình mới , xác định quyết tâm đồn kết ,
tiếp tục đấu tranh , cảnh giác chống mọi âm mưu mới của địch để bảo vệ thành quả
cách mạng , giữ vững lực lượng và cơ sở quần chúng ở những vùng lực lượng
kháng chiến Lào vừa rút quân .


Tuy cách mạng Lào đã đạt được bước phát triển mới , những phong trào đấu
tranh lúc này bộc lộ một số hạn chế . Phong trào đấu tranh ở 10 tỉnh vừa rút quân
phát triển không đều do thiếu cán bộ nòng cốt , cơ sở quần chúng cách mạng bị uy
hiếp , phương thức đấu tranh chưa chuyển biến kịp thời theo tình hình . Ở hai tỉnh
tập kết thì cơ sở cách mạng chưa được củng cố vững chắc , kinh tế phát triển chậm,
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn , bộ máy lãnh đạo các cấp và đội ngũ cán bộ
tuy đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình và
nhiệm vụ mới . Tình hình tư tưởng của bộ đội trong những ngày đầu ở khu tập kết
diễn biến khá phức tạp . Một số muốn trở về địa phương , không thật yên tâm với
nhiệm vụ .
Với những đặc điểm trên , việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang
của Lào gặp rất nhiều khó khăn . Được sự giúp đỡ của Việt Nam , Qn đội Lào đã
nhanh chóng hồn thành đề án xây dựng quân đội phù hợp với hoàn cảnh đất nước,
đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới . Nhiệm vụ trọng tâm của Quân đội Lào
trong giai đoạn này là phải " khuếch trương và củng cố các lực lượng vũ trang Lào
Itxala thành một đội quân cách mạng vững mạnh , có đủ khả năng trước mắt phái
tan được âm mưu quân sự của đối phương , bảo vệ khu tập kết , hậu thuẫn vững
chắc cho đấu tranh chính trị ; về lâu dài nếu địch gây lại chiến tranh thì sẽ trở thành

lực lượng nịng cốt cho cuộc vũ trang toàn dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân
dân , giải phóng hồn tồn đất nước " .
Về tổ chức , Bộ Quốc phịng có ba cơ quan : tham mưu , chính trị , hậu cần .
Tổ chức lực lượng vũ trang Lào có ba thứ quân gồm các tiểu đoàn chủ lực , các
đơn vị bộ đội địa phương ( đại đội tập trung của tỉnh , trung đội tập trung của
huyện ) và các đội du kích ở xã , bản , làm nòng cốt cho phong trào dân quân rộng
rãi ở các thơn xóm và tự vệ chiến đấu ở các cơ quan xí nghiệp . Đến cuối năm
1954, Quân đội Lào đã sắp xếp xong tổ chức , hình thành cơ cấu hoàn chỉnh gồm
bộ đội chủ lực tập trung và các lực lượng vũ trang địa phương hai tỉnh . Tổng số
quân chủ lực lúc này có 7.276 người , tổ chức thành 9 tiểu đoàn bộ binh , 1 tiểu
đoàn trợ chiến ; 1 tiểu đoàn vận - tải , 3 đại đội chuyên môn kỹ thuật ( thông tin ,
quân báo , công binh ) trực thuộc Bộ ; 1 trung đội bảo vệ cơ quan ; 12 đại đội độc
lập và 2 đội vũ trang tuyên truyền ; ba cơ quan tham mưu , chính trị , hậu cần thuộc
Bộ Quốc phịng ; Trường Qn chính Commađam ; 2 cơ quan tỉnh đội Sầm Nưa và
Phongxalỳ . Bên cạnh đó , với chính sách dân tộc đúng đắn , Quân đội Lào còn xây
dựng được 1 tiểu đoàn của người Lào Xung Tiểu đoàn Patchay . Trang bị của quân
đội chủ yếu là sử dụng súng bộ binh và hỏa lực trợ chiến thu được của Nhật và
Pháp . Lúc này , cơ sở vật chất kỹ thuật của Quân đội Lào đã xây dựng được một
số đội sửa chữa vũ khí , khí tài , một bệnh viện 150 giường , một cơ sở chế biến
được phẩm và một số đội phẫu thuật lưu động phục vụ các đơn vị trong chiến đấu .


Song song với việc củng cố , sắp xếp tổ chức , Bộ Quốc phòng Lào cũng
khẩn trương tiến hành giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự trong các lực lượng
vũ trang nhằm nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và năng lực chiến đấu , cơng tác
của bộ đội . Bộ Quốc phòng coi đây là một nhiệm vụ trung tâm , cơ bản nhất của
việc xây dựng lực lượng trong giai đoạn này với phương châm " lấy chính trị làm
chính , đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm chính " , từ đó triển khai các đợt giáo dục
chính trị , huấn luyện trong tồn qn .
Về qn sự , Bộ Quốc phịng u cầu các đơn vị huấn luyện thành thạo kỹ

thuật bắn súng bộ binh , nắm vững nguyên tắc và vận dụng linh hoạt các hình thức
chiến thuật của tổ , tiểu đội , trung đội , đại đội và tiểu đoàn . Sau các đợt huấn
luyện đều có tổ chức bắn đạn thật và diễn tập thực binh . Xen kẽ thời gian huấn
luyện và công tác , các cơ quan , đơn vị còn tranh thủ tổ chức học văn hoá , thanh
toán nạn mù chữ cho bộ đội . Riêng Trường Quân chính Commađam , trong 3 năm
( 1955 . 1957 ) đã liên tục mở các khoá huấn luyện từ 3 đến 5 tháng để đào tạo cán
bộ tiểu đội , trung đội và bổ túc cho hầu hết cán bộ đại đội và tiểu đoàn .
Qua hơn hai năm xây dựng , huấn luyện , Quân đội Lào đã có bước phát
triển mới về tổ chức chỉ huy cũng như trình độ mọi mặt của bộ đội . Hệ thống chỉ
huy và hệ thống lãnh đạo Đảng đã được hình thành từ Trung ương xuống các đơn
vị , đến từng cán bộ , chiến sĩ . Do đó , chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp từng
bước được nâng lên , khả năng tự lực chỉ huy điều hành đơn vị đã dần dân được
khẳng định . Cùng với việc tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang , Quân đội
Lào cũng kiên quyết đấu tranh bảo vệ khu tập kết , đánh bại các cuộc tiến công lấn
chiếm của quân phái hữu Viêng Chăn .
Được đế quốc Mỹ viện trợ , sau một thời gian củng cố lực lượng , từ tháng 3
năm 1955 , chính quyền phái hữu Viêng Chăn đã huy động hai phần ba lực lượng
quân đội ngụy tiến công vào hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phongxalỳ với âm mưu
tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng nòng cốt của cách mạng , xoá bỏ căn cứ địa
cách mạng Lào . Đồng thời , chính quyền Viêng Chăn cịn tiến hành khủng bố ,
đàn áp dã man những người kháng chiến cũ ở 10 tỉnh hàng triệt phá cơ sở cách
mạng . Thực hiện được âm mưu này , Mỹ sẽ có điều kiện biến Lào thành thuộc địa
kiểu mới và trực tiếp uy hiếp Việt Nam từ phía Tây .
Trước tình hình và nhiệm vụ mới , thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II
của Đảng Cộng sản Đông Dương , các đảng viên cộng sản Lào đã tổ chức Đại hội
đại biểu toàn quốc từ ngày 22 đến 26 tháng 3 năm 1955 để thành lập đảng cách
mạng của mình . Đại hội đã nhất trí lấy tên Đảng là Đảng Nhân dân Lào , đồng
thời vạch ra nhiệm vụ quan trọng cho cuộc đấu tranh cách mạng mới và quyết định
phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang . Trên cơ sở phân tích đúng đắn những
mâu thuẫn trong xã hội Lào , đánh giá cụ thể so sánh lực lượng trong nước và xu

thế phát triển chung của khu vực Đông Dương , Đông Nam Á cũng như trên thế
giới , Đảng Nhân dân Lào chủ trương : " Lãnh đạo toàn dân đoàn kết đấu tranh


hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc , xây dựng nước Lào hịa bình , độc lập ,
dân chủ , thống nhất và thịnh vượng " . Để hoàn thành nhiệm vụ trên , Đảng đề ra
chính sách cơ bản và cương lĩnh hành động trước mắt gồm 12 điểm , trong đó ,
phải tập trung xây dựng , củng cố lực lượng vũ trang và bán vũ trang thành quân
đội nhân dân để bảo vệ vùng căn cứ địa , làm hậu thuẫn cho đấu tranh chính trị , là
trụ cột để bảo vệ hịa bình " . Sau Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào , Bộ Quốc
phòng đổi thành Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Pathét Lào . Nhằm tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang , tháng 4 năm 1955 , Ban
lãnh đạo Đảng ra quyết nghị thành lập Đảng ủy Quân sự Trung ương do đồng chí
Cayxỏn Phơmvihản , Tổng Bí thư kiêm Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương ,
đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Pathét Lào .
Thực hiện chủ trương của Đảng Nhân dân Lào , lực lượng kháng chiến Lào
đã giương cao ngọn cờ hòa bình , trung lập , hịa hợp dân tộc , mở rộng mặt trận
dân tộc thống nhất , thành lập Mặt trận Lào yêu nước - Neo Lào Hắcxạt ( 6.1.1956)
nhằm tập hợp mọi lực lượng , mọi xu hướng , mọi tầng lớp yêu nước và tiến bộ
chống Mỹ và chính quyền Viêng Chăn . Đồng thời , Đảng Nhân dân Lào cũng ra
sức củng cố , tăng cường lực lượng cách mạng về mọi mặt ; khẩn trương xây dựng
và tăng cường lực lượng vũ trang Pathét Lào đang tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và
Phongxalỳ .
Vừa đấu tranh pháp lý , vừa kiên quyết chiến đấu bảo vệ khu tập kết , từ đầu
tháng 10 năm 1954 đến cuối tháng 8 năm 1956 , Quân đội Pathét Lào đã đánh lui
hầu hết 685 cuộc tiến công lớn nhỏ của quân đội phái hữu Viêng Chăn vào khu tập
kết , loại khỏi vòng chiến đấu gần 5.000 tên dịch . Âm mưu tiến cơng qn sự
nhằm thơn tính hai tỉnh , làm suy yếu lực lượng cách mạng , tiến tới xóa bỏ việc
đàm phán hiệp thương với Pathét Lào của các thế lực phản động bị phá sản hoàn
toàn . Hai tỉnh tập kết vẫn được giữ vững . Cơ sở cách mạng 10 tỉnh không ngừng

được củng cố và phát triển cả ở thành thị và nơng thơn . Xu hướng hịa bình , trung
lập , hòa hợp dân tộc , thống nhất quốc gia phát triển mạnh . Mỹ và chính quyền
Viêng Chăn buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn ( 20.10.1957 ) , lập Chính phủ
liên hiệp lần thứ nhất có sự tham gia của Mặt trận Lào yêu nước , thừa nhận vai trò
và địa vị hợp pháp của Mặt trận ; chấp nhận thi hành các quyền tự do dân chủ của
nhân dân Lào và tiến hành tổng tuyển cử bổ sung có Pathét Lào tham gia ... Ngày 1
tháng 11 năm 1957 , Tiểu ban quân sự ký hiệp định về việc sáp nhập 2 tiểu đoàn
của các lực lượng vũ trang Pathét Lào vào Quân đội Vương quốc .
Theo tinh thần trên , lực lượng vũ trang Pathét Lào được chia thành hai bộ
phận : một bộ phận được chọn lọc kỹ càng gồm 1.500 người , biên chế thành 2 tiểu
đoàn mạnh ( Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 ) sáp nhập vào Quân đội Vương quốc để
trực tiếp bảo vệ Chính phủ Liên hiệp và Trung ương Mặt trận Lào yêu nước ra hoạt
động công khai , trong số còn lại , lựa chọn một số cán bộ , chiến sĩ trẻ có năng
lực, phẩm chất chính trị gửi đi đào tạo dài hạn ở Việt Nam để làm nòng cốt cho



×