Tải bản đầy đủ (.docx) (122 trang)

(bản world) LUẬN VĂN THẠC SĨ Giải pháp phát triển hợp tác xã trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.94 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ CHUẨN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, chưa từng cơng bố. Kết quả nghiên cứu là trung thực. Tài liệu tham khảo
và số liệu thống kê trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước các
quy định của Nhà trường và Pháp luật.
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2018


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Chuẩn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn, ngồi sự nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà
khoa học, các thầy cô giáo. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo
viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. Lê Trọng Hùng đã tận tình hướng dẫn giúp
đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam; Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, các HTX trên
địa bàn huyện Chương Mỹ đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thơng tin, số liệu
cần thiết phục vụ cho q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù có nhiều cố gắng để hồn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy
cô và bạn bè, song do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu cịn hạn
chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận
được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Thầy – cơ và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Chuẩn


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................vi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIỄN VỀ HỢP TAC XÃ...............5
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã...........................................5
1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác, hợp tác xã................................................5
1.1.2. Phân loại, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã..................10
1.1.3. Chính sách phát triển hợp tác xã...........................................................12
1.1.4. Hiệu quả các hoạt động của hợp tác xã và các yếu tố ảnh hưởng đến
hợp tác xã........................................................................................................15
1.1.5. Tính tất yếu khách quan phát triển hợp tác xã nước ta..........................23
1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế hợp tác và hợp tác xã.....................................25
1.2.1. Quá trình phát triển của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trên Thế giới....25
1.2.2. Sơ lược quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã ở Việt Nam.................26
1.2.3. Một số bài học để phát triển hợp tác xã ở Việt Nam.............................33
1.3. Nội dung phát triển hợp tác xã.................................................................36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................39
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu.................................................39

2.1.1. Giới thiệu chung về huyện Chương Mỹ................................................39
2.1.2. Tổng quan về phát triển HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ............41


iv
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện Chương
Mỹ

44

2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................45
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát......................................45
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu...................................................45
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................46
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................46
2.2.5. Phương pháp phân tích SOWT..............................................................46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................47
3.1. Thực trạng phát triển của các HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ.......47
3.1.1. Tình hình phát triển của các HTX huyện Chương Mỹ..........................47
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn
huyện Chương Mỹ...........................................................................................70
3.1.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển của các HTX trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.....................................................................................................78
3.2. Khảo sát điểm một số HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ...................85
3.2.1. Nội dung khảo sát..................................................................................85
3.2.2. Tổng hợp, phân loại và đánh giá thực trạng phát triển của các HTX
chọn điểm........................................................................................................91
3.3. Các giải pháp đề xuất về vấn đề nghiên cứu............................................93
3.3.1. Định hướng nhằm phát triển HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ.....93
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nhằm phát triển HTX trên địa bàn huyện

Chương Mỹ giai đoạn 2017-2020...................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

HTX

Hợp tác xã

HTX NN

Hợp tác xã Nông nghiệp

ĐHTV

Đại hội thành viên

ĐHXV

Đại hội xã viên

DVNN


Dịch vụ nông nghiệp

KTHT

Kinh tế hợp tác

KTTT

Kinh tế tập thể

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình qn

UBND

Ủy ban nhân dân

DT

Diện tích


SXKD

Sản xuất kinh doanh

FAO

Tổ chức Nơng lương quốc tế

ICA

Hiệp hội Hợp tác xã quốc tế

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ĐVT

Đơn vị tính


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng hợp lĩnh vực hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện
Chương Mỹ từ năm 2015 đến 2017.................................................................48

Bảng 3.2. Trình độ chun mơn nghiệp vụ cán bộ quản lý các HTX trên địa
bàn huyện Chương Mỹ năm 2017...................................................................60
Bảng 3.3. Năng lực điều hành của cán bộ quản lý và trình độ xã viên của các
HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ năm 2017.............................................61
Bảng 3.4. Kết quả xếp loại các HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ năm
2016.................................................................................................................63
Bảng 3.5. Cơ sở vật chất của các HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ năm
2017.................................................................................................................65
Bảng 3.6. Tình hình vốn quỹ của các HTX trên địa bànhuyện Chương Mỹ
năm 2017.........................................................................................................66
Bảng 3.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX trên địa bàn
huyện Chương Mỹ năm 2017..........................................................................67
Bảng 3.8. Tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của các HTX trên địa bàn
huyện Chương Mỹ năm 2017..........................................................................69
Bảng 3.9. Tình hình cơng nợ của các HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ
năm 2017.........................................................................................................70
Bảng 3.10. Năng lực điều hành của cán bộ quản lý vàtrình độ xã viên của các
HTX khảo sát năm 2012..................................................................................88
Bảng 3.11. Tài sản, quỹ vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình
tham gia bảo hiểm xã hội của các HTX khảo sát năm 2017...........................89
Bảng 3.12. Công nợ của các HTX...................................................................90


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta
đã có những bước tiến vượt bậc. Sang giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đối với lĩnh vực kinh tế tập

thể vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng được Đảng và Nhà nước tập
trung nguồn lực để tạo ra sự đột phá.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát
triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là vấn đề hết sức quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX
đạt hiệu quả thiết thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc
chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy
mơ sản xuất, kinh doanh phù hợp với q trình CNH – HĐH”. Như vậy nghị
quyết đại hội Đảng toàn quốc rõ ràng đã làm sáng tỏ một điều rằng: Nền kinh
tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền nơng nghiệp
Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững phát
triển. Thực tế đã cho ta thấy rất rõ phong trào hợp tác hoá ở nước ta trải qua
nhiều bước thăng trầm. Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động đặc biệt là giai
đoạn xây dựng đất nước thời bình mơ hình HTX kiểu cũ đã ngày càng tỏ ra
không phù hợp với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế trong điều kiện mới. Từ
thực tế đó, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để mơ hình kinh tế hợp tác, HTX
thích ứng được với nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả cho những người
trực tiếp tham gia HTX nói riêng và góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế Việt
Nam phát triển nói chung đang trở thành một đề tài quan trọng, cần thiết phải
nghiên cứu, để tìm ra lời giải đáp thực sự sáng tạo và mang tính thuyết phục
nhất. Như vậy qua sự phân tích trên cho thấy: việc nghiên cứu mơ hình kinh
tế hợp tác, HTX là nhiệm vụ của tất cả mọi người.Bước vào giai đoạn phát


2

triển mới, sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn
sau 6 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thành phố Hà Nội
nói chung, huyện Chương Mỹ nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn,
thách thức, nhất là trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay, tuy

nhiên cũng có khơng ít thời cơ và lợi thế riêng của địa phương có thể nắm
bắt, khai thác và phát huy.
Nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với huyện Chương Mỹ trước hết đó là:
nghiên cứu xác định rõ tiềm năng lợi thế và hạn chế của địa phương là gì, để
từ đó xác định rõ chức năng chủ yếu của huyện trong thời gian tới làm gì, xây
dựng đơ thị theo mơ hình nào, như vậy mới có được hướng đi đúng và đề ra
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện một cách phù hợp, đảm bảo
hiệu quả cao và phát triển bền vững. Đồng thời, để thực hiện được các mục
tiêu đề ra, vấn đề hết sức quan trọng đó là nghiên cứu định hướng một số
chính sách, giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích và thu hút các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài, huy động các thành phần kinh tế và mọi nguồn
lực trong xã hội đầu tư phát triển kinh tế HTX trên địa bàn huyện.
Hiện nay kinh tế hợp tác xãtại huyện Chương Mỹ khơng phải là khu
vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nhưng là khu vực
có vai trị, vị trí quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống
cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH. Mơ hình tổ chức và quản lý hoạt
động của HTX đã đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho thành viên, xã viên
nhất là những người lao động yếu thế như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong
hoạt động SXKD.Bên cạnh những vai trò thiết yếu của HTX đã được khẳng
định như trên, phát triển kinh tế HTX tại huyện Chương Mỹ cịn có những
hạn chế như: số HTX hoạt động hiệu quả chưa nhiều, trong khi số HTX yếu
kém chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, đáng lưu ý là còn một số HTX hoạt động


3

mang tính hình thức, chưa được củng cố hoặc phải giải thể. Khi phải bước
vào hạch tốn độc lập thì các HTX này tỏ ra lúng túng và bị rơi vào tình trạng
hoạt động cầm chừng.Từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề nghiên

cứu:“Giải pháp phát triển hợp tác xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành
phố Hà Nội” làm đề tài thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển của các
HTX, luận văn xuất giải pháp phát triển các HTX trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá được các vấn đề lý luận liên quan và thực tiễn về HTX,
kinh tế HTX.
+ Đánh giá được thực trạng quá trình phát triển của các HTX và phân
tích được các nhân tố ảnh tới sự phát triển của HTX trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
+ Đề xuất được các giải pháp chủ yếu góp phần phát triển các HTX
trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến nội dung, phương thức tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý
điều hành, phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh...của các HTX.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu HTX trên địa bàn huyện
Chương Mỹ gồm 43 HTX, (liên minh HTX TP HN) trong đó:
Lĩnh vực Nơng – Lâm-Thuỷ sản: có 21 HTX


4

Lĩnh vực Tiểu thủ cơng nghiệp: có 10 HTX
Lĩnh vực dịch vụ: Có 6 HTX

Lĩnh vực xây dựng: Có 03 HTX
Lĩnh vực giao thơng, vận tải: Có 03HTX(1)
+ Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX
trong thời gian từ năm 2014 - 2016 ở địa phương. Để từ đó có các định hướng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các HTX trong giai đoạn hiện nay.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển của các HTX về: số lượng, quy mô,
năng lực và kết quả sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển HTX


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIỄN VỀ HỢP TAC XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã
1.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác, hợp tác xã
1.1.1.1. Kinh tế hợp tác

Nông nghiệp đã ra đời và tồn tại cùng với lịch sử phát triển của con
người, nền sản xuất xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn với các trình độ phát
triển ngày càng cao. Chính vì thế sản xuất nơng nghiệp cũng có những bước
tiến đáng kể từ nền sản xuất giản đơn đến hàng hố đến hình thức thị trường.
Hiện nay nền kinh tế của nhân loại đã đạt trình độ cao và sản xuất nơng
nghiệp có cơ hội được áp dụng nhiều thành tựu khoa học đạt hiệu quả ngày
càng cao nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu gắn liền với các
hộ gia đình. Đặc điểm sản xuất của hộ gia đình trước đây phục vụ nhu cầu của
gia đình sau đó mới đưa sản phẩm dư thừa ra cung ứng trên thị trường. Nhưng
trong nền kinh tế thị trường các hộ gia đình từng bước gắn sản xuất với thị

trường, từ việc lựa chọn các sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất đến việc lựa
chọn thị trường đầu ra cho sản phẩm.Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường
hoạt động sản xuất luôn gắn với cạnh tranh. Sản phẩm ln địi hỏi sự đa dạng
về chủng loại, chất lượng ngày càng nâng cao, giá cả phải hợp lý. Chính vì
thế địi hỏi hoạt động sản xuất phải tiến hành trên quy mô ngày càng mở rộng,
áp dụng công nghệ mới, sử dụng nguồn vốn lớn cũng như đội ngũ lao động có
tay nghề. Điều đó các hộ gia đình khơng thể đáp ứng được và địi hỏi phải có
sự hợp tác trong các khâu của quá trình sản xuất cũng như phục vụ sản xuất.
Chính lẽ đó các hộ gia đình cần phải hợp tác với nhau để tạo ra khả năng sản
xuất lớn hơn để mang lại hiệu quả kinh tế chung.
Trong quá trình phát triển của các hình thức hợp tác, từ hình thức hợp
tác mang tính ngẫu nhiên, thời vụ đến việc hình thành sự liên kết giữa người


6

sản xuất với người phân phối, hay dựa trên cơ sở chun mơn hố và
phâncơng lao động ngày càng cao mà có sự liên kết, hợp tác giữa các khâu
của quá trình sản xuất. Cho đến ngày nay sự hợp tác khơng chỉ được thực hiện
giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các địa phương mà nó cịn được thực
hiện trên phạm vi thế giới giữa các quốc gia với nhau gắn với q trình tồn
cầu hố về kinh tế. Hợp tác trong sản xuất cũng như trong phân phối lưu
thông làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, thúc đẩy và mở rộng
sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới và tăng cường sự giao lưu giữa
các chủ thể kinh tế.
Có thể nói kinh tế hợp tác là phương thức hoạt động kinh tế, tồn tại
khách quan và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, có thể
hiểu kinh tế hợp tác là hình thức tự nguyện của những người lao động, những
người sản xuất nhỏ dưới các hình thức đa dạng, để kết hợp sức mạnh của các
thành viên tạo nên sức mạnh tập thể để giải quyết các vấn đề sản xuất kinh

doanh và đời sống tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và
bền vững.
Ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều quan niệm mới về kinh tế
hợp tác đó là:Thứ nhất, kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của những chủ
thể độc lập trong sản xuất, lưu thông hoặc tiêu dùng; Thứ hai, các chủ thể này
hợp tác với nhau dưới nhiều cấp độ khác nhau như: hợp tác trong từng cơng
đoạn của q trình sản xuất, liên kết nhau lại thành tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
hoặc hợp tác với nhau ở một số khâu dịch vụ phục vụ sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, hộ nông nghiệp ở nước ta nhỏ bé,
sản xuất tự cung tự cấp và hoạt động sản xuất chịu nhiều thiên tai. Trong điều
kiện hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt do đó kinh tế hộ nơng
dân muốn tồn tại thì cần thiết phải có sự hợp tác để cùng phát triển. Bên cạnh


7

đó, sự hợp tác này cịn giúp giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, tăng
thu nhập cho một bộ phận dân cư và tiềm lực kinh tế của địa phương.
1.1.1.2. Hợp tác xã
Ở Việt Nam, Mơ hình HTX đã có nhiều đóng góp quan trọng trong thời
kỳ xây dựng miền Bắc XHCN và kháng chiến thống nhất đất nước. HTX là
một trong những hình thức liên kết giữa các chủ thể sản xuất. HTX được tổ
chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã
viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần. Mỗi xã viên có quyền
như nhau đối với cơng việc chung. HTX là phương thức tất yếu trong lao
động sản xuất và các hoạt động kinh tế, gắn liền với sự phát triển kinh tế và bị
ràng buộc và quy định bởi sự tiến triển trong q trình xã hội hố của hoạt
động kinh tế của con người và phải thích ứng với tiến trình phát triển kinh tế
đó.

Xuất phát từ thực tiễn nước ta, kinh tế HTX sẽ tồn tại và phát triển dưới
nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao. Chẳng hạn, có những HTX trở
thànhlĩnh vực hoạt động chính của các thành viên. Có những HTX chỉ nhằm
đáp ứng nhu cầu chung về một hay một số dịch vụ trong quá trình sản xuất
hoặc chuyên sản xuất kinh doanh một sản phẩm nhất định, thành viên tham
gia chỉ đóng góp một phần vốn và lao động, hộ gia đình vẫn là đơn vị kinh tế
tự chủ. HTX là kết quả liên kết theo chiều dọc, chiều ngang hoặc hỗn hợp,
khơng bị giới hạn bởi địa giới hành chính và lĩnh vực kinh doanh. Mỗi người
lao động, mỗi hộ gia đình có thể tham gia đồng thời vào nhiều loại hình
kinhtế hợp tác. HTX có tư cách pháp nhân có thể nhân danh mình huy động
vốn, lao động ở bên ngồi dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ sản
xuất, kinh doanh.
Xuất phát từ khái niệm kinh tế hợp tác, nhiều tổ chức và các nhà kinh tế
đã đưa nhiều khái niệm về HTX, cụ thể:
Liên minh HTX quốc tế đưa ra khái niệm như sau: “Hợp tác xã là một
tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu


8

cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua
một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”
Còn tổ chức Lao động quốc tế cho rằng: “ Hợp tác xã là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện
liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài
sản mà họ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và
giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ chịu trách nhiệm và
bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ
cho lợi ích vật chất và tinh thần chung”.
Sự giống nhau ở hai khái niệm trên đều cho rằng HTX là một tổ chức

được hình thành trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các thành viên, được vận
hành và quản lý trên cơ sở dân chủ và sự đồng thuận nhằm đạt mục tiêu mang
lại lợi ích chung cho các thành viên. Tuy vậy, với khái niệm do Liên minh
HTX quốc tế nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác giữa các thành viên trong quá
trình thành lập và điều hành các HTX để phục vụ lợi ích chung, còn với khái
niệm HTX do tổ chức Lao động quốc tế lại nhấn mạnh cơ sở của sự hợp tác
giữa các thành viên là để khắc phục sự khó khăn khi hoạt động riêng lẻ, với
sự liên kết này đã mang lại lợi ích chung cho tập thể.
Với cách hiểu đơn giản hơn, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong chế độ dân chủ mới... các hợp tác xã nó là
nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác xã là thành phần
thứ hai trong năm thành phần kinh tế ở nước ta”. Xét theo hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất, Người cho rằng: “Hợp tác xã tức là sở hữu của tập thể nhân dân
lao động.. Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu của nhân dân lao động, Nhà
nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ cho nó phát triển”. Người
khẳng định hợp tác xã là khâu chính thúc đẩy cải cách xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt, Người cho rằng HTX có thể thành lập ở cả trong cơng sở, hầm mỏ,


9

xưởng máy, đồn điền... và nhất là ở nông thôn với nhiều loại hình: Tín dụng,
tiêu thụ, sản xuất, mua bán,.
Theo luật của các nước cũng cho thấy một số đặc điểm cơ bản của
HTX như sau.Thứ nhất, HTX là sự liên kết của những người cùng tham gia;
Thứ hai, HTX là một tổ chức kinh doanh; Thứ ba, HTX là một đơn vị kinh
doanh được quản lý theo nguyên tắc dân chủ; Thứ tư, mục đích của HTX là
phục vụ lợi ích chung của các xã viên và lợi ích cộng đồng.
Ở nước ta, trong Luật HTX có định nghĩa như sau: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích

chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát
huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau
thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật .
Từ các khái niệm về HTX, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản về
HTX như sau:Hợp tác xã là hình thức thực hiện các quá trình hợp tác trong
hoạt động kinh tế. Mục tiêu của HTX là phát triển được sức sản xuất xã hội,
tiết kiệm lao động, tăng hiệu quả kinh tế, phải thích hợp với các mối quan hệ
kinh tế mới trong điều kiện mới; Việc thành lập HTX không làm mất đi tính
tự chủ vốn có của các bên tham gia, trái lại nó tăng thêm sức mạnh tổng lực
và phát triển được những ưu thế của phương thức HTX; Thành lập HTX là
tạo ra đòn bẩy để phát triển kinh tế các chủ thể kinh tế tự chủ. HTX là việc
liên kết nhau lại giữa các chủ thể kinh tế tự chủ tạo ra sức mạnh mới, thông
qua đó phát triển được kinh tế của mình. Như vậy khi thành lập HTX mới


10

khơng phải vì kinh tế HTX mà là sự phát triển kinh tế của các thành viên. Do
đó, kinh tế HTX là tổ chức kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế tự chủ.
Kinh tế HTX thể hiện được bản chất tự do lựa chọn phương thức hoạt động
kinh tế của họ trong điều kiện kinh tế thị trường vì kinh tế thị trường thì các
chủ thể kinh tế tự chủ họ có nhiều cách để đạt tới mục đích kinh tế của mình.
Như vậy, trong điều kiện mới, các chủ thể kinh tế tự chủ họ có thể tham gia
HTX hoặc không, khi HTX không đáp ứng yêu cầu của họ.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể nhận định rằng: Hợp tác xã là tổ

chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hình thành HTX là một
q trình hồn tồn tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người
trong các hoạt động kinh tế.
1.1.2. Phân loại, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
1.1.2.1. Phân loại
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại hợp tác xã thường
căn cứ vào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mơ và đặc
điểm hình thành hợp tác xã. Theo đó, ta có thể phân loại HTX thành các
nhóm sau:
- Hợp tác xã dịch vụ: Bao gồm ba loại là HTX dịch vụ từng khâu,
HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX
chuyên ngành).
HTX dịch vụ từng khâu (dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt động
tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu cơng
việc trong q trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. Ví dụ: HTX tín dụng,
HTX mua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch
vụ về tưới tiêu; HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tùy thuộc đặc điểm,
điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ
đối với từng loại hình dịch vụ có khác nhau. Ở những vùng đồng bằng trồng


11

lúa nước, HTX có thể thực hiện các khâu dịch vụ sau đây: Xây dựng, điều
hành kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư,
tưới tiêu theo quy trình kĩ thuật thâm canh, phịng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản
phẩm ngồi đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình qn ruộng
đất và mức độ cơ giới hóa cao, nơng hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu
hoạch sữa chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ; HTX dịch vụ
đơn mục đích (HTX chuyên ngành): Được hình thành từ nhu cầu của các hộ

viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa tập trung, hoặc cùng làm
một nghề giống nhau, HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như
chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kĩ thuật dịch vụ, vận chuyển
và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến
nông sản…
- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: HTX loại này có đặc điểm nội dung
hoạt động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp. Mơ hình HTX loại này phù
hợp trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nghề đánh cá, nghề làm
muối (trừ nghề trồng trọt và chăn nuôi).
- HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác tồn diện: Đặc điểm cơ
bản của mơ hình HTX này là:Cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, bộ máy
quản lý và chế độ hoạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc
của HTX kiểu mới và tương tự một doanh nghiệp tập thể; Sở hữu tài sản trong
HTX gồm hai phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên HTX tham gia
lao động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối theo lao động và
hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX); Hoạt động sản xuất kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế HTX và đem lại lợi ích
cho xã viên; HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ cơng nghiệp, xây
dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm
muối, đánh cá. Ở các địa phương, mơ hình HTX kiểu này thường gặp trên địa


12

bàn thị trấn, thị xã, các vùng ven sông ven biển, những nơi phù hợp với nghề
khai thác tai nguyên và ở những nơi có đủ điều kiện khai thác.
1.1.2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo

quy định của Luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có quyền gia nhập
hợp tác xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác
xã.
Dân chủ, bình đẳng và cơng khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực
hiện công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và
những vấn đề khác quy định trong Điều lệ hợp tác xã.
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tự quyết định về phân
phối thu nhập.
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của
hợp tác xã, lãi được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia
theo vốn góp và cơng sức đóng góp của xã viên, phần cịn lại chia cho xã viên
theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng
xã hội; hợp tác giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định
của pháp luật.
1.1.3. Chính sách phát triển hợp tác xã
Chủ trương, đường lối và chính sách phát triển HTX của Đảng và Nhà
nước ta thời gian qua luôn thống nhất. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử
là từng bước đổi mới HTX theo hướng phù hợp với điều kiện khách quan.
HTX được phát triển theo các nấc thang, trình độ khác nhau có thăng, trầm


13

trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá chỉ huy, bao cấp kéo dài dẫn
tới quan liêu sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển HTX được Nhà nước ta thể chế hoá kịp thời ở các cấp độ

luật pháp khác nhau. Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở những chủ trương,
đường lối lớn của Đảng, đã khẳng định: kinh tế tập thể do cơng dân góp vốn,
góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên
ngun tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng
cố và mở rộng các HTX hoạt động có hiệu quả. Điều đó là kết quả của một
thời gian dài vận động thực tiễn và tổng kết lý luận của Đảng và Nhà nước ta
về HTX. Sự khẳng định của Hiến pháp năm 1992 đã tạo đà cho sự đổi mới
không ngừng về cơ chế quản lý phát triển HTX của Nhà nước.
Trên cơ sở những điều mà Hiến pháp năm 1992 viết về kinh tế tập thể,
ngày 20/3/1996, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khố 9, Luật HTX được thơng
qua, mở ra một trang sử mới cho công tác tổ chức, quản lý và phát triển kinh
tế tập thể nói chung, HTX nói riêng. Luật HTX 1996 ban hành là cơ sở pháp
lý bước đầu cho việc chuyển đổi mơ hình HTX kiểu cũ sang mơ hình HTX
kiểu mới. Theo đó Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản dưới luật như:
Nghị định 15/CP ngày 21/1/1997 quy định chính sách khuyến khích phát triển
HTX; Nghị định 16/CP ngày 21/2/1997 về xử lý công nợ của HTX cũ chuyển
đổi sang hoạt động theo luật; và Thông tư số 14 BKH ngày 29/3/1997 của Bộ
kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn việc chuyển đổi và đăng ký gia đình HTX.
Dưới sự điều chỉnh của hệ thống các luật và văn bản dưới luật trên, quá trình
phát triển HTX ở nước ta diễn ra theo hai hình thức sau: chuyển đổi mơ hình
HTX kiểu cũ sang mơ hình HTX kiểu mới và thành lập mới các HTX với
chức năng chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hộ xã viên cho cộng đồng và tạo
việc làm cho những người lao động dễ bị tổn thương trong cơ chế kinh tế thị
trường.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khố
XI thơng qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm




×