LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
– LÊ-NIN VỀ QUY LUẬT LƯU
THÔNG TIỀN TỆ VÀ SỰ VẬN
DỤNG Ở VIỆT NAM / LIÊN HỆ
THỰC TẾ
Lời mở đầu
Lịch sử đã cho thấy, trao đổi hàng hóa và tiền tệ là q trình tất
yếu của xã hội loài người, bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng chính
đáng và ngày một tăng lên của con người. Tiền tệ và hàng hóa
khơng thể tách rời nhau, nó tồn tại và biến động theo một quy
luật khách quan của tình hình giá cả trên thế giới nói chung hay
của từng đất nước nói riêng.
Nói cách khác, quy luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát
triển hay những biến động của nên kinh tế thị trường.
Theo nhiều dự báo, tình hình kinh tế, giá cả thế giới sẽ tiếp tục
có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng khơng nhỏ đến quan hệ
cung cầu, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát và ổn định
các cân đối vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay, với sự phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vấn đề này ngày càng được chính phủ quan tâm với mục
đích đề ra các chiến lược lâu dài giúp đẩy mạnh phát triển kinh
tế và đẩy lùi lạm phát.
Em làm tiểu luận này để thực hành kỹ năng phân tích và vận
dụng lý luận qua việc tìm hiểu về các khía cạnh của quy luật lưu
thông tiền tệ, đồng thời bổ sung thêm cho bản thân kiến thức về
lí luận hiện đại của lưu thơng tiền tệ và thực trạng lạm phát.
Mục đích của bài tiểu luận cũng để ôn tập lại kiến thức hỗ trợ
cho kỳ thi sắp tới.
Và do kiến thức còn hạn hẹp nên khơng thể tránh khỏi những sơ
sài và cịn nhiều chỗ sai sót. Em kính mong cơ có thể bỏ qua và
góp thêm ý kiến để em có những bài tiểu luận sau tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bùi thúy hằng
2
Phần một: Cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê-nin về quy luật lưu thông tiền tệ.
I. Quy luật lưu thông tiền tệ:
1.Khái niệm:
-Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cân
cho lưu thơng hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
Quy luật này được thể hiện như sau:
Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thơng thì lượng
tiền cần thiết cho lưu thơng được tính bắng cơng thức:
M=
Tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thơng
Số vịng ln chuyển trungbình
Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán và chức
năng lưu thơng thì lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác
định bằng công thức:
M=
1−( 2+3 )+ 4
5
Trong đó:
1 là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ lưu thơng.
2 là tổng giá trị hàng hóa bán chịu.
3 là tổng giá trị hàng hóa khấu trừ cho nhau.
4 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh tốn.
5 là số vịng ln chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất
định, cho nên khi ứng dụng công thức trên cần lưu ý một số
điểm sau:
-
Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa khơng được
đưa ra lưu thơng trong thời kỳ đó như: hàng hóa dự trữ hay tồn
kho khơng được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau, hàng
hóa bán (mua) chịu đến ký sau mới cần thanh toán bằng tiền,
Bùi thúy hằng
3
-
hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác, hàng
hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh tốn khơng dùng tiền
mặt như ký sổ, chuyển khốn, ...
Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng
tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại
chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng tiền mua (bán) hàng
hóa chịu đã đến kỳ thanh tốn.
2.u cầu:
u cầu của quy luật lưu thơng tiền tề là khối lượng tiền thực tế
trong lưu thông phải thích ứng với khối lượng tiền cần thiết cho
lưu thơng. Tùy theo loại hình lưu thơng tiền tệ (lưu thơng tiền
kim loại, lưu thơng tiền giấy, lưu thơng tiền tín dụng ngân hàng).
Quy luật lưu thông tiền tệ chứa đựng các biểu thị khác nhau:
quy luật số lượng tiền tệ thực sự cần thiết cho lưu thông, quy
luật giá trị thực tế của các dấu hiệu tiền tệ danh nghĩa, quy luật
lưu thơng tiền tín dụng.
Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay
bạc làm phương tiện lưu thơng được hình thành một cách tự
phát. Bởi vì tiên vàng, tiền bạc hay các tài sản bằng vàng bạc
thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ. Nếu số lượng
tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu
thơng hàng hóa thì việc tích trữ tăng lên và ngược lại. Chẳng
hạn, khi sản xuất giảm sút thì số lượng hàng hóa đem ra lưu
thơng ít đi do đó số lượng tiền đang trong lưu thông trở nên lớn
hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thơng, khi đó việc tích trữ
tiền sẽ tăng lên.
3. Vai trị:
Quy luật lưu thơng tiền tệ giúp chính phủ có căn cứ để phát hiện
những điều kiện cần thiết cho lưu thông; giúp hệ thống ngân
hàng nhà nước và kinh doanh điều hịa lưu thơng tiền tệ khống
chế kiểm soát lạm phát, củng cố sức mua để đồng tiền chuyển
đổi; góp phần thúc đấy tăng trưởng kinh tế theo hướng ngày
một bền vững.
II. Lý luận về lạm phát:
Lạm phát xuất hiện khi lượng tiền giấy phát hành ra vượt quá
lượng cần thiết cho lưu thông khiến giá trị đồng tiền sụt giảm
Bùi thúy hằng
4
làm giá cả tăng đột biến. Do đó mà sức mua của đồng tiền bị
sụt giảm, ảnh hưởng đến đời sống người hưởng lương.
Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát làm 2 loại:
-
Lạm phát vừa phải: khi chỉ số giá cả tăng lên dưới
10%/năm
Lạm phát phi mã: chỉ số giá cả tăng trên 10%/năm
Siêu lạm phát: chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng
nghìn lần trở lên.
Lạm phát thực chất là sự khủng hoảng về tiền tệ. Khi lạm phát
xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữa các
tầng lớ dân cư. Vậy nên chuyên gia tài chính Johnathan Quek
cũng từng nói trong cuốn sách “Đón đầu siêu lạm phát” của
mình rằng: “Khi mỗi cuộc khủng hoảng xảy ra, sự giàu có khơng
hề bị mất đi, nó chỉ chuyển từ vị trí của người khơng chuẩn bị
sang vị trí của người đã chuẩn bị sẵn sàng”
Phần hai: Liên hệ thực tế
I. Thực trạng lạm phát:
1. Ở một số nước trên thế giới:
Lạm phát xảy ra là do sự sụt giảm giá trị đồng tiền. Trên thực tế,
đồng đô la Mỹ đã mất 97% giá trị trong 97 năm kể từ khi Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ được thành lập. Nếu cách đây 97 năm, 1$ có
thể mua 10 cái bánh mì thì ngày nay ta chỉ được nữa cái bánh
mì cùng loại với số tiền đó.
Giá thực phẩm tăng cao đã châm ngòi bạo lực tại các khu vực
Trung Đông và Nam Á
Hiện nay, các nước đang buộc phải in thêm nhiều tiền hơn. Nếu
họ không làm vậy, giá trị tiền tệ của họ sẽ tăng so với đồng đô
la, khiến hoạt động xuất khẩu giảm. Khi một quốc gia quyết
định phá giá đồng tiền của mình so với các quốc gia khác nhằm
khiến hàng hóa dịch vụ của mình rẻ hơn, lạm phát sẽ xuất hiện
trong nền kinh tế nội địa.
Bùi thúy hằng
5
Khi các nền kinh tế trên thế giới tiếp tục chay đua để ngăn
không cho đồng tiền của họ tăng giá so với các đồng tiền khác,
nhiều khả năng sẽ dẫn tới lạm phát phi mã.
Nhìn vào lịch sử có thể thấy, giá thực phẩm, năng lượng, hàng
hóa sẽ tăng vọt, khiến đa số người dân phá sản.
Năm 2010, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tính tốn con số lạm phát
và thơng báo chỉ số CPI chỉ là 1,1%. Đó là tỉ lệ lạm phát do chính
phủ Mỹ tính tốn năm 2010, nhưng trên thực tế, giá thực phẩm
đã tăng bình quân 48% so với 12 tháng trước. Giá năng lượng đã
tăng trung bình 23%, lúc mì tăng tới 76%. Thế giới đã chứng
kiến một đợt tăng giá hơn 50% của gần như tất cả mọi mặt
hàng từ sữa, xăng, hàng hóa cũng như kim loại quý, … và giá cả
sẽ còn tăng vọt nếu nước Mỹ tiếp tục in tiền và cứu nợ.
2. Ở nước ta:
Tại Việt Nam, do mới đi theo con đường phát triển nền kinh tế
thị trường từ khoảng 10 năm nay nên hình thái lạm phát ở nước
ta có những điểm khác so với các nước tư bản. Tuy nhiên không
phải chỉ 10 năm trở lại đây nền kinh tế nước ta mới xuất hiện
lạm phát mà ngay từ năm 1980 trở về trước, lạm phát cũng đã
tồn tại, nhưng biểu hiện của nó khơng công khai mà thôi. Trong
các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại hội trở về
trước không sử dụng khái niệm “lạm phát” mà thay vào đó là
những cụm từ “chênh lệch giữa thu và chi giữa hàng và tiền”
hay “thị trường vật giá không ổn định”.
Lạm phát ở thời ký này là “lạm phát ngầm” khiến chỉ số giá cả ở
thị trường tự do tăng cao, vượt xa mức tăng giá trị tổng sản
lượng cũng như thu nhập qc dân. Sau thời kỳ “ủ bệnh” thì lạm
phát đã bộc phát thành lạm phát công khai với mức lạm phát
phi mã.
Đảng đã kịp thời nhận định tình hình này, phát hiện ra nguyên
nhân là do chúng ta chưa có chính sách cơ bản về tài chính gắn
liền với chính sách đúng đắn về giá cả, tiền tệ, tín dụng; các
khoản chi ngân sách mang nặng tình bao cấp và một thời gian
dài vượt quá nguồn thu; sử dụng vốn vay và viện trợ kém hiệu
quả. Tất cả những điều đó đã gây ra thâm hụt ngân sách dẫn
đến lạm phát trầm trọng.
Bùi thúy hằng
6
Trong điều hành vĩ mô để phát triển nền kinh tế, mọi qc gia
đều phải quan tâm tới chính sách tài chính, tiền tệ, chống lạm
phát. Đối với nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát, ổn định giá
cả đang là một vấn đề to lớn đặt ra cho chính phủ và các cấp
các ngành.
Cho tới nay, Việt Nam đã bước đầu thành cơng trong việc kìm
chế lạm phát. Lạm phát đã giảm từ hơn 700% một năm vào
năm 1986 xuống chỉ còn 35% vào năm 1989. Đây là một thành
công lớn, đến từ nhiều yếu tố như tự do hóa nền kinh tế, hay áp
dụng tỉ giá hối đối thực tế hơn, … Tuy nhiên những khởi sắc
của nền kinh tế năm 1989 đã không được củng cố ngay bằng
những chính sách tài khóa và tiền tệ cẩn trọng, do đó trong các
năm 1992 và 1993, giá cả đã tăng gần 70%/năm.
II. Các biện pháp khắc phục lạm phát:
1. Biện pháp tình thế:
-Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thơng: biện pháp này cịn
gọi là “đóng băng tiền tệ”, ngân hàng phát hành tạm ngừng
thực hiện các nghiệp vụ “tái chiết khấu” và “tái cầm cố”. Mục
đích của biệp pháp này là không bơm thêm tiền vào lưu thông
để hạn chế sự mất giá.
-Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm: biệp pháp
này giúp thu hút tiền mặt của người dân và doanh nghiệp, giảm
bớt tiền trong lưu thông. Đến khi tỉ lệ lạm phát giảm thì ngân
hàng cũng giảm lãi suất tiết kiệm.
-Cắt giảm các khoản phí chưa cấp bách từ ngân sách.
-Bán ngoại tệ và vàng: cũng nhằm mục đích hút tiền mặt từ lưu
thông vào ngân hàng.
-Vay và xin viện trợ từ bên ngồi.
-Cải cách tiền tệ: đây là biện pháp tình thế bắt buộc khi lạm
phát ở mức độ cao mà các biện pháp trên chưa mang lại kết quả
như mong muốn.
2. Biện pháp lâu dài:
-Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thơng
hàng hóa của nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ nguyên lý “lưu
thông hàng hóa là tiền đề lưu thơng tiền tệ”, nếu quỹ hàng hóa
Bùi thúy hằng
7
được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả ổn
định, thì đây sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền
tệ. Thực tế cũng cho thấy những nước có nên kinh tế thị trường
phát triển là những nước có đồng tiền mạnh.
-Đào tạo ngành sản xuất mũi nhọn cho xuất khẩu. Xuất khẩu là
hoạt động kinh tế quan trọng không thể thiếu trong điều kiện
mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế hiện nay, giúp chúng ta có
nguồn thu ngoại tệ để nhập hàng hóa bên ngồi, bổ sung cho
hàng hóa trong nước, tạo tiền đề ổn định tiền tệ.
-Thường xuyên kiểm tra chính sách thu, chi của nhà nước, nhằm
đảm bảo nguồn thu và kiểm soát lượng chi, ổn định ngân sách.
Nếu ngân sách cân đối, có bội thu thì lưu thông tiền tệ cũng sẽ
ổn định.
Kết luận
Lạm phát là vấn đề kinh tế mà bất cứ quốc gia nào cũng phải
đối mặt. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt lạm phát chưa bao giờ là
điều dễ dàng và phương thức thức hiện lại phụ thuộc vào điều
kiện mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, diễn biến lạm phát rất phức tạp do nước ta chỉ
mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong những năm gần đây nên cả nguyên nhân và diễn
biến lạm phát đều không giống các nước tư bản phương Tây.
Thành công trong công cuộc chống lạm phát năm 1989 đưa đất
nước vượt lên đã thể hiện sự đổi mới trong nhận thức quản lý
kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định chính là tiền
đề vững chắc cho thành cơng của các lĩnh vực quan trong khác
như y tế, giáo dục, quân sự, khoa học, chính trị, ... Tuy nhiên
những thành tựu đạt được không cho phép chúng ta lơ là. Đảng
và nhà nước vẫn luôn phải thận trọng trong mỗi bước đi trên
bàn cờ kinh tế, để đảm bảo cho sức khỏe nền kinh tế nước nhà,
tạo tiền đề vững chắc phát triển các lĩnh vực khác theo kịp bạn
bè năm châu.
Bài viết này chỉ là những thu nhặt bước đầu mang tính chất cơ
sở cho việc phát triển nhận thức sau này. Em hy vong đây là
Bùi thúy hằng
8
cách tiếp cận có hiệu quả trong q trình tìm hiểu nền kinh tế
nói chung và lạm phát nói riêng.
Bùi thúy hằng
9