Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mối tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và albumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.84 KB, 8 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC
ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG VÀ ALBUMIN NIỆU
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Nguyễn Thị Thu Thảo1, Trần Đỗ Lan Phương1, Nguyễn Thị Đào Tiên1,
Cao Mạnh Tuấn1, Nguyễn Lê Anh Khang1
TÓM TẮT

10

Đặt vấn đề: Siêu âm Doppler động mạch
cảnh khảo sát độ dày lớp nội trung mạc động
mạch cảnh được chứng minh có thể dự đốn các
biến cố mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 nhưng chưa được thực hiện thường
quy trên lâm sàng. Albumin niệu có mối liên
quan với độ dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh và được thực hiện thường quy trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2. Do đó, sự gia tăng
albumin niệu có thể là dấu hiệu gợi ý cho các bác
sĩ lâm sàng về nguy cơ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung để có các khảo sát và can
thiệp tình trạng xơ vữa động mạch cảnh sớm hơn
ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa độ
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và
albumin niệu trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện các
bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám và điều


trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 11/
2019 đến tháng 5/2020.
Kết quả: Trong 147 bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 tham gia nghiên cứu, tỉ lệ nam:nữ là
Khoa Nội tiết – Thận - Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Lê Anh Khang
Email:
Ngày nhận bài: 15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1

100

0,5:1, tuổi trung bình 65,73 ± 12,11 tuổi, tỉ lệ
thừa cân béo phì là 47,6%, nồng độ HbA1c trung
bình là 9,43 ± 3,22%, eGFR trung bình là 76,24
± 25,12 ml/phút/1,73m2 da, tỉ lệ tăng albumin
niệu trung bình và nặng lần lượt là 27,9% và
10,9%. Giá trị trung vị của độ dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung theo các mức
albumin niệu bình thường, tăng mức độ trung
bình và tăng mức độ nặng bên trái là 0,70mm,
0,90mm và 0,92mm (p < 0,001), bên phải là
0,66mm, 0,80mm và 1,05mm (p < 0,001).
Kết luận: Có mối tương quan phi tuyến tính
(đường cong bậc 3) có ý nghĩa thống kê giữa độ
dày lớp nội trung mạc động cảnh chung trái (p =
0,004, r = 0,305) và phải (p < 0,001, r = 0,414)

với albumin niệu.
Từ khóa: albumin niệu, độ dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung

SUMMARY
CORRELATION BETWEEN COMMON
CAROTID ARTERY INTIMA-MEDIA
THICKNESS AND ALBUMINURIA IN
TYPE 2 DIABETES PATIENTS
Background: Proved to be able to predict
large blood vessel complications in type 2
diabetes, ultrasonography measurement of
carotid intima-media thickness is still not applied
routinely in clinical practice. Detecting and
quantifying albuminuria, which is in correlation
with carotid intima media thickening, are
routinely done in type 2 diabetes patients.
Therefore, increased albuminuria in patients with


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

type 2 diabetes could signal a risk of common
carotid intima-media thickening for clinicians to
carry out earlier surveillance and intervention.
Objects: To assess the correlation between
common carotid intima-media thickness and
albuminuria in type 2 diabetes.
Methods: A cross-sectional study using
convenience sampling was conducted among

patients with type 2 diabetes treated at Nhan dan
Gia Dinh Hospital, Ho Chi Minh city, from
November 2019 to May 2020.
Results: In 147 diabetic participants,
male:female ratio was 0.5:1, the average age was
65.73 ± 12.11 years, the prevalence of
overweight and obesity was 47.6%, the average
HbA1c level was 9.43 ± 3.22%, the average
eGFR level was 76.24 ± 25.12 mL/min/1.73m2,
the prevalences of moderately and severely
increased albuminuria were 27.9% and 10.9%
respectively. The median values of the common
carotid intima media thickness in relevance to
normal, moderately increased and severely
increased albuminuria on the left side were
0.70mm, 0.90mm và 0.92mm (p < 0.001) and on
the right side were 0.66mm, 0.80mm và 1.05mm
(p < 0.001) respectively.
Conclusion: A statistically significant nonlinear correlation (cubic function) between left
common carotid intima-media thickness (p =
0.004, r = 0.305) and right common carotid
intima-media thickness (p < 0.001, r = 0.414) and
albuminuria.
Keywords: albuminuria, common carotid
intima-media thickness

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường típ 2 là bệnh lý đặc trưng
bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính(2),
với tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng trên toàn thế

giới(8). Hệ quả của đái tháo đường gây tổn
thương nhiều cơ quan như mắt, thần kinh,

thận(3), đặc biệt là biến chứng tim mạch có
thể chiếm đến 41%, với tỉ lệ tử vong 27/1000
người mỗi năm(4). Do vậy, tầm sốt và phịng
ngừa các biến cố mạch máu đóng vai trò
quan trọng ở bệnh nhân đái tháo đường hiện
nay.
Albumin niệu từ lâu đã được đưa vào các
hướng dẫn điều trị ở các bệnh nhân có bệnh
lý tim mạch do xơ vữa. Sự liên quan mạnh
mẽ giữa albumin niệu và xơ vữa động mạch,
đặc biệt là tình trạng dày nội trung mạc động
mạch trong giai đoạn sớm đã được chứng
minh từ rất lâu(5). Một trong những động
mạch được quan tâm nhiều nhất là động
mạch cảnh đoạn ngồi sọ, vì đây là nơi nội
mạc dễ bị tổn thương do áp lực dòng máu lớn
từ tim. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh, một thông số được khảo sát bằng siêu
âm doppler động mạch cảnh, là chỉ số rất có
giá trị để dự đoán các biến chứng mạch máu
lớn, được thể hiện qua các nghiên cứu của
Ligita Ryliskyte cùng cộng sự(7). Tuy nhiên
trên lâm sàng, chỉ định siêu âm doppler động
mạch cảnh còn nhiều hạn chế do liên quan
đến nhiều vấn đề như chi phí y tế, sự chủ
quan của bác sĩ.... Để giải quyết vấn đề này,
một số tác giả như Yu-Hong Zhang vào năm

hay 2013 hay tác giả Nguyễn Văn Công tại
Việt Nam vào năm 2006 đã tiến hành nghiên
cứu về sự tương quan giữa albumin niệu và
độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
với mục tiêu tăng albumin niệu sẽ đóng vai
trị như một yếu tố gợi ý cho sự gia tăng độ
dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ở
bệnh nhân đái tháo đường(1). Mặc dù các kết
quả còn nhiều tranh cãi, tăng albumin niệu
vẫn cho thấy được tiềm năng mạnh mẽ để
các bác sĩ lâm sàng quan tâm hơn đến chỉ
định siêu âm doppler động mạch cảnh.
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này, trong đó, nghiên cứu của của
101


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

tác giả Công chỉ cho tương quan yếu(1).
Trong thực hành lâm sàng, các bác sĩ rất ít
quan tâm đến chỉ định đo độ dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh, kể cả bác sĩ nội
tiết và tim mạch. Do đó, để nâng cao chất
lượng cuộc sống, cũng như tầm sốt, chẩn
đốn và điều trị dự phịng các biến chứng tim
mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu
cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu về mối tương
quan giữa độ dày lớp nội trung mạc động

mạch cảnh chung và albumin niệu trên bệnh
nhân đái tháo đường típ 2.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được chẩn
đốn theo ADA 2019, đến khám và điều trị
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng
11/2019 đến tháng 5/2020.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đốn ĐTĐ típ
2 theo ADA 2019 đến khám và điều trị tại
khoa Nội tiết–Thận bệnh viện Nhân dân Gia
Định.
Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tổn thương thận cấp hoặc đang điều trị
thay thế thận.
Bệnh thận đi kèm như bệnh cầu thận, hội
chứng thận hư, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh
ống thận mô kẽ, bệnh động mạch thận do bất
kì ngun nhân nào.
Đang có nhiễm trùng các cơ quan: hơ
hấp, tiết niệu, tiêu hóa, sinh dục, da.
Đang có các bệnh lý nội khoa nặng:
nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn,
TBMMN, ung thư, đang sử dụng các thuốc
hóa trị liệu có ảnh hưởng lên chức năng thận,
rối loạn tri giác, biến chứng cấp của ĐTĐ
102


như tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan
cetone, bệnh thận mạn giai đoạn cuối với
eGFR < 15 mL/phút/1,73 m2.
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang hành
kinh.
Bệnh nhân có chống chỉ định với siêu âm
Doppler động mạch cảnh: Đã đặt stent động
mạch cảnh trước đó, hoặc đã phẫu thuật bóc
tách nội mạc động mạch cảnh, các bệnh nhân
cổ ngắn, bất thường về giải phẫu động mạch
cảnh hay vùng nền cổ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ
tháng 11/2019 đến tháng 5/2020.
Thu thập dữ liệu
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 thỏa điều kiện
chọn vào tại khoa Nội tiết – Thận tại bệnh
viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian tiến
hành nghiên cứu sẽ được thu thập thông tin
cá nhân bao gồm tên, tuổi, chỉ số nhân trắc
và tiền căn bệnh lý thơng qua bảng câu hỏi.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét
nghiệm sinh hóa bilan lipid máu, HbA1c,
Creatinin, Glucose máu, chỉ cố ACR
(albumin niệu chia creatinin niệu một mẫu
nước tiểu) hoặc ghi nhận qua hồ sơ cũ
(không quá 6 tháng). Cuối cùng, bệnh nhân
sẽ được siêu âm Doppler động mạch cảnh tại

phòng siêu âm nội trú bệnh viện Nhân Dân
Gia Định.
Cỡ mẫu

Trong đó:
- n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết.
- C = 7,85 tương ứng với α = 0,05
(khoảng tin cậy 95%) và β = 0,2 (độ mạnh =
0,8)


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

- r = 0,24 là hệ số tương quan giữa độ
dày lớp nội trung mạc ĐMC chung phải và
microalbumin niệu theo nghiên cứu của
Nguyễn Văn Công 2006(1).
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết: n = 135.
Định nghĩa và phương pháp thu thập
các biến số chính
Albumin niệu
Albumin niệu được xác định bằng chỉ số
ACR.
ACR được định nghĩa là tăng khi thỏa
tiêu chuẩn chẩn đoán của KDIGO 2012 là có
≥ 2/3 mẫu nước tiểu có giá trị ACR ≥
30mg/g, cách nhau tối thiểu 1 – 2 tuần, tối đa
2 tháng. Trường hợp 2 mẫu nước tiểu đầu
tiên có chỉ số ACR khơng đồng nhất (1 tăng
và 1 không tăng), cần làm thêm mẫu nước

tiểu thử 3 để xác định chẩn đoán(6).
Các mức độ tăng albumin niệu theo
KDIGO 2012(6):
- Albumin niệu bình thường: < 30 mg/g.
- Tăng mức độ trung bình (microalbumin
niệu): 30 – 300 mg/g.
- Tăng mức độ nặng (macroalbumin
niệu): > 300 mg/g.
Độ dày lớp nội trung mạc động mạch
cảnh chung
Công cụ: máy siêu âm Siemens Acuson
NX3 Elite.
Chuẩn bị:
- Bệnh nhân nằm ngửa, đặt gối dưới cổ
bệnh nhân tạo góc xoay ngồi 45 độ.
- Bác sĩ điều chỉnh đầu bệnh nhân ở vị trí
thích hợp để ngửa và xoay cổ về hướng cách
xa đầu dò siêu âm. Trong q trình siêu âm,
bác sĩ có thể điều chỉnh vị trí cổ bệnh nhân
để làm rõ hình ảnh, nhất là trong mặt cắt phía
trước.
Tiến hành:
- Sử dụng đầu dị có tần số từ 7,5 –
12MHz, chế độ siêu âm B-mode.

- Hầu hết bệnh nhân nên được đo ở độ
sâu 4cm hoặc lớn hơn ở những người cổ dày
hoặc mạch máu nằm sâu.
- Tiến hành khảo sát độ dày lớp nội trung
mạc ở thành xa tại vị trí ĐMC chung hai bên:

độ dày lớp nội trung mạc được đo trên 1
đoạn kéo dài 10 mm, cách hành cảnh tối
thiểu 5 mm và tránh mảng xơ vữa.
- Độ dày lớp nội trung mạc được đo trực
tiếp bằng phần mềm đo được tích hợp sẵn
trên máy Siemens.
Phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích số liệu
Tần số và tỉ lệ phần trăm để mơ tả các
biến định tính. Giá trị trung bình và độ lệch
chuẩn để mơ tả các biến định lượng phân
phối bình thường. Giá trị trung vị và bách
phân vị 25%, 75% để mô tả các biến định
lượng phân phối khơng bình thường.
Kiểm định χ2 (Chi–Square Test) hay
kiểm định Fisher’s exact (được sử dụng khi
có quá 20% số ơ trong bảng có tần số mong
đợi nhỏ hơn 5) để xét mối liên hệ giữa hai
biến định tính. Kiểm định t (nếu phân phối
bình thường), kiểm định Mann – Whitney,
Kruskal – Wallis (nếu phân phối khơng bình
thường) để xét mối liên hệ giữa một biến
định tính và một biến định lượng.
Kiểm định Pearson để khảo sát mối
tương quan giữa 2 biến định lượng nếu phân
phối bình thường, kiểm định Spearman nếu
phân phối khơng bình thường. Giá trị hệ số
tương quan (r):
- 0 – 0,19: tương quan rất yếu.
- 0,20 – 0,39: tương quan yếu.

- 0,40 – 0,59: tương quan trung bình.
- 0,60 – 0,79: tương quan mạnh.
- 0,80 – 1,00: tương quan rất mạnh.
Kết quả được làm tròn 2 chữ số thập
phân, làm tròn 3 số thập phân với kết quả của

103


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

p. Với độ tin cậy 95%, p < 0,050 được xem
là có ý nghĩa thống kê.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lí và phân tích bằng phần
mềm SPSS 20 cho hệ điều hành Windows.
Sử dụng phần mềm Microsoft Word
2010, Microsoft Excel 2010 để trình bày kết
quả nghiên cứu dưới dạng bảng và biểu đồ.
Y đức
Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học
Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, số
181/HĐĐĐ-TĐHYKPNT,
cấp
ngày

11/12/2019 và Hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Nhân dân
Gia định chấp thuận theo Giấy chứng nhận

số 01/NDGĐ-HĐĐĐ ngày 17/02/2020.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 11 năm 2019
đến tháng 5 năm 2020, có 147 bệnh nhân
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đươc đưa vào
nghiên cứu. Các kết quả về đặc điểm chung
của mẫu nghiên cứu được trình bày trong
Bảng 2.

Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 147)
Tuổi
Tỉ lệ nam:nữ
BMI (kg/m2)
Tỉ lệ hút thuốc lá (%)
Tỉ lệ rối loạn lipid máu (%)
Tỉ lệ tăng huyết áp (%)
Thời gian mắc đái tháo đường
trung bình (năm)
HbA1c (%)
GFR (ml/phút/1,73m2 da)
Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp chiếm tỉ lệ
74,80%, rối loạn lipid máu chiếm 93,20%,
bệnh thận mạn chiếm 20,40%. Tỉ lệ nam:nữ
là 0,5:1, tuổi trung bình 65,73  12,11 tuổi, tỉ
lệ thừa cân béo phì là 47,6%, tỉ lệ hút thuốc
lá 19%, thời gian mắc đái tháo đường trung
vị là 7,00 (2,00 – 13,00) năm, nồng độ

Giá trị

65,73  12,11
0,5:1
23,02  3,63
19
93,20
74,80%
8,09
9,43  3,22
76,24  25,12
HbA1c trung bình là 9,43  3,22%, eGFR
trung bình là 76,24  25,12 ml/phút/1,73m2
da, tỉ lệ tăng albumin niệu trung bình và nặng
lần lượt là 27,90% và 10,90%.
Tỉ số Albumin niệu chia Creatinin niệu
(ACR)

Bảng 2: Giá trị trung vị của chỉ số ACR theo nhóm
< 30
30 – 300
> 300
Giá trị trung vị
10,29
78,38
448,94
(Tứ phân vị 25 – 75)
(6,98–16,08)
(49,74–126,60)
(361,49–629,69)
Chỉ số ACR ở toàn mẫu là 19,06 mg/g với khoảng tứ phân vị là 8,50 – 78,38.


104


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung
Mẫu (N=147) Nam (N=49) Nữ (N=98)
p
Số trung vị (tứ phân vị 25 – 75)
Độ dày lớp nội trung mạc động
0,76
0,80
0,74
0,431
mạch cảnh chung trái (mm)
(0,60 – 0,91) (0,60 – 1,00) (0,60 – 0,90)
Độ dày lớp nội trung mạc động
0,70
0,70
0,70
0,166
mạch cảnh chung phải (mm)
(0,60 – 0,95) (0,64 – 0,98) (0,60 – 0,90)
Tương quan giữa độ dày lớp nội trung dụng kiểm định Spearman để đánh giá tương
mạc động mạch cảnh chung trái và quan.
albumin niệu
Nghiên cứu chúng tôi khảo sát nhiều mô
Độ dày lớp nội trung mạc động mạch hình tương quan khác nhau, trong đó có 4 mô
cảnh chung trái (y) và albumin niệu (x) là các hình cho kết quả giá trị r2 lớn nhất là mơ hình
biến định lượng khơng tn theo quy luật đường thẳng, mơ hình đường cong parabol,

phân bố bình thường, do đó chúng tơi sử mơ hình hàm logarith và mơ hình đường
cong bậc 3. Kết quả trình bày ở hình 1.

Hình 1. Tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung trái và ACR
Tất cả các mơ hình tương quan đều có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mơ hình hàm bậc 3 cho giá trị r2 lớn nhất
và là mơ hình phù hợp nhất giải thích mối
tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung trái và albumin niệu:
- r = 0,305 với p = 0,002.
- Đây là mối tương quan thuận và có ý
nghĩa thống kê.

- Mức độ tương quan yếu.
- Hệ số xác định (r2) tương ứng là 0,093.
- Phương trình hồi quy mẫu:
y = 2,074X10-9x3 – 3,971X10-6x2 +
0,002x + 0,701
Tương quan giữa độ dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung phải và albumin
niệu

105


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Độ dày lớp nội trung mạc động mạch

cảnh chung phải (y) và albumin niệu (x) là
các biến định lượng khơng tn theo quy luật
phân bố bình thường, do đó chúng tơi sử
dụng kiểm định Spearman để đánh giá tương
quan.

Nghiên cứu chúng tơi khảo sát nhiều mơ
hình tương quan khác nhau, trong đó có 4 mơ
hình cho kết quả giá trị r2 lớn nhất là mơ hình
đường thẳng, mơ hình đường cong parabol,
mơ hình hàm logarith và mơ hình đường
cong bậc 3. Kết quả trình bày ở hình 2.

Hình 2. Tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung phải và ACR
Tất cả các mơ hình tương quan đều có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Mơ hình hàm bậc 3 cho giá trị r2 lớn nhất
và là mơ hình phù hợp nhất giải thích mối
tương quan giữa độ dày lớp nội trung mạc
động mạch cảnh chung phải và albumin niệu:
- r = 0,414 với p < 0,001.
- Đây là mối tương quan thuận và có ý
nghĩa thống kê.
- Mức độ tương quan trung bình.
- Hệ số xác định (r2) tương ứng là 0,171.
- Phương trình hồi quy mẫu:
y = 5,072X10-10x3 – 1,330X10-6x2 +
0,001x + 0,685
IV. BÀN LUẬN

Trong thời gian 6 tháng nghiên cứu, ó
147 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia
nghiên cuối với độ tuổi trung bình tương đối
106

cao (65,73  12,11 tuổi), nồng độ HbA1c
kiểm sốt kém (trung bình 9,43  3,22%) và
thời gian mắc đái tháo đường lâu năm (trung
vị là 7 năm). Ngoài ra tỉ lệ bệnh nền đi kèm
nhiều với tăng huyết áp là 74,80%, rối loạn
lipid máu 98,20%, bệnh thận mạn 20,40%.
Như vậy, nhóm dân số nghiên cứu thuộc
nhóm bệnh nhân có nguy cơ tim mạch do xơ
vữa cao với tình trạng kiểm sốt đái tháo
đường chưa tốt.
Phân tích ở 2 bên động mạch cảnh đều
cho kết quả thống nhất với mơ hình đường
cong bậc 3 cho giá trị hệ số tương quan và hệ
số xác định tương ứng lớn nhất, kết quả được
trình bày như sau:
- Động mạch cảnh chung trái: r = 0,305.
Mức độ tương quan yếu. Hệ số xác định (r2)
tương ứng là 0,093, nghĩa là có 9,30% sự
biến đổi của độ dày lớp nội trung mạc động


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

mạch cảnh chung trái được giải thích bởi sự
biến thiên của albumin niệu.

- Động mạch cảnh chung phải: r = 0,414.
Mức độ tương quan trung bình. Hệ số xác
định (r2) tương ứng là 0,171, nghĩa là có
17,10% sự biến đổi của độ dày lớp nội trung
mạc động mạch cảnh chung phải được giải
thích bởi sự biến thiên của albumin niệu.
Các kết quả tương quan có ý nghĩa cho
thấy sự phù hợp trong cơ chế bệnh sinh đã
được báo cáo trong y văn, khi sự xơ vữa
mạch máu trong bệnh ĐTĐ típ 2 nói chung,
hay động mạch cảnh trong nghiên cứu của
chúng tơi nói riêng sẽ gây suy giảm chức
năng tế bào nội mạc mạch máu với sự gia
tăng nồng độ TGF-β, từ đó làm tăng thải
albumin qua nước tiểu.
Độ mạnh tương quan giữa độ dày lớp nội
trung mạc động mạch cảnh chung và albumin
niệu trong nghiên cứu có độ mạnh từ yếu đến
trung bình. Điều này có thể giải thích do
nghiên cứu chúng tơi thực hiện ở nhóm bệnh
nhân kiểm sốt tương đối tốt đường huyết, tỉ
lệ hút thuốc lá thấp cũng như bệnh thận ở
giai đoạn rất sớm. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, có thể dự đốn được độ dày
lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung
qua phương trình tương quan với albumin
niệu. Từ đó có thể giúp các bác sĩ lâm sàng
hướng đến thực hiện siêu âm Doppler động
mạch cảnh ở nhóm bệnh nhân có tăng
albumin niệu, giúp đánh giá sớm hơn và tiết

kiệm chi phí ở nhóm khơng tăng albumin
niệu. Ngoài ra, kết quả này cũng mở ra một
hướng nghiên cứu mới sau này khi khảo sát
về mối tương quan phi tuyến tính của độ dày
lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung và
albumin niệu ở các giai đoạn tổn thương thận
nặng hơn với cỡ mẫu lớn hơn nhằm đánh giá
đầy đủ hơn.

V. KẾT LUẬN
Có mối tương quan phi tuyến tính (đường
cong bậc 3) có ý nghĩa thống kê giữa độ dày
lớp nội trung mạc động cảnh chung trái (p =
0,004, r = 0,305) và phải (p < 0,001, r =
0,414) với albumin niệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Công (2006), "Mối liên quan
giữa microalbumin niệu và tổn thương động
mạch cảnh ở bệnh nhân đái tháo đường típ
2". Y học thực hành, (3), tr. 8 - 10.
2. Borch-Johnsen K., Cooper M., Prato S. D.,
et al. (2015), "International Textbook of
Diabetes Mellitus", John Wiley & Sons Ltd,
United Kingdom, pp. 3.
3. Fauci A. S., Loscalzo J., Kasper D. L., et
al. (2015), "Harrison's Principles of internal
medicine", McGraw-Hill Companies, Inc.,
New York, pp. 2407 - 2422.
4. International Diabetes Federation (2016),
"Diabetes and cardiovascular disease",

International Diabetes Federation, Belgium,
pp. 8 - 9.
5. Irene M., Pedro M., Juan Q., et al. (2011),
"What Measure of Carotid Wall Thickening
Is the Best Atherosclerotic Loading Score in
the Hypertensive Patient: Maximum or Mean
Value?". Revista Espola de Cardiología,
64 (5), pp. 417 - 420.
6. Kidney
Disease
Improving Global
Outcomes (2013), "KDIGO 2012 Clinical
Practice Guideline for the Evaluation and
Management of Chronic Kidney Disease".
Kidney International Supplements, 3 (1),
pp. 28 - 33.
7. Ligita Ryliskyte, Rokas Navickas, Pranas
Serpytis, et al. (2019), "Association of aortic
stiffness, carotid intima-media thickness and
endothelial function with cardiovascular
events in metabolic syndrome subjects".
Blood Pressure, 28, pp. 1 - 9.
8. World Health Organization, Global report
on Diabetes, 2016: Switzerland. pp. 25. (68)

107




×