Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiến thức và hành vi trong phòng ngừa lây nhiễm của bệnh nhân viêm gan siêu vi B điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.35 KB, 8 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TRONG PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM
CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN SIÊU VI B ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Phan Thị Huệ1, Nguyễn Thị Minh Trang1, Nguyễn Thị Mỹ Linh2
TÓM TẮT

46

Đặt vấn đề: Viêm gan vi rút B là bệnh
truyền nhiễm quan trọng, phổ biến toàn cầu, do
vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Tỷ lệ kiến thức
và hành vi trong phòng ngừa lây nhiễm Viêm gan
vi rút B còn chưa cao ở các bệnh nhân đã nhiễm
Viêm gan vi rút B mạn tính.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng và
hành vi đúng trong phòng ngừa lây nhiễm cho
cộng đồng và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân
viêm gan vi rút B điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Nhân Dân Gia Định năm 2021.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt
ngang trên 229 đối tượng bệnh nhân Viêm gan vi
rút B mạn điều trị ngoại trú tại Bệnh Viện Nhân
Dân Gia Định, diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5
năm 2021. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua
bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc.
Kết quả: Tỷ lệ kiến thức phòng ngừa lây
nhiễm viêm gan vi rút B đúng là 56,80%, hành vi
quan hệ tình dục đúng là 49,80%, hành vi phịng
ngừa lây nhiễm qua đường máu đúng là 66,80%,


hành vi khuyến khích chích ngừa đúng là
63,30%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và
các hành vi bao gồm dân tộc, giới tính, trình độ
học vấn, tình trạng hơn nhân, kinh tế gia đình và
Khoa YTCC, Đại học Y Dược TPHCM
Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Minh Trang
Email:
Ngày nhận bài: 15.9.2022
Ngày phản biện khoa học: 15.10.2022
Ngày duyệt bài: 10.11.2022
1
2

440

thời gian mắc bệnh. Kiến thức có liên quan với
hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu
(PR=1,48, KTC 95% [1,20-1,82], p<0,001) và
hành vi khuyến khích chích ngừa (PR=1,36, KTC
95% [1,09-1,69], p<0,001).
Kết luận: Tỷ lệ kiến thức và các hành vi
phòng ngừa lây nhiễm đúng ở các bệnh nhân
viêm gan vi rút B điều trị ngoại trú tại bệnh viện
còn thấp. Một số yếu tố dân số xã hội có liên
quan đến kiến thức và hành vi. Kiến thức có liên
quan đến các hành vi. Do đó, cần tăng cường các
biện pháp giáo dục sức khỏe và truyền thông
nhằm nâng cao kiến thức và hành vi phòng ngừa
lây nhiễm viêm gan vi rút B.

Từ khóa: Viêm gan vi rút B, kiến thức, hành
vi, phòng ngừa lây nhiễm.

SUMMARY
KNOWLEDGE AND BEHAVIOR OF
OUTPATIENT TO PREVENT
HEPATITIS B TRANSMISSION AT
NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Introduction: Hepatitis B is a significant
worldwide infectious disease caused by the
hepatitis B virus (HBV). In patients with chronic
HBV infection, the percentage of correct
knowledge and behavior in preventing VGVR B
infection is still low.
Objective: Determining the percentage of
correct knowledge and behavior in community
infection prevention and related factors in
hepatitis B outpatients at Nhan dan Gia Dinh
Hospital in 2021.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Subjects and Method: From March to May
2021, 229 outpatients with chronic hepatitis B
were included in this cross-sectional study.
Research data was collected through a structured
interview questionnaire.
Results: The percentage of correct
knowledge toward the prevention of hepatitis B

infection was 56.80%, correct sexual behavior
was 49.80%, correct behavior of blood-borne
infection prevention was 66.80%, correct
behavior of vaccination promotion was 63.30%.
Factors related to knowledge and behaviors
included ethnicity, gender, education level,
marital status, economic status, and duration of
illness. Knowledge was associated with behavior
to prevent blood-borne infections (PR=1.48, 95%
CI [1.20-1.82], p<0.001) and vaccination
promotion behavior (PR=1.30, 95% CI [1.091.69], p<0.001).
Conclusion: The percentage of correct
knowledge and behaviors toward the prevention
of hepatitis B infection among outpatients is still
low. Several sociodemographic factors are
related to knowledge and behaviors. Knowledge
is also related to behaviors. As a result, health
workers need to strengthen health education and
communication measures to improve knowledge
and behaviors to prevent infection in chronic
hepatitis B patients.
Keywords: Hepatitis B transmission,
knowledge, behavior, prevent infection

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi rút B (VGVR B) là bệnh
truyền nhiễm quan trọng, phổ biến toàn cầu
do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Ước tính
năm 2015 tồn cầu có khoảng 257 triệu
người nhiễm HBV mạn và 884 400 người tử

vong, phần lớn do các biến chứng xơ gan và
ung thư biểu mô tế bào gan. Tại Việt Nam,

theo ước tính năm 2017 của Bộ Y tế: số
người nhiễm vi rút viêm gan mạn tính là 7,8
triệu người/năm, tử vong do viêm gan B là
33,5 nghìn người. Năm 2012 một nghiên cứu
về “Chi phí chữa bệnh do nhiễm viêm gan B
mạn tính ở Việt Nam” ghi nhận mỗi bệnh
nhân trong một năm chi phí cho VGVR B
mạn là 450,35 USD, ung thư gan 1883,05
USD. Khi so sánh với GDP cùng năm là
1024 USD, gánh nặng tài chính cho việc điều
trị nhiễm HBV mạn tính ở Việt Nam là rất
cao.
Nhiều nghiên cứu về kiến thức và hành vi
phòng ngừa lây nhiễm VGVR B được thực
hiện trên các đối tượng là nhân viên y tế [1,
2], phụ nữ mang thai và sinh viên, học viên
đang theo học tại các trường y dược. Tuy
nhiên, số lượng nghiên cứu trên bệnh nhân
VGVR B cịn tương đối ít. Vì vậy, nghiên
cứu này được tiến hành nhằm mục đích xác
định tỷ lệ kiến thức đúng và hành vi đúng
trong phòng ngừa lây nhiễm VGVR B ở
bệnh nhân VGVR B điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt
ngang.

Cỡ mẫu: Được tính theo cơng thức ước
lượng một tỷ lệ

Theo nghiên cứu của tác giả Hồ Huỳnh
Uy Tài, tỷ lệ kiến thức đúng về phòng ngừa
lây nhiễm VGVR B là p=0,74 và sai số biên

441


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

d=0,06, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là
206 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân
nhiễm VGVR B từ 18 tuổi trở lên có xét
nghiệm HBsAg và/hoặc HBV DNA dương
tính ≥ 6 tháng, hoặc HBsAg dương tính và
anti-HBc IgM âm tính trước đó, đã được
chẩn đốn và đang điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định. Bệnh nhân có mặt
vào thời điểm nghiên cứu, đã được giải thích
rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bị rối
loạn trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, trạng thái
tinh thần không ổn định không thể hiểu và trả
lời các câu hỏi.
Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng
vấn viên sẽ tiếp cận bệnh nhân tại phịng
khám ngoại trú thơng qua sự giới thiệu của

bệnh viện và bác sĩ điều trị. Đối với bệnh
nhân ngoại trú, điều tra viên tiếp cận đối
tượng ngay tại phòng khám, thơng qua sự

Các biến số kết cuộc chính: Kiến thức
đúng khi người bệnh đạt yêu cầu 4/6 kiến
thức về các nội dung nhận biết về VGVR B
là bệnh lây, dễ lây, nguyên nhân gây bệnh,
đường lây bệnh, hậu quả do nhiễm bệnh gây
ra và cách phòng tránh. Hành vi QHTD đúng
khi trả lời khơng QHTD hoặc số lượng bạn
tình là 1 người và luôn luôn sử dụng bao cao
su (BCS). Hành vi phòng nguy cơ lây nhiễm
qua đường máu đúng khi trả lời đúng tất cả

giới thiệu của bác sĩ tại phòng khám (bác sĩ
đã được cung cấp tiêu chí chọn mẫu trước
đó). Đối tượng sẽ được giải thích rõ mục
đích của cuộc khảo sát, nếu đối tượng đồng ý
tham gia nghiên cứu, đối tượng sẽ ký tên vào
mục đồng ý tham gia nghiên cứu. Phỏng vấn
viên sẽ phỏng vấn trực tiếp đối tượng và ghi
nhận thông tin ngay trong quá trình phỏng
vấn qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Bộ
câu hỏi gồm 36 câu, bao gồm các câu hỏi về

tích thống kê với phần mềm Stata 14.2. Các
biến số phân loại được mô tả bằng tần số và
tỷ lệ phần trăm. Trung bình và độ lệch chuẩn
được dùng các biến số định lượng. Phép

kiểm Chi bình phương được sử dụng để kiểm
định các mối liên quan đơn biến giữa các yếu
tố về đặc tính dân số xã hội, thời gian mắc
bệnh và kiến thức chung, hành vi chung của
các đối tượng nghiên cứu. Ước lượng mối
liên quan được báo cáo dưới dạng tỉ số hiện
mắc PR (Prevalance Ratio) với khoảng tin

đặc tính dân số xã hội, kiến thức chung, hành
vi nguy cơ lây nhiễm qua đường máu, hành
vi quan hệ tình dục (QHTD) và hành vi
khuyến khích chích ngừa VGVR B.
442

các câu hỏi về yếu tố nguy cơ lây bệnh như
tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim
tiêm, dùng chung vật dụng sắc nhọn, dùng
chung bàn chải đánh răng, hành vi xăm hình.
Hành vi khuyến khích chích phịng ngừa
chung đúng khi trả lời đúng từ 2 yếu tố trở
lên, trong đó có đáp án người thân sống trong
cùng nhà.
Phương pháp xử lý dữ kiện: Dữ liệu
được nhập bằng phần mềm Epidata và phân

cậy (KTC) 95%, tính tốn bởi mơ hình hồi
quy Poisson. Các biến số có giá trị p < 0,2
trong phân tích đơn biến được đưa vào mô



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu
tố thực sự có liên quan. Mức ý nghĩa thống
kê qui ước là p<0,05.
Y đức: Đề cương nghiên cứu được chấp
thuận về mặt đạo đức trong nghiên cứu Y
sinh từ Hội đồng Đạo đức Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh (văn bản số
72/HĐĐĐ-ĐHYD ký ngày 28/01/2021) và
Hội đồng Đạo đức Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định (văn bản số 30/HĐĐĐ-ĐHYD ngày
29/3/2021).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
229 đối tượng VGVR B điều trị ngoại trú
tại bệnh viện tham gia nghiên cứu. Tuổi
trung bình mẫu nghiên cứu là 48 ±12 tuổi.
Nam giới và nữ giới có tỷ lệ tương đương
nhau. 93% đối tượng là dân tộc Kinh. Trình
độ học vấn cấp II-III và trình độ trung cấp,
Cao đẳng, Đại học (TC, CĐ, ĐH) sau ĐH lần
lượt là 56,40% và 36,20%. Về tình trạng hơn
nhân, nhóm đã kết hơn chiếm tỷ lệ 70,80%.
Đa số đối tượng thuộc nhóm kinh tế gia đình
đủ sống (86,90%).
Tỷ lệ kiến thức và hành vi đúng trong
phòng ngừa lây nhiễm VGVR B

Bảng 1: Tỷ lệ kiến thức và hành vi đúng trong phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B

(n=229)
Đặc tính
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Kiến thức đúng
130
56,80
Hành vi QHTD đúng
114
49,80
Hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu đúng
153
66,80
Hành vi khuyến khích chích ngừa đúng
145
63,30
Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng ½ đối tượng trong nghiên cứu có kiến thức và hành
vi QHTD đúng. Tỷ lệ đối tượng có hành vi phịng lây nhiễm qua đường máu đúng và hành vi
khuyến khích chích ngừa đúng xấp xỉ nhau, lần lượt là 66,80% và 63,30% (Bảng 1).
Mối liên quan giữa kiến thức, hành vi và các đặc tính
Bảng 2: Các yếu tố liên quan với kiến thức và hành vi đúng (n=229)
Mơ hình đơn biến
Mơ hình hồi quy đa biến*
Đặc tính
Pthơ
PRthơ (KTC 95%)
Phc
PRhc (KTC 95%)
Các yếu tố liên quan với kiến thức đúng
Trình độ học vấn

Cấp I
1
1
Cấp II-III
0,128
1,97(0,82-4,76)
0,182
1,78(0,76-4,14)
TC, CĐ, ĐH, Sau ĐH
0,006
3,78(1,43-8,02)
0,019
2,78(1,18-6,52)
Các yếu tố liên quan với hành vi nguy cơ đường máu đúng
Giới tính
Nam
<0,001
1,43(1,18-1,73)
0,001
1,39(1,15-1,69)
Nữ

443


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Trình độ học vấn
Cấp I
1

1
Cấp II-III
0,056
2,08(0,98-4,41)
0,090
1,89(0,9-3,99)
TC, CĐ, ĐH, Sau ĐH
0,006
2,83(1,34-5,59)
0,022
2,40(1,13-5,12)
Các yếu tố liên quan với hành vi QHTD đúng
Tình trạng hơn nhân
Độc thân
1
1
Kết hơn
<0,001
0,46(0,36-0,59)
<0,001
0,45(0,35-0,58)
Ly dị/ly thân
0,171
0,61(0,30-1,24)
0,343
0,70(0,34-1,46)
Góa
0,769
1,03(0,82-1,31)
0,715

1,07(0,74-1,56)
Thời gian mắc bệnh
< 1 năm
1
1
1-5 năm
0,678
0,95(0,73-1,23)
0,807
1,04(0,78-1,39)
≥ 5 năm
<0,001
0,47(0,34-0,64)
<0,001
0,45(0,33-0,62)
Các yếu tố liên quan với hành vi khuyến khích chích ngừa đúng
Dân tộc
Kinh
0,222
1,13(0,93-1,38)
0,044
2,33(1,02-5,33)
Khác
Tình trạng hơn nhân
Độc thân
1
1
Kết hơn
0,013
1,56(1,10-2,23)

0,029
1,45(1,04-2,03)
Ly dị/ly thân
0,336
0,54(0,16-1,89)
0,349
0,57(0,80-1,83)
Góa
0,459
0,87(0,46-1,64)
0,885
0,95(0,51-1,79)
Kinh tế gia đình
Có dư
1
1
Đủ sống
<0,001
0,62(0,56-0,69)
0,001
0,74(0,61-0,88)
Khó khăn
0,003
0,63(0,46-0,85)
0,275
0,82(0,57-1,17)
* Hồi qui đa biến Poisson
Bảng 2 trình bày kết quả về các yếu tố có hành vi đúng gấp 2,4 lần (KTC 95%
liên quan đến kiến thức và hành vi phòng [1,13-5,12], p=0,019) so với cấp I.
ngừa lây nhiễm VGVR B. Về kiến thức, trình

Về hành vi QHTD, các đối tượng đã kết
độ học vấn TC, CĐ, ĐH, Sau ĐH có kiến hơn có tỷ lệ về hành vi đúng chỉ bằng 0,45
thức đúng 2,78 lần (KTC 95% [1,18-6,52], lần so với nhóm độc thân (KTC 95% [0,35p=0,019) so với cấp I.
0,58], p<0,001). Thời gian mắc bệnh từ 5
Về hành vi nguy cơ lây qua đường máu, năm thì tỷ lệ hành vi QHTD đúng chỉ bằng ½
nam giới có tỷ lệ hành vi đúng gấp 1,39 lần lần so với thời gian mắc bệnh dưới 1 năm
(KTC 95% [1,15-1,69], p=0,001) so với nữ (PR=0,45, KTC 95% [0,58-0,77], p<0,001).
giới. Trình độ học vấn TC, CĐ, ĐH, Sau ĐH
444


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Hành vi khuyến khích chích ngừa có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê với dân tộc,
tình trạng hơn nhân, kinh tế gia đình. Dân tộc
Kinh có hành vi đúng cao hơn dân tộc khác
2,33 lần (KTC 95% [1,02-5,33], p=0,044).
Người đã kết hơn có hành vi đúng cao hơn
độc thân 1,45 lần (KTC 95% [1,04-2,03],

p=0,029). Bệnh nhân thuộc nhóm kinh tế gia
đình đủ sống có hành vi đúng bằng 0,74 lần
kinh tế gia đình có dư (KTC 95% [0,610,88], p=0,001).
Mối liên quan giữa kiến thức và hành
vi

Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức và các hành vi phòng ngừa lây nhiễm VGVR B
(n=229)
Kiến thức

Đặc tính
P
PR (KTC 95%)
Đúng n (%)
Chưa đúng n (%)
Hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu
Đúng
86 (80,37)
67 (54,92)
<0,001
1,46 (1,22-1,76)
Chưa đúng
21 (19,53)
55 (45,08)
Hành vi QHTD
Đúng
57 (53,27)
57 (46,72)
0,323
1,14 (0,88-1,48)
Chưa đúng
50 (46,63)
65 (53,37)
Hành vi khuyến khích chích ngừa
Đúng
82 (76,63)
63 (51,64)
< 0,001
1,48 (1,21-1,81)
Chưa đúng

25 (23,36)
59 (48,36)
Bảng 3 trình bày kết quả về mối liên nghiên cứu tác giả Ngaira J và cộng sự tại
quan giữa kiến thức và hành vi phòng ngừa Kenya nhận thức về bệnh viêm gan B là
lây VGVR B. Đối tượng có kiến thức về 12,20%, nghiên cứu tác giả Zenhan yang và
bệnh VGVR B đúng thì có hành vi phòng cộng sự ở Trung Quốc kiến thức về VGVR B
ngừa lây nhiễm qua đường máu đường máu ở phụ nữ mang thai chỉ có 21%. Có thể kiến
đúng gấp 1,48 lần (KTC 95% [1,20-1,82], thức cao này là do nghiên cứu trên đối tượng
p<0,001) và có hành vi khuyến khích chích đang mắc bệnh thì khả năng tìm hiểu thông
ngừa đúng gấp 1,36 lần (KTC 95% [1,09- tin, kiến thức về bệnh cũng cao hơn.
1,69], p<0,001) so với bệnh nhân khơng có
Tỷ lệ hành vi QHTD đúng là 49,80%
kiến thức đúng. Khơng có mối liên quan về thấp hơn so với nghiên cứu trên cùng đối
mặt thống kê giữa kiến thức với hành vi tượng là bệnh nhân VGVR B của tác giả Hồ
phòng ngừa lây nhiễm qua QHTD (p=0,323). Huỳnh Uy Tài là 67,40% [3], cao hơn tác giả
Le V T và cộng sự năm 2019 số người tham
IV. BÀN LUẬN
gia sử dụng BCS khi QHTD với
Kiến thức đúng là 56,80% cao hơn Vợ/Chồng/Bạn tình chính là 20,80%[4]. Sự

445


HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM 2022 - BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

khác nhau này là do quan điểm về an toàn
QHTD khác nhau cũng như mức độ và sự tin
tưởng vào đối tượng bạn tình. Hành vi nguy
cơ lây nhiễm qua đường máu là 66,80%,
trong đó có những hành vi như sử dụng vật

dụng sắc nhọn hay bàn chải đánh răng là 2
hành vi phơi nhiễm mà đối tượng nghiên cứu
ít để tâm nhất và khơng nghĩ rằng đó lại là
hành vi nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh. Tỷ lệ
hành vi khuyến khích chích ngừa đúng là
63,30%, so với các nghiên cứu sinh viên y
khoa là 42,60% của tác giả Huỳnh Giao và
59% sinh viên y khoa ở Ả Rập Xê Út [5] có
cao hơn nhưng thực sự chích ngừa nên được
khuyến khích cho tất cả mọi đối tượng và
nâng cao tỷ lệ chính ngừa lên mức cao nhất
có thể.
Trình độ học vấn tăng lên thì kiến thức
đúng cũng tăng. Chúng tơi tìm thấy sự tương
đồng về kết quả nghiên cứu với nghiên cứu
của tác giả Han Z và cộng sự, tác giả Teklay
Gebrecherkos và cộng sự[6] . Chúng tôi cũng
thấy sự tương quan với kết quả nghiên cứu
của tác giả Drazilova S và cộng sự thì giới
tính nam có mối liên quan đến hành vi lây
nhiễm VGVR B cao hơn nữ [7]. Khi một
người có học vấn thì kiến thức sẽ cao hơn, sự
nhìn nhận hành vi đúng cũng cao hơn, hành
vi phòng lây qua đường máu đúng cũng tỷ lệ
thuận với trình độ học vấn. Về hơn nhân của
đối tượng ở nhóm kết hơn có hành vi QHTD
đúng thấp hơn nhóm đối tượng độc thân. Có
thể do các đối tượng kết hơn có u thương,
tin tưởng và gắn bó lâu dài đối với đối
phương nên sự tin tưởng, gắn bó này đã dẫn

đến khơng sử dụng các biện pháp bảo vệ
446

trong QHTD, còn đối tượng độc thân thì có
thể chưa QHTD hoặc có sử dụng những biện
pháp để bảo vệ; Còn về thời gian mắc bệnh
thì thời gian nhiễm bệnh càng lâu thì hành vi
QHTD đúng càng giảm. Điều này có thể là
do khi họ mới nhiễm bệnh thì mức độ quan
tâm, thực hiện đúng các biện pháp QHTD
nhưng sau một thời gian dài thì sự quan tâm
đến vấn đề xung quanh bệnh càng giảm
xuống so với lúc ban đầu. Nghiên cứu thực
hiện tại TP HCM, điều kiện kinh tế khá hơn
cũng như trình độ học vấn cao hơn nên có
điều kiện đi chích ngừa; tương tự kinh tế gia
đình cũng liên quan đến hành vi chích ngừa,
những đối tượng có kinh tế có dư sẽ chủ
động chích ngừa hơn những gia đình kinh tế
hạn chế.
Bệnh nhân có kiến thức về bệnh VGVR
B đúng thì có hành vi về phịng ngừa lây
nhiễm qua đường máu và hành vi khuyến
khích chích ngừa cao hơn, chứng tỏ việc
trang bị kiến thức đúng là một yếu tố quan
trọng, rất cần thiết. Khơng tìm thấy mối liên
quan giữa kiến thức đúng với hành vi QHTD.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với
nghiên cứu của tác giả Hồ Huỳnh Uy Tài có
sự tương đồng về cả ba hành vi[3]. Có thể cả

hai nghiên cứu cùng thực hiện tại địa bàn TP
HCM cùng các đặc tính mẫu nên có sự giống
nhau này.
Nghiên cứu có thiết kế cắt ngang nên
khơng xác định được mối liên quan nhân quả
giữa các yếu tố xem xét với kiến thức và
hành vi, hoặc mối liên quan giữa kiến thức
và hành vi của mẫu nghiên cứu. Sử dụng bộ
câu hỏi soạn sẵn để đánh giá kiến thức và


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

hành vi nên đối tượng có thể hồi tưởng lại
hành vi thiếu chính xác.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ kiến thức và các hành vi phòng
ngừa lây nhiễm đúng ở các bệnh nhân
VGVR B điều trị ngoại trú tại bệnh viện cịn
chưa cao. Kiến thức có liên quan đến các
hành vi. Do đó, nhân viên y tế cần tăng
cường các biện pháp giáo dục sức khỏe và
truyền thơng về phịng ngừa lây nhiễm
VGVR B, đặc biệt với những đối tượng có
trình độ học vấn thấp, kinh tế gia đình thấp
và mắc bệnh trong thời gian dài. Từ đó giúp
người bệnh gia tăng nhận thức và có hành vi
đúng trong phòng ngừa lây nhiễm VGVR B
đối với gia đình và cộng đồng.


4.

5.

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7.

1. Chao S. D., Cheung C. M., Chang E. T., et
al. (2019) "Management of hepatitis B
infected pregnant women: a cross-sectional
study of obstetricians". BMC Pregnancy
Childbirth, 19 (1), 275.
2. Hang Pham T. T, Le T. X., Nguyen D. T.,
et al. (2019) "Knowledge, attitudes and
medical practice regarding hepatitis B
prevention
and
management
among
healthcare workers in Northern Vietnam".
PLoS One, 14 (10), e0223733
3. Sannathimmappa M. B., Nambiar V.,
Arvindakshan R. (2019) "Hepatitis B:

8.

Knowledge and awareness among preclinical

year medical students". Avicenna J Med, 9
(2), 43-47.
Hồ Huỳnh Uy Tài (2018) Kiến thức và hành
vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh
nhân viêm gan B cho cộng đồng đang điều trị
ngoại trú tại bệnh viện quận 2 năm 2018,
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y Học Dự Phòng,
Đại học Y Dược TP HCM.
Le T. V., Vu T. T. M., Dang A. K., et al.
(2019) "Understanding Risk Behaviors of
Vietnamese Adults with Chronic Hepatitis B
in an Urban Setting". Int J Environ Res
Public Health, 16 (4).
Al-Shamiri H. M., AlShalawi F. E.,
AlJumah T. M., et al. (2018) "Knowledge,
Attitude and Practice of Hepatitis B Virus
Infection among Dental Students and Interns
in Saudi Arabia". J Clin Exp Dent, 10 (1),
e54-e60.
Gebrecherkos T., Girmay G., Lemma M.,
et al. (2020) "Knowledge, Attitude, and
Practice towards Hepatitis B Virus among
Pregnant Women Attending Antenatal Care
at the University of Gondar Comprehensive
Specialized Hospital, Northwest Ethiopia".
Int J Hepatol, 2020, 5617603.
Drazilova S., Kristian P., Janicko M., et al.
(2020) "What is the Role of the Horizontal
Transmission of Hepatitis B Virus Infection
in Young Adult and Middle-Aged Roma

Population Living in the Settlements in East
Slovakia?". Int J Environ Res Public Health,
17 (9).

447



×