Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bài thuyết trình luật biển tranh chấp liên quan đến việc phân định ranh giới biển giữa ghana và côte dlvoire ở đại tây dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.52 KB, 19 trang )

lOMoARcPSD|15978022

ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬT BIỂN
ĐỀ TÀI: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI BIỂN GIỮA GHANA VÀ
CÔTE D'LVOIRE Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Lê

Minh Nhựt

NHÓM: 5
LỚP: 118-HC45B1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


lOMoARcPSD|15978022

Danh sách Nhóm 5
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11
12

Họ và Tên
Nguyễn Thị Yến Nhi (Nhóm trưởng)
Võ Thị Quyễn Nhi
Hồ Huỳnh Như
Vũ Thị Hoài Thu
Nguyễn Phương Thảo
Phạm Hồng Nhung
Nguyễn Thị Phương Thảo
Giả Trần Trúc Như
Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Vũ Minh Quân
Nguyễn Thị Ngọc Phương
Đỗ Văn Hoài Phong

MSSV
2053801014186
2053801014190
2053801014196
2053801014254
2053801014242
2053801014202
2053801014244
2053801014195
2053801014243
2053801014222

2053801014216
2053801014249


lOMoARcPSD|15978022

MỤC LỤC
1. Tóm tắt vụ việc ......................................................................................................1
1.1. Tóm tắt sự kiện................................................................................................1
1.2. Yêu sách của các bên ......................................................................................2
1.2.1. Yêu sách của Ghana ..................................................................................2
1.2.2. Yêu sách của Côte d'lvoire ........................................................................3
1.3. Lập luận của các bên ......................................................................................4
1.3.1. Lập luận của nguyên đơn (Ghana) ...........................................................4
1.3.2. Lập luận của bị đơn (Côte d’lvoire) .........................................................5
1.4. Lập luận và phán quyết của tòa án ................................................................7
1.4.1. Lập luận của tòa án...................................................................................7
1.4.2. Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau .............................9
2. Trình bày quan điểm của nhóm.........................................................................10
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án............................................................10
2.2. Quan điểm của Tòa án và đương sự về vụ việc tương tự ...........................11
2.2.1 Lập luận của các bên ...............................................................................11
2.2.2. Phán quyết của Tịa.................................................................................12
2.3. Quan điểm của nhóm....................................................................................13
Danh sách tài liệu tham khảo .................................................................................16


lOMoARcPSD|15978022

1


1. Tóm tắt vụ việc
1.1. Tóm tắt sự kiện
Ghana và Côte d’lvoire (Bờ Biển Ngà) là hai nước ở Tây châu Phi, có bờ biển
liền kề nhau. Cả hai nước này tiếp giáp với nhau trong Vịnh Guinea trên Đại Tây
Dương - một khu vực biển có trữ lượng lớn các hydrocacbon mà cả hai quốc gia đều
mong muốn khai thác. Năm 2007, việc phát hiện ra mỏ dầu lớn Jubilee cách 32 hải
lý ngoài khơi bờ biển Ghana đã thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư nước
ngoài về tiềm năng hydrocacbon của Ghana. Sau đó, vào tháng 3 năm 2009, các cánh
đồng Tweneboa, Enyenra và Ntomme (TEN) được phát hiện chỉ cách Jubilee 3 hải lý
về phía Đơng. Vào thời điểm vấn đề phân định biển được đưa vào các cuộc đàm phán
song phương giữa các bên, các mỏ dầu TEN và Jubilee đều đang được phát triển bởi
một tập đồn các cơng ty do Tullow Oil có trụ sở tại London đứng đầu.1 Côte d'lvoire
phản đối các hoạt động dầu mỏ đang diễn ra của Ghana, khẳng định rằng chúng đang
được tiến hành ở khu vực biển Ngà. Sau khẳng định này, các bên đã đồng ý thành lập
Ủy ban chung Ivorian-Ghana về phân định biên giới trên biển và các cuộc đàm phán
phân định biển đã bắt đầu.
Vào tháng 9 năm 2014, Ghana dựa trên Phụ lục VII của Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển (UNCLOS), đã bắt đầu các thủ tục tố tụng chống lại Cơte d'lvoire
trước một tịa án trọng tài, tìm cách phân định ranh giới hàng hải chung của họ ở Đại
Tây Dương. Vụ phân định biển được Ghana khởi kiện vào tháng 11/2014. Sau đó,
với sự tham vấn của Chủ tịch Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS), Ghana và Côte
d’lvoire đã ký một thỏa thuận đặc biệt (special agreement) vào ngày 03/12/2014 để
chuyển vụ tranh chấp sang một Viện đặc biệt của Tòa ITLOS. Ngày 12/01/2015 Tòa
ITLOS chấp nhận thỏa thuận này và quyết định thành lập Viện đặc biệt để giải quyết
tranh chấp phân định biển giữa hai nước, gồm năm thẩm phán. Trong đó ba người
đang là thẩm phán của Tịa ITLOS: Bouguetaia (người Algeria), Wolfrum (người
Đức), Paik (người Hàn Quốc); hai thẩm phán ad hoc gồm 01 người là cựu thẩm phán

Ghana and Côte d’Ivoire Receive a Strict-Equidistance Boundary,

/>ngày 14/11/2022
1


lOMoARcPSD|15978022

2

ITLOS: Mensah (người Ghana, do Ghana chỉ định) và Abraham (người Pháp, do Côte
d’lvoire chỉ định). 2
Vào ngày 27 tháng 2 năm 2015, Côte d’lvoire đã nộp đơn yêu cầu Viện đặc biệt
áp dụng các biện pháp tạm thời theo khoản 1 Điều 290 của UNCLOS yêu cầu Ghana
đình chỉ ngay lập tức tất cả các hoạt động dầu mỏ trong khu vực biển tranh chấp. Côte
d'lvoire cho rằng các cuộc khảo sát địa vật lý của Ghana đang vi phạm quyền độc
quyền, chủ quyền của nước này để tiến hành nghiên cứu khoa học biển, theo khoản 5
Điều 246 của UNCLOS, và quyền liên quan của nước này để truy cập, sở hữu và
kiểm sốt tất cả thơng tin bí mật liên quan đến việc thăm dị thềm lục địa.
Ngày 6 tháng 3 năm 2015, sau khi xác định rõ quan điểm của các bên, chủ tịch
đã quyết định ngày 29 tháng 3 năm 2015 là ngày khai mạc phiên tòa.Viện đặc biệt đã
đưa ra một số kết luận và Lệnh ban hành các biện pháp tạm thời vào ngày 25 tháng 4
năm 2015. Trước khi khai mạc phiên tòa, Viện đặc biệt đã tiến hành các cuộc thảo
luận ban đầu vào ngày 2 và 3 tháng 2 năm 2017. Các bên đã trình bày các tuyên bố
của mình tại chín cuộc họp cơng khai diễn ra từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 2 năm
2017. Viện đặc biệt đã đưa ra Phán quyết của mình vào ngày 23 tháng 9 năm 2017.
1.2. Yêu sách của các bên
1.2.1. Yêu sách của Ghana
Trên cơ sở các sự kiện, luật pháp quy định và lời trình bày trực tiếp, Ghana kính
đề nghị Viện đặc biệt xét xử và tuyên bố rằng:
1. Ghana và Côte d'lvoire đã cùng công nhận, đồng ý và áp dụng ranh giới trên
biển dựa vào giải pháp công bằng trong lãnh hải, EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) và

thềm lục địa trong vòng 200 hải lý
2. Ranh giới trên biển trong thềm lục địa ngoài 200 hải lý được mở rộng, cách
đều dọc theo cùng một góc phương vị như ranh giới trong phạm vi 200 hải lý, đến
giới hạn của quyền tài phán quốc gia.
3. Điểm cuối của ranh giới đất liền và điểm bắt đầu của ranh giới biển đã thỏa
thuận là tại trụ cột 55 (BP 55).
4. Theo thỏa thuận của các bên vào tháng 12 năm 2013, tọa độ địa lý của BP 55
là 05°05 '28,4 "N và 03 ° 06' 21,8" W
Phán quyết ngày 23/9/2017 về vụ Phân định biển giữa Ghana và Côte d’lvoire, , ngày 14/11/2022
2


lOMoARcPSD|15978022

3

5. Ranh giới biển giữa Ghana và Côte d'lvoire ở Đại Tây Dương bắt đầu từ BP
55, cách đều theo thông lệ được các bên đồng ý ở giới hạn bên ngoài của lãnh hải và
ranh giới đã thỏa thuận đến khoảng cách 200 hải lý. Ngoài 200 hải lý, ranh giới tiếp
tục cùng một phương vị đến giới hạn quyền tài phán quốc gia. Đường ranh giới kết
nối các điểm sau
Kinh độ
CEB-1 (LBT)
CEB-2
CEB-2
CEB-4
CEB-5
CEB-6
CEB-7
CEB-8


Vĩ độ
05° 05' 28.4" N
04° 53' 39" N
04°47' 35"N
04° 25' 54" N
04° 04' 59" N
03° 40' 13" N
01° 48' 30" N
01 ° 04' 43" N

Điểm
03° 06' 21.8" w
03°09' 18"w
03° 10' 35" w
03° 14' 53" w
03° 19' 02" w
03 ° 23' 51" w
03° 47' 18" w
03° 56' 29" w

6. Đơn kiện của Côte d'lvoire cáo buộc Ghana vi phạm Lệnh của Viện đặc biệt
ngày 25 tháng 4 năm 2015 bị từ chối.
7. Đơn kiện của Côte d'lvoire cáo buộc Ghana vi phạm Điều 83 của UNCLOS
và quyền chủ quyền của Côte d'lvoire bị từ chối.
1.2.2. Yêu sách của Côte d'lvoire
Trên cơ sở các sự kiện, luật pháp quy định trong các đệ trình bằng văn bản và
những thỉnh cầu, Cộng hịa Cơte d’lvoire u cầu Viện đặc biệt từ chối tất cả các yêu
cầu của Cộng hoà Ghana
1. Tuyên bố và phân định ranh giới biển duy nhất giữa Ghana và Côte d’lvoire

đi theo đường phương vị 168,7º, bắt đầu từ trụ cột 55 và kéo dài đến giới hạn bên
ngồi thềm lục địa của Cộng hịa Cơte d’lvoire
2. Tuyên bố và xét xử rằng các hoạt động do Ghana đơn phương thực hiện trong
khu vực biển Ivorian là vi phạm
(i) Các quyền chủ quyền độc quyền của Côte d'lvoire đối với thềm lục địa của
họ, như được phân định bởi Viện đặc biệt;
(ii) Nghĩa vụ thương lượng một cách thiện chí, theo khoản 1 Điều 83 của
UNCLOS và luật tục;
(iii) Nghĩa vụ không gây nguy hiểm hoặc cản trở việc ký kết thỏa thuận, như
được quy định bởi khoản 3 Điều 83 của UNCLOS;


lOMoARcPSD|15978022

4

3. Tuyên bố và xét xử rằng Ghana đã vi phạm các biện pháp tạm thời được quy
định bởi Viện đặc biệt theo Lệnh ngày 25 tháng 4 năm 2015;
4. Do đó:
(a) Mời các bên tiến hành đàm phán để đạt được thỏa thuận về các điều khoản
của việc bồi thường cho Cộng hồ Cơte d’lvoire.
(b) Nếu họ khơng đạt được thỏa thuận trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày
Phán quyết được gửi đến Viện đặc biệt thì Viện sẽ xác định các điều khoản sửa chữa
trên cơ sở các văn bản bổ sung giải quyết vấn đề này.
1.3. Lập luận của các bên
1.3.1. Lập luận của nguyên đơn (Ghana)
Ghana cho rằng cả hai quốc gia đã cấp giấy phép cho các hoạt động tài ngun
khống sản ngồi khơi điều đó có nghĩa là họ và Cơte d'lvoire đã cùng nhau công
nhận và áp dụng đường biên giới trên biển dựa trên giải pháp công bằng trong lãnh
hải, EEZ và thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý. Ranh giới trên biển trong thềm

lục địa ngoài 200 hải lý là đường ranh giới cách đều mở rộng dọc theo cùng góc
phương vị với ranh giới trong phạm vi 200 hải lý, đến giới hạn quyền tài phán quốc
gia. Vì thế Cơte d'lvoire khơng được phép phản đối đường biên giới biển đã thỏa
thuận. Ghana đã dựa vào 3 lý do để khẳng định các đệ trình mà các bên đã nộp cho
CLCS (Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa) năm 2009 là bằng chứng về thỏa thuận
phân định ngầm giữa hai nước.
Thứ nhất, giới hạn phía Đông của thềm lục địa mà Côte d’lvoire tuyên bố chủ
quyền và giới hạn phía Tây của thềm lục địa “giống nhau” và “thẳng hàng với đường
cách đều thông thường 40%”.
Thứ hai, các bên đã cùng nhau hợp tác để có được dữ liệu địa chấn cần thiết cho
việc đệ trình của họ.
Thứ ba, thỏa thuận khơng phản đối được kí kết theo ECOWAS (Cộng đồng kinh
tế Tây Phi) là cần thiết trong trường hợp khơng có bất kì thỏa thuận chính thức nào.
Ghana nhận định rằng điểm khởi đầu cho việc phân định đường biên giới trên
biển được cho là đã được thỏa thuận là điểm cuối ranh giới đất liền tại trụ cột biên
giới 55 (BP55). Tọa độ địa lý của BP55 đã được hai nước thống nhất chín tháng trước
khi Ghana đệ đơn kiện Cơte d'lvoire. Nếu Viện đặc biệt bác bỏ lập luận có một ranh
giới đã được thỏa thuận của họ, thì đường cách đều tạm thời do các thẩm phán vẽ nên
dựa trên một đoạn dài 10 km trên bờ biển của Ghana và sẽ được điều chỉnh về phía
Tây của các hoạt động dầu mỏ của cả hai quốc gia. Vì theo quan điểm của Ghana,
những hoạt động đó dưới dạng các thỏa thuận và giới hạn nhượng quyền khai thác


lOMoARcPSD|15978022

5

dầu, các công cụ lập pháp, bản đồ và tuyên bố của các quan chức công trong khoảng
thời gian 50 năm, phản ánh một phương thức liên quan đến ranh giới bình đẳng giữa
các bên.

Về phương pháp phân định biển, Ghana yêu cầu áp dụng phương pháp đường
trung tuyến/hoàn cảnh hữu quan cho vụ việc tranh chấp vì Ghana nhận thấy đây là
“ nguyên tắc cơ bản” của luật hàng hải phân định, cũng như là mục tiêu quan trọng
của phương pháp này là tìm một giải pháp cơng bằng. Quy tắc này điều chỉnh việc
phân định các thềm lục địa liền kề như được quy định tại khoản 1 Điều 74, khoản 1
Điều 83 UNCLOS và cả theo tập quán quốc tế. Đối với phương pháp đường phân
giác mà Côte d’lvoire yêu cầu áp dụng3, Ghana đã dẫn chứng vụ việc Nicaragua kiện
Honduas. Đối với vụ việc trên phương pháp đường phân giác đã được sử dụng vì
khơng có sự khả thi để xây dựng đường cách đều do sự không ổn định của đường bờ
biển Quốc gia. Theo Ghana, nếu một đường cách đều có thể xây dựng trong trường
hợp đó thì phương pháp đường cách đều sẽ được sử dụng chứ không phải là phương
pháp đường phân giác. Hơn nữa, Ghana tuyên bố rằng trong hai trường hợp ở vịnh
Bengal, Tòa án đã bác bỏ lập luận về sự không ổn định khi sử dụng phương pháp
đường phân giác làm cơ sở.
Ghana cũng phản đối về việc thực hiện trách nhiệm quốc tế của mình đối với
các hoạt động dầu mỏ mà họ đã thực hiện trong khu vực tranh chấp trước khi phân
định. Liên quan đến phán quyết của ICJ (Tịa án cơng lý quốc tế) trong các vụ án
thềm lục địa biển phía Bắc, Ghana cho rằng vì Tịa án khơng đưa ra tun bố rõ ràng
về khía cạnh đó nên họ khơng có liên quan đến vấn đề trách nhiệm đối với các hành
vi sai trái trong các khu vực biển không phân định.
Với những lý do trên, Ghana kính đề nghị Viện xét xử, cơng nhận và tun bố
những u sách của mình.
1.3.2. Lập luận của bị đơn (Côte d’lvoire)
Côte d'lvoire cho rằng lập luận của Ghana là khơng có cơ sở, đặc biệt là hai bên
đã chính thức cơng nhận khơng có vùng biển chung. Họ phủ nhận có một ranh giới
được thỏa thuận rõ ràng hoặc "theo thông lệ" giữa hai nước. Do đó, Cơte d'lvoire
khẳng định ranh giới trên biển vẫn đang được phân định và khơng có thoả thuận chính
thức hoặc ngầm nào về vấn đề này. Bờ Biển Ngà đã đưa ra những lập luận sau để
chứng minh về sự không tồn tại thỏa thuận ngầm giữa hai quốc gia.
Thứ nhất, Côte d'lvoire nhận thấy hoạt động khai thác dầu mỏ không thể thiết

lập một thỏa thuận ngầm đề cập đến "một ranh giới hàng hải quốc tế đa mục đích
Phán quyết ngày 23/9/2017 về vụ Phân định biển giữa Ghana và Côte d’lvoire, , ngày 14/11/2022
3


lOMoARcPSD|15978022

6

giữa các quốc gia". Hoạt động khai thác dầu không thể nói lên bất kỳ điều gì về quyền
chủ quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ nào khác của quốc gia ven biển trong vùng
đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa.
Thứ hai, Ghana tuyên bố rằng có một thỏa thuận ngầm được đưa ra cách đây 50
năm và sau đó được xác nhận bởi thơng lệ của các bên bao gồm tất cả các hoạt động
liên quan đến dầu mỏ. Tuy nhiên Ghana không thể chứng minh được sự tồn tại của
thỏa thuận hay các điều kiện của thỏa thuận ngầm này.
Thứ ba, thỏa thuận phân định giữa các bên mà Ghana tun bố khơng có bất kì
cơ sở nào. Ghana viện dẫn vô số các thỏa thuận mà không biết thực sự nên chọn cái
nào. Các yếu tố Ghana đưa ra để tuyên bố có một thỏa thuận tồn tại cần được đánh
giá thêm dựa trên phán quyết do ICJ đưa ra ở Peru và Chile. Cho đến nay, phán quyết
này là một trong những ví dụ hiếm hoi về sự chấp nhận của Tòa án về sự tồn tại của
một thỏa thuận ngầm. Tuy nhiên lập trường của Ghana mâu thuẫn với cách tiếp cận
của ICJ. Ghana hầu như chỉ dựa vào các hoạt động dầu mỏ, trái ngược với luật pháp
và thông lệ vốn coi các hoạt động dầu mỏ chỉ là một trong nhiều yếu tố.
Về phương pháp phân định biển, Côte d'lvoire đã yêu cầu áp dụng phương pháp
đường phân giác để phân định ranh giới biển của mình với Ghana thay vì phương
pháp đường trung tuyến/hoàn cảnh hữu quan như của Ghana. Họ cho rằng việc áp
dụng phương pháp đường phân giác là thích hợp trong trường hợp này do số lượng
điểm cơ sở có hạn và vị trí của chúng tạo nên một đường bờ biển không ổn định,
không bao quát cho tổng thể địa lý ven biển. Côte d'lvoire cũng chứng minh đường

phương vị 168,7° thỏa mãn mục tiêu công bằng, cả trong và ngồi giới hạn 200 hải
lý. Cơte d'lvoire dẫn chứng về vụ việc giữa Tunisia và Libya, ICJ (Tịa án cơng lý
Quốc tế) đã chọn phương pháp đường phân giác – dựa trên sự “ thay đổi căn bản về
hướng chung của đường bờ biển Tunisia được đánh dấu bởi Vịnh Gabes” cho phép
sự hiện diện của các đảo và độ cao thủy triều thấp.
Côte d’lvoire tuyên bố Ghana đã hiểu sai khi khẳng định đường phân giác của
góc chỉ được chấp nhận khi khơng thể vẽ một đường cách đều bởi vì ngành luật học
đã có một cái nhìn mới về vấn đề này: trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp, các
Tòa án và Hội đồng trọng tài ra phán quyết về điểm này không chỉ tập trung vào vấn
đề cơng bằng mà cịn xét xem có phù hợp trong từng trường hợp hay khơng. Phương
pháp cách đều không tự động được ưu tiên hơn các phương pháp phân định khác và
trong những trường hợp cụ thể, có thể có những yếu tố làm cho việc áp dụng phương
pháp cách đều không phù hợp.
Ranh giới mà Ghana tuyên bố chủ quyền là rất bất bình đẳng, khơng chỉ xét
trong bối cảnh khu vực mà cịn về mối quan hệ song phương chặt chẽ. Mặc dù chiều
dài mặt tiền ven biển của hai quốc gia bằng nhau, nhưng Bờ Biển Ngà chỉ được phân
bổ khoảng 20000 m² diện tích hàng hải, ít hơn so với Ghana. Bên cạnh đó, Cơte


lOMoARcPSD|15978022

7

d'lvoire cho rằng Ghana đã không thương lượng một cách thiện chí, theo khoản 1
Điều 83 của UNCLOS và luật tục, vi phạm nghĩa vụ không gây nguy hiểm hoặc cản
trở việc ký kết một thỏa thuận như quy định tại khoản 3 Điều 83 của UNCLOS, và vi
phạm các biện pháp tạm thời do Viện quy định theo Lệnh ngày 25 tháng 4 năm 2015.
Với những lý do trên, Bờ Biển Ngà kính đề nghị Viện xét xử từ chối tất cả các
yêu cầu của Cộng hoà Ghana, đồng thời cơng nhận và tun bố những u sách của
mình.

1.4. Lập luận và phán quyết của tòa án
1.4.1. Lập luận của tòa án
Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong vụ kiện về các tranh chấp liên
quan đến việc phân định biên giới trên biển giữa Ghana và Bờ Biển Ngà tại bờ biển
Đại Tây Dương dựa vào việc thành lập một Viện đặc biệt để xét xử tranh chấp giữa
hai bên. Viện đặc biệt đã quyết định những vấn đề mà hai bên đệ trình với nhau.
Thứ nhất, tun bố rằng mình có quyền tài phán để phân định ranh giới trên
biển giữa các bên trong lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, cả
trong và ngoài 200 hải lý.
Thứ hai, về việc Côte d’lvoire đã cáo buộc Ghana do vi phạm chủ quyền. Bờ
Biển Ngà cáo buộc Ghana vi phạm chủ quyền vì Ghana đã tiến hành các hoạt động
thăm dị dầu khí trong vùng biển đang tranh chấp, nhấn mạnh vào nguyên tắc rằng
các quốc gia không nên tham gia vào các hoạt động kinh tế tại các khu vực tranh chấp
cho đến khi biên giới được phân định rõ ràng; Tòa án sau khi xem xét các dẫn chứng
cho rằng Ghana đã có hành vi thăm dị dầu khí ở trên vùng biển tranh chấp. Tuy nhiên,
cách hai nước xác định tranh chấp chỉ dựa vào thềm lục địa mà khơng có các điều
khoản cụ thể đi kèm theo, dẫn đến khơng thể xác định chính xác được chủ quyền trên
biển của hai nước. Vì vậy, Tịa án tun rằng Ghana không vi phạm chủ quyền của
Bờ Biển Ngà.
Thứ ba, Tịa án cho rằng Ghana đã khơng cung cấp đủ lý do thuyết phục để xác
định rằng trên thực tế có một thỏa thuận ngầm giữa Ghana và Cơte d’lvoire để phân
định lãnh hải của họ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong và ngoài 200 hải
lý.
Thứ tư, về việc Ghana bị cáo buộc vi phạm khoản 1 và khoản 3 Điều 83 của
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982
- Vi phạm khoản 1 Điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển thì Bờ
Biển Ngà cáo buộc Ghana đã có các hành vi cản trở giải quyết chủ quyền bằng con
đường ngoại giao thông qua đàm phán; đồng thời cáo buộc Ghana “khơng có ý định
đàm phán nhằm giải quyết hiệu quả tranh chấp với Bờ Biển Ngà.” Trong khi đó,



lOMoARcPSD|15978022

8

Ghana cho rằng các cáo buộc của Bờ Biển Ngà “không dựa trên bất kỳ luật pháp
quốc tế nào”, cũng như không làm rõ được các hành vi “cản trở ngoại giao” mà Bờ
Biển Ngà cáo buộc và bản thân Ghana đã “cố gắng giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp ngoại giao.”
Tòa án cho rằng nghĩa vụ đàm phán để giải quyết hiệu quả tranh chấp không bị
vi phạm khi một trong hai bên không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, Tịa bác
bỏ lập luận của Bờ Biển Ngà.
- Vi phạm khoản 3 Điều 83. Theo đó Bờ Biển Ngà cáo buộc: Ghana đã vi phạm
khoản 3 Điều 83 của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển bằng việc “khơng tn
thủ hay tìm cách né tránh các thỏa thuận song phương; như đã được quy định trong
khoản 3 Điều 83 của công ước này.”; Các hành động trên của Ghana được thể hiện
rõ nhất thông qua hành vi thăm dị và khai thác dầu khí; với mục đích cuối cùng là
nhằm buộc Bờ Biển Ngà chấp nhận một thỏa thuận về chủ quyền cho Ghana. Ghana
bác bỏ các cáo buộc trên, cho rằng các hoạt động kinh tế phi quân sự trong khi tranh
chấp chưa được giải quyết không vi phạm nguyên tắc được nên ra trong khoản 3 Điều
83 của Công ước.; Bản thân khoản 3 Điều 83 của Công ước cũng không quy định các
quốc gia phải tham gia vào các điều khoản lâm thời.; Quan trọng nhất, khoản 3 Điều
83 không quy định rằng các quốc gia phải ngừng tiến hành một số hành vi nhất định.;
khoản 3 chỉ quy định rằng các quốc gia phải “khơng cản trở q trình đàm phán.”;
Bờ Biển Ngà không chỉ rõ rằng hoạt động nào trong số các hoạt động của Ghana “cản
trở quá trình đàm phán chủ quyền biển giữa hai bên.”.
Tòa án tuyên rằng Ghana khơng “cản trở q trình đàm phán” theo khoản 3
Điều 83 vì:
Ghana đã dừng thăm dị và khai thác dầu theo đề nghị của Bờ Biền Ngà và Lệnh
của Tòa vào ngày 25/4/2015. Các hoạt động khai thác và thăm dò dầu của Ghana diễn

ra trên khu vực mà chưa có phán quyết cuối cùng về chủ quyền.
Thêm vào đó, Tịa án phán quyết rằng Ghana cần phải ngưng các hành vi khai
thác trong khu vực tranh chấp; cũng như theo dõi chặt chẽ các hành vi khai thác hiện
hành nhằm hạn chế ảnh hưởng tới môi trường biển, các bên phải tiếp tục quá trình
đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về chủ quyền một cách hịa bình. Tuy nhiên,
xét chứng cứ của hai bên thì thấy rằng Ghana không vi phạm luật pháp quốc tế, Công
ước, hoặc Trật tự của Phòng đặc biệt ngày 25 tháng 4 năm 2015 quy định các biện
pháp tạm thời, khi tiến hành các hoạt động trong khu vực tranh chấp.
Đồng thời, vấn đề mà Ghana đã thực hiện khơng có gì trái với nghĩa vụ "thương
lượng một cách thiện chí" hay là "gây nguy hiểm hoặc cản trở" khi kết luận của một
sự sắp xếp tạm thời có tính chất thiết thực.


lOMoARcPSD|15978022

9

Bên cạnh đó, Viện đặc biệt nhận thấy lập luận của Bờ Biển Ngà cho rằng các
hoạt động khai thác hydrocacbon do Ghana thực hiện trong khu vực tranh chấp cấu
thành sự vi phạm các quyền chủ quyền của Bờ Biển Ngà là không xác đáng, ngay cả
khi cho rằng một số hoạt động đó đã diễn ra tại các khu vực được Phán quyết hiện tại
được cho là của Bờ Biển Ngà. Do đó, Viện đặc biệt thấy rằng Ghana đã không vi
phạm các quyền chủ quyền của Bờ Biển Ngà đồng thời bác bỏ lý lẽ của Ghana cho
rằng việc khai thác dầu của các bên tạo thành một tình huống liên quan sẽ biện minh
cho một điều chỉnh đường cách đều tạm thời để căn chỉnh nó với "đường viền luật
tục dựa trên sự bình đẳng ".
Cuối cùng, về vấn đề bồi thường thì Tịa án kết luận rằng, do Ghana không vi
phạm chủ quyền của Bờ Biển Ngà nên Ghana khơng có nghĩa vụ và trách nhiệm phải
bồi thường .Vì thế Viện đặc biệt đã đưa ra các quyền và nghĩa vụ trong luật quốc tế
đối với các bên, cấu thành một thỏa thuận quốc tế. Từ đó có thể khẳng định cả hai

bên đã chấp nhận việc Tịa án Cơng lý quốc tế có thẩm quyền quyết định các vấn đề
chủ quyền trên biển giữa Ghana và Bờ Biển Ngà.
1.4.2. Tòa đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp như sau
Theo đó, hội đồng trọng tài đã đồng nhất tuyên rằng:
Thứ nhất, Tòa án Quốc tế có thẩm quyển đề giải quyết tranh chấp về chủ quyền
giữa các quốc gia; kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý từ thềm lục
địa;
Thứ hai, bác bỏ lập luận của Ghana cho rằng Bờ Biển Ngà ngăn cản việc giải
quyết tranh chấp chủ quyền của hai bên;
Thứ ba, biên giới trên biển giữa Ghana và Bờ Biển Ngà được phân định dựa
trên các tọa độ sau:







A: 05° 01′ 03.7″ N 03° 07′ 18.3″ W
B: 04° 57′ 58.9″ N 03° 08′ 01.4″ W
C: 04° 26′ 41.6″ N 03° 14′ 56.9″ W
D: 03° 12′ 13.4″ N 03° 29′ 54.3″ W
E: 02° 59′ 04.8″ N 03° 32′ 40.2″ W
F: 02° 40′ 36.4″ N 03° 36′ 36.4″ W

Và từ điểm F, biên giới trên biển tiếp tục dưới dạng một đường thẳng từ góc
phương vị của tọa độ 191° 38′ 06.7″ cho đến rìa ngồi cùng của thềm lục địa.
Thứ tư, Tịa án có thẩm quyền xác định các cáo buộc của Bờ Biển Ngà chống
lại Ghana.
Thứ năm, Ghana không vi phạm chủ quyền của Bờ Biển Ngà.



lOMoARcPSD|15978022

10

Thứ sáu, Ghana không vi phạm khoản 1 và khoản 3 Điều 83 của Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật biển.
Thứ bảy, Ghana khơng vi phạm Lệnh của Tịa án ban ngày 25/4/2015.
2. Trình bày quan điểm của nhóm
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án
Về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa Ghana và Côte d’lvoire, tiến sĩ
Constantinos Yiallourides –thành viên nghiên cứu của Arthur Watts về luật biển tại
Viện luật Quốc tế và so sánh Anh cùng với một thực tập sinh nghiên cứu là Elizabeth
Rose Donnelly đã có một bài viết bình luận trên Tạp chí Luật Quốc tế Châu Âu. Theo
nhận định của tiến sĩ Constantinos Yiallourides thì ơng cho rằng Viện đặc biệt đã đưa
ra một số kết luận, được thực hiện theo Lệnh ban hành các biện pháp tạm thời vào
ngày 25 tháng 4 năm 2015, sẽ có ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với việc tiến hành
các hoạt động dầu khí đơn phương trong tương lai ở các khu vực biển tranh chấp,
cũng như các quyền và nghĩa vụ liên quan đối với các quốc gia liên quan. Đối với
phán quyết của Tòa án, đặc biệt là vấn đề về cách xử lý của Viện đặc biệt đối với
khoản 1 và khoản 3 Điều 83 của UNCLOS trong bối cảnh các hoạt động dầu khí đơn
phương trong các vùng biển tranh chấp, ơng đã có những nhận xét với mục đích làm
nổi bật các vấn đề có ý nghĩa thực tế phát sinh từ bản án.
Thứ nhất, Phán quyết của Viện đặc biệt nhất quán với luật pháp phân định quốc
tế.
Tiến sĩ cho rằng Viện đặc biệt ITLOS đã chứng minh mong muốn đóng góp vào
sự phát triển của luật pháp phân định nhất quán, và xác nhận rằng “phương pháp cơng
bằng / hồn cảnh liên quan” hiện là tiêu chuẩn trong quá trình phân định - bất kể bờ
biển của các quốc gia thành viên có yêu sách đối lập hay khơng liền kề nhau. Điều

quan trọng là nó tuân thủ phương pháp luận ba bước được Tòa án Công lý Quốc tế
(ICJ) ở Biển Đen xác định và sử dụng. Viện đặc biệt duy trì sự nhất quán với luật
pháp phân định biển gần đây bằng cách nhấn mạnh tính ưu việt của các tiêu chí liên
quan đến địa lý ven biển (độ sâu, độ dài bờ biển, v.v.) và bỏ qua các yếu tố liên quan
đến các hoạt động dầu khí ngồi khơi hoặc sự hiện diện của tài nguyên đáy biển trong
khu vực liên quan. Quyết định duy trì quyền tài phán và phân định các khu vực ngoài
thềm lục địa ngoài 200 hải lý của Viện đặc biệt, mặc dù khơng có khuyến nghị từ Ủy
ban về Giới hạn của Thềm lục địa được ông đánh giá là hợp với thông lệ tư pháp quốc
tế.
Thứ hai, nghĩa vụ của các quốc gia theo UNCLOS.
Constantinos Yiallourides cho rằng Phán quyết của Ghana / Côte d'lvoire đưa
ra phân tích có giá trị về nghĩa vụ UNCLOS của các quốc gia đối với các hoạt động
dầu khí đơn phương trong các khu vực biển tranh chấp. Nó chỉ ra rằng, trước khi có


lOMoARcPSD|15978022

11

phán quyết quốc tế quy khu vực tranh chấp cho quốc gia khiếu nại, các hành động
đơn phương của quốc gia khởi xướng đối với EEZ hoặc thềm lục địa của khu vực đó
sẽ khơng vi phạm các quyền chủ quyền của quốc gia trước đây nếu quốc gia đó có
thể chứng minh mình đã làm đúng khi tin rằng những khu vực đó nằm trong lãnh thổ
của mình. Do đó, trách nhiệm quốc tế của quốc gia khởi xướng sẽ được loại bỏ; sẽ
khơng có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Tác giả đánh giá rằng lập luận
của Viện đặc biệt có thể gây rắc rối cho các tranh chấp biên giới biển khác, đặc biệt
là ở các khu vực giàu dầu mỏ. Nếu bị hiểu sai, phát hiện rằng một quốc gia khởi
xướng không chịu trách nhiệm quốc tế về những vi phạm bị cáo buộc đối với các
quyền được cáo buộc của quốc gia tun bố khác có thể khuyến khích nhiều hơn
những hoạt động đơn phương khai thác ở các khu vực có tài nguyên đáy biển. Một

quốc gia tuyên bố chủ quyền có thể tìm cách tiến nhanh hơn tới việc phát triển và sản
xuất dầu trong khu vực tranh chấp, gây phiền hà đối với quyết định cuối cùng của tịa
án hoặc trọng tài.
Một câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn được tác giả đặt ra đó là đâu sẽ là biện pháp
khắc phục có ý nghĩa nhất đối với một quốc gia theo đuổi hành động pháp lý chống
lại các hoạt động dầu mỏ đơn phương của quốc gia khác trong khu vực biển tranh
chấp? Viện đặc biệt kích hoạt nghị quyết bắt buộc theo Phần XV của UNCLOS và
yêu cầu các biện pháp tạm thời như một biện pháp hạn chế các hoạt động dầu mỏ.
Viện đặc biệt u cầu Ghana khơng tiết lộ dữ liệu thăm dị cho các công ty tư nhân
gây tổn hại cho Côte d'lvoire và đình chỉ việc khoan các mỏ mới trong khu vực tranh
chấp nhưng lại không ra lệnh cho Ghana đình chỉ tất cả các cuộc khảo sát địa chấn
đang diễn ra hoặc trong tương lai. Do đó, trong trường hợp khơng có các ranh giới
biển đã được thống nhất, các cuộc khảo sát địa chấn đơn phương không đặt ra ngay
nghi vấn về sự xâm phạm không thể khắc phục được đối với các quyền của bên yêu
sách. Quốc gia khiếu nại phải tìm kiếm các biện pháp bảo vệ tạm thời ở giai đoạn nào
của các hoạt động dầu khí đơn phương? Thực tế vẫn là bất kỳ hoạt động khoan nào,
dù là thăm dò, thẩm định hay liên quan đến phát triển - đều gây ra thiệt hại không thể
phục hồi và biến đổi vĩnh viễn thềm lục địa, mà khơng hình thức bồi thường nào có
thể khắc phục được. Trong những trường hợp như vậy, các biện pháp tạm thời sẽ
khơng bảo tồn quyền lợi bị cáo buộc của các bên. Do đó, tiến sĩ nhận thấy rằng
dường như thời điểm tối ưu để tìm kiếm biện pháp bảo vệ tạm thời là trước khi bắt
đầu hoạt động khoan. Nếu quốc gia khiếu nại không nhận được thơng báo trước từ
quốc gia khởi xướng, thì quốc gia đó có thể viện dẫn yếu tố này trong quá trình xét
xử vì lý do vi phạm nghĩa vụ thẩm định của quốc gia đó theo khoản 3 Điều 74 và
khoản 3 Điều 83 của UNCLOS.
2.2. Quan điểm của Tòa án và đương sự về vụ việc tương tự
2.2.1 Lập luận của các bên


lOMoARcPSD|15978022


12

Lập luận của Bangladesh: Bangladesh lập luận rằng các điểm từ 1 đến 7 được
đệ trình lên ITLOS trùng với cả Biên bản Thỏa thuận năm 1974 và 2008. Hơn nữa,
Bangladesh coi những tài liệu đó là ràng buộc. Mặc dù, Bangladesh đã phê chuẩn
Biên bản Thỏa thuận 1974 để làm đường biên giới trên biển và soạn thảo một hiệp
ước cho Myanmar vào năm 1974. Bangladesh đã đệ trình các bản khai của ngư dân
và sĩ quan hải quân Bangladesh làm bằng chứng về ranh giới khơng chính thức mà
họ tin rằng đã tồn tại từ năm 1974. Bangladesh lập luận rằng Myanmar và Bangladesh
đã cùng hành xử phù hợp với ranh giới nêu trong Biểu đồ đặc biệt 114 kèm theo Biên
bản thỏa thuận năm 1974.
Lập luận của Myanmar: Mặc dù đúng là Bangladesh đã phê chuẩn Biên bản
Thỏa thuận 1974 để làm đường biên giới trên biển và soạn thảo một hiệp ước cho
Myanmar vào năm 1974, Myanmar tuyên bố rằng các bên ký kết các Biên bản Thỏa
thuận 1974 và 2008 khơng có thẩm quyền phê chuẩn một đường biên giới chung.
Hơn nữa, nước này từ chối ký hiệp ước do Bangladesh soạn thảo năm 1974. Thay vì
coi chúng là các thỏa thuận ràng buộc, Myanmar tuyên bố rằng các Biên bản Thỏa
thuận năm 1974 và 2008 chỉ đóng vai trị như một bản ghi các vấn đề được thảo luận,
chứ không phải là một nghị quyết cuối cùng. Myanmar cho rằng đảo St. Martin là
một trường hợp đặc biệt vì nó nằm ngay phía trước bờ biển Myanmar và nằm trong
giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Bangladesh. Do đó, Myanmar cho rằng hịn đảo này
khơng cần được xem xét đủ về việc có lãnh hải tương đối, vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) và thềm lục địa của riêng nó.
2.2.2. Phán quyết của Tịa
Tịa án đã chọn trung gian: trao cho đảo St. Martin lãnh hải 12 hải lý,
nhưng khơng cho phép có EEZ hoặc thềm lục địa tương đối. Sau khi xem xét
các tiêu đề lịch sử và tất cả các lập trường liên quan và đặc biệt, Tòa án đã
đưa ra phán quyết về việc phân định lãnh hải. Cụ thể, ITLOS đã giải quyết việc
phân định lãnh hải giữa Bangladesh – Myanmar theo ba phần khác nhau: lãnh hải,

EEZ và thềm lục địa nằm trong phạm vi 2000 hải lý và cuối cùng là thềm lục địa nằm
ngoài 200 hải lý. Về phần lãnh hải có yếu tố chủ quyền, ITLOS đã vẽ một đường chia
đều từ các đường cơ sở được các bên liên quan xác định, phù hợp với Điều 15
UNCLOS. Về phần EEZ và thềm lục địa nằm trong phạm vi 200 hải lý, Tòa đã xét
đến thực tế tự nhiên rằng bờ biển Bangladesh bị lõm vào. Theo đó, Banglades được
quyền kiểm sốt tồn bộ vùng biển trong phạm vi 12 hải lý được “phóng chiếu” từ
đảo Saint Martin’s, nơi cách Bangladesh lẫn Myanmar khoảng 10 hải lý ( mà trước
đó cả hai nước này muốn chia đôi). Bangladesh cũng được quyền tiếp cận một biển
rộng 200 hải lí.
.
Cuối cùng, Tịa án đã xem xét các u sách thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.
Myanmar tranh luận rằng Tịa án khơng có thẩm quyền để đưa ra phán quyết


lOMoARcPSD|15978022

13

đã nêu. Tuy nhiên, Tòa án đã viện dẫn Điều 76 và 83 của UNCLOS, trong
đó xác định rõ ràng “thềm lục địa” và đặc biệt biểu thị các điều khoản về
quyền vượt quá 200 hải lý. Trong khi cả hai quốc gia đều lập luận rằng bên
kia không nên có các quyền ngồi EEZ, Tịa án vẫn tiếp tục ước tính góc
215° tự nhiên của đường phân giới vượt quá 200 hải lý. Việc phân định thềm
lục địa mở rộng đã trở thành tiền lệ được áp dụng để giải quyết trong vụ tranh chấp
giữa Ghana và Bờ Biển Ngà sau này. Cuối cùng, cả Myanmar và Bangladesh đều
sẵn sàng chấp nhận phán quyết của Tòa án và cả hai đều tiến hành quan hệ
đối tác thăm dò dầu khí.
2.3. Quan điểm của nhóm
Theo nhóm, các quyết định của Viện đặc biệt về phân định ranh giới biển giữa
Ghana và Bờ Biển Ngà là vơ cùng hợp lý, có thể giải quyết vụ việc công bằng cho cả

hai bên.
Thứ nhất về thẩm quyền xét xử, Viện đặc biệt tuyên tố mình có quyền tài phán
để phân ranh giới trên biển giữa các bên trong lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa, cả trong và ngoài 200 hải lý là hồn tồn có cơ sở. Thẩm quyền của
ITLOS được thực hiện theo những cách thức sau đây:
Một là, ITLOS được để ngỏ cho tất cả các quốc gia thành viên của UNCLOS
1982
Hai là, ITLOS cũng được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành
viên của UNCLOS trong các vụ việc liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng
đáy đại dương (la zone) - di sản của loài người. Hay mọi tranh chấp được đưa ra theo
bất kỳ thoả thuận nào khác, giao cho ITLOS thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ
tranh chấp chấp nhận14
Từ đó có thể thấy trong vụ tranh chấp của Ghana với Bờ Biển Ngà, ITLOS hồn
tồn có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là Ghana và Bờ Biển Ngà là hai quốc gia có
vùng biển liền kề nhau đang phát sinh tranh chấp ranh giới trên biển giữa các bên
trong lãnh hải, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc phạm vi điều chỉnh
của UNCLOS 1982, bên cạnh đó hai quốc gia đã thoả luận lựa chọn ITLOS làm Toà
án để giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
Sau khi có sự tham vấn của Chủ tịch Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS), Ghana
và Bờ Biển Ngà đã kí một thoả thuận đặc biệt để chuyển vụ tranh chấp sang Viện đặc
biệt. Điều này phù hợp với quy định tại Điều 15 Phụ lục VI của UNCLOS 1982, nếu
thấy cần thiết thì ITLOS cũng có thể lập ra Viện đặc biệt, ít nhất là 3 thành viên được
bầu để xem xét các loại vụ kiện nhất định theo yêu cầu của các bên.
4

Điều 20 Quy chế của Toà án Quốc tế về Luật Biển.


lOMoARcPSD|15978022


14

Thứ hai, việc Bờ Biển Ngà đã yêu cầu áp dụng phương pháp đường phân giác
để phân định ranh giới biển của mình với Ghana thay vì phương pháp đường trung
tuyến là không hợp lý. Cụ thể, UNCLOS 1982 không đưa ra phương pháp cụ thể nào
về phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Thay vào đó, UNCLOS 1982
nhấn mạnh “trên cơ sở luật quốc tế” để có “giải pháp cơng bằng” mà Ghana đã u
cầu áp dụng phương pháp đường trung tuyến cho vụ việc tranh chấp vì mục tiêu quan
trọng của phương pháp này là tìm một giải pháp cơng bằng.
Thứ ba, nhóm đồng tình với phán quyết của Tịa án cho rằng Ghana không vi
phạm khoản 1 và khoản 3 Điều 83 của Cơng ước Liên hợp quốc về Luật biển vì những
lý do sau:
Đầu tiên, Côte d’lvoire yêu cầu Viện đặc biệt tuyên bố và xét xử các hoạt động
do Ghana đơn phương thực hiện trong khu vực biển Horian đã vi phạm nghĩa vụ
không gây phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận (Khoản 3 Điều 83
UNCLOS). Tuy nhiên, các hoạt động do Ghana thực hiện không diễn ra ở khu vực
biển của Ghà mà diễn ra ở khu vực thuộc về Ghana
Tiếp đến, Khoản 3 Điều 83 UNCLOS đưa ra hai nghĩa vụ cụ thể cho các quốc
gia liên quan đó là nghĩa vụ hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các giải pháp tạm
thời có tính chất thực tiễn và nghĩa vụ khơng làm phương hại hay cản trở việc ký kết
các thỏa thuận.
Đối với nghĩa vụ hợp tác, nỗ lực hết mình để đi đến các giải pháp tạm thời có
tính chất thực tiễn: Côte d’lvoire đã không đưa ra đề xuất đàm phán các giải pháp tạm
thời mà chỉ yêu cầu Ghana chấm dứt việc hoạt động dầu khí thể hiện rằng chính Cơte
d’lvoire cũng khơng có hành vi thiện chí để cùng nhau đưa ra các giải pháp tạm thời.
Do đó, Cơte d’lvoire khơng có cơ sở để cho rằng Ghana vi phạm nghĩa vụ đàm phán
về các giải pháp tạm thời tại khoản 3 Điều 83 bởi vì nghĩa vụ này khơng tự nhiên mà
có nếu như khơng đề xuất đàm phán, và nếu khơng đề xuất thì sẽ khơng tồn tại, vì
vậy khơng có căn cứ để cáo buộc bên còn lại vi phạm nghĩa vụ.
Đối với nghĩa vụ không làm phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận:

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không cấm mọi hành vi, hoạt động đơn phương
trong hoạt động vùng biển chống lấn mà chỉ nhấn mạnh đến kết quả cụ thể đó là các
hoạt động trong vùng này có làm cản trở việc thỏa thuận hay khơng. Do đó, việc đánh
giá một hoạt động khơng phải dựa vào tác động của hoạt động đó mà là hoạt động
này có tác động đến tiến trình thực hiện ký kết thỏa thuận hay khơng. Theo nhóm,
chính sự im lặng của Côte d’lvoire trong nhiều thập kỉ đã làm cho Ghana tin rằng
Cơte d’lvoire ngầm hài lịng với các hoạt động của mình trong khu vực này và Ghana
cho rằng hoạt động của nước mình là sự tiếp nối các hoạt động kinh tế đã định hình
từ nhiều năm, do đó nó khơng gây nguy hiểm hay làm cản trở việc đạt được thỏa
thuận cuối cùng.

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

15

Cuối cùng, quan điểm của nhóm cũng đồng tình với Tịa án về việc Ghana khơng
vi phạm chủ quyền của Bờ Biển Ngà vì cách mà hai nước xác định tranh chấp chỉ
dựa vào thềm lục địa mà khơng có các điều khoản cụ thể đi kèm theo, dẫn đến việc
khơng thể xác định chính xác được chủ quyền trên biển của hai nước. Vì vậy, Bờ
Biển Ngà cáo buộc Ghana vi phạm chủ quyền là khơng có căn cứ rõ ràng.

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

16


Danh sách tài liệu tham khảo
A. Văn bản quy phạm pháp luật
- Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
B. Tài liệu tham khảo
- Ngô Hữu Phước (2020), Luật biển (sách chuyên khảo),NXB chính trị quốc gia
sự thật
-Trần Thăng Long, Lê Minh Nhựt (2021), Công pháp quốc tế (Luật quốc tế),
NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
* Tài liệu internet
- Trần H. D. Minh, “Phán quyết ngày 23/9/2017 về vụ Phân định biển giữa
Ghana và Côte d’lvoire”, truy cập ngày
14/17/2022.
- Ravi A. Balaram, “Case Study: The Myanmar and Bangladesh Maritime
Boundary Dispute in the Bay of Bengal and Its Implications for South China Sea
Claims”, truy cập
ngày 14/17/2022.
- “Tranh chấp liên quan đến phân định ranh giới biển giữa Bangladesh và
Myanmar tại Vịnh Bengal (Bangladesh/Myanmar)”
*Tài liệu nước ngoài
- Pieter Bekker & Robert van de Poll (2017),Ghana and Côte d’Ivoire Receive a
Strict-Equidistance Boundary
- Constantinos Yiallourides (2017), Analysis of Dispute Concerning Delimitation
of the Maritime Boundary between Ghana and Côte d’Ivoire in the Atlantic Ocean

Downloaded by Quang Quang ()




×