Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài thuyết trình vụ án arctic sunrise (vương quốc hà lan và liên bang nga)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.83 KB, 20 trang )

lOMoARcPSD|15978022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------🙢🕮🙠-----------------KHOA: LUẬT HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC
LỚP: HC45B
NHĨM: 02
MƠN HỌC: LUẬT BIỂN

BÀI THUYẾT TRÌNH

VỤ ÁN " ARCTIC SUNRISE "
(VƯƠNG QUỐC HÀ LAN VÀ LIÊN BANG NGA)

NĂM 2022


lOMoARcPSD|15978022

Danh sách Nhóm 02
STT

Họ và tên

Lớp

MSSV

1

Tạ Hồng Ý Nhi


HC45B1

2053801014188

2

Trần Thị Nhung (nhóm trưởng)

HC45B1

2053801014203

3

Trương Quốc Phong

HC45B1

2053801014210

4

Nguyễn Ngọc Thủy Phụng

HC45B1

2053801014213

5


Lê Thị Như Quỳnh

HC45B1

2053801014288

6

Nguyễn Thị Thanh Thảo

HC45B1

2053801014245

7

Nguyễn Trần Ngọc Thảo

HC45B1

2053801014246

8

Nguyễn Anh Thư

HC45B1

2053801014256


9

Nguyễn Minh Anh Thư

HC45B1

2053801014258

10

Trịnh Ngọc Duy

HC44A1

1953801014038

11

Đỗ Mạnh Hoàng

HC44A2

1953801014074


lOMoARcPSD|15978022

MỤC LỤC
1. Tóm tắt vụ việc


1

1.1. Tóm tắt sự kiện
1.2. Lập luận của các bên
1.2.1. Lập luận của nguyên đơn (Hà Lan)

1
2
2

1.2.2. Lập luận của bị đơn (Liên bang Nga)
1.3. Lập luận và phán quyết của Tòa án

5
6

1.3.1. Lập luận của Tịa án

6

1.3.2. Phán quyết của Tịa án

7

2. Trình bày quan điểm của nhóm
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án
2.2. Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự
2.2.1. Phán quyết của cơ quan tài phán và vụ việc có liên quan
2.2.2. Lập luận của các bên


8
8
9
9
10

2.2.3. Phán quyết của Tòa án
2.3. Quan điểm của nhóm

12
13

2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


lOMoARcPSD|15978022

1

1. Tóm tắt vụ việc
1.1. Tóm tắt sự kiện
Vụ việc xảy ra vào khoảng tháng 9 năm 2013 liên quan đến Arctic Sunrise.
Arctic Sunrise là con tàu của các nhà hoạt động thuộc tổ chức Hịa bình Xanh tiến
hành "biểu tình ơn hịa" theo như ngơn từ của Greenpeace chống hoạt động khai thác
gây tổn hại môi trường nguyên sơ ở Bắc Cực. Mục tiêu của họ là ngăn ngừa rị rỉ dầu
khí của giàn khoan dầu ngồi khơi Prirazlomnaya biển Barents thuộc Bắc Cực của
tập đoàn Gazprom của Nga.Vấn đề chính là vùng biển này nằm trong vùng đặc quyền

kinh tế nhưng bên ngoài vùng lãnh hải của Nga.
Ngay sau đó, lực lượng an ninh Nga đã xơng lên tàu Arctic Sunrise mang cờ
Hà Lan ở vùng biển quốc tế, chiếm giữ tàu và đưa nó đến thành phố Murmansk - một
cảng lớn phía bắc ở cuối vịnh sâu của Biển Barents. Đồng thời, tất cả 30 người có
mặt trên tàu, gồm 4 người Hà Lan và 26 người nước ngoài, bị bắt và giam giữ 2
tháng. Ban đầu những người này bị cáo buộc tội “cướp biển”, sau đó lại bị thay đổi
sang tội danh “cơn đồ có tổ chức”.
Ngày 18 tháng 9 năm 2013, Liên bang Nga thông báo cho Hà Lan về quyết
định chiếm lấy quyền kiểm soát Arctic Sunrise.
Sau ngày 19 tháng 9 năm 2013, Hà Lan nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hịa bình
theo hướng tích cực với Liên bang Nga bằng việc gửi các cơng hàm ngoại giao nhưng
đều khơng có kết quả, con tàu và thủy thủ đoàn của Hà Lan vẫn đang bị tạm giam.
Ngày 21 tháng 10 năm 2013, chính quyền Hà Lan tiến hành thủ tục tố tụng lên
tòa quốc tế phản đối việc bắt giữ tàu và giữ người trái phép, đệ trình đơn lên Tịa án
u cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm theo khoản 5 Điều 290 của Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS)1.
Ngày 22 tháng 10 năm 2013, Hà Lan nhận được một thư tín của Nga nói rằng
họ sẽ khơng tham gia vào phiên tịa trọng tài cũng như khơng có ý định xuất hiện
trong q trình tố tụng về các biện pháp tạm thời.
Ngày 6 tháng 11 năm 2013, Hà Lan đến Hamburg để điều trần và Nga đã khơng
có mặt trong phiên điều trần đó.
Sau đó, ngày 22 tháng 11 năm 2013, lệnh của ITLOS về các biện pháp tạm thời
được đưa ra.

1

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.


lOMoARcPSD|15978022


2

Một tháng sau, tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ân xá cho những
người bị bắt giữ và họ được nộp tiền bảo lãnh để được trả tự do, ngay trước khi diễn
ra Thế vận hội mùa đông Sotchi năm 2014.
Tàu Arctic Sunrise được trả lại cho tổ chức Hịa bình Xanh nhưng trong thời
gian neo đậu ở cảng Murmansk của Nga, chiếc tàu này bị hư hỏng nặng nề và phải
được tàu khác kéo về Hà Lan.
Tháng 8 năm 2015, năm thành viên của Tòa Trọng tài tại Vienna (Áo) đã ra
phán quyết Nga vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Theo đó, Hà Lan
được quyền địi bồi thường vì những tổn thất và thiệt hại do Nga gây ra.
Nguyên nhân khiến vụ việc bị kéo dài là do Nga khơng tham dự phiên tịa vì
cho rằng đã hành xử đúng luật ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)2 của mình.
1.2. Lập luận của các bên
1.2.1. Lập luận của nguyên đơn (Hà Lan)
Trước tiên, Vương quốc Hà Lan cho rằng việc Liên bang Nga giam giữ con tàu
Arctic Sunrise là vi phạm quyền tự do hàng hải và cản trở quốc gia thực hiện quyền
chủ quyền, quyền tài phán của mình đối với tàu thuyền của họ dựa trên khoản 1 Điều
58 và Điều 87 UNCLOS và tập quán quốc tế.
Theo đó, Vương quốc Hà Lan cũng đã đưa ra được những lập luận nhằm chứng
minh việc vi phạm của Liên bang Nga như sau:
Thứ nhất, theo nguyên tắc chung thì một quốc gia ven biển có một số quyền tài
phán nhất định trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng quốc gia ven biển
khơng thể dùng quyền tài phán thực thi đó để xâm phạm trái phép tàu mang cờ của
quốc gia thứ ba khi chưa thông báo trước hay đưa ra một cảnh báo nào đối với quốc
gia đó về hành động của mình.
Ở đây, Liên bang Nga xơng lên tàu, dùng vũ lực bắt, giam giữ tàu và thủy thủ
đoàn mà khơng hề có một sự cảnh báo nào trước đó. Đồng thời, việc Liên bang Nga
thông báo với Hà Lan về việc chiếm lấy quyền kiểm soát Arctic Sunrise mang tính

chất thơng báo về một việc đã được định đoạt sẵn chứ khơng hề mang tính chất thơng
báo để u cầu nhận được sự đồng ý từ Hà Lan. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hà
Lan, Hà Lan nên được yêu cầu đồng ý đối với vấn đề này. Do đó, việc Liên bang
Nga xơng lên tàu, dùng vũ lực bắt, giam giữ tàu và thủy thủ đoàn khi chưa có sự
đồng ý của Hà Lan là hành vi trái pháp luật.
2

Vùng đặc quyền kinh tế.


lOMoARcPSD|15978022

3

Thứ hai, việc Liên bang Nga xây dựng một giàn khoan dầu trong vùng đặc
quyền kinh tế và thiết lập một khu vực an toàn xung quanh giàn khoan là đúng theo
quy định tại Điều 60 UNCLOS. Tuy nhiên, UNCLOS cũng đặt ra giới hạn trong việc
thực hiện quyền trên đó là vùng an tồn đó khơng được rộng q 500m xung quanh
giàn khoan tính từ mỗi điểm của mép ngồi cùng của giàn khoan và phạm vi đó phải
được thông báo rõ ràng, đúng thủ tục.
Tuy nhiên, trên thực tế khu vực an toàn cho giàn khoan của Nga quá lớn, nó
rộng tới 3 hải lý, lớn hơn rất nhiều so với 500m theo quy định của Công ước. Thậm
chí, ngay cả khi cho rằng sự chênh lệch này có thể chấp nhận được thì khi một con
tàu xâm phạm vùng an tồn của mình, Nga vẫn có thể dùng một số biện pháp khác,
chẳng hạn như tiến hành truy đuổi các con tàu này miễn là chúng rời khỏi vùng an
tồn của quốc gia mình. Tuy nhiên, Nga lại chọn cách xông lên tàu, dùng vũ lực bắt,
giam giữ tàu và thủy thủ đoàn. Hà Lan đồng ý với Nga rằng về việc bảo vệ vùng an
toàn của quốc gia mình là đúng nhưng liệu có cơ sở pháp lý xác đáng nào cho hành
động không thân thiện này của Liên bang Nga hay không?
Thứ ba, khi vụ việc xảy ra Hà Lan đã nhiều lần gửi thư tín ngoại giao, cơng

hàm ngoại giao tới Nga thể hiện sự thiện chí, mong muốn tìm kiếm một biện pháp
hịa bình nhưng tình hình vẫn khơng có nhiều chuyển biến. Do đó, Hà Lan có thể sẽ
sử dụng thủ tục trả tự do theo khoản 2 Điều 73 UNCLOS. Theo đó, khi có một sự
bảo lãnh hoặc một bảo đảm đầy đủ khác từ Hà Lan thì Nga cần thả ngay tàu Arctic
Sunrise và trả tự do ngay cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, thủ tục trả tự do chỉ được sử
dụng khi lý do bắt giữ tàu là tàu đó đã xâm phạm đến quyền thuộc chủ quyền về thăm
dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế.
Ở đây, Nga lật lại vấn đề cho rằng họ quan tâm nhiều hơn đến việc vi phạm
nhân quyền và tội ác cơn đồ trong khi trước đó tại Cơng hàm ngày 18 tháng 9 Nga
nhận xét hành động của Arctic Sunrise chỉ là "một hành động khiêu khích, khiến khu
vực Bắc Cực bị đe dọa bởi một thảm họa sinh thái không thể tưởng tượng được hậu
quả", điều này đã khiến Hà Lan mất lý do viện dẫn thủ tục trả tự do nhanh chóng.
Nga rõ ràng đang thể hiện sự mâu thuẫn trong việc xác định lỗi vi phạm của Arctic
Sunrise và biện minh cho sự sai phạm của mình khi xông lên con tàu.
Thứ tư, khi Hà Lan đệ đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời đối với Liên
bang Nga để thả con tàu cùng với các thủy thủ đoàn, Nga thể hiện thái độ bất hợp
tác. Trường hợp này liên quan đến tranh chấp giữa các quốc gia về quyền và nghĩa


lOMoARcPSD|15978022

4

vụ của một quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, ảnh hưởng đến
quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với tàu thuyền treo cờ của họ. Việc giải quyết
mâu thuẫn không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người trên tàu và
các quyền tự do cá nhân của họ theo Điều 73 UNCLOS.
Hà Lan cho rằng Liên bang Nga đã và đang vi phạm nhân quyền, cụ thể là
quyền tự do và an ninh cá nhân cũng như quyền rời khỏi lãnh thổ. Các nhà chức trách
của Nga vẫn đang tiếp tục bắt giữ và giam giữ trái phép các thuyền viên trong một

khoảng thời gian dài với những lý do vô căn cứ. Bên cạnh đó các nhà chức trách của
Nga cịn thu giữ Arctic Sunrise và để mặc tình trạng của tàu đang dần xấu đi tại nơi
bị giam giữ, điều này thật đáng lên án và Nga có thể sẽ phải bồi thường tổn thất cho
những gì mà họ gây ra với con tàu Arctic Sunrise và cả thủy thủ đồn trên tàu.
Thứ năm, việc Nga khơng tham gia thủ tục tố tụng đã đặt cho Hà Lan một câu
hỏi: Làm sao hai bên biết chính xác những gì đã xảy ra với Arctic Sunrise khi mà Hà
Lan ở rất xa con tàu và lực lượng an ninh Nga là những người có mặt ở đó nhưng
khơng tham gia phiên tịa và khơng đưa ra chứng cứ chứng minh hành vi sai phạm
của Arctic Sunrise. Như vậy, liệu hành động của Liên bang Nga đối với tàu treo cờ
của Hà Lan có hợp pháp hay khơng?
Vương quốc Hà Lan cho rằng việc Liên bang Nga từ chối thủ tục tố tụng là
đang không tôn trọng và tin tưởng Ủy ban trọng tài quốc tế, thậm chí dù khơng tin
tưởng cũng phải làm đúng theo thơng lệ đã có từ trước. Theo Điều 28 quy chế của
Tòa án về việc không xuất hiện của Liên bang Nga “Khi một trong các bên khơng
xuất hiện trước Tịa án hoặc khơng bảo vệ trường hợp của mình, bên kia có thể u
cầu Tòa án tiếp tục tố tụng và đưa ra quyết định của mình. Sự vắng mặt của một bên
hoặc một bên khơng bảo vệ được trường hợp của mình sẽ không tạo thành một rào
cản đối với thủ tục tố tụng. Trước khi đưa ra quyết định của mình, Tịa án phải tự
thỏa mãn khơng chỉ rằng mình có quyền tài phán đối với tranh chấp, mà còn rằng
khiếu nại đó là có cơ sở rõ ràng trên thực tế và luật pháp.” Chính vì vậy, Tịa án vẫn
sẽ thực hiện quyền tài phán của mình để đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời, việc
Liên bang Nga không tham gia vào các thủ tục tố tụng này không ảnh hưởng tới việc
đưa ra phán quyết của Tòa án.
Với những lý do trên, Hà Lan khẳng định rằng Liên bang Nga đã vi phạm quy
định theo UNCLOS 1982 nêu yêu cầu Toà án xét xử và yêu cầu trả tự do cho thuỷ
thủ đoàn và tàu Arctic Sunrise.


lOMoARcPSD|15978022


5

1.2.2. Lập luận của bị đơn (Liên bang Nga)
Trước tiên, Liên bang Nga cho rằng Arctic Sunrise đã có hành động khiêu khích
khiến cho khu vực Bắc Cực bị đe doạ bởi một thảm hoạ sinh thái không thể tưởng
tượng nên Liên bang Nga đã lên tàu, điều tra và giam giữ tàu Arctic Sunrise cùng
thủy thủ đoàn của tàu. Về vấn đề này, Liên bang Nga đã đưa ra những lập luận nhằm
chứng minh việc giam giữ của mình là chính đáng như sau:
Thứ nhất, trong cơng hàm ngày 18 tháng 9, tức một ngày trước khi Arctic
Sunrise bị bắt, Liên bang Nga thông báo với Vương quốc Hà Lan về việc đưa ra
quyết định thu giữ con tàu. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga gửi Đại sứ quán Hà Lan ở
Matxcova, Arctic Sunrise - con tàu treo cờ Hà Lan đã liên tục tham gia trong các
hoạt động khiêu khích ở vùng biển ngồi bờ biển phía Bắc của Liên bang Nga. Vào
ngày 18 tháng 9 năm 2013, bốn tàu cao tốc chở các thành viên thủy thủ đoàn đã được
hạ xuống khỏi tàu, đi vào khu vực an toàn, tiếp cận giàn khoan Prirzlomnaya và cố
gắng xâm nhập để buộc vào đó những thiết bị đặc biệt. Ghi chú thêm rằng khi các
thuyền cao tốc di chuyển theo hướng của sân ga, chúng đã kéo theo một vật thể hình
thùng khơng xác định. Điều này có thể dẫn đến một hiểm họa cho Nga nên Nga cần
có biện pháp ngăn chặn kịp thời đó là lên tàu, bắt, giam giữ tàu và thủy thủ đoàn.
Thứ hai, vào ngày 1 tháng 10, Liên bang Nga đã trả lời yêu cầu cung cấp thông
tin của Vương quốc Hà Lan, Liên bang Nga cho rằng việc lên tàu, điều tra và giam
giữ tàu Arctic Sunrise cũng như việc giam giữ thủy thủ đồn của họ là chính đáng
trên cơ sở các quy định chung trong Công ước liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa. Liên bang Nga cũng đưa ra thông báo rằng họ đã tiến hành một cuộc
điều tra hình sự đối với các thuyền viên của con tàu vì tội cướp biển theo luật pháp
Nga. Cũng trong công hàm ngày 1 tháng 10, Liên bang Nga tuyên bố rằng việc lên
tàu Arctic Sunrise đã được thực hiện trên cơ sở các Điều 56, 60 và 80 của Công ước
và phù hợp với luật pháp trong nước.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Công ước Luật Liên bang về Thềm
lục địa của Liên bang Nga được thông qua vào ngày 30 tháng 11 năm 1995 quy định

tại Điều 16 rằng: “Các khu vực an tồn nói trên sẽ kéo dài khơng q 500 mét tính
từ mỗi điểm ở rìa ngồi của các đảo nhân tạo, các cơng trình và cơng trình kiến
trúc”. Và Nghị định của Bộ Giao thông vận tải Liên bang Nga được thông qua vào
ngày 10 tháng 9 năm 2013 đã bổ sung thêm thẩm quyền được trao cho Bộ bởi Nghị
định của Tổng thống Liên bang Nga số 23 ngày 14 tháng 1 năm 2013 nêu rõ trong


lOMoARcPSD|15978022

6

đoạn 2 rằng: “như một biện pháp an ninh liên quan đến hàng hải trong khu vực an
toàn xung quanh các đảo nhân tạo, các cơng trình và cơng trình được thiết lập trên
thềm lục địa của Liên bang Nga, cấm tất cả các loại tàu, kể cả tàu nhỏ, vào hoặc đi
qua các khu vực an toàn, ngoại trừ các tàu thực hiện các hoạt động cứu hộ, làm sạch
dầu tràn, thực hiện các hoạt động phá băng đối với các đảo nhân tạo, các cơng trình
và cơng trình kiến trúc, hoặc thực hiện các công việc sửa chữa trên các đảo nhân
tạo, các cơng trình và cơng trình kiến trúc và cho các tàu tiến về các đảo nhân tạo,
các cơng trình và các kết cấu để lên, xuống người hoặc xếp dỡ hàng hóa”. Ngồi ra,
Đoạn 4 của Nghị định tương tự quy định thêm rằng “các tàu nêu trong đoạn 2 của
Nghị định này bị cấm đi vào vùng an toàn trước khi được phép của người có trách
nhiệm vào vùng an tồn”.
Đồng thời, trong cơng hàm gửi Tòa án ngày 22 tháng 10, Liên bang Nga viện
dẫn Công ước khẳng định “Các hành động của chính quyền Nga đối với tàu Arctic
Sunrise và thủy thủ đồn của nó đã và đang tiếp tục được thực hiện khi thực thi
quyền tài phán của mình, bao gồm quyền tài phán hình sự, nhằm thực thi luật pháp
và quy định của Liên bang Nga với tư cách là quốc gia ven biển phù hợp với các quy
định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”. Do đó, những lập luận
của Hà Lan về việc Nga vi phạm các quy định của UNCLOS là khơng có căn cứ.
Cuối cùng, căn cứ khoản 5 Điều 290 UNCLOS, Nga cho rằng việc lựa chọn

Tòa án giải quyết tranh chấp phải do các bên thỏa thuận với nhau, việc tham gia hay
khơng tham gia vào q trình tố tụng là quyền của Liên bang Nga, Nga được quyền
chọn có hoặc khơng. Do đó, Nga hồn tồn có quyền lựa chọn khơng tham gia vào
q trình tố tụng của vụ tranh chấp trên theo thủ tục trọng tài vì lý do Nga không
đồng ý việc lựa chọn thủ tục trên. Liên bang Nga nhấn mạnh sự sẵn sàng tiếp tục tìm
kiếm một giải pháp được cả hai bên chấp nhận cho tình huống này.
Với những lý do trên, Liên Bang Nga khẳng định rằng việc lên tàu, điều tra và
giam giữ tàu Arctic Sunrise, giam giữ thủy thủ đoàn và việc khơng tham gia tố tụng
là chính đáng và hồn tồn hợp lý.
1.3. Lập luận và phán quyết của Tịa án
1.3.1. Lập luận của Tịa án
Đầu tiên, Tồ án đã tiến hành xem xét và chấp nhận đơn khởi kiện của Hà Lan
đối với việc Liên bang Nga bắt và giam giữ thuỷ thủ đoàn cùng con tàu Arctic
Sunrise.


lOMoARcPSD|15978022

7

Vụ việc này liên quan đến tranh chấp giữa hai quốc gia về quyền và nghĩa vụ
của một quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, ảnh hưởng đến
quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác đối với tàu treo cờ của quốc gia đó. Việc giải
quyết tranh chấp như vậy không được ảnh hưởng xấu đến việc thụ hưởng các quyền
và tự do cá nhân của những người trên tàu. Điều này, cùng với lập trường pháp lý
thiếu quyết đoán của Liên bang Nga về việc biện minh cho các hành động của mình
chống lại Arctic Sunrise, nhấn mạnh mong muốn Tòa án áp dụng các biện pháp tạm
thời được yêu cầu.
Tòa án tuyên bố rằng sự bình đẳng của các bên vẫn phải là nguyên tắc cơ bản
của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Mục đích của Điều 53 là trong trường

hợp vắng mặt, khơng bên nào bị rơi vào tình thế bất lợi; do đó, bên vắng mặt khơng
thể thu lợi từ sự vắng mặt của mình vì điều này sẽ dẫn đến việc đặt bên cịn lại vào
tình thế bất lợi.
Sự vắng mặt của một bên được điều chỉnh bởi Điều 28 của Quy chế Tịa án.
Quy chế có nội dung như sau: Khi một trong các bên vắng mặt trước Tịa án hoặc
khơng bảo vệ vụ việc của mình, bên kia có thể u cầu Tịa án tiếp tục quá trình tố
tụng và đưa ra quyết định của mình. Sự vắng mặt của một bên hoặc một bên không
bảo vệ được vụ việc của mình sẽ khơng tạo thành một rào cản đối với thủ tục tố tụng.
Trước khi đưa ra quyết định của mình, Tịa án phải đảm bảo khơng chỉ mình có quyền
tài phán đối với tranh chấp này mà cịn khiếu nại có cơ sở thực tế trên tinh thần của
pháp luật.
Theo án lệ của Tòa án, các quyền của Vương quốc Hà Lan với tư cách là quốc
gia treo cờ sẽ khơng được bảo tồn đầy đủ nếu các biện pháp tạm thời không được
quy định. Do đó Tồ án chấp nhận u cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo để bảo
vệ quyền lợi của Hà Lan
1.3.2. Phán quyết của Tòa án
Đầu tiên, về những vấn đề tranh chấp liên quan đến việc thả tàu, Toà án quốc
tế về Luật Biển (ITLOS) cũng đã giải quyết các yêu cầu về các biện pháp tạm thời,
qua đó bảo vệ quyền của các bên đồng thời ngăn chặn các tác hại nghiêm trọng đến
môi trường biển và bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Thứ hai, bằng cuộc bỏ phiếu hơm 19 tháng 2, Tồ án đã đưa ra phán quyết rằng
Liên bang Nga sẽ trả tự do ngay lập tức cho Arctic Sunrise và tất cả người đã bị giam


lOMoARcPSD|15978022

8

giữ sau khi Hà Lan đưa ra một trái phiếu ở mức 3,6 triệu Euro dưới hình thức bảo
lãnh ngân hàng.

Thứ ba, từ 19 phiếu thuận thì Liên bang Nga và Vương quốc Hà Lan sẽ đệ trình
một báo cáo lên Toà án và uỷ quyền cho Tổng thống yêu cầu các bên báo cáo khác
nếu có thể được cho là phù hợp.
Cuối cùng, Toà án trọng tài thường trực đã nhất trí đưa ra phán quyết rằng Nga
đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo UNCLOS (08/2015). Tịa án cũng lưu ý rằng,
Hà Lan có quyền được bồi thường (kèm theo lãi suất) cho các thiệt hại do Liên bang
Nga gây ra; cụ thể số tiền sẽ được quyết định vào một ngày sau đó.
2. Trình bày quan điểm của nhóm
2.1. Quan điểm của các học giả về vụ án
Về vấn đề này, có nhiều ý kiến từ các Thẩm phán khác nhau. Tuy nhiên, ta sẽ
chỉ đề cập đến một số ý kiến tiêu biểu sau:
Thứ nhất, ý kiến chung riêng biệt của Thẩm phán Wolfrum và Thẩm phán Kelly
Một, Thẩm phán Wolfrum và Thẩm phán Kelly đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh thả
tàu Arctic Sunrise và tất cả những người trên tàu đã bị bắt giữ. Theo quan điểm của
hai thẩm phán, lệnh phóng thích bắt buộc phải áp dụng đối với tất cả những người
không liên quan đến quốc tịch của họ. Nhấn mạnh rằng tất cả mọi người sẽ có quyền
rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga, bao gồm cả khi họ ở trong các vùng biển của Liên
bang Nga.
Hai, mục tiêu của ý kiến này trước hết là nhấn mạnh để làm phong phú thêm lý
luận trong Lệnh của Tòa án liên quan đến sự vắng mặt của Liên bang Nga, đối phó
với tuyên bố của Liên bang Nga khi phê chuẩn Công ước về Luật Biển. Ý kiến sẽ
giải quyết ngắn gọn các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Tòa án theo khoản 5
Điều 290 của Công ước. Theo quan điểm của hai thẩm phán, thẩm quyền của Tòa án
rộng hơn Lệnh đề nghị. Quan điểm sẽ đề cập đến các quyền thực thi mà Liên bang
Nga tuyên bố chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của mình trên quan điểm rằng
các biện pháp tạm thời phải tính đến quyền và lợi ích của cả hai bên trong tranh chấp.
Khía cạnh này đã khơng được đề cập đến trong Lệnh của Tòa án do cách tiếp cận
hạn chế được thực hiện liên quan đến quyền tài phán của Tòa án theo khoản 5 Điều
290 của Cơng ước. Bởi vì những lý do tương tự, Lệnh cũng không đề cập đến các
vấn đề nhân quyền mặc dù những vấn đề này đã được Hà Lan đưa ra và tranh luận

rộng rãi.


lOMoARcPSD|15978022

9

Thứ hai, ý kiến riêng của thẩm phán Chúa Giêsu
Ông đã bỏ phiếu ủng hộ Lệnh, mặc dù ông không đưa ra lý do pháp lý cùng
một số kết luận đạt được liên quan đến các vấn đề về quyền tài phán, ngay cả việc
đưa ra một trái phiếu hay phạm vi áp dụng của Lệnh liên quan đến việc trả tự do cho
thủy thủ đoàn.
Thứ ba, quan điểm bất đồng của thẩm phán Golitsyn
Ông đưa ra ý kiến bất đồng so với số đông hiện tại. Theo quan điểm của ơng,
ơng khơng đồng ý với phán quyết của Tịa án vì những lý do sau đây: yêu cầu do
Vương quốc Hà Lan đưa ra không thể chấp nhận được; Tòa án kết luận sai rằng Ủy
ban trọng tài được thành lập sẽ có quyền tài phán sơ bộ; Quyết định của Tịa án về
các biện pháp tạm thời khơng phù hợp với các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản
5 Điều 290 Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
2.2. Quan điểm của Tòa án hoặc đương sự về vụ việc tương tự
2.2.1. Phán quyết của cơ quan tài phán và vụ việc có liên quan
Những vấn đề tranh chấp liên quan đến việc thả tàu, Tòa án quốc tế về Luật
Biển (ITLOS) cũng đã giải quyết những yêu cầu về các biện pháp tạm thời, qua đó
giúp bảo vệ quyền của các bên, ngăn chặn tác hại nghiêm trọng đến môi trường biển
và bảo tồn tài nguyên biển. ITLOS cũng đã xử lý nhiều vụ việc về các biện pháp tạm
thời trong đó có các vụ việc liên quan đến hoạt động tranh chấp giữa các quốc gia
ven biển. Trong đó, bên cạnh vụ Arctic Sunrise giữa Hà Lan và Nga năm 2013 cịn
có vụ ARA Libertad giữa Argentina và Ghana năm 2012 và vụ Enrica Lexie Incident
giữa Italia và Ấn Độ năm 20153.
Đối với vụ án ARA Libertad giữa Argentina và Ghana năm 2012. Theo phía

Argentina, tàu ARA Libertad – tàu chiến của Hải quân Argentina, được Ghana mời
đến thăm cảng Tema theo thỏa thuận của hai nước. Sau khi cập bến theo trình tự mà
hai bên đã thỏa thuận trước đó, một ngày sau tức ngày 2 tháng 10 năm 2012, một
người trong Tòa án Ghana thông báo lệnh yêu cầu bắt giữ đối với tàu ARA Libertad,
tịch thu giấy tờ của tàu và có những hành vi đe dọa khởi tố đối với thuyền trưởng
của tàu. Ghana giải thích lí do bắt giữ con tàu liên quan đến những tranh chấp về trái
phiếu chưa được thanh toán của Argentina cách đây gần một thập niên.

3

Phan Duy Hảo, “40 năm Công ước Luật biển 1982: ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc đối
với trật tự trên biển dựa trên Luật pháp quốc tế”, Nghiên cứu quốc tế số 1, trang 14


lOMoARcPSD|15978022

10

Tuy nhiên, thơng qua cuộc đàm phán thì vụ việc này cũng chưa được giải quyết.
Do đó, Argentina đã viện dẫn cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật biển
và khởi kiện Ghana ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII. Vấn đề gây tranh chấp giữa
Argentina và Ghana trong vụ việc này là quyền miễn trừ tài phán của tàu chiến trong
nội thủy. Trong UNCLOS, quy định về quyền miễn trừ được ghi nhận ở trong Mục
về Lãnh hải mà khơng có ở Điều 32, tiểu mục A, Mục 3, Phần II về Lãnh hải và Tiếp
giáp lãnh hải. Điều này quy định “khơng có gì trong Công ước ảnh hưởng đến quyền
miễn trừ của tàu chiến và các tàu chính phủ khác hoạt động vì mục đích phi thương
mại.”4 Sau một thời gian tranh chấp, dường như Tòa án đã bác bỏ những lập luận của
Ghana và ủng hộ cho Argentina. Trong phán quyết, Tòa án quốc tế về Luật biển của
Liên Hợp Quốc đã ra lệnh “phóng thích ngay lập tức và vơ điều kiện hộ tống hạm
ARA Libertad” và đảm bảo cho tàu và thủy thủ đồn có thể rời vùng biển Ghana.

Tịa tun bố việc bắt giữ tàu là một “nguồn xung đột có thể đe dọa quan hệ hữu nghị
giữa các nước”.
Trong khi chờ phán quyết của Ủy ban trọng tài Phụ lục VII, theo khoản 5 Điều
290 của UNCLOS, các biện pháp tạm thời sau đây được áp dụng:
Một, Ghana sẽ từ bỏ và thả vô điều kiện tàu ARA Libertad, sẽ đảm bảo rằng
tàu ARA Libertad, chỉ huy và thủy thủ đồn của nó có thể rời cảng Tema và các khu
vực hàng hải thuộc quyền tài phán của Ghana, và sẽ đảm bảo rằng khinh hạm ARA
Libertad được tiếp tế cho mục đích đó.
Hai, mỗi bên sẽ tự chịu chi phí của mình.
2.2.2. Lập luận của các bên
Vấn đề gây tranh chấp giữa Argentina và Ghana trong vụ việc này là quyền
miễn trừ tài phán của tàu chiến trong nội thủy. Trong UNCLOS, quy định về quyền
miễn trừ được ghi nhận ở trong Mục về Lãnh hải mà không có ở Điều 32, tiểu mục
A, Mục 3, Phần II về Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải. Điều này quy định “khơng có
gì trong Cơng ước ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của tàu chiến và các tàu Chính
phủ khác hoạt động vì phục đích phi thương mại.”
Phía Ghana giải thích rằng vụ việc bắt nguồn từ một vụ việc dân sự mà một
công ty đã khởi kiện thành cơng Chính phủ Argentina ở Tịa án của Mỹ để địi khoản
tiền gần 250 triệu USD. Cơng ty này được báo cáo là đăng ký tại Đảo Cayman và là
4

Trần H.D. Minh, “UNCLOS: Nội thủy (Internal waters)”, truy
cập ngày 11 tháng 10 năm 2022


lOMoARcPSD|15978022

11

một chi nhánh của một công ty của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực quản lý đầu tư. Tòa

án Mỹ đã tun cơng ty này thắng kiện; sau đó cơng ty này đã cố gắng thi hành phán
quyết của Tòa án nhưng phía Argentina từ chối thi hành, do đó cơng ty này đã cố
gắng tìm mọi cách để thi hành phán quyết đối với bất kỳ tài sản nào của Argentina ở
nước ngoài. Khi biết tàu Libertad đang ở cảng Tema, ngày 02/10/2012 công ty này
đã đến nộp đơn kiện lên Tòa án của Ghana đề nghị Tòa án tiến hành thủ tục thi hành
phán quyết trên đối với tàu Libertad – một tài sản của Chính phủ Argentina. Đây là
một vụ việc liên quan đến công nhận và cho thi hành phán quyết nước ngoài.5
Hai nhánh hành pháp và tư pháp của Ghana có quan điểm xung đột nhau, trong
khi hành pháp cho rằng tàu Libertad có quyền miễn trừ thì Tịa án Ghana lại vẫn áp
dụng lệnh bắt giữ. Tuy nhiên ra trước Cơ quan tài phán quốc tế, Chính phủ Ghana
vẫn phải lập luận để bảo vệ hành động của Tòa án Ghana.
Ghana cho rằng Điều 32 áp dụng cho tàu chiến trong lãnh hải và không dẫn
chiếu đến quyền miễn trừ trong nội thủy và nước này cho rằng quy chế cảng biển và
nội thủy không được điều chỉnh bởi UNCLOS 1982. Quốc gia ven biển có chủ quyền
lãnh thổ đầy đủ đối với nội thủy và do đó bất kỳ tàu thuyền nước ngồi nào trong nội
thủy đều chịu điều chỉnh bởi thẩm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc
gia ven biển. Ghana không phủ nhận quyền miễn trừ đối với tàu chiến theo luật quốc
tế bao gồm cả tập quán quốc tế, nhưng phủ nhận quyền miễn trừ trong nội thủy được
điều chỉnh bởi Điều 32 UNCLOS.
Theo phía Argentina, tàu ARA Libertad là một tàu chiến của Hải quân
Argentina, được Ghana mời đến thăm cảng Tema của Ghana theo thỏa thuận giữa
hai nước. Chính phủ Ghana chính thức cho phép chuyến thăm và thông báo cho
Argentina qua đường ngoại giao ngày 04/6/2012. Ngày 01/10/2012 tàu Libertad đến
cảng Tema theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên một ngày sau đó, ngày 02/10/2012,
người của một Tịa án Ghana thơng báo lệnh u cầu giữ tàu Libertad ở lại cảng
Tema, thu giữ giấy tờ của tàu. Tàu Libertad bị ngăn không được nạp nhiên liệu. Hơn
nữa cơ quan chức năng tại cảng Tema đã cố lên tàu để di chuyển tàu Libertad đến vị
trí khác nhưng không thành công do gặp chống cự từ các sĩ quan vũ trang trên tàu.
Phía Ghana cịn đe dọa khởi tố đối với thuyền trưởng của tàu.


“Tòa ITLOS, Vụ ARA Libertad (Argentina v. Ghana), Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Văn
bản tuyên bố của Cộng hòa Ghana- ngày 28/11/2012”,
5


lOMoARcPSD|15978022

12

Argentina cho rằng mặc dù quy định trong nhóm quy định điều chỉnh về quy
chế pháp lý của lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải, nhưng quyền miễn trừ theo Điều 32
UNCLOS cũng được áp dụng cho tàu chiến trong nội thủy của quốc gia ven biển.
Argentina cho rằng Điều 32 của Cơng ước sử dụng từ “khơng có gì trong Cơng ước
này” mà khơng phải là “Khơng có gì trong Phần này” cho thấy rõ ràng là Điều 32
này áp dụng vượt ra bên ngoài phần quy định về lãnh hải và bảo đảm quyền miễn trừ
của tàu chiến trên tồn bộ phạm vi địa lý của Cơng ước. Quyền miễn trừ của tàu
chiến trong nội thủy cũng giống như trong lãnh hải.
Argentina đã viện dẫn cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Luật biển và
khởi kiện Ghana ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII. Trong thời gian chờ thành lập Tòa
trọng tài, Argentina đã yêu cầu Tòa án Luật Biển Quốc tế (ITLOS) áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 290 của UNCLOS. Ngày 15/12/2012 Tòa ITLOS
ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.6
2.2.3. Phán quyết của Tòa án
Vụ ARA là tranh chấp giữa Cộng hòa Argentina và Cộng hòa Ghana liên quan
đến việc Ghana giam giữ tàu ARA Libertad của Argentina để cố gắng thi hành một
phán quyết của Tịa án trước đó. Thủ tục tố tụng trước Tịa án quốc tế về Luật biển
(ITLOS) và Ủy ban trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII (Trọng tài “ARA
Libertad” giữa Argentina và Ghana) của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển
(UNCLOS) được Argentina thiết lập sau khi các cuộc đàm phán song phương thất
bại.

Ngày 15 tháng 12 năm 2012, Tòa án Quốc tế và ITLOS đã ra lệnh cho Ghana
tiếp tế sau khi trả tiền bảo đảm, tiếp nhiên liệu và thả tàu hải quân của Argentina
đang bị chính quyền ở Cảng Tema của Ghana áp dụng các biện pháp tạm thời theo
Điều 290 của UNCLOS. Tòa án chấp nhận sơ bộ lập luận của Argentina chứng minh
rằng Libertad - một tàu buồm cao, ba cột buồm được Hải quân Argentina đưa vào
hoạt động và được sử dụng làm tàu huấn luyện cho các học viên sĩ quan, con tàu này

6

“Tòa ITLOS, Vụ ARA Libertad (Argentina v. Ghana), Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Yêu
cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Cộng hòa Argentina”, Tòa ITLOS, Vụ ARA Libertad
(Argentina v. Ghana), Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Văn bản tuyên bố của Cộng hòa Ghanangày 28/11/2012”, , truy cập ngày 15/11/2022.


lOMoARcPSD|15978022

13

đủ tiêu chuẩn là một “tàu chiến” theo Điều 29 của UNCLOS. ITOLS nhận thấy rằng
“theo luật quốc tế chung, tàu chiến được hưởng quyền miễn trừ”7.
Theo Điều 290 của Cơng ước, Tịa án hoặc Trọng tài có tồn quyền quyết định
bất kỳ biện pháp tạm thời nào mà họ cho là phù hợp trong các tình huống để bảo vệ
các quyền tương ứng của các bên tranh chấp hoặc để ngăn chặn tác hại nghiêm trọng
đến môi trường biển. Thẩm quyền Tòa án (ITLOS) ra lệnh áp dụng các “biện pháp
tạm thời” theo Điều 290 khoản 5 có liên quan đến câu hỏi về thẩm quyền xét xử sơ
thẩm của Tịa án Trọng tài theo Phụ lục VII. Nói cách khác, ITLOS trước tiên phải
quyết định câu hỏi sơ bộ về việc liệu Tòa án hoặc Cơ quan Trọng tài cuối cùng sẽ
xét xử tranh chấp về căn cứ sẽ có thẩm quyền xét xử tranh chấp theo Điều 288 của
Cơng ước bởi vì quyền tài phán theo điều khoản được giới hạn ở bất kì tranh chấp
nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Cơng ước8.

Trong phần kết luận của vụ án, Tòa án ra lệnh cho chính quyền Ghana thả tàu
chiến Argentina ngay lập tức là một “biện pháp tạm thời” tức là một “lệnh tạm thời”
trong khi chờ phán quyết về giá trị của Tòa án Trọng tài được thành lập theo Phụ lục
VII. Sự thật của vụ án tiết lộ rằng tàu chiến đã bị giam giữ theo lệnh của Tòa án tối
cao Ghana. Trên thực tế, chính quyền Ghana đã yêu cầu Tòa án trả tự do cho tàu
chiến theo Luật Quốc tế và khơng tiếp tục giải quyết vấn đề. Có quan điểm, nhiệm
vụ hiến định của Ghana không cho phép Cơ quan hành pháp ra lệnh cho Cơ quan tư
pháp thả tàu chiến9.
2.3. Quan điểm của nhóm
Sau khi nghiên cứu qua vụ án con tàu Arctic Sunrise giữa Liên Bang Nga và
Hà Lan, nhóm khơng đồng ý hồn tồn với phán quyết của Tòa án và đưa ra một số
quan điểm dựa trên góc nhìn của mình như sau:
Đầu tiên, theo Điều 56 UNCLOS 1982 Liên Bang Nga có quyền thiết lập giàn
khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của mình để thăm dị và khai thác tài ngun phi
sinh vật vì mục đích kinh tế cũng như thiết lập vùng an toàn cho dàn khoan, đây là
quyền thuộc chủ quyền của một quốc gia ven biển. Tuy nhiên, Nga đã không tuân
thủ theo quy định tại Điều 60 UNCLOS 1982 khi thiết lập vùng an toàn lớn hơn
7

James Kraska, “Báo cáo về Vụ kiện ARA Libertad (Argentina kiện Ghana), Tòa án Quốc tế về Luật biển,
Vụ kiện số 20, Các biện pháp tạm thời”, truy
cập ngày 16/11/2022
8
BM Đimri (2013), “Tạp chí nghiên cứu quốc phịng”, Tập 7 số 3, Trang 19.
9
BM Đimri, tlđd, trang 22.


lOMoARcPSD|15978022


14

500m, điều này trái với quy định của UNCLOS 1082. Nga đã có lỗi trong việc xác
định chiều rộng của vùng an tồn cho cơng trình, thiết bị trong vùng đặc quyền kinh
tế của mình.
Thứ hai, căn cứ Điều 58 UNCLOS, tất cả các quốc gia đều có quyền tự do hàng
hải trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tức Hà Lan cũng có quyền
tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Thứ ba, việc Hà Lan yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm tạm thời đối với
Liên bang Nga là hợp lí bởi lẽ khi chưa có phán quyết cuối cùng của Tòa án về giải
quyết vụ việc và việc xét xử có thể diễn ra trong thời gian dài, căn cứ quy định tại
khoản 5 Điều 290 UNCLOS 1982 thì các bên có thể u cầu áp dụng các biện pháp
tạm thời để đảm bảo cho vụ án trong thời gian chờ đợi vụ án được xét xử.
Thứ tư, Điều 279 UNCLOS đã thống nhất tôn chỉ của Hiến chương Liên Hợp
Quốc tại khoản 3 Điều 2 và luật pháp quốc tế, nhấn mạnh thông qua việc sử dụng
các phương thức “đàm phán, điều tra, điều đình, hồ giải, trình tự tư pháp …” để giải
quyết tranh chấp. Để bảo vệ lợi ích biển của các nước, bảo vệ hồ bình thế giới thì
phương thức đàm phán là phương thức nên được ưu tiên nhất trong việc giải quyết
các tranh chấp về biển. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nga tỏ ra khơng chấp nhận
thiện chí của Hà Lan bằng việc tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp
đàm phán mà ngay lập tức lựa chọn con đường tư pháp. Khi hai bên lựa chọn con
đường tư pháp, Tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử và đương nhiên vụ án được
xét xử phải tuân thủ các quy định về giải quyết tranh chấp trên biển theo quy định
của UNCLOS 1982 từ Điều 279 đến Điều 299.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 220 UNCLOS 1982, việc một quốc gia ven
biển có thể áp dụng các biện pháp xử lý, chế tài đối với tàu thuyền của các quốc gia
đi ngang qua vùng biển của mình nếu có căn cứ, chứng cứ chứng minh được sự tồn
tại hành vi cũng như sự gây hại của hành vi đó đối với lợi ích của quốc gia ven biển.
Tuy nhiên, trong trường hợp này Liên bang Nga không tiến hành tham gia phiên xét
xử và cũng từ chối yêu cầu cung chấp chứng cứ của Toà án. Nếu Liên bang Nga

không đưa ra được cơ sở chứng minh hành vi của thuỷ thủ đoàn và tàu trong vụ án
Arctic Sunrise gây hại đến quyền lợi của quốc gia mình thì việc bắt giữ của Nga là
trái với quy định của Luật quốc tế. Do đó, việc Liên bang Nga phải trả tự do cho con
tàu Arctic Sunrise và các thuỷ thủ đoàn ra khỏi lãnh thổ Liên bang Nga là hợp lý.

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

15

Cuối cùng, tuy việc Liên bang Nga có quyền bắt giữ tàu mang cờ của Hà Lan
nhưng việc Liên bang Nga không chứng minh được hành vi vi phạm của con tàu
cũng như để mặc cho tàu mang cờ của Hà Lan bị hư hỏng nghiêm trọng đến nỗi phải
lai dắt về nước mà khơng có biện pháp hạn chế tổn thất nào là sai. Do đó, Tịa án
hồn tồn có cơ sở để buộc Liên bang Nga phải bồi thường chi phí tổn thất cho Hà
Lan. Việc này sẽ đảm bảo tính cơng bằng cho hai bên theo tinh thần của Điều 59
UNCLOS 1982.
2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sau khi nghiên cứu vụ án Arctic Sunrise giữa Hà Lan và Liêng bang Nga, một
số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, khi Việt Nam xây dựng cơng trình hay thiết bị trong vùng đặc quyền
kinh tế thì việc lập ra những khu vực an tồn cho những cơng trình, thiết bị đó nếu
khơng nằm trong các trường hợp ngoại lệ thì cần tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều
60 UNCLOS, đặc biệt là chiều rộng của khu vực đó khơng vượt q 500m tính từ
mỗi điểm của mép ngồi cùng của cơng trình, thiết bị để đảm bảo khơng bị các quốc
gia khác viện dẫn sai phạm.
Thứ hai, khi tàu thuyền treo cờ của một quốc gia thứ ba có những hành động
mang tính chất đe dọa tới việc thực hiện quyền thuộc chủ quyền của Việt Nam trong

vùng đặc quyền kinh tế thì Việt Nam cần có hướng xử lý khôn khéo, không nên sử
dụng vũ lực như Nga đã làm mà nên tìm kiến một giải pháp hịa bình, mềm dẻo
nhưng cứng rắn để vừa giữ gìn hịa khí giữa các quốc gia vừa cho thấy sự kiên quyết
khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm. Việt Nam nên thống nhất tôn chỉ của Hiến chương
Liên Hợp Quốc tại khoản 3 Điều 2 về phương thức giải quyết tranh chấp, lựa chọn
hịa bình trên cơ sở đàm phán trước khi dùng tới thủ tục tư pháp.
Ngoài ra, Việt Nam cần có sự nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về chính trị, địa
lý, địa chất, kinh tế, quốc phịng, ngoại giao để có hệ thống giải pháp đồng bộ, hiệu
quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, cần có những
hành động thực thi chủ quyền một cách thường xuyên, liên tục trong từng thời điểm
để đảm bảo tiếng nói của mình với bạn bè quốc tế.
Thứ ba, đối với những tình huống phát sinh trên biển liên quan đến các quốc
gia khác, Việt Nam nên chủ động chuẩn bị những giải pháp cho tình huống xấu nhất
có thể xảy ra để nắm thế chủ động, tránh bị động, nhất là khi vấn đề đó liên quan trực
tiếp đến tàu, người của quốc gia mình bị đưa ra Tồ án. Đồng thời, Việt Nam không

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

16

nên lựa chọn trốn tránh, mạnh mẽ đấu tranh và địi lợi ích chính đáng cho quốc gia
mình là con đường sáng suốt nhất
Tóm lại, để đưa giải pháp hiệu quả Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng các biện
pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán phối hợp song song với biện pháp ngoại
giao, trong đó biện pháp ngoại giao nên được ưu tiên áp dụng. Biển Đông luôn là
miếng mồi hấp dẫn trong mắt tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới. Chuỗi
những diễn biến trong tranh chấp về các vấn đề phát sinh trên biển Đông đã khiến cả

thế giới quan tâm, theo dõi. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp pháp lý,
Việt Nam cần kết hợp với chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt nhưng phải
cương quyết, tranh thủ sự ủng hộ của các dư luận quốc tế, phân biệt rõ thiện chí và
ác ý để ngăn ngừa tình trạng căng thẳng leo thang đến “bên miệng hố chiến tranh”,
từ đó nhanh chóng đạt được kết quả chính đáng, phù hợp với lịch sử dân tộc và pháp
luật quốc tế.

Downloaded by Quang Quang ()


lOMoARcPSD|15978022

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
[1] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982;
B. Tài liệu tham khảo
Tài liệu từ internet
[1] Trần H.D. Minh, “Nội thủy theo UNCLOS – Thực thi thẩm quyền trên tàu
nước ngoài trong nội thủy – Vụ ARA Libertad (Argentina v. Ghana) – Ý kiến riêng
của Thẩm phán Wofrum và Cot”, truy cập
ngày 15 tháng 11 năm 2022;
[2] Phan Duy Hảo, “40 năm Công ước Luật Biển 1982: ý nghĩa của cơ chế giải
quyết tranh chấp bắt buộc đối với trật tự trên biển dựa trên Luật pháp quốc tế”,
Nghiên cứu quốc tế số 1;
[3] Tòa án quốc tế ra lệnh thả tàu chiến Argentina bị giữ, truy cập
ngày 11 tháng 10 năm 2022;
[4] The "ARA Libertad" Case (Argentina v. Ghana), Provisional Measures,
truy cập ngày 17
tháng 11 năm 2022.


Downloaded by Quang Quang ()



×