Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bước đầu ứng dụng kỹ thuật luminex single antigen beads để theo dõi kháng thể đặc hiệu HLA ở người bệnh suy thận mạn được lọc huyết tương trước ghép thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.67 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LUMINEX SINGLE ANTIGEN BEADS
ĐỂ THEO DÕI KHÁNG THỂ ĐẶC HIỆU HLA Ở NGƯỜI BỆNH
SUY THẬN MẠN ĐƯỢC LỌC HUYẾT TƯƠNG TRƯỚC GHÉP THẬN
Lưu Thị Tố Uyên1, Vi Quỳnh Hoa1, Vũ Anh Đức1,
Phạm Đắc Trường1, Đỗ Thị Nga1
TÓM TẮT

28

Mục tiêu: Xác định loại kháng thể (KT)
kháng HLA đặc hiệu với kháng nguyên (KN)
người cho ở người bệnh suy thận mạn được lọc
huyết tương trước ghép thận tại Bệnh viện HN
Việt Đức. Đối tượng và phương pháp : 03
người bệnh suy thận mạn được theo dõi các KT
kháng HLA và cường độ huỳnh quang tương ứng
trước và sau lọc huyết tương tại bệnh viện Việt
Đức. Kết quả nghiên cứu: 03 người bệnh có
KT đặc hiệu với người cho (DSA), sau lọc huyết
tương: Người bệnh 01 có KT anti-A*33 có MFI
giảm từ 2336 xuống 576; Người bệnh 02 có KT
anti-B*46 có MFI giảm từ 3330 xuống 1929;
Người bệnh 03 có KT anti-B*44 có MFI giảm từ
5030 xuống 1313. 03 người bệnh sau đó được
tiến hành ghép thận, được theo dõi sau ghép.
Hiện tại các thận ghép của 3 bệnh nhân theo thứ
tự sau 5 năm, 3 năm, 3 tháng đều ổn định. Kết
luận: Cả 3 người bệnh sau lọc huyết tương đều
có MFI của DSA dưới 2000, là mức KT thấp,


thuận lợi cho ghép thận. Phương pháp lọc huyết
tương kết hợp với việc theo dõi KT trong huyết
thanh người bệnh bằng kỹ thuật L-SAB làm tăng
cơ hội được ghép thận ở những người bệnh có
Bệnh viện Hữu Nghị Viện Đức
Chịu trách nhiệm chính: Lưu Thị Tố Uyên
SĐT: 0975.857.166
Email:
Ngày nhận bài: 18/8/2022
Ngày phản biện khoa học: 18/8/2022
Ngày duyệt bài: 21/9/2022
1

xét nghiệm KT kháng HLA dương tính ở mức độ
trung bình và cao.
Từ khóa: Luminex, single antigen beads,
kháng thể kháng HLA, ghép thận.

SUMMARY
INITIAL APPLICATION OF LUMINEX
SINGLE ANTIGEN BEADS
TECHNIQUE TO MONITOR HLASPECIFIC ANTIBODIES IN PATIENTS
WITH CHRONIC KIDNEY FAILURE
UNDERGOING PLASMAPHERESIS
PRIOR TO KIDNEY
TRANSPLANTATION
Objectives: To identify donor-specific antiHLA antibodies in patients with chronic renal
failure undergoing plasmapheresis prior to
kidney transplantation at Viet Duc hospital.
Subjects and methods: 03 patients with chronic

renal failure were monitored for anti-HLA
antibodies and corresponding fluorescence
intensity before and after plasmapheresis at Viet
Duc hospital. Research results: 03 patients had
donor-specific
antibodies
(DSA),
after
plasmapheresis: Patient 01: MFI of anti-A*33
antibodies had decreased from 2336 to 576;
Patient 02: MFI of anti-B*46 antibodies had
decreased from 3330 to 1929; Patient 03: MFI of
anti-B*44 antibodies had decreased from 5030 to
1313. 03 patients then underwent kidney
transplantation, followed up post-transplant.
Currently, the transplanted kidneys of 3 patients
are stable after 5 years, 3 years and 3 months

251


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

respectively. Conclusion: All 3 patients after
plasmapheresis had an MFI of DSA below 2000,
which is a safe level for kidney transplantation.
Plasma filtration method combined with
monitoring of antibodies in the patient's serum by
L- SAB increases the chance of a kidney
transplant in patients with a positive anti-HLA

antibody test.
Keywords: Luminex, single antigen beads,
anti-HLA antibody, kidney transplant.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, ghép thận được xem là một
trong những giải pháp thay thế hiệu quả nhất
trong điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn
cuối. Tuy nhiên với người bệnh có KT kháng
HLA dương tính, việc tìm được thận ghép
hồ hợp là vơ cùng khó khăn do trong huyết
thanh của người bệnh có KT chống lại nhiều
loại KN khác nhau. Để giảm thời gian chờ
đợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
những người bệnh này, hiện tại lọc huyết
tương là giải pháp được lựa chọn để làm
giảm số lượng KT và cường độ huỳnh quang
tương ứng, đặc biệt là KT đặc hiệu với người
cho trong huyết thanh của những người bệnh
này. Xét nghiệm KT kháng HLA bằng sinh
phẩm KN đơn với cơng nghệ Luminex giúp
định danh chính xác các loại KT tương ứng
trong huyết thanh của người bệnh, đặc biệt là
KT đặc hiệu với KN của người cho (DSA),
đồng thời xác định được giá trị cường độ
huỳnh quang trung bình của từng KT, từ đó
giúp phân biệt KT mức độ mạnh, trung bình,

252


yếu. Kỹ thuật này kết hợp với các phương
pháp chẩn đoán khác và tiền sử bệnh lý của
người bệnh là công cụ quan trọng trong việc
điều trị và quản lý người bệnh suy thận mạn
có xét nghiệm KT kháng HLA dương tính.
Trong nghiên cứu này chúng tơi báo cáo
ba trường hợp người bệnh ghép thận có xét
nghiệm định danh KT kháng HLA trước
ghép dương tính. Người bệnh được sử dụng
xét nghiệm định danh KT kháng HLA bằng
phương pháp L-SAB để sàng lọc trước ghép
và theo dõi hiệu quả của phương pháp lọc
huyết tương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 03 người
bệnh suy thận mạn có kết quả KT kháng
HLA dương tính ở mức trung bình và cao
được lọc huyết tương và điều trị tại Bệnh
viện HN Việt Đức.
2.2. Phương pháp tiến hành: 3 người
bệnh được xét nghiệm định danh KT kháng
HLA bằng kỹ thuật Luminex L-SAB:
- Lần 1: Để xác định KT đặc hiệu
(DSA) và MFI tương ứng. MFI > 8000 (mức
cao), 2000 < MFI < 8000 (mức trung bình),
MFI < 2000 (mức thấp).
- Lần tiếp theo: Người bệnh có MFI
>2000 được tiến hành lọc huyết tương và
theo dõi MFI trước và sau lọc. Khi MFI dưới
2000, người bệnh được làm thủ tục xét ghép

thận.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Kết quả HLA người cho và KT kháng HLA đặc hiệu của người bệnh
Cặp ghép số 1
Cặp ghép số 2
Cặp ghép số 3
HLA người DSA người HLA người DSA người HLA người DSA người
cho
nhận
cho
nhận
cho
nhận
A*11;A*33 Anti-A*33 A*24;A*24
Không
A*33;A*33
Không
Lớp1
B*15;B*44
Không
B*15;B*46 Anti-B*46 B*44;B*58 Anti-B*44
DRB1*07;
DRB1*09;
DRB1*03;
Lớp2
Khơng

Khơng
Khơng
DRB1*12
DRB1*15
DRB1*07
Nhận xét: Ở 3 cặp ghép, người nhận có KT đặc hiệu kháng KN người cho
Bảng 2. Kết quả định danh KT kháng HLA bằng kỹ thuật L-SAB trước và sau lọc
huyết tương của Nguyễn Thị H-70T
LTrước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
KT
KT
KT
SAB
(MFI) (MFI)
(MFI) (MFI)
(MFI) (MFI)
Cw1
7771
3479
A29
2790
A25
2466
B58
6437

1414
Cw10
2773
1242
A34
2437
B57
6063
1666
A74
2557
A33
2336
576
Lớp
A23
2957
819
A31
2550
Cw18
2092
964
1
A32
2947
A66
2537
A43
2083

Cw9
2946
1271
A69
2502
3134
A26
1962
A24
2812
2797
A25
2466
DR53
1130
2625
Lớp
DR4
658
1936
2
DR9
531
Nhận xét: Còn 12 KT sau lọc huyết tương so với 23 KT ban đầu
- MFI của KT anti-A*33 (DSA) từ 2336 giảm xuống còn 576 sau lọc huyết tương
Bảng 3. Kết quả định danh KT kháng HLA bằng kỹ thuật L-SAB trước và sau lọc
huyết tương của Nguyễn Bích Ng-59T
LSAB

KT


Lớp
1

B71
A32
B35
B56
B50
B76
B53

Trước
(MFI)
5790
5052
4995
4938
4573
4535
4495

Sau
(MFI)
6132
2467
4117
6246
6089
2175

3242

KT
B75
B13
B78
B51
B72
B52
B46

Trước
(MFI)
3963
3682
3597
3561
3379
3342
3330

Sau
(MFI)
3961
3439
2440
3457
6459
2648
1929


KT
B62
A3
B59
B38
B82
A25
-

Trước
(MFI)
2502
2389
2309
1893
1356
1098
-

Sau
(MFI)
6163
253


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

B77
B63

B58
DR12
DR18
DR17
DQ2
DP9
DR52
DP17

4483
4036
B57
3080
3775
4394
4551
B49
2743
5451
4198
2420
Cw15
2655
5033
4887
DP14
3881
1831
DP5
3063

4898
2998
DP3
3829
1972
DR7
2996
4382
4604
2931
DP20
3786
DP11
2778
4270
3384
DP6
3598
1880
DR16
2679
2130
Lớp
2
4216
1974
DR51
3521
2331
DP10

2673
4062
4149
DP1
3232
DP13
2560
4015
1777
DP19
3198
DQ7
2548
3047
DR11
1547
Nhận xét: Còn 34 KT sau lọc huyết tương so với 48 KT ban đầu
- MFI của KT anti-B*46 (DSA) từ 3330 giảm xuống còn 1929 sau lọc huyết tương
Bảng 4. Kết quả định danh KT kháng HLA bằng kỹ thuật L-SAB trước và sau lọc
huyết tương của Trịnh Bá D-32T
LTrước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
KT
KT
KT
SAB

(MFI) (MFI)
(MFI) (MFI)
(MFI) (MFI)
A2
29993 23422
B60
25279 16616 CW17
4923
A68
28349 19288
B27
23437 13945
B45
4666
A23
27761 19057
A66
23373 13643
CW5
4395
A69
27599 15819
B48
21813 12009
B41
4320
A24
27526 16364
A1
21724

7029
B51
4205
Lớp
1
B76
26777
9100
B81
21547 12972
B75
4098
B61
26204 16942
B13
18553
9804
CW8
3164
A80
25714 10644
B47
18298
8758
B78
2751
B73
25713 13275
CW2
13599

5790
B18
2588
B7
25627 16050
B44
5030
1313
DR8
20357
6351
DP9
6877
DP3
5737
DR13 13295
3672
DP14
6725
DP20
5282
DQ6
11835
2843
DP17
6322
DP19
5212
Lớp
DQ5

9850
3059
DP11
6199
1920
DP13
5187
2
DR4
9036
2088
DP1
6160
1737
DQ4
2790
DR11
8367
2325
DP6
6009
DP18
2035
DP5
7573
DP10
5910
Nhận xét: Còn 28 KT sau lọc huyết tương so với 49 KT ban đầu
- MFI của KT anti-B*44 (DSA) từ 5030 giảm xuống còn 1313 sau lọc huyết tương


254


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Biểu đồ 1: MFI của DSA trước và sau lọc huyết tương của 3 người bệnh
Nhận xét: Sau lọc huyết tương, cường độ huỳnh quang trung bình của KT đặc hiệu với
KN của người cho của 3 người bệnh đều giảm xuống dưới 2000.
IV. BÀN LUẬN
Trong ghép tạng nói chung và ghép thận
nói riêng, một trong các biến chứng liên quan
nhiều nhất đối với thất bại mỗi ca ghép là
thải ghép. Cơ chế dẫn đến hiện tượng thải
ghép thường do 2 cơ chế chính: miễn dịch
qua trung gian tế bào với vai trò chủ yếu của
tế bào lympho T và miễn dịch dịch thể liên
quan đến tác dụng của các KT kháng HLA1.
Thải ghép cấp liên quan đến KT kháng HLA
xuất hiện ở khoảng 1 - 6% người bệnh. Tuy
nhiên khả năng này tăng đến 21 - 55% ở
người bệnh có KT kháng HLA đặc hiệu trước
ghép và người bệnh được điều trị ức chế
miễn dịch trước ghép2. Sự tái xuất hiện hoặc
tồn tại dai dẳng những KT này sau ghép cũng
đe dọa đến thận ghép thực hiện chức năng.
Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy
60% các ca thải ghép muộn có nguyên nhân
liên quan đến KT kháng HLA, đây cũng là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
mất sự sống và chứa năng của thận ghép3. Vì

vậy, KT kháng HLA cần được theo dõi từ
trước ghép, trong khi điều trị giải mẫn cảm,
sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây tăng nhạy
cảm miễn dịch và theo dõi điều trị sau ghép4.

Kết quả bảng 1 cho thấy, 3 người bệnh có
xét nghiệm KT kháng HLA đặc hiệu người
cho theo thứ tự là KT anti-A*33; anti-B*46;
anti-B*44. Những người bệnh này được lọc
huyết tương 5 lần, được đánh giá hiệu quả
sau lọc huyết tương bằng xét nghiệm L-SAB.
Những người bệnh có kết quả L-SAB dương
tính với nhiều loại KT có nồng độ trung bình
đến cao có hai bất lợi chính: (i) Kết quả đọ
chéo thường dương tính nên người bệnh phải
chờ rất lâu để tìm được người hiến phù hợp
(ii) Nồng độ KT cao có tác động bất lợi trên
sống cịn của mảnh ghép 5 . Tuy nhiên những
trường hợp có KT HLA đặc hiệu vẫn còn cơ
hội ghép thận bằng hai cách: (i) lựa chọn
người hiến không mang KN HLA tương ứng
với KT kháng HLA của người nhận hoặc (ii)
sau khi người bệnh được giải mẫn cảm 6. Ở
đây 03 người bệnh nghiên cứu được điều trị
giải mẫn cảm bằng phương pháp lọc huyết
tương để làm giảm nồng độ KT đặc hiệu.
Ở người bệnh 1: người bệnh tìm được 2
người cho. Hai người cho lần lượt có KN
A*33, A*24 đặc hiệu với KT anti-A*33
(MFI=2336), KT anti-A*24 (MFI=2812) của

người bệnh. Người bệnh được lọc huyết
255


KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

tương; làm lại xét nghiệm KT anti-A*33
giảm xuống mức thấp (MFI= 576), KT antiA*24 vẫn ở mức trung bình (MFI=2797), lựa
chọn người cho thứ nhất để tiến hành ghép
thận.
Ở người bệnh thứ 2, 3: là 2 người bệnh
ghép thận lần 2
Theo bảng 3: Người bệnh thứ 2 có kết
quả KT anti-B*46 đặc hiệu với KN B*46 của
người cho. Sau khi giải mẫn cảm MFI giảm
từ 3330 xuống 1929.
Theo bảng 4: Người bệnh thứ 3 có kết
quả KT anti-B*44 đặc hiệu với KN B*44 của
người cho. Sau khi giải mẫn cảm MFI giảm
từ 5030 xuống 1313.
Những người bệnh được ghép thận lần 2
và lại có KT đặc hiệu với người cho có nguy
cơ thải ghép cao hơn nhiều so với các người
bệnh ghép thận lần 1, vì vậy địi hỏi phác đồ
điều trị trước và sau ghép cũng nghiêm ngặt
hơn. Tuy nhiên, sau ghép 3 năm với người
bệnh thứ 2, và 3 tháng với người bệnh thứ 3
tình trạng 2 thận ghép này vẫn ổn định.
Người bệnh thứ 3 vẫn được theo dõi chặt chẽ
sau ghép

Biểu đồ 1: Kết quả MFI của DSA của 3
người bệnh sau lọc huyết tương đều giảm
dưới 2000. Với phương pháp lọc huyết tương
việc giảm chỉ số MFI của DSA được cho là
tiêu chí đánh giá hiệu quả. Dựa trên thực tế
của các đánh giá DSA với MFI < 2500 có thể
không gây lắng đọng và gây ra các thiệt hại
lâm sàng cho các phẫu thuật. Do đó, mặc dù
tùy thuộc vào từng cơ sở, MFI của DSA
được chấp nhận trước khi phẫu thuật vào
khoảng 2000 7 trong ghép thận.
V. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 3
người bệnh sau lọc huyết tương đều có MFI
của DSA dưới 2000, là mức an toàn để cấy
ghép thận. Cả 3 người bệnh theo thứ tự sau 5

256

năm, 3 năm, 3 tháng thận ghép vẫn hoạt động
tốt. Như vậy, phương pháp lọc huyết tương
kết hợp với việc theo dõi KT trong huyết
thanh người bệnh bằng kỹ thuật L-SAB làm
tăng cơ hội ghép thận ở những người bệnh có
xét nghiệm KT kháng HLA dương tính mức
độ trung bình và cao, giảm thời gian chờ đợi
thận ghép, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho các người bệnh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Morath C, Opelz G, Zeier M et al. Clinical

relevalance of HLA antibody monitoring
after kidney transplantation. Journal of
immunology research. 2014, S. 1-5lefaccher.
2. Lefaucher C, Loupy A, Hill GS et
al.Preexitsing
DonorSpecific
HLA
Antibodies Predict outcome in Kidney
Transplantation. Journal of the American
Society of neuphrology.2010, Bd.21, 8,
S.1398-1406
3. Einecke G, Sis B, Reeve J et al. Antibodymediated microcirculation injury is the major
cause of late kidney transplant failure. Am J
Transplant.9,2009,S.2520-31
4. Susal C, Opelz G,Morath C. Role and value
of Luminex- detected HLA antibodies before
and after kidney transplantation. Transfusion
medicine and hemotherapy. 40, 2013, S.1905
5. Nam, Hội ghép tạng Việt. Hướng dẫn ghép
tạng Việt Nam. s.l.:NXB Y học, 2017. S.6
6. C Morath, J Beimler, G Opelz, et al. An
intergrative approach for the transplantation
of
high-risk
sensitized
patients.
Transplantation 90645-5
7. Nakamura T, Ushigome H, Watabe K, et
al. In-fluences of pre-formed donor-specific
anti-human leukocyte antigen antibodies in

living-donor renal transplantation: Results
with
graft
Immunocomplex
capture
fluorescence
analysis.
Transplantation
Proceedings. 2017; 49 (5): 955-958.



×