Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tìm hiểu vấn đề ghép tim, ghép thận pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.17 KB, 9 trang )

Tìm hiểu vấn đề ghép tim,
ghép thận

Kỹ thuật giải phẫu ghép đã tiến bộ rất nhiều trong mấy chục năm qua. Từ
những giải phẫu tương đối đơn giản, như ghép giác mạc ở mắt, ghép da từ
chỗ này đến chỗ khác trong cùng một người, người ta đã dần dần ghép thận,
rồi tim, gan, phổi Mức độ thành công giải phẫu gh
Các vấn đề khó khăn
Cơ thể người ta có khả năng nhận biết cái gì là của mình, cái gì là của lạ
(self/not self). Vi trùng xâm nhập, cơ thể thấy nó là thứ lạ liền phản ứng
chống lại để bảo vệ mình.
Khi ghép trái tim của người khác vào, cơ thể cũng nhận ngay ra là của lạ, và
phản ứng lại. Cơ thể sẽ sinh ra kháng thể (tức là những chất kháng lại của lạ)
và những bạch cầu đặc biệt, theo đường máu gặp trái tim lạ (cũng như gặp vi
trùng) là tìm cách tiêu diệt đi.
Đó là vấn đề miễn nhiễm trong Y khoa. Và đó cũng là vấn đề khó khăn nhất
trong kỹ thuật ghép từ người nọ qua người kia.
Giải phẫu ghép cơ quan luôn luôn là một vụ giải phẫu lớn, tự nó cũng có rủi
ro nữa. Nhân tiện đây, cũng nên nhắc lại một vài định nghĩa. Cơ quan
(organ), có nghĩa như khi ta nói tim là cơ quan của sự tuần hoàn, phổi là cơ
quan của sự hô hấp Còn một phần của cơ quan gồm những tế bào giống
nhau, thì gọi là mô (tissue). Có thể ghép cơ quan hay la ghép mô. Khi thử
xem có hợp không thì thử mô.
Ngoài ra còn phải lo kiếm sẵn các cơ quan hay một phần cơ quan để ghép
khi cần. Đây cũng là một công việc rất phức tạp. Ghép thận thì vấn đề đỡ gai
góc hơn, vì người ta có hai quả thận, anh em trong nhà thương nhau cho đi
một quả thì vẫn sống bình thường.
Còn như tim, gan, phổi thì phải lấy từ người mới từ trần, thường là người
khỏe mạnh chết vì tai nạn xe cộ. Ở Mỹ có cả một hệ thống điện toán toàn
liên bang trong có tất cả các chi tiết về những bệnh nhân trong danh sách đợi
để được ghép tim, gan thận, giác mạc v.v như là tên tuổi địa chỉ, tình trạng


sức khỏe, mô thuộc loại gì, máu loại gì.
Có những thứ chỉ giữ được mấy giờ, cũng có những thứ để dành được vài
ngày. Một người khỏe mạnh chẳng may chết đột ngột, có thể lấy giác mạc
cho hai người, lấy thận cho hai người, phổi cho hai người, và tim gan cho
mỗi thứ một người. Như vậy là cứu mạng được rất nhiều người.
Thử mô cho hợp
Trước khi ghép một cơ quan từ người nọ vào người kia thì phải thử xem có
hợp nhau không. Thử như vậy gọi là thử mô cho hợp (tissue matching). Cha
mẹ anh em ruột thì dễ hợp hơn người ngoài, tuy vậy cũng nhiều khi không
hợp.
Anh em sanh đôi thì có hai thứ. Nếu là sanh đôi do kết quả hai hạt trứng
riêng rẽ từ trong bụng mẹ, thì cũng như anh em thường mà thôi. Nếu là sanh
đôi từ một hạt trứng tách ra, thì hai cơ thể y hệt như một, hoàn toàn hợp
nhau, nghĩa là ghép cơ quan từ người này qua người kia không sợ vấn đề cơ
thể chống lại. Nếu không hợp lắm thì phải dùng thuốc kìm hãm miễn nhiễm.
Như trên, ta đã thấy cơ thể chống lại miếng ghép (cơ quan hay một phần cơ
quan) là một hiện tượng miễn nhiễm. Kết quả là miếng ghép bị tiêu diệt.
Người ta gọi là sự phế bỏ miếng ghép (graft rejection). Muốn tránh điều này,
thì có thể dùng thuốc hãm miễn nhiễm thí dụ như thuốc Prednisone hay một
vài thứ thuốc chống ung thư.
Có điều là khi hệ thống miễn nhiễm bị hãm như vậy, thì không những cơ thể
ít chống lại miếng ghép, mà đồng thời khả năng chống lại vi trùng cũng
giảm đi. Thành ra người bệnh có thể chết vì nhiễm trùng.
Tuy nhiên thuốc liều lượng mạnh chỉ cần thiết trong mấy tuần đầu. Khoảng
thời gian dùng thuốc như vậy, thì phải giữ bệnh nhân trong bệnh viện, và
tránh mọi khả năng nhiễm trùng. Sau đó thì bác sĩ sẽ cho giảm liều lượng
xuống tới mức tối thiểu, nhưng phải uống suốt đời.
Về ghép thận
Khi thận đã bị hư nặng, đến nỗi tuần hai ba lần phải đi lọc máu bằng thận
nhân tạo, thì ghép thận được sẽ giúp cho bệnh nhân trở lại cuộc sống bình

thường. Ở Mỹ, mỗi năm có cả trên mười ngàn vụ ghép thận. Người ta lấy
thận từ người khỏe mạnh mới chết, giữ cho lạnh và chuyển tới những trung
tâm Y khoa lớn, rồi thử và ghép cho người trong danh sách chờ đợi. Giải
phẫu tỉ mỉ nối các mạch máu cũng như các ống tiểu. Dấu hiệu miếng ghép bị
phế bỏ, là khi bệnh nhân thấy bị sốt, phù thũng và chỗ mổ bị sưng đau. Bác
sĩ sẽ thử cho chắc, rồi trị bằng cách thêm thuốc hãm miễn nhiễm, trong khi
giữ cho khỏi nhiễm trùng.
Qua được hai ba tháng là coi như nhiều hy vọng thành công. Cũng có khi
thêm thuốc mà vẫn thất bại. Khi đó phải cho lọc máu trở lại để chờ cơ hội
ghép lần nữa.
Người được ghép thận thành công thì sinh hoạt bình thường, nhưng thống kê
cho thấy là dễ bị ung thư thận và một loại ung thư bạch cầu (lymphoma), có
lẽ vì hệ thống miễn nhiễm bị thuốc làm cho yếu đi.
Ghép tim

Các mô hình ghép tim trên người
Ghép tim ngày nay đã tiến bộ rất nhiều. Tới hơn 90 phần trăm thành công,
và rất nhiều người trở lại làm việc bình thường.
Người cần ghép tim là khi tim bị bại nặng, mà thuốc men và giải phẫu không
chữa được. Lựa chọn tim cho thích hợp cũng giống như trường hợp ghép
thận. Cũng có khi tim cần ghép rồi mà chưa có tim người để ghép, thì tạm
thời phải ghép tạm trái tim nhân tạo trong khi chờ đợi. Giải phẫu xong, cũng
phải dùng thuốc hạ miễn nhiễm để tránh cho trái tim khỏi bị cơ thể "phế bỏ"
. Triệu chứng "phế bỏ", là như thấy huyết áp yếu, người bị phù thủng, phổi ứ
nước.
Nếu chắc chắn là có vụ phế bỏ, thì bác sĩ cho thêm hoặc thay đổi thuốc hạ
miễn nhiễm. Mà muốn biết chắc chắn, thì phải xuyên một ống nhỏ từ tĩnh
mạch nơi cổ, luồn tới tim, đầu ống có lưỡi dao tí hon cắt một chút xíu tim
mang ra để thử.
Ghép gan

Người cần ghép gan, là khi gan bị bại nặng, do viêm gan nặng (có khi trong
vòng mấy ngày), hay là do thuốc làm hư gan. Gan cần ghép mà không có
gan để ghép thì sẽ chết vì bại gan, mà không có giai đoạn chờ đợi, như
người bại thận còn lọc máu bằng thận nhân tạo để đợi được. Trái lại, người
được ghép gan thì lại ít bị vụ "phế bỏ" miếng ghép như trường hợp tim và
thận.
Thường thì người ta không ghép gan cho người bị ung thư gan, vì chỉ một
thời gian ngắn sau khi ghép, gan mới sẽ lại bị ung thư hoặc là bị ung thư ở
chỗ khác.
Ghép phổi
Có thể ghép một phần lá phổi, hoặc cả lá phổi. Cũng có khi ghép hai lá phổi
luôn.
Phổi có thể lấy từ người mới chết. Người sống cũng có thể cho một phần lá
phổi hay tối đa là một bên phổi. Ghép phổi thì dễ bị biến chứng về nhiễm
trùng hơn trường hợp tim, gan, thận, vì phổi luôn luôn giao tiếp với không
khí bên ngoài.
Khi bị bệnh phổi nặng làm tim bị bại theo, thì có khi người ta phải ghép cả
tim và phổi luôn. Dĩ nhiên là có nhiều rủi ro hơn.
Những vụ ghép khác
Ghép da dành cho người bị phỏng hoặc bị tai nạn. Dễ nhất là lấy da mình
ghép cho mình. Thí dụ một miếng da đùi vá lên má. Da của người này cho
người kia thì cũng phải lo vụ "phế bỏ" miếng ghép. Cũng có khi trong khi
chờ đợi, người ta lấy tạm da heo ghép cho người để chờ ghép miếng da
người sau. Gần đây lại có kỹ thuật "nuôi da". Lấy nhiều miếng da nhỏ của
một người rồi nuôi trong nước dinh dưỡng để thành nhiều miếng lớn hơn.
Ghép sụn, thường làm cho trẻ em cần sửa tai, sửa mũi.
Ghép xương, của mình cho mình thì sẽ lành. Còn xương người nọ cho người
kia, thì miếng ghép sẽ teo đi, nhưng người ta dùng xương ghép như cái cốt
để xương mới mọc ra cho lành.
Truyền máu, truyền tủy xương, theo định nghĩa cũng là một thứ ghép.

Ghép giác mạc để chữa mắt đã được thực hiện từ lâu, vì nó không có vấn đề
"phế bỏ".
Sở dĩ như vậy, là vì giác mạc nằm trước con mắt, không được nuôi dưỡng
bằng mạch máu (nó nhận dưỡng khí và chất bổ dưỡng từ chất lỏng ở kế
bên). Mà các kháng thể hay tế bào tạo ra vụ phế bỏ thì đều do máu đưa tới.
Cho nên ghép giác mạc dễ thành công nhất.
Để kết luận, ngoài kỹ thuật giải phẫu tinh vi, vấn đề gai góc nhất trong việc
ghép các cơ quan, là hiện tượng phế bỏ miếng ghép. Một vấn đề miễn nhiễm
căn bản, phân biệt của ta và của lạ.
Chúng ta hẳn còn nhớ vụ con cừu Dolly gây xôn xao dư luận cách đây mấy
năm. Con cừu được tạo ra từ mô của một con cừu khác giống y hệt như con
cừu nguyên thủy cho nên nếu mổ ghép tim, ghép thận v qua lại cho nhau
thì không có vấn đề "phế bỏ" gì , vì tất cả đều là “của ta”.
Người ta e ngại rằng, có người nào đó (tạm gọi là ông X), vì quyền lực hay
tiền tài, dùng kỹ thuật "Dolly", chế sẵn ra mấy ông X khác nuôi phòng hờ
đâu đó, rồi khi nào cần thì lôi một người ra lấy trái tim, hay lá phổi hay
buồng thận ghép cho ông X thật. Cho nên kỹ thuật nếu áp dụng vào người
được thì còn rất là xa vời, nhưng người ta đã phải đặt ra vấn đề đạo đức y
khoa cho các nhà nghiên cứu.

×