Báo chí với cơng tác giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên ở Việt Nam
I. MỞ ĐẦU
Ngay từ khi ra đời báo chí đã phát huy vai trị của mình là phát hiện, cổ vũ
những nhân tố mới, nêu gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua yêu
nước của nhân dân, đồng thời tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, các tệ nạn và tiêu cực xã hội; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống diễn
biến hịa bình, phản bác các thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù
địch; góp phần giám sát, phản biện xã hội đồng thời định hướng dư luận xã hội.
Các tác phẩm báo chí có hay, có thỏa mãn các nhu cầu xã hội hay khơng đều
phụ thuộc vào q trình lao động của nhà báo. Vì thế, địi hỏi các nhà báo phải
có q trình làm việc nghiêm túc, say mê tìm tịi, lao động sáng tạo, thể hiện cái
mới...
Về cơng tác giáo dục giới tính, báo chí Việt Nam hiện đang phát huy vai
trò dẫn dắt, định hướng cho xã hội, dư luận trong vấn đề này. Mỗi năm trên thế
giới có khoảng 4 triệu thiếu nữ tuổi từ 15-19 nạo phá thai khơng an tồn thì ở
Việt Nam, có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, trong số đó có 30% phụ nữ chưa
lập gia đình, cứ 5 ca nạo, phá thai thì có 1 ca là em gái vị thành niên. VN là 1
trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Ngày càng nhiều học sinh,
sinh viên nếm “trái cấm” khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt ở các
trường đại học, cao đẳng hiện tượng sinh viên “sống thử” đang khá phổ biến.
Tuổi trung bình có quan hệ tình dục của thanh thiếu niên VN là 19,6. Có 22,2%
thanh niên đã lập gia đình có quan hệ tình dục trước hơn nhân, 21,5% nam thanh
niên chưa lập gia đình có quan hệ với gái mại dâm… Đây chính là nguy cơ tiềm
ẩn của việc lây truyền các bệnh qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS (95% số
người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 15-49). Những số liệu đó cũng chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm.
Vậy báo chí Việt Nam đã đóng góp như thế nào cho cơng tác giáo dục
giới tính thời gian qua?. Em xin chọn chủ đề này làm đề tài tiểu luận. Trong q
trình làm bài, có gì sơ sót, em mong cô sửa chữa cho em.
II. NỘI DUNG
Trong thời đại hiện nay, khi cơn bão thông tin tràn ngập vào mọi tầng lớp
xã hội từng giờ từng phút thì việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện và
vấn đề để từ đó tìm ra bản chất cũng như xu hướng vận động, tác động của
chúng đối với đời sống trẻ em trở thành một đòi hỏi bức thiết của cơng chúng.
Trong thời đại tồn cầu hố và hội nhập, thế giới như đã trở thành một ngôi làng
bé nhỏ. Những thông tin đưa tới độc giả phải cân nhắc kỹ càng, đối tượng đọc
báo, lướt web ngày nay khơng chỉ có người lớn mà rất nhiều trẻ em cũng đã sử
dụng mạng internet để đọc báo. Hiện nay, báo chí phát triển với tốc độ rất
nhanh. Cả nước có 700 tờ báo với nhiều loại hình (báo in, báo hình, báo nói, báo
điện tử) và cả các báo nước ngồi. Ngồi ra, cịn rất nhiều các website, trang
thơng tin điện tử, blog, diễn đàn, mạng xã hội…. Sự phát triển mạnh mẽ của các
loại hình báo chí đã có những tác động to lớn, sâu sắc đối với xã hội nói chung,
giới trẻ nói riêng.
1. Thực trạng cơng tác giáo dục giới tính ở Việt Nam
Với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng, báo chí có những tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi
đắp tình cảm nhân văn cho trẻ em. Tuổi trẻ là tuổi của sự năng động, khao khát
thông tin, hiểu biết. Bên cạnh những thơng tin từ gia đình, nhà trường, xã hội,
báo chí là nguồn thơng tin tươi mới, hấp dẫn, hữu ích đối với trẻ em. Trẻ em ở
nơng thơn cịn ít được tiếp cận với nguồn thơng tin phong phú này, còn thanh
thiếu niên ở các thành phố thì có điều kiện nhanh nhạy đón bắt những nguồn
thơng tin hằng ngày trên báo chí, đặc biệt là trên mạng. Vì vậy báo chí có ảnh
hưởng rất lớn đối với giới trẻ, cho nên việc định hướng thơng tin sao cho có ý
nghĩa giáo dục, nâng cao hiểu biết nhiều mặt cũng như góp phần trau dồi đạo
đức, nhân cách và tuyên truyền cho lối sống lành mạnh của giới trẻ phải trở mục
tiêu cần được coi trọng thường xuyên đối với mọi loại hình báo chí, nhất là
những tờ báo có đối tượng chính là thanh thiếu niên. Trong bối cảnh tồn cầu
hoá và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đã đưa VN nhanh chóng hội
nhập nền kinh tế thế giới. Song mặt trái của nó đã tác động rất lớn đến thế hệ trẻ
VN. Thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet và các loại sách báo, văn hoá
phẩm độc hại… giới trẻ VN đã tiếp cận những “tri thức” ngồi luồng dẫn đến sự
tị mị muốn tìm hiểu, khám phá bản thân và bạn khác giới. Trong khi đó, bố mẹ
là người gần gũi và theo sát từng giai đoạn trưởng thành của con cái lại thiếu cởi
mở, sợ “vẽ đường cho hươu chạy” nên chưa giúp con mình có định hướng đúng
đắn về vấn đề giới tính, sức khoẻ sinh sản.
Mặt khác, chương trình giáo dục giới tính trong nhà trường hiện nay chưa
đem lại hiệu quả như mong muốn. Giáo dục giới tính được lồng ghép vào các
môn học như Sinh học, Giáo dục công dân… nhưng kiến thức cung cấp cho
người học là không nhiều, thiếu hệ thống và chưa phù hợp với tâm, sinh lý lứa
tuổi. Đa số giáo viên vẫn còn e ngại, ngượng ngập khi giảng dạy cho học sinh về
vấn đề giới tính. Do vậy, việc giáo dục giới tính trong nhà trường hiện nay chỉ là
“cưỡi ngựa xem hoa”. Nguyên nhân chủ quan chính là sự thiếu hiểu biết về giới
tính và sức khoẻ sinh sản của thanh thiếu niên. Nhiều thanh niên có quan niệm
hết sức ngây ngơ rằng quan hệ tình cảm để trị mụn trứng cá, hết vỡ giọng. Hay
ăn đu đủ, rau răm… sau khi quan hệ tình dục sẽ khơng có thai…
Với lý do khách quan từ nhiều phía, cơng tác giáo dục giới tính đã được
các cấp giáo dục ở Việt Nam quan tâm nhưng để có thể trở thành một mơn học
thu hút được các em học sinh, giáo dục giới tính vẫn chưa làm được điều này.
Chính vì vậy, để cho giáo dục giới tính trở thành một mơn học hấp dẫn và bổ
ích, báo chí đã tham gia tích cực vào công tác này. Ví dụ như cách giảng dạy về
vấn đề mộng tinh của các thiếu niên bằng hình ảnh được trang mạng Kênh14
đăng tải thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ.
2. Báo chí cung cấp kiến thức cho giáo dục giới tính
Việc cho ra đời, phát triển những trang báo, trang tin điện tử dành cho
thanh thiếu niên trước hết đáp ứng nhu cầu thông tin, kiến thức và sự chia sẻ,
đang là một nhu cầu lớn và ngày càng cao của cả người lớn và trẻ em. Xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu có kiến thức ni dạy, giáo dục con cái càng lớn,
và công việc này trong giai đoạn hiện nay lại quá nhiều thánh thức, buộc các
ông bố, bà mẹ, các thầy giáo, cô giáo… không thể bỏ qua. Người lớn tìm đến
các trang báo, trang thông tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về dinh dưỡng,
chăm sóc sức khỏe, chia sẻ với nhau và mong được tư vấn để giải quyết những
vấn đề trong nhận thức, cách ứng xử của mình với trẻ để có tác động thích hợp,
sao cho trẻ “tâm phục, khẩu phục”, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục giới tính.
Việc ra đời những trang báo và thông tin điện tử với cơ quan chủ quản hoặc
người chịu trách nhiệm nội dung đáng tin cậy có ý nghĩa rất lớn thu hút người
truy cập những trang này. Và khi đó, lợi ích của việc phát triển các trang này
càng thể hiện rõ nét. Báo chí cung cấp những thông tin về cách giáo dục các vấn
đề liên quan giới tính cho các bậc phu huynh để họ khỏi bỡ ngõ khi con cái hỏi.
Một trong những tờ báo đi đầu về việc quan tâm, giúp đỡ công tác giáo dục giới
tính ở Việt Nam là tờ Tuổi trẻ.
Trong thời gian qua, tờ báo này đã có loạt bài về cơng tác giáo dục giới
tính khơng chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác để chúng ta có thể học
tập hoặc so sánh. Ví dụ như bài:
Anh: Tranh luận về giới tính từ 11 tuổi
TTO - Sắp tới đây, các học sinh độ tuổi 11 ở Anh sẽ trực tiếp tham gia
tranh luận các vấn đề về giới tính, bao gồm cả vấn nạn cưỡng hiếp và việc nữ
sinh đòi hỏi được mặc váy ngắn.
Theo kế hoạch, Rape Crisis, một tổ chức xã hội ở Anh, sẽ phân phối tài
liệu giảng dạy cho các trường phổ thông như một phần của chiến dịch nhằm
chấm dứt bạo lực với phụ nữ. Đối tượng nhắm đến là các em học sinh ở lứa tuổi
11. Các học sinh sẽ tham dự các chủ đề như bạo lực gia đình, bệnh lãnh cảm,
bạo lực tình dục, ép hôn, mại dâm và nạn buôn người.
Cũng theo Rape Crisis, những bài học này nhằm khuyến khích các học
sinh tham gia thảo luận xung quanh nạn cưỡng hiếp, vốn là một trong những
mối lo ngại hàng đầu ở Anh. Trong mỗi tiết học, học sinh sẽ tự do tranh luận về
những vấn đề thường gặp như “phụ nữ thích sự cưỡng đoạt”, hay những chuyện
tế nhị như “phụ nữ thường đòi hỏi quan hệ bằng cách mặc váy ngắn, uống
rượu…”.
Bà Laura Colclough, một thành viên của Rape Crisis, cho biết giáo viên
sẽ được giảng dạy theo cách của họ chứ khơng bị gị bó theo khn phép nào.
Bà cũng cho biết thêm: “Chương trình khơng khuyến khích các em nghĩ nhiều
về sex hay mang nội dung khiêu dâm, mà là giúp các em nhận thức được mối
liên hệ giữa nó với bạo lực tình dục. Điều này hồn tồn cần thiết khi hầu hết
các em sớm tiếp cận với các vấn đề này thông qua các video âm nhạc,
internet…”.
Tuy nhiên, chương trình cũng vấp phải một số ý kiến trái chiều khi lo ngại
rằng các em còn quá nhỏ để tiếp cận với những vấn đề này.
Hay như bài viết về vấn đề giáo dục giới tính trong nước như bài:
Con, cha mẹ và “chuyện người lớn”
TT - Câu chuyện “con nít yêu sớm” từng được đề cập trên Tổ ấm cách
đây chưa lâu, nhưng vấn đề nóng sốt này chưa bao giờ hết nóng khi chúng tơi
liên tục nhận được email bối rối của các bậc cha mẹ: làm sao khi con bé/ thằng
bé... có “bồ” hoặc thắc mắc “chuyện đó”!?
Dù trẻ chỉ biết đại khái những chuyện vốn dĩ chưa hợp với tuổi của trẻ,
nhưng cũng làm phụ huynh ngẩn ngơ và tốt mồ hơi hột.
Ngọng nghịu nói chuyện... yêu đương
Trong buổi lễ bế giảng năm học ở trường mầm non, con gái 5 tuổi của anh
G.B. (Q.12, TP.HCM) chạy đến ôm một bạn trai và thơm vào má bạn. Anh B.
liền hỏi: “Sao con làm vậy?”. Cô bé bi bô: “Con làm vậy để bạn biết là con
thương bạn. Con thấy trên tivi như vậy mà”.
Anh B. tủm tỉm cười vì sự “thơng minh” của con nhưng cũng khơng khỏi
giật mình. Cịn chị Thảo Tiên (Q.7, TP.HCM) cũng ngớ người khi nghe con gái
7 tuổi véo von kể: “Ở lớp, các bạn ghép đôi con với bạn Đức nhưng con khơng
thích bạn Đức vì bạn ở dơ và học dở. Con sẽ chỉ lấy chồng Tây thôi, khi đi đâu
chồng Tây sẽ bồng con cho mình, xách giỏ cho mình. Mình đi tay khơng cho
sướng!”. Chị Tiên gặng hỏi cơ bé vì sao biết điều đó, cơ bé cười lỏn lẻn: “Bạn
Huyền cùng lớp nói với con đó. Lớp con nhiều bạn nói vậy lắm!”.
Đến tuổi “tiền dậy thì” các bậc phụ huynh càng tá hỏa khi thấy con bộc lộ
tình cảm về bạn khác giới. Một chuyên viên tư vấn tâm lý kể ca tư vấn của anh:
một người mẹ bối rối khi tìm thấy trong cặp của con gái học lớp 5 lá thư rất tình
cảm con viết cho bạn, lẫn lộn ngơn ngữ “xì tin” và nhuốm mùi phim Hàn Quốc.
Cơ bé viết: “Em bít (biết) là em đã sai khi chia tay anh và iu (yêu) người khác.
Xin anh hãy tha thứ cho em. Cả tuần nay em bùn (buồn) lắm, xin anh hãy tin em
lần này nữa thôi, một lần này nữa thơi... Vì em biết rằng em sẽ khơng thể nào
sống mà thíu (thiếu) anh”.
Đối thoại với “dậy thì tâm hồn”
Con sớm biết nhiều chuyện làm cho bố mẹ vui nhưng cũng lo lắng khơng
ít. Chị Thảo Tiên (Q.7, TP.HCM) chia sẻ: “Điều kiện sống hiện nay cho trẻ cơ
hội tiếp xúc rất nhiều kênh thông tin so với thế hệ trước đây, cha mẹ khó kiểm
sốt triệt để. Điều quan trọng là cha mẹ dạy cho trẻ hiểu những gì đúng, sai, nên
làm và khơng nên làm”.
Cũng trăn trở về chuyện “dậy thì tâm hồn” sớm ở con, anh G.B. cho rằng:
“Khi ở lứa tuổi các cháu, tôi chỉ chơi bắn bi, trốn tìm, tạt lon, nhưng bây giờ con
tôi mới học tiểu học đã biết chơi game trên điện thoại di động, thích xem phim
người lớn hơn xem phim hoạt hình và đặc biệt rất thích xem biểu diễn nhạc trẻ,
thời trang, khiêu vũ... Các bạn của cháu cũng “hiện đại” như vậy. Tơi thật sự lo
mình khơng kiểm sốt hết những yếu tố đang tác động đến cháu”.
Về vấn đề này, Th.S tâm lý học Lê Thị Linh Trang gợi ý khi trẻ hỏi và thể
hiện những hiểu biết chung chung về giới tính, phụ huynh khơng nên quy gán
cho trẻ như người lớn thu nhỏ. Chị đưa ra ví dụ, một bé trai 3 tuổi hơn mơi bé
gái hàng xóm 2 tuổi, những người giữ trẻ xúm lại bàn tán. Người bảo: “Thằng
này ghê quá, mới bây lớn đã biết... dê”, người cười cợt, cổ vũ cháu làm lại lần
nữa, người nói: “Con nít bây giờ biết yêu sớm quá”... Cha mẹ chứng kiến điều
này lúc đang vui thì cười bảo “Thằng này lớn giống ba”, lúc khơng vui thì đè
con ra đánh mắng... Những điều ấy chỉ làm cho trẻ không hiểu nổi người lớn và
cũng khơng hiểu nổi mình!
Th.S Nguyễn Hồng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục ĐH Sư
phạm TP.HCM - gợi ý giải pháp cho bố mẹ: “Đừng hoảng hốt, quát mắng làm
trẻ sợ, cũng đừng tránh né hay gạt phắt đi. Ví dụ khi trẻ hỏi chuyện yêu đương,
hãy giải thích cho trẻ về tình cảm thương u trong gia đình, chỉ cho trẻ cách
bày tỏ tình cảm với cha mẹ, bạn bè, người xung quanh. Như vậy khơng chỉ giải
đáp được thắc mắc cho con mà cịn giúp con phát triển nhân cách, ứng xử. Lối
sống cha mẹ rèn cho con từ nhỏ chính là hàng rào thường trực nhất, tấm lọc
vững chãi nhất trước “những thứ dường như có màu đen”.
Báo chí đang đề cao hơn nữa trách nhiệm của mình đối với xã hội, phối
hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng nhằm góp phần vào việc nâng
cao hiệu quả của cơng tác giáo dục giới tính. Điểm đến cuối cùng vẫn phải là
làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, của từng người dân, của từng
mái ấm gia đình.
2. Những tác động tiêu cực của báo chí đối với trẻ em
a. Báo chí đang vơ tình làm “bẩn” sự trong sáng của trẻ em
Con người ai cũng có lúc sai lầm, dù là trẻ vị thành niên hay một người đã
hai thứ tóc. Sự khác biệt ở chổ trẻ vị thành niên chưa thực sự kiểm sốt được
hành vi của mình và chưa đủ bản lĩnh, sự vững vàng về tâm lý để vượt qua áp
lực xã hội. Chính vì vậy mà bên cạnh việc răn đe, giáo dục, trẻ vị thành niên cần
được bảo vệ để làm lại cuộc đời, để vượt qua được áp lực xã hội và trở thành
người tốt.
Trong bối cảnh báo chí phát triển như hiện nay, việc các tờ báo, đặc biệt
những tờ báo mạng, dùng những chiêu bài giật gân câu khách để thu hút độc giả
đang làm “bẩn” sự trong sáng của tầng lớp thanh thiếu niên. Đã có ý kiến phê
bình gay gắt về quan điểm viết bài kiểu “Đặt tit đứa trẻ lộ quần chip- lương tâm
xã hội để ở đâu”.
Tác giả đã lên án rất gay gắt: “Hàng ngày hàng giờ có không biết bao
nhiêu cô người mẫu, người đẹp được truyền thông “giới thiệu”: “lộ hàng”, “lộ
ngực”, “khoe ngực khủng”, “hở nội y”… Thiết nghĩ sự chịu đựng của độc giả
cũng đã đến mức đỉnh điểm, nhưng họ vẫn phải chấp nhận và cho qua. Nhưng
việc một trang điện tử đưa loạt ảnh ngây thơ, vô tư của một cô bé hơn 3 tuổi lên
mạng và giật cái tít “lộ quần chíp”, thì người lớn khơng khỏi phẫn nộ. Vậy đạo
đức người viết, đạo đức xã hội ở đâu?
Báo chí ra đời là nhằm phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả. Sự thật
rằng so với các thơng tin chính trị xã hội, thơng tin giải trí ln thu hút được sự
quan tâm của nhiều người. Nắm bắt được nhu cầu đó, một bộ phận báo chí
khơng nhỏ đã ra sức khai thác câu chuyện đời tư của giới nghệ sỹ nhằm câu kéo
người đọc. Mới đây, sự kiện Hồ Ngọc Hà mang bầu với đại gia phố núi Cường
“Đôla” cũng tiêu tốn khơng ít giấy mực. Với cụm từ “Hồ Ngọc Hà mang bầu”,
trang web tìm kiếm Google đã hiển thị 341.000 kết quả. Trong khi đó, sự kiện
“Vedan xả thải” – một vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường và
sức khỏe của nguời dân thì chỉ cho kết quả ở con số khiêm tốn 130.000. Nếu
người lớn đã “lộ hàng” được thì khơng thể trách được con trẻ cũng có hành động
tương tự. Điều quan trọng là với công tác định hướng, những tờ báo, cụ thể là
những tờ báo cho tuổi teen, đáng nhẽ cũng nên nói khơng với những loạt bài tập
trung vào các yếu tố hở hang đẻ câu view từ độc giả. Như trường hợp của trang
mạng Kênh14, dù đây là một tờ báo cho độc giả tuổi teen nhưng vẫn thường có
những bài giật gân câu khách tập trung vào vấn đề giới tính. Ví dụ như bài:
Bạn ở cùng phịng khẳng định ngực "khủng" của Elly là thật
"Tơi có hơn một năm thuê nhà trọ ở cùng Elly Trần và tắm chung vài lần
nên có thể khẳng định ngực của bạn ấy là... thật" - Người mẫu Trà Ngọc Hằng
thổ lộ trước tin đồn vòng một "khủng" của hotgirl Elly Trần là do... bơm.
Trà Ngọc Hằng nói năm cơ học lớp 10, gia đình cơ gặp khó khăn trong
việc buôn bán nên cô được ba mẹ đưa từ Cà Mau lên TP.HCM ở nhờ nhà người
cậu ruột để tiếp tục việc học tập. Tuy nhiên, cô chỉ ở được vài tháng rồi xin ra
ngoài ở thuê cùng Elly Trần. Hai người ở cùng với nhau nhưng cơng việc thì
khác, Elly làm người mẫu ảnh còn Ngọc Hằng cũng bắt đầu đi hát. Ngọc Hằng
nói, thời điểm ở chung Elly yêu một anh bạn thân của cô. Khoảng hơn một năm
trở lại đây, Trà Ngọc Hằng ra ngoài ở với mẹ nhưng thi thoảng hai người vẫn
nhắn tin hỏi thăm nhau.
"Tôi ở trọ ở cùng Elly Trần và tắm chung vài lần nên có thể khẳng định
ngực của bạn ấy là... thật" - Người mẫu Trà Ngọc Hằng thổ lộ trước tin đồn
vòng một "khủng" của hotgirl Elly Trần là do... bơm.
Như vậy, có thể thấy một số tờ báo vẫn đang lợi dụng các vấn đề về giới
tính để thu hút độc giả bằng nhiều cách. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần
có những biện pháp để chấn chỉnh cách xử lý tin bài của những trang báo này
sao cho sự trong sáng của lứa tuổi thành niên “không bị làm bẩn đục”.
2. Một số đề xuất và giải pháp giúp báo chí hồn thiện hơn trong cơng tác
giáo dục giới tính
Đối với trẻ em, báo chí cịn rất nhiều hạn chế về cách đưa thơng tin, cách
đưa ảnh lên trang báo, trước tiên cần phải rèn luyện đội ngũ làm báo, những
người làm báo trẻ em cần có kiến thức cơ bản về tâm , sinh lý của trẻ. Đối với
các nhà báo viết cho cơng tác giáo dục giới tính trong tương lai, việc trang bị kỹ
năng viết báo cho trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào các trường có đào tạo chuyên
ngành báo chí. Nên chăng, các trường cần bổ sung chuyên đề báo chí với giáo
dục giới tính vào chương trình học; khuyến khích sinh viên, học viên tham gia
viết báo cho trẻ em ngay khi còn ở ghế nhà trường. Với các phóng viên, biên tập
viên đang viết báo cho trẻ em, việc tạo điều kiện thuận lợi để họ được tham gia
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ viết báo về giáo dục giới tính do các tổ chức có liên
quan tổ chức là vô cùng cần thiết
Ngồi việc chọn đề tài, phóng viên, biên tập viên phải có kinh nghiệm
trong việc tiếp cận với vấn đề này. Đặc biệt, nhà báo phải thật sự tôn trọng quan
điểm rằng giáo dục giới tính khơng phải là “cái mỏ” để khai thác những sự kiện
giật gân câu khác. Nội dung trên báo dành cho giáo dục giới tinh hiện nay còn
đơn điệu, nghèo nàn so với mong muốn của các em. Ví dụ như các thanh thiếu
niên đang rất mong có nhiều chương trình tư vấn tâm sinh lý, sức khỏe cho trẻ
em trong khi đó, các báo, đài dành thời lượng rất ít cho lĩnh vực này; hình thức
các báo chưa thật sự hấp dẫn, nhiều ấn phẩm in trắng đen, sự đơn điệu trong các
trang, mục và hình thức thể hiện cịn mang tính phổ biến, chưa tạo phong cách
riêng cho tờ báo đã khiến mức độ thu hút đối với các em còn hạn chế. Vì thiếu
thơng tin nên các em dễ tìm đến những trang web khác không phù hợp với lứa
tuổi, khi vô tình đọc những thơng tin ấy sẽ tác động vào suy nghĩ của trẻ những
điều không hay.
Một nguyên nhân cơ bản khiến báo chí dành cho cơng tác giáo dục giới
tính chưa phát triển đúng yêu cầu mong muốn, là hiện nay đội ngũ làm báo cho
trẻ em còn hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ .Phần lớn các nhà báo viết cho cơng
tác giáo dục giới tính cịn hạn chế về kỹ năng viết báo, phần lớn là các bài dịch
từ ngoại ngữ ra.
Và điều quan trọng là cha mẹ và thầy cô phải lựa chọn cho con, em chúng
ta những bài báo, tờ báo phù hợp với lứa tuổi của mình, kết hợp với giáo dục
khéo léo, giúp các em trang bị được những kiến thức xã hội. Đối với các tờ báo
chuyên đưa thông tin về các vụ bạo hành, xâm hại, thiết nghĩ cần có luật pháp
can thiệp.
III. Kết luận:
Qua đề tài trên, em đã có thể nắm bắt được vai trị quan trọng của báo chí
đối với các công tác xã hội. Không chỉ riêng vấn đề giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên, báo chí cịn phải đi đầu trong các vấn đề khác đang được xã hội hết
sức quan tâm như định hướng nghề nghiệp cho các em, rồi quyền lợi của các em
như thế nào khi cịn đi học ở trường phổ thơng hay đại học. Ngoài các vấn đề
liên quan tới thanh thiếu niên, báo chí cũng cẫn phát huy vai trị đầu tàu của xã
hội trong những cuộc chiến cam go với nạn tham những, các tệ nạn tiêu cực…
Về riêng vấn đề giáo dục giới tính, như em đã trình bày, giáo dục giới tính ở
nước ta khơng được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay
cịn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục
giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới
tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi
dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được
đặt ra. Do vậy, báo chí cần phải phát huy hơn nữa các loạt bài để giáo dục giới
tính khơng cịn là vấn đề e ngại khi phải nói ra của các bậc phu huynh, của các
thầy cơ giáo, cịn với học sinh, đã đến lúc giáo dục giới tính phải là chuyện “nói
ra đừng ngại” từ lâu./.