Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận cao học, hoạt động thực thi quy chế liên kết xuất bản trong việc xuất bản sách văn học nghệ thuật của nhà xuất bản hội nhà văn thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.77 KB, 42 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Theo dịng chảy của thời gian, ngành xuất bản ra đời và đã có những đóng
góp khơng nhỏ cho sự phát triển của thế giới nói riêng và của Việt Nam nói
chung. Qua q trình ấy nó đã có một diện mạo vơ cùng mới mẻ. Hiện nay,
ngày xuất bản có những bước tiến năng động, trong đó phải kể đến việc liên
kết xuất bản trong hoạt động xuất bản sách.
Liên kết xuất bản sách giúp cho việc phổ biến tri thức đến với độc giả
nhanh hơn, nhiều hơn, đa dạng và phong phú hơn. Đó là một sự chuyển biến
linh hoạt, là một hướng đi triển vọng cho sự lớn mạnh vững chắc của hoạt
động xuất bản. Tuy nhiên, liên kết xuất bản sách là một vấn đề nhạy cảm, dễ
nảy sinh sai phạm. Vì vậy cần phải điều chỉnh để hoạt động này đi đúng
hướng, tránh làm sai lệch mục đích chân chính ban đầu của nó. Để giải được
bài tốn này là vơ cùng khó khăn, nhất là thời điểm hiện tại. Sau rất nhiều lần
bàn cãi và tranh luận với mong muốn tìm ra một đáp số đúng cho bài toán, cơ
quan quản lý chỉ biết đưa ra kết luận: Để có những cuốn sách tốt, khơng chỉ
cần sự tài giỏi mà cịn phải có cái "tâm" của người biên tập và nhà xuất bản.
Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Hoạt động thực thi quy chế liên kết xuất bản
trong việc xuất bản sách văn học nghệ thuật của nhà xuất bản Hội nhà văn?
Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra?” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngành xuất bản Việt Nam đang có những tiến bộ đáng kể, góp phần thực
hiện nhiệm vụ chính trị, văn hóa, tư tưởng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Những tiến bộ ấy có thể kể đến trình độ con người được nâng cao, nhất là đội
ngũ biên tập viên; trang thiết bị kĩ thuật hiện đại… Đặc biệt là có sự liên kết
trong xuất bản. Liên kết có những mặt tích cực song trong nền kinh tế thị
trường đang phát triển như hiện nay thì liên kết lại bộc lộ những mặt trái của


mình, chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị hiếu mà quên đi giá trị đích thực của
tri thức chứa đựng trong sách, trách nhiệm với sách, với nhà xuất bản, đơn vị
liên kết hay với độc giả không còn được vẹn nguyên như trước nữa.
Đây là một vấn đề nan giải và hết sức cấp thiết. Vì vây, lựa chọn đề tài
này, qua phân tích, nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp phù hợp,
tôi hi vọng có thể góp một phần nào đó vào sự phát triển chung của ngành
xuất bản.
II. Phạm vi đề tài
Đề tài nghiên cứu xoay quanh hoạt động thực thi quy chế liên kết xuất
bản sách văn học nghệ thuật ở nhà xuất bản Hội nhà văn. Đề tài cần được
làm rõ thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra cùng những hướng giải pháp
phù hợp trong liên kết xuất bản sách. Chính vì thế tơi xây dựng đề tài trên cơ
sở hoạt động thực tế của nhà xuất bản Hội nhà văn ở nước ta.
III. Mục đích nghiên cứu
Đến với đề tài này bằng sự say mê, hứng thú với lĩnh vực hoạt động xuất
bản, sự quan tâm và ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển của hoạt đơng
xuất bản Việt Nam hiện nay, tơi đã tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đề tài được trình bày khơng nằm
ngồi mục đích giúp cho việc thực thi quy chế liên kết ở nhà xuất bản được

2


nghiêm túc và thực sự có trách nhiệm hơn.Từ đó có thể đưa ra những bài học
kinh nghiệm, các giải pháp hợp lí nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt
động thực thi quy chế liên kết xuất bản sách ở nước ta hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng (để đánh giá, phân tích thực trạng liên
kết này một cách khách quan, khoa học).
- Phương pháp logic lịch sử (để xâu chuỗi các vấn đề xung quanh vấn đề

liên kết, thực thi quy chế liên kết xuất bản. Mặt khác, bằng so sánh, phân tích
để làm rõ cái logic khách quan nội tại phản ánh bản chất của việc thực thi liên
kết trong hoạt động xuất bản).
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp (làm cho đề tài nghiên cứu
có tầm khái quát hóa, mạch lạc, hệ thống).
Ngồi ra, để tại thêm sự phong phú, đa chiều cho nghiên cứu của mình,
tơi sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của các bộ mơn khoa học khác
trên những khía cạnh phù hợp với đề tài và xử lí vấn đề đặt ra trong đề tài
theo cách tiếp cận của riêng mình.
V. Kết cấu tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, kết cấu tiểu luận gồm 3 phần chính:
I.

PHẦN MỞ ĐẦU

II.

PHẦN NỘI DUNG

III.

PHẦN KẾT LUẬN

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1. Khái niệm “xuất bản”
Xuất bản là một từ Hán Việt, nghĩa là phổ biến rộng bằng cách in và phát
hành những sách báo, tranh ảnh và các văn bản khác.
Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản bắt nguồn từ tiếng Latinh là Publicare
có nghĩa là công bố cho mọi người biết.
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là sự
khái qt hóa một q trình hoạt động vừ là hoạt động sáng tạo tinh thần, vừa
là hoạt động sáng tạo vật chất. Nội hàm của xuất bản do ba yếu tố cấu thành:
Thứ nhất, xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm,
làm cho nó phù hợp với nhu cầu độc giả. Xuất bản khơng phải là sáng tác. Nó
khai thác đề tài từ những tác phẩm đã có, từ thơng tin bước hai, từ kế hoạch
và những kết quả sáng tạo của tác giả. Khâu mở đầu cho hoạt động xuất bản
này được gọi là công tác biên tập. Công tác biên tập phải đạt mục tiêu là chọn
lọc được nhiều tác phẩm văn hóa có sẵn, thúc đẩy, tổ chức sự sáng tạo của tác
giả để có nhiều tác phẩm tinh thần. Đồng thời gia cơng, hồn chỉnh, nâng cao
chất lượng của nó theo một u cầu truyền thơng của xã hội. Nếu không qua
lựa chọn, gia công biên tập, các sản phẩm nhân bản không phải là xuất bản.
Thứ hai, xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia
cơng, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để cung
cấp cho độc giả sử dụng. Nếu không nhân bản (thành nhiều bản) không phải
là xuất bản.
Thứ ba, xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản
đã hồn thành sau q trình sản xuất, nhân bản. Phát hành xuất bản phẩm là

4


khâu cuối cùng của quy trình truyền thơng.Phát hành xuất bản phẩm đến đơng
đảo bạn đọc là mục đích của xuất bản như một hoạt động thông tin đại chúng.
Do vậy, bản chất của xuất bản là hoạt động truyền bá.

Tóm lại, xuất bản là cơng việc đứng trung gian giữa tác giả với độc giả.
Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt: Chức năng tri thức, chức
năng mĩ thuật và kĩ thuật, chức năng thương mại. Xuất bản là hoạt động
truyền bá xã hội, là khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và
mang chúng đến với quảng đại quần chúng trong xã hội. Xuất bản là một tổ
hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một quá trình nối tiếp, đồng
bộ hoàn chỉnh, gồm ba khâu: biên tập, nhân bản và phát hành các xuất bản
phẩm trong xã hội.
2. Khái niệm “liên kết”, “liên kết xuất bản”
2.1 Khái niệm “liên kết”
Theo Từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ: Liên kết là kết lại với nhau
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ.
Liên kết (relationship) dùng để chỉ mối quan hệ giữa hai hay nhiều thực
thể khác nhau.
2.2 Khái niệm “liên kết xuất bản”
Liên kết xuất bản là  là hình thức hợp tác giữa một bên là nhà xuất bản
với một bên là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cá nhân có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách
pháp nhân (sau đây gọi chung là đối tác liên kết) để tổ chức bản thảo, in và
phát hành từng xuất bản phẩm.
Liên kết trong hoạt động xuất bản bao gồm các hình thức: tổ chức bản
thảo, in, phát hành xuất bản phẩm. Các bên tham gia liên kết có thể áp dụng
một hoặc nhiều hình thức trên.
Hiện nay, liên kết xuất bản rất phổ biến, là hoạt động diễn ra giữa các nhà
xuất bản với các đối tác liên kết. Liên kết xuất bản ngày càng phong phú, đa

5


dạng song cũng rất phức tạp và sai phạm trong hoạt động này ngày một gia

tăng gây tổn hại nhiều mặt.
3. Khái niệm “Quy chế”, “Quy chế liên kết xuất bản”
III.1. Khái niệm “Quy chế”
Quy chế là tổng thể nói chung những điều quy định thành chế độ để mọi
người thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó (Theo Từ điển Tiếng
việt của Viện ngôn ngữ).
III.2. Khái niệm “Quy chế liên kết xuất bản”
Quy chế liên kết xuất bản là quy chế quy định về việc liên kết trong hoạt
động xuất bản giữa các nhà xuất bản với các cơ sở liên kết, buộc họ phải tuân
thủ và thực hiện theo.
II. NỘI DUNG, Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA “QUY CHẾ LIÊN KẾT
TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN” VÀ LUẬT XUẤT BẢN
(LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT XUẤT BẢN)
1. Nội dung của “Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản”
“Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản” được Ban hành kèm theo
Quyết định số 38/2008/QĐ – BTTTT ngày 17 tháng 6 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thơng. Quy chế liên kết này chính là một
chuẩn mực để các nhà xuất bản (NXB) cùng các đơn vị liên kết xuất bản hiểu
được và áp dụng cho đúng, tránh những sai phạm khơng đáng có. Quy chế
này bao gồm những nội dung sau:
“Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản” bao gồm ba chương, trong
đó:
Chương thứ nhất là những quy định chung về liên kết xuất bản (điều 1);
về các hình thức liên kết trong hoạt động xuất bản (điều 2) và về trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động liên kết xuất bản (điều 3).
Chương thứ hai là những quy định cụ thể đối với nhà xuất bản và đối tác
liên kết trong việc:  đăng ký kế hoạch xuất bản(điều 4): “1.Nhà xuất bản có
xuất bản phẩm liên kết khi đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản phải

6



ghi rõ tên, địa chỉ của đối tác liên kết. Xuất bản phẩm liên kết phải phù hợp
với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản và thực hiện sau
khi  được Cục Xuất bản xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản. 2. Giấy xác
nhận đăng ký kế hoạch xuất bản của Cục Xuất bản có giá trị thực hiện đến hết
ngày 31 tháng 12 của năm kế hoạch. Trường hợp thay đổi tên xuất bản phẩm,
tên tác giả, đối tác liên kết, nhà xuất bản có công văn đề nghị Cục Xuất bản
xác nhận. Khi thay đổi số lượng in, nhà xuất bản quyết định và thơng báo
bằng văn bản với Cục Xuất bản”.
Trong quy trình chuẩn bị bản thảo liên kết (điều 5): “1. Việc biên tập
bản thảo xuất bản phẩm liên kết phải tuân thủ đúng quy trình của nhà xuất
bản. 2. Trước khi ký quyết định xuất bản, Giám đốc nhà xuất bản ký duyệt
bản thảo (bao gồm cả bìa) và các thơng tin ghi trên xuất bản phẩm liên kết
theo quy định tại Điều 26 Luật Xuất bản. 3. Bản thảo xuất bản phẩm liên kết
đưa in phải được sao thành hai bản (trên giấy hoặc các vật liệu khác), một bản
giao cho đối tác liên kết, một bản lưu tại nhà xuất bản để đối chiếu”.
Quy định những nội dung cơ bản trong hợp đồng liên kết (điều 6):
“Khi thực hiện liên kết trong hoạt động xuất bản, nhà xuất bản phải ký hợp
đồng với đối tác liên kết, trong đó có các nội dung cơ bản sau: 1. Hình thức
liên kết theo quy định tại Điều 2 Quy chế này; 2. Mục đích liên kết, phạm vi
phát hành; 3.Nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể của các bên liên kết; 4. Cam kết về
bản quyền; 5. Trách nhiệm của các bên liên kết khi vi phạm hợp đồng hoặc
khi vi phạm pháp luật về xuất bản”.
Quy định rõ việc ký phát hành xuất bản phẩm liên kết (điều 7): “Khi
xuất bản phẩm liên kết được in xong, nhà xuất bản có trách nhiệm: 1. Đọc
kiểm tra xuất bản phẩm liên kết; 2. Nộp lưu chiểu theo quy định tại Điều 3
Quy chế Lưu chiểu xuất bản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số
102/2006/QĐ-BVHTT ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hố - Thơng
tin; 3. Sau 10 ngày kể từ ngày nộp lưu chiểu, Giám đốc nhà xuất bản  ký phát


7


hành vào hai bản sách, một bản lưu tại nhà xuất bản, một bản giao cho đối tác
liên kết”.
Phân định rõ trách nhiệm của đối tác liên kết (điều 8): “1. Ký hợp
đồng với nhà xuất bản đối với từng xuất bản phẩm liên kết; 2. Thực hiện đúng
hợp đồng liên kết đã ký với nhà xuất bản; 3. Sau khi in xong, nộp xuất bản
phẩm liên kết cho nhà xuất bản theo số lượng ghi trong hợp đồng; 4. Chỉ
được phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi Giám đốc nhà xuất bản ký
phát hành”.
Trong chương hai cũng quy định rõ ràng về việc liên kết xuất bản đối
với cơ sở in về:
Điều kiện in xuất bản phẩm liên kết (điều 9): “Các cơ sở in khi ký kết
hợp đồng in xuất bản phẩm liên kết phải tuân theo các quy định sau:
1. Chỉ ký hợp đồng in xuất bản phẩm liên kết với Giám đốc nhà xuất bản
hoặc người được Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản. Hồ sơ để ký hợp đồng in
xuất bản phẩm liên kết bao gồm:  
a) Giấy uỷ quyền do Giám đốc nhà xuất bản ký (ghi rõ họ tên, chức danh,
địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người được uỷ quyền);
b) Quyết định xuất bản của Giám đốc nhà xuất bản (Bản gốc);
c) Bản thảo đưa in đã được Giám đốc nhà xuất bản ký duyệt;
2. Số lượng xuất bản phẩm liên kết ghi trong hợp đồng in không được
vượt quá số lượng ghi trong quyết định xuất bản.
3. Việc ký hợp đồng in xuất bản phẩm liên kết thực hiện theo các quy
định của pháp luật về hợp đồng”.
In nối bản xuất bản phẩm liên kết (điều 10): “Việc in nối bản xuất bản
phẩm liên kết phải ký hợp đồng như in lần đầu theo quy định tại Điều 9 Quy
chế này”.

Đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm: Quy định về điều kiện phát
hành xuất bản phẩm liên kết

8


 “Các cơ sở phát hành chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết khi có đủ các
điều kiện sau:
1. Có chứng từ xác nhận nguồn gốc xuất bản phẩm liên kết theo quy định
của pháp luật;
2. Xuất bản phẩm được in đủ các thông tin theo qui định tại Điều 26 Luật
Xuất bản”.
Chương ba nói về các điều khoản thi hành:
Về xử lý vi phạm (điều 12): “Giám đốc nhà xuất bản, Giám đốc cơ sở in,
Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở phát hành xuất bản phẩm, đối tác liên
kết khi tham gia liên kết trong hoạt động xuất bản mà vi phạm quy định của
Luật Xuất bản và Quy chế này, thì ngồi việc chịu trách nhiệm theo hợp đồng
liên kết còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm”.
Về trách nhiệm thi hành (điều 13): “1. Cục Xuất bản có trách nhiệm
hướng dẫn thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh
tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Quy chế này trong phạm vi cả nước.
2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm Quy chế này tại
địa phương.
3. Trong q trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, tổ chức, cá
nhân có liên quan cần kịp thời thông báo với  Bộ Thông tin và Truyền thông
(Cục Xuất bản)  để nghiên cứu, điều chỉnh”.
2. Nội dung của Luật xuất bản có liên quan đến liên kết xuất bản

Trong Luật xuất bản, điều 20 đã có quy định cụ thể về liên kết trong hoạt
động xuất bản:
“1. NXB được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có
tư cách pháp nhân để tổ chức ản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.

9


2. Giám đốc NXB tổ chức biên tập hoàn chỉnh và kí duyệt bản thảo trước
khi đưa đi in, kí duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành.
3. Tổ chức, cá nhân liên kết với NXB quy định tại khoản 1 Điều này được
đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối
với xuất bản phẩm liên kết”.
3. Ý nghĩa, vai trò của “Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản”,
Luật xuất bản (điều 20 về liên kết xuất bản)
“Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản” và Luật xuất bản (điều 20 về
liên kết xuất bản) có ý nghĩa và vai trị vơ cùng to lớn đối với sự phát triển
của ngành xuất bản nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói
chung trong bối cảnh hiện nay.
“Quy chế liên kết trong hoạt động xuất bản” và Luật xuất bản Việt Nam
(điều 20 về liên kết xuất bản) góp phần đắc lực trong việc quản lí hoạt động
liên kết của các nhà xuất bản. Có thể nói đó như là một hành lang pháp lí
buộc các nhà xuất bản và các đơn vị liên kết xuất bản phải cam kết thực hiện
để đảm bảo sự công bằng, tránh vi phạm, lách luật, tránh việc đặt lợi nhuận
lên hàng đầu mà quên đi nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như lương tâm nghề
nghiệp căn bản. Quy chế này đã thể hiện một cơ chế “thoáng” của cơ quan
quản lí với việc mở rộng liên kết trong cơ chế thị trường hiện nay. Một mặt
thể hiện sự tiến bộ về đường lối, tư tưởng, tầm nhìn xa nhưng đồng thời cũng
chính nó ngăn chặn sự phát triển q đà hay nói cách khác là lạm dụng việc

liên kết xuất bản để chạy theo thị hiếu, chạy theo lợi nhuận trước mắt. Đó là
cán cân đem lại sự phát triển cũng như sự bình ổn lâu dài cho ngành xuất bản.
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết vẫn tìm cách
lách luật, chưa thực hiện đúng quy chế, thậm chí vi phạm quy chế một cách
nghiêm trọng. Chính vì vậy, quy chế đưa ra nhưng cần phải có chính sách, cơ
chế quản lí đồng bộ, sâu sát, triệt để để tất cả các đơn vị đều nghiêm túc thực
hiện quy chế, đem lại sự phát triển ổn định và lâu dài cho ngành xuất bản.

10


III. ĐẶC THÙ CỦA SÁCH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Sách văn học nghệ thuật không giống với các loại sách thông thường. Nó
có những đặc trưng riêng làm nên những giá trị khơng thể phủ nhận. Một cách
rất khái qt có thể đưa ra những đặc thù của sách văn học nghệ thuật như
sau:
Trước hết, sách văn học nghệ thuật không chỉ chứa đựng lượng thông tin
tri thức cung cấp cho bạn đọc mà cuốn sách ấy còn làm phong phú thêm vốn
sống, tâm tư tình cảm cùng những suy ngẫm của độc giả. Nó có sức “cảm
hóa” sâu rộng là như vậy. Chính những thơng tin tri thức trong loại sách này
khơng đơn thuần chỉ mang tính thơng tin, thơng báo mà hơn thế nó chứa đựng
một điều gì đó thật sự ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến cơng chúng qua
những trang viết của mình.
Sách văn học nghệ thuật cịn có đặc thù là gần gũi với bạn đọc, dễ thẩm
thấu, dễ đến với bạn đọc hơn. Nhưng bạn đọc cũng phải là người có khả năng
thẩm thấu thì mới có thể lĩnh hội hết giá trị của cuốn sách. Cũng chính khả
năng lĩnh hội của độc giả như vậy mà nội dung sách cần tránh các yếu tố nhạy
cảm dễ gây nên những định hướng lệch lạc cho bạn đọc.
Sách văn học nghệ thuật có ngơn ngữ giàu hình ảnh, đa nghĩa, mang tính
tư duy hình tượng, kích thích tư duy của độc giả.


 Mỗi tác phẩm nghệ thuật đích thực thì khơng chấp nhận tính phiên bản,
không chấp nhận sự “xuất hiện trở lại”, không giống chút nào với việc các
định lý, các định luật, các quy luật hồn tồn có thể được tìm ra ở nhiều tác
giả độc lập với nhau cả trong không gian cả trong thời gian “bên phía” các
nhà khoa học. “Một lần cho tất cả”, “Hoặc thuộc về ta trọn vẹn, hoặc khơng
bao giờ”… đó thường xun là tín niệm của những đấng “tiểu hóa cơng” khi
“dốc tuột” đời mình cho đứa con tinh thần đang ló dạng.
Nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Mỗi
cuốn sách văn học nghệ thuật đều được quan tâm đón nhận nồng nhiệt nên
việc thẩm định nội dung của nó là rất quan trọng.
11


Sách thuộc thể loại này cũng là “vũ khí” trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Nó cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước ở những khía
cạnh nhất định.
Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để sách văn nghệ ngày
một phát triển về số lượng và chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu độc giả. Lên án
những hành vi xuất bản ồ ạt mà không kiểm định, biên tập kĩ càng nội dung.

12


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN
QUY CHẾ LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH VĂN
HỌC NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
I. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XUẤT
BẢN VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN QUY CHẾ LIÊN KẾT XUẤT BẢN Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY
Việc liên kết xuất bản của nước ta hiện nay đang diễn ra ngày một phổ
biến. Nó thể hiện sự năng động của các nhà xuất bản trong nền kinh tế thị
trường. Theo Cục Xuất bản, năm 2011, toàn ngành xuất bản được khoảng
27.000 cuốn, tăng 7% so với năm 2010. Tuy nhiên, con số tăng trưởng trên
chỉ mang tính hình thức vì hàng loạt các chỉ số đo “sức khỏe” của các NXB
vẫn rất… èo uột.  Trong số 64 NXB đang hoạt động, năm qua chỉ có 32 NXB
có lợi nhuận trên 100 triệu đồng, sáu NXB đạt lợi nhuận trên một tỷ đồng, số
cịn lại hoạt động thoi thóp, thậm chí làm ăn thua lỗ như NXB Văn hóa thơng tin (lỗ 400 triệu đồng); Đại học Sư phạm TP.HCM (lỗ 389 triệu đồng),
Tri Thức (lỗ 268 triệu đồng), Lao Động (lỗ 139 triệu đồng)…
Không chỉ hoạt động kém hiệu quả về kinh doanh, theo Cục Xuất bản,
nhiều đơn vị làm sách còn để xảy ra sai sót trong nội dung khiến dư luận bức
xúc. Một số tác phẩm có nội dung thơ tục hoặc đề cập đến những vấn đề tình
dục khơng được biên tập kỹ, gây phản cảm; một số tiểu thuyết lịch sử có
những chi tiết dễ dãi, ngược với sự thật đã khơng cịn là chuyện hiếm. Kiểm
tra lưu chiểu năm 2011, cơ quan quản lý đã xử lý 50 cuốn sách vi phạm của
18 NXB, trong đó yêu cầu tái bản phải sửa chữa 14 cuốn, tạm đình chỉ phát
hành để thẩm định nội dung 9 cuốn; sửa chữa đính chính 11 cuốn; NXB tự
thu hồi ba cuốn… Một số ấn phẩm được coi là "đình đám" trong sai sót về nội
dung và hình thức nhưng vẫn được phát hành là: Sát thủ đầu mưng mủ - thành
ngữ sành điệu bằng tranh (NXB Mỹ thuật); IQ - Hỏi đáp nhanh trí (NXB

13


Thời đại); Hồn sử Việt - Các tiểu thuyết, giai thoại nổi tiếng (NXB Lao
động); Kỳ nữ (NXB Hội Nhà văn); Đạo kỷ nguyên mới (NXB Đồng Nai)…
Theo ơng Nguyễn Thế Kỷ - Phó ban Tun giáo Trung ương: “Luật Xuất bản
quy định rõ quá trình liên kết, nhưng khơng ít NXB lại ủy thác tồn bộ cho
đơn vị liên kết, khơng kiểm sốt nội dung, biến NXB trở thành nơi bán giấy

phép”. 
Một số nguyên nhân sẽ gây khó cho ngành xuất bản sách trong năm 2012
cũng đã được các đại biểu đề cập. Ông Nguyễn Minh Nhựt - Giám đốc NXB
Trẻ cảnh báo: “Với giá điện, xăng dầu tăng như hiện nay, chắc chắn giá giấy
sẽ tăng, kéo theo giá xuất bản phẩm tăng cao. Đáng lo hơn, dù hiện nay có
nhiều NXB, cơng ty làm sách, nhưng đa số lại “đói” bản thảo, đề tài hay”.
Giám đốc NXB Trẻ dẫn chứng, riêng mảng sách văn hóa - văn nghệ trong
nước đang rất thiếu đề tài. Hậu quả là các NXB phải dựa quá nhiều vào nguồn
sách nước ngồi có sự khác biệt về truyền thống, văn hóa.
Chưa bao giờ các nhà xuất bản lại rơi vào hồn cảnh khó khăn như bây
giờ. Khó khăn về kinh tế, khó khăn trên con đường tìm kiếm mơ hình để phát
triển... Cùng với đó là sự gian nan trong việc lựa chọn đối tác và những thách
thức trong khâu kiểm duyệt tác phẩm.
Đó là nhận xét của phần đông “người trong cuộc” trước thắc mắc: Tại
sao, thời gian gần đây sách lại bị thu hồi nhiều đến vậy? Sau khi cuốn “Sợi
xích” của tác giả Lê Kiều Như bị thu hồi chưa được bao lâu, lại một cuốn
sách nữa bị Cục Xuất bản - Bộ Thông tin & Truyền thơng “tt cịi”. Đó
chính là cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” do Nhà xuất bản (NXB) Mỹ thuật liên
kết với Công ty sách Nhã Nam xuất bản. 

14


Bìa cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ”.
Cụ thể, sau khi bị nhiều người đọc phản ánh “cuốn sách làm phá hỏng sự
trong sáng của tiếng Việt”, Cục Xuất bản đã yêu cầu NXB Mỹ thuật phải thu
hồi lại sách để thẩm định lại nội dung, đồng thời nộp ngay lưu chiểu theo quy
định, bởi thực tế Cục Xuất bản cho biết, cuốn sách này chưa hề nộp lưu chiểu.
Vụ việc chưa kịp lắng xuống, tập truyện ngắn mang tên “Ở lưng chừng
nhìn xuống đám đơng” của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên (do Công ty sách

Phương Nam và NXB Hội Nhà văn liên kết thực hiện) lại bị Sở Thông  tin và
Truyền thơng TP. HCM xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng và đề nghị thu hồi
với lý do: “Dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục...” (vi
phạm Khoản 2, Điều 10, Luật Xuất bản).
Câu chuyện còn chưa ngã ngũ thì mới đây thơi, cơ quan chức năng lại
tiếp tục đề nghị thu hồi và xử lý gần 100 cuốn sách (do NXB Phụ nữ, NXB
Thanh Niên... xuất bản) được bày bán tại một số nhà sách trên địa bàn Thủ đô

15


vì truyền tải và phổ biến phương pháp sinh con trai, gái vì vi phạm Pháp lệnh
dân số... (năm 2012) Nhưng những cuốn sách càng bị thu hồi càng đắt
khách… Nghĩa là, việc thực thi quy chế liên kết xuất bản vẫn chưa đc làm
nghiêm túc.
II. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XUẤT BẢN VÀ THỰC HIỆN QUY
CHẾ LIÊN KẾT TRONG XUẤT BẢN SÁCH VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT Ở NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
1. Thành tựu
Hoạt động xã hội hóa lĩnh vực xuất bản, trong đó có việc liên kết xuất bản
bên cạnh những mặt hạn chế có những ưu điểm rất lớn. Điển hình, liên kết
xuất bản đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho thị trường xuất bản
phẩm. Sự tham gia tư nhân trong hoạt động xuất bản cũng giúp cho các NXB
thu hồi được vốn rất nhanh, bởi suy cho cùng đã là kinh doanh thì cũng phải
có lợi nhuận.
Việc liên kết giữa nhà xuất bản Hội nhà văn và các đơn vị kinh doanh tư
nhân đã mang đến bộ mặt mới, năng động, phát triển hơn cho bản thân nhà
xuất bản cũng như cho ngành xuất bản. Nhà xuất bản Hội nhà văn đã đạt được
những thành công đáng kể trong việc liên kết sản xuất sách văn học nghệ
thuật bởi nhà xuất bản đã chủ động liên kết xuất bản tiết kiệm được chi phí,

thời gian, tận dụng được cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị liên kết để sản xuất
sách; hơn nữa sách văn học nghệ thuật là mảng sách truyền thống, mảng sách
“tủ”, đúng chun mơn sở trường vì thế nhà xuất bản mới phát huy được thế
mạnh của mình. Trong những năm gần đây, rất nhiều tác phẩm văn học nghệ
thuật được liên kết xuất bản gây được tiếng vang lớn mang đến uy tín và lợi
nhuận cho nhà xuất bản Hội nhà văn cũng như cơ sở liên kết. Áp dụng quy
chế liên kết trong hoạt động xuất bản, năm 2010, NXB Hội nhà văn xuất bản
779 cuốn sách liên kết, chiếm 94,2% tổng số sách nộp lưu chiểu, doanh thu từ
liên kết xuất bản đạt 0,818 tỉ đồng. Các năm khác lượng sách liên kết xuất bản

16


cũng chiếm trên 90% tổng số sách nộp lưu chiểu. Có thể kể đến một số đơn vị
liên kết cùng các tác phẩm văn học tiêu biểu xuất bản nhờ liên kết như:
a. Sách liên kết với Công ty văn hóa truyền thơng Nhã Nam:
Người tình Sputnik , Ngân Xun dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội
Nhà văn, Hà Nội, 2008
Năm 2009, có một loạt sách liên kết của NXB Hội nhà văn với đơn vị này
đoạt giải như: Ba ơi mình đi đâu (Jean-Louis Fournier); Nhẫn thạch ( ATIQ
RAHIMI); Xin cạch đàn ơng ( Katarzyna Grochola)…
Xứ sở diệu kì tàn bạo và chốn tận cùng thế giới , Lê Quang dịch, Nhã
Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010…
Năm 2011, số lượng sách liên kết của NXB Hội nhà văn với cơng ty này
tăng lên, có nhiều cuốn đoạt giải thưởng: Con thuyền (Nam Lê), Gái công
xưởng ( Leslie T. Chang)… Nói riêng về tác phẩm “Con thuyền”, sở dĩ Con
thuyền - một tác phẩm đầu tay - có khả năng khuấy đảo văn đàn với lời tán
thưởng vang dội từ khắp mọi châu lục, có thể đưa một luật sư trẻ gốc Việt vô
danh ở Úc trở thành một trong những nhà văn sáng giá được ngưỡng mộ nhất
tại Mỹ là bởi nó đã dùng ngịi bút ma lực vẽ nên một hành trình phi thường

vịng quanh thế giới từ New York khuất lấp bao hối hận đau đớn tới ngoại ô
Melbourne nhiều uẩn khúc, từ một đêm Tehran ngột ngạt bức bối tới buổi
sáng trong vắt khi chiếc B-29 Enola Gay đi vào không phận Hiroshima, từ
những cao nguyên Columbia khát máu tới những thuyền nhân Việt Nam đói
nước. Từng thề sẽ không bao giờ viết truyện dân tộc, nhưng cuối
cùng Nam Lê lại dấn thân khám phá những miền đất trên địa cầu với tư cách
người trong cuộc, biểu lộ ở cả sự am hiểu tường tận lẫn mối quan tâm sâu sắc,
như thể vẻ đẹp cùng nỗi đau của mỗi xứ sở đều thấm đẫm lương tâm của
người viết. Với Nam Lê, đó vừa là trách nhiệm, vừa là tham vọng của một
cây bút sung sức trên con đường trở thành nhà văn quốc tế.
Năm 2012, sách liên kết tiếp tục gia tăng: Mắt người Sơn Tây (Quang
Dũng), Ngược chiều vun vút (Joe Ruelle), Đười ươi chân kinh (Bùi Giáng)…

17


b. Sách liên kết xuất bản với Công ty truyền thông Hà Thế:
Một ấn phẩm đặc biệt ra đời
vào đúng dịp đại lễ 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội: tuyển tập
thơ có cái tên thật giản dị nhưng
giàu ý nghĩa THƠ VỀ HÀ NỘI.
Đó cũng là tên cuộc thi thơ do Đài
Phát thanh - Truyền hình Hà
Nội và Báo Văn Nghệ (Hội nhà
văn Việt Nam) phối hợp tổ chức
từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 8
năm 2010, một cuộc thi không chỉ mang ý nghĩa chào mừng 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội, mà còn như các nhà tổ chức kỳ vọng “tạo tiền đề để hình
thành một giải văn học mang tính quốc gia”.Sách dày 424 trang, khổ 15x22,

bìa cứng, được trình bày trang trọng, in trên giấy đẹp. Tập thơ này đã góp một
phần vào diện mạo thơ ca Hà Nội thế kỷ XXI, và góp vào “Tủ sách ngàn
năm” một ấn phẩm quý báu. Tập thơ với cái tên giản dị THƠ VỀ HÀ
NỘI được coi là một “cơng trình” chào mừng Thủ đơ trịn nghìn năm tuổi của
các đơn vị tổ chức là Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, báo Văn nghệ - Hội
Nhà văn Việt Nam; đơn vị liên kết xuất bản là Công ty Truyền thông Hà Thế
và NXB Hội Nhà văn. Cơng trình này đã tạo được dấu ấn khó quên trong lòng
độc giả.
Về một vài tác phẩm thơ khác:
Cuốn thơ “Tràng An V” cũng đã gây được tiếng vang lớn. Câu lạc bộ
Thơ Tràng An hiện tại trực thuộc Phịng hoạt động Văn hóa của Trung tâm
Văn hóa Thành phố Hà Nội, đồng thời là một đơn vị sáng tác văn học của Hội
Nhà văn Hà Nội.
Câu lạc bộ được thành lập ngày 29/01/1994, với gần 60 % thành viên
chính thức, là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và  5 % là hội viên Hội Nhà văn

18


Việt Nam. Các tác phẩm của các anh, chị đã thường xuyên được xuất hiện
trên các báo, tạp chí của trung ương và địa phương. Nhiều cá nhân đã đoạt
giải trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, báo Văn nghệ Trẻ, báo Người
Hà Nội, báo Giáo dục Thời đại và những báo, tạp chí ở các địa phương trong
cả nước.
Mười sáu năm qua C.L.B Tràng An đã xuất bản bốn tập thơ có chất
luợng, được dư luận đánh giá cao. Để kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long Hà Nội, CLB Tràng An xuất bản tiếp cuốn thơ Tràng An V. Sách do Công ty
Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Hội Nhà văn xuất bản đầu năm 2010.
Tập thơ: “Viết trên cổng trời” (sách liên kết xuất bản năm 2011): Đây
cũng là cuốn sách được xuất bản với sự hợp tác của NXB Hội Nhà văn với
công ty này và được độc giả mến mộ. Nhắc đến Hà Giang là người ta nghĩ

ngay đến cổng trời. Trong tập thơ "Viết trên cổng trời" của nhà thơ Huyền
Minh có những câu viết rất đúng tâm tư của người miền núi: “Ta là con của
núi/ Mơ ước được đi xa/ Ta sinh ra từ đá/ Nên khát mảnh nương bằng...”.
Huyền Minh vốn gốc gác miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Giang
nên chị rất hiểu núi non, sông suối, cỏ cây và con người Hà Giang. Nói đến
Hà Giang là nói đến cổng trời và nói đến đá. Đá chất chồng lớp lớp, đá nhiều
hơn đất đai, cây cỏ. Với tâm hồn của người làm thơ, Huyền Minh nhìn thấy
đá ln ln sống động: “Giống như cây/ Đá cũng có rễ/ Miên man rừng/
Làm nên cao nguyên...” (Rễ đá). Chị yêu đá thật đấy nhưng có lúc chị đã
nói với đá rằng: “Thì cứ chung tình/ Xin đừng hóa kiếp”. Đó là khi chị viết
trong bài “Nói cùng Tơ Thị” khi lên Lạng Sơn nhìn thấy nàng Tơ Thị đứng
hố đá chờ chồng. Từ nhỏ chơi với đá, lớn lên biết làm thơ chị lại gửi hồn
mình vào đá nên đi đến đâu đá cũng làm cho chị dễ dàng rung động.

19


Trang bìa cuốn sách
Thơ Huyền Minh có những bài viết về tình cảm rất chân thành và sâu sắc.
Những câu thơ này khi đọc lên người nghe cũng cảm thấy bồn chồn như đang
đứng cùng tác giả chờ đợi bạn tình ngày xưa trong chợ tình Khau Vai huyện
Mèo Vạc, chợ tình này mỗi năm chỉ có một phiên. “Phiên chợ tình tháng ba/
Buồn bã lời hát ống/ Con dốc mỏi mịn trơng/ Dạ em bồn chồn ngóng”. (Xin
Giàng một điều ước). Hoặc là bài “Màu nhớ”, một linh cảm tự nhiên mà chỉ
người phụ nữ mới có được khi miêu tả về nỗi nhớ mong “như đứng đống lửa
như ngồi đống than”. Huyền Minh viết rất dung dị mà ý tứ bền sâu: “Bây giờ
nắng hè đổ lửa/ Em về mang áo ra phơi/ Biết đâu cuối bể chân trời/ Lòng anh
cũng như đổ lửa”. (Màu nhớ). Sự liên tưởng bắc cầu ba chiều: lửa lòng nhung
nhớ của người đi xa - chiếc áo hong khô - lửa của nắng trời đã làm cho nỗi
nhớ như được khắc sâu thêm, tăng lên theo cấp số nhân.

Những bài thơ viết về cha mẹ, anh chị em trong gia đình và bạn bè bao
giờ Huyền Minh cũng dành cho những tình cảm đặc biệt. Khi viết về mẹ với
một cuộc đời biết bao vất vả: “Đôi vai gầy tất bật/ Mặc sương giá lưng trời/

20



×