Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích thực trạng môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đánh giá tác động của môi trường đầu tư đến ý định và hành vi của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.49 KB, 18 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHĨM
Mơn: Kinh tế đầu tư 1
Nhóm 7

Đề bài: Phân tích thực trạng mơi trường đầu tư tại Việt Nam. Đánh giá
tác động của môi trường đầu tư đến ý định và hành vi của người Việt
Nam.
Thành viên nhóm :
Đặng Ngọc Linh
Đặng Thị Minh Anh
Trịnh Hà Linh
Vũ Văn Long
Phạm Ngọc Dương


lOMoARcPSD|9242611

Phân tích thực trạng mơi trường đầu tư tại VN
a. Khái niệm môi trường đầu tư
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ngày hơm nay để thu lại lợi ích trong tương lai.
Trong q trình đó mơi trường đầu tư đóng vai trị như một chất xúc tác ban
đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy mơi trường
đầu tư là yếu tố quan trọng trong việc thu hút vốn.Môi trường đầu tư là tập
hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.. Theo
tổng quan môi trường đầu tư là hệ thống các yếu tố đặc thù của quốc gia
đang định hình ra những cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu


quả,một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của

các DN khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, có tác động chi phối tới
hoạt động đầu tư thơng qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh,các yếu tố, điều kiện
và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư của
nước ngồi.Theo nghĩa chung nhất mơi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố
của quốc gia, địa phương có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, và phát triển
kinh tế.

b. Thực trạng môi trường đầu tư
Trong bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới- WB về môi trường kinh doanh tồn
cầu được cơng bố ngày 29/10/2013 thì Việt Nam đứng thứ 99 trên 189 nền kinh tế.
WB nhận định, thứ hạng của Việt Nam không thay đổi mặc dù từ năm 2005 đến
nay đã thực hiện 21 cải cách, nhiều nhất trong khu vực Đơng Á- Thái Bình Dương.
Tuy vậy so với các nước trong khu vực các quốc gia cạnh tranh để thu hút FDI với
Việt Nam thì việc cải thiện mơi trường đầu tư diễn ra chậm chạp hơn, thậm chí tụt
hậu khá xa.

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn tư vấn và kiểm
toán Deloitte, Steve Almond nhận xét rằng, so với các nước trong khu vực thì Việt
Nam chậm hơn trong cải thiện môi trường kinh doanh, như Campuchia tăng 23
bậc, Indonesia, Philippines những nước đông dân hơn Việt Nam tăng 19 bậc trên
bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh tồn cầu

Theo Trung tâm Thơng tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, xếp hạng mơi
trường kinh doanh liên tục được cải thiện. Theo đó, sau 6 năm thực hiện Nghị


lOMoARcPSD|9242611


quyết 19 và 4 năm thực hiện Nghị quyết 35, môi trường kinh doanh đã được cải
thiện cả về điểm số và thứ hạng trong bảng xếp hạng quốc tế. So với năm 2015,
xếp hạng môi trường kinh doanh (Doing Business 2020) của Việt Nam đã tăng 20
bậc. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là nước thực hiện nhiều cải cách nhất
trong 16 năm qua, với 42 cải cách được thực thi. Chỉ riêng 5 năm từ khi thực hiện
Nghị quyết 19 (2014), Việt Nam đã có 18 cải cách được ghi nhận, hàng ngàn điều
kiện kinh doanh bất hợp lý đã được bãi bỏ. Môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của Việt Nam đã ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế với xếp
hạng 70/190 về môi trường kinh doanh và 67/140 về năng lực cạnh tranh vào năm
2019.

Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm những năm gần đây. Tính
đến ngày 20 tháng 12 vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018;
3.833 dự án mới đăng ký với 16,75 tỷ USD, bằng 93,2%, 1.381 dự án điều chỉnh
vốn 5,8 tỷ USD, tăng 18,1%; 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần với 15,47 tỷ USD,
tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 38,02 tỷ USD, tăng 17,2%. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19
ngành kinh tế, trong đó chế biến, chế tạo với 24,56 tỷ USD, chiếm 664,6%, kinh
doanh bất động sản với 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% vốn đăng ký, tiếp theo là bán
buôn bán lẻ, khoa học và cơng nghệ. Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu
(kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%% và chiếm 68,8% kim ngạch xuất
khẩu cả nước; kim ngạch nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ
năm 2018 và chiếm 57,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng đầu
với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, Hồng Kông (Trung Quốc thứ hai với vốn đăng ký 7,87
tỷ USD (có 3,85 tỷ USD mua cổ phần của cơng ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà
Nội), Singapore đúng thứ 3 với vốn đăng ký 4,18 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản,

Trung Quốc. 60 tỉnh thành phố có dự án FDI mới; Hà Nội đúng thứ nhất với 8,3 tỷ
USD, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 7.0 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương, Đồng
Nai, Bắc Ninh. Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30827 dự án còn hiệu
lực với vốn đăng ký 362,58 tỷ USD, vốn thực hiện 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% vốn
đăng ký.


lOMoARcPSD|9242611

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt nam
● Môi trường tự nhiên
Nằm trong cái nơi của Đơng Nam Á, vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam có thể đóng
vai trị là bệ phóng và cơ sở cho việc tập trung dân số lớn nhất trên trái đất (tổng số
ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Bắc Trung Hoa là hơn 2
tỷ người).Việt Nam có bờ biển phía đơng của bán đảo Đơng Nam Á và có chung
biên giới đất liền với Trung Quốc ở phía bắc và Lào và Campuchia ở phía tây. Bờ
biển này cho phép Việt Nam tiếp cận trực tiếp vào Vịnh Thái Lan và Biển Đơng.
Đặc điểm địa hình chủ yếu ở phía bắc là cao ngun và đồng bằng sơng Hồng và
phía nam bao gồm núi trung tâm, vùng trũng ven biển và đồng bằng sơng Cửu
Long. Việt Nam có đường biển đẹp dài 3.444 km, là điều kiện lý tưởng để phát triển
ngành hàng hải, thương mại, du lịch nói riêng và vươn lên trở thành trung tâm vận
tải biển của thế giới nói chung.
Kể từ khi bắt đầu thăm dị dầu khí ngồi khơi vào những năm 1970, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu rịng dầu thơ, ngồi ra trữ lượng khí đốt và dầu mỏ, trữ
lượng than và khai thác thủy điện cung cấp các nguồn năng lượng sẵn có khác.

Khống sản ở Việt Nam bao gồm quặng sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, niken, mangan,
đá cẩm thạch, titan, vonfram, bơxít, graphit, mica, cát silica và đá vơi.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc xuất khẩu các

sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu hạt tiêu
lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu cà phê và gạo lớn thứ hai, và nước xuất khẩu hạt
điều lớn thứ ba cùng các sản phẩm khác.
Kết hợp với các yếu tố khác, Việt Nam là một điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu



Mơi trường chính trị

Sau 40 năm hịa bình và phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm
đến đầu tư tin cậy của nhiều quốc gia do sự ổn định và nhất quán về chính trị. Một
trong những yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp FDI lựa chọn đầu tư vào
Việt Nam là vấn đề an ninh; cùng với các chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư
nước ngoài.

Thời gian gần đây, Việt Nam được các nhà đầu tư coi là điểm sáng trong ASEAN
nhờ chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, lực lượng lao động dồi dào, thị


lOMoARcPSD|9242611

trường rộng lớn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, hội nhập quốc tế
sâu rộng, ưu đãi cạnh tranh, cộng với vị trí địa lý ở trung tâm Đơng Nam Á.

Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án trị giá 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong khi các nước trên thế giới vẫn đang chiến đấu chống lại Covid-19,
Việt Nam đã trở lại các hoạt động kinh doanh bình thường và trở thành một trong
những quốc gia đầu tiên đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Do đó, các nhà đầu tư nước
ngồi đang coi Việt Nam là một điểm đến đầu tư tiềm năng trong giai đoạn hậu
Covid-19.


Một khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) vào tháng 2/2020 cho
thấy hơn 63% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch tăng cường đầu
tư, tỷ lệ cao nhất trong khối ASEAN.



Mơi trường văn hố xã hội

- Dân số Việt Nam được ghi nhận ở con số 97,34 triệu vào năm 2020 với cơ cấu
dân số vàng, nguồn lao động rẻ, dồi dào. Đây chính là lợi thế, giúp thu hút các
doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
- Về văn hố, Việt Nam có bề dày truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, trải qua
nhiều cuộc chiến tranh cũng như biến cố thăng trầm, con người Việt Nam được kết
tinh và lắng đóng nhiều giá trị tích cực, có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi
của hoàn cảnh. Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến là đất nước thanh bình,
hiện đại, trẻ trung, “hồ nhập nhưng khơng hề hồ tan". Chính nhờ những đặc
điểm này, Việt Nam rất nhanh học hỏi, tiếp thu những cái mới, đặc biệt là sẵn sàng
học hỏi tiếp thu qua những lần chuyển giao công nghệ của nhà đầu tư.
- Về chất lượng nguồn lao động, Việt Nam ln cố gắng cải cách chương trình đào
tạo để sản xuất ra nhiều nhân tài cống hiến cho đất nước. Các doanh nghiệp luôn
tạo điều kiện cho cán bộ được đi học hỏi, đào tạo ở nước ngoài để về cống hiến,
phát triển xây dựng đất nước. Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã
có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ
tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng
suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu
đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Tính
theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình



lOMoARcPSD|9242611

quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai
đoạn 2011-2015.


Môi trường kinh tế

Sự phát triển của Việt Nam rất đáng chú ý trong hơn 30 năm qua. Những cải cách
kinh tế và chính trị dưới thời Đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, đã thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng, biến một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Từ năm 2002 đến 2018, GDP bình
quân đầu người đã tăng 2,7 lần, đạt hơn 2.700 USD vào năm 2019 và hơn 45 triệu
người đã thoát khỏi đói nghèo. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới
6% (tương đương 3,2 đô la Mỹ / ngày). Phần lớn người nghèo còn lại của Việt
Nam - 86% - là người dân tộc thiểu số.

Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh cơ bản và khả năng
phục hồi, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nhu cầu trong nước và sản xuất hướng xuất
khẩu. GDP thực tế ước tính tăng 7% trong năm 2019, tương đương năm 2018, một
trong những tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam
cũng chịu nhiều tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 đang diễn ra nhưng đã
cho thấy khả năng phục hồi đáng kể. Tác động sức khỏe của đợt bùng phát không
nghiêm trọng ở Việt Nam như các nước khác do các biện pháp chủ động ở cấp

quốc gia và địa phương. Chính sách kinh tế vĩ mơ và tài khóa vẫn được duy trì ổn
định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính là 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự
kiến đạt 2,8% cho cả năm.


lOMoARcPSD|9242611

Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới khơng dự báo suy thối, mặc dù
tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo ở mức 6-7% trước
khủng hoảng. Tuy nhiên, khó có thể dự đốn tác động về mức độ và thời gian của
cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra. Các u cầu về tài chính cơng sẽ tăng
lên do doanh thu giảm và chi tiêu cao hơn do gói kích cầu được đưa ra nhằm giảm
thiểu tác động tiêu cực của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhờ
vào các nền tảng cơ bản vững chắc và khả năng kiểm soát tương đối đại dịch
COVID-19 cả ở Việt Nam và thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm
2021. COVID-19 cũng cho thấy sự cần thiết phải cải cách mạnh mẽ hơn để giúp
nền kinh tế phục hồi trong trung hạn, chẳng hạn như cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao hiệu suất và hiệu quả đầu tư
cơng, là một số chương trình chính mà Việt Nam cần xem xét để có các hành động
cải cách mạnh mẽ và nhanh hơn.

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 có
thể dựa vào một số yếu tố, như kế thừa những kết quả đạt được từ việc thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và lực đẩy từ các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài. Kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế ổn định,
tạo tiền đề cho điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hiệu quả hơn.


Mơi trường pháp luật


Tính đến tháng 8 năm 2020, tổng vốn đăng ký đầu tư được cấp mới, điều chỉnh và
góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 20 tỷ USD, bằng
86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Đó là minh chứng cho việc các nhà đầu tư đang


lOMoARcPSD|9242611

chọn Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn. Một trong những nguyên nhân khiến
các nhà ĐTNN “mạnh dạn” rót vốn vào thị trường Việt Nam chính là những chính
sách ưu đãi đầu tư, quy định về tiếp cận thị trường, các nhóm ngành, nghề với điều
kiện đầu tư linh hoạt dần được hồn thiện…
Nhằm cải thiện mơi trường đầu tư cũng như điều chỉnh hành vi kinh doanh của các
nhà đầu tư Luật Đầu tư năm 2020 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Luật
Đầu tư 2020 bổ sung, sửa đổi một số quy định, hạn chế đầu tư của Luật đầu tư
2014 đồng thời còn là cú hích lớn nhằm đón luồng vốn đầu tư lớn chuyển vào Việt
Nam trong tương lai.
Luật đầu tư 2020 đã khắc phục được vấn đề chưa làm sáng tỏ đánh giá điều
kiện đầu tư và điều kiện tiếp nhận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài:
-

Luật đầu tư 2020 chú trọng vấn đề an ninh quốc phòng.

Theo các quy định tại Luật Đầu tư 2020, một điểm đáng lưu ý và đang còn gây bối
rối cho các nhà đầu tư và các cơ quan chức năng khi thẩm duyệt dự án đầu tư có
điều kiện cũng như xử lý các sai phạm liên quan đến hoạt động đầu tư chính là
khái niệm và tiêu chí cụ thể của yếu tố “quốc phòng, an ninh quốc gia”.
Luật Đầu tư 2020 bổ sung, sửa đổi một số quy định về ngành nghề cấm
đầu tư, hạn chế đầu tư của Luật Đầu tư 2014.
Theo Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, kinh doanh dịch vụ đòi nợ trở thành ngành,
nghề cấm đầu tư, thay vì là ngành, nghề đầu tư có điều kiện như quy định tại Phụ

lục 04 của Luật Đầu tư 2014.
Cũng theo Luật Đầu tư mới, việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với các quy định về
điều kiện đầu tư kinh doanh và tiếp cận thị trường. Như vậy, Luật Đầu tư 2020 đã
quy định rõ hơn tiêu chí để phân loại và xác định những ngành, nghề đầu tư có
điều kiện và hạn chế đầu tư.
-

Ưu đãi về đầu tư:

Luật Đầu tư 2020 quy định thêm hai hình thức ưu đãi đầu tư so với Luật Đầu tư
2014[1], cụ thể, bổ sung thêm hình thức ưu đãi khấu hao nhanh, tăng mức chi phí
được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Quy định này rất phù hợp và đem lại nhiều lợi
ích cho nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư có vốn đầu tư cao và hoạt động
kinh doanh với quy mô lớn.
-

Việc chấp thuật chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư

“Chấp thuận chủ trương đầu tư” khơng phải là một khái niệm mới, vì đã từng được
quy định tại Điều 59 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật
Đầu tư, nhưng đến Luật Đầu tư 2020 thì khái niệm này mới bắt đầu được sử dụng
thay thế cho khái niệm “quyết định chủ trương đầu tư” ở Luật Đầu tư 2014. Theo


lOMoARcPSD|9242611

Khoản 1, Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, “Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ,
thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ

chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.” Như vậy, theo Luật
Đầu tư 2020, việc chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ được hướng dẫn và quy định
cụ thể, thay thế cho việc xin “quyết định chủ trương đầu tư”, dựa trên các tiêu chí
phân quyền chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh. Các tiêu chí và điều kiện để dự án đầu tư được xem xét chấp
thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 cũng có nhiều tính mới, chú trọng
mức độ ảnh hưởng của dự án đối với kinh tế – xã hội, ngành, nghề hoạt động đầu
tư, kinh doanh của dự án, và quy mô dự án về vốn đầu tư, diện tích thực hiện đầu

Bên cạnh đó, quy định “Lựa chọn nhà đầu tư” lần đầu được đưa vào lĩnh vực đầu
tư tư, thay vì chỉ thuộc lĩnh vực đầu tư công và đấu thầu như trước đây, được cụ
thể hóa với các điều kiện, hình thức tiến hành lựa chọn để đảm bảo việc thực hiện
các dự án được trao đúng đối tượng có đủ khả năng và năng lực.
-

Vấn đề mơi trường trong q trình thực hiện dự án đầu tư:

Theo Khoản 3, Điều 75 của Luật Đầu tư 2020, việc báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án thuộc đối tượng phải báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường 2014 (được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 39/2019/QH14) đã được thay thế
bởi khái niệm “đánh giá sơ bộ tác động môi trường”. Cụ thể, đánh giá sơ bộ tác
động môi trường là một nội dung của báo cáo đề xuất dự án đầu tư và là cơ sở để
chấp thuận chủ trương đầu tư; nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi báo
cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Như vậy, thay vì phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai
đoạn chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư thì các dự án thuộc Điều 18 của Luật Bảo vệ
môi trường 2014 như dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn
thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu

dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ
tác động xấu đến mơi trường sẽ thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Theo ý kiến của nhóm chúng em , đây sẽ là một quy định mang tính nới lỏng cho
các nhà đầu tư và đem lại sự công bằng trong các lĩnh vực đầu tư công và đầu tư
tư. Bởi lẽ hiện nay, theo quy định tại Điều 99 của Luật Đầu tư công 2019, việc
quyết định chủ trương đầu tư sẽ chỉ căn cứ vào đánh giá sơ bộ tác động môi
trường mà không phải là báo cáo đánh giá tác động môi trường như một số dự án
đầu tư tư. (nhận định)
Nhận định: Luật Đầu tư 2020 đã “cởi trói” và thúc đẩy những ý tưởng đầu tư táo
bạo với quy mô lớn, đem lại lợi nhuận cho thị trường Việt Nam, nhưng đồng thời


lOMoARcPSD|9242611

cũng đề ra một khung pháp lý vững chắc để phòng ngừa những trường hợp lợi
dụng hoạt động đầu tư để thu lợi bất chính, ngăn chặn lợi ích nhóm và việc nhập
cảnh, cư trú phi pháp, ảnh hưởng đến quốc phịng, an ninh. Tuy nhiên, vẫn cần có
những văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn đối với những vấn đề
mà Luật Đầu tư 2020 cịn chưa quy định rõ. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam đang
dần hồn thiện để mơi trường đầu tư Việt Nam là điểm sáng để các nhà đầu tư
hướng tới.


lOMoARcPSD|9242611

Đánh giá tác động của môi trường đầu tư đến ý định và hành vi
của người VN

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

a, Mơi trường tự nhiên
-Vị trí địa lí:
Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng
biển như : Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… và các sân bay quốc tế: Nội
Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất…cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á,
đường biển, đường hàng không nối liền với các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước
-Khí hậu:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, chịu nhiều thiên tai và bị ảnh hưởng
nặng nề bởi biến đồi khí hậu. Do đó việc rót vốn đầu tư vào các khu công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp ven biển bị ảnh hưởng nặng bởi các yếu tố này, có thể bị
ngập khi nước biển dâng, bị ngừng hoạt động, thiệt hại nặng bởi bão hàng năm.
Nhiệt độ cao và ngày càng tăng vào mùa hè làm tăng chi phí của các nhà đầu tư
do tăng tiêu thụ năng lượng. Các dự án đầu tư vào nơng nghiệp-thủy sản tuy có
được thuận lợi nhờ khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro vì
thiên tai·
- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản ở nước ta tương đối dồi dào và phong phú. Điều này giúp
cho nước ta có thể thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp khai khoáng: kim loại đen
(sắt,mangan và crom), kim loại màu (quặng bơxit, thiếc, đồng có trữ lượng lớn) và
phi kim loại phong phú, quan trọng nhất là các mỏ apatit, sét, vật liệu xây dựng….
Về khoáng sản năng lượng, vùng biển nước ta chứa một trữ lượng dầu mỏ và khí
đốt lớn, là một tài nguyên quan trọng bậc nhất hiện nay, Tổng trữ lượng khoảng
180 – 300 tỉ m3 và trữ lượng khai thác có thể đạt khoảng 1,5 – 2 tỉ tấn. Bên cạnh
đó là than đá, một nguồn nguyên liệu quan trọng, cũng có trữ lượng lớn :riêng ở
Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5 tỷ tấn (chiếm
khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay), khu vực đồng

bằng sơng Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, các mỏ than ở các tỉnh khác
khoảng 400 triệu tấn.
- Tài nguyên nước ở Việt Nam là rất dồi dào. Lượng nước mưa trung bình hàng
năm là 1800 – 2000mm. Mạng lưới sơng ngịi nhiều nước và dày đặc với 2360 con
sơng, cứ 20km lại có một cửa sông là một lợi thế rất lớn để phát triển giao thơng
đường thủy, việc vận chuyển hàng hóa, ngun liệu được thuận lợ hơn. Nước ta
cịn có tiềm năng thủy điện lớn, khoảng 30triệu KW, với sản lượng 260 – 270 tỉ
KWh.
-Tài nguyên hải sản giàu có và phong phú, được đánh giá cao nhất trong khu vực.
Riêng cá biển có khoảng hơn 2000 lồi khác nhau, trong đố 100 lồi có giá trị kinh
tế với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, hàng năm cho phép khai thác từ 1,2 – 1,4 triệu
tấn.Tôm là nguồn hàng xuất khảu quan trọng của nước ta. Mực với khả năng khai
thác khoảng 30 – 40 ngàn tấn/ năm và tập trung nhiều ở vùng biển Trung Bộ Các
bờ biển đẹp thu hút nhiều dự án du lịch, các khu nghỉ mát ven biển được đầu tư
xây dựng ngày một nhiều.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

b. Mơi trường chính trị
- Sự ổn định về chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế- xã hội,
nhờ đó mà giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư. Không nhà đầu tư nào lại bỏ đồng
vốn của mình vào nước khi có tình hình chính trị ln mất ổn định cả. Vì khi đó rủi
ro xảy ra là rất lớn. Ta có thể thấy các rủi ro chính trị mà các doanh nghiệp phải đối
đầu như. tịch thu tài sản, sung cơng, quốc hữu hố và nhập tịch tài sản. Ngồi ra,
cịn rất nhiều rủi ro chính trị khác như rủi ro do sự mất ổn định chung, rủi ro trong
việc quản lý sở hữu tài sản, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro do chuyển tiền.
-Nhìn chung mơi trường chính trị Việt Nam được đánh giá là khá ổn định so với các

nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Trong khung cảnh những năm qua, diễn
ra nhiều cuộc khủng bố trong khu vực như ở Thái Lan, ….hay trên Thế giới như
Anh, Pháp,… thì Việt Nam được biết đến như một nước an toàn nhất. Khi đầu tư
vào Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về những chuyển biến trong
chính trị, các cuộc khủng bố hay nội chiến gây tổn hại đến cơ sở vật chất, máy
móc, nhà xưởng, … hay tính mạng con người.

c. Môi trường pháp luật
-Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật bao
gồm: có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường
cạnh tranh lành mạnh, quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận; các quy định
về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất; quản lý Nhà nước đối với
hoạt động đầu tư.
-Trước kia, rào cản lớn nhất cho các nhà đầu tư là sự rườm rà, khơng linh hoạt của
thủ tục hành chính.
-Gần đây, thủ tục hành chính đã được tinh giản, đơn giản hóa cho tất cả các doanh
nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để các
doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

d. Môi trường kinh tế
- Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn
đầu tư một cách hiệu quả ả. Do đó, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu
hút vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc
gia đó là cao làm cho dịng vốn đầu tư sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có
hiệu quả cao => nhà đầu tư sẽ có ý muốn đầu tư vào các nước có tốc độ tăng

trưởng cao +Một quốc gia có dân số đơng, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn
không thể cưỡng lại đối với nhà đầu tư. Quy mơ thị trường càng lớn thì càng hấp
dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường +Nhà đầu
tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và giá cả sức
lao động.
- Chất lượng lao động có ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư, tới cơ cấu đầu tư + Cơ
sở hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đến tốc độ
chu chuyển động vốn. Đây là vấn đề quaan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư
trước khi ra quyết định đầu tư; Nhà đầu tư chỉ đầu tư ở nơi có cơ sở hạ tầng tốt và
thuận lợi, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà
đầu tư
-Việt Nam từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường, duy trì được môi trường
kinh tế vĩ mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao
e. Mơi trường văn hóa, xã hội
-Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho
rằng: “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”.
Tác động của văn hóa đến nền kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Bên cạnh
đó, xu thế tồn cầu hóa, đa phương hóa giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội
hơn để tiếp cận với các thị trường nước ngoài khác nhau. Khi đầu tư, gia nhập vào
một thị trường nước ngoài, điều đáng quan tâm nhất của các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp chính là các yếu tố văn hóa – xã hội của quốc gia đó. Việc khai thác
một cách hiệu quả các yếu tố văn hóa – xã hội trong hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những thất bại và đạt được thành cơng trên
thị trường đó. Ở Việt Nam, với một nền văn hóa cực kì đa dạng có hơn 4000 năm
lịch sử phát triển, cùng với đó là một xã hội với hơn 90 triệu dân và 54 dân tộc khác
nhau, thì tầm ảnh hưởng của văn hóa – xã hội tới môi trường đầu tư là không hề
nhỏ.Môi trường văn hóa, xã hội gồm các yếu tố về ngơn ngữ, tôn giáo, phong tục
tập quán, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục,... tác động không nhỏ tới
việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, tới các hoạt động sản xuất kinh doanh.


f. Môi trường lao động xã hội và cơ sở hạ tầng

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

-

͎͎Nhân lực
͎͎
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. Với số dân
80 triệu, đứng thứ 13 trên thế giới, đời sống người dân ngày càng được
nâng cao. Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng về thị trường
lao động và thị trường hàng hoá. Về chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát
triển nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức cao hơn trình độ phát triển
kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với hoạt động chuyển giao
công nghệ, điều này cũng phản ánh những ưu thế về lao động của Việt Nam
xét về dài hạn. Rõ ràng, cơ cấu trẻ của dân số đông( số người ở nhóm tuổi
16-35 chiếm trên 65% dân số ) cho Việt Nam có một tiềm năng lớn về lực
lượng lao động có ưu thế về sức khoẻ, sự năng động, khả năng học hỏi và
sáng tạo. Hơn thế nữa trình độ học vấn của người Việt Nam là tương đối
cao. Tỷ lệ người lớn biết chữ trong tổng số dân là 90%, trong lực lượng lao
động là 97%. Nếu nhìn vào biểu sau, ta có thể thấy trình độ học vấn của
nước ta là tương đối cao so với một số nước trong khu vực có trình độ phát
triển cao hơn với những đặc điểm khá tương đồng. Chi phí sử dụng lao
động của kỹ sư và cơng nhân Việt Nam cũng được đánh giá là có lợi hơn
các nước lân cận (lương trả chỉ bằng 60 – 70 % của Trung quốc, Thái Lan,
18% của Singapore; 3- 5% của Nhật Bản).


-

Cơ sở hạ tầng:
-Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế
về chi phí và chất lượng. Điều này làm tăng chi phí và là rào cản đối với các
hoạt động đầu tư. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm
qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới
mức trung bình trong khu vực Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40
feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao
hơn 500 USD so với Philipin, 600 USD so với Ấn Độ, 200 USD so với từ
Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đường giao thơng /km của
Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thơng trung
bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần. Nếu như ở Singapore chỉ mất
2 tiếng đồng hồ để chu chuyển một container thì ở Việt Nam phải mất tới 7
ngày.

g. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Năm 2019, WEF xếp hạng 141 nền kinh tế (chiếm 99% GDP thế giới) qua 103 chỉ
số được nhóm thành 12 trụ cột (GCI 2018 bao gồm 98 chỉ số). Bảng xếp hạng này
cho thấy, năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Việt Nam đã cải thiện vượt trội,
song vẫn còn nhiều thách thức. Năm 2019, Việt Nam tăng 3,5 điểm (từ 58 điểm lên
61,5 điểm) cao hơn điểm trung bình tồn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

77 lên vị trí 67). Kết quả này đạt được là do 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều
bậc.


Kết quả cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam phần nào phản ánh nỗ lực liên
tục trong những năm gần đây của Chính phủ vể cải cách mơi trường kinh doanh,
về thúc đẩy đổi mới sáng tạo để thích ứng và nhảy vọt trong bối cảnh cuộc CMCN
4.0 và hội nhập sâu rộng hơn. Những nỗ lực cải cách nổi bật như cắt giảm, đơn
giản hoá ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; thay
đổi phương thức quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành
(áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển mạnh sang hậu kiểm,…); chú trọng cải
thiện các quy định, thủ tục nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; đẩy mạnh
Chính phủ điện tử và giao dịch không dùng tiền mặt; cải cách thanh, kiểm tra
doanh nghiệp; giảm chi phí doanh nghiệp; từng bước tạo lập thể chế chính sách
vượt trội nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo;… đã đóng góp
có ý nghĩa vào kết quả năng lực cạnh tranh 4.0 năm 2019 của nước ta.

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

h. Hệ số tín nhiệm của Việt Nam
Ngày 09/4/2020, Tổ chức Fitch Ratings (Fitch) thông báo giữ nguyên xếp hạng tín
nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng sang Ổn định. Tổ
chức này cũng đánh giá cao việc Việt Nam củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự
trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô. Fitch
cũng dự báo, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021,
với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% do nhu cầu trong nước và nước ngoài dần
hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực…

i. Xếp hạng về môi trường kinh doanh
Tháng 10/2019, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả xếp hạng Môi trường

kinh doanh “Doing Business 2020”. Đáng chú ý, trong lần xếp hạng này, Việt
Nam tăng 1,2 điểm (từ 68,6 lên 69,8 điểm). Những lĩnh vực mà Việt Nam
được đánh giá có nhiều cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là tiếp
cận điện năng, tiếp cận tín dụng, nộp thuế, giao thương quốc tế và thực hiện
hợp đồng. 10 lĩnh vực của Việt Nam có thứ hạng xếp trong khoảng từ 20 đến
129, được đánh giá cao nhất vẫn là giải quyết thủ tục cấp giấy phép/cấp
phép xây dựng (xếp thứ 20) và thấp nhất là xử lý khi mất khả năng thanh
toán (129).

Downloaded by tran quang ()



×