Tải bản đầy đủ (.docx) (197 trang)

(Luận án tiên sĩ file word) Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
---------

NGUYỄN XUÂN HƯNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
---------

NGUYỄN XUÂN HƯNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Ngành

: Quản trị Kinh doanh

Mã số

: 9.340.101


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. HÀ ĐỨC TRỤ
2. PGS.TS. NGUYỄN HUY THỊNH

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................6
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án............6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngồi..........................................6
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước.................................................9
1.1.3 Khái quát chung về các nghiên cứu có liên quan...............................17
1.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................18
1.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích.......................................................18
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN....................................................................................28
2.1 Một số khái niệm có liên quan..................................................................28
2.1.1 Kinh tế tư nhân...................................................................................28

2.1.2 Phát triển kinh tế tư nhân....................................................................37
2.2 Nội dung phát triển kinh tế tư nhân...........................................................45
2.2.1 Gia tăng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân.............................................45
2.2.2 Mở rộng quy mô các nguồn lực cơ sở kinh tế tư nhân.......................46
2.2.3 Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế
tư nhân.........................................................................................................46
2.2.4 Gia tăng đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội.........................47
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân...............................47
2.3.1 Môi trường pháp luật, cơ chế chính sách...........................................47
2.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm.............................................................49
2.3.3 Vốn, cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất kinh doanh........................50


2.3.4 Trình độ quản lý và chất lượng của lao động trong doanh nghiệp.....51
2.3.5 Trình độ khoa học và cơng nghệ........................................................52
2.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số quốc gia trên thế giới, một
số địa phương ở Việt Nam và bài học rút ra cho tỉnh Thanh Hóa....................53
2.4.1 Kinh nghiệm phát triển tư nhân trên thế giới.....................................53
2.4.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam..........................62
2.4.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân ở Thanh Hóa.....64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................66
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.......................................................67
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................67
3.1.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Thanh Hóa....................................................67
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.........................................72
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác
động đến phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa................................83
3.2 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa86
3.2.1 Gia tăng về số lượng cơ sở kinh tế tư nhân........................................86

3.2.2 Mở rộng quy mô các nguồn lực của cơ sở kinh tế tư nhân................92
3.3.3 Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế
tư nhân.......................................................................................................102
3.4.4. Gia tăng đóng góp đối với phát triển kinh tế - xã hội......................106
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.....................................................................................................110
3.3.1 Môi trường pháp lý, nhận thức xã hội..............................................110
3.3.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm...........................................................115
3.3.3 Vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh.................................................115
3.3.4 Trình độ quản lý, chất lượng lao động................................................116
3.3.5 Trình độ khoa học công nghệ...........................................................117


3.3.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa...................................................................................118
3.4 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa...124
3.4.1 Kết quả.............................................................................................124
3.4.2 Hạn chế.............................................................................................127
3.4.3 Nguyên nhân.....................................................................................130
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................133
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.................................................................135
4.1 Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân............135
4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Thanh Hóa.........................139
4.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................139
4.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................139
4.3 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa..........140
4.3.1 Hồn thiện các chính sách hỗ trợ cấp tỉnh để phát triển kinh tế tư nhân
...................................................................................................................140
4.3.2 Phát triển kết cấu hạ tầng.................................................................146

4.3.3 Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò kinh tế tư nhân...............148
4.3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân...........................149
4.3.5 Phát huy năng lực nội sinh của khu vực kinh tế tư nhân..................149
4.3.6. Giải pháp khác.................................................................................152
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4................................................................................157
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................158
1. Kết luận.....................................................................................................158
2. Kiến nghị...................................................................................................159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

VIẾT TẮT

NGHĨA

1

ADB

Asian Development Bank

3

CNH


Cơng nghiệp hóa

4

CTCP

Cơng ty cổ phần

5

CTTNHH

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

6

DN

Doanh nghiệp

7

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

8

DNTN


Doanh nghiệp tư nhân

9

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

10

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

13

HĐH

Hiện đại hóa

14

KHCN


Khoa học cơng nghệ

15

KTTN

Kinh tế tư nhân

16

KTNN

Kinh tế nhà nước

17

KTTT

Kinh tế thị trường

18

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

19

MBSX


Mặt bằng sản xuất

20

MTPL

Môi trường pháp lý

21

NCS

Nghiên cứu sinh

22

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

23

PTTN

Phát triển tư nhân

24




Quyết định

25

SX, KD

Sản xuất, kinh doanh

26

TBTN

Tư bản tư nhân

27

TĐQL

Trình độ quản lý

28

TP

Thành phố

29

TPKT


Thành phần kinh tế


30

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

31

TTTT

Thị trường tiêu thụ

32

TW

Trung ương

33

UBND

Ủy ban nhân dân

34

WTO


Tổ chức Thương mại Thế giới

35

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số điểm nghiên cứu, số mẫu điều tra về phát triển doanh nghiệp tư
nhân tỉnh Thanh Hóa.......................................................................................23
Bảng 1.2: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................24
Bảng 1.3: Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp qua phiếu điều tra.............25
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2015 - 2019.............................74
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019 75
Bảng 3.3: Phân bổ dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019...................79
Bảng 3.4: Lực lượng lao động của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019....81
Bảng 3.5: Các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2015-2019........................................................................................................86
Bảng 3.6: Tình hình đăng ký và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019.....................................................................88
Bảng 3.7: Phân bổ các loại hình kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
(theo địa phương) giai đoạn 2015-2019..........................................................89
Bảng 3.8: Doanh nghiệp kinh tế tư nhân phân bổ theo ngành năm 2019.......91
Bảng 3.9 Vốn SXKD bình quân hàng năm phân theo khu vực kinh tế ở tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019.....................................................................93
Bảng 3.10: Vốn SXKD bình quân hàng năm của khu vực KTTN tỉnh Thanh

Hóa, giai đoạn 2015-2019...............................................................................94
Bảng 3.11: Quy mơ vốn của doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế ở tỉnh
Thanh Hóa, năm 2019.....................................................................................95
Bảng 3.12: Số lao động khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2015-2019........................................................................................97
Bảng 3.13: Quy mơ lao động của doanh nghiệp trong các TPKT ở tỉnh Thanh
Hóa, năm 2019................................................................................................98
Bảng 3.14: Diện tích đất bình qn của các cơ sở KTTN khảo sát..............101


Bảng 3.15: Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của khu vực KTTN tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2015-2019..............................................................................103
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của khu vực KTTN tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2015-2019......................................................................................104
Bảng 3.17: Doanh thu, lợi nhuận bình quân của các cơ sở kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2018...............................................................105
Bảng 3.18: GRDP phân theo thành phần kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2015 - 2019....................................................................................................107
Bảng 3.19: Nộp ngân sách bình quân của khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Thanh
Hóa................................................................................................................108
Bảng 3.20: Thu nhập bình quân của NLĐ phân theo loại hình doanh nghiệp
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015-2019............................................................109
Bảng 3.21: Đánh giá được ảnh hưởng các chính sách ưu đãi của các cơ sở
kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa..................................................................111
Bảng 3.22: Mức độ quan trọng các chính sách ưu đãi của các cơ sở kinh tế tư
nhân ở Tỉnh Thanh Hóa.................................................................................114
Bảng 3.23: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha.............................................................................................................119
Bảng 3.24: Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập...........119
Bảng 3.25. Ma trận xoay trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc

lập..................................................................................................................120
Bảng 3.26. Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình..........................122
Bảng 3.27: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.................................................123
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khung phân tích phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Thanh Hóa ..........21
Hình 2.1: Mơ hình phát triển kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn đuổi theo các
nước đi trước ..................................................................................................54


Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa ................................................67
Hình 3.2: Doanh thu thuần của các thành phần kinh tế chủ yếu tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2016-2020 .............................................................................125
Hình 3.3: Đóng góp GRDP và nộp ngân sách khu vực kinh tế tư nhân giai
đoạn 2016 - 2020 ..........................................................................................126
Hình 3.4: Kết quả thu hút, tạo việc làm cho người lao động khu vực kinh tế tư
nhân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020 ..................................................127


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm 1958 đến trước đổi mới, kinh tế tư nhân (KTTN) Việt
Nam gần như bị xóa bỏ hồn tồn, nhà nước chỉ tập trung phát triển kinh tế
nhà nước và kinh tế tập thể nên đã bỏ qua một động lực lớn cho tiến trình phát
triển của đất nước. Đến đại hội VI của Đảng, khi mơ hình kinh tế tập thể và
kinh tế quốc doanh ngày càng trở nên kém hiệu quả, kinh tế tư nhân mới
chính thức được cơng nhận trở lại. Từ đó đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã
có những đóng góp to lớn cho đất nước và ngày càng nhận được sự quan tâm
đặc biệt của Đảng và Nhà nước.
Năm 1995, trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, khu vực kinh

tế nhà nước chiếm tới 42% trong khi khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm
27,6% [53]. Tuy nhiên, sau 20 năm đổi mới, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực
kinh tế nhà nước đã giảm chỉ còn 38% trong khi đó khu vực tư nhân đã tăng
lên 38,7% tăng hơn 10 điểm phần trăm so với 1995 [53]. Bên cạnh đó, khu
vực kinh tế tư nhân cũng góp phần giải quyết rất nhiều việc làm cho xã hội.
Năm 2000 tồn khu vực kinh tế tư nhân có 32,358 triệu lao động trong khi
khu vực kinh tế nhà nước là 4,358 triệu lao động. Đến năm 2015, khu vực tư
nhân đã giải quyết cho 45,450 triệu lao động trong khi khu vực nhà nước chỉ
đáp ứng được 5,185 triệu lao động, tăng chưa đến 1 triệu lao động so với 15
năm trước đây [53].
Mặc dù vậy, quá trình phát triển của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay
vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, hạn chế. Trong đó phải kể đến những vấn đề
của môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng, tình trạng thiếu bình đẳng này đã
lâu nhưng chậm được khắc phục khiến cho môi trường kinh doanh bất định
nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp [62]. Luật và việc thi hành luật có
liên quan tới kinh tế tư nhân có nhiều rào cản, việc thực hiện chính sách
khơng thống nhất gây ra những tranh cãi khơng đáng có giữa doanh nghiệp
(DN) và các cơ quan cơng quyền. Bên cạnh đó, chi phí kinh doanh cao so với
1


các nước trong khu vực làm hạn chế khả năng sinh lời, làm cản trở việc tích
lũy vốn đầu tư mới. Bản thân khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung còn nhỏ và
yếu kém, vốn điều lệ của doanh nghiệp nhóm này tăng chậm, đa số doanh
nghiệp quy mơ vừa và nhỏ, chỉ có một số doanh nghiệp lớn có cơng nghệ hiện
đại dẫn đến thiếu bền vững về lâu dài… Đồng thời, các yếu tố như ý chí kinh
doanh, tâm lý đầu tư vẫn còn thấp, việc tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng tổ
chức khó khăn và các yếu tố bên ngoài cũng như nội tại khác khiến cho khu
vực kinh tế tư nhân phát triển chậm. Do đó, việc nghiên cứu và đưa các giải
pháp để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là việc làm bức

thiết hiện nay. Đây cũng là chủ trương và quan điểm của Đảng tại đại hội XII
(2016), nhằm tạo ra những đột phá mới thuận lợi cho phát triển của kinh tế tư
nhân trong bối cảnh tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” và hội nhập quốc tế của
Việt Nam đang diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ.
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc Trung bộ, là một tỉnh lớn cả về diện tích và
dân số, là nơi có cả đường biển, đồng bằng, vùng núi và đường biên giới.
Những năm qua, Thanh Hóa hiện cũng là tỉnh đang có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019,
Thanh Hóa xếp ở vị trí 23/63, là nơi có nhiều khu công nghiệp được đầu tư cơ
sở hạ tầng hiện đại và có hệ thống giao thơng thuận tiện, cả đường thủy,
đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Kinh tế tư nhân trên địa bàn cũng
có những bước phát triển mạnh mẽ. kinh tế tư nhân đóng góp 30.800 tỷ đồng
tăng 14,2% so với năm 2018, khu vực này còn giải quyết việc làm cho hàng
trăm ngàn lao động của tỉnh trong những năm qua [23].
Mặc dù vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân Thanh Hóa vẫn được đánh
giá là còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh đúng tiềm năng, thê mạnh của tỉnh.
Tốc độ phát triển kinh tế tư nhân còn chậm hơn so với tốc độ tăng trường kinh
tế trung bình của cả nước, tính cạnh tranh thấp, giá trị vốn hóa, giá trị sản xuất
và trao đổi hàng hóa thấp là những vấn đề mà khu vực kinh tế tư nhân phải
đối mặt hiện nay. Trong khi đó, tỉnh cịn rất nhiều nguồn lực và tài nguyên
2


chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển của
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh hiện nay có một vai trị to lớn, mang lại nhiều
lợi ích kinh tế, xã hội. Đây được xem là hướng đi cốt lõi trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian qua, đã có nhiều
cơng trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về kinh tế
tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên
cứu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là sau

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một
động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Với mục
đích xây dựng nền tảng khoa học cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy q trình này diễn ra
một cách nhanh chóng và hiệu quả nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài
luận án “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển
kinh tế tư nhân; Xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế tư nhân;
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa thời gian vừa qua; Từ đó, đưa ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tư
nhân của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế tư nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế tư nhân.
3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn
2015 - 2019; Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018, 2019; Giải pháp

đề xuất đến năm 2030;
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển của
kinh tế tư nhân trên 4 nội dung:
+ Gia tăng số lượng cơ sở kinh tế tư nhân;
+ Mở rộng quy mô các nguồn lực cơ sở kinh tế tư nhân;
+ Nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh tế tư nhân;
+ Gia tăng sự đóng góp của cơ sở kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh
tế - xã hội;
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân là gì? Nội dung phát triển
kinh tế tư nhân được đánh giá trên những khía cạnh nào?
2) Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
thời gian qua ra sao? Những nhân tố nào tác động đến phát triển kinh tế tư
nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
3) Cần có những giải pháp nào cho phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh
Thanh Hóa thời gian tới?
5. Những đóng góp khoa học của luận án
5.1. Đóng góp về lý luận
Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế tư nhân;
Xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế tư nhân;
5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển KTTN ở tỉnh Thanh Hóa và đưa
ra những thành tựu, hạn chế của phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thanh Hóa;
- Xây dựng và kiểm định mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, luận án đã chỉ ra được:
Thị trường tiêu thu có ảnh hưởng mạnh nhất tới phát triển kinh tế tư nhân.
4


Thứ tự ảnh hưởng tiếp theo bao gồm biến Vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh;

Trình độ quản lý, chất lượng lao động; Môi trường pháp lý, nhận thức xã hội
và Trình độ khoa học cơng nghệ. Từ đó, luận án đã đề xuất giải pháp đẩy
mạnh phát triển KTTN ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm tới.
- Kết quả nghiên cứu luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản
lý các nhà khoa học của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng
biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
phương pháp nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân;
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Chương 4: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Phát triển KTTN đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ và phạm vi tiếp cận khác nhau. Kết quả
nghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp,
sách tham khảo và chuyên khảo, luận văn, luận án, bài báo được đăng tải trên
các báo và tạp chí... Có rất nhiều cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về KTTN
của các học giả trong và ngồi nước đã được cơng bố, liên quan đến đề tài của
luận án như sau:
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu của nước ngoài
Baulch và cộng sự (2002) trong nghiên cứu của mình đã nêu các tác

động chính sách đầu tư đối với phát triển kinh tế tư nhân. Nghiên cứu đã gợi
mở những thơng tin bổ ích về cơng tác hoạch định chính sách, cũng như tổ
chức thực hiện chính sách của Chính phủ, cần chú ý đến yếu tố văn hóa của
từng dân tộc cũng như điều kiện KT-XH của từng vùng miền.
Asian Development Bank (ADB) (2003) với nghiên cứu “Private sector
assessment people’s republic of China” (Đánh giá khu vực tư nhân ở Trung
Quốc) [62], nghiên cứu này được tiến hành cho toàn bộ khu vực KTTN gồm
DNTN và hộ cá thể ở Trung Quốc trong 04 giai đoạn: 1978 - 1985, 1986 1991, 1991 - 2000, 2001- 2003. Nghiên cứu đã đề cập một số nội dung liên
quan tới môi trường vĩ mô, hành lang pháp lý và những yếu tố cản trở sự hoạt
động của KTTN. Điểm đáng lưu ý là nghiên cứu này đã xem xét tác động của
việc Trung Quốc gia nhập WTO đến sự phát triển KTTN.
Thomas và Brill (2003) với nghiên cứu “Private entreprenuers in China
and Vietnam: social and political functioning of strategic groups” (Doanh
nhân tư nhân Trung Quốc và Việt Nam: chức năng xã hội và chính trị) [97].
6


Nghiên cứu so sánh sự giống nhau và khác nhau về thể chế kinh tế, chính trị,
xã hội giữa hai quốc gia Trung Quốc, Việt Nam và tìm hiểu chức năng xã hội
và chính trị của doanh nhân ở Trung Quốc, Việt Nam. Dựa trên kết quả khảo
sát các doanh nhân Trung Quốc và Việt Nam, tác giả cho rằng ở hai quốc gia
này, doanh nhân đều mong muốn có tiếng nói thực sự trong việc đưa ra các
quyết định chính trị. Điều đó trở nên rõ ràng khi trong những thập kỷ vừa qua
doanh nhân đã có thu nhập và địa vị xã hội có ảnh hưởng đáng kể trên tất cả
các tầng lớp xã hội.
Schaumburg và Henrik (2005) với nghiên cứu “Private-sector
development in a transition economy: The case of Vietnam” (Phát triển khu
vực tư nhân trong nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp của Việt Nam) [91].
Nghiên cứu đã chỉ ra kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới năm
1986, sự phát triển của khu vực tư nhân là một mối quan tâm trong chính sách

của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam. KTTN đang trở thành nhân tố
quan trọng đóng góp cho kinh tế Việt Nam trong việc duy trì tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, sự phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam
cịn ở trình độ thấp, quy mô nhỏ và đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
lớn của nhà nước và doanh nghiệp nước ngồi. Xóa đói giảm nghèo đã được
thực hiện rất ấn tượng nhưng sự bất bình đẳng vẫn cịn là một thách thức đối
với nền kinh tế Việt Nam.
Katharina và cộng sự (2009) đã chỉ ra các ưu đãi tư nhân dẫn đến tiết
kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong đầu tư. Tác giả cho rằng khu vực
KTTN có năng suất lao động cao hơn và hiệu quả hoạt động vượt trội so với
hệ thống các loại hình cơng ty thuộc sở hữu của nhà nước. Nghiên cứu của
Rui (2008) cũng cho thấy, hệ thống quản lý hoạt động của khu vực KTTN tốt
hơn sơ với khu vực quản lý nhà nước. Khu vực tư nhân quản lý tốt hơn ở các
khía cạnh chất lượng, tỷ lệ thất thốt và năng suất lao động. Tương tự, nghiên
cứu của Joseph (2007) cho thấy, doanh nghiệp tư nhân được khách hàng đánh
giá cao về chất lượng, khả năng chi trả, mạng lưới cung cấp được mở rộng và
7


mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Đây là tiền đề cho sự phát triển bền
vững của khu vực KTTN [78].
Zheng và Yang (2012) trong tác phẩm “Chinese private sector
development in the past 30 years: retrospect and prospect” (Sự phát triển của
khu vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [74],
đã phân tích sự khác biệt của KTTN thời cải cách, mở cửa so với giai đoạn
trước đó ở Trung Quốc. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của KTTN hiện
nay là hợp pháp, là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế thị trường ở Trung
Quốc. Vì nó có ví trí quan trọng, có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, kích thích
thị trường cạnh tranh, tăng việc làm và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác
nhau trong đời sống xã hội.

Phetsavong và Ichihashi (2012) với nghiên cứu “The Impact of Public
and Private Investment on Economic Growth: Evidence from Developing
Asian Countries” (Tác động của đầu tư công và tư nhân đối với tăng trưởng
kinh tế: Bằng chứng từ các nước đang phát triển Châu Á) được đăng trong kỷ
yếu hội thảo của trường Nghiên cứu phát triển và hợp tác quốc tế, Đại học
Hiroshima [85]. Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của
khu vực công, FDI và tư nhân trong nước đối với các nước đang phát triển ở
Châu Á giai đoạn 1984 - 2009. Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu tư của tư
nhân trong nước đóng vai trị quan trọng nhất, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đứng thứ hai là FDI, trong khi khu vực công dường như làm tổn hại đến tăng
trưởng kinh tế. Ngồi ra, khu vực cơng ở các nước đang phát triển của Châu
Á được đầu tư quá lớn đã làm giảm tác động tích cực của FDI và đầu tư của
tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu về phát triển khu vực KTTN, Suhaiza (2013) đề cập
đến tầm quan trọng của các nhân tố: Quản lý; Cam kết của cộng đồng; Khuôn
khổ pháp lý [92]; Chính sách kinh tế và Tính sẵn có của thị trường tài chính.
Nghiên cứu đã chứng minh được sự tác động của các nhân tố trên, đồng thời
chỉ ra được phương hướng phát triển cho khu vực KTTN. Dahiru và
Muhammad (2015) đã chỉ ra các nhân tố góp phần tạo nên thành công cho các
8


dự án đầu tư của khu vực KTTN quan trọng nhất như: Quản trị tốt; Có chính
sách hạn chế rủi ro về chính trị; Phân bổ rủi ro và chia sẻ rủi ro thích hợp; Có
một liên minh các doanh nghiệp tư nhân mạnh mẽ; Ổn định pháp luận và
chính trị.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Robert và Albert (2015) [93] đã
chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN. Trong đó, nhóm
tác giả đề cập 5 nhân tố quan trọng nhất bao gồm: (1) Phân bổ rủi ro và chia
sẻ rủi ro thích hợp; (2) Liên doanh tư nhân mạnh; (3) Hỗ trợ chính trị; (4) Hỗ

trợ cộng đồng; (5) Nghiên sắm minh bạch. Tương tự, Ernest và Albert (2017)
[93] nhấn mạnh vai trò quan trọng của hỗ trợ chính trị và khả năng chấp nhận
đối với các hình thức đối tác; Cam kết và ủng hộ của Chính phủ đối với các
hoạt động đầu tư vào lĩnh vực KTTN; Ổn định chính trị; Khung pháp lý đầy
đủ và cơ quan ký kết hợp đồng được tổ chức tốt và có sự cam kết chặt chẽ.
Các nhân tố này là cơng cụ góp phần làm giảm chi phí, rủi ro, thúc đẩy sự
thành cơng của các dự án đầu tư vào khu vực KTTN.
Theo Ernest và Albert (2016) [76], trong những thập kỷ gần đây, sự
tham gia của khu vực KTTN trong việc cung cấp và quản lý tài sản công và
dịch vụ cơ sở hạ tầng thông qua các quan hệ đối tác Nhà nước - tư nhân đã
tăng lên đáng kể. Khu vực KTTN hiện đang tham gia sâu bằng nhiều hình
thức khác nhau từ dịch vụ cung cấp cho đầu tư tài chính trong các lớp phức
tạp của sở hữu tồn cầu và hợp đồng các mối quan hệ (Kate, 2013). Harris
(2003) [73] cho rằng, các chính phủ trên thế giới đã theo đuổi các chính sách
liên quan đến thu hút sự tham gia của khu vực KTTN trong việc cung cấp và
tài trợ cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Đầu tư vào khu vực KTTN nhằm cải
thiện tính bền vững và giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và các nhà
tài trợ (Foster, 2012) [77].
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Tạ Minh Thảo (2006) với cơng trình nghiên cứu “Các nhân tố
tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp khu vực KTTN ở một số tỉnh phía
Bắc và phía Nam” [47]. Nghiên cứu đã chỉ ra, sự phát triển KTTN đem lại
9



×