Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Phân tích việc áp dụng lean Manufacturing tại bộ phận in Tampo của Công ty TNHH công nghiệp Plus Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VIỆC ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING
TẠI BỘ PHẬN IN TAMPO CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM

SVTH

: Nguyễn Thị Yến Nhi

MSSV

: 16124148

Khố

: 2016

Ngành

: Quản lý cơng nghiệp

GVHD

: TS. Nguyễn Thị Thanh Vân


TP.HCM, Tháng 7 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian tìm hiểu về đề tài “Phân tích việc áp dụng Lean Manufacturing
tại Bộ phận In Tampo của Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam”, em đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp theo đúng tiến độ dự kiến. Để đạt được kết quả này, em đã
cố gắng và nỗ lực thực hiện, đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và
quan tâm của q thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và Ban lãnh đạo trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức bổ ích và quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường. Và đặc biệt, để
có thể hồn thành tốt bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
Nguyễn Thị Thanh Vân đã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận, giúp em có thể hồn thành đúng tiến độ báo cáo.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các Anh (Chị), Ban lãnh đạo Công ty TNHH
Công nghiệp Plus Việt Nam đã tạo điều kiện thực tập tại quý công ty trong thời gian
qua. Đặc biệt em chân thành cảm ơn các Anh (Chị) tại Bộ phận In Tampo, đặc biệt cảm
ơn chị Nguyễn Thị Thu Cẩm (Trưởng Bộ phận In Tampo) đã nhiệt tình giúp đỡ, quan
tâm và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại cơng ty, để em có thể hoàn thành
tốt bài báo cáo này.
Tuy đã rất cố gắng hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp nhưng chắc chắn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý
thầy cơ và các bạn để có thể hồn thiện tốt hơn.
Kính chúc Q Cơng ty TNHH Cơng nghiệp Plus Việt Nam, Quý thầy cô và các
bạn sức khỏe và thành công.
Thân ái!

Tp. HCM, ngày 27 tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Yến Nhi
Trang iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT
PVI
PSC

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Plus Vietnam Industrial

Cơng ty TNHH Cơng nghiệp
Plus Việt Nam
Tập đồn Plus Nhật Bản

QA

Plus Stationery
Corporation
Toyota Production
System
Total Productive
Maintenance
Total Quality
Management

Quality Assurance

QC

Quality Control

Phòng Quản lý chất lượng

NG

No good

Hàng lỗi

TPS
TPM
TQM

Hệ thống sản xuất Toyota
Hệ thống Bảo trì năng suất tồn
diện
Hệ thống quản lý chất lượng
tồn diện
Nhân viên kiểm soát chất lượng

TNHH

-

Trách nhiệm hữu hạn


DN

-

Doanh nghiệp

KCN

-

Khu Công nghiệp

BP

-

Bộ phận

NVL

-

Nguyên vật liệu

NPL

-

Nguyên phụ liệu


SP

-

Sản phẩm

BTP

-

Bán thành phẩm

TT

-

Tổ trưởng

TC

-

Trưởng ca

SX

-

Sản xuất


KT

-

Kỹ thuật

PKT

-

Phòng Kỹ thuật

KCS

-

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

KV

-

Khu vực

CNVH

-

Công nhân vận hành


TGNM

-

Thời gian ngừng máy
Trang v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê các máy móc ở PVI .............................................................. 12
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực bộ phận In Tampo ................................................... 35
Bảng 3.2: Thời gian ngừng máy phát sinh tại máy INJ 2 tháng 8/2019........................ 39
Bảng 3.3: Quy trình in ................................................................................................... 49
Bảng 3.4: Bảng định mức in (2019) .............................................................................. 52
Bảng 3.5: Kế hoạch bảo trì thiết bị nội bộ (2019) ......................................................... 55
Bảng 3.6: Kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị theo tổ .................................................... 56
Bảng 3.7: Phiếu sửa chữa và bảo trì thiết bị .................................................................. 57
Bảng 3.8: Bảng hoạch định thời gian in trước Kaizen (2019) ...................................... 61
Bảng 3.9: Bảng hoạch định thời gian in sau Kaizen (2019) .......................................... 62
Bảng 3.10: Bảng kế hoạch thời gian hoàn tất đơn hàng (11/2019) ............................... 63
Bảng 4.1: Tỷ lệ lỗi sản phẩm Eco mini tại bộ phận In Tampo trong tháng 1 - 10 (2019)
....................................................................................................................................... 68
Bảng 4.2: Bảng thống kê các lỗi thường xuyên xảy ra trong tháng 10 của mã hàng Eco
mini khi in ...................................................................................................................... 70
Bảng 4.3: Cách thức cải tiến khi hiệu chỉnh và bảo trì máy .......................................... 77
Bảng 4.4: Cách thức cải tiến khi thao tác công nhân không chuẩn ............................... 79
Bảng 4.5: Bảng kế hoạch kiểm sốt và duy trì những vấn đền cần cải thiện ................ 80
Bảng 4.6: Bảng mô phỏng tỷ lệ lỗi BTP trước và sau cải tiến ...................................... 81
Bảng 4.7: Hệ thống giải thưởng đề xuất để khuyến khích ý thức người lao động ........ 85


Trang vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Nhà máy Plus tại Biên Hịa – Đồng Nai.......................................................... 5
Hình 1.2: Một số sản phẩm của PVI................................................................................ 9
Hình 1.3: Quy trình sản xuất Whiper và Tape Glue ...................................................... 15
Hình 1.4: Các máy ép nhựa tại PVI ............................................................................... 16
Hình 1.5: Máy Shrink Pack ........................................................................................... 16
Hình 1.6: Quy trình sản xuất File nhựa ......................................................................... 17
Hình 1.7: Máy Extruder ................................................................................................. 18
Hình 2.1: Mơ hình triển khai Lean Manufacturing ....................................................... 30
Hình 3.1: Hoạt động sản xuất thường ngày tại Bộ phận In Tampo............................... 31
Hình 3.2: Máy in Tampon một màu và nhiều màu ....................................................... 32
Hình 3.3: In Tampon có thể cùng một lúc in trên tất cả các mặt của một đối tượng .... 32
Hình 3.4: Nguyên lý chung của in Tampon .................................................................. 34
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức Bộ phận In Tampo .................................................................. 35
Hình 3.6: Lượng hàng xuất tại bộ phận In Tampo tháng 8-11 năm 2019 ..................... 36
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các hoạt động làm ngừng máy .............................. 39
Hình 3.8: Đồ thị theo dõi tỷ lệ hàng lỗi tại bộ phận In Tampo (2019) .......................... 40
Hình 3.9: Sàng lọc BTP sau khi nhập kho .................................................................... 42
Hình 3.10: Sắp xếp các dụng cụ, vật tư theo 5S ............................................................ 43
Hình 3.11: Sắp xếp khn cho phù hợp theo 5S ........................................................... 43
Hình 3.12: Vệ sinh máy theo 5S .................................................................................... 44
Hình 3.13: Bảo quản và vệ sinh làm mới màng film quấn cho bản dự phịng .............. 45
Hình 3.14: Phong trào thi đua 5S tại PVI ...................................................................... 46
Hình 3.15: Buổi đào tạo 5S cho nhân viên tại PVI ....................................................... 46
Hình 3.16: Biểu mẫu các thao tác chuẩn ....................................................................... 50
Hình 3.17: Sơ đồ kế hoạch bảo trì máy móc, thiết bị .................................................... 54

Hình 3.18: Nhân viên bảo trì máy móc thiết bị định kỳ ................................................ 56
Hình 3.19: Hệ thống đèn Andon.................................................................................... 58
Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện TGNM phát sinh do hỏng hóc tại máy INJ 2 (2019) ....... 59
Hình 3.21: Dịng chảy của BTP in trước khi Kaizen .................................................... 60
Hình 3.22: Dịng chảy của BTP in sau khi Kaizen ........................................................ 60
Hình 3.23: Biểu đồ biến thiên tổng thời gian in của các mã hàng trước và sau Kaizen62
Hình 3.24: Hình ảnh thực trạng cần cải thiện cơng cụ quản lý trực quan ..................... 66
Trang vii


Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lỗi sản phẩm Eco mini tại bộ phận In Tampo trong
tháng 1 - 10 (2019) ........................................................................................................ 69
Hình 4.2: Biểu đồ Pareto phân tích các lỗi thường xuyên xảy ra khi in ở mã hàng Eco
mini trong tháng 10-2019 .............................................................................................. 71
Hình 4.3: Biểu đồ xương cá của lỗi in lem, mất nét ...................................................... 72
Hình 4.4: Biểu đồ xương cá của lỗi in lệch ................................................................... 72
Hình 4.5: Biểu đồ xương cá của lỗi U holder khơng in, sai nội dung in ấn .................. 73
Hình 4.6: Biểu đồ xương cá tổng hợp các nguyên nhân có thể gây ra lỗi BTP khi in ở
mã hàng Eco mini .......................................................................................................... 74
Hình 4.7: Tỷ lệ lỗi BTP mã hàng Eco mini trước và sau cải tiến ................................. 82

Trang viii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..........................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN............................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ..................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỤC LỤC ......................................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Kết cấu các chương của báo cáo ............................................................................. 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM ... 4
1.1. Tổng quan về công ty ........................................................................................... 4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 6
1.3. Sản phẩm .............................................................................................................. 8
1.4. Khách hàng và thị trường ..................................................................................... 9
1.5. Tình hình nhân sự tại cơng ty ............................................................................. 10
1.6. Cơ cấu và quy trình sản xuất .............................................................................. 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LEAN............................................................ 19
2.1. Sơ lược về Lean.................................................................................................. 19
2.1.1. Khái niệm về Lean Manufacturing ............................................................. 19
2.1.2. Lịch sử hình thành Lean Manufacturing..................................................... 19
2.1.3. Mục tiêu của Lean Manufaturing................................................................ 20
2.1.4. Các nguyên tắc chính của Lean Manufaturing ........................................... 21
2.2. Các lãng phí theo Lean ....................................................................................... 22
2.3. Các công cụ và phương pháp trong Lean Manufacturing ................................. 24
2.3.1. Cơng cụ 5S .................................................................................................. 24
2.3.2. Chuẩn hóa cơng việc ................................................................................... 25
2.3.3. Bảo trì ngăn ngừa ........................................................................................ 26
Trang ix



2.3.4. Kaizen ......................................................................................................... 27
2.4. Triển khai Lean Manufacturing ......................................................................... 29
2.4.1. Thành phần tham gia................................................................................... 29
2.4.2. Kế hoạch triển khai Lean Manufacturing ................................................... 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING TẠI BỘ
PHẬN IN TAMPO CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM .... 31
3.1. Giới thiệu về Bộ phận In Tampo ........................................................................ 31
3.1.1. Giới thiệu phương pháp In Tampon ........................................................... 31
3.1.2. Q trình (cơng nghệ) In Tampon .............................................................. 34
3.2. Thực trạng hoạt động của Bộ phận In Tampo trong những năm qua ................ 35
3.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại Bộ phận In Tampo ........................................... 35
3.2.3. Thực trạng các loại lãng phí xuất hiện trong q trình sản xuất................. 36
3.3. Thực trạng áp dụng các công cụ Lean để giảm thiểu lãng phí tại Bộ phận In
Tampo........................................................................................................................ 40
3.3.1. Cơng cụ 5S .................................................................................................. 40
3.3.2. Chuẩn hóa cơng việc ................................................................................... 48
3.3.3. Bảo trì ngăn ngừa ........................................................................................ 53
3.3.4. Kaizen ......................................................................................................... 59
3.4. Nhận xét ............................................................................................................. 63
3.4.1. Lợi ích đạt được .......................................................................................... 63
3.4.2. Khó khăn ..................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ÁP DỤNG LEAN
MANUFACTURING TẠI BỘ PHẬN IN TAMPO CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP PLUS VIỆT NAM ......................................................................................... 67
4.1. Định hướng phát triển của PVI .......................................................................... 67
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác áp dụng Lean Manufacturing tại Bộ
phận In Tampo .......................................................................................................... 68
4.2.1. Thực hiện tiến trình DMAIC – cải thiện cơng tác kiểm sốt lỗi ................ 68
4.2.2. Các giải pháp khác ...................................................................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 89
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 91

Trang x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngành văn phòng phẩm là một trong những ngành thiết yếu trong cuộc sống, là
ngành cung cấp những sản phẩm phục vụ cho hoạt động văn phòng như: giấy, bút, ghim,
kẹp, băng dính, băng xóa, kéo cắt giấy, túi nhựa, cặp nhựa, túi bìa cứng, sổ cặp tài liệu,…
Cơng nghiệp văn phịng phẩm xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Trong ngành có hàng ngàn
doanh nghiệp lớn nhỏ đăng kí sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm. Hiện tại ở địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 2700 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 100
đơn vị trực tiếp sản xuất văn phòng phẩm.
“Thị trường kinh doanh văn phòng phẩm cũng rất lớn để cạnh tranh. Cùng với sự
phát triển kinh tế, nhu cầu về hàng hóa cũng tăng theo, đặc biệt là các mặt hàng tiêu
dùng, đồ gia dụng. Nhu cầu về các sản phẩm ngành giáo dục và văn phịng cũng khơng
ngoại lệ. Khối lượng vật dụng văn phòng phẩm tiêu thụ rất mạnh. Theo số liệu thống kê
của một nhóm tiếp thị thuộc cơng ty kinh doanh văn hóa phẩm, mỗi năm thị trường
TP.HCM tiêu thụ khoảng 300 tỷ đồng văn phịng phẩm. Trong đó các doanh nghiệp sản
xuất trong nước đáp ứng 5% lượng hàng cho nhu cầu, 35% là sản phẩm gia công với
linh kiện từ nước ngồi lắp ráp tại Việt Nam, 60% cịn lại là sản phẩm từ nước ngồi.”
Cơng ty TNHH Cơng nghiệp Plus Việt Nam là một trong những công ty chuyên
sản xuất văn phòng phòng phẩm lớn tại Việt Nam với vị thế cạnh tranh cao. PVI là công
ty con tại Việt Nam của PSC - công ty chuyên sản xuất văn phòng phẩm cao cấp của
Nhật Bản. PVI đã đưa hệ thống sản xuất đi vào hoạt động dần ổn định tại các nhà máy,
nâng cao năng suất, lợi thế cạnh tranh cũng như thõa mãn yêu cầu khách hàng. Tuy
nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy cần được
giải quyết như: những hoạt động sản xuất dư thừa gây lãng phí, sản phẩm lỗi cịn nhiều,

thời gian hoạt động sản xuất chưa tối ưu, nhiều yếu tố sản xuất được sử dụng chưa hợp
lý,… Vì vậy, cơng tác quản lý sản xuất đóng vai trị rất quan trọng và việc áp dụng
phương thức, công cụ quản lý sẽ giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng cũng như giảm
thiểu những lãng phí trong q trình sản xuất, làm tăng năng suất, chất lượng.
Hiện tại có rất nhiều mơ hình, phương pháp được các DN áp dụng để tiết giảm
chi phí, mang lại hiệu quả rất khả quan. Hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean
Trang 1


Manufacturing) là một trong số đó. Lean Manufacturing, cịn gọi là Lean Production, là
một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ những lãng phí trong
q trình sản xuất.”Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng năng
suất, rút ngắn thời gian sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Hiện
nay, Lean Manufacturing đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất
hàng đầu trên toàn thế giới.
Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác áp dụng Lean Manufacruring vào
quá trình sản xuất của cơng ty, tác giả xin chọn đề tài “Phân tích việc áp dụng Lean
Manufacturing tại Bộ phận In Tampo của Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt
Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về hệ thống quy trình sản xuất, các cơng đoạn sản xuất.
Xác định các yếu tố gây lãng phí, yếu tố sản xuất chưa được sử dụng hợp lý trong
quá trình sản xuất.
Tìm hiểu thực trạng triển khai các công cụ quản lý của Lean Manufacturing trong
Bộ phận In Tampo và nhận biết được các tồn đọng trong quá trình sản xuất.
Nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác áp dụng Lean
Manufacturing dựa trên những thuận lợi, khó khăn trên thực tế và định hướng cho các
yếu tố gây lãng phí tác động đến năng suất nhà máy.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu: việc áp dụng Lean Manufacturing tại Bộ phận In Tampo
của công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 6/2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Phương pháp quan sát trực tiếp:
Tìm hiểu, quan sát những gì được thực hiện trực tiếp trong nhà máy, các quy trình
liên quan đến sản xuất, con người và máy móc thiết bị,… Việc tìm hiểu thực trạng áp

Trang 2


dụng Lean từ việc quan sát thực tế sẽ giúp đưa ra những nhận định tổng quan và chính
xác hơn.
❖ Phương pháp thống kê:
Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các tài liệu của công ty, các tài liệu liên quan đến
quy trình sản xuất, cơng cụ Lean trong quản lý sản xuất,… Căn cứ vào đây sẽ tiến hành
thống kê các dữ liệu, phân tích và đưa ra các đánh giá về công tác này.

5. Kết cấu các chương của báo cáo
Đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Lean
Chương 3: Thực trạng áp dụng Lean Manufacturing tại Bộ phận In Tampo của Công ty
TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao công tác áp dụng Lean Manufacturing tại Bộ phận
In Tampo của Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam.

Trang 3



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
TNHH CÔNG NGHIỆP PLUS VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về cơng ty
Trụ sở chính: Số 3, Đường 1A, Khu Cơng nghiệp Biên Hịa II, Đồng Nai, Việt Nam;
Website: www.plusvietnam.com.vn;
Tel: +84 (251) 3836593;
Fax: +84 (251) 3836462;
Ngày thành lập: tháng 5 năm 1995;
Tổng diện tích: 26,410m2;
Diện tích xây dựng: 26,100m2;
Tổng vốn đầu tư: 20,450,000.00 USD;
Vốn pháp định: 10,100,000.00 USD;
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh văn phịng phẩm;
Trụ sở chính: Nhà máy Biên Hịa – Số 3, Đường 1A, KCN Biên Hòa II, Biên Hòa, Đồng
Nai, Việt Nam;
Nhà máy Nhơn Trạch: Lô 1T, Đường số 3 & 10, KCN Nhơn Trạch, Hiệp Phước, Nhơn
Trạch, Đồng Nai, Việt Nam;
Văn phòng TP.HCM: 422-424 Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM;
Số nhân viên: 2,400 nhân viên (tính đến cuối tháng 12/2018 bao gồm Nhà máy Nhơn
Trạch).
Công ty Plus Việt Nam (PVI) là một thành viên của tập đoàn Plus Nhật Bản
(PSC), là một trong những công ty hàng đầu chuyên sản xuất những sản phẩm văn phòng
phẩm như kim bấm, bút xóa kéo, hồ dán, bìa hồ sơ, cặp tài liệu và các vật dụng văn
phòng phẩm khác. Plus Việt Nam sản xuất hầu hết các sản phẩm của mình tại chính nhà
máy ở Việt Nam dựa trên nguồn nguyên liệu thô, linh kiện và phụ tùng chủ yếu nhập
khẩu từ Nhật Bản.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, Plus Việt Nam đã sản xuất và cung cấp những
sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, Nhật Bản cũng như


Trang 4


trên thế giới, dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến từ Nhật Bản cùng với
nguồn lực gần 2,500 nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên nghiệp, đặc biệt là việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, hệ thống quản lý môi trường ISO
14001:2015, tiêu chuẩn SA 8000:2014. Tất cả đã giúp Plus trở thành một trong những
nhà cung cấp văn phòng phẩm lớn, khẳng định địa vị và tên tuổi của mình trên thị trường
Nhật Bản và quốc tế.
Với triết lý kinh doanh của tập đoàn Plus là “Giá trị mới. Sự hài lịng mới”, Plus
Việt Nam đã khơng ngừng cải tiến liên tục để có thể sáng tạo ra những giá trị mới, đem
lại sự khác biệt cho sản phẩm với chất lượng cao, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả,
đáp ứng sự hài lòng của khách hàng một cách cao nhất.
Plus Việt Nam, với nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật và tư duy nắm bắt được sự mong
mỏi của khách hàng tại Nhật Bản, hiện đem đến những sản phẩm với nhiều chức năng
đa dạng, độc đáo được thiết kế dành cho các khách hàng trên toàn thế giới theo phương
châm “Chất lượng Nhật Bản trở thành chuẩn mực của thế giới”.

Hình 1.1: Nhà máy Plus tại Biên Hịa – Đồng Nai
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 5


1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ tháng 5/1995:
PVI nhận giấy phép đầu tư kinh doanh. Lịch sử của Plus Việt Nam bắt đầu từ
việc sản xuất thủ công các loại bấm ghim và kim bấm chỉ với 25 nhân viên. Sản phẩm
ra đời đầu tiên là bấm kim ST-010FE.

Giai đoạn 1996 - 1999:
Năm 1996, nhà máy đầu tiên của PVI được thành lập tại KCN Biên Hòa 2 và đi
vào sản xuất với quy mô lớn. Công ty bắt đầu nhập dây chuyền sản xuất băng chính xác
từ Nhật Bản và đi vào vận hành tại nhà máy.
Năm 1997, công ty đã cho ra đời sản phẩm bút xóa, mặt hàng được tiêu thụ số
một trên thế giới.
PVI cho ra đời các sản phẩm mới, đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng:
bấm ghim (PS-10X, PS-10F, PS-10W) và kim bấm NO.10, kim bấm PS-10N, băng xóa
V, ECO, MINI, kẹp từ, xóa bảng, mở bao thư,… Số lượng cơng nhân tăng lên 222 người
vì quy mơ sản xuất tăng lên, tiếp tục mở rộng sản xuất.
Giai đoạn 2000 – 2002:
PVI được công nhận chứng chỉ ISO 9002:1994.
Năm 2001, công ty bắt đầu triển khai sản phẩm băng dán. Công ty tiến hành xây
dựng nhà kho nằm trong khu vực nhà máy với diện tích 3,280m2 nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất ngày càng tăng.
PVI bắt đầu đưa phân xưởng PP File vào sản xuất và tiếp tục cho ra đời những
sản phẩm mới: bấm kim 3 chiều, bấm kim Tacka, băng xóa MR, bìa lá Clear File,… Số
lượng công nhân tăng lên 658 người.
Giai đoạn 2003 – 2005:
Năm 2003, PVI đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 với thành cơng trong việc quản lý
quy trình sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng một cách hiệu quả.
Năm 2004, PVI mở rộng nhà máy thứ 2 tại Biên Hòa, chứng tỏ sự phát triển mở
rộng của công ty.

Trang 6


Năm 2005: PVI khởi đầu với các sản phẩm File đựng hồ sơ. Công ty thực hiện
hoạt động quản lý theo công cụ TPM (Total Productive Maintenance) và TQM (Total
Quality Management). Công ty tiếp tục cho ra các sản phẩm mới như: bìa hồ sơ giấy,

băng xóa PETIT, PP Holder, băng dán Noripia, băng xóa ME, túi giấy IF,… Số lượng
công nhân tăng lên 1,800 người để đáp ứng quy mô sản xuất ngày càng lớn.
Giai đoạn 2006 – 2009:
Các sản phẩm của Plus được sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới và Việt Nam là
một trong số đó. PVI tập trung sản xuất các sản phẩm đang phát triển mạnh trong nước
và thúc đẩy kinh doanh tiếp thị cho những sản phẩm này.
Năm 2007, Bộ phận Phát triển Kỹ thuật (Thiết kế tự động) được thành lập.
Năm 2008, PVI bắt đầu triển khai chính thức các hoạt động tự động hóa sản xuất.
Năm 2009, nhà máy thứ 3 được khởi cơng xây dựng tại Biên Hịa để đáp ứng nhu
cầu gia tăng sản xuất.
Các loại sản phẩm mới ở giai đoạn này là: bìa lá Dejavu, băng xóa Slide, băng
xóa Flex Gun và Pal, bìa nút, bìa cây, bìa dán gáy,… Số lượng cơng nhân tăng tới mức
2,300 người vào năm 2006 và sau đó ổn định ở mức 1,850 người.
Giai đoạn 2010 đến nay:
PVI đưa nhà máy thứ 3 tại KCN Nhơn Trạch đi vào hoạt động ổn định.
Năm 2010, một nhà máy mới thứ 4 đã được xây dựng tại KCN Nhơn Trạch.
Năm 2011, nhà máy mới được phát triển và đi vào hoạt động để phục vụ đơn
hàng ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á.
Năm 2012, Bộ phận sản xuất khuôn kim loại dùng cho ép nhựa được thành lập
nhằm nâng cao tốc độ phát triển hơn nữa. Bằng việc tự sản xuất khn ngay tại nhà máy
PVI, chi phí và giá thành được giảm bớt.
Năm 2016, theo nhu cầu của khách hàng cùng với những thay đổi trong môi
trường xã hội xung quanh, PVI đã duy trì và thúc đẩy các hoạt động tự động hóa, giảm
sức lao động, hợp nhất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Năm 2017, số lượng công nhân tăng lên 2,430 người.

Trang 7


Hiện nay, PVI đã sản xuất hơn 3,000 mẫu mã sản phẩm văn phòng phẩm tại nhà

máy Biên Hòa và Nhơn Trạch. PVI tạo ra những sản phẩm văn phòng phẩm cho khách
hàng trên toàn thế giới trên phương châm “Chất lượng Nhật Bản trở thành chuẩn mực
của thế giới”.

1.3. Sản phẩm
Sản phẩm của cơng ty gồm các nhóm sản phẩm chính như sau:
Băng xóa: gồm Băng xóa V Classic, Băng xóa RS, Băng xóa LT, Băng xóa Mini,
Băng xóa Mini họa tiết, Băng xóa Push Pull, Băng xóa MR2, Băng xóa MR2 họa tiết,…
Băng dính 2 mặt: gồm Băng dán Norino Beans, Băng dán Norino Hyper, Băng
dán Spin Eco, Hồ khô Glue Stick,…
Sản phẩm học sinh: gồm Tập học sinh A5, Tập học sinh B5, Bút bi, Bút chì, Tẩy,
Băng trang trí, Băng trang trí Petit, Túi viết,…
Sản phẩm kim loại: gồm Bấm kim PS-10E, Bấm kim Pitahit, Bấm không dùng
kim, Bấm kim ST-050, Kẹp từ, Kim bấm số 10, Kim bấm số 3, Kéo lưỡi cong Asia, Kéo
lưỡi cong Japan, Kéo dạng bút, Kéo tiêu chuẩn, Dao rọc giấy,…
File bìa cịng: gồm Bìa cịng Happy Color, Bìa cịng Standard,…
File bìa nhựa: gồm Bìa 2-Ring Standard, Bìa 2-Ring Happy Color, Bìa D-Ring
Standard, Bìa D-Ring Happy Color, Bìa một kẹp Standard, Bìa một kẹp Happy Color,
Bìa nhiều lá Standard, Sổ lưu danh thiếp, Hộp lưu hồ sơ, Bìa lưu hồ sơ Pasty, Bìa lưu
hồ sơ Pasty, Bìa nhựa, Bìa lỗ, Bìa trình ký, Bìa phân trang, Bìa nút, Túi cá nhân,…
File giấy: gồm Bìa hồ sơ giấy, Túi giấy PF, Bìa giấy IF, Hộp hồ sơ giấy A4-E,
Hộp hồ sơ giấy A4-S,…

Trang 8


Hình 1.2: Một số sản phẩm của PVI
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.4. Khách hàng và thị trường

Thị trường tiêu thụ: 95% các sản phẩm của PVI được xuất khẩu sang Nhật và các
nước lân cận như: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Indonesia,… Còn lại
được bán tại Việt Nam.
Khách hàng tiêu dùng: Nhân viên văn phòng, Ngân hàng, Y tế, Trường học, Nhà
máy,… Nơi phân phối hàng tập trung tại khu chuyên về văn phòng phẩm, nhà sách, siêu
thị và các nhà phân phối.
Khách hàng công nghiệp: đối với khách hàng với nhu cầu cực lớn thì sẽ mua tại
các nhà phân phối lớn hoặc có thể kí hợp đồng trực tiếp với nhà máy sản xuất PVI để
đặt SX theo nhu cầu riêng của khách hàng như Công ty TNHH Metro Cash và Carry
Việt Nam, Công ty TNHH thiết bị văn phịng Minh Nam - Hà Nội, Cơng ty TNHH Công
nghiệp Giấy Vĩnh Thịnh - TP.HCM, Công ty TNHH TM-DV Hảo Vọng - TP.HCM,…
Phân khúc thị trường: hiện tại văn phịng phẩm có những phân khúc nhất định
như phân khúc sản phẩm chất lượng cao, phân khúc sản phẩm giá tốt, phân khúc đa dạng
hàng hóa, phân khúc mạng lưới phân phối rộng,… Sản phẩm của PVI hiện nằm ở phân
khúc chất lượng cao.
Trang 9


Đối thủ cạnh tranh của PVI gồm 3 nhóm:
-

Nhóm 1: các công ty sản xuất VPP chất lượng đến từ nước ngoài như Nhật, Đức,
Thái Lan, Đài Loan…(Kokuyo, Suremark, Elephant, SDI)

-

Nhóm 2: các nhà phân phối hàng giá rẻ từ Trung Quốc (Deli, Shutter…)

-


Nhóm 3: các nhà sản xuất trong nước (Thiên Long, Giai Phát, CS, Việt Đức…)
Đối với từng nhóm đối thủ cạnh tranh thì có những điểm mạnh và điểm yếu riêng,

cụ thể là:
-

Nhóm 1: mạnh về chất lượng, yếu về giá cả.

-

Nhóm 2: mạnh về giá cả nhưng yếu về chất lượng.

-

Nhóm 3: có thế mạnh về sân nhà nhưng yếu về chất lượng sản phẩm.
Theo từng thời điểm cụ thể thì có những chiến lược riêng cho từng đối thủ cạnh

tranh và các chủng loại sản phẩm. Hiện PVI đang bị cạnh tranh tập trung ở các sản phẩm
như File nhựa, băng xóa, kim No.10, bấm kim 10.
Do nhu cầu của con người ngày càng cao, thị trường văn phòng phẩm sẽ phát
triển mạnh mẽ trong tương lai, đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều dẫn dến
phải cạnh tranh gay gắt. Với nhiều sự lựa chọn, khách hàng không chấp nhận những sản
phảm kém về chất lượng và mẫu mã thô cứng mà cần những sản phẩm đảm bảo chất
lượng theo chuẩn quốc tế, mẫu mã đẹp. Để đáp ứng nhu cầu tiềm năng trong tương lai,
PVI sẽ phải cải tiến sản xuất để đáp ứng các sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Dự
báo PVI sẽ tăng 250% doanh thu nội địa trong vịng 3 năm tới.

1.5. Tình hình nhân sự tại cơng ty
Chức năng các phòng ban:
❖ Tổng giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty, chỉ huy tồn bộ bộ

máy quản lý của nhà máy, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, ban hành quy chế quản lý nội bộ.
❖ Phó giám đốc: Giúp giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của bộ phận,
được giám đốc ủy quyền thay để giải quyết các công việc trong cơng ty, tích cực
giám sát hoạt động các phòng ban dưới để mang lại hiệu quả hoạt động cao và
chịu trách nhiệm trước giám đốc.
Trang 10


❖ Bộ phân xuất nhập khẩu (IE): thực hiện công tác nhập nguyên liệu vào kho, tìm
phương tiện vận chuyển sản phẩm từ kho xuất đi nước ngoài,…
❖ Bộ phân quản lý thông tin (IC-IT): thực hiện nghiệp vụ phiên dịch, thông dịch
tiếng Nhật thường ngày, chịu trách nhiệm quản lý thông tin liên quan đến thiết
kế, tiêu chuẩn chất lựơng của sản phẩm (hình dáng, in ấn, đóng gói, bao bì,…)
Sau đó phát hành cho tất cả bộ phận sản xuất liên quan, vật tư và bộ phận quản
lý chất lượng sản phẩm.
❖ Bộ phận vật tư (PU): chịu trách nhiệm tìm nhà cung ứng, kiểm tra, theo dõi đơn
hàng, mua hàng đáp ứng cho kế hoạch sản xuất.
❖ Bộ phận quản lý sản xuất (PC): thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất thông qua
bộ phận quản lý vật tư, giá thành và kho.
❖ Bộ phận tổng vụ (GA): chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề hành chính, nhân sự,
văn thư, phong trào,…
❖ Bộ phận kế tốn: thực hiện kiểm kê, báo cáo các kết quả hoạt động kinh doanh
hàng tháng,…
❖ Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm (Quanlity Control): thực hiên kiểm tra
nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm trước khi xuất. Đóng vai trò quan trọng
trong việc quản lý chất lượng tại PVI.
❖ Bộ phận Film CPP: sản xuất các sản phẩm PP Holder và Bocket, Refill,…
❖ Bộ phận Extruder: sản xuất các loại màng và tấm mỏng bằng nhựa PP phục vụ
cho sản xuất Clear File, 2 Ring File, PP Holder, PP bag,…

❖ Bộ phận Flat File: chuyên sản xuất các loại File giấy xuất đi Nhật. Nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu nhà sản xuất File giấy hàng đầu,
công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị mới, đưa ra các chủng loại file mới
nhằm đa dạng hóa sản phẩm.
❖ Bộ phận Clear File: khơng ngừng nâng cao chất lượng Clear File, mở rộng kinh
doanh, nhằm hướng mục đích trở thành nhà sản xuất PP file hàng đầu.
❖ Bộ phận kim bấm giấy (Staple): sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ hiện
đại, đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS).

Trang 11


❖ Bộ phận lắp ráp (Assembly): là bộ phận thực hiện khâu cuối cùng của việc tạo
nên sản phẩm hoàn chỉnh. Luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Nhật bản cũng như
các tiêu chuẩn về chất lượng trên toàn thế giới.
❖ Bộ phận Tape Slitter: sử dụng 100% máy móc thiết bị, công nghệ và nguyên vật
liệu nhập từ Nhật. Đây là bộ phận sản xuất các cuộn băng xóa và băng dán phục
vụ cho tất cả các chủng loại của Plus.
❖ Bộ phận ép nhựa (Injection): với 66 máy ép nhựa có cơng suất từ 40-280 tấn và
250 khn ép nhựa các loại. Là bộ phận sản xuất các vật tư nhựa cho các loại sản
phẩm: băng xóa, băng dán, bấm, file,…
❖ Bộ phận phát triển kỹ thuật: nâng cao hiệu suất, chế tạo máy móc nhằm mục tiêu
tự động hóa.

1.6. Cơ cấu và quy trình sản xuất
❖ Số lượng máy móc trang thiết bị:
Bảng 1.1: Bảng thống kê các máy móc ở PVI
Bộ phận

Ép Nhựa


Tên máy

Số lượng

20 tấn

5

40 tấn

12

50 tấn

1

60 tấn

15

10 Đài Loan,
5 Nhật Bản

2005-2007

65 tấn

10


Nhật Bản

2006-2007

80 tấn

3

Nhật Bản

2007

90 tấn

3

Đài Loan

2007

110 tấn

10

5 Đài Loan,
5 Nhật Bản

2006-2007

120 tấn


4

Nhật Bản

2005-2006

140 tấn

8

4 Đài Loan,
4 Nhật bản

2006-2007

Trang 12

Xuất xứ

Ngày mua
2005-2007

Nhật Bản

2006-2007
2007


180 tấn


5

3 Đài Loan,
2 Nhật Bản

2005-2007

280 tấn

1

Nhật Bản

2007

Máy in tampo

10

Máy ép nhiệt

1

Máy Slitter

6

Máy xỏ Core


4

In

Tape Slitter

2006
Nhật Bản
2006
Nhật Bản

2006
2008

Việt Nam
Máy mài dao

1

2006

Máy đóng gói

2

Nhật Bản

2005

Máy cell


20

Việt Nam

2009

Máy Extruder

7

Máy Cover

2

Máy IPP

4

Máy tái chế nhựa

6

Máy AFCM

7

Máy Bag Making

2


2007

Máy cấn Cover
sheet

3

2003-2006

Máy cấn gáy

1

2003-2006

Máy chặn tạm
thời

4

Máy hàn sóng

5

2003-2006

Máy Rivet

1


2003-2006

Máy hàn Impulse

7

2003-2006

Máy in Offset

2

Assembly
2003-2006
Nhật Bản

2003-2006

Extruder

CPP Film

Clear File

Flat File

2003-2006
Việt Nam


2005-2008
2007

Nhật Bản

Trang 13

Nhật Bản

Đài Loan

2003-2006

2007-2008


Máy cấn

2

2007-2008

Máy gấp

1

2007-2008

Máy Auto File


1

Nhật Bản

2007-2008

Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Những máy móc trên chủ yếu được vệ sinh máy mỗi ngày, kiểm tra bôi trơn mỗi
tuần, bơm mỡ mỗi tháng (tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ đối với từng máy đặt
thù) và tuỳ vào từng loại sản phẩm mà số lượng công nhân đứng vận hành máy dao động
từ 1 máy/ 1- 3 người đến 8 máy/ người.

Trang 14


❖ Quy trình sản xuất Whiper và Tape Glue (Băng xóa và băng dán):
Nhựa

Tại Bộ phận Ép Nhựa:
Nguyên liệu nhựa (mới, tái chế) →

Máy ép khuôn

máy ép khuôn (tự động hoặc bán tự
động) → bán thành phẩm nhựa →
Nhựa BTP

chuyển sang các bộ phận Printing,
Tape Slitter, Assembly.


Máy xỏ core

Máy in

Tại Bộ phận In - Printing:
Bán thành phẩm từ bộ phận Ép nhựa

Máy Slitter

BTP sau in

→ máy in tampo (máy bán tự động
gạc mực ra vào và máy ép nhiệt ở

Ribbon

190ᵒC qua cuộn film được nhập) →
để cách lớp để tránh trầy xước và
BTP được khô → chuyển sang bộ

Lắp ráp

phận lắp ráp.

Tại Bộ phận Tape Slitter:
Plastic core ( BTP của bộ phận ép

Whiper & Tap Glue
Hình 1.3: Quy trình sản xuất Whiper và Tape
Glue


nhựa) → xỏ core tại máy core và
Băng cuộn (2 loại băng xó và 2 loại
băng dính nền nhựa và nền giấy) →

Nguồn: Phòng Quản lý sản xuất

máy Slitter → Ribbon → chuyển
sang bộ phận lắp ráp.
Tại Bộ phận lắp ráp:
Ráp các chi tiết nhỏ liên quan với nhau như: head và tape gear, pully, rollcore,
ribbon,…→ dán dẫn băng → xịt bụi → ép upper và lower → thành phẩm.

Trang 15


Hình 1.4: Các máy ép nhựa tại PVI
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 1.5: Máy Shrink Pack
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 16


❖ Quy trình sản xuất File nhựa (Clear File, File còng, PP Holder, Rail Holder
và Refill):

Nhựa
Máy Extruder


Nhựa BTP
Roll

Sheet
Cover

Máy cấn Cover

Pocket
Máy chặn

Máy cấn gáy

BTP sau
mở miệng

Máy hàn sóng

Máy hàn nhiệt
Máy Rivet

Máy hàn nhiệt Inpulse

Clear File

Máy AFCM

Máy Bag Making


PP Holder
& Rail
Holder

Refill

File cịng

Hình 1.6: Quy trình sản xuất File nhựa
Nguồn: Phịng Quản lý sản xuất
Nhựa (dạng hạt và nhựa tái chế) → máy Extruder (được pha trộn theo tỉ lệ nhất
định cho từng loại sản phẩm, thời gian ép đùn đi màng từ 10-30 phút, tạo sản lượng dưới

Trang 17


×