Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Mô Tả Skkn Xây Dựng Tiêu Chí Đánh Giá.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.25 KB, 19 trang )

1

TRƯỜNG THCS VĨNH LỘC B
______________________

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Đính kèm Đơn u cầu cơng nhận sáng kiến số………………………
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VỆC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
A. THỰC TRẠNG
Chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay
của Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu đột phá nhằm
thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức
tổ chức hoạt động dạy học và đổi mới quản lý.
Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá theo hướng vì sự tiến bộ của
người học như là quá trình thúc đẩy phát triển học tập bền vững, giúp phát triển
năng lực người học thì lúc đó q trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều.
Q trình đó sẽ hướng đến mục tiêu xa hơn, đó là ni dưỡng hứng thú cho
học sinh và quan trọng hơn là tăng cường sự tự giác trong học tập. Điều này vô
cùng quan trọng đóng góp vào sự thành cơng của học sinh trong tương lai.
Để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục, việc kiểm tra đánh
giá cũng phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thơng minh, sáng tạo
cho học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã
học vào những tình huống thực tế. Tức là chúng ta phải đổi mới kiểm tra đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Thế nhưng, hiện nay phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh cịn nghèo
nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo.Thực tế ở các trường học hiện nay cho thấy,
phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh các môn học chủ yếu là làm bài kiểm tra
trên giấy. Năng lực mà học sinh được đánh giá với phương pháp này chủ yếu là
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm



Phan Thị Ngọc Tuyền


2

năng lực trình bày, diễn đạt, lập luận,…Một số năng lực như: trình bày một vấn đề
trước đám đơng, xử lí tình huống, làm việc nhóm, độc lập sáng tạo,…rất cần trong
cuộc sống nhưng khó xác định được với các hình thức kiểm tra đánh giá như trên.
Thứ hai, kiểm tra, đánh giá học sinh còn chú trọng mục tiêu dạy chữ. Việc
đo lường năng lực học sinh chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, trong khi những
tiêu chí rất quan trọng như kĩ năng sống, lí tưởng của học sinh lại bị bỏ qua.Vì
quan niệm như trên, nên mọi hoạt động của nhà trường đặt trọng tâm vào các kì
thi, những hoạt động khác nhằm rèn luyện đạo đức, nâng cao kĩ năng sống cho học
sinh còn bị xem nhẹ. Kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa chú trọng đến kĩ năng, thái
độ, chưa hướng đến mục tiêu làm người.
Thứ ba, kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay cịn mang tính áp đặt, khơng
linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Với cách thức kiểm tra, đánh giá
trên học sinh không được lựa chọn và chủ động trong bài kiểm tra, trả lời phải
đúng đáp án mới đạt điểm, khác đáp án (có khi là sáng tạo) vẫn khơng đạt điểm.
Những hình thức kiểm tra mang tính độc lập, sáng tạo của học sinh như tìm hiểu
thực tế rồi làm báo cáo, thuyết trình,…hiện nay rất ít được thực hiện.Trong khi
chương trình giáo dục phổ thơng mới hiện nay được xây dựng theo hướng tiếp cận
năng lực học sinh, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong
cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy.
Vì thế rất cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát
triển năng lực học sinh. Nhưng hiện nay khơng ít giáo viên cảm thấy khó khăn khi
kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng này. Theo khảo sát 87 giáo viên của trường:
Có khoảng 40% giáo viên chưa xác định đúng hoàn toàn những hoạt động
mà thơng qua đó có thể đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.

Trung bình có khoảng 30% giáo viên cịn gặp khó khăn về nội dung, hình
thức và cách xác định kết quả đánh giá cuối cùng). Vì giáo viên đã quen với nếp
đánh giá trước đây.

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


3

Mặt khác giáo viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và những căn cứ chuẩn
mực khi đánh giá học sinh theo năng lực (Theo khảo sát, có 27,5% giáo viên chưa
từng xây dựng tiêu chí khi đánh giá học sinh).
Hay nói cách khác đánh giá theo năng lực là phải dựa trên những tiêu chí
chính xác, rõ ràng, được thiết lập một cách có hệ thống và khoa học. Và khơng
phải giáo viên nào cũng có thể xây dựng được những hệ thống tiêu chí đánh giá
như vậy (Theo khảo sát, có 96,6% giáo viên cần tham khảo những bảng tiêu chí để
đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực). Đó là lí do tơi muốn chia sẻ
“Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá học sinhcấp
trung học cơ sở theo định hướng tiếp cận năng lực”.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp
cận năng lực
1. Khái niệm
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực tức là
chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng
dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức,
kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của
học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai

đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu
dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trị quan trọng
trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.
2. Đặc trưng
Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá
kiến thức, kĩ năng. Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với
đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ
nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang
tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã
được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


4

những trải nghiệm bên ngồi nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải
quyết vấn đề của thực tiễn.
Như vậy, thơng qua việc hồn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực,
người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện
và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực khơng hồn
tồn phải dựa vào chương trình giáo dục của từng mơn học như đánh giá kiến thức,
kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá
trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập
khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
3. So sánh sự khác biệt giữa kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận
năng lực với kiểm tra đánh giá tiếp cận về mặt nội dung
STT


Kiểm tra đánh giá
theo hướng tiếp cận nội dung

Kiểm tra đánh giá
theo hướng tiếp cận năng lực

1

Các bài thi trên giấy được thực Nhiều bài kiểm tra đa dạng trong suốt
hiện vào cuối một chủ đề, giữa học quá trình học tập
kì, cuối học kì

2

Việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí Lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá
đánh giá không được nêu trước
được nêu rõ từ trước (công khai, rõ
ràng, đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu
vấn đề, sáng tạo, biết vận dụng)

3

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

4

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng Quan tâm đến phương pháp học tập,
của việc giảng dạy
phương pháp rèn luyện của học sinh


5

Chú trọng vào sản phẩm

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến
các chi tiết của sản phẩm để khen, chê

6

Tập trung vào kiến thức lí thuyết

Tập trung vào năng lực thực tế và sáng
tạo

7

Đánh giá do giáo viên còn tự đánh Giáo viên và học sinh chủ động trong
giá của học sinh rất ít
kiểm tra đánh giá, khuyến khích tự
đánh giá của học sinh
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Nhấn mạnh sự hợp tác

Phan Thị Ngọc Tuyền


5


8

Kiểm tra đánh giá học sinh chủ Nhiều người tham gia kiểm tra đánh
yếu do giáo viên bộ môn đánh giá giá, không chỉ giáo viên bộ môn mà
ngay cả phụ huynh, học sinh tự đánh
giá lẫn nhau,…

9

Đánh giá chú trọng đến kiến thức Đánh giá toàn diện, các tiêu chí đặt ra
trong khi kĩ năng và thái độ bị xem liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái
nhẹ
độ.

II. Một số vấn đề về xây dựng tiêu chí kiếm tra đánh giá theo định hướng tiếp
cận năng lực
1. Khái niệm tiêu chí
Nếu như tiêu chuẩn là những điều được quy định dùng làm chuẩn để phân
loại đánh giá thì tiêu chí có nghĩa là các tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết,
xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật .v.v.
Từ đó có thể hiểu tiêu chí đánh giá là các nội dung, yêu cầu mà đối tượng
được đánh giá phải đáp ứng để hoàn thành mục tiêu đặt ra.
2. Những yêu cầu khi xây dựng tiêu chí đánh giá
Để đánh giá có hiệu quả, hệ thống tiêu chí đánh giá phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
Tính phù hợp: Yêu cầu này địi hỏi phải có sự liên quan rõ ràng giữa các
tiêu chuẩn thực hiện hoạt động, cách thức đánh giá với các mục tiêu của hoạt động.
Nói cách khác, hệ thống tiêu chí phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, phục vụ
được mục tiêu hoạt động. Đồng thời, phải có sự liên quan rõ ràng giữa các yếu tố
chủ yếu của hoạt động đã được xác định thơng qua phân tích hoạt động với các chỉ

tiêu đánh giá được thiết kế trong phiếu đánh giá.
Tính xác định: Địi hỏi hệ thống tiêu chí đánh giá phải có khả năng phân
biệt được những học sinh hoàn thành tốt hoạt động và những học sinh khơng hồn
thành tốt hoạt động.
Tính tin cậy: Được thể hiện ở sự nhất quán của hệ thống tiêu chí đánh giá.
Có nghĩa là hệ thống tiêu chí đánh giá phải đảm bảo sao cho đối với mỗi một
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


6

người học sinh bất kỳ, kết quả đánh giá độc lập của những người đánh giá khác
nhau về học sinh ấy phải thống nhất với nhau về cơ bản.
Tính được chấp nhận: Địi hỏi hệ thống tiêu chí đánh giá phải được chấp
nhận và ủng hộ bởi giáo viên và học sinh.
Tính thực tiễn: Để có thể thực hiện được trên thực tế, các hệ thống tiêu chí
đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng đối với học sinh và giáo viên.
3. Những yếu tố cần thiết của một hệ thống (bảng) đánh giá.
Một hệ thống (bảng) đánh giá phải đảm bảo xác định được 4 yếu tố sau::
Nhóm tiêu chí: Mỗi phiếu đánh giá phải xác định được các nhóm tiêu chí.
Hay nói cách khác đó chính là các yêu cầu hay tiêu chuẩn chính liên quan đến hoạt
động, mang tính khái quát mà giáo viên đưa ra để làm cơ sở chính cho việc đánh
giá học sinh một cách tồn diện. Đó có thể là nhóm tiêu chí được xây dựng teo tiến
trình hoạt động hay theo những mục tiêu học sinh cần đạt sau khi tham gia hoạt
động .v.v.
Tên tiêu chí: Mỗi nhóm tiêu chí sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí nhỏ.
Nội dung mỗi tiêu chí nhỏ phải được xây dựng phù hợp, chính xác, thể hiện rõ yêu
cầu, đặc trưng của mỗi nhóm tiêu chí. Số lượng tiêu chí nhỏ không hạn định, tùy

thuộc vào những yêu cầu của hoạt động và mục tiêu mà người đánh giá hướng đến.
Nội dung đánh giá: Mỗi tiêu chí nhỏ sẽ được diễn giải, cụ thể bằng những
nội dung mà ở đó người đánh giá (giáo viên, học sinh,…) sẽ có những hướng dẫn
hay căn cứ cụ thể để xem xét, đánh giá mức độ đạt được của người được đánh giá
(học sinh) ở mỗi tiêu chí đặt ra.
Thang (mức độ) đánh giá: Đó là những hình thức đánh giá mà người đánh
giá đặt ra để đo lường mức độ đạt được ở mỗi tiêu chí hay ở mỗi hoạt động của
người được đánh giá. Ở đây tùy vào từng hoạt động mà người đánh giá sẽ lựa
chọn hình thức đánh giá thích hợp.
Xây dựng thang (mức) đánh giá phải đảm bảo 2 bước:
Bước 1: Đánh giá mức độ đạt được của mỗi tiêu chí thơng qua định lượng
bằng điểm số cho từng tiêu chí hay mỗi tiêu chí có thể đưa ra các mức điểm số từ
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


7

cao xuống thấp hay ngược lại (điểm số ở mức độ nào thì tùy sự lựa chọn của
người đánh giá, ví dụ như “5 – 4 – 3 – 2 – 1” ). Hay có thể đánh giá thơng qua
định lượng bằng một số thang đánh giá như “Đạt - Khơng đạt”, “Tốt - Khá Trung bình - Yếu”
Bước 2: Người đánh giá phải tổng hợp lại mức đánh giá của các tiêu chí để
đánh giá tồn hoạt động. Ở bước này tùy vào hình thức đánh giá định lượng hay
định tính mà người đánh giá có cách tổng hợp và xây dựng các mức đánh giá cuối
cùng cho toàn bộ hoạt động một cách phù hợp.
Ví dụ: Có thể lấy tổng điểm số đạt được của các tiêu chí, hay chia trung bình
cộng để xác định điểm học sinh đạt được sau mỗi hoạt động. Hay tổng số lượng
các mức độ tiêu chí đạt được rồi xây dựng giới hạn đánh giá.
Lưu ý: Người đánh giá có thể xây đựng các điều kiện buộc khi xác định các

mức đánh giá cho học sinh. Ví dụ Muốn đạt loại tốt cho hoạt động thì tiêu chí a,
b, c …phải đạt tốt. Hay tiêu chí a, b, c phải đạt 4 điểm trở lên v.v.
4. Những yêu cầu của một bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả
Trực quan, cụ thể và minh bạch: Một bảng đánh giá học sinh càng cụ thể
và minh bạch thì càng mang lại nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên. Giáo viên
cần chia bảng đánh giá học sinh thành các mục tiêu và tiêu chí cụ thể về năng lực
thể hiện trong q trình thực hiện hoạt động. Xác định mức độ quan trọng của các
mục tiêu là một yếu tố không thể thiếu trong bảng đánh giá học sinh. Với các tiêu
chí như vậy, bảng đánh giá  sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ các em sẽ được đánh giá
như thế nào. Từ đó giáo viên có thể xác định các cá nhân xuất sắc điển hình để
tuyên dương, khen thưởng hay những học sinh cần được giúp đỡ, hoàn thiện thêm.
Được thực hiện thường xuyên: Giáo viên cần thực hiện bản đánh giá học
sinh thường xuyên và liên tục theo các hoạt động được tổ chức theo định kì hay
đột xuất để phát huy hiệu quả của bảng đánh giá. Việc thường xuyên thực hiện là
một phương pháp hiệu quả giúp ý thức được quá trình học tập khơng chỉ là tiếp
thu kiến thức mà cịn phải thường xuyên phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện bản thân
về mọi mặt như kĩ năng, lối sống, phẩm chất, đạo đức .v.v.
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


8

Bảng đánh giá học sinh được thu thập đầy đủ thông tin: Đảm bảo thực
hiện thu thập thông tin đầy đủ cũng như ý kiến phản hồi đánh giá của học sinh khi
tiến hành đánh giá. Cách này không chỉ đảm bảo tính khách quan của bảng đánh
giá  mà cịn giúp xây dựng một phương pháp đánh giá chính xác và hiệu quả.
Bảng đánh giá tạo động lực phấn đầu: Một trong những yếu tố quan trọng
khi giáo viên thực hiện bảng đánh giá học sinh là cung cấp cho học sinh những

phản hồi mang tính xây dựng, góp ý, tránh tình trạng cơng kích tiêu cực vào điểm
yếu của học sinh. Giáo viên cần xác định được động cơ giúp học sinh phấn đấu để
có một bảng đánh giá ngày càng tốt hơn.
Bảng đánh giá được công bố, triển khai trước khi sử dụng : Trước đây
khi đánh giá học sinh, giáo viên thường chỉ đưa ra những nhiệm vụ cho học sinh
thực hiện mà chưa nêu rõ các em phải đạt được những yêu cầu nào khác. Vì thế với
những bảng tiêu chí đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực, phải đảm bảo mỗi
học sinh đều được biết những yêu cầu trong bảng tiêu chí đánh giá trước khi tham
gia một hoạt động giáo dục nào đó. Một mặt giúp học sinh hoàn thành tốt nhiệm
vụ, biết cách thể hiện theo hướng tích cực. Mặt khác cịn giúp học sinh phấn đấu,
nỗ lực, hoàn thiện những khiếm khuyết và hạn chế của bản thân để có được kết
quả đánh giá cao nhất.
5. Những nguyên tắc khi xây dựng các bảng tiêu chí đánh giá
Xác định hoạt động cần đánh giá: Giúp xây dựng đúng hệ thống tiêu chí
đánh giá phù hợp hoạt động.
Xác định mục đích đánh giá: Giúp lựa chọn những tiêu chí và nội dung
đánh giá phù hợp với mục đích đặt ra.
Xác định nội dung đánh giá: Giúp cụ thể hóa những tiêu chí đánh giá, làm
căn cứ, hướng dẫn đánh giá, đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan và hiệu quả
từng tiêu chí nói riêng và cả hoạt động nói chung.
Xác định đối tượng đánh giá: Giúp đưa ra các mức độ và nội dung đánh
giá phù hợp ở từng tiêu chí cho từng đối tượng học sinh.

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


9


Xác định chủ thể đánh giá: Giúp đưa ra cách tổ chức và hướng dẫn thực
hiện đánh giá phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Xác định hình thức đánh giá: Giúp xác định được số lượng tiêu chí đánh
giá, thang (mức độ) đánh giá từng tiêu chí và cả hoạt động.
6. Những điều nên tránh khi thực hiện kiểm tra đánh giá bằng tiêu chí
Tiêu chí đánh giá khơng rõ ràng: Giáo viên cần đưa ra những bảng tiêu chí
đánh giá khác nhau cho những hoạt động khác nhau, để có cách đánh giá khách
quan nhất và xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể. Các tiêu chí
đánh giá khơng rõ ràng, tùy tiện, ngẫu hứng của giáo viên chính là một trong
những lý do chính khiến học sinh gặp khó khăn trong q trình tự đánh giá và phấn
đâu.
Không đánh giá bao quát: Một trong những sai lầm khi đánh giá học sinh
là chỉ quan tâm đến kết quả gần nhất hoặc không đánh giá bao quát cả quá trình.
Giáo viên cần phải biết được tình hình thực tế cụ thể về thái độ học tập, rèn luyện,
thể hiện tích cực và những cố gắng của học sinh đó trong suốt q trình tham gia
hoạt động để có sự động viên hoặc phê bình kịp thời.
Đánh giá chủ quan: Sự phán xét cá nhân có thể được xem là góc nhìn chủ
quan của giáo viên dễ dẫn đến sự bất công và cả những phản ứng tiêu cực của học
sinh và giáo viên trong kỳ đánh giá. Vậy nên một bảng đánh giá chi tiết là điều
ln cần thiết. Giáo viên cũng có thể để học sinh tự đánh giá bản thân, hoặc đánh
giá lẫn nhau, cũng như lắng nghe phản hồi từ chính học sinh của mình. Làm như
vậy sẽ tránh được việc đánh giá chủ quan, mang tính cá nhân và khơng đạt hiệu
quả mong muốn.
Không giao tiếp với học sinh: Nếu giáo viên thường xun nói chuyện với
học sinh thì sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu được những khó khăn
trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động, cần sự trợ giúp từ giáo viên, để
từ đó giúp học sinh đạt được kết quả cao nhất có thể. Qua đó cũng giúp q trình
đánh giá học sinh được chính xác hơn.

Mơ tả sáng kiến kinh nghiệm


Phan Thị Ngọc Tuyền


10

Khơng linh hoạt: Dựa trên bảng tiêu chí đánh giá học sinh, giáo viên sẽ có
những nhận xét cụ thể. Nhưng có những tiêu chí khơng thể ước lượng được bằng
con số. Vì thế, hãy cân nhắc việc thêm hoặc bớt những tiêu chí đánh giá sao cho
phù hợp hơn với học sinh theo từng vị trí, chức vụ, trách nhiệm mà các em đang
đảm nhận. Có thể đồng thời đưa ra những nhận xét đánh giá riêng thay vì chỉ dựa
vào những con số.
III. Một số bảng tiêu chí đánh giá được xây dựng theo định hướng tiếp cận
năng lực học sinh
Các hoạt động giáo dục trong trường trung học được quy định tại Điều 26
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học như sau:
Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động
và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học
các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp học do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về
khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ
nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục
kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động
vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ

thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh.
Còn các hoạt động giáo dục trong trường trung học được quy định tại Điều
19 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học như sau:
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


11

Các hoạt động giáo dục thực hiện theo kế hoạch giáo dục của nhà trường,
được tổ chức trong và ngoài giờ lên lớp, trong và ngồi khn viên nhà trường,
nhằm thực hiện chương trình các mơn học, hoạt động giáo dục trong chương trình
giáo dục phổ thơng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Hoạt động giáo dục thơng qua một số hình thức chủ yếu: học lí thuyết, làm
bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực hiện các dự án học tập, tham quan, cắm trại,
đọc sách, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Hay đơi khi do tình hình thực tế, nhà trường bắt buộc phải sử dụng các hình
thức dạy học đặc biệt. Khi đó giáo viên rất cần có những căn cứ để đánh giá học
sinh.
Căn cứ vào những quy định và thực tế trên, sau đây xin gợi ý xây dựng một
số bảng tiêu chí đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực, giáo viên có thể tham
khảo vận dụng trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục ở trường Trung
học cơ sở.
(Đính kèm các bảng tiêu chí)
III. HIỆU QUẢ
1. Đối với cấp quản lí:
Dễ dàng hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn hay các bộ phận tổ chức các

hoạt động giáo dục cho học sinh thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.
Dễ dàng kiểm tra giám sát việc thực hiện một cách có hiệu quả thơng qua
quan sát hay hồ sơ minh chứng đã được xây dựng cụ thể.
2. Đối với cấp giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hay các cá nhân,
bộ phận trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục:
Tiếp cận và hiểu rõ hơn bản chất của việc kiểm tra đánh giá học sinh theo
định hướng tiếp cận năng lực. Xóa bỏ sự mơ hồ hay lúng túng trong cách thực hiện
trước đây.
Thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực
một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác, hiệu quả thông qua việc sử dụng các biểu mẫu
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


12

đánh giá được thiết kế phù hợp cho một số hoạt động giáo dục phổ biến mà các
trường phổ thông đã và đang thực hiện.
Đa dạng các hình thức, chủ thể, đối tượng đánh giá. Giúp cho việc đánh giá
học sinh khách quan, công bằng hơn. Tránh chủ quan, cứng nhắc, một chiều như
trước đây.
3. Đối với học sinh:
Ý thức được sự thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá học sinh theo định
hướng tiếp cận năng lực.
Xóa bỏ quan niệm chạy theo điểm số, chỉ quan tâm đến bài kiểm tra, đến kết
quả học lực nhưng lại vơ tình bỏ qua những yếu tố quan trọng khác ( như kĩ năng,
thái độ, phẩm chất, năng lực, tình cảm…..) mà một người học sinh cần có.
Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục được nhà trường tổ chức. Do việc

đánh giá học sinh khi tham gia các hoạt động đó cũng sẽ là một yếu tố trong đánh
giá kết quả học tập cuối cùng của học sinh.
Nắm rõ những tiêu chí và yêu cầu khi tham gia một hoạt động giáo dục. Từ
đó sẽ có ý thức tổ chức, thực hiện một cách hiệu quả để đạt được kết quả cao nhất
có thể.
Rèn luyện và hồn thiện bản thân trên nhiều phương diện khi tham gia các
hoạt động giáo dục.
Được tham gia vào q trình đánh giá thơng qua hình thức tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau dựa trên những tiêu chí được xây dựng.
4. Minh chứng số liệu:
- 100% tổ bộ mơn có kế hoạch đánh giá học sinh theo hướng tiếp cận năng
lực.
- 100% giáo viên có kế hoạch đánh giá học sinh cụ thể, phù hợp theo đặc thù
bộ môn và linh hoạt theo sự thay đổi của từng hoàn cảnh trong suốt năm học.
- Đa số giáo viên đã sử dụng các bảng tiêu chí đánh giá học sinh phù hợp với
từng hoạt động giáo dục và đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


13

STT

BẢNG

CHỦ THỂ SỬ DỤNG


TIÊU CHÍ
Đánh giá học Giáo viên bộ môn
1

TỈ LỆ

ĐÁNH GIÁ

SỬ DỤNG

HIỆU QUẢ

100%

Tốt

100%

Tốt

Khoảng

Khá tốt

sinh khi tham (Khi giáo viên bộ môn thực
gia hoạt động hiện các tiết học hàng ngày
học tập trên lớp

trên lớp)


Đánh giá học Giáo viên bộ môn. Đặc biệt
sinh khi tham là những bộ môn có tiết thực
gia các tiết học hành riêng biệt như Tin học,
2

thực hành

Cơng nghệ, Vật lí, Hóa học,
Sinh học .v.v.
(Khi giáo viên bộ môn tổ
chức các tiết học thực hành)

Đánh giá học Giáo viên chủ nhiệm
sinh khi tham (Khi giáo viên chủ nhiệm tổ
3

90%

gia các tiết hoạt chức các tiết hoạt động ngoài
động ngoài giờ giờ lên lớp theo các chủ đề)
lên lớp
Đánh giá học Giáo viên chủ nhiệm
sinh khi tham Giáo viên bộ môn

4

Khoảng

Khá tốt


80 %

gia các chuyên (Khi nhà trường hay các tổ
đề

bộ môn tổ chức các buổi
chuyên đề chuyên môn hay
các chuyên đề khác)

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


14

STT

BẢNG

CHỦ THỂ SỬ DỤNG

TIÊU CHÍ
Đánh giá học sinh Giáo viên chủ nhiệm

TỈ LỆ

ĐÁNH GIÁ

SỬ DỤNG


HIỆU QUẢ

100%

Tốt

100%

Tốt

100%

Tốt

khi tham gia các Giáo viên bộ môn
hoạt
5

động

trải (Khi nhà trường hay các

nghiệm

tổ bộ môn tổ chức các
buổi học tập trải nghiệm
ngoài lớp học hay ngồi
nhà trường)


Đánh giá học sinh Giáo viên bộ mơn
khi tham gia học (Khi giáo viên dạy trực
6

bằng internet

tuyến trong mùa dịch
Covid năm học 20192020, 2020-2021)

Đánh giá đối với Giáo viên bộ môn
các môn đánh giá (Giáo viên đánh giá học
7

bằng nhận xét hoặc sinh qua quá trình học
kết hợp đánh giá tập bộ môn)
bằng nhận xét và
điểm số
Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
- Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng.
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra

phạm vi cấp Huyện.
 

Bộ phận/Đơn vị áp dụng

Vĩnh Lộc B, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Người yêu cầu công nhận
Phan Thị Ngọc Tuyền


Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


15

PHỤ LỤC
1. Phiếu khảo sát giáo viên
2. Nhận xét thực trạng của giáo viên về kiểm tra, đánh giá học sinh theo
định hướng tiếp cận năng lực
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
(Q Thầy Cơ có thể chọn 1 hay nhiều đáp án bằng cách đánh X vào ô vuông)
Câu 1: Quý Thầy Cơ có được chỉ đạo, hướng dẫn về việc đổi mới kiểm
tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh?



Khơng

Câu 2: Q Thầy Cơ hiểu như thế nào về kiểm tra đánh giá học sinh
theo định hướng tiếp cận năng lực?
a. Đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra
b. Đánh giá học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối
cảnh có ý nghĩa
c. Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt
động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập
d. Đáp án b, c
Câu 3: Theo quý Thầy Cô, kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng
tiếp cận năng lực có thể áp dụng khi học sinh tham gia những hoạt động:

a. Học tập trên lớp
b. Thực hành
c. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
d. Chuyên đề
e. Các chuyến trải nghiệm
f. Ý kiến khác: ……………………………………………………….
………………………………………………………………………………………

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


16

Câu 4: Q Thầy Cơ gặp khó khăn khi kiểm tra đánh giá học sinh theo
định hướng tiếp cận năng lực về?
a. Những nội dung cần kiểm tra đánh giá học sinh
b. Hình thức kiểm tra đánh giá học sinh
c. Cách xác định kết quả đánh giá cuối cùng cho học sinh
d. Ý kiến khác: ……………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Câu 5: Quý Thầy Cô kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp
cận năng lực học sinh bằng cách nào? (Nêu tóm tắt ý chính)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 6: Q Thầy Cơ có từng xây dựng các biểu mẩu tiêu chí đánh giá
cho học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khơng?



Khơng

Câu 7: Q Thầy Cơ có cần tham khảo một số biểu mẩu tiêu chí đánh
giá cho học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khơng?


Khơng

Cảm ơn q Thầy Cơ đã tham gia thực hiện khảo sát!
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
CÂU HỎI
Câu 1

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

TỈ LỆ

- 87/87 giáo viên đều trả lời là có được chỉ đạo, 100%
hướng dẫn về việc đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh

Câu 2

- 86/87 giáo viên chọn đáp án d (hiểu đúng về kiểm 98,8% hiểu
tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng đúng

lực)
Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền



17

- 1/87 giáo viên chọn đáp án a (chưa hiểu đúng về
kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận 1,2% chưa hiểu
năng lực)

đúng

- 37/87 giáo viên chọn tất cả các hoạt động đều có - 42,5%
thể kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng tiếp
cận năng lực.
- 8/87 giáo viên cho rằng không thể kiểm tra, đánh - 9,2%
giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khi
học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm.
- 12/87 giáo viên cho rằng không thể kiểm tra, đánh - 13,8%
giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khi
Câu 3

học sinh học tập trên lớp.
- 13/87 giáo viên cho rằng không thể kiểm tra, đánh - 14,9%
giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khi
học sinh thực hành.
- 31/87 giáo viên cho rằng không thể kiểm tra, đánh - 35,6%
giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khi
học sinh tham các chuyên đề.
- 37/87 giáo viên cho rằng không thể kiểm tra, đánh - 42,5%
giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực khi
học sinh tham gia các tiết ngoài giờ lên lớp.


Câu 4

- 19/87 giáo viên gặp khó khăn về nội dung khi - 21,8%
đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng
lực.
- 23/87 giáo viên gặp khó khăn về hình thức khi - 26,4%
đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng
lực.
- 41,4%

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


18

- 36/87 giáo viên gặp khó khăn về cách xác định
kết quả cuối cùng khi đánh giá học sinh theo định
hướng tiếp cận năng lực.
- 87/87 giáo viên chỉ trình bày các cách đánh giá - 100%
Câu 5

học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực một
cách chung chung, chưa cụ thể nội dung, hình thức
đánh giá.
- 63/87 giáo viên đã từng xây dựng tiêu chí để đánh - 72,4%

Câu 6


giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.
- 24/87 giáo viên chưa từng xây dựng tiêu chí để - 27,6%
đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng
lực.
- 84/87 giáo viên cần tham khảo một số biểu mẫu - 96,6%
tiêu chí đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận

Câu 7

năng lực.
- 3/87 giáo viên không cần tham khảo một số biểu - 3,4%
mẫu tiêu chí đánh giá học sinh theo định hướng tiếp
cận năng lực.

 NHẬN XÉT:
- 100% giáo viên đã được chỉ đạo, hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá học sinh
theo định hướng tiếp cận năng lực.
- Đa số giáo viên hiểu đúng về kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng
tiếp cận năng lực.
- Còn khá nhiều giáo viên chưa xác định đúng những hoạt động mà thơng
qua đó có thể kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.

Mô tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền


19


- Cịn khá nhiều giáo viên gặp khó khăn về nội dung, hình thức và cách xác
định kết quả cuối cùng khi kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng tiếp cận
năng lực.
- Đa số giáo viên chưa xác định được cụ thể cách kiểm tra, đánh giá học sinh
theo định hướng tiếp cận năng lực.
- Gần 100% giáo viên cần tham khảo một số biểu mẫu tiêu chí đánh giá học
sinh theo định hướng tiếp cận năng lực.
3. Các bảng tiêu chí đánh giá (những trang sau)

Mơ tả sáng kiến kinh nghiệm

Phan Thị Ngọc Tuyền



×