Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nhận xét vai trò của acid valproic trong điều trị phòng ngừa tái phát cơn giật ở trẻ em có co giật do sốt tại bệnh viện đa khoa xanh pôn năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.97 KB, 48 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
---------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA ACID VALPROIC TRONG ĐIỀU
TRỊ PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT CƠN GIẬT Ở TRẺ EM CÓ
CO GIẬT DO SỐT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài: Ts. Lương Thu Hương

HÀ NỘI - 2021


SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
---------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NHẬN XÉT VAI TRÒ CỦA ACID VALPROIC TRONG ĐIỀU
TRỊ PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT CƠN GIẬT Ở TRẺ EM CÓ
CO GIẬT DO SỐT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
NĂM 2021

Chủ nhiệm đề tài: Ts. Lương Thu Hương
Bs. Phạm Hồng Nhung
Bs. Kiều Thúy Ngân


HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Định nghĩa CGDS ở trẻ em.....................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu CGDS trên thế giới và trong nước.......................4
1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh CGDS...............................................7
1.4. Một số thuật ngữ thường dùng với CGDS..............................................8
1.4.1. Đợt CGDS.........................................................................................8
1.4.2. Các hình thức CGDS.........................................................................8
1.4.3.Trạng thái ĐK do sốt..........................................................................9
1.5. Yếu tố nguy cơ CGDS............................................................................9
1.5.1. Tuổi...................................................................................................9
1.5.2. Yếu tố di truyền................................................................................9
1.5.3. Sự chậm phát triển tinh thần vận động trước cơn CGDS lần đầu...10
1.5.4. Các yếu tố trong thời kỳ chu sinh...................................................10
1.5.5. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn..........................................................10
1.5.6. Các yếu tố khác...............................................................................10
1.6. Yếu tố nguy cơ đối với đợt CGDS tái phát...........................................10
1.7. Tiếp cận chẩn đốn và xử trí CGDS.....................................................11
1.7.1.Tiếp cận chẩn đốn..........................................................................11
1.7.2. Xử trí khi co giật tại bệnh viện.......................................................12
1.7.3. Xử trí CGDS tại nhà:.......................................................................13
1.8. Điều trị dự phòng..................................................................................14
1.9. Tiên lượng.............................................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................17

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................18


2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................18
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................18
2.2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................18
2.2.4. Cách chọn mẫu................................................................................18
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu:.........................................................18
2.2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và cách đánh giá............................19
2.2.7. Phương pháp xử lý thông tin...........................................................20
2.3. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................20
2.4. Sai số và khống chế sai số.....................................................................21
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................22
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu...........................................................22
3.1.1.Tuổi..................................................................................................22
3.1.2. Phân bố theo giới tính.....................................................................23
3.1.3. Phân loại CGDS..............................................................................23
3.1.4. Tiền sử liên quan CGDS.................................................................24
3.1.5. Thời gian từ khi sốt đến khi co giật................................................25
3.1.6. Đặc điểm cơn giật...........................................................................25
3.1.7. Nguyên nhân gây sốt.......................................................................28
3.2. Vai trò của Acid Valproic trong việc điều trị dự phòng tái phát cơn giật
29
3.3. Một số yếu tố liên quan đến co giật tái phát.........................................30
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................31
4.1. Đặc điểm bệnh nhân sốt cao co giật......................................................31
4.2. Vai trò của Acid Valproic trong điều trị dự phòng tái phát cơn giật....31
4.3. Một số yếu tố liên quan đến co giật tái phát.........................................31
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................32

DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CGDS

:Co giật do sốt

ĐK

:Động kinh

NTTK

:Nhiễm trùng thần kinh

BN

:Bệnh nhân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hợp nhất các thuốc được dùng ban đầu khi cấp cứu CGDS............5
Bảng 1.2. Phân loại co giật do sốt theo William T.Zempsky............................8
Bảng 1.3. Các tiêu chuẩn để phân biệt CGDS đơn thuần với CGDS phức tạp..........8
Bảng 3.1. Tiền sử co giật của trẻ.....................................................................24
Bảng 3.2. Tuổi khởi phát co giật trong tiền sử................................................24
Bảng 3.3. Một số yếu tố thuôc về tiền sử liên quan CGDS............................24

Bảng 3.4: Thời gian từ khi sốt đến khi co giật................................................25
Bảng 3.5. Cơn co giật......................................................................................26
Bảng 3.6. Hình thái cơn giật............................................................................27
Bảng 3.7. Khả năng đáp ứng của cơn giật.......................................................27
Bảng 3.8. Nguyên nhân gây nên sốt................................................................28
Bảng 3.9. Thời gian sốt khi nằm viện.............................................................28
Bảng 3.10. Tương quan đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu...............................29
Bảng 3.11. Hiệu quả của Acid Valproic trong việc phòng tái phát cơn giật...30
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến co giật tái phát.................................30


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi mắc CGDS.............................................................22
Biểu đồ 3.2. Phân bố CGDS theo giới tính.....................................................23
Biểu đồ 3.3. Phân loại CGDS..........................................................................23
Biểu đồ 3.4. Nhiệt độ của trẻ khi co giật........................................................25
Biểu đồ 3.5. Thời gian cơn co giật..................................................................26
Biểu đồ 3.6. Thời gian tồn tại cơn giật............................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật do sốt (CGDS) là một cấp cứu nhi khoa thường gặp nhất trong
các loại co giật, đây cũng là tình trạng bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em.Các
nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng của CGDS ở trẻ em trên thế giới cho
thấy, tỷ lệ mắc bệnh nói chung vào khoảng 2-5% [1], [2], [3]. Nguyên nhân
của sốt thường do nhiễm virus đường hô hấp. Ngày nay nhiều tác giả đề cập
đến việc nhiễm virus herpes-6(HHV-6) ở người[4]. Bệnh liên quan đến yếu tố
di truyền. Gen gây ra CGDS được tìm thấy trên nhiễm sắc thể 19p và 8q1321, kiểu di truyền trội ở một số gia đình

Vì cơn co giật xuất hiện đột ngột, khơng có tiề n triệu, diễn biến cấp tính,
thường xảy ra sớm trong đợt sốt .Trong cơn co giật trẻ có thể tăng tiết đờm
dãi, tím mơi và ít gặp hơn đại tiểu tiện không tự chủ, mất ý thức hoặc ngừng
thở. Chính đặc điểm này gây hoảng hốt, lo sợ từ phía gia đình và người do n
quanh cho dù cơn co giật thường ngắn, tự giới hạn và khơng có biến chứng.
Mặt khác, nguy cơ tái phát CGDS khá cao. Nguy cơ tái phát chung của
CGDS khoảng 1/3 trường hợp. Trong số này, ½ các trường hợp tái phát xảy ra
trong 6 tháng đầu tiên và 90% xảy ra trong 2 năm đầu.
.

Về điều trị, có nhiều tranh luận về việc dùng thuốc kháng co giật liên

tục hay không dùng thuốc?, thuốc nào được sử dụng tốt nhất. Hội Nhi khoa
Hoa Kỳ đã khuyến cáo không dùng thuốc dự phòng co giật liên tục cho
CGDS đơn thuần và phức hợp[5]. Ở nước ta, việc dự phòng thuốc chống
CGDS cịn chưa thống nhất, có thày thuốc dùng thuốc dự phịng liên tục cho
trẻ có nguy cơ chuyển thành động kinh, liều lượng thuốc hàng ngày cũng
không thống nhất. Chính vì vậy chúng tơi thực hiện đề tài này với mục tiêu


2

Nhận xét vai trò của Acid Valproic trong điều trị phòng ngừa tái phát
cơn giật ở trẻ Co giật do sốt tại Bệnh viện Xanh pôn” nhằm mục tiêu
1. Nhận xét vai trò của Acid Valproic trong điều trị phòng ngừa tái phát
cơn giật ở trẻ Co giật do sốt tại Bệnh viện Xanh pơn
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan tái phát cơn giật do sốt


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa CGDS ở trẻ em
Viện quốc gia về sức khỏe ở Mỹ năm 1980 đã đưa ra định nghĩa về
CGDS ( CGDS) là cơn co giật xảy ra ở trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ, thường xảy
ra ở độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan đến sốt nhưng khơng có NTTK
trung ương hoặc một tình trạng bệnh lý khác được xác định là nguyên nhân
gâyco giật. Định nghĩa không bao gồm những cơn co giật có sốt ở trẻ mà
trước đó đã bị một cơn co giật khi không bị sốt sốt [6].
Theo hiệp hội chống ĐK quốc tế 1993,CGDS là tình trạng co giật xảy ra
ở trẻ trên 1 tháng tuổi, có sốt nhưng khơng do nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh
Trung ương, khơng có tiền sử co giật sơ sinh, loại trừ các trường hợp co giật
có sốt do tiêm phịng hoặc độc tố, hoặc có một cơn giật xảy ra trước đó khơng
do sốt[7].
Theo Liên hội chống ĐK Quốc tế (International League Agaist
Epilepsy– ILAE) định nghĩa CGDS là co giật ở trẻ trên 1 tháng tuổi khi có sốt
khơng liên quan NTTK trung ương. Trẻ khơng có rối loạn điện giải cấp,
khơng có cơn co giật mà khơng sốt trước đó.
Ba định nghĩa này rất giống nhau chỉ khác nhau về tuổi khởi phát, không
đưa ra một tiêu chuẩn nhiệt độ rõ ràng. Do đó, cần phải phân biệt cơn CGDS và
ĐK, là loại co giật được đăc trưng bởi các cơn co giật không do sốt và tái diễn.
Ba định nghĩa này loại trừ các nguyên nhân tổn thương thần kinh cấp
tính như viêm màng não, viêm não, tổn thương thần kinh mạn tính từ sơ sinh,
rối loạn nước điện giải, kiềm toan, độc chất. Hầu hết CGDS xảy ra do sự kết
hợp giữa yếu tố bẩm sinh di truyền với các yếu tố môi trường chủ yếu do
virus và có tiến triển lành tính.


4


1.2. Tình hình nghiên cứu điều trị dự phịng CGDS trên thế giới và trong
nước
Về vấn đề này , các ý kiến cịn chưa hồn tồn nhất trí với nhau về chỉ định và
biện pháp
- Theo William T.Zempsky [3] thì:
 Khơng có bằng chứng nào chứng tỏ rằng thuốc hạ sốt có thể
phịng tái diễn co giật do sốt
 Phenobarbital có thể cho uống hàng ngày và có hiệu quả phòng
co giật do sốt tái diễn, nhưng thuốc này cũng có nhiều tác dụng
phụ.
 Diazepam cho uống mỗi 8 giờ/lần trong suốt giai đoạn trẻ bị 1
bệnh có kèm sốt, đã được chứng minh là có hiệu quả phịng tái
diễn co giật do sốt trong một số cơng trình nghiên cứu. Nhưng
khi dùng, thuốc có thể gây loạng choạng và mơ màng khiến cho
việc đánh giá chức năng thần kinh trẻ khó khăn hơn.
 Nhiều người lại cho rằng việc điều trị dự phòng tái diễn co giật
do sốt hại nhiều hơn là lợi. Nên việc quyết định có sử dụng liệu
pháp dự phịng hay khơng phải được cân nhắc kỹ lưỡng
- Theo Robert H.A.Haslam [8] thì:
 Việc chỉ định điều trị dự phòng co giật do sốt dài hạn bằng thuốc
chống động kinh vẫn còn đang được tranh cãi và khơng cịn được
khun khích
 Các thuốc Phenytoin và Carbamazepine khơng có tác dụng đối
với co giật do sốt
 Phenobarbital khơng có hiệu quả dự phịng tái diễn co giật do sốt


5


 Sodium Valproate có tác dụng đối với co giật do sốt, nhưng tác
dụng phụ của thuốc cao nên không đáng để phải dùng cho một
rối loạn tương đối lành tính.
 Diazepam là thuốc có hiệu quả và an tồn để làm giảm nguy cơ
tái diễn co giật do sốt bằng cách mỗi khi trẻ mới bị 1 bệnh lý có
sốt thì cho trẻ uống ngay Diazepam x 0,3mg/kg/mỗi 8 giờ
(1mg/kg/24 giờ), cho uống đến khi trẻ hết sốt (thường là 2-3
ngày). Các tác dụng phụ của Diazepam thường là nhẹ, nhưng nếu
trẻ lơ mơ, tăng kích thích, loạng choạng thì ta phải giảm liều
- Nhưng theo Gail E.Solomon và CS [23] thì đối với những trẻ thuộc
nhóm có nguy cơ cao bị động kinh sau khi bị co giật do sốt (các trẻ có 2-3 yếu
tố nguy cơ của Nelson và Ellenberg) thì nên được điều trị dự phịng. Thuốc để
điều trị dự phòng theo tác giả này là Phenobarbital bắt đầu với liều
2mg/kg/ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ; sau đó tăng dần lên 1mg/kg cho đến
khi đạt liều 5mg/kg/ngày. Cho uống tối thiểu là 2 năm sau khi bị cơn giật đầu
tiên, hoặc tối thiểu là 1 năm sau cơn giật cuối cùng.
Nói chung trước đây, hầu hết các tác giả đều cho rằng co giật do
sốt nếu tái phát sẽ gây nên hậu quả động kinh và chậm phát triển tinh
thần vận động, vì thế họ chủ trương cần phải điều trị dự phòng. Nhưng
cuộc hội thảo về co giật do sốt của Viện sức khỏe Hoa Kỳ năm 1980
khuyến cáo rằng co giật do sốt là một rối loạn co giật lành tính, rất ít
gây hậu quả xấu và khơng có bằng chứng để cho rằng điều trị dự phòng
sẽ ngăn cản tiến triển động kinh. Việc điều trị dự phịng chỉ có mục
đích ngăn ngừa cơn tái phát và trấn an gia đình
Hội thảo đã kết luận rằng chỉ nên xét điều trị dự phịng trong các
trường hợp sau:
+ Trẻ có bất thường thần kinh trước cơn co giật do sốt lần đầu tiên
+ Cơn co giật khu trú hoặc kéo dài hơn 15 phút



6

+ Tái phát cơn co giật trong vòng 24 giờ
+ Có tiền sử động kinh ở cha mẹ, anh chị em ruột
+ Tuổi khởi phát cơn co giật lần đầu tiên dưới 12 tháng
Có 2 phương án điều trị dự phòng tái diễn co giật do sốt:
+ Điều trị khi xuất hiện cơn sốt bằng Diazepam:
Đây là phương pháp được hầu hết các tác giả ưa chuộng vì hiệu
quả cao, ít tác dụng phụ. Dùng Diazepam loại uống với liều 0,5 –
1mg/kg/24 giờ hoặc loại đặt hậu môn 0,5mg/kg/lần dùng khi thân nhiệt
lớn hơn 38oC .Phương pháp điều trị này sẽ làm giảm tỷ lệ tái phát ở trẻ
có nguy cơ xuống bằng với những trẻ khơng có nguy cơ [17]
+ Điều trị thuốc liên tục:
Ở một số trẻ, cơn co giật xuất hiện quá nhanh, trong trường hợp
này, nếu trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ tái phát thì theo Brett E.M. ta nên
điều trị các thuốc chống co giật liên tục cho tới khi đạt được 2 năm liên
tiếp khơng có co giật do sốt [30]
Thuốc và liều lượng mà tác giả này đề nghị là:
Phenobarbital 4-5mg/kg/24 giờ (cần lưu ý là nếu dùng kéo dài có
thể gây ra rối loạn hành vi như tăng động, kích thích, giảm khả năng
tập trung trong học tập).
Hoặc Sodium Valproate (Depakin): 10-20 mg/kg/24 giờ. Khi
dùng kéo dài thì nên theo dõi chức năng gan
Nghiên cứu của Zhao ZY [14] về các loại thuốc , đường dùng, liều lượng
dùng để cắt cơn có hiệu quả điều trị tức thời co giật do sốt ở trẻ em như sau
(Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Hợp nhất các thuốc được dùng ban đầu khi cấp cứu CGDS
Thuốc

Đường dùng


Liều lượng

Midazolam

Uống

0,5mg/kg, nhắc lại sau 10 phút nếu cần

Nhỏ mũi

0,2-0,5mg/kg chia đều nhỏ giọt vào từng bên


7

(15mg/3ml)

Diazepam

lỗ mũi. Tối đa 10 mg
Tĩnh mạch

0,15-0,2 mg/kg

Tiêm bắp

0,2 mg/kg hoặc 5-10 mg liều duy nhất

Thụt hậu môn 0,5mg/kg


(10mg/3ml) Tĩnh mạch

0,3-0,5 mg/kg, tiêm tĩnh mạch nhanh tốc độ
5mg/phút. Nhắc lại sau 10 phút nếu cần 0,01
mg/kg/phút truyền tĩnh mạch

Lorazepam

Tĩnh mạch

0,1mg/kg ( Tối đa 4mg ở trẻ > 40 kg )

(2mg/3ml)
Ibuprofen và acetaminophen được coi là giảm nguy cơ gây sốt giật bằng
việc giảm thân nhiệt, yếu tố được coi như kích hoạt khởi phát cơn giật. Tuy
nhiên, các tác giả vẫn chưa thống nhất về vai trị của nhóm thuốc này. Nghiên
cứu hồi quy tuyến tính Cochrane khơng cho thấy vai trò của dùng hạ nhiệt
trong việc giảm nguy cơ sốt giật [15]. Năm 2018, Murata et al [16] tiến hành
nghiên cứu bằng thử nghiệm ngẫu nhiên 423 trẻ em Nhật bản bị co giật do
sốt, tác giả nhận thấy việc dùng định kỳ 6h/lần Acetaminophen đường hậu
mơn trong vịng 24h, làm giảm đáng kể có ý nghĩa tái phát co giật trong thời
gian ngắn so với nhóm chứng (9,1% vs 23,5%; p<0,001 )
Người ta cũng nghi ngờ kẽm ( Zinc ) cũng có vai trị trong CGDS do
nồng độ chất này được ghi nhận thấp hơn ở trẻ CGDS so với trẻ chỉ bị sốt đơn
thuần mà không bị giật. Tuy vậy, việc bổ xung thêm kẽm (Zinc) liên tục
khơng được chứng minh có hiệu quả phịng co giật do sốt [15].
Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tái phát CGDS, Knudsen FU [17]nhận
thấy, 27-32% các trẻ CGDS sẽ bị tái phát ít co giật ít nhất 1 lần, trong số này
75% trường hợp sẽ xuất hiện trong năm đầu sau lần CGDS đầu tiên. Tần suất

xuất hiện CGDS tái phát phụ thuộc nhiều vào sự tồn tại của các yếu tố nguy
cơ như tuổi khởi phát CGDS lần đầu sớm; trong gia đình thế hệ thứ nhất có


8

người CGDS, thân nhiệt khi co giật, thời gian từ khi bị sốt đến khi co giật, tần
xuất bị sốt. Trẻ càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ bị tái phát CGDS.
Tần xuất tái phát co giật do sốt chỉ là 10% nếu trẻ khơng có yếu tố nguy cơ
nào, tần xuất tái phát tăng lên25-50% nếu trẻ có từ 1-2 yếu tố nguy cơ và tăng
đến 50-100% nếu trẻ có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên [18].
Điều trị gián đoạn dự phòng Diazepam được cho là có hiệu quả trong
việc giảm tần xuất tái phát co giật do sốt. Liều khuyến cáo nên dùng 0,5mg/kg
đường uống hoặc đường hậu môn mỗi 12h bất kỳ khi nào nhiệt độ hậu môn
>38,50 C, tối đa 4 lần liên tiếp để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc ( Level Ib ).
Tuy vậy, tác dụng phụ của thuốc này như ngủ lịm, kích thích làm hạn chế sử
dụng của thuốc này. Phenobarbitone (Gardenal) và acide Valproic (Deparkin)
dùng điều trị dự phòng gián đoạn cũng được đưa vào sử dụng nhưng còn
nhiều ý kiến chưa thống nhất [19].
Theo một nghiên cứu 2017 Cochrane S review: Valproat ạcid 1015mg/daily và phenobarbital 3-5 mg trẻ >2 tuổi, 5-8mg trẻ <2 tuổi tốt
trong phòng tái diễn nhưng tác dụng phụ nhiều như nhức đầu, ngủ,
chán ăn, độc thận, độc gan và giảm tiểu cầu , giảm trí nhớ, chóng mặt,
chán ăn, RL ngủ, nôn, lơ mơ…Do tác dụng phụ nhiều hơn hiệu quả của
thuốc nên khơng có chỉ định dự phịng liên tục với CGDS đơn thuần và
CGDS phức hợp[
1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh CGDS
Cơ chế của CGDS còn chưa rõ ràng có lẽ do các yếu tố gây sốt ( như
Interleukin-1ᵦ) là chất tiền co giật ở những cá thể nhậy cảm tùy theo tính nhạy
cảm của từng giai đoạn phát triển của não và gen. Các kênh ion ở não nhạy
cảm với nhiệt độ và phát sinh hoạt động neuron đồng bộ liên quan đến sốt.

Cũng có bằng chứng cho rằng tăng thân nhiệt do nhiễm kiềm và tăng thơng
khí cũng đóng vai trị gây co giật.


9

Tất cả các tác giả đều thống nhất nhiễm virus là nguyên nhân
thường gặp nhất, mà hàng đầu là nhiễm virus đường hơ hấp trên. Theo
Sheila J.Wallace thì 90% trường hợp CGDS là do nhiễm virus [2].Một
số nghiên cứu gần đây nhận thấy 20% trẻ bị CGDS lần đầu là do nhiễm
virus Human Herpes Virus 6 (HHV-6) [3]. Đây cũng là loại virus
thường gặp nhất liên quan đến CGDS ở Hoa Kỳ, chiếm 1/3 số ca co
giật lần đầu ở trẻ dưới 2 tuổi [20]. Một nghiên cứu ở Châu Âu phân lập
virus được tìm thấy ở trẻ CGDS : HHV-6 (35%), Adenovirus (14%),
virus hợp bào hô hấp (11%), Virut Herpes Simplex (9%) [21]. Ở Châu
Á, virusCúm A được phân lập ở trẻ CGDS chiếm 20 %, virus Á Cúm
(12%), Adeno virus (9%) [22]
Các nhiễm khuẩn khác gây CGDS thường gặp là: Viêm dạ dày
ruột do Shiella; Viêm tai giữa cấp; Viêm phổi
Yếu tố gia đình hay di truyền cũng góp phần đáng kể vào nguyên nhân
sốt co giật, liên quan nhiều trên nhiễm sắc thể 19p và 8q13-21, nhiều đột biến
trên các gen mã hóa cho các kênh sodium.
1.4. Một số thuật ngữ thường dùng với CGDS
1.4.1. Đợt CGDS
Được tính từ lúc khởi phát của bệnh có sốt đến lúc kết thúc của
bệnh ấy mà trong thời gian đó có cơn CGDS. Trong một đợt CGDS trẻ
có thể có một hoặc nhiều cơn co giật[23]
1.4.2. Các hình thức CGDS
Các tác giả đều thống nhất phân chia làm 2 loại CGDS: CGDS
đơn giản và co giật so sốt phức tạp. CGDS đơn giản thường lành tính

cịn CGDS phức tạp thường có dư hậu khơng tốt sau này. Việc đánh giá
tiêu chuẩn phân loại của các tác giả đại đa số giống nhau
 TheoWilliam T.Zempsky [3]:
Bảng 1.2. Phân loại co giật do sốt theo William T.Zempsky


10

CGDS đơn giản
CGDS phức tạp
(simple febrile seizures)
(complex febrile seizures)
- Cơn co giật toàn thể
- Cơn co giật cục bộ
- Cơn co giật ngắn dưới 15 phút - Hoặc cơn kéo dài hơn 15 phút
- < 2 cơn trong 24 giờ
-  2 cơn trong 24 giờ
Nguyễn Công Khanh và một số tác giả khác nhấn mạnh tới CGDS
đơn thuần, lành tính và CGDS phức tạp. Các tác giả đã cụ thể hoá và
bổ xung thêm nhiều yếu tố để phân biệt hai thể CGDS như sau( Bảng
1.3 )[24],[25], [26]
Bảng 1.3. Các tiêu chuẩn để phân biệt CGDS đơn thuần với CGDS phức tạp
Co giật do sốt đơn
thuần, lành tính
1.Tuổi mắc bệnh
6 tháng – 5 tuổi
2.Thân nhiệt
Trên 39oC
3.Tính chất co giật
Lan tỏa

4.Thời gian co giật
Ngắn, dưới 10 phút
5.Tần số co giật/24 giờ
Ít, 2-4 lần
6.Yếu tố gia đình
Không
7.Nước não tủy
Bình thường
8.Điện não đồ ngoài cơn Bình thường
1.4.3. Trạng thái ĐK do sốt
Đặc điểm

Co giật do sốt phức tạp
Bất kỳ
Dưới 39oC cũng giật
Lan tỏa hoặc khu trú
Dài, trên 20 phút
Tái diễn nhiều lần
Có người động kinh
Biến đổi
Biến đổi

Là cơn CGDS kéo dài trên 30 phút hoặc có nhiều cơn co giật xảy ra
liên tiếp giữa các cơn bệnh nhân khơng tỉnh.Tình trạng này có thể gây tổn
thương thùy thái dương giữa và hình thành ĐK thái dương sau này, tỷ lệ gặp
dưới 5% các trường hợp[27]
1.5. Yếu tố nguy cơ CGDS
1.5.1. Tuổi
CGDS liên quan rõ rệt với tuổi, trẻ mắc bệnh thường ở nhóm từ 6 tháng
đến 3 tuổi, mắc nhiều nhất trong năm thứ 2. Các tác giả nhấn mạnh đến thời

gian từ 18-24 tháng là tuổi thường có CGDS. Theo Wallace, khoảng 60% trẻ


11

có cơn đầu tiên xảy ra trước 2 tuổi, 20% có cơn đầu tiên ở 2-3 tuổi và 20%
sau 3 tuổi [2].CGDS hiếm khi xảy ra trước 6 tháng và sau 5 tuổi. Tuổi khởi
phát CGDS cũng liên quan đến giới tính. Trẻ nữ thường có cơn CGDS đầu tiên
sớm hơn trẻ nam. Wallace nghiên cứu trên 134 bệnh nhân cho thấy 62% trẻ nữ
và 38% trẻ nam có cơn CGDS đầu tiên xảy ra dưới 20 tháng tuổi. CGDS phức
hợp lần đầu cũng xảy ra ở tuổi nhỏ hơn so với cơn CGDS đơn thuần.
1.5.2. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trị quan trọng về ngun nhân CGDS. Ở những
gia đình có người CGDS thì nguy cơ co giật ở trẻ tăng gấp 2-3 lần. Nếu cả bố
lẫn mẹ có tiền sử CGDS thì nguy cơ tăng lên nhiều cả trai lẫn gái đều có thể
bị, những thế hệ sau cũng có thể bị bệnh[28]. Mẹ bị co giật sẽ ảnh hưởng đến
con nhiều hơn bố. Nghiên cứu của Nelson và Ellenberg ở 1800 trẻ có biểu
hiện CGDS thấy có 7% có tiền sử gia đình ĐK. Khi nghiên cứu ở trẻ sinh đôi
một trứng cho thấy một sự trùng hợp mắc bệnh của trẻ từ 30-70% và ở sinh
đơi khác trứng chỉ có từ 14-18%. Mặc dù có mối liên quan rõ ràng giữa yếu tố
di truyền với CGDS song cho đến nay cơ chế di truyền vẫn chưa rõ ràng.
CGDS có thể được di truyền bởi một gen trội trên nhiễm sắc thể thường hay
nhiều gen. Các nghiên cứu về di truyền đã cho thấy có sự liên quan giữa
CGDS với các nhiễm sắc thể 2q, 5q, 8q, 19p và 19q [29]
1.5.3. Sự chậm phát triển tinh thần vận động trước cơn CGDS lần đầu
Các nghiên cứu cho thấy trẻ có tiền sử chậm phát triển tâm thần vận
động thường có cơn CGDS lần đầu sớm hơn và có nhiều nguy cơ tái phát cơn
cũng như tiến triển thành ĐK về sau[30].
1.5.4. Các yếu tố trong thời kỳ chu sinh
Các bất thường chu sinh có vai trị quan trọng trong sinh bệnh học

CGDS như đẻ ngạt, mổ đẻ, đẻ thiếu tháng, cân nặng sơ sinh thấp. Wallace
nhận xét 62% trẻ CGDS có ít nhất một trong các yếu tố bất thường trước sinh
và chu sinh [2]


12

1.5.5. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn
Trẻ mắc CGDS thường có nguy cơ tăng lên đối với các bệnh
nhiễm khuẩn như Human Herpes Virus 6. Bất kỳ bệnh nhiễm virus
hoặc vi khuẩn có thể khởi phát CGDS, điều này có thể liên quan đến
miễn dịch cơ thể.
1.5.6. Các yếu tố khác
Những rối loạn điện giải (natri, canxi, magie..) thiếu vitamin B6, kẽm (Zinc)
cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ co giật.Môi trường và địa dư, tỷ lệ
CGDS cũng tùy theo vùng, theo Duchowny ở các nước châu Á trẻ em bị
nhiều hơn các nước phía Tây và Châu Âu. Nghề nghiệp, trình độ văn hóa của
bố mẹ, nhà ở, diện tích trật trội, số người trong gia đình đông đúc đều làm
tăng nguy cơ CGDS ở trẻ em…
1.6. Yếu tố nguy cơ đối với đợt CGDS tái phát
Tái phát đợt CGDS rất thường xảy ra, tỷ lệ khác nhau tùy tác giả nghiên
cứu, giao động 9-50% các trường hợp. Tỷ lệ tái phát CGDS tỷ lệ thuận với
các yếu tố nguy cơ bệnh nhân có. Các yếu tố này chủ yếu phụ thuộc đợt
CGDS đầu tiên. Knudsen đã đưa ra 5 yếu tố chính sau [17]
+ Tuổi khởi phát dưới 15 tháng
+ CGDS ở thế hệ thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột)
+ ĐK ở họ hàng thế hệ thứ nhất
+ Cơn đầu tiên là cơn phức hợp
+ Chăm sóc cơn co giật lần đầu chưa hợp lý
Có thể mức độ của sốt liên quan đến CGDS tái diễn. Trẻ em bị

CGDS với nhiệt độ khi sốt dưới 38,9ᵒC thường có khuynh hướng bị co
giật cục bộ hoặc tái phát trong cùng một nhiệt độ sốt. Nguyên nhân có
thể do các yếu tố gây sốt như Interleukin 1 đã ảnh hưởng kích thích
thần kinh tuy nhiên cơ chế cịn chưa rõ ràng
1.7. Tiếp cận chẩn đốn và xử trí CGDS [24];[25]


13

Nguyên tắc: Nhanh chóng đánh giá sơ bộ chức năng sống
Thực hiện tốt các bước cấp cứu cơ bản ABC của hồi sức
Hỏi bệnh sử, tiền sử và thăm khám lâm sàng toàn diện
1.7.1. Tiếp cận chẩn đoán
 Khai thác bệnh sử:
◦ Sốt, tiêu chảy, bỏ ăn…
◦ Mô tả cơn giật: chuyển động mắt, cơ thể, một bên hoặc cả hai
bên, thay đổi ý thức, thời gian cơn, số cơn, các dấu hiệu liên
quan và hậu quả…
◦ Hỏi tiền sử: cơn co giật trước đó? co giật do sốt? động kinh?, rối
loạn chuyển hóa, chấn thương, tiếp xúc độc chất, phát triển tâm
thần vận động
 Thăm khám lâm sàng:
◦ Tri giác
◦ Dấu hiệu sinh tồn
◦ Dấu hiệu chấn thương?
◦ Hội chứng màng não: thóp phồng, gáy cứng…
◦ Dấu hiệu thần kinh khu trú
◦ Thăm khám toàn diện cơ quan, chức năng khác.
 Xét nghiệm:
◦ Công thức máu

◦ Đường huyết, điện giải đồ, Ca2+, Mg2+
◦ Nước tiểu, độc tố, định lượng acid amin, acid hữucơ…
◦ Chọc dò tủy sống, các thăm dị tìm ngun nhân để chẩn đốn
loại trừ…



×