Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

(Luận án tiến sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 217 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

VN NGHA

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LÃNH ĐạO
XÂY DựNG đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến
năm 2010

LUN AN TIấN S LCH S

H NI - 2020

luan an


B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

VN NGHA

ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LÃNH ĐạO
XÂY DựNG đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến
năm 2010

Chuyờn ngnh : Lch s ng Cng sản Việt Nam
Mã số
: 922 90 15


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Hữu Luận
2. PGS, TS Đoàn Ngọc Hải

HÀ NỘI - 2020

luan an


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận án trung thực, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án

ĐỖ VĂN NGHĨA

luan an


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG
VIÊN (2001 - 2005)
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình về xây dựng đội ngũ đảng viên
2.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng đội
ngũ đảng viên
2.3.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo xây dựng đội ngũ đảng viên
Chương 3 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THÁI BÌNH VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN (2005 - 2010)
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình về xây dựng đội ngũ đảng viên
3.2.
Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về nâng cao chất
lượng xây dựng đội ngũ đảng viên
3.3.
Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo nâng cao chất lượng
xây dựng đội ngũ đảng viên

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.1.
Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây
dựng đội ngũ đảng viên (2001 - 2010)
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo
xây dựng đội ngũ đảng viên (2001 - 2010)
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

luan an

5
11
11
26

31
31
47
57

79
79
88
96
116

116
135
158
161
162
184


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Chủ nghĩa xã hợi

CNXH

2

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

3

Đợi ngũ đảng viên


ĐNĐV

4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Kinh tế - xã hội

KT - XH

6

Ủy ban nhân dân

UBND

7

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

luan an



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng ĐNĐV là khâu then chốt, nhiệm vụ quan trọng, thường
xun, vấn đề có tính quy ḷt trong cơng tác xây dựng Đảng, góp phần quyết
định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mỡi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng
được mạnh lên một phần; đảng viên kém, chi bộ kém là những khâu yếu của
Đảng” [109, tr.613]. Nhận thức đúng về vị trí, vai trò ĐNĐV và công tác xây
dựng ĐNĐV đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng đã chú trọng xây dựng
ĐNĐV. Do đó, ĐNĐV đã khơng ngừng phát triển cả về số lượng và chất
lượng, cơ cấu từng bước được chuyển biến theo hướng tích cực, bảo đảm sự
lãnh đạo toàn diện của Đảng. Tuy nhiên, còn một bộ phận đảng viên yếu kém
về phẩm chất, năng lực, giảm sút lòng tin, phai nhạt lý tưởng; cơ cấu và phân
bố ĐNĐV còn nhiều bất cập. Do vậy, để xây dựng Đảng thực sự trong sạch,
vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng, nhiệm vụ cớt ́u là phải xây dựng
ĐNĐV có số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng trong từng thời kỳ.
Thái Bình là một tỉnh giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, cùng
với cả nước, tỉnh Thái Bình đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn
đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Bình sớm có nền nơng
nghiệp, cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, những năm cuối thế kỷ
XX, nhất là thời điểm 1997 - 1998, ở Thái Bình đã xảy ra tình trạng mất ổn
định trên diện rộng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
đó là chưa quan tâm đúng mức đến cơng tác xây dựng Đảng, buông lỏng công
tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Chính vì vậy, những năm 1998 2000, Đảng bộ đã tập trung vào củng cố tổ chức cơ sở đảng, coi trọng xây
dựng, củng cố ĐNĐV. Thành công của công tác này đã đưa Thái Bình đi vào
ổn định, tạo đà đẩy mạnh công cuộc đởi mới ở địa phương. Từ thực tiễn đó,

luan an



6
để tránh lập lại sự mất ổn định, chăm lo xây dựng ĐNĐV là việc làm rất quan
trọng, yêu cầu cơ bản lâu dài, có ý nghĩa sâu sắc đới với việc giữ gìn và phát
huy truyền thống, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ
tỉnh Thái Bình.
Từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục đề ra chủ
trương và chỉ đạo xây dựng ĐNĐV cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Do
đó, cơng tác xây dựng ĐNĐV ở Đảng bợ tỉnh Thái Bình đạt nhiều kết quả,
góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, lòng tin của quần chúng
nhân dân với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng được nâng cao. Tuy vậy,
công tác xây dựng ĐNĐV ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình còn nhiều bất cập cả về
số lượng, chất lượng và cơ cấu ĐNĐV. Đặc biệt, một bộ phận đảng viên phai
nhạt lý tưởng, sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thực dụng, bè phái,
năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Những hạn chế
đó làm suy giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và lòng tin
của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, đảng viên.
Đứng trước thời cơ và thách thức đan xen, tác động tổng hợp và diễn
biến phức tạp trong thời kỳ mới. Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chớt, có ý nghĩa sớng còn, qút định vai trò lãnh đạo của Đảng đang đặt ra
yêu cầu mới, trong đó có xây dựng ĐNĐV. Trong bới cảnh đó, việc nghiên
cứu làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng ĐNĐV từ
năm 2001 đến năm 2010, đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên
nhân, đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào xây dựng ĐNĐV trong giai đoạn
mới là việc làm cần thiết.
Đến nay, tuy đã có nhiều cơng trình khoa học đề cập chung đến xây
dựng ĐNĐV trên phạm vi cả nước, các vùng, miền, địa phương; song dưới
góc đợ Khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có cơng trình nào
nghiên cứu trực tiếp, hệ thớng, chun sâu về sự lãnh đạo xây dựng ĐNĐV

của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010.

luan an


7
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo xây dựng đội ngũ đảng viên từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến
sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng ĐNĐV từ năm
2001 đến năm 2010, để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm,
hạn chế và đúc rút kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho công tác xây dựng
ĐNĐV hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNĐV
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
Làm rõ Đảng bộ tỉnh Thái Bình vận dụng chủ trương của Đảng về xây
dựng ĐNĐV vào thực tiễn địa phương và việc Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ
đạo thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.
Nhận xét về ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết kinh
nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng ĐNĐV từ
năm 2001 đến năm 2010.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng ĐNĐV của
Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010.

Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng ĐNĐV
của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trên các lĩnh vực: Quản lý đảng viên; giáo dục, bồi
dưỡng và rèn luyện đảng viên; phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát, kỷ luật
và sàng lọc đảng viên.

luan an


8
Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thớng của
vấn đề nghiên cứu, luận án đề cập đến một số nội dung có liên quan trước
năm 2001 và sau năm 2010.
Khơng gian nghiên cứu
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng Đảng, trong đó có xây dựng ĐNĐV.
Cơ sở thực tiễn
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo xây dựng
ĐNĐV của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010, được phản
ánh qua các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, các cơ quan chức năng và ở
cơ sở có liên quan. Luận án dựa trên kết quả khảo sát thực tế về công tác xây
dựng ĐNĐV ở tỉnh Thái Bình, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông
Hồng và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
liên quan đến đề tài luận án.

Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Khoa học
lịch sử, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic, sự kết
hợp giữa hai phương pháp đó. Cụ thể là:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tổng quan các công trình khoa
học liên quan đến luận án và mô tả, tái hiện lịch sử trong chương 2 và chương
3 về Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng ĐNĐV qua 2 giai đoạn (2001
- 2005) và (2005 - 2010).

luan an


9
Phương pháp lôgic được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, trong
đó: Chương 1 khái quát kết quả nghiên cứu có liên quan đến để tài luận án,
chương 2 và chương 3 dùng để xâu chuỗi các sự kiện, quá trình lịch sử, khái
quát chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng ĐNĐV bao gồm hệ
thống phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; đồng thời sử dụng để
phục dựng lịch sử quá trình chỉ đạo xây dựng ĐNĐV. Chương 4, sử dụng kết
hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để khái quát những ưu điểm,
hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo xây dựng ĐNĐV (2001 - 2010).
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp
phân kỳ, phân tích, tởng hợp, thớng kê, so sánh và phương pháp phỏng vấn để
làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án

Hệ thống hoá tư liệu về xây dựng ĐNĐV của Đảng bợ tỉnh Thái Bình
(2001- 2010).
Tái hiện mợt cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh

đạo xây dựng ĐNĐV từ năm 2001 đến năm 2010.
Đưa ra nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây
dựng ĐNĐV giai đoạn 2001 - 2010, trên cả hai bình diện, ưu điểm, hạn chế,
làm rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế.
Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh
đạo xây dựng ĐNĐV từ năm 2001 đến năm 2010 để vận dụng xây dựng
ĐNĐV của Đảng, đảng bợ địa phương nói chung, tỉnh Thái Bình nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận
Góp phần tởng kết công tác lãnh đạo của Đảng về xây dựng ĐNĐV
trong thời kỳ mới qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
Góp thêm luận cứ khoa học cho việc phát triển chủ trương, chỉ đạo xây
dựng ĐNĐV của Đảng trong thời gian tới.

luan an


10
Ý nghĩa thực tiễn
Ḷn án có gía trị tham khảo đối với công tác xây dựng ĐNĐV ở đảng
bộ địa phương cấp tỉnh.
Luận án làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lịch sử địa phương; phục vụ công tác biên
soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các
công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


luan an


11
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các cơng trình nghiên cứu ở Trung Quốc
Ban Tở chức Thành uỷ Thẩm Quyến (1996), Sổ tay công tác tổ chức đảng
của đặc khu Thẩm Quyến [15]. Cuốn sách khẳng định, nguyên nhân làm nảy sinh
nguy cơ thoái hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cải cách, mở cửa,
hội nhập là coi nhẹ công tác chính trị, tư tưởng, vai trò tiên phong gương mẫu của
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để phát huy vai trò to lớn của ĐNĐV trong tổ chức
đảng, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông phát triển cần
phải giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ đảng viên, xây dựng hệ thống trường
đảng, chỉnh đốn, đổi mới phương pháp học tập, bồi dưỡng lý luận, nâng cao chất
lượng dạy học, phát huy tính chủ đợng, sáng tạo trong học tập của đảng viên.
Trình Lập Vân (2006), Mấy vấn đề về phát triển đảng viên trong tầng
lớp xã hội mới [200]. Tác giả cho rằng, kết nạp các phần tử ưu tú trong các
tầng lớp xã hội mới vào Đảng là nhu cầu củng cố địa vị cầm quyền, giữ được
tính tiên tiến của Đảng, thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp CNXH màu sắc Trung
Quốc. Phát triển đảng viên trong tầng lớp xã hội mới phải kiên trì nguyên tắc
không hạ thấp tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, khảo sát tổng hợp, thận trọng,
bảo mật ở nhiều phương diện, đánh giá dân chủ, truy cứu trách nhiệm theo
nguyên tắc: “Ai giới thiệu người ấy phải chịu trách nhiệm, ai khảo sát người
ấy phải chịu trách nhiệm” [200, tr.8].
Chu Chí Hoà (Chủ biên, 2010), Đởi mới cơng tác xây dựng Đảng ở nông

thôn [87]. Cuốn sách gồm 11 chương, trong đó các chương 3, 4 và 5 làm rõ nội
dung đổi mới công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên ở nông thôn. Trong
đổi mới công tác quản lý, giáo dục đảng viên, tác giả đã nhấn mạnh tính thời đại

luan an


12
trong nợi dung, tính hiệu quả trong hình thức, nghệ thuật trong phương pháp giáo
dục và coi trọng tính học hỏi khi đổi mới lý luận trong công tác giáo dục đảng
viên; tìm ra lối tư duy, con đường, biện pháp khơi thông mới trong công tác phát
triển đảng viên, quản lý đảng viên, đồng thời đề cao tính sáng tạo, tư duy linh hoạt
và thực chất trong giám sát đảng viên.
Lý Bồi Nguyên (2011), Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ
sở và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc [118]. Tác
giả phân tích, làm rõ vai trò cơng tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp
phi công hữu và yêu cầu kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng Cộng
sản Trung Quốc. Việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong
các đơn vị kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp hoạt đợng
đúng chủ trương, đường đới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là
cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động tới chủ doanh
nghiệp và lên tở chức đảng cấp trên, qua đó góp phần bảo vệ qùn và lợi ích
chính đáng của đợi ngũ công nhân.
Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2012), Công
tác xây dựng Đảng ở doanh nghiệp ngồi quốc doanh [59]. Ćn sách bàn về
nâng cao trình độ khoa học công tác xây dựng Đảng ở doanh nghiệp ngoài
quốc doanh Trung Quốc. Về phương diện xây dựng ĐNĐV, Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện mục tiêu: “Giảm thiểu “vùng trắng,
vùng trống”, mở rộng “vùng phủ khắp” [59, tr.8]. Do đó, trước kia hợ gia đình
đảng viên làm kinh tế chỉ như những viên ngọc lác đác trong đại dương, thì

bây giờ, Đảng tổ chức họ liên kết lại trở thành vùng sáng trong đại dương.
Trong quản lý đảng viên, lấy doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chỗ dựa,
thực hiện quản lý theo mô hình cùng doanh nghiệp, cùng ngành nghề.
Các nghiên cứu ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Bun Phết Xuly Vôngxắc (1994), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho
cán bộ, đảng viên Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay

luan an


13
[63]. Ḷn án phân tích thực trạng trình đợ tư duy lý luận của cán bộ, đảng
viên Đảng nhân dân cách mạng Lào. Theo tác giả, để nâng cao trình độ tư duy
lý luận cho cán bộ, đảng viên cần phải xây dựng, phát triển chế độ dân chủ
nhân dân về kinh tế, giáo dục, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tổng kết thực tiễn,
đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bợ, đảng viên.
Pheng Sơn Khun Thoong Khăm (2008), Chất lượng đội ngũ đảng viên ở
nông thôn các tỉnh miền Trung nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai
đoạn hiện nay [122]. Luận án làm rõ đặc điểm, vai trò của nông thôn, các tổ chức
đảng, ĐNĐV các tình miền Trung Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Phân tích làm
rõ về chất lượng ĐNĐV. Để nâng cao chất lượng ĐNĐV ở nông thôn các tỉnh miền
Trung nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào phải cụ thể hoá tiêu chuẩn đảng viên,
nâng cao chất lượng các tổ chức đảng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng, trình độ năng lực và trẻ hoá ĐNĐV.
Lít Thi Đệt Xay Nhạ Chắc (2009), Cơng tác phát triển đảng viên ở
nông thôn đồng bằng các tỉnh miền Trung của Lào trong giai đoạn hiện nay
[100]. Tác giả luận án cho rằng, ĐNĐV ở nông thôn đồng bằng các tỉnh miền
Trung của Lào hình thành từ nhiều nguồn, trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn, lý luận chính trị còn thấp và khơng đồng đều về cơ cấu, ĐNĐV chưa
thật hợp lý. Do vậy, giải pháp cho sự phát triển đảng viên ở nông thôn đồng

bằng các tỉnh miền Trung của Lào là tạo sự chuyển biến nhận thức về việc
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đối với đội ngũ cán bộ cấp ủy, người
đứng đầu cấp ủy và phát huy vai trò của các tở chức trong hệ thớng chính trị
cơ sở nơng thôn các tỉnh miền Trung của Lào.
Sa - vát Chăn - tha - pri - xay (2017), Tỉnh Luông Nậm Thà với công
tác phát triển đảng viên [127]. Bài viết đánh giá tình hình KT-XH và công tác
xây dựng Đảng, trong đó có cơng tác phát triển ĐNĐV của tỉnh Luông Nậm
Thà. Với sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các tở chức trong hệ thớng chính
trị, cơng tác phát triển đảng viên đạt được kết quả tích cực; số lượng, cơ cấu

luan an


14
đảng viên tăng nhanh, nhất là đảng viên nữ. Nếu như năm 2011 là 5.429 đảng
viên, có 938 đảng viên nữ, thì đến năm 2016 đã tăng 10.520 đảng viên, trong
đó có 2.672 đảng viên nữ. Đạt được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của các
cấp ủy đảng, đoàn thể chính trị - xã hợi, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo kịp thời uốn nắn những lệch lạc giữ vững sự đoàn kết nội bộ và quần
chúng nhân dân trong tỉnh.
Khăm - phủi Chăn - tha - va - đi (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên tỉnh Luông Pha Băng [92]. Bài viết đánh giá tình hình KT-XH,
truyền thống cách mạng của tỉnh Luông Pha Băng; thống kê kết quả và
hạn chế về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên từ năm 2011 đến năm
2015. Theo tác giả, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gắn với
đường lối, nhiệm vụ chính trị của tở chức đảng, phong trào của q̀n
chúng và công tác tổ chức; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên
phải đi đôi với việc bảo vệ và giữ gìn cán bộ, đảng viên và phải đặt dưới
sự lãnh đạo của cấp ủy đảng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Nhóm cơng trình nghiên cứu chung về xây dựng đội ngũ đảng viên
trong cả nước
Ngô Kim Ngân (1999), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong sự
nghiệp đổi mới [116]. Cuốn sách đã hệ thống quan điểm cơ bản Học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cợng sản; phân tích ý nghĩa, yêu cầu của
công tác xây dựng, phát triển ĐNĐV. Theo tác giả, để nâng cao chất lượng
ĐNĐV phải nâng cao chất lượng khâu kết nạp đảng viên mới và kiên quyết đưa ra
khỏi Đảng những đảng viên thoái hoá biến chất; tăng cường cơng tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng và trí tuệ cho đảng viên; đổi mới
phương thức lãnh đạo và quản lý đảng viên trên các mặt [116, tr.121-143].
Vũ Ngọc Am (2002), Q trình đởi mới cơng tác giáo dục chính trị tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến

luan an


15
hòa bình” [1]. Tác giả đã làm rõ vai trò cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng
với việc nâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bợ, đảng viên trong đấu
tranh chống “diễn biến hòa bình”; khái quát quá trình đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bợ, đảng viên ở cơ sở của
Đảng Cộng sản Việt Nam trước và sau thời kỳ đởi mới; trên cơ sở đó, chỉ rõ
yếu tố khách quan tác động công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bợ,
đảng viên và giải pháp nhằm tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong công cuộc đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình”.
Mạch Quang Thắng (2006), Đảng viên và phát triển đảng viên trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [129]. Theo đánh giá của
tác giả, nền kinh tế thị trường tác đợng đến tính qút đoán, sự năng động,
sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, với mục đích để đảng viên nhận thức
đúng các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng

XHCN, kịp thời nắm thơng tin trên các lĩnh vực, có ý kiến phản biện, kiến
nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền về những chủ trương, chính sách chưa
hoàn thiện trong công tác phát triển Đảng [129, tr.372-374].
Mạch Quang Thắng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc chống
thối hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên [130] đã nêu lên triết lý phát triển
của Hồ Chí Minh trong những lời nói, bài viết về cảnh báo, nhắc nhở và phê
bình với đội ngũ cán bộ, đảng viên ngay trong những ngày đầu xây dựng
chính quyền cách mạng và trong thời điểm cách mạng chuyển giai đoạn, đó là
lúc “sự thoái hoá, biến chất của cán bộ đảng viên mà Hồ Chí Minh chỉ ra thể
hiện trên nhiều mặt, nhưng điều thường thấy nhất là về tinh thần, trách nhiệm,
về đạo đức, lối sống, đặc biệt về tư cách, đạo đức” [130, tr.34].
Đỗ Xuân Tuất (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giáo dục
đạo đức cách mạng đối với cán bộ đảng viên từ năm 1994 đến năm 2006
[191]. Tác giả phân tích ́u tớ khách quan và chủ quan, yêu cầu cấp thiết
trong việc phòng, chống suy thoái đạo đức trong Đảng, làm rõ bước phát

luan an


16
triển nhận thức và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, tác
giả đã đúc kết kinh nghiệm: Khơng ngừng nâng cao nhận thức của các cấp
ủy, tổ chức đảng và toàn bợ hệ thớng chính trị về tầm quan trọng của công
tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; đề
cao sự gương mẫu, tinh thần tự phê bình và phê bình theo tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng
nhân dân, của báo chí trong đấu tranh chớng các hành vi phản đạo đức trong
giáo dục cán bộ, đảng viên [191, tr.129-158].
Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên, 2014), Làm người cộng

sản trong giai đoạn hiện nay [126]. Cuốn sách đã phân tích quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về vai trò, hình mẫu và
tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản; làm rõ đặc điểm, thực trạng đảng viên,
công tác đảng viên, hệ thống tình hình đảng viên và chủ trương của Đảng về
công tác đảng viên trong thời kỳ mới. Theo các tác giả, để Đảng ta thật sự trong
sạch vững mạnh, từng đảng viên phải sống và làm việc xứng đáng với tư cách
người cộng sản, với yêu cầu đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo phương
châm: Chặt chẽ “đầu vào”, chính xác “đầu ra”, gắn nâng cao chất lượng đảng
viên với xây dựng tở chức đảng, chính quyền, đoàn thể [126, tr.235-298].
Vũ Văn Phúc, Ngô Văn Thạo (Chủ biên, 2014), Những giải pháp và điều
kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ,
đảng viên [124]. Cuốn sách đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn, rút ra kinh
nghiệm và giải pháp của việc phòng, chớng suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Để nâng cao hiệu quả phòng chớng suy
thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, theo tác giả,
phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật, tăng cường quản lý kinh tế, quản lý xã hợi, phát huy vai trò tự
giác, tích cực của cán bộ, đảng viên và nhân dân [124, tr.310-357].

luan an


17
Hoàng Văn Trà, Nguyễn Mạnh Hùng, Đào Thị Thu Hồng (2015), với
cuốn sách: Một số giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa vi phạm của tổ
chức đảng và đảng viên [187]. Từ kết quả kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và uỷ
ban kiểm tra các cấp, tác giả cho rằng vi phạm của đảng viên xảy ra ở mọi ngành,
mọi lĩnh vực; vi phạm đã xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng ở những nơi,
những lĩnh vực mà trước đây chưa hoặc ít phát hiện có sai phạm [187, tr.79]. Từ
thực trạng khả năng phòng ngừa vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, các tác

giả xác định giải pháp: Nêu cao ý chí, quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng
ngừa vi phạm của đảng viên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn
thiện hệ thống quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng bộ, đủ sức răn
đe, cảnh báo, phòng ngừa và xử lý vi phạm của đảng viên; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát phát hiện vi phạm; xem xét xử lý vi phạm của đảng viên.
Hồng Văn (2018), Về quản lý đảng viên trong thời kỳ mới [198]. Từ
xác định vị trí, vai trò và thực trạng cơng tác quản lý đảng viên, tác giả cho
rằng nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng nắm tư tưởng của đảng viên chưa chắc, sinh
hoạt đảng chưa đều, có nơi sinh hoạt chưa đủ kỳ, chất lượng sinh hoạt chưa
cao; việc chỉ đạo kê khai tài sản của cán bộ còn hình thức; thực hiện một số
quy định của Đảng chưa nghiêm túc.
Nhóm cơng trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ đảng viên ở các
vùng, miền, bộ, ngành và địa phương
Nguyễn Thị Mỹ Trang (2001), Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh
niên sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong thời kỳ mới [188]. Tác giả luận án đã trình bày những quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cợng sản Việt Nam
về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải xây dựng ĐNĐV là thanh niên, sinh viên
các trường đại học, cao đẳng trong công cuộc xây dựng Đảng. Tác giả cho
rằng, xây dựng ĐNĐV của Đảng trẻ về t̉i đời, có trí tuệ cao, có năng lực,
phẩm chất tớt, dồi dào về thể lực, trong sáng về đạo đức để tăng cường tiềm

luan an


18
lực trí tuệ của giai cấp cơng nhân nhằm bảo đảm nguyên tắc kế thừa và kế tục
sự nghiệp vẻ vang của Đảng là đòi hỏi khách quan.
Đỗ Ngọc Ninh (Chủ biên, 2003), Phát huy vai trò đội ngũ đảng viên là
người nghỉ hưu khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay

[120]. Theo thống kê của tác giả, năm 2002 “cả nước có hơn 600.000 đảng viên
là người nghỉ hưu, riêng ở nông thôn đồng bằng Bắc Bợ đã có tới 184.230 người,
chiếm gần 30,6% so với tổng số đảng viên là người nghỉ hưu” [120, tr.23]. Để
phát huy tốt vai trò của ĐNĐV là người nghỉ hưu, vấn đề quan trọng hàng đầu là
khẳng định vai trò của họ với các địa phương, trân trọng những cơng lao đóng
góp của họ trong sự nghiệp cách mạng, tăng cường gặp gỡ trao đổi giữa các thế
hệ đảng viên trong chi bộ, đảng bộ.
Lê Kim Việt (2004), Những vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển
đảng viên ở nông thôn hiện nay [204]. Bài viết làm rõ sự tác động của nông
nghiệp, nông thôn, nông dân đến công tác phát triển Đảng. Để nâng cao chất
lượng phát triển đảng viên, tác giả chỉ ra 3 nhân tố tác động đến công tác phát
triển đảng viên ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới: 1- Sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội; 2- Thời kỳ giao lưu, mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế, tác
động tình hình chính trị thế giới; 3- Kinh tế thị trường định hướng XHCN và
yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ đổi mới [204, tr.30].
Bùi Văn Khoa (2005), Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay [95]. Tác giả luận án đánh giá thực trạng
ĐNĐV và công tác xây dựng ĐNĐV ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
Theo tác giả, để đạt được mục tiêu xây dựng ĐNĐV phải cụ thể hóa tiêu chuẩn
đảng viên; giáo dục, bồi dưỡng đảng viên; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở đảng; đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên; cải tiến việc phân công công
tác cho mỗi đảng viên; hoàn thiện cơ chế chính sách đới với nông nghiệp, nông
thôn, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng ĐNĐV ở đồng bằng sông Cửu Long.

luan an


19
Nguyễn Khắc Hưng (2006), Đảng bộ thành phố Nam Định xây dựng tổ

chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên [91]. Bài viết khẳng định công tác xây
dựng ĐNĐV có vị trí đặc biệt quan trọng, qút định việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Theo tác giả, để nâng cao hơn nữa chất lượng
ĐNĐV phải bám sát và cụ thể hoá chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ
tỉnh Nam Định về xây dựng Đảng, nhiệm vụ chính trị của địa phương như Nghị
qút sớ 54-NQ/TW, ngày 14-9-2005 của Bợ Chính trị về Xây dựng thành phố
Nam Định thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo, làm hạt nhân phát
triển của tiểu vùng Nam sông Hồng [91, tr.44-45].
Xuân Sơn (2008), Giải pháp phát triển đảng viên trẻ khu vực nông thôn
[128]. Theo thống kê của tác giả, trong năm 2007 số đảng viên được kết nạp
thuộc thành phần nông dân trong toàn Đảng chỉ có 40.831 đồng chí (chiếm 21%
so với sớ mới kết nạp). Số đảng viên trẻ trực tiếp làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ
thấp [128, tr.28]. Để nâng cao chất lượng phát triển đảng viên trẻ ở nông thôn,
tác giả xác định: Tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ đảng trong công tác
phát triển đảng viên, nhất là đảng viên trẻ ở nông thôn; mỗi nhiệm kỳ, các tổ
chức đảng phải ra nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng viên.
Ngô Kim Ngân (2008), Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác
phát triển Đảng trong công nhân [117]. Bài viết xác định, tăng cường bản chất
giai cấp công nhân của Đảng là vấn đề cơ bản, có tính ngun tắc với tất cả các
đảng cợng sản, đặc biệt đối với Đảng ta. “Hiện nay, trong toàn Đảng có hơn 3,2
triệu đảng viên, trong đó đảng viên là công nhân, lao động trong các thành
phần kinh tế chỉ chiếm 8,07%” [117, tr.67]. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt
được, những hạn chế còn tồn tại, tác giả xác định: Công tác phát triển Đảng
trong công nhân phải được thực hiện theo chương trình, kế hoạch cụ thể; phát
huy vai trò của các tở chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp cho phát triển
Đảng; gắn công tác phát triển Đảng trong công nhân với công tác quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ xuất thân từ công nhân [117, tr.68-69].

luan an



20
Phạm Thị Lụa (2009), Ninh Bình với cơng tác phát triển đảng viên là
người có đạo [101]. Tác giả hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình về phát triển đảng viên là người có đạo. Theo tổng hợp của tác
giả: “Mỗi năm toàn tỉnh kết nạp được từ 40 đến 50 đảng viên là người có đạo,
tập trung ở các huyện Kim Sơn, Nho Quan, Gia Viễn. Đến nay, Đảng bợ tỉnh
có 1.249 đảng viên là người có đạo, chiếm 2,36% tởng sớ đảng viên” [101,
tr.16]. Đạt được kết quả đó là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của
Đảng bợ và các tở chức trong cả hệ thớng chính trị.
Đức Lượng (Chủ biên, 2011), Xây dựng đội ngũ đảng viên nông thôn
vững mạnh [103]. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm, vai trò, thực trạng ĐNĐV
trong phát triển KT - XH ở nông thôn và trong công tác xây dựng Đảng. Trên
cơ sở những tác động từ nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam;
khoa học và công nghệ; văn hoá, truyền thống đối với đảng viên nông thôn;
biến động từ bản thân Đảng khi chuyển sang thời kỳ mới tác động tới ĐNĐV
nông thôn. Từ đó tác giả xác định: Nhận thức đúng hơn vai trò, vị trí ĐNĐV;
bảo đảm chủ trương, chính sách đúng đối với nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; chặt chẽ việc kết nạp đảng viên mới, thông thoáng việc đưa ra khỏi
Đảng những người không đủ tư cách; ghi công đảng viên đã hoàn thành
nhiệm vụ [103, tr.133-177].
Nguyễn Đức Khiển (Chủ nhiệm, 2012), với đề tài: Xây dựng đội ngũ đảng
viên trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh [94]. Nhóm tác giả làm rõ mợt sớ
vấn đề lý ḷn về ĐNĐV và xây dựng ĐNĐV trong quân đội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh; đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm và hạn chế về xây
dựng ĐNĐV trong qn đợi theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Để nâng cao chất lượng
xây dựng ĐNĐV trong quân đợi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, các tở chức và từng
cán bộ, đảng viên phải quán triệt và nhận thức sâu sắc nợi dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng, xây dựng ĐNĐV, vận dụng sáng tạo có hiệu quả vào xây
dựng ĐNĐV trong qn đợi; phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi


luan an


21
lực lượng, trước hết là trách nhiệm của cấp uỷ, tở chức đảng, cơ quan chính trị, cán
bợ chính trị trong xây dựng ĐNĐV; đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong,
gương mẫu của ĐNĐV [94, tr.93-100].
Trần Trọng Đạo (2014), Công tác phát triển Đảng trong đồng bào các tôn
giáo ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1996 đến năm 2005 [84]. Tác giả luận án đã làm
rõ việc quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo và công tác
phát triển Đảng trong đồng bào có đạo của Đảng bợ tỉnh Khánh Hòa. Từ thực tiễn
cơng tác phát triển Đảng đới với đồng bào có đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa
tác giả đúc rút những kinh nghiệm: Quan tâm phổ biến, quán triệt để tạo sự
chuyển biến sâu sắc về nhận thức cho cán bộ, đảng viên hiểu và thực hiện đúng
chủ trương của Đảng về cơng tác tơn giáo nói chung, cơng tác phát triển Đảng
trong đồng bào các tơn giáo nói riêng; chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở
đảng vững mạnh, trong sạch, đủ sức giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong hệ thớng
chính trị ở cơ sở; năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện công tác
phát triển Đảng trong đồng bào các tôn giáo phù hợp với thực tiễn địa phương.
Nhóm cơng trình nghiên cứu đề cập đến xây dựng đội ngũ đảng viên ở
Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Xuân Hải, Hà Nhân (1997), Đơi điều rút ra từ tình hình phức tạp ở một
số địa phương tỉnh Thái Bình [85]. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân căn bản
của mất ổn định ở tỉnh Thái Bình trước năm 1998 là do quan liêu, tham nhũng
và mất dân chủ ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh
mâu thuẫn về lợi ích giữa q̀n chúng nhân dân với cán bợ, đảng viên ở thôn,
xã. Những mâu thuẫn ấy đã bùng nở ở mợt sớ thơn, xã và khi nó đã bùng nổ ở
trên diện rộng thì không khỏi gây nên những hậu quả nặng nề.
Học viện Chính trị Q́c gia Hồ Chí Minh (1998), Điểm nóng Thái Bình Những bài học kinh nghiệm và những vấn đề lý luận [88]. Công trình nghiên cứu

về tình hình mất ổn định ở Thái Bình trong những năm cuối của thế kỷ XX, đánh giá
thực trạng và nguyên nhân dẫn đến “điểm nóng” ở Thái Bình, trong đó xác định

luan an


22
nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên và công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở
cơ sở, kiện toàn đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình thời gian 1997
- 1998, đúc rút những kinh nghiệm trong giải quyết “điểm nóng”.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thái Bình (2002), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình
(1975 - 2000) [7]. Ćn sách tởng hợp kết quả công tác xây dựng ĐNĐV của
tỉnh Thái Bình khi đất nước hoà bình, thống nhất, cũng như qua 15 năm thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân
hạn chế trong xây dựng ĐNĐV. Trong các nguyên nhân dẫn đến mất ổn định
ở Thái Bình (1997 - 1998), có nguyên nhân cơ bản là “buông lỏng công tác
quản lý cán bộ, quản lý đảng viên, chưa phát hiện, xử lý kịp thời những sai sót
ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở” [7, tr.349].
Hồng Minh (2003), Phát triển đảng viên vùng Cơng giáo Thái Bình [113]
đã làm rõ vai trò cấp ủy trong công tác tuyên truyền, thuyết phục quần chúng
Công giáo phấn đấu vào Đảng, tạo điều kiện để đảng viên có đạo sinh hoạt tơn
giáo; chỉ rõ kết quả đạt được trong kết nạp đảng viên mới là người Công giáo ở
Thái Bình. Để đạt được mục tiêu phát triển Đảng viên vùng Công giáo, tác giả
cho rằng: Cần làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn quan điểm của
Đảng về công tác tôn giáo; xây dựng hệ thớng chính trị vững mạnh và đầu tư
phát triển KT - XH ở vùng có đạo; các huyện uỷ định chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể
phát triển đảng viên là người có đạo.
Cũng hướng về cơng tác phát triển đảng viên là người Công giáo, Vũ
Xuân Tuyên (2004), với bài viết: Phát triển đảng viên là người Công giáo
ở Tiền Hải [193]. Theo tác giả, với “trên 8.600 đảng viên, trong đó có 105

đồng chí là người Cơng giáo, chiếm 0,3% so với đồng bào giáo dân” [193,
tr.30]. Riêng “từ năm 1993 đến năm 2003, huyện đã kết nạp được gần 30
đảng viên. Đến nay đảng viên gốc giáo chiếm hơn 1% đảng viên toàn
huyện, sinh hoạt ở 30 chi bộ, thuộc 19 đảng bộ xã” [193, tr.30]. Bên cạnh
những kết quả đạt được, công tác phát triển đảng viên là người Công giáo

luan an


23
vẫn còn khó khăn do sự phới hợp của các đoàn thể trong công tác tuyên
truyền, vận động còn nhiều hạn chế; tư tưởng tôn giáo trong một bộ phận
nhân dân còn rất nặng nề; hoạt động tổ chức đoàn thanh niên còn hạn chế,
khó khăn trong cơng tác tập hợp, giáo dục, phát hiện nhân tớ tích cực, tạo
nguồn phát triển Đảng.
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình (2005), Lịch sử ngành Tuyên giáo
tỉnh Thái Bình (1930 - 2005) [61]. Cuốn sách đề cập vai trò của Ban Tuyên
giáo Tỉnh uỷ Thái Bình trong tham mưu, hướng dẫn nghiên cứu, quán triệt
cũng như tổ chức thực hiện các nghị quyết của Trung ương và của tỉnh đến
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân từ khi Đảng ra đời đến thời kỳ đổi
mới đất nước. Tuy nhiên công tác tuyên giáo mới chỉ đi vào hoạt động công
tác tuyên truyền, huấn học, khoa giáo và nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng
bộ, chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện, hệ thống công tác giáo dục đảng viên.
Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Thái Bình (2010), Lịch sử công tác tở chức xây
dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1930 - 2010) [57]. Cuốn sách đã
tổng kết công tác xây dựng Đảng qua các thời kỳ lịch sử từ năm 1930 đến
năm 2010, trong đó hệ thớng toàn bợ công tác đảng viên, từ việc quán triệt,
bám sát đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn
địa phương cho xây dựng ĐNĐV; giáo dục, bồi dưỡng, phân công công tác,
quản lý đảng viên, đưa đảng viên vào hoạt động thực tiễn ở cơ sở; công tác

biểu dương, khen thưởng đi đôi với tăng cường kỷ luật đảng viên. Tuy nhiên,
cuốn sách chưa chỉ ra một cách hệ thống và toàn diện việc vận dụng chủ
trương của Đảng và thực tiễn địa phương vào xây dựng ĐNĐV, chủ yếu mới
chỉ hệ thống kết quả công tác xây dựng ĐNĐV.
Đàm Văn Vượng (2012), Đảng bộ Thái Bình nâng cao chất lượng tở
chức cơ sở đảng gắn với chất lượng đội ngũ đảng viên [205]. Tác giả khái quát
quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo và kết quả xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở
đảng gắn với nâng cao chất lượng ĐNĐV của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. Từ thực

luan an


24
tiễn công tác xây dựng ĐNĐV, tác giả cho rằng, cần tập trung xây dựng ĐNĐV
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ
chức kỷ luật và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác phát triển Đảng đáp ứng yêu cầu giáo dục, rèn luyện đảng viên trong
thời kỳ mới [205, tr.53-54].
Nguyễn Hồng Chương (2012), Công tác phát triển đảng viên ở Thái
Bình [66] đã thớng kê: Từ 2007 đến quý I-2012 toàn tỉnh Thái Bình đã kết
nạp được 10.986 đảng viên; bảo đảm được cả cơ cấu, độ tuổi, trình độ
học vấn [66, tr.59]. Tác giả cho rằng, đạt được kết qủa đó là do các cấp
uỷ ở Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo thực hiện tớt cơng tác chính trị,
tư tưởng trong cán bợ, đảng viên; Tỉnh uỷ Thái Bình có quan điểm, mục
tiêu, giải pháp về công tác phát triển đảng viên; gắn việc phát triển đảng
viên mới với quy hoạch cán bợ; tích cực bồi dưỡng cho q̀n chúng nhận
thức về Đảng; phát huy trách nhiệm của chi uỷ, chi bộ cơ sở.
Hồng Văn (2012), Kết nạp đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân từ
thực tiễn Thái Bình [196]. Bài viết đã thống kê: Đến năm 2011, “toàn tỉnh
Thái Bình có 3.335 doanh nghiệp, với 587 doanh nghiệp tư nhân (tḥc các

loại hình), trong đó có 35 doanh nghiệp tư nhân có tở chức đảng (chi bợ, đảng
bợ) với tởng số 542 đảng viên” [196, tr.27]. Tác giả khẳng định, công tác xây
dựng Đảng ở doanh nghiệp tư nhân được cấp uỷ địa phương quan tâm chỉ
đạo. Để công tác phát triển đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân đạt hiệu
quả, tác giả cho rằng, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động và giám đốc doanh
nghiệp tư nhân về vai trò, vị trí tở chức đảng trong doanh nghiệp.
Nguyễn Hồng Chuyên (Chủ nhiệm, 2017), đề tài: Nghiên cứu, đề xuất các
giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức và nhân dân tỉnh Thái Bình [65]. Nhóm tác giả làm rõ mợt số vấn đề lý

luan an


×