Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
... ...

PHẠM MẠNH THẮNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI -2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
... ...

PHẠM MẠNH THẮNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010.
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng

HÀ NỘI -2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ
người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Hoàng Hồng. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứcơng trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngồi ra, đề tài
cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ
quan tổ chức khác, vàcũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm
2014
Người cam đoan

Phạm Mạnh Thắng

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. ........................................................................................................ 4

1.Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài. ............................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ............................................... 9
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn. ................................................... 10
7. Bố cục của luận văn. ................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TP. HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CƠNG
TÁC THU HÚT VỐN FDI VÀO TP. HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN
2001– 2005
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và thực trạng thu hút vốn
FDI của TP. Hồ Chí Minh trước năm 2001 ................................................... 11
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh. .. 11
1.1.2 Khái quát lý luận về FDI và thực trạng thu hút vốn FDI của TP. Hồ
Chí Minh trước năm 2001. .............................................................................. 16
1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ TP. Hồ Chí
Minh về thu hút vốn FDI giai đoạn 2001 – 2005 ............................................ 28
1.2.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về thu hút vốn FDI. ........... 28
1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về thu hút vốn FDI giai
đoạn 2001 - 2005. ............................................................................................ 32
1.3. Qúa trình thực hiện thu hút vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn 2001 - 2005. ..................................................................................... 37
1.3.1 Xây dựng kế hoạch thu hút vốn FDI. ..................................................... 37
1.3.2 Ban hành các chính sách ưu đãi. ........................................................... 38
1.3.3 Cải tiến thủ tục hành chính .................................................................. 42

TIEU LUAN MOI download :


1.3.4 Kết quả thu hút vốn FDI vào TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2001- 2005

Tiểu kết . ......................................................................................................... 50
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TP. HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH CƠNG TÁC THU HÚT VỐN FDI VÀO TP. HỒ CHÍ MINH
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010. ................................................................ 52
2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về thu hút
vốn FDI giai đoạn 2006 - 2010. ...................................................................... 52
2.1.1 Yêu cầu mới đối với công tác thu hút vốn FDI ở TP. Hồ Chí Minh.52
2.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ TP. Hồ Chí
Minh về thu hút vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010 ............................................ 56
2.2. Quá trình thực hiện đẩy mạnh thu hút vốn FDI của TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn 2006 – 2010. .................................................................................... 66
2.2.1 Xây dựng kế hoạch thu hút vốn FDI .................................................... 66
2.2.2 Tăng cường xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh thu hút vốn FDI ................. 70
2.2.3 Tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh mẽ vốn FDI ....................... 71
2.2.4 Kết quả thực hiện. ................................................................................. 73
Tiểu kết. .......................................................................................................... 78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM. ... 80
3.1. Một số nhận xét. ....................................................................................... 80
3.1.1 Ưu điểm ................................................................................................. 80
3.1.2 Hạn chế.................................................................................................. 90
3.2. Một số bài học kinh nghiệm ................................................................... 94
Tiểu kết. .......................................................................................................... 103
KẾT LUẬN. ................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................... 108

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

AFTA:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

CT:

Chỉ thị

CTr:

Chương trình

HĐND:

Hội đồng nhân dân

FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP:

Tổng sản phẩm trong nước

KCX:


Khu chế xuất

KCN:

Khu công nghiệp

NQ:

Nghị quyết

ODA:

Viện trợ phát triển chính thức

R&D:

Nghiên cứu và Phát triển

QĐ:

Quyết định

TP.Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND:

Ủy ban nhân dân

WTO:

Tổ chức Thương mại thế giới


TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài.
TP. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế vào loại lớn nhất nước ta. Với
lịch sử hình thành cịn khá non trẻ so với Hà Nội và Huế, nhưng với những
điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi nên TP. Hồ Chí Minh từng được
mệnh danh là “Hịn ngọc Viễn Đơng”. TP. Hồ Chí Minh đã sớm trở thành
một trong những trung tâm kinh tế sớm nhất nước và khu vực Đông Nam
Á.
Trong giai đoạn đổi mới, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của những
ngành công nghiệp hàng đầu, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng,
TP. Hồ Chí Minh đã tạo nên sự phát triển kinh tế vượt bậc. Hiện nay, TP.
Hồ Chí Minh đã trở thành một thành phố năng động, nhiều tiềm năng phát
triển và vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
lớn nhất nước ta.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng
và vượt trội, mỗi quốc gia đều có những mối liên hệ và phụ thuộc với các
quốc gia khác. Sự gắn bó giữa các quốc gia được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau. Một trong các hình thức đó có sự luân chuyển vốn đầu tư
giữa các nước (FDI)..
Đối với Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, FDI có
một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tạora nguồn lực bổ sung vốn, cơng nghệ, thị trường....
Nguồn vốn này góp phần vào q trình giải quyết việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao trình độ phát triển của đất nước. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư và tăng cường thu hút vốn FDI là chủ trương chiến lược đã được khẳng
định trong nhiều văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và của
Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh nói riêng.


TIEU LUAN MOI download :


Nắm bắt được tầm quan trọng cũng như tính tất yếu phải thu hút vốn
FDI vào phát triển kinh tế trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm mục
đích thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài . Với nhiều biện
pháp tổ chức thực hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đã có
những bước vượt trội, số dự án đầu tư và số vốn đăng kí đầu tư vào thành
phố đã tăng lên đáng kể. Với những kết quả đạt được, có thể nói, các cấp
bộ đảng, tổ chức chính quyền đã làm tốt vai trị của mình dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Đảng
bộ TP. Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ,
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xoay quanh đề tài này, có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều luận văn,
luận án, các bài nghiên cứu, bài báo, tạp chí tập trung tìm hiểu về vấn đề
thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào phát triển kinh tế ở
Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng trong cơng cuộc cơng
nghiệp hóa –hiện đại hóa. Tác giả có thể kể đến một vài cơng trình liên
quan như:


Một là: Các tác phẩm, bài nghiên cứu về vấn đề này:

Có thể kể đến các cuốn sách như: Lê Xuân Bá (2006), Tác động của FDI
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb KHKT Hà Nội; Mai Ngọc Cường

(2000), Hồn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phùng Xuân Nhạ
(2000), Đầu tư trực tiếp nước ngồi phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
–Kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội,...Các tác giả đã đi

TIEU LUAN MOI download :


vào nghiên cứu lý thuyết về vốn FDI và những ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực của dịng vốn FDI đối với nền kinh tế. Ngoài ra, các tác giả cũng trình
bày những giải pháp về cơ chế, chính sách để thu hút các dịng vốn FDI vào
phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngồi ra, có thể kể đến một số bài báo, tạp chí như : Đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam ngày càng thuận lợi của Phan Minh , Tạp chí Cơng nghiệp
Việt Nam số 1/ 2002; Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam của Vũ Trọng Lâm, Tạp chí Thương mại, số
35/2003; Phùng Văn với bài “Nguồn lực cho phát triển 20 năm đầu tư trực
tiếp nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh”, Thời báo kinh tế Việt Nam (Số 154
ngày 29/6/2009),... Các tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và hạn chế thu hút
vốn FDI vào nước ta, đánh giá thực trạng dòng vốn này chảy vào Việt Nam
sau 20 năm thực hiện Luật Đầu tư .


Hai là, các luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học
Luận án PTS chuyên ngành kinh tế “ Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý

Nhà nước về hoạt động FDI tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Chí Dũng.
Tác giả đã trình bày những hướng hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý Nhà
nước về hoạt động thu hút vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-1996.
Luận án TS chuyên ngành kinh tế“ Những phải pháp nâng cao hiệu quả

vốn FDI trong quá trình cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước “ của
Hồng Thị Kim Thanh. Tác giả đã phân tích thực trạng và hiệu quả của vốn
FDI trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp
nhằm cải tạo mơi trường kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu
quả quản lý Nhà nước.
Đề tài cấp Nhà nước “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, vị trí
vai trị của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” của PGS.TSKH Nguyễn Bích Đạt đã làm rõ mối quan hệ giữa

TIEU LUAN MOI download :


khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài với các thành phần kinh tế khác trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận án TS chuyên ngành kinh tế “ Các giải pháp tài chính nhằm tăng
cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 -2010” của tác
giả Lê Cơng Tồn đã trình bày một cách khái quát đánh giá hệ thống việc
sử dụng các giải pháp trong việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam trong
giai đoạn 1988 -2000 và những kiến nghị của tác giả về các giải pháp năm
2001 -2010.
Luận án TS chuyên ngành tài chính “ Một số giải pháp hồn thiện cơng
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Tp. Hồ Chí Minh” của tác
giả Trần Đăng Long đã nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực FDI tại TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mĩ
Dung đã nghiên cứu tình hình đầu tư FDI vào các tỉnh phía Nam và chỉ ra
mặt mạnh, mặt yếu của quá trình thu hút vốn đầu tư này.
Đề tài nghiên cứu “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí
Minh –Thực trạng và giải pháp” của TSKH Trần Trọng Khuê, TS Trương

Thị Minh Sâm, PGS.TS Đặng Văn Phan đã trình bày khái quát thực trạng
tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh và đề xuất
những giải pháp về vấn đề này.
Luận văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến sự phát triển các ngành và các lĩnh vực của thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương đã đánh giá những tác động tích cực
và tiêu cực từ q trình đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các ngành và
lĩnh vực tại TP. Hồ Chí Minh.

TIEU LUAN MOI download :


Từ những khái quát trên, có thể thấy, cho đến nay đề tài nghiên cứu về
FDI được nhiều người quan tâm. Trong những đề tài nghiên cứu đó, dù ít
hay nhiều, các tác giả đã đưa ra những vấn đề lí luận cơ bản của dịng vốn
FDI tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Các tác giả đã
đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của dịng vốn FDI nói chung đối với Việt
Nam hay một số địa phương cụ thể. Nhưng chưa có một đề tài nào nghiên
cứu đến “Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay Đảng bộ TP. Hồ
Chí Minh” đối với công tác thu hút vốn FDI tại Việt Nam hay TP. Hồ Chí
Minh. Như vậy, chưa có một cơng trình nghiên cứu, sách tham khảo hay
luận văn, luận án nào trùng với đề tài “Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lãnh đạo
công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm 2001 đến
năm 2010” như đề tài mà người nghiên cứu lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện công tác thu hút
vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2010; Khẳng
định ưu điểm, hạn chế và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

-

Phân tích những yếu tố tác động đến công tác thu hút vốn FDI ở TP.

Hồ Chí Minh.
-

Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác thu hút vốn FDI ở TP. Hồ

Chí Minh trước năm 2001.
-

Trình bày và phân tích chủ trương và q trình chỉ đạo thực hiện

cơng tác thu hút vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến
năm 2010.

TIEU LUAN MOI download :


-

Đánh giá những thành cơng, hạn chế và phân tích một số bài học

kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh với cơng tác thu
hút vốn FDI.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
-


Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về cơng

tác thu hút vốn FDI.
-

Các hoạt động nhằm thu hút vốn FDI ở TP. Hồ Chí Minh.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về cơng tác thu
hút vốn FDI bao gồm các vấn đề: Đường lối chung của Đảng và chủ trương
của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh về cơng tác thu hút vốn FDI; q trình tổ
chức thực hiện thu hút vốn FDI của TP. Hồ Chí Minh.
- Địa bàn nghiên cứu: TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến 2010.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tài liệu
-

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng qua các kì Đại hội về

thu hút vốn FDI trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-

Văn kiện của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, các cấp bộ Đảng và chính

quyền TP. Hồ Chí Minh trong việc thu hút vốn FDI vào TP. Hồ Chí Minh.
-

Các bài báo, bài tạp chí, các cuốn sách, cơng trình nghiên cứu khoa


học, luận văn, luận án liên quan đến thu hút vốn FDI trong cả nước nói
chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
-

Các số liệu thống kê về kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn

nghiên cứu.
5.2

Phƣơng pháp nghiên cứu

TIEU LUAN MOI download :


Sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic.
-

Phương pháp lịch sử trình bày một cách hệ thống khoa học q trình

lãnh đạo cơng tác thu hút vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.
-

Phương pháp logic nhằm khái quát hóa những nội dung chính và

đánh giá thành tựu và hạn chế, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá
trình lãnh đạo công tác thu hút vốn FDI của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.
-

Phương pháp thống kê, phân tích nhằm xử lý số liệu, lập các bảng


biểu và đánh giá một số vấn đề qua các dữ liệu của bảng biểu.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Cung cấp hệ thống các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ TP. Hồ Chí
Minh về thu hút vốn FDI trong 10 năm (2001-2010).
- Khẳng định thành tựu, hạn chế; rút ra một số bài học kinh nghiệm góp
phần làm tốt hơn công tác thu hút vốn FDI ở TP. Hồ Chí Minh.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho lĩnh vực thu hút vốn FDI ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo luận văn gồm có 3
chương.
Chương 1. Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác thu hút vốn FDI
giai đoạn 2001 – 2005.
Chương 2. Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lãnh đạo đẩy mạnh cơng tác thu
hút vốn FDI giai đoạn 2006 – 2010.
Chương 3. Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TP. HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÔNG
TÁC THU HÚT VỐN FDI GIAI ĐOẠN 2001 – 2005.
1.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và thực trạng thu

hút vốn FDI của TP. Hồ Chí Minh trƣớc năm 2001.
1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của bất kì địa phương nào cũng là
một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của tất cả các nhà đầu

tư. Các nhân tố này không chủ tác động đến quy mơ mà cịn quy định một
số đặc điểm của hoạt động đầu tư tại các địa phương. Vì vậy, nghiên cứu
cơ sở thực tiễn tại địa phương để Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh hoạch định
đường lối thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một điều cần thiết.
 Khái quát điều kiện tự nhiên của TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
đông và đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền nam
Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung
tâm thành phố cách cách bờ Biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị
trí địa lý thuận lợi như vậy, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ.
TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khơ rõ rệt. Địa hình TP. Hồ
Chí Minh tương đối bằng phẳng, có độ dốc nhỏ theo hướng tây bắc – đông
nam, thuận tiện cho việc di chuyển. Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ
thống sơng Ðồng Nai - Sài Gịn, TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi,
kênh rạch đa dạng tạo điều kiện thuận lợi về việc di chuyển và khai thác
các loại hình du lịch đối với các nhà đầu tư. [ 46; tr 9]

TIEU LUAN MOI download :


 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội.
Về cơ sở hạ tầng: Là một trong hai trung tâm truyền thơng của cả nước,
TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí và 113 nhà xuất bản. Với
hệ thống thông tin liên lạc rất phát triển với nhiều mạng điện thoại ra đời
như mobiphone, vinaphone, viettel, ... tạo nên mạng lưới thông tin rộng
khắp với giá cả hợp lý và chất lượng tốt đã đáp ứng được mọi nhu cầu của

khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Dịch vụ bưu điện và đường truyền internet
phát triển rộng khắp đã đáp ứng đươc nhu cầu trao đổi thơng tin và kết nối
bạn bè trong và ngồi nước.
Hệ thống giao thơng đơ thị của TP. Hồ Chí Minh cũng phát triển mạnh
mẽ bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ với nhiều trục đường lớn tỏa ra
nhiều hướng trong thành phố, một số tuyến đường hiện đại có ý nghĩa to
lớn với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh nói riêng cũng như khu vực phía
Nam nói chung như đại lộ Nguyễn Văn Linh, cao tốc TP. Hồ Chí Minh –
Trung Lương và hệ thống đường nối với trục đường xuyên Á. Còn về
đường sắt, thành phố chính là điểm cuối của tuyến đường sắt Bắc –Nam,
với các nhà ga chuyên dụng cho vận tải hàng hóa và hành khách. Hệ thống
đường hàng không với cảng hàng không Tân Sơn Nhất là một trong những
cảng hàng không lớn của cả nước cùng với hệ thống giao thông đường thủy
với cảng Sài Gịn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế. Với 8 cảng biển và 4 cảng đường sông bao gồm 31 cầu cảng
biển và 7 cầu cảng đường sông trong đó có nhiều cảng lớn như Cảng Sài
Gịn, cảng Tân Thuận, Tân Cảng,.. thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa
trực tiếp của thành phố cũng như đầu mối trung chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu của các tỉnh lân cận. Giao thông thuận lợi là một trong những điều
giúp TP. Hồ Chí Minh thu hút được nhiều những nhà đầu tư đến đầu tư làm
ăn và quyết định mở hầu bao đầu tư vào các ngành ưu tiên của thành phố.
[45; tr 21]
Về các khu công nghiệp, khu chế xuất: Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có tất
cả 13 KCN và KCX đi vào hoạt động. Trong đó phải kể đến như : KCX

TIEU LUAN MOI download :


Linh Trung (Thủ Đức), KCX Tân Thuận (Quận 7), KCN Tân Tạo (Bình
Chánh), KCN Hiệp Phước ( Nhà Bè), KCN Bình Chiểu (Thủ Đức), KCN

Cát Lái 4 (Quận 2), KCN Vĩnh Lộc (Bình Chánh), KCN Lê Minh Xuân
(Bình Chánh), KCN Tân Thới Hiệp (Quận 12), KCN Tân Bình (Tân Bình),
KCN Tây Bắc Củ Chi (Củ Chi), KCN Phong Phú ( Bình Chánh), KCN Tân
Phú Trung (Tân Phú). [ 68]
Về dân số: TP. Hồ Chí Minh là địa phương có dân số đông nhất cả nước.
Theo Cục Thống Kê TP. Hồ Chí Minh tính đến năm 2005 là 6.239.398
người với mật độ 2.980 người/ km2, Theo số liệu điều tra của Tổng cục
Thống kê ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người , Theo số
liệu của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm
2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2[ 47; tr 9]
Về giáo dục và đào tạo: Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có
638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81
trường cấp III và 55 trường cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, TP.
Hồ Chí Minh cịn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại
ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của
thành phố có 1.169 cơ sở cơng lập và bán cơng, cịn lại là các cơ sở dân lập,
tư thục Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp
thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập
trung chủ yếu vào bốn huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà
Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở TP. Hồ Chí Minh khơng chỉ giảng
dạy những ngơn ngữ phổ biến mà cịn một trường dạyquốc tế ngữ, một
trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngồi. TP.
Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công
ty giáo dục đầu tư. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80
trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường

TIEU LUAN MOI download :


đại học cơng lập (Trường đại học Sài Gịn và Trường Đại học Y khoa

Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt Nam,
TP. Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng
với Hà Nội. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh với 6 trường đại học thành
viên. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học
Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế... đều là các
đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo
học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh
khác của quốc gia. Đây là một trong những lợi thế quan trọng của TP. Hồ
Chí Minh về nguồn nhân lực cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tình hình phát triển kinh tế nói chung của TP. Hồ Chí Minh: Sau hơn
15 năm đổi mới, hiện trạng kinh tế của thành phố cũng ngày càng thay đổi
căn bản.
Tính ra bình qn 5 năm từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng của TP.
Hồ Chí Minh cũng duy trì ở mức 10.2%. Như vậy, bình quân mỗi năm tăng
trưởng kinh tế của thành phố đạt 11.4% cao hơn cả nước gấp 1.5 lần. Nền
kinh tế của TP. Hồ Chí Minh chủ yếu dựa vào công nghiệp và dịch vụ. Giá
trị gia tăng khu vực cơng nghiệp và xây dựng ln có tốc độ tăng nhanh
nhất, bình quân giai đoạn 1996-2000 là 13.2%/ năm, tiếp đến là khu vực
dịch vụ với tốc độ tăng giá trị bình quân là 8.5%/ năm. Trong cùng giai
đoạn, giá trị khu vực nông nghiệp và thủy sản là 1.2%/ năm. Tỷ lệ tăng của
giai đoạn 1996-2000 khác với giai đoạn 1991-1995. Trong giai đoạn 19911995, tỷ trọng công nghiệp –xây dựng giảm từ 40.6% năm 1991 xuống còn
38.9% năm 1995, còn dịch vụ tăng từ 54.8% năm 1991 lên 57.8% năm
1995. [130, tr 24]

TIEU LUAN MOI download :


Bảng 1.1 : Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 1991-2000
(Đvt:%)
Nông

nghiệp

1991

1995

1996

1997

1998

1999

2000

4,6

3,3

2,9

2,6

2,4

2,3

2,2


40,6

38,9

140,1

41

42,5

42,9

44,2

54,8

57,8

57

56,4

55,1

54,8

53,6

Công
nghiệpxây

dựng
Dịch vụ

Nguồn: Niêm giám Thống kê 2000
Bảng 1.2 : Đóng góp của khu vực kinh tế vào tăng trưởng GDP (%)
1991-

1996

1997

1998

1999

2000

12,6

14,7

12,1

9,0

6,2

9,0

0,1


0,1

0,0

-0,1

0,1

0,0

5,8

6,9

5,7

5,3

3,3

5,6

6,7

7,7

6,4

3,8


2,8

3,4

1995
Tăng
trƣởng
GDP
Trong đó
Nơng
nghiệp
Cơng
nghiệp
Dịch vụ

Nguồn: Niêm giám Thống kê 2000
Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển và hơn 30 năm sau
ngày giải phóng, từ một thành phố với nền kinh tế còn què quặt và yếu kém

TIEU LUAN MOI download :


đã vươn lên trở thành đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Đảng và Nhà nước ta
đã xác định việc thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà
TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân. Sau ngày giải phóng đến trước khi có Nghị
quyết 16 NQ/TW ban hành ngày 10/8/2012, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
đã có 2 Nghị quyết quan trọng về TP. Hồ Chí Minh vào năm 1982 (khóa V)
khẳng định “ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn, một trung

tâm giao dịch quốc tế và du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có
vị trí chính trị quan trọng sau Thủ đơ Hà Nội”. Và trong Nghị quyết khóa
IX năm 2002 nhấn mạnh “ Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất nước
ta, một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và cơng nghệ, đầu mối giao
lưu quốc tế,có vị trí chính trị quan trọng của cả nước” [ 82]
1.1.2 Khái quát lý luận về FDI và thực trạng thu hút vốn FDI trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh trƣớc năm 2001.


Khái quát lý luận về vốn FDI



Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là từ viết tắt của Foreign Direct

Investment.
Với Việt Nam, FDI được hiểu là đầu tư trực tiếp, sử dụng nguồn tiền có
xuất xứ hoặc sở hữu từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đầu tư vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, vận hành trên các tài sản
nằm trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm nhà xưởng, bất động sản, tư liệu sản
xuất và cả người lao động Việt Nam . [20, tr15]
Trong Luật Đầu tư thì định nghĩa “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư
bỏ vốn đầu tư vào tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. [20, tr15]
Trong đó, nguồn vốn FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư
nước ngồi đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ

TIEU LUAN MOI download :



cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.
Các chủ đầu tư phải đóng một số vốn tối thiểu hoặc tối đa tùy theo quy
định của Luật đầu tư từng nước nơi tiếp nhận vốn.


Đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động chủ yếu của đầu tư quốc tế.

Qúa trình đầu tư này thì chủ đầu tư trực tiếp tham gia điều hành các dự án
do mình trực tiếp bỏ vốn ra. Theo đó, chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn
tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy thuộc vào quy định của
Luật đầu tư của từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm
soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Đối với ở Việt Nam thì lợi nhuận của nhà
đầu tư thường được tái đầu tư thì kết quả kinh doanh của phần vốn đó được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo từng ngành kinh doanh của chủ
đầu tư. Hình thức đầu tư đối với các chủ đầu tư thường được thực hiện
thông qua xây mới doanh nghiệp, có thể sử dụng các hình thức khác là mua
lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động, mua cổ phiếu để
tiến hành thôn tính và sát nhập doanh nghiệp.
Q trình thu hút FDI thường kèm theo đó chính là sự chuyển giao cơng
nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua các hoạt động FDI thì các
nước chủ nhà có thể tiếp nhận các công nghệ, kĩ thuật tiên tiến và quy trình
sản xuất sản phẩm, kinh nghiệm quản lý ... từ các nhà đầu tư nước ngồi.
[20, tr 27]


Các hình thức của FDI tại Việt Nam

Theo Luật đầu tư nước ngoài quy định có ba hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do

hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh hoặc hiệp định giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài;
hoặc do doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước

TIEU LUAN MOI download :


ngoài hợp tác với các doanh nghiệp khác hoặc chủ đầu tư nước ngoài trên
cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài tại nước ta là pháp nhân Việt Nam được
thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Hợp đồng hợp tác
kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu
tư mà không thành lập pháp nhân. Nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức
đầu tư mà nhà đầu tư thấy hợp lý. Đối với nước ta, có 4 loại hợp đồng hợp
tác kinh doanh như: Hợp đồng xây dựng-kinh doanh- chuyển giao (B.O.T);
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh (B.T.O); Hợp đồng xây dựng
–chuyển giao (B.T); Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC).[ 20; tr 38]
Ngồi các hình thức đầu tư trực tiếp kể trên, để tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư, nước ta cịn tiếp nhận những hình thức đầu tư khác như
lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: KCX, KCN
tập trung, các đặc khu kinh tế...


Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI
Các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn

FDI của một quốc gia bao gồm:
Thứ nhất, các nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội
Đối với các nhà đầu tư, các nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội là những

nhân tố tiên quyết khi các nhà đầu tư bắt tay vào tìm kiếm địa điểm để đi
đến đầu tư. Khi một địa điểm có nền kinh tế, chính trị và xã hội ổn định và
hịa bình, n ổn để giảm thiểu các rủi ro về khả năng kiểm soát nguồn vốn
FDI của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư nào cũng vậy, họ cần những môi
trường đầu tư an tồn và khơng có những vấn đề bất thường về chính trị
hay khủng bố để đồng tiền mà họ bỏ ra an tồn và có thể sinh lợi nhuận cao
hơn. Còn ngược lại, khi một đất nước mà có những bất ổn về chính trị, kinh

TIEU LUAN MOI download :


tế chậm và xã hội luôn chứa đựng những yếu tố bất lợi sẽ khiến cho nhà
đầu tư dè chừng và cân nhắc. Bởi vì, những điều đó khơng chỉ làm cho
nguồn vốn FDI bị chững lại, thu hẹp mà cịn làm cho dịng vốn bị chảy
ngược ra bên ngồi để tìm đến những địa điểm đầu tư an tồn và hấp dẫn
hơn. Mơi trường đầu tư cần có sự ổn định về tăng trưởng kinh tế, chính trị
ổn định, trật tự xã hội được duy trì và người dân ủng hộ giới lãnh đạo và
các nhà đầu tư nước ngồi, những chính sách thu hút và tạo điều kiện sẽ là
những điểm thu hút nhà đầu tư không ngại ngần bỏ tiền của mình ra. [ 20;
tr 39]
Thứ hai, Hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách thu hút vốn FDI
Hệ thống pháp luật đầu tư là thành phần quan trọng của môi trường đầu
tư, bao gồm các văn bản pháp luật, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư:
hướng dẫn đầu tư, đánh giá, thẩm định dự án và quản lý các hoạt động đầu
tư. Đó là những hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi nhất cho các hoạt
động thu hút vốn FDI. Các quy định trong hành lang pháp lý này phải đảm
bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống và môi trường cạnh tranh cho các nhà
đầu tư khi những hoạt động đầu tư của họ không làm phương hại đến an
ninh quốc gia. Nội dung của hệ thống pháp luật về đầu tư cần một sự đồng
bộ, mang tính chặt chẽ, dễ hiểu và không chồng chéo, phù hợp với luật

pháp và thơng lệ quốc tế thì khả năng thu hút nguồn vốn FDI sẽ càng thuận
lợi. Không chỉ vậy, những cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng của nước
nhận đầu tư như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, chính sách thuế
và chính sách tín dụng,... Những chính sách đó cần giải quyết theo hướng
tự do hóa, đảm bảo khả năng xuất – nhập khẩu các máy móc thiết bị,
nguyên liệu sản xuất; những vấn đề chống lạm phát và ổn định tăng trưởng
kinh tế. [20; tr 40]
Thứ ba, những nhân tố vi mô ở các nước sở tại

TIEU LUAN MOI download :


Một trong những điều sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư là cần nghiên cứu kĩ
về thị trường của nước nhận đầu tư để đánh giá về quy mô, dung lượng và
sức mua của người dân. Trình độ người lao động cũng là vấn đề cần cân
nhắc. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có trình độ tay nghề cao và lành
nghề. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư luôn hướng đến những thị
trường đầu tư mà ở đó những người lao động có tay nghề, được đào tạo bài
bản – nhưng đó cũng chính là rào cản rất lớn với các nước đang phát triển.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của quốc gia mơi tiếp nhận cũng là một trong
những yếu tố khiến các nhà đầu tư quyết định khi đầu tư. Cơ sở hạ tầng là
toàn bộ những hệ thống giao thông vận tải với sân bay, bến tàu, nhà ga,
đường xá, kho bãi và các phương tiện vận tải đảm bảo, hệ thống thông tin
liên lạc viễn thông hiện đại, hệ thống điện và nước đầy đủ và tiện lợi.
Khơng chỉ vậy, cịn có hệ thống dịch vụ đa dạng và chất lượng tốt như y tế,
giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, quảng cáo,...[ 20; tr 41]
 Vai trò của thu hút FDI đối với các quốc gia
Thu hút FDI tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật và công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý kinh doanh của nước đầu tư. Đầu tư nước ngồi cũng góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thông qua sự kết hợp tối ưu

của các yếu tố sản xuất và sử dụng triệt để các nguồn lực nhàn rỗi. Đối với
các nước nhận đầu tư, với việc tiếp nhận FDI sẽ mang lại điều kiện thuận
lợi để gắn kết nền kinh tế trong nước với hệ thống sản xuất và phân phối,
trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước
này. Đó là vai trị cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất
quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh q trình tồn cầu hóa thế giới.
Đối với nội bộ nước nhận FDI, sự góp mặt của FDI sẽ khiến các doanh
nghiệp trong nước thay đổi phương thức sản xuất, quản lý do các doanh
nghiệp FDI có lợi thế về vốn, cơng nghệ do đó các doanh nghiệp trong

TIEU LUAN MOI download :


nước muốn tồn tại thì bắt buộc phải tìm mọi cách để cạnh tranh với các
doanh nghiệp FDI- đây là nguồn động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp
trong nước tự thay đổi và làm mới mình. Thêm nữa, hàng hóa của các
doanh nghiệp FDI thường đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế như vậy
sẽ góp phần đưa hàng hóa trong nước được xuất khẩu ra nước ngồi, tăng
năng lực cạnh tranh của nước nhận đầu tư, nâng được vị thế và uy tín của
quốc gia nhận đầu tư trên trường quốc tế. [ 20; tr 46]
FDI còn giúp thêm nguồn thu ngân sách từ những việc như đóng góp của
các loại thuế: giá trị gia tăng, thuế bán hàng nội địa, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu và nhập khẩu, các loại phí như phí giám định hàng hóa nhập
khẩu, phí kiểm dịch và lệ phí như lệ phí trước bạ, lệ phí cấp phép nhận
đăng kí kinh doanh, lệ phí địa chính, lệ phí bảo hộ... Đóng góp của vốn FDI
vào ngân sách nhà nước góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách để thực
hiện giải quyết các mục tiêu quốc gia của nước tiếp nhận FDI.
Bên cạnh những mặt tích cực của FDI với sự phát triển kinh tế- xã hội
của quốc gia nhận đầu tư thì cũng phải đề cập đến những tác động tiêu cực
mà FDI mang lại. Hoạt động của FDI sẽ dẫn đến những mặt khó khắc phục

như gây mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa các ngành trong nền kinh tế
hay giữa vốn trong nước và vốn nước ngồi); các doanh nghiệp FDI ln
tìm cách thu được nhiều lợi nhuận cao nhất sẽ khiến họ không quan tâm
đến lĩnh vực nào cần ưu tiên của địa phương sẽ gây mất cân đối trong cơ
cấu ngành, nội bộ ngành. Điều này cũng sẽ khiến cho nền kinh tế phụ thuộc
khơng những vào dịng vốn nước ngồi mà cịn phụ thuộc vào các yếu tố
như bí quyết kỹ thuật, cơng nghệ, cung cấp vật tư, nguyên liệu, bao tiêu sản
phẩm. Nền kinh tế trong nước sẽ mang tính lệ thuộc và thiếu bền vững vì
dịng vốn FDI có sự biến động và thường xuyên giảm sút lớn. Thêm vào
nữa, nhà đầu tư nước ngồi lợi dụng trình độ cơng nghệ thấp, cách quản lý

TIEU LUAN MOI download :


của nước nhận đầu tư yếu kém mà thông qua con đường FDI để tiêu thụ
những máy móc, thiết bị lạc hậu và khiến cho nước nhận đầu tư sẽ trở
thành “bãi thải công nghệ” của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia và gây
bất lợi, thiệt hại nặng nề cho nước nhận đầu tư. Hình thức FDI cịn gây ra
những bất lợi về mặt kinh tế -xã hội như tăng chênh lệch về thu nhập, gia
tăng phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, tăng sự chênh lệch
quá lớn về phát triển giữa các vùng kinh tế, các địa phương . Nếu như nước
nhận đầu tư khơng có chính sách nhất qn và quy hoạch đầu tư cụ thể và
khoa học thì sẽ dẫn đến đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên môi
trường bị khai thác bừa bãi và gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây lãng phí và
ảnh hưởng đến sản xuất và các khu vực kinh tế khác trong nước nhận đầu
tư.


Thực trạng thu hút vốn FDI của TP. Hồ Chí Minh trước năm 2001.
Nắm bắt được tầm quan trọng của dòng vốn FDI vào quá trình phát triển


kinh tế - xã hội, Đảng bộ và các cấp chính quyền như Uỷ ban Nhân dân,
Hội đồng Nhân dân, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và
Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư,.... đã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề
ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát
huy lợi thế vị trí địa lý, tích cực thu hút mọi nguồn lực của các thành phần
kinh tế cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận từ một thực
trạng rằng, số vốn đầu tư vào những năm trước 2001 không đươc nhiều.
Trong giai đoạn này lượng vốn FDI đạt kết quả khơng cao. Kể từ khi có
Luật Đầu tư nước ngồi ở Việt Nam có hiệu lực, các địa phương nói riêng
và TP. Hồ Chí Minh nói chung đã thu hút được dòng vốn FDI này nhưng
theo từng giai đoạn có những diễn biến khác nhau và khơng ổn định. Từ
năm 1988 cho đến 1996, vốn FDI đổ vào TP. Hồ Chí Minh liên tục tăng
nhanh cả về số vốn đăng ký, số dự án bởi vì các nhà đầu tư đã kì vọng vào

TIEU LUAN MOI download :


×