Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường đại học y dược, đại học quốc gia hà nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LƯƠNG THỊ YÊN

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ, THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2021
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LƯƠNG THỊ YÊN

THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ, THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2021
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội - 2022



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 ....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1. Một số khái niệm ............................................................................... 3
1.1.1. Thuốc lá ....................................................................................... 3
1.1.2. Thuốc lá điện tử ........................................................................... 3
1.2. Thành phần của thuốc lá, thuốc lá điện tử .......................................... 3
1.2.1. Thuốc lá ....................................................................................... 3
1.2.2. Thuốc lá điện tử ........................................................................... 5
1.3. Tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử.................................................... 5
1.3.1. Thuốc lá ....................................................................................... 5
1.3.2. Thuốc lá điện tử.............................................................................. 6
1.4. Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử....................................... 7
1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử chung ...................... 7
1.4.2. Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử ở sinh viên y khoa ... 8
1.5. Các giải pháp hạn chế hút thuốc lá, thuốc lá điện tử trong sinh viên y
khoa ..............................................................................................................9
1.6. Một số nghiên cứu liên quan .............................................................. 9
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................... 9
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................... 11
Chương 2 ..................................................................................................... 13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 13
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................... 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 13
2.1.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................. 13


2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................... 13
2.2.2. Cỡ mẫu ...................................................................................... 13


2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ................................................. 15
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................... 15
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................... 19
2.3. Xử lý và phân tích số liệu................................................................. 20
2.4. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 20
2.5. Sai số và cách khắc phục .................................................................. 20
2.6. Hạn chế nghiên cứu.......................................................................... 21
Chương 3 ..................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................... 22
3.2. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại học
Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021........................................... 27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử
của sinh viên trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021
.................................................................................................................. 31
Chương 4 ..................................................................................................... 39
BÀN LUẬN ................................................................................................. 39
4.1. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại học
Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021. .......................................... 39
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử
của sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm
2021... ....................................................................................................... 42
KẾT LUẬN .................................................................................................. 45
1. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học

Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021. .......................................... 45
2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của
sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021. . 45
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHQGHN

: Đại học Quốc Gia Hà Nội

SV

: Sinh viên

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

ĐH

: Đại học

NC

: Nghiên cứu

TP.HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

TCYTTG

: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng phân bố cỡ mẫu khảo sát theo chuyên ngành ....................... 14
Bảng 2.2. Một số biến số nghiên cứu ............................................................ 16
Bảng 3.1. Tỷ lệ sinh viên theo các năm học (n=679) .................................... 24
Bảng 3.2. Tỷ lệ sinh viên theo các chuyên ngành (n=679) ............................ 25
Bảng 3.3. Tỷ lệ sinh viên hút thuốc (n=679) ................................................. 27
Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc của sinh viên (n=41) .................................... 30
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với giới tính (n=679) .................................................................................... 32
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với quê quán (n=679) ................................................................................... 32
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với các chuyên ngành (n=679) ..................................................................... 33
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với năm học (n=679) .................................................................................... 34
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với việc làm thêm (n=679) ........................................................................... 35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với học lực (n=532) ...................................................................................... 35
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với nơi ở (n=679) ......................................................................................... 36

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên
với các yếu tố (n=679) .................................................................................. 37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính các sinh viên (n=679) ........................................ 22
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ quê quán của các sinh viên (n=679) ................................. 23
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm (n=679) ......................................... 23
Biểu đồ 3.4. Học lực của các sinh viên từ năm thứ hai đến năm cuối theo
chuyên ngành học (n=532) ........................................................................... 26
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phân bố nơi ở của các sinh viên(n=679) .......................... 27
Biểu đồ 3.6. Các lý do hút thuốc của sinh viên (n=41) ................................. 28
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ các loại thuốc mà sinh viên sử dụng (n=41)..................... 29
Biểu đồ 3.8. Thái độ của những SV đang hút thuốc với việc bỏ thuốc (n=16)
..................................................................................................................... 31


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng
đầu trên thế giới. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có
hơn 8 triệu người chết do các bệnh liên quan đến hút thuốc lá và 1,2 triệu người
chết vì hút thuốc thụ động [1]. Năm 2020, trên tồn thế giới ước tính có 1,3 tỷ
người hút thuốc, đã giảm 20 triệu người so với năm 2018, tuy nhiên đây vẫn là
thành tựu mong manh vì trong tổng số người hút thuốc vẫn có đến 36,7% nam
giới và 7,8% nữ giới [2]. Tại Việt Nam, hàng năm có hơn 40.000 người chết do

các bệnh có liên quan đến thuốc lá [3]. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế tại 34
tỉnh thành phố năm 2020, cho thấy so với năm 2015 tỷ lệ hút thuốc chung ở
người trưởng thành giảm từ 22,5% xuống 21,7% [5]. Tuy nhiên Việt Nam vẫn
trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới [4]. Đặc biệt, tỷ lệ
người sử dụng thuốc lá kiểu mới như thuốc lá điện tử gia tăng mạnh trong thời
gian gần đây. Năm 2015 tỷ lệ này mới ở mức 0,2%, đến năm 2020 tăng lên
3,6% [5].
Sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe trong tương lai đóng vai trị quan
trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời cũng là bộ phận tiên
phong trong công tác truyền thông giáo dục cộng đồng từ bỏ hút thuốc, không
hút thuốc lá, thuốc lá điện tử. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế
giới đã chứng minh rằng vẫn có một tỷ lệ không hề nhỏ SV khối ngành khoa
học sức khỏe còn hút thuốc lá, thuốc lá điện tử [18], [20], [21], [24], [25], chưa
thực sự là tấm gương trong cộng đồng. Do đó, việc đào tạo những cán bộ y tế
có lối sống lành mạnh, có thái độ đúng đắn trước hành vi hút thuốc lá, thuốc lá
điện tử là một điều hết sức cần thiết.
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những
trường đào tạo cán bộ y tế quy mô của cả nước, đóng góp khơng nhỏ vào mục
1


tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do đó, những hành vi của sinh viên đối với
việc sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử là một vấn đề đáng được quan tâm tới.
Để biết được thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên như thế nào, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này được thực hiện với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường Đại học
Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện
tử của sinh viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021.


2


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên
liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc
lào hoặc các dạng khác [6].
1.1.2. Thuốc lá điện tử
Là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa
nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc
có thể tái nạp, tạo ra sol khí (khói) cho người sử dụng hít vào [7].
1.2.

Thành phần của thuốc lá, thuốc lá điện tử

1.2.1. Thuốc lá
Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa kỳ, khói thuốc lá chứa
7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình
trong khói thuốc lá gồm:
Nicotine: Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ
vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau
mỗi lần hít một hơi thuốc lá, nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch

máu ở tim, tăng mạch và huyết áp.
Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào
nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện mạnh, tương tự Heroin và Cocain.
Khi nicotine trong khói thuốc gắn kết thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh
tại “trung tâm thưởng” ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần
kinh được phóng thích gây ra một loạt các phản ứng hóa học tạo ra nhiều tác
động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức.

3


Tuy nhiên cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ nicotine trong
cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập
trung được; buồn bã, lo lắng; rối lọan giấc ngủ.. vì vậy để có sự thoải mái, người
hút thuốc phải tiếp tục hút thuốc.
Ở những người sử dụng thuốc lá, nicotine được tìm thấy ở tất cả các cơ
quan, bộ phận trong cơ thể và trong cả sữa mẹ. Đối với những người hút trên 15
điếu thuốc một ngày, nồng độ nicotine trong máu luôn ở mức cao làm cho việc
cai thuốc trở lên khó khăn hơn rất nhiều. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các
nhà sản xuất thuốc lá sử dụng nhiều hoá chất đi kèm nhằm tăng độ hấp thu
nicotine vào cơ thể.
Hắc ín (Tar): Hắc ín hay cịn gọi là nhựa thuốc lá, có màu đen và quánh
giống như nhựa đường, chứa rất nhiều chất gây ung thư.
Carbon monoxide (khí CO): Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào
máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận
chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và
làm tăng gánh nặng cho tim.
Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đồng thời làm
suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần

hoàn khác.
Benzene: Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí
hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá,
lượng benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng
benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.
Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong khói
thuốc và cả trong các sản phẩm thuốc lá khơng khói.
Ammonia: Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng
và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng

4


tăng cường khả năng hấ p thu ̣ nicotine của niêm ma ̣c đường hô hấ p, vì thế cùng
mô ̣t lươṇ g khói thuố c hit́ vào, lươṇ g nicotine đươ ̣c hấ p thu ̣ tăng lên.
Formaldehyde: Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong
khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi
hít phải khói thuốc lá.
Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH): Là một chất gây ung thư tìm
thấy trong dầu diezen và sản phẩm đốt cháy khác [8].
1.2.2. Thuốc lá điện tử
Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử thường bao gồm:
nicotine, propylene glycol, glycerin, và chất tạo hương vị (có hơn 15.500 loại
hương vị khác nhau, trong đó, nhiều loại có chứa chất độc) [9].
Khói của thuốc lá điện tử: Có chứa nicotine, acetaldehyde, aceton,
acrolein, formaldehyde, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon
thơm đa vòng (PAHs), nitrosamine đặc trưng của thuốc lá (TSNA) và kim loại
(nồng độ chì, crom, niken và fomandehit được tìm thấy trong khói của một số
sản phẩm TLĐT ở mức bằng và cao hơn thuốc lá điếu truyền thống) [10].
1.3. Tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử

1.3.1. Thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư. Sử dụng
thuốc lá gây ra 25 loại bệnh , chủ yếu thuộc 4 nhóm chính gồm:
1. Nhóm các bệnh ung thư, với 11 loại ung thư do hút thuốc gây ra trong
đó nguy hiểm và thường gặp: nhất là ung thư phổi, khí phế quản, ung thư
thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư vịm họng;
2. Nhóm bệnh tim mạch, bao gồm: tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ
tim;
3. Nhóm các bệnh hơ hấp gồm: viêm đường hơ hấp và bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính;

5


4. Nhóm các bệnh về sinh sản và sinh dục ở cả hai giới như: giảm chất
lượng tinh trùng, bất lực ở nam giới, tăng nguy cơ vô sinh, đẻ non, sảy
thai, thai lưu ở nữ giới [8].
1.3.2. Thuốc lá điện tử
Gây nghiện, ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên[9].
Tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống: Nghiên cứu cho
thấy thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng
thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn
3,5 lần so với nhóm chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử [11].
Gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin. Mỹ: từ năm 2009 đến 2015
xảy ra 92 vụ cháy/nổ do thuốc lá điện tử, gây chấn thương ở 47 người và thiệt
hại tài sản. Hơn 100 vụ cháy/nổ, 2 trường hợp tử vong do cháy/nổ thuốc lá điện
tử được ghi nhận ở Anh [12].
Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá điện tử:
Hơ hấp: sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến tổn thương phổi cấp
tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi

thể lỏng và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn [13].
Ung thư: nguy cơ ung thư cao do kim loại nặng và các hợp chất
carbonyl độc hại có trong khói thuốc lá điện tử [14], [15].
Tim mạch: tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch,
tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan
đến bệnh tim mạch [16].
Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá nung nóng:
phơi nhiễm chất độc hại (nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide
v.v) có trong khói của thuốc lá nung nóng liên quan tới các loại ung

6


thư phổi, mũi, thực quản, gan, tụy, cổ tử cung, tăng nguy cơ tim mạch,
đột quỵ [16].
1.4.

Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử

1.4.1. Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử chung
Báo cáo Toàn cầu và Xu hướng hút thuốc lá 2000 - 2025 của WHO cho
thấy: tình trạng hút thuốc lá đã giảm đáng kể từ năm 2000 nhưng mức độ giảm
chưa đáp ứng được mục tiêu toàn cầu về bảo vệ con người khỏi nguy cơ tử
vong bởi các bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác (NCDs) do
thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá đã giảm từ 27% năm 2000 xuống 20% năm 2016.
Tuy nhiên, nếu cứ với tốc độ này thì đến năm 2025, tỷ lệ hút thuốc ở người trên
15 tuổi chỉ giảm được 22% mà không đạt được 30% như mục tiêu toàn cầu đã
đề ra.
Mặc dù tỷ lệ hút thuốc lá giảm nhưng số lượng người hút lại này hầu như
không thay đổi trong suốt hơn một thập kỷ qua. Năm 2000, thế giới có 1,1 tỷ

người trưởng thành (trên 15 tuổi) hút thuốc lá thì hiện nay con số này cũng là
1,1 tỷ người. Đáng chú ý là hơn 80% người hút thuốc lá sống tại các nước có
thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ hút thuốc lá ở những nước này giảm chậm
so với các nước thu nhập cao, trong khi số người hút thuốc lá ở những nước
này gia tăng. Điều này sẽ làm gia tăng gánh nặng bệnh tật và đói nghèo tại
chính những quốc gia này.
Theo giới tính, tỷ lệ nam giới trên 15 tuổi hút thuốc lá giảm từ 43% năm
2000 xuống 34% năm 2015; nữ giới giảm từ 11% năm 2000 xuống 6% năm
2015. Trong số 1,1 tỷ người hút thuốc lá có ít nhất 367 triệu người, chiếm
khoảng 6,5% dân số trên 15 tuổi toàn cầu sử dụng thuốc lá khơng khói (trong
đó nam giới: 8,4%; nữ giới: 4,6%). Nhóm có tỷ lệ hút thuốc cao nhất hiện nay
là 25-64 tuổi (20,2%-25,4%); nhóm 45-54 tuổi là 25,4% [2].

7


Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm
trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc
của nam giới là 45,3%; nữ giới là 1,1% và tính chung là 22,5% người trưởng
thành (tương đương 15,6 triệu người) [4].
1.4.2. Tình hình sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử ở sinh viên y khoa
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới chứng minh tình
hình hút thuốc lá trong SV y khoa vẫn còn tương đối phổ biến [18], [20], [21],
[24], [25].
Một nghiên cứu mang tính chất quốc tế do đơn vị phịng chống thuốc lá
của Hiệp hội quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi phối hợp với Tổ chức y tế
thế giới, Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ và Hiệp hội quốc tế về phòng chống ung
thư đã được tiến hành trên 9.000 SV trong 51 trường đại học y thuộc 42 nước
đã cho thấy rằng tỷ lệ hút thuốc lá trong SV y biến động tương đối rộng từ 0 56,9% ở nam và 0 - 47% ở nữ [17].
“Điều tra tồn cầu về tình hình hút thuốc lá của SV Y khoa, nghiên cứu

tại Việt Nam, năm 2006” cho thấy: tỷ lệ hút thuốc lá khá cao trong SV y khoa.
Tỷ lệ đã từng hút thuốc ở nam SV là 57,1%, hiện hút là 20,7%, ở nữ SV, tỷ lệ
này tương ứng là 19,8% và 2,7%. Khoảng 70% đến 80% SV cho biết trường
họ đã có những chính sách và biện pháp cấm hút thuốc lá nhưng chưa được
thực hiện có hiệu quả. Trên 60% SV có phơi nhiễm với hút thuốc lá thụ động
tại nhà trong tuần trước phỏng vấn, trong khi kết quả này từ cuộc điều tra
tương tự năm 2003 là 53%. Khoảng 70% SV đang hút thuốc nói có ý định bỏ
thuốc và 73,8% đã cố gắng bỏ thuốc trong năm. Mặc dù có tới 92% SV cho
rằng các cán bộ y tế cần được trang bị kiến thức về tư vấn bỏ thuốc lá nhưng
chỉ có 79,9% nói rằng có quan tâm đến tiền sử hút thuốc lá của bệnh nhân khi
hỏi bệnh [18].

8


1.5. Các giải pháp hạn chế hút thuốc lá, thuốc lá điện tử trong sinh viên
y khoa
Theo nghiên cứu tại ĐH Y khoa Thượng Hải, những chiến phòng chống hút
thuốc lá trong SV bao gồm:
Kêu gọi sự quan tâm lưu ý của Ban giám hiệu cùng với đội ngũ giáo viên
của các trường ĐH nhằm hồn thiện hơn chương trình giáo dục – đào tạo ĐH,
đặc biệt là mảng bao vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Xây dựng các chương trình giảng dạy cho SV về phịng chống tác hại
của thuốc lá, bao gồm:
+ Cung cấp kiến thức về tác hại của hút thuốc lá.
+ Xác định trách nhiệm của người thầy thuốc với chiến dịch phòng chống
thuốc lá trong cộng đồng.
+ Đào tạo những kỹ năng cơ bản của người bác sĩ nhằm đưa ra lời khuyên và
hướng dẫn cụ thể cho người bênh.
Chương trình giảng dạy cho SV về phịng chống thuốc lá cần có nhiều

biện pháp truyền đạt mang tính trực quan, dễ hiểu nhằm đạt tới hiệu quả thật
sự.
Đa dạng hóa các chiến lược quản lý nhằm kiểm sốt thuốc lá, góp phần
tạo ra nhiều trường ĐH khơng có khói thuốc [19].
1.6.

Một số nghiên cứu liên quan

1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.6.1.1. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của SV y khoa
Tác giả Grzegorz Brożek và các cộng sự đã thực hiện một cuộc khảo
sát từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2016 trên 1318 SV khoa Y tại Đại học Y khoa
Silesia, Katowice (Ba Lan) để nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc lá. Kết quả
nghiên cứu cho biết, tỷ lệ hút thuốc lá truyền thống trong SV là 18,1%, thuốc
lá điện tử là 1,3% và cả hai loại thuốc là 2,2% [20].

9


Tác giả Aamnah Karamat và cộng sự đã tiến hành thu thập số liệu trên
654 SV Đại học Y khoa King Edward, Lahore (Pakistan) từ ngày 1 tháng 4 đến
ngày 30 tháng 5 năm 2009 để khảo sát tình trạng hút thuốc trong SV y khoa.
Trong số này có 88 SV (13,45%) đã từng hút thuốc. Tỷ lệ SV hút <10 điếu /
ngày chiếm 42,04% và lý do hút chủ yếu là do bạn bè rủ rê (60,23%). Đa số
không có ý định bỏ việc trong 6 tháng tới (78,4%) [21].
Tetsuo Tamaki và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ và các yếu
tố liên quan đến hút thuốc trong SV y khoa Nhật Bản. Số liệu được thu thập từ
80 trường đại học y khoa ở Nhật Bản, 20 người được chọn ngẫu nhiên và mời
tham gia cuộc khảo sát, đã có tổng số 1619 khảo sát hợp lệ đã được trả về. Cuộc
khảo sát được thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007. Kết quả

cho thấy tỷ lệ hút thuốc chung là 13,7% (18,1% ở nam và 5,1% ở nữ) [22].
Tác giả Neharika Shrestha và cộng sự đã thu thập số liệu trong khoảng
thời gian bốn tháng (tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020) trên 113 SV y
khoa năm thứ ba của trường Cao đẳng Y tế Kathmandu, Nepal nhằm xác định
mức độ phổ biến của việc hút thuốc trong SV y khoa năm thứ ba tại ngôi trường
này. Số SV hút thuốc tại thời điểm nghiên cứu là 34 SV (30,1%), đa số là SV
nam (23%), 56 SV (49,4%) trong số họ đã từng hút thuốc lá trong đời [23].
1.6.1.2.

Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử
của SV y khoa

Trong nghiên cứu của tác giả Aamnah Karamat tại Đại học Y khoa King
Edward, Lahore (Pakistan): học sinh nam hút thuốc nhiều hơn nữ
(p<0,001). Nhiều người hút thuốc hơn ở nhóm tuổi cao hơn 11-20 tuổi (7,95%)
so với 21-30 (19,53%) (p<0,001). SV các năm cuối cấp có tần suất hút thuốc
cao hơn (năm 4: n = 24 tương ứng 17,2%; và năm 5: n = 17 tương ứng 16,19%)
so với học sinh năm 1 (n = 10 tương ứng 6,8%) và năm 2 (n = 5 tương ứng
3,24%) (p <0,001) [21].
10


Trong nghiên cứu của tác giả Tetsuo Tamaki và các cộng sự trên 80
trường đại học y khoa ở Nhật Bản, các yếu tố liên quan đến việc hút thuốc lá
được xác định bằng cách sử dụng kiểm định chi-bình phương và phân tích hồi
quy đa biến logistic. Các yếu tố liên quan đến việc hút thuốc ở SV y khoa là
giới tính nam, nhập học tại một trường đại học y tư nhân, hút thuốc của anh chị
em, uống rượu, uống cà phê, mất ngủ và ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm [22].
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
1.6.2.1. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của SV y khoa

Nguyễn Văn Lên cùng các cộng sự đã tiến hành thu thập số liệu trên 400
nam SV của trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 4/2016 - 12/2016 để
tiến hành nghiên cứu xác định tỷ lệ hút thuốc thuốc và các yếu tố liên quan đến
hút thuốc của nam SV tại đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc lá
của nam SV trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu là 32,8%. Lý do chính dẫn đến
SV hút thuốc lá là để tạo cảm giác dễ chịu (35,9%). Tỷ lệ SV đã từng bỏ thuốc
lá 63,4% và có ý muốn bỏ thuốc lá 51,1% [24].
Tác giả Trần Vũ Ngọc và cộng sự tiến hành thu thập số liệu trên 226
nam SV trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình từ tháng 10/2018 đến tháng 02/2019
để tiến hành nghiên cứu “Thực trạng hút thuốc lá của nam SV trường Cao đẳng
Y tế Ninh Bình năm 2018”. Kết quả cho thấy: 30,9% nam SV hiện đang hút
thuốc lá. Lý do hút thuốc lá ở những người hiện đang hút thuốc lá nhiều nhất
là buồn chán hoặc căng thẳng chiếm 45,7%, do bắt chước bạn bè chiếm 42,9%.
Thời gian hút thuốc lá trên 5 năm chiếm 48,5%, mức độ hút thuốc lá chủ yếu
là từ 1-10 điếu/ngày (80,0%); nơi thường hút thuốc lá của nam SV chủ yếu là
ở quán nước, quán điện tử, cà phê (62,9%) [25].
Tác giả Phạm Hồng Duy Anh đã tiến hành thu thập số liệu trên 272 SV
y khoa đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ năm Đại học Y Dược TP.HCM

11


năm 2003 để tiến hành nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ SV y khoa
Đại học Y Dược TP. HCM có kiến thức, thái độ và hành vi về hút thuốc lá. Kết
quả cho thấy tỷ lệ SV hiện đang hút thuốc lá là 7,4%, ghi nhận cao hơn ở SV
nam, 22 tuổi trở lên, có làm thêm ngoài giờ học, sống ở ký túc xá hay ở trọ [26].
Tác giả Nguyễn Thu Hồng đã tiến hành thu thập số liệu trên 308 SV y
khoa đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ sáu Đại học Y Hà Nội năm 2008
để tiến hành nghiên cứu thực trạng và kiến thức, niềm tin thái độ về hút thuốc
lá của sinh viên. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV hiện đang hút thuốc lá là 8,4%[21].

Tỷ lệ sinh viên hút thuốc từ 1-5 điếu/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (73,2%). Lý do
hút thuốc chính là khi thấy căng thẳng hoặc lo lắng (46,2%). Địa điểm hút thuốc
chính là quán nước (26,8%) [27].
1.6.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử
của SV y khoa
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lên cho thấy: có sự khác biệt về tỷ
lệ hút thuốc ở những SV có bạn thân hút thuốc với những SV khơng có bạn
thân hút thuốc, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR= 0,59, p < 0,05)
[24].
Nghiên cứu của hai tác giả Trần Vũ Ngọc và Phạm Văn Trọng cho thấy:
Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, hệ đào tạo và người hút
thuốc trong gia đình với tỷ lệ hút thuốc lá ở nam SV [25].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Duy Anh chỉ ra rằng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ hút thuốc ở SV với các yếu tố: nam giới, tuổi
trên 22, ở trọ/kí túc xá, có đi làm thêm, gia đình có người hút thuốc [26].
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hồng tại Đại học Y Hà Nội,
Tỷ lệ hút thuốc ở nam cao hơn ở nữ (16,2% với 0%) [27].

12


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
 Tiêu chuẩn lựa chọn:

Các SV từ năm thứ 1 đến năm cuối thuộc tất cả chuyên ngành (Y đa khoa,
Dược học, Răng hàm mặt, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật xét nghiệm Y
học, Điều dưỡng) đang học tập tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Các SV đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi được giới
thiệu và giải thích về nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
SV không đồng ý tham gia nghiên cứu.
SV đã thôi học tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực hiện nghiên cứu tại Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2021 đến tháng 06/2022.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu

13


Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần
thể:
n=

p (1 – p)


2

Z

(1-α/2)

d2

n: Cỡ mẫu tối thiểu cần chọn
p: Trị số mong muốn của tỷ lệ
Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% là 1,96
d: Khoảng sai số mong muốn thu được từ mẫu so với thực tế; d = 0,05
α: Mức ý nghĩa thống kê (5%)
Với p là tỷ lệ % ước tính tỷ lệ hút thuốc lá ở nam sinh viên y khoa trong
GHPSS năm 2006 tại Việt Nam là 57,1% [18]. Thay vào cơng thức (1) tính
được n = 376. Cỡ mẫu thực tế thu được là 679.
Bảng 2.1. Bảng phân bố cỡ mẫu khảo sát theo chuyên ngành
Số lượng (n)
Chuyên ngành

Tỷ lệ (%)

Tham gia

Toàn

NC

tường


Y đa khoa

302

580

52,1

Dược học

140

482

29,0

Răng hàm mặt

99

261

37,9

Kĩ thuật hình ảnh y học

40

125


32,0

Kĩ thuật xét nghiệm y học

54

137

39,4

14


Điều dưỡng

44

100

44,0

Tổng

679

1685

40,3

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

 Công cụ thu thập thông tin:
Bộ câu hỏi thu thập thông tin được thiết kế sẵn có tham khảo bộ câu hỏi
trong nghiên cứu “Thực trạng hút thuốc lá của nam sinh viên trường Cao đẳng
Y tế Ninh Bình năm 2018”, gồm 2 phần:
Phần 1: Những thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Phần 2: Thông tin về thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh
viên
 Kỹ thuật thu thập thông tin:
Bản thân người nghiên cứu là điều tra viên.
Bộ câu hỏi được thử nghiệm trước khi đưa vào điều tra.
 Quy trình thu thập:
Bộ câu hỏi được gửi dưới dạng Google form tới sinh viên tất cả các lớp
đang học tập tại trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội từ
tháng 10/2021 đến hết tháng 12/2021.
2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
 Các biến số nghiên cứu

15


Bảng 2.2. Một số biến số nghiên cứu
STT

1

Biến số

Giới tính

Định nghĩa


PP thu thập

Giới tính nam

Mẫu phiếu điện tử

hoặc nữ theo
thơng tin CMND

2

Quê quán

Thành thị, nông

Mẫu phiếu điện tử

thôn, miền núi
Năm thứ nhất đến
3

Năm học

Mẫu phiếu điện tử

năm thứ sáu theo
văn bản nhà
trường
Chuyên ngành Y


Mẫu phiếu điện tử

đa khoa, Dược
học, Răng hàm
mặt, Kỹ thuật xét
4

Chuyên ngành

nghiệm Y học, Kỹ
thuật hình ảnh Y
học theo giấy báo
nhập học
Gia đình, trọ/kí

5

Hiện nay ở cùng

Mẫu phiếu điện tử

túc xá, nhà người
thân
Xuất sắc, giỏi,

6

Học lực hiện nay


khá, trung bình,

16

Mẫu phiếu điện tử


yếu theo điểm
trung bình hiện tại
7

8

Có đi làm thêm

Có hoặc khơng

Mẫu phiếu điện tử

Chưa bao giờ, đã

Mẫu phiếu điện tử

Tình trạng hút thuốc từng hút nhưng đã
bỏ, đang hút
Do bắt chước bạn

Mẫu phiếu điện tử

bè, tò mò, muốn

9

Lý do hút thuốc

thử cảm giác mới;
do có chuyện
buồn, căng thẳng;
nguyên nhân khác
Thuốc lá truyền

10

Loại thuốc

Mẫu phiếu điện tử

thống, thuốc lá
điện tử, cả hai
Thời gian, tần

12



Thực trạng hút

suất, thời điểm,

thuốc


địa điểm

Mẫu phiếu điện tử

Các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ giới tính các sinh viên
- Tỷ lệ quê quán của các sinh viên
- Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm
- Học lực của các sinh viên từ năm thứ hai đến năm cuối theo chuyên
ngành học
- Tỷ lệ phân bố nơi ở của các sinh viên
17


×