Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

(Luận văn tốt nghiệp) thực trạng trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan trên người nhiễm virus sars cov 2 tại bệnh viện dã chiến khu ký túc xá cao đẳng cộng đồng tỉnh đồng tháp năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NÔNG THỊ NGÂN GIANG

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI NHIỄM VIRUS SARS-CoV-2
TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN KHU KÝ TÚC XÁ CAO
ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA

Hà Nội- 2022

Luan van


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Người thực hiện: NÔNG THỊ NGÂN GIANG

THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI NHIỄM VIRUS SARS-CoV-2
TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN KHU KÝ TÚC XÁ CAO
ĐẲNG CỘNG ĐỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(NGÀNH Y ĐA KHOA)
Khóa: QH.2016.Y
Người hướng dẫn:


Ths. BSNT. NGUYỄN VIẾT CHUNG

Hà Nội- 2022

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, em đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cơ và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc, em
xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Tâm thần và Tâm Lý học Lâm
sàng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Bệnh viện dã
chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho
em trong quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cơ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ
trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa
luận đã đóng góp nhiều ý kiến q báu cho em trong q trình nghiên cứu,
hồn chỉnh khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành y đa khoa.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới:
ThS. BSNT. Nguyễn Viết Chung người thầy kính u đã tận tâm dìu dắt,
giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia
đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022

Nông Thị Ngân Giang


Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Em là Nông Thị Ngân Giang, sinh viên khóa QH.2016.Y, ngành y đa khoa,
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
ThS.BSNT. Nguyễn Viết Chung.
2. Công trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022
Tác giả

Nông Thị Ngân Giang

Luan van


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN .......................................................................................................3
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN: ............................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về Sars- CoV- 2: ...........................................................................3
1.1.2.

Khái niệm trầm cảm: ..............................................................................4


1.1.3.

Khái niệm lo âu: ...................................................................................... 6

1.2.

ĐẶC ĐIỂM CỦA LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI NHIỄM ........... 9

1.2.1.

Đặc điểm của lo âu ở người nhiễm virus SARS- CoV- 2 .................... 9

1.2.2.

Đặc điểm của trầm cảm ở người nhiễm virus SARS- CoV- 2 ..........11

1.2.3.
Các yếu tố liên quan đến trầm cảm và lo âu ở người bệnh nhiễm
SARS- CoV- 2: ........................................................................................................ 14
1.3.
GIỚI THIỆU VỀ CÁC THANG ĐO LƯỜNG LO ÂU, TRẦM CẢM
VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN: .............................................................15
1.4.
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ LO ÂU, TRẦM CẢM Ở NGƯỜI
NHIỄM SARS- CoV- 2 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM: ........................17
1.4.1.

Các nghiên cứu trên thế giới: ...............................................................17


1.4.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam: ................................................................ 19

CHƯƠNG 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 21
2.1.

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................21

2.1.1.

Tiêu chuẩn lựa chọn: ............................................................................ 21

2.1.2.

Tiêu chuẩn loại trừ: .............................................................................. 21

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................23

2.3.2.


Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ................................23

2.3.3.

Các biến số nghiên cứu ......................................................................... 23

Luan van


2.4.

Công cụ nghiên cứu ................................................................................................. 26

2.5.

Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................................ 28

2.6.

Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: ................................................................... 28

2.7.

Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: ......................................................28

2.8.

Hạn chế của nghiên cứu .........................................................................................29


CHƯƠNG 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 30
3.1. Mô tả đặc điểm trầm cảm, lo âu của bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh
viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp năm
2021…………………………………………………………………………. 30
3.1.1.

Đặc điểm thông tin cá nhân của đối tượng: ....................................... 30

3.1.2.
Tỷ lệ trầm cảm, lo âu của bệnh nhân COVID-19 theo thang điểm
HADS tại Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng
Tháp năm 2021 ........................................................................................................37
3.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần của bệnh nhân COVID19 tại Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp
năm 2021 ..........................................................................................................................................39
3.2.1.
nhân

Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần ở bệnh nhân và đặc điểm cá
.................................................................................................................39

3.2.2.
Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần ở bệnh nhân và tiền sử, diễn
biến bệnh ……………………………………………………………………….42
3.2.3.
Mối liên quan giữa rối loạn tâm thần của bệnh nhân và trạng thái
cảm xúc khi mắc bệnh ............................................................................................44
CHƯƠNG 4- BÀN LUẬN ......................................................................................................... 47
4.1. Đặc điểm của người nhiễm SARS- CoV- 2 tại Bệnh viện dã chiến khu ký
túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp năm 2021. ................................................47
4.2. Mơ tả thực trạng về tình trạng trầm cảm, lo âu ở người nhiễm virus

SARS- CoV- 2 tại Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh
Đồng Tháp năm 2021. .................................................................................................................49
4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu ở người nhiễm virus
SARS- CoV- 2 tại Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh
Đồng Tháp năm 2021. .................................................................................................................53
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng trầm cảm, lo
âu……………………………………………………………………………….....53

Luan van


4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố diễn biến và trạng thái cảm xúc khi mắc
bệnh với tình trạng trầm cảm, lo âu .................................................................................55
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................60
PHỤ LỤC 1 .....................................................................................................................................66
PHỤ LỤC 2 .....................................................................................................................................70

Luan van


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HADS

: The Hospital Anxiety and Depression Scale

ICD-10


: International Classification of Diseases 10th Revision

KTC

: Khoảng tin cậy

SARS-CoV-2 : Severe acute respiratory syndrome coronavirus the 2nd
RLLA

: Rối loạn lo âu.

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y Tế thế giới)

Luan van


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Một số biến số nghiên cứu ........................................................................... 23
Bảng 2.2. Mức độ lo âu, trầm cảm theo thang điểm HADS ..................................... 27
Bảng 2.3. Mức độ hỗ trợ Xã hội theo thang điểm MSPSS ........................................27
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ..........................................30
Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ..................31
Bảng 3.3. Đặc điểm về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................ 32
Bảng 3.4. Phân bố khoảng thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu ............. 32
Bảng 3.5. Đặc điểm về triệu chứng bệnh của đối tượng nghiên cứu ....................... 33
Bảng 3.6. Tỷ lệ có người xung quanh (gia đình, nơi làm việc, khu trọ…) mắc
bệnh của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................33

Bảng 3.7. Đặc điểm tiền sử của đối tượng nghiên cứu .............................................. 34
Bảng 3.8. Đặc điểm về sự lo lắng, giận dữ và cảm giác tội lỗi khi bị bệnh của đối
tượng nghiên cứu ...........................................................................................................35
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc các triệu chứng lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .. 37
Bảng 3.10. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm lo âu, trầm cảm . 38
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa lo âu của bệnh nhân COVID-19 và đặc điểm cá
nhân .................................................................................................................................39
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm ở bệnh nhân COVID-19 và đặc điểm
cá nhân ............................................................................................................................41
Bảng 3.13. Môi liên quan giữa lo âu của bệnh nhân COVID-19 và tiền sử, diễn
biến bệnh ........................................................................................................................ 42
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa trầm cảm của bệnh nhân COVID-19 và tiền sử,
diễn biến bệnh43
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa lo âu của bệnh nhân COVID-19 và trạng thái
cảm xúc khi mắc bệnh .................................................................................................. 44

Luan van


Bảng 3.16. Mối liên quan giữa trầm cảm của bệnh nhân COVID-19 và trạng
thái cảm xúc khi mắc bệnh ...........................................................................................45

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1. Căn ngun đa yếu tố của bệnh trầm cảm ................................................ 12
Hình 2. Bản đồ tỉnh Đồng Tháp ................................................................................22
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu .............................. 31
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hài lòng với cơ sở điều trị của đối tượng nghiên cứu .............. 36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các mức độ lo âu và trầm cảm theo thang điểm HADS .......... 38


Luan van


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào ngày 8 tháng 12 năm 2019, một nhóm bệnh nhân có các triệu chứng
do nguyên nhân lạ đã được báo cáo ở Trung Quốc. Sau một số thử nghiệm và
nghiên cứu, đã được xác định virus gây bệnh là coronavirus 2 hội chứng hơ hấp
cấp tính nghiêm trọng, SARS- CoV-2 [1]. Tính đến ngày 23/9/2021, Tổ chức Y
tế Thế Giới (WHO) cơng bố trên tồn cầu đã có 229.858.719 trường hợp được
xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 4.713.543 trường hợp tử vong.
Hầu hết bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ mắc các triệu chứng cơ thể và các
áp lực tinh thần kèm theo. Các triệu chứng cơ thể thường gặp như là sốt
(87,9%), mệt mỏi (69,6%), ho khan (67,7%) và đau cơ (34,8%). Trường hợp
nặng có thể có biểu hiện khó thở và giảm oxy máu, có thể nhanh chóng tiến
triển thành hội chứng suy hơ hấp cấp (ARDS) [2]. Bên cạnh đó, SARS-CoV- 2
cũng hình thành các rối loạn tâm thần kèm theo như lo âu, trầm cảm, rối loạn
giấc ngủ, stress và các vấn đề khác trong quãng thời gian cách ly, điều trị và cả
khi khỏi bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Covid-19 gây nên các hệ
quả trực tiếp và gián tiếp lên tình trạng sức khỏe tâm thần, COVID-19 có liên
quan đến các biến chứng thần kinh và tâm thần, chẳng hạn như mê sảng / các
bệnh lý não, kích động, đột quỵ, mất ngủ, mất vị giác và khứu giác, lo âu, trầm
cảm và hội chứng Guillain-Barré [3].
Theo nghiên cứu của Roger và cộng sự (2020) nhận thấy, trong giai
đoạn cấp của bệnh, người mắc SARS-CoV- 2 thường gặp các rối loạn tâm thần
sau: trạng thái sảng 27,9%; khí sắc trầm 32,6%; lo âu 35,7%; trí nhớ giảm
34,2%; mất ngủ 41,9%. Nghiên cứu của Xiangyu Kong và cộng sự (04/2020)
đã đánh giá các triệu chứng trầm cảm và lo âu bằng Thang điểm Lo âu và Trầm
cảm của Bệnh viện (HADS). Kết quả của nghiên cứu có tới 34,72% người tham
gia có các triệu chứng lo âu và 28,47% người tham gia có triệu chứng trầm cảm
[4]. Nghiên cứu của Jie Zhang, Zhen Yang và cộng sự (2020), cho kết quả thấp

hơn với tỷ lệ lo âu chiếm 20,9% và tỷ lệ trầm cảm chiếm 18,6% những người
tham gia nghiên cứu [5].

1

Luan van


Tại Việt Nam, Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến ngày 19/08/2021 đã ghi
nhận 309.759 ca, 7.115 ca tử vong [6]. Ngày 19/8/2021, ghi nhận 10.654 ca
mắc mới, với tâm điểm là các tỉnh phía Nam; TP. Hồ Chí Minh có số lượng ca
nhiễm cao nhất (4.425 ca), Đồng Tháp có 185 ca.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn dân số thế giới,
trong khi nhiều sự chú ý về mặt lâm sàng và tập trung nghiên cứu đã được dành
cho việc điều trị tình trạng viêm do Sars- CoV- 2 gây ra, thì tình trạng sức khỏe
tâm thần của bệnh nhân bị nhiễm virus cũng cần được xem xét bởi tương đối ít
người biết về những ảnh hưởng trực tiếp tiềm tàng của nó đối với sức khỏe tâm
thần. Do đó chúng tơi tiến hành đề tài “Thực trạng trầm cảm, lo âu và các
yếu tố liên quan trên người nhiễm virus SARS- CoV- 2 tại Bệnh viện dã
chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp năm 2021” với
mục tiêu sau:
1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu của bệnh nhân COVID-19 tại
Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng đồng tỉnh Đồng Tháp năm
2021.
2. Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần của
bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến khu ký túc xá Cao đẳng cộng
đồng tỉnh Đồng Tháp năm 2021.

2


Luan van


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN:
1.1.1. Khái niệm về Sars- CoV- 2:
Vào cuối tháng 12 năm 2019, một nhóm bệnh nhân được đưa vào bệnh
viện với chẩn đốn ban đầu là viêm phổi không rõ nguyên nhân. Những bệnh
nhân này có liên quan về mặt dịch tễ học với một chợ bán buôn hải sản và động
vật hoang dã ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tác nhân gây bệnh đã được
xác định là một loại coronavirus mới [7].
Nhóm Nghiên cứu Coronavirus (CSG) thuộc Ủy ban phân loại virus
quốc tế (ICTV), cơ quan chịu trách nhiệm phát triển phân loại chính thức của
virus và danh pháp (taxonomy) của họ Coronaviridae, đã dựa trên phát sinh loài,
phân loại học và thực tiễn đã được thiết lập, chính thức cơng nhận loại vi rút
này có họ hàng với coronavirus hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng
(SARS-CoV) của lồi coronavirus và chỉ định nó là coronavirus hội chứng hơ
hấp cấp tính nặng 2 ( SARS-CoV-2 ), tên tiếng anh là: Severe acute respiratory
syndrome coronavirus the 2nd.
SARS-CoV-2 thuộc nhóm coronavirus (Betacoronavirus), họ
Coronaviridae trong bộ Nidovirales có đường kính 65–125 nm và chứa một sợi
RNA có chiều dài từ 26 đến 32 kb. Coronavirus bao gồm một số loại, chẳng
hạn như alpha, beta, gamma, delta, H5N1 cúm A, H1N1 2009, và và cùng
nhóm với coronavirus gây hội chứng hơ hấp ở Trung Đơng (MERS-CoV) và
coronavirus hội chứng hơ hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV) là nguyên
nhân gây ra dịch SARS và bùng phát MERS lần lượt vào năm 2003 và 2012
[7].
Ngày 11 tháng 02 năm 2020, WHO cơng bố tên chính thức căn bệnh do

coronavirus mới gây ra sẽ được đặt tên là COVID-19 [8].

3

Luan van


SARS-CoV-2 đã nhanh chóng lan rộng trên tồn thế giới với nhiều quốc
gia và được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020
[9].
Triệu chứng lâm sàng:
Khởi phát: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Có
thể bị đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nơn và tiêu
chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
Diễn biến: Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt
mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Tuy
nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
Khoảng gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ
khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 5-8 ngày. Các
biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Trong đó
khoảng 3 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hơ
hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, …), hội chứng suy hơ hấp cấp tiến triển
(ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch,
viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương
thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu khơng có
ARDS bệnh nhân sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và
khỏi bệnh
1.1.2. Khái niệm trầm cảm:
Theo Bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức

khỏe liên quan, bản sửa đổi lần thứ 10 (ICD-10): trầm cảm (Depression) là một
rối loạn cảm xúc thường được biểu hiện bằng khí sắc trầm; mất mọi quan tâm
hay thích thú; giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động; các
triệu chứng tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất 2 tuần. Ngồi ra, cịn có thể có
các triệu chứng khác như (1) giảm sự tập chung chú ý; (2) giảm tính tự trọng và
lịng tự tin; (3) ý tưởng bị tội và không xứng đáng; (4) nhìn vào tương lai ảm
đạm bi quan; (5) ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát; (6) rối loạn giấc
ngủ; (7) ăn ít ngon miệng.
4

Luan van


Trước đó, Hippocrates sử dụng thuật ngữ “Melancholia” là tình trạng
mất cân bằng chất mật đen trong cơ thể khiến cho buồn bã, sợ hãi, “tối đen”
[10] Sau đó Jean Esquirol (1772-1840), đã đặt ra thuật ngữ “Lypemania” như
một từ đồng nghĩa với u sầu nó đã được định nghĩa là một bệnh lý não, được
đặc trưng một phần bởi mê sảng mãn tính, khơng sốt và sự buồn bã dai dẳng,
suy nhược hoặc bức bối. Năm 1874, Richard von Krafft-Ebing (1840-1902)một trong những bác sĩ tâm thần kinh nói tiếng Đức đã viết về chứng bệnh u
sầu như sau: “hiện tượng cơ bản trong chứng mất trí u sầu chỉ đơn giản là suy
nhược tinh thần, biểu hiện cơ bản của cơn đau tâm thần”. Quan điểm của Emil
Kraepelin về bệnh u sầu (melancholia) có thể được tìm thấy trong ấn bản đầu
tiên của cuốn sách giáo khoa của ông xuất bản năm 1883, ông thấy hội chứng
này phát sinh từ "tâm lý" khi "cảm giác khơng hài lịng, lo lắng và sự đau khổ
nói chung mạnh đến mức nó liên tục chi phối tâm trạng ” [11]
Năm 2003, Andrew Colman đã định nghĩa rõ hơn: “ trầm cảm là một
trạng thái buồn bã, vô vọng và những ý nghĩ bi quan, cùng với sự mất hứng thú
hoặc mất sự thỏa mãn, hài long trong những hoạt động trước đây”, trường hợp
nghiêm trong hơn có thể xảy ra “ chứng biếng ăn và hậu quả là sụt cân, mất ngủ
( đặc biệt là chứng mất ngủ vào khoảng giữa hoặc cuối của giấc ngủ) hoặc

chứng ngủ nhiều, suy nhược, cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi, mất khả năng suy
nghĩ hoặc tập chung, những ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc tự tử. Nó xuất hiện
như nhiều triệu chứng của rối loạn tâm thần ” [12]
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần lần thứ 5
của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM – V, 2013): Trầm cảm là một rối loạn
tâm trạng nghiêm trọng và phổ biến. Những người bị trầm cảm trải qua cảm
giác buồn bã và tuyệt vọng dai dẳng và mất hứng thú với các hoạt động mà họ
từng u thích. Ngồi các vấn đề về cảm xúc do trầm cảm gây ra, các cá nhân
cũng có thể biểu hiện bằng các triệu chứng thể chất như đau mãn tính hoặc các
vấn đề tiêu hóa. Để được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, các triệu chứng phải
xuất hiện ít nhất hai tuần [13].
Không phải ai bị trầm cảm cũng trải qua mọi triệu chứng. Một số người
chỉ gặp một vài triệu chứng trong khi những người khác có thể gặp nhiều triệu
chứng. Một số triệu chứng dai dẳng cùng với tâm trạng thấp là cần thiết để chẩn

5

Luan van


đốn trầm cảm nặng, nhưng những người chỉ có một số triệu chứng - nhưng
buồn bã - có thể có lợi khi điều trị chứng trầm cảm “trầm cảm” của họ. Mức độ
nghiêm trọng và tần suất của các triệu chứng và thời gian chúng kéo dài sẽ khác
nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và bệnh tật cụ thể của họ. Các triệu chứng
cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh [14].
Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm:
DSM-5 đưa ra tiêu chí sau để chẩn đốn trầm cảm. Cá nhân đó phải trải
qua năm triệu chứng trở lên trong cùng khoảng thời gian 2 tuần và ít nhất một
trong các triệu chứng phải là (1) tâm trạng chán nản hoặc (2) mất hứng thú hoặc
vui vẻ.

1.Tâm trạng chán nản hầu hết trong ngày, gần như mỗi ngày.
2.Giảm hứng thú hoặc niềm vui rõ rệt đối với tất cả, hoặc hầu như tất cả,
các hoạt động hầu hết trong ngày, gần như mỗi ngày.
3.Giảm cân rõ rệt khi không ăn kiêng hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng
cảm giác thèm ăn gần như mỗi ngày.
4.Suy nghĩ chậm lại và giảm vận động (người khác có thể quan sát được
chứ không chỉ cảm giác bồn chồn chủ quan hoặc bị chậm lại).
5.Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như mỗi ngày.
6.Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp gần như
mỗi ngày.
7.Khả năng suy nghĩ hoặc tập trung giảm sút, hoặc thiếu quyết đoán, gần
như mỗi ngày.
8.Suy nghĩ về cái chết, ý định tự tử lặp đi lặp lại mà khơng có kế hoạch
cụ thể hoặc có ý định tự sát hoặc kế hoạch cụ thể để tự sát.
1.1.3. Khái niệm lo âu:
Lo âu (Anxiety) là hiện tượng phản ứng tự nhiên (bình thường) của con
người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con
người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới. Lo âu là một tín hiệu báo động,
báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện
pháp để đương đầu với sự đe dọa. Lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương
xứng với sự đe doạ được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh,
6

Luan van


có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ q mức hay vơ lý đó gọi là
lo âu bệnh lý
Người ta thường cho rằng lịch sử của rối loạn lo âu là gần đây, trước thế
kỷ XIX nó hầu như khơng được biết đến đó là một căn bệnh. Nhưng điều đó

khơng hồn tồn đúng, có những dấu hiệu cho thấy rằng lo âu đã được xác định
rõ ràng là một ảnh hưởng tiêu cực riêng biệt và là một chứng rối loạn riêng biệt
bởi các nhà triết học và bác sĩ Hy Lạp-La Mã.
Trong Tusculan Disputations, Cicero (106 TCN đến 43 TCN) đã viết
rằng đau khổ (molestia), lo lắng (sollicitudo), và lo âu (angor) được gọi là rối
loạn (aegritudo), do sự tương đồng giữa tâm trí rắc rối và một cơ thể bệnh tật,
với lo âu (angor) được đặc trưng lâm sàng là rối loạn “co thắt” (premens) Giữa
thời cổ đại và tâm thần học hiện đại, đã có một khoảng thời gian hàng thế kỷ
khi khái niệm lo âu được coi như một căn bệnh dường như đã biến mất khỏi các
ghi chép bằng văn bản. Bệnh nhân lo âu vẫn còn tồn tại, nhưng họ được chẩn
đoán bằng các thuật ngữ chẩn đoán khác. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
lo âu là một thành phần quan trọng của nhiều loại chẩn đoán mới, từ suy nhược
thần kinh đến chứng loạn thần. George Miller Beard lần đầu tiên mô tả chứng
suy nhược thần kinh vào năm 1869. Các triệu chứng của nó rất đa dạng bao
gồm có triệu chứng lo âu. Sigmund Freud đã tách chứng loạn thần kinh lo âu
khỏi chứng suy nhược thần kinh. Kể từ thế kỷ XX, lo âu cũng là một rối loạn
trong phân loại tâm thần học. Ngưỡng lâm sàng giữa lo lắng thích ứng bình
thường trong cuộc sống hàng ngày và lo âu bệnh lý đau buồn cần điều trị tùy
thuộc vào đánh giá lâm sàng [15].
W.H Auden gọi kỷ nguyên hiện tại là “Kỷ nguyên của lo âu”. Sự phức
tạp hiện nay của nền văn minh, sự biến đổi nhanh chóng trong mọi mặt của đời
sống, sự mất đi một số giá trị tinh thần, truyền thống ... đã và đang gây ra
những xung đột và lo âu mới cho nhiều cá nhân và xã hội ở những mức độ khác
nhau.
Lo âu thường gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu, lan tỏa cùng
với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, chúng thường mang tính chất chu kỳ.
Lo âu có thể là hoạt động thích nghỉ như là một tín hiệu báo động và bảo trước
sự đe dọa bên ngoài hoặc bên trong và hậu quả là tạo ra hoạt động thích hợp.

7


Luan van


Cần phân biệt giữa lo âu bình thưởng và lo âu bệnh lý. Người bị lo âu bình
thường có thể được điều trị bằng cách trấn an hoặc biện pháp tâm lý đơn giản
nếu cần. Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc đai dẳng không tương xứng với
sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động, khơng mất đi với sự trấn
an và có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ quá mức hay vô lý
[16].
Theo “Từ điển Tâm lý học” của GS.TS. Vũ Dũng (2008) RLLA là: “Sự
sợ hãi quá mức khơng có ngun nhân hay do chủ quan của bệnh nhân và
khơng thể giải thích được do một bệnh tâm thần hoặc do bệnh cơ thể. RLLA là
rối loạn mà bệnh nhân khơng thể kiểm sốt được, biểu hiện bền vững và mang
tính lan tỏa, thậm chí có thể xảy ra dưới dạng kịch phát”. Các RLLA gồm: Các
RLLA ám ảnh sợ: ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ đặc
hiệu, ám ảnh cưỡng bức, rối loạn hoảng sợ, RLLA lan tỏa [17].
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Lo âu là một cảm xúc được đặc
trưng bởi sự lo lắng và các triệu chứng căng thẳng soma trong đó một cá nhân
dự đoán được nguy hiểm, thảm họa hoặc bất hạnh sắp xảy ra. Cơ thể thường tự
vận động để đáp ứng các mối đe dọa được nhận thức: Cơ bắp trở nên căng
thẳng, thở nhanh hơn và tim đập nhanh hơn. Lo lắng có thể được phân biệt với
sợ hãi cả về mặt khái niệm và sinh lý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử
dụng thay thế cho nhau. Lo lắng được coi là một phản ứng hướng tới tương lai,
có tác dụng lâu dài, tập trung rộng rãi vào một mối đe dọa lan tỏa, trong khi nỗi
sợ hãi là một phản ứng thích hợp, hướng đến hiện tại và tồn tại trong thời gian
ngắn đối với một mối đe dọa cụ thể và có thể xác định rõ ràng [13].
Theo DSM-IV, rối loạn lo âu là những sợ hãi thái quá về một sự kiện
hoặc các hành vì kéo dài trong nhiều ngày, xảy ra và lặp đi lặp lại ít nhất 6
tháng. Cá nhân thường có khó khăn khi kiểm sốt những lo lắng và thường có

những dấu hiệu thực thể chẳng hạn như là sự căng cơ, cáu bẩn, khó ngủ và cảm
giác bất an.
Trầm cảm và lo âu thường đi đôi với nhau. Triệu chứng lo âu ở nhiều
người bị trầm cảm còn gây khó chịu hơn cả các triệu chứng trầm cảm của họ
[16].

8

Luan van


1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LO ÂU VÀ TRẦM CẢM Ở NGƯỜI NHIỄM
SARS- CoV-2:
1.2.1.

Đặc điểm của lo âu ở người nhiễm virus SARS- CoV- 2
Dịch tễ
Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong suốt cuộc

đời, chúng thường bắt đầu từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Hơn nữa, những
rối loạn này - RLLA tổng quát, RLLA xã hội, RLLA phân ly, ám ảnh sợ hãi cụ
thể, rối loạn hoảng sợ và chứng sợ mất trí nhớ - có tỷ lệ hiện mắc suốt đời gần
30% [18]
Trong một nghiên cứu của bất kỳ năm nào ước tính tỷ lệ phần trăm
người lớn Hoa Kỳ mắc các chứng RLLA khác nhau là: ám ảnh cụ thể: 8% đến
12%; RLLA xã hội: 7%; rối loạn hoảng sợ: 2% - 3%; sợ agoraphobia: 1-2,9% ở
thanh thiếu niên và người lớn; RLLA tổng quát: 2%; RLLA phân ly: 0,9% 1,9%. Phụ nữ có nhiều khả năng bị RLLA hơn nam giới [19].
Từ các tài liệu hiện có, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các số liệu chẩn
đoán lo âu đã tăng lên sau đại dịch COVID-19, đặc biệt ở những người nhiễm
virus SARS- CoV- 2 tỷ lệ lo âu cao hơn đối với những người bình thường.

Nghiên cứu của Stewart Ndutard Ngasa và cộng sự (2021) đã đánh giá các triệu
chứng trầm cảm và lo âu bằng Thang điểm Lo âu và Trầm cảm của Bệnh viện
(HADS) ở 285 bệnh nhân mắc COVID- 19 tại Bệnh viện Laquintinie Douala
(Cameroon). Kết quả của nghiên cứu có tới 60,35% người tham gia có các triệu
chứng lo âu [20]. Nghiên cứu của Ebru Sahan và cộng sự (2020) thực hiện trên
281 người mắc Covid-19 cho kết quả: 98 người bệnh (34%) có các triệu chứng
của lo âu [21].
Căn nguyên và cơ chế gây bệnh
Đối với lo âu, điều quan trọng cần lưu ý là mọi người đều cảm thấy lo
lắng ở một mức độ nào đó thường xuyên trong suốt cuộc đời của họ. Nguyên
nhân của RLLA có thể liên quan đến các chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn
như dopamine, serotonin, norepinephrine. Có khả năng tình trạng này có nhiều
ngun nhân có thể bao gồm:
9

Luan van


Bệnh đi kèm phổ biến hơn là không mắc chứng RLLA, có nghĩa là hầu
hết những người bị lo lắng nghiêm trọng đều trải qua nhiều loại lo lắng khác
nhau.
Liên quan đến các yếu tố mơi trường trong gia đình, hành vi ni dạy
con cái cũng có thể tác động đến nguy cơ RLLA. Trải qua các sự kiện căng
thẳng trong cuộc sống hoặc căng thẳng mãn tính cũng liên quan đến sự phát
triển của chứng RLLA. Khả năng tiếp cận thấp hơn với các nguồn lực kinh tế
xã hội hoặc là thành viên của một nhóm thiểu số cũng được cho là có liên quan
đến nguy cơ cao hơn.
Trải qua một tình trạng bệnh mãn tính, bệnh nặng, người nhà mắc bệnh
cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng RLLA [22].
Với người bệnh COVID-19, Lo lắng về sức khỏe, phát sinh do hiểu sai

về cảm giác cơ thể và những thay đổi nhận thức, có thể có tác dụng bảo vệ
trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh
truyền nhiễm, đặc biệt nếu thơng tin sai lệch hoặc phóng đại trên các phương
tiện truyền thông về các yếu tố liên quan đến sự lây truyền của vi rút, thời gian
ủ bệnh, phạm vi địa lý của nó, số người nhiễm và tỷ lệ tử vong thực tế đã dẫn
đến sự bất an và lo sợ trong người dân [23]. Theo dõi tiếp xúc bắt buộc và cách
ly 14 ngày, là một phần trong các phản ứng của Chính phủ các nước để bảo vệ
sức khỏe cộng đồng đối với sự bùng phát dịch bệnh, có thể làm bệnh nhân lo
lắng và mặc cảm hơn về tác động của việc lây nhiễm, cách ly và kỳ thị đối với
gia đình và bạn bè của họ [24].
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo lắng, khó nhớ hoặc khó tập trung và
tâm trạng chán nản là những biểu hiện tâm thần kinh chính ở những bệnh nhân
bị nhiễm coronavirus, cho thấy rằng sự xuất hiện của các triệu chứng này có thể
là hậu quả của việc nhiễm virus [25].
Theo nghiên cứu của Bun Sheng và cộng sự (2005), mức độ nghiêm
trọng của người bệnh có hội chứng hơ hấp cấp tính và corticosteroid có liên
quan đáng kể với biểu hiện lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần và các vấn đề về
hành vi trong giai đoạn cấp tính. Tác dụng phụ khi sử dụng corticosteroid có
ảnh hưởng đến biểu hiện lo âu, trầm cảm chiếm 2,9% [26].
10

Luan van


Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ bản là lo âu, hoảng sợ, thường phát sinh cấp, thời gian
diễn biến bệnh kéo dài ngày nhiều tuần (thường là 6 tháng), có khi xuất hiện
những cơn hoảng sợ cấp, lặp đi lặp lại.
Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập
trung…).

Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu,
run chân tay, khơng có khả năng thư giãn)
Hoạt động q mức thần kinh tự chủ (đầu óc trống rỗng, ra mồ hơi,
mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)
Sự lo âu-sợ hãi là biểu hiện chính, chủ yếu, nguyên phát dẫn đến phản
ứng sợ sệt quá mức.
Người bệnh khó vào giấc ngủ vì suy nghĩ nghiền ngẫm trong đêm, thức
giấc lúc nửa đêm hoặc gặp ác mộng [27].
1.2.2.

Đặc điểm của trầm cảm ở người nhiễm virus SARS- CoV- 2
Dịch tễ
Rối loạn trầm cảm là một vấn đề sức khỏe phổ biến và nghiêm

trọng. Trầm cảm là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới, là một thách
thức cá nhân và kinh tế xã hội. Trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 5–17% dân số
và là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong xã hội. Hơn 350
triệu người trên thế giới bị trầm cảm, và khoảng 40–80% trong số họ có ý định
tự tử, trong khi 20–40% cố gắng tự tử, trong đó 12–18% thành cơng. Mỗi năm,
ước tính có khoảng một triệu người trên thế giới chết vì trầm cảm [19]. Trầm
cảm gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới, tỷ lệ nữ nam là 2/1. Trầm cảm gặp ở
mọi lứa tuổi, gặp nhiều ở lứa tuổi từ 25 - 44. Trầm cảm thường có khuynh
hướng tái diễn.
Cũng giống như các hiểu hiện rối loạn tâm thần khác tỷ lệ trầm cảm
ngày một tăng lên trong thời điểm đại dịch đang ngày một phức tạp như hiện
nay, đặc biệt ở những người nhiễm virus SARS- CoV- 2, tỷ lệ trầm cảm cao
hơn đối với những người bình thường. Trong một nghiên cứu tổng hợp của
11

Luan van



Jiawen Deng và cộng sự (2020), kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 45% bệnh
nhân COVID-19 bị trầm cảm [29]. Nghiên cứu trên 234 người bệnh tại Hàn
Quốc của Su Jin Jeong và cộng sự (2020) cho tỷ lệ người bệnh là trầm cảm là
14% [30]. Nghiên cứu khác cũng tại Hàn Quốc của Ju-Wan Kim và cộng sự
(2020) cũng ghi nhận tỷ lệ trầm cảm là 34% ở người bệnh COVID-19 [31].
Căn nguyên và cơ chế gây bệnh
Căn nguyên của bệnh trầm cảm là đa yếu tố, bao gồm các yếu tố sinh
học, di truyền, tâm lý và môi trường, theo lý thuyết phát triển thần kinh, bổ
sung cho nhau [28]

hình 1Hình

1. Căn nguyên đa yếu tố của bệnh trầm cảm [28]

Về bệnh nguyên trầm cảm do ba ngun nhân chính: Trầm cảm nội sinh
hay cịn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (trầm cảm trong phân liệt cảm
xúc, trầm cảm trọng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn trầm cảm tại diễn,
trầm cảm thoái triển.). Trầm cảm tâm sinh (trầm cảm xuất hiện sau các sang
chấn tâm thần hay hoàn cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng…). Trầm cảm thực
tổn (trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các bệnh toàn thân khác, trầm
cảm do nhiễm độc ma tuý, rượu...)
Các khái niệm sinh học thần kinh chính hiện nay về trầm cảm, bao gồm
lý thuyết monoaminergic với rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh não, rối
loạn điều hòa trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA) và những thay đổi
12

Luan van



cấu trúc trong não chủ yếu ở vùng đồi thị và thùy trán; Ngồi ra, vai trị quan
trọng của việc tăng nồng độ các cytokine trong chứng viêm của hệ thần kinh
đối với sự phát triển của bệnh trầm cảm ngày càng được nhấn mạnh
Từ những điều trên và xem xét các cơ chế sinh lý bệnh của COVID-19,
đặc biệt là thành phần gây viêm và sản xuất ồ ạt các cytokine, chúng tơi có thể
gợi ý rằng có một mối quan hệ quan trọng giữa hai bệnh vì những chất trung
gian này có thể kích hoạt một số cơ chế liên quan đến trầm cảm. Vai trò của
các cytokine gây viêm và sự hiện diện của các thụ thể ACE-2 trên bề mặt tế bào
dường như là cơ chế sinh lý bệnh chung giữa COVID-19 và trầm cảm.
Bên cạnh đó, cũng giống như lo âu, nghiên cứu của Bun Sheng và cộng
sự (2005), cũng cho thấy mối liên quan của việc sử dụng thuốc corticosteroid
có ảnh hưởng đến biểu hiện trầm cảm ở người bệnh có hội chứng viêm đường
hơ hấp cấp [26].
Theo đó cần nhấn mạnh rằng trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm SARS- CoV2 là một bệnh đa yếu tố và các yếu tố khác nhau có thể góp phần vào việc khởi
phát và duy trì bệnh trầm cảm. Ngồi ra, khuynh hướng di truyền có thể tạo
thuận lợi cho sự khởi phát của bệnh [25].
Triệu chứng lâm sàng
Những bệnh nhân COVID-19 có biểu hiện trầm cảm có các triệu chứng
lâm sàng của giai đoạn trầm cảm: (Theo ICD-10)
Ba triệu chứng chính: 1) Khi sắc trầm: Khi sắc thay đổi ít từ ngày này
sang ngày khác và thường khơng tương xứng với hồn cảnh, được duy trì trong
ít nhất hai tuần. Trong một số trường hợp, lo âu, buồn phiền, kích động có thể
nổi bật. Sự thay đổi cảm xúc có thể bị che lấp bởi sự cau có, lạm dụng rượu, tác
phong kịch tỉnh và các triệu chứng sợ ám ảnh. 2) Mất mọi quan tâm thích thú
trong các hoạt động. 3) Giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi.
Bảy triệu chứng phổ biến khác: 1) Giảm sự tập trung chú ý; 2) Giảm tính
tự trọng và lịng tự tin, khó khăn trong việc quyết định; 3) Ý tưởng bị tội và
khơng xứng đáng, 4) Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan; 5) Ý tưởng và


13

Luan van


hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát; 6) Rối loạn giấc ngủ; 7) Thay đổi cảm giác
ngon miệng (tăng hoặc giảm) với sự thay đổi trọng lượng cơ thể tương ứng.
Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm: 1) Mất những quan tâm
thích thủ trong những hoạt động thưịng ngày gây thích thú; 2) Mất phản ứng
cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích; 3)
Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước ngày thường, 4) Trạng thái trầm cảm nặng
hơn vào buổi sáng; 5) Có bằng chứng khách quan về sự chậm chạp tâm thần
vận động hoặc kích động (được người khác nhận thấy hoặc kể lại); 6) Giảm
những cảm giác ngon miệng: 7) Sút cân (5% hoặc nhiều hơn trọng lượng cơ thể
so với tháng trước); 8) Mất hoặc giảm hưng phần tỉnh dục rõ rệt [32].
Tình trạng lo âu, trầm cảm còn gây nên các thay đổi về hành vi, phổ biến
là việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Điều này càng làm
suy giảm đáng kể tình trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần thêm bấn loạn dẫn
đến các mối quan hệ cá nhân căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi làm việc.
Nếu khơng được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ mất dần sự tự tin, mất khả
năng đưa ra quyết định chính xác và xuất hiện các hành vi bất thường. Từ đó
dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè và người thân xa lánh, hoặc gây ra các tổn
thất về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của bản
thân và người xung quanh [33].

1.2.3.

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm và lo âu ở người bệnh nhiễm

SARS- CoV- 2:

Yếu tố đặc điểm cá nhân
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên quan giữa biểu hiện lo âu,
trầm cảm ở bệnh nhân COVID-19 và các yếu tố cá nhân. Những bệnh nhân nữ
có nguy cơ lo âu, trầm cảm cao hơn những bệnh nhân nam; những bệnh nhân
lớn tuổi có nguy cơ biểu hiện lo âu, trầm cảm cao hơn. Về trình độ học vấn,
những người có trình độ học vấn sau đại học có mức độ căng thẳng, lo lắng và
trầm cảm thấp hơn đáng kể so với các nhóm giáo dục khác. Bên cạnh đó, một
số nghiên cứu khác cho thấy khơng có người thân cùng phịng điều trị, có người

14

Luan van


thân trong gia đình bị nhiễm bệnh và ít được hỗ trợ xã hội cũng có nhiều khả
năng bị trầm cảm cao hơn [6,7,36,37].
Yếu tố sức khỏe- tinh thần
Các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở bệnh nhân COVID-19 cũng cho
thấy rằng các yếu tố về sức khỏe của người bệnh liên quan đến biểu hiện lo âu,
trầm cảm. Những bệnh nhân có tiền sử bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái
tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim, tuy thận,
chạy thận nhân tạo,…có nguy cơ lo âu, trầm cảm cao hơn những bệnh nhân
khỏe mạnh. Biểu hiện bệnh nặng hơn, có triệu chứng ho, khó thở, đau ngực và
khoảng là yếu tố làm tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm [7,38].
Một yếu tố tâm lý - xã hội chính quan trọng là khả năng phục hồi tâm
lý. Khả năng phục hồi đóng một vai trò quyết định trong phản ứng của các cá
nhân dưới áp lực và có thể giúp họ đối phó với áp lực hiệu quả hơn. Nói cách
khác, khả năng phục hồi có nghĩa là thích nghi tốt và thúc đẩy những thay đổi
tích cực khi đối mặt với nghịch cảnh, căng thẳng, chấn thương và thậm chí là
một số mối đe dọa đáng kể. Khả năng phục hồi cũng là khả năng của một người

để bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình khi đối mặt với những khó khăn khách
quan và hồn cảnh bất lợi. Khả năng phục hồi không phải là một đặc điểm
riêng lẻ của một người, mà nó là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố khả
năng phục hồi bên trong và các yếu tố mơi trường. Do đó, người ta tin rằng
mức độ phục hồi cao hơn có thể bảo vệ một người khỏi các rối loạn tâm thần
[5] .
Ngoài ra, nghiên cứu của Khademian và cộng sự năm 2021 thấy rằng
sống với một thành viên có nguy cơ cao trong gia đình, sự hiểu biết, nguy cơ
lây nhiễm và theo dõi tin tức COVID-19 có liên quan đến tình trạng lo âu, trầm
cảm [35].

1.3.

GIỚI THIỆU VỀ CÁC THANG ĐO LƯỜNG LO ÂU, TRẦM

CẢM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên
cứu, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có thể kể đến một số bộ công cụ
15

Luan van


×