Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẶT SONDE JJ SAU TÁN SỎI NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 51 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG KHÔNG MONG MUỐN
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẶT SONDE JJ SAU TÁN SỎI
NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH
PHỐ VINH NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài:

Phạm Viết Hùng

Vinh, 2022


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG KHÔNG MONG
MUỐN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐẶT SONDE JJ SAU
TÁN SỎI NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài:

Phạm Viết Hùng

Cộng sự:


Trần Trọng Thạch
Bùi Đình Bính

Vinh, 2022


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(sắp xếp theo thứ tự ABC)

IPSS:

International Prostate Symptom Score)

NRS:

Numeric Rating Scale

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences

USSQ:

Ureteral Stent Symptom Questionnaire


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1


Chương 1. Tổng quan tài liệu

3

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

18

2.1. Đối tượng nghiên cứu

18

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

18

2.3. Thiết kế nghiên cứu

18

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

18

2.5. Các biến số nghiên cứu

19

2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin


21

2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có)

21

2.8. Xử lý và phân tích số liệu

22

2.9. Sai số và cách khắc phục

23

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

23

Chương 3. Kết quả nghiên cứu

24

3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

24

3.2. Các triệu chứng ở người bệnh

25


3.3. Một số yếu tố liên quan khác

27

Chương 4. Bàn luận

29

4.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

29

4.2. Các triệu chứng ở người bệnh

30

Kết luận

34

Khuyến nghị

35

Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 2. Kế hoạch nghiên cứu



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.2: Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu (n=50)
Bảng 3.3: Tần suất các triệu chứng tiết niệu của người bệnh mang sonde JJ
Bảng 3.4: Tỷ lệ người bệnh tăng số lần đi tiểu
Bảng 3.5: Tỷ lệ người bệnh đau thắt lưng
Bảng 3.6: Mức độ đau thắt lưng (n=33)
Bảng 3.7. Tỷ lệ các bệnh nhân uống thuốc theo đơn thuốc ra viện
Bảng 3.8. Tỷ lệ các bệnh nhân có hoạt động gắng sức trong thời gian mang
sonde JJ
Bảng 3.9. Tỷ lệ các bệnh nhân uống đủ 2 lít nước/ngày
Bảng 3.10. Tỷ lệ các bệnh nhân có quan hệ tình dục trong thời gian mang
sonde


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số
và khác nhau giữa các quốc gia1. Đối với Việt Nam, theo các thống kê cho
thấy người bệnh điều trị sỏi tiết niệu chiếm khoảng 40-60% số người bệnh
điều trị trong khoa tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản chiếm 28%2. Tán sỏi qua
nội soi đã giải quyết tới 90% các trường hợp sỏi, phẫu thuật mở chỉ còn
<10%3.
Hiện nay chỉ định đặt sonde JJ sau phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản

ngược dòng rất phổ biến. Ống thông niệu quản (sonde JJ) giúp cho nước tiểu
lưu thông từ bể thận xuống bàng quang tốt hơn, hạn chế nguy cơ niệu quản bị
tắc nghẽn do hiện tượng phù nề sau phẫu thuật hay do các dị vật (mảnh sỏi,
cục máu đông, các mảnh tổ chức). Qua đó, niệu quản bình phục tốt hơn và
hạn chế nhiều biến chứng khác trong thời gian hậu phẫu. Ngoài ra, việc đặt
sonde JJ giúp nong rộng niệu quản bằng nhiều cơ chế, giúp giảm biến chứng
hẹp niệu quản sau này cho bệnh nhân. Mặc dù đặt sonde JJ có nhiều ưu điểm
được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên sonde JJ có thể gây ra tác dụng phụ đáng
kể: đau buốt vùng hơng lưng hay phía trên đùi, đau tăng khi đi tiểu; kích thích
bàng quang: cảm giác rát buốt khi tiểu gần xong hoặc đau tức vùng trên
xương mu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, cảm giác cộm và căng bàng
quang; chảy máu đôi khi kéo dài cho đến khi sonde được lấy ra…4,5,6. Theo
Phạm Quang Vinh (2015) cho thấy triệu chứng rối loạn tiểu tiện xuất hiện ở
100% người bệnh sau khi đặt sonde JJ, mức độ nặng dần khi thời gian mang
sonde kéo dài. Tỷ lệ đái máu 80%, nhiễm khuẩn niệu 6%. Có tới 84% người
bệnh than phiền vì triệu chứng đau ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày4. Dan
Leibovici MD cho thấy khó tiểu, tần suất đi tiểu và tiểu gấp lần lượt là 40%,
50% và 55% người bệnh. Đau sườn, tiểu máu và sốt được báo cáo là 32%,
42% và 15%. Tổng cộng có 435 ngày lao động bị mất trong tháng đầu tiên
sau khi người bệnh đặt sonde JJ. Lo lắng và rối loạn giấc ngủ được báo cáo


2

24%, 45% người bệnh7. Chính những vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến tình
trạng chung và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Với mong muốn có số liệu tin cậy về các triệu chứng không mong
muốn của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde
JJ tại khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, từ đó
khuyến nghị một số phương án cải thiện các triệu chứng này, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá triệu chứng không mong muốn của
người bệnh đặt sonde jj sau tán sỏi niệu quản tại bệnh viện Đa khoa
Thành phố Vinh năm 2022” với mục tiêu:
Đánh giá một số triệu chứng không mong muốn của người bệnh đặt
sonde JJ sau tán sỏi niệu quản tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh năm
2022


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Giải phẫu niệu quản
1.1 Đại cương
Niệu quản (ureter) là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
Niệu quản nằm sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào
thành bụng sau.
Đường kính niệu quản khi căng vào khoảng 5mm, đều từ trên xuống
dưới trừ ba chỗ hẹp: một ở khúc nối bể thận-niệu quản, một ở nơi niệu quản
bắt chéo động mạch chậu và một nơi nữa ở trong thành bàng quang. Do các
chỗ hẹp này mà các sỏi thận hay bể thận khi rơi xuống niệu quản có thể kẹt lại
ở đó gây nên cơn đau quặn thận và trên lâm sàng khi khám có thể tìm thấy
các điểm đau niệu quản trên, giữa, dưới tương ứng với các chỗ hẹp này.8

Hình 1. Các đoạn niệu quản và các chỗ hẹp 8
Chiều dài trung bình của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới
tính, vị trí của thận và bàng quang. Trung bình niệu quản dài từ 25-28 cm và
chia thành 2 đoạn: đoạn bụng (pars abdominalis) và đoạn chậu hông (pars


4


pelvina), mỗi đoạn dài khoảng 12,5-14 cm. Niệu quản trái dài hơn niệu quản
phải vì thận trái cao hơn. Niệu quản ở nam dài hơn ở nữ. 8
1.2 Niệu quản đoạn bụng
Đi từ bể thận tới đường cung xương chậu. Niệu quản đoạn này đi
xuống dưới và vào trong và liên quan:
- Ở phía sau: với cơ thắt lưng và mỏm ngang 3 đốt sống thắt lưng cuối.
- Ở phía trước: niệu quản được phúc mạc che phủ. Có động mạch tinh
hoàn hay động mạch buồng trứng bắt chéo qua phía trước.

Hình 2. Liên quan của niệu quản đoạn bụng. 8


5

- Ở trong: niệu quản phải liên quan với tĩnh mạch chủ dưới, niệu quản
trái liên quan với động mạch chủ bụng.
1.3 Niệu quản đoạn chậu hông
Đi từ đường cung xương chậu tới bàng quang. Niệu quản đoạn này đi
cạnh động mạch chậu trong rồi chạy chếch ra ngoài và ra sau theo đường
cong của thành bên chậu. Tới nền chậu hơng, chỗ gai ngồi, niệu quản vịng ra
trước và vào trong để tới bàng quang.

Hình 3. Liên quan của niệu quản với thành bên chậu hông8
Ở đoạn chạy dọc theo đọng mạch chậu trong, niệu quản phải thường đi
trước động mạch, niệu quản trái thường đi ở phía trong và sau động mạch.
Ngồi ra niệu quản cịn liên quan với:
- Phía sau: là khớp cùng – chậu, cơ và mạc cơ bịt trong, bó mạch–thần
kinh bịt bắt cháo phía sau niệu quản.
- Phía trước: Liên quan khác nhau giữa nam và nữ:



6

+ Ở nam: khi niệu quản rời thành bên chậu, chạy ra trước và vào
trong để tới bàng quang thì đoạn cuối của niệu quản lách giữa mặt sau bàng
quang và túi tính rồi cắm vào bàng quang. Ở đây niệu quản bắt chéo ống dẫn
tinh (ống dẫn tinh ở trước niệu quản).
+ Ở nữ: Khi rời thành chậu, niệu quản chui vào đáy dây chằng
rộng. Khi tới phần giữa dây chằng rộng, niệu quản bắt chéo ở phía sau động
mạch tử cung, chỗ bắt chéo này cách cổ tử cung và thành âm đạo khoảng 815mm. Động mạch tử cung lúc đầu ở ngoài và sau niệu quản nhưng ở đây thì
đi vào trong và bắt chéo trước niệu quản.
Khi hai niệu quản tới cắm vào bàng quang, chúng cách xa nhau khoảng
5 cm lúc bàng quang rỗng. Khi vào trong thành bàng quang, niệu quản chạy
chếch vào trong, ra trước và xuống dưới. Đoạn niệu quản nội thành này dài
khoảng 2 cm. Hai niệu quản mở vào bàng quang bằng hai khe nhỏ gọi là lỗ
niệu quản (ostitum ureteis). Hai lỗ niệu quản cách xa nhau khoảng 2,5 cm khi
bàng quang rỗng và 5 cm khi bàng quang đầy.
Nước tiểu chảy vào bàng quang khơng thành dịng liên tục mà thành
những dòng ngắn phun ra mỗi 10 – 30 giây do tác động của những làn sóng
nhu động xuất phát từ bể thận và đi dọc xuống khắp niệu quản. Khi nước tiểu
chảy vào bàng quang, lỗ niệu quản sẽ mở ra trong khoảng 2-3 giây rồi khép
lại cho tới khi có làn sóng nhu động kế tiếp. Lỗ niệu quản khơng có van,
nhưng do đường đi của đoạn niệu quản nội thành khá dài và chếch kèm theo
sự co thắt của cơ bàng quang nên nước tiểu không trào ngược từ bàng quang
lên niệu quản được.8
1.4. Cấu trúc của niệu quản
Thành niệu quản dày khoảng 1mm được cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp niêm mạc (tunica mucosa) liên tục với niêm mạc bể thận ở trên
và niêm mạc bàng quang ở dưới.



7

- Lớp cơ (tunica muscularis) gồm 3 lớp: Lớp trong cơ dọc, lớp giữa cơ
vịng, lớp ngồi thơ sơ và chỉ gồm vài bó cơ dọc.
- Lớp bao ngồi (tunica adventitia) bao bọc bên ngoài.8
1.5 Mạch máu và thần kinh
1.5.1 Động mạch
Niệu quản từ trên xuống dưới được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu:
- Nhánh của động mạch thận: cung cấp máu cho bể thận và phần trên
niệu quản
- Nhánh của động mạch tinh hoàn: hay động mạch buồng trứng nuôi
dưỡng phần trên niệu quản đoạn bụng.
- Nhánh của động mạch chậu chung: nuôi dưỡng phần dưới đonạ niệu
quản bụng
- Nhánh của động mạch bàng quang dưới: hoặc đôi khi nhánh của động
mạch trực tràng giữa nuôi dưỡng niệu quản đoạn chậu.
1.5.2 Tĩnh mạch
Máu trở về từ niệu quản đổ vào các tĩnh mạch tương ứng đi kèm động
mạch
1.5.3 Bạch mạch
Đổ vào các hạch bạch huyết thắt lưng và bạch huyết dọc theo động
mạch chậu trong
1.5.4 Thần kinh
Các thần kinh đến niệu quản từ đám rối thận và đám rối hạ vị, gồm các
sợi vận động chi phối vận động cho cơ trơn thành niệu quản và các sợi cảm
giác mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản8.
2. Sonde niệu quản
Sonde niệu quản được mô tả lần đầu tiên vào năm 1967 bởi Zimskind

và cộng sự, từ đó các sonde niệu quản đã trở thành một dụng cụ không thể
thiếu trong các trang bị phẫu thuật của các nhà niệu khoa. Cùng với sự phát


8

triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những mẫu sonde mới với những
chất liệu và hình dạng phù hợp nhằm giảm tỷ lệ các biến chứng liên quan đến
sonde, vì vậy sonde niệu quản ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực
hành niệu khoa hiện đại9. Các sonde niệu quản có nhiều, nhưng 2 loại hay
dùng nhất là ống thông catheter và sonde JJ (sonde niệu quản).
2.1 Sự phát triển của sonde JJ (sonde niệu quản)
Đầu thế kỷ 19 Gustav Simon báo cáo trường hợp đầu tiên đặt một ống
vào niệu quản để dẫn lưu nước tiểu trong phẫu thuật mở thông bàng quang.
Cùng với sự ra đời của các chất nhựa tổng hợp như polyethylen và polyvinyl
đã tạo ra những mẫu sonde JJ mới, có độ cứng hơn nên dễ đặt hơn. Mặc dù
các biến chứng như: kích thích bàng quang, nhiễm khuẩn, đóng cặn vôi hoặc
sonde JJ bị di chuyển vẫn luôn xảy ra và đó thật sự là một thách thức cần khắc
phục3. Tulloch (1952) mô tả cách dùng một ống polyethylen đặt vào niệu
quản để điều trị rò niệu quản10. Từ năm 1967 đã bắt đầu một kỷ nguyên của
sonde JJ khi Zimskind và cộng sự thông báo dùng ống silicon đặt vào niệu
quản bằng nội soi qua chỗ niệu quản bị hẹp do xâm lấn ác tính hoặc rị niệu
quản âm đạo. Những sonde JJ thẳng bằng silicon có khả năng dẫn lưu tốt, ít
đóng cặn vơi hơn so với các hợp chất khác, tuy vậy do khơng có vịng cuốn ở
hai đầu nên dễ bị di chuyển9. Năm 1970 Marmar JL cải tiến làm đặc đầu trên
của sonde JJ để dễ luồn qua những đoạn niệu quản hẹp11, sau đó Orikasa và
cộng sự (1973) sử dụng que đẩy để đẩy và giữ sonde JJ lại trong niệu quản
khi rút dây dẫn đường (guidewire)12. Với sự ra đời của ống cao su có tráng
silicon làm cho thời gian lưu sonde JJ trong cơ thể được lâu hơn nhưng các
biến chứng do kích thích bàng quang, sonde JJ bị di chuyển vẫn còn. Nhiều

trường hợp sonde JJ bị tụt xuống bàng quang hoặc di chuyển lên thận không
thể lấy được sonde JJ qua nội soi mà buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật mở
gây bất tiện cho người bệnh. Để khắc phục sự di chuyển của sonde niệu quản,
Gibbon và cộng sự (1974) làm những gờ nổi ở đầu và các gai xuôi theo chiều


9

xuống dưới để chống sonde JJ di chuyển xuống bàng quang13. Tuy nhiên
những chiếc gai này làm tăng kích thước sonde JJ lên rất nhiều, vì vậy rất khó
khăn khi đặt và rút Sonde niệu quản, hơn nữa sonde JJ vẫn bị di chuyển lên
trên thận. Vì vậy McCullough (1974), Hepperlen và cộng sự (1978) thiết kế
loại sonde JJ có một đầu cong như đi heo (Single-pigtail)14. Do đó chúng
có thể tự cố định được trong bể thận, ưu điểm của loại sonde JJ này là đặt
dược qua nội soi bàng quang, có nhiều kích thước để thay đổi, tuy vậy nó chỉ
ngăn cản được sự di chuyển đầu dưới còn đầu trên vẫn bị di chuyển. Vấn đề
sonde JJ di chuyển cũng được giải quyết khi P. Finney (1978) đưa ra ý tưởng
thiết kế một sonde JJ có hai đầu như đi heo (double pigtail), hoặc có hình
giống như đuôi chữ J (Double J). Chiều cong của hai đầu đối diện nhau, một
đầu gối vào đài dưới hoặc bể thận, một đầu gối vào bàng quang giúp cố định
sonde JJ và tránh sự kích thích bàng quang, tạo nên hệ thống dẫn lưu kín từ
thận xuống bàng quang nên hạn chế nhiễm khuẩn ngược dịng. Sau đó các
loại sonde JJ lần lượt ra đời, ngày càng được hoàn thiện, hội đủ các tiêu chuẩn
của sonde JJ hiện nay5. Hiện nay sonde JJ rất đa dạng nhưng phần lớn có
chiều dài 12 - 30cm, đường kính 1.5 - 6mm và có vịng cuốn ở một hoặc cả
hai đầu để ngăn sự di chuyển của sonde niệu quản. Thời gian lưu sonde JJ
trong cơ thể trung bình là 6 tháng, một số loại phủ lớp áo ngồi nên có thể kéo
dài tới 12 tháng nếu không bị bám sỏi và nhiễm khuẩn, riêng ở nước ta nên
lưu sonde JJ trung bình từ 1 đến 3 tháng là tốt nhất.
2.2 Biến đổi sinh lý niệu quản khi đặt sonde JJ

Khi có sonde JJ nằm trong niệu quản, áp lực bàng quang có thể truyền
ngược trở lại thận làm tăng cấp tính áp lực trong thận, áp lực này sẽ giảm dần
và trở lại bình thường sau khoảng 3 tuần và nó liên quan trực tiếp tới đường
kính cũng như các đặc điểm về dòng chảy của sonde niệu quản. Dòng nước
tiểu được lưu thơng cả bên trong và bên ngồi sonde niệu quản, trừ những
trường hợp niệu quản bị hẹp thì nước tiểu chỉ có thể lưu thơng bên trong


10

sonde niệu quản. Vì vậy khi đường kính sonde JJ tăng thì lưu lượng dịng
chảy cũng tăng, ngồi ra dịng nước tiểu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
như: áp lực trong thận, đường kính trong và chiều dài sonde niệu quản, áp lực
trong bàng quang và tỷ trọng nước tiểu. Ngoài ra các lỗ bên của sonde JJ cũng
đóng một vai trị quan trọng, những sonde JJ khơng có lỗ bên hiệu quả dẫn
lưu bị giảm 40 - 50% so với những sonde JJ có lỗ bên. Sonde JJ gây giãn niệu
quản thụ động do tác động của độc tế bào hoặc nhiễm khuẩn. Nhu động niệu
quản cũng thường bị giảm nhưng sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn,
ngồi ra sonde JJ cịn làm tăng tạo chất nhày và biến đổi mô học ở thành niệu
quản. Venkatesh (2005) thấy nhu động niệu quản phụ thuộc vào kích thước
sonde niệu quản. Tồn bộ những niệu quản được đặt sonde JJ đều có tăng nhu
động trong 2 giờ đầu nhưng khác nhau ở những giờ tiếp theo tùy theo kích
thước sonde niệu quản. Khơng có sự khác nhau về nhu động giữa các loại
sonde JJ được làm bằng các chất liệu khác nhau như silicon hoặc
polyurethan15.
2.3 Chỉ định đặt sonde JJ sau tán sỏi nội soi ngược dòng
Đặt sonde JJ sau phẫu thuật nhằm tránh hẹp niệu quản, cản trở lưu
thông do phù nề hay các mảnh sỏi, tăng khả năng đào thải các mảnh sỏi và nó
được coi như một chuẩn trong điều trị. Đặt sonde JJ sau tán sỏi nội soi ngược
dòng thường làm tăng các triệu chứng kích thích, hơn nữa cịn làm tăng giá

thành điều trị và cần thêm một lần soi bàng quang để rút sonde niệu quản, vì
vậy nên hạn chế sử dụng sonde JJ sau nội soi niệu quản sẽ cải thiện việc chăm
sóc, tạo sự thoải mái và giảm được chi phí cho người bệnh. Denstedt và cộng
sự nghiên cứu 58 người bệnh chia làm 2 nhóm đặt và khơng đặt sonde JJ sau
nội soi niệu quản phá sỏi bằng holmium YAG Laser, kích thước sỏi < 2cm,
kết quả cho thấy khơng có sự khác nhau về tỷ lệ tái nhập viện, giảm đau sau
phẫu thuật và tỷ lệ sạch sỏi, nhưng ở một tuần sau phẫu thuật các triệu chứng
đau, kích thích bài tiết tăng đáng kể ở nhóm đặt sonde niệu quản16.


11

Borboroglu nghiên cứu trên 107 người bệnh trong đó 83 người bệnh phải
nong niệu quản bằng bóng thấy rằng với những người bệnh đặt sonde JJ bị
đau và phải dùng giảm đau nhiều hơn nhưng không khác nhau về tỷ lệ sạch
sỏi và tỷ lệ tái nhập viện17. Những nghiên cứu này đã cung cấp những bằng
chứng cho thấy đặt sonde JJ sau nội soi niệu quản không phức tạp là không
cần thiết và việc đặt sonde JJ hay không tùy thuộc vào quyết định của phẫu
thuật viên trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên đặt sonde JJ sau nội soi
niệu quản vẫn được khuyên dùng trong các trường hợp như: thời gian phẫu
thuật quá dài, phù nề hoặc thủng niệu quản, sỏi lâu ngày hoặc nút chặt gây tổn
thương thành niệu quản, miệng niệu quản giãn lớn, sỏi vỡ khơng tốt, thận đơn
độc, ngồi ra khi tán sỏi nội soi không thành công nên đặt sonde JJ sẽ giúp
cho niệu quản giãn tốt, tạo điều kiện cho mảnh sỏi được đào thải dễ dàng và
tán sỏi nội soi lần sau thuận lợi hơn.
2.4. Triệu chứng và biến chứng khi đặt sonde JJ
2.4.1 Triệu chứng khi đặt sonde JJ
Mặc dù có nhiều cải tiến về chất liệu và mẫu của sonde JJ nhưng những
vấn đề liên quan tới nó như: di chuyển, bít tắc, đóng cặn vơi, gãy và tạo sỏi
vẫn đang là một thách thức với các nhà niệu khoa. Triệu chứng Khoảng trên

80% các người bệnh đặt sonde JJ có các triệu chứng kích thích đường bài tiết.
Để xác định các người bệnh có các triệu chứng liên quan đến sonde niệu
quản, Joshi và cộng sự (2003) đã công bố bộ câu hỏi về các triệu chứng liên
quan đến sonde niệu quản, bộ câu hỏi này gồm 48 mục, chia thành 5 tiêu chí
là: đau, các triệu chứng đường bài tiết, hiệu quả công việc, sức khỏe tình dục
và sức khỏe tồn thân18.
- Các triệu chứng kích thích bàng quang, đau vùng hơng lưng, khó chịu
vùng bụng dưới và đái máu nhưng khơng có nhiễm khuẩn niệu là biến chứng
thường gặp ở những người bệnh có đặt sonde niệu quản, nguyên nhân gây ra


12

các triệu chứng đường niệu dưới là do đoạn dưới của sonde JJ kích thích vào
vùng tam giác bàng quang.
- Tăng số lần đái do kích thích cơ học của vịng cuốn sonde JJ trong
bàng quang, đặc trưng của nó là chỉ đái tăng lần vào ban ngày mà không có
tiểu đêm, điều này có thể giải thích là những kích thích cơ học này liên quan
tới các hoạt động của cơ thể chủ yếu xảy ra vào ban ngày cịn ban đêm xảy ra
khơng đáng kể.
- Đái gấp do kích thích trực tiếp của sonde JJ vào tam giác hoặc vùng
cổ bàng quang.
- Đái khó thường vào cuối bãi đái và nó được cho rằng do sonde JJ quá
dài nên đầu dưới sonde JJ vắt ngang qua đường giữa hoặc cuộn lại thành vịng
nhưng khơng kín (dạng chữ C) vì vậy kích thích vào vùng tam giác bàng
quang. Những thực nghiệm lâm sàng đã được công bố gần đây cũng đã xác
nhận rằng triệu chứng đái gấp và đái khó gặp nhiều hơn khi sonde JJ dài hơn
và nó có ảnh hưởng khơng tốt tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Đau vùng hơng lưng có thể là do trào ngược nước tiểu lên thận làm
tăng áp lực bể thận quá mức gây đau, mức độ đau từ nhẹ tới trung bình, và nó

khơng liên quan tới vị trí vịng cuốn đầu trên sonde JJ nằm ở bể thận hay đài
trên thận.
- Đau vùng trên mu có thể do vịng cuốn bên dưới sonde JJ kích thích
khu trú bàng quang, hoặc là những dấu hiệu thứ phát của nhiều biến chứng
kết hợp như đóng cặn vơi hoặc nhiễm khuẩn.
- Đái máu là do hậu quả của phẫu thuật điều trị bệnh hoặc do thủ thuật
đặt sonde niệu quản, cũng có thể do sonde JJ kích thích niêm mạc đường niệu
gây chảy máu.
- Tiểu khơng tự chủ có đặc điểm liên quan tới đái gấp, sinh lý bệnh đã
được đề cập ở phần đái gấp, cũng có thể là hậu quả của sự di chuyển sonde JJ


13

qua cổ bàng quang tới cơ thắt niệu đạo Các yếu tố ảnh hưởng tới các rối loạn
trên
- Chiều dài sonde JJ có liên quan tới các triệu chứng kích thích, do vậy
cần xác định chính xác chiều dài sonde niệu quản, có nhiều cách xác định.
Lee và cộng sự đưa ra một bảng lựa chọn chiều dài sonde JJ tương ứng với
chiều cao của người bệnh19. Hao và cộng sự đánh giá các triệu chứng liên
quan với sonde JJ trên 87 người bệnh đã xác định rằng một sonde JJ có độ dài
22cm có thể thích hợp với những người bệnh có chiều cao thay đổi từ
149,5cm tới 178,5cm (trung bình là 161,9cm)20. Cơng thức tính chiều dài
sonde JJ: chiều dài sonde JJ = 0,125 x chiều cao người bệnh + 0,5cm hoặc
bằng khoảng cách từ đốt sống lưng 2 tới khớp mu - 2cm (Hao và cộng sự)20.
Hruby và cộng sự lại xác định là khoảng cách từ mũi ức tới khớp mu hoặc từ
mỏm cùng vai tới đầu trên xương trụ để ước lượng chiều dài sonde niệu
quản21. Với người bệnh nhi, Palmer và cộng sự đưa ra quy tắc đơn giản để
tính: chiều dài sonde JJ = tuổi (năm) +10, không quan tâm tới giới, chiều
cao22.

- Kích thước sonde niệu quản, Rocco Dimiano và cộng sự thơng báo
khơng có sự khác nhau về chất lượng cuộc sống, triệu chứng đường niệu cũng
như đau khi sử dụng sonde JJ có kích thước khác nhau (4,8Fr và 6Fr)23.
- Vị trí của sonde niệu quản: một sonde JJ nằm vắt ngang qua đường
giữa gợi ý tới một sonde JJ q dài và có thể gây kích thích bàng quang, vị trí
đầu trên thận theo Liatsikos thì vị trí vịng cuốn ở đài trên sẽ tốt hơn ở bể
thận24. Để hạn chế các triệu chứng kích thích bàng quang, nhiều tác giả dùng
các chất khác nhau bơm vào trong bàng quang như: Roger L. Sur (2008) dùng
Ropivacain25, Rocco Damiano (2008) dùng Tamsulosin23 hoặc Seung Choi
Park (2009) dùng Tolterodin và Alfuzosin26, nhưng hiện nay vẫn chưa có chất
nào thật sự làm giảm hồn tồn các triệu chứng kích thích, cải thiện chất
lượng cuộc sống cho những người bệnh có mang sonde JJ.


14

2.4.2 Biến chứng
Sự di chuyển của sonde JJ: Sự di chuyển của sonde JJ là biến chứng đã
được nhiều người biết đến, sự di chuyển đầu trên hoặc đầu dưới của sonde JJ
có thể xảy ra mặc dù sonde JJ có hình dạng chữ J.
Nhiễm khuẩn và tạo cặn vơi: Cặn vơi có thể phát triển cả bên trong lẫn
bên ngồi sonde niệu quản, chúng làm giảm dịng chảy, gây tắc nghẽn dẫn tới
giảm chức năng thận. Các yếu tố nguy cơ đóng cặn vơi đó là: thời gian lưu
sonde JJ dài, nhiễm khuẩn niệu, viêm bể thận - thận, suy thận mạn, sót sỏi
hoặc sỏi tái phát, tiền sử có bệnh sỏi, bất thường về chuyển hóa, bất thường
thận bẩm sinh và hẹp tắc niệu quản, cần xác định chính xác thời gian rút hoặc
thay sonde niệu quản.
Sonde JJ bị mắc lại và gãy: Tỷ lệ gãy hay đứt sonde JJ khoảng < 1%
nhưng hậu quả rất nghiêm trọng, nó phụ thuộc vào chất liệu cũng như mơi
trường nước tiểu27.

1.2.2. Các phương pháp và công cụ đánh giá triệu chứng không mong
muốn của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde
JJ.
Năm 2003, Joshi và cộng sự đã báo cáo về nghiên cứu đánh giá khách
quan các triệu chứng liên quan đến sonde niệu quản thông qua bộ câu hỏi đã
được kiểm định IPSS (International Prostate Symptom Score) và chất lượng
cuộc sống (SF-36). Họ đã thành công trong việc chỉ ra mối liên quan của các
triệu chứng tiết niệu với sonde niệu quản và tác động tiêu cực của chúng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để định hướng tốt hơn cho việc ra
quyết định và thực hành lâm sàng, sau đó họ đã phát triển và xác nhận một
bảng câu hỏi để giải quyết cụ thể mục đích này18. Bảng câu hỏi như một tiêu
chuẩn để đánh giá triệu chứng liên quan đến sonde niệu quản có tên là “
Ureteral Stent Symptom Questionnaire” (USSQ) ra đời bao gồm 38 mục
thuộc sáu lĩnh vực (đau, triệu chứng tiết niệu, hiệu suất làm việc, vấn đề tình


15

dục, sức khỏe tổng quát và các vấn đề khác) đánh giá chất lượng cuộc sống
chủ quan một cách khách quan. Mỗi câu hỏi có một điểm và tổng số điểm
được thực hiện cho 6 phần riêng biệt. Những điểm số này dẫn đến một chỉ số
tiết niệu, điểm chỉ số đau, điểm chỉ số sức khỏe chung, điểm hiệu suất cơng
việc, điểm số về vấn đề tình dục và điểm số về các vấn đề khác. Điểm số càng
cao thì các triệu chứng càng tồi tệ, điểm cao hơn trên một phần nhất định
tương ứng với tác động lớn hơn của sonde niệu quản đối với sức khỏe cụ thể
đó. Có hai phiên bản USSQ, một phiên bản được dùng để đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh có sonde niệu quản 1 và/hoặc 4 tuần sau khi đặt,
một phiên bản được đánh giá sau khi người bệnh được loại bỏ sonde niệu
quản. Trong thập kỷ qua, USSQ đã được chứng minh là một cơng cụ hữu ích
trong việc kiểm tra các vấn đề liên quan đến sonde niệu quản và đã được dịch,

xác thực và xuất bản sang các ngôn ngữ khác nhau: Ý, Pháp, Hàn Quốc, Tây
Ban Nha, Ả Rập, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các ngôn ngữ khác18,28.
1.2.3. Các nghiên cứu về triệu chứng không mong muốn của người
bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde JJ.
Phạm Quang Vinh, Nguyễn Phú Việt nghiên cứu tại Khoa Tiết niệu,
Bệnh viện Quân y 103 từ 12 - 2012 đến 9 – 2013 với 50 người bệnh được yêu
cầu trả lời các câu hỏi đánh giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện và khám tại thời
điểm 4 tuần mang sonde và khi rút sonde JJ. Kết quả cho thấy triệu chứng rối
loạn tiểu tiện xuất hiện ở 100% người bệnh, mức độ nặng dần khi thời gian
mang sonde kéo dài. Tỷ lệ đái máu 80%, nhiễm khuẩn niệu 6%. 84% người
bệnh than phiền vì triệu chứng đau ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày4.
Trên thế giới có một số nghiên cứu điển hình về chất lượng cuộc sống của
người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde JJ.
Năm 2003, Joshi và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi USSQ.
Tổng cộng có 309 người bệnh được yêu cầu tham gia trong các giai đoạn
khác nhau của nghiên cứu. Qua 3 giai đoạn họ đã hoàn thiện bộ câu hỏi đề


16

cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của sức khỏe (6 phần và 38 mục) bị ảnh
hưởng bởi sonde niệu quản bao gồm các triệu chứng tiết niệu, đau, sức khỏe
nói chung, hiệu suất làm việc, vấn đề tình dục và các vấn đề khác. Kết quả
cho thấy các triệu chứng tiết niệu và đau ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và
sức khỏe nói chung là những vấn đề quan trọng liên quan đến sonde niệu
quản. Trong số các người bệnh, 78% báo cáo các triệu chứng tiết niệu khó
chịu bao gồm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu không tự chủ và tiểu máu.
Hơn 80% người bệnh trải qua cơn đau liên quan đến sonde niệu quản ảnh
hưởng đến các hoạt động hàng ngày, 32% báo cáo rối loạn chức năng tình
dục, 58% báo cáo giảm khả năng làm việc và tác động kinh tế tiêu cực. Các

nghiên cứu kiểm chứng cho thấy bảng câu hỏi là nhất quán nội bộ (Cronbach
'alpha> 0,7) với độ tin cậy kiểm tra lại tốt (hệ số Pearson> 0,84)18.
Kristina Karin Dötzer (2016) nghiên cứu 101 người bệnh có sonde niệu
quản đã hoàn thành USSQ phiên bản Đức cho thấy độ tin cậy của bộ câu hỏi
tốt (Cronbach's α = 0.72 - 0.88). Tất cả các lĩnh vực ngoại trừ chất lượng cuộc
sống chung (GQ) cho thấy độ nhạy thay đổi đáng kể với giá trị p <0,05. Phiên
bản tiếng Đức của USSQ đã chứng tỏ là một công cụ đáng tin cậy và mạnh
mẽ để đánh giá ảnh hưởng của sonde JJ niệu quản cho cả người bệnh nam và
nữ5.
Dan Leibovici (2005) nghiên cứu tại Israel cho kết quả như sau: khó
tiểu, tần suất tiểu tiện và khơng trì hỗn được báo cáo lần lượt là 40%, 50%
và 55% người bệnh. Đau sườn, tiểu máu hoặc sốt được báo cáo là 32%,
42%và 15% tương ứng. Trong số người bệnh mất ít nhất 2 ngày lao động
(45%) trong 14 ngày đầu tiên và 32% người bệnh không thể đi làm được vào
ngày thứ 30. Tổng cộng có 435 ngày lao động đã bị mất. Lo lắng và rối loạn
giấc ngủ được báo cáo 24% và 20%. Giảm ham muốn tình dục đã được báo
cáo 45%, và rối loạn chức năng tình dục bởi 42% nam giới và 86% nữ giới.
Loại bỏ sonde JJ bắt buộc ở 14 người bệnh (10,5%)7.


17

James E. Lingeman năm 2004 đã đánh giá tác động của thiết kế sonde
niệu quản đến sự thoải mái cho người bệnh. Kết quả cho thấy cơn đau nói
chung trở nên tồi tệ hơn từ lúc bắt đầu đến ngày thứ 4 và được cải thiện sau
nhiều ngày. Trung bình người bệnh sử dụng thuốc giảm đau cho tất cả các
loại sonde vào ngày thứ nhất sau khi đặt. Các triệu chứng phổ biến liên quan
đến sonde ở mức độ nhẹ hoặc trung bình bao gồm: đau sườn ở 47 người bệnh,
tiểu máu ở 39 người bệnh, khó tiểu ở 34 người bệnh, đi tiểu thường xuyên ở
30 người bệnh và bí tiểu ở 27 người bệnh, 6 người bệnh cần phải nhập viện29.

1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất và dân số xếp hàng thứ 4 trong cả
nước. Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh là Bệnh viện hạng II cơ cấu 720
giường bệnh trực thuộc Sở Y tế Nghệ An với 07 phòng chức năng, 21 khoa
lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tổng số gần 650 y, bác sĩ và điều dưỡng
viên. Trong đó có khoảng 1000 người bệnh tán sỏi niệu quản nội soi ngược
dịng có đặt sonde JJ mỗi năm (tương đương với khoảng 90 người
bệnh/tháng). Với số lượng người bệnh rất lớn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu
về người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde JJ nên
cơng tác điều trị còn rất nhiều hạn chế. Hiện tại cơng tác chăm sóc người
bệnh mới chỉ tập trung vào chăm sóc sức khỏe cho người bệnh trong thời gian
nằm viện chứ chưa quan tâm sâu sắc đến khoảng thời gian người bệnh ra
viện, chưa đánh giá được những tác động của sonde. Do đó người bệnh sau
tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde JJ có rất nghiều hạn chế
trong cuộc sống. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giúp người
bệnh đáp ứng, thích nghi với tình trạng bệnh thì phải có những can thiệp điều
dưỡng phù hợp với người bệnh. Do đó cần phải có những nghiên cứu, khảo
sát, đánh giá các triệu chứng không mong muốn của người bệnh sau tán sỏi
niệu quản nội soi ngược dịng có đặt sonde JJ và tìm hiểu các yếu tố liên
quan.


18

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng có
đặt sonde JJ điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thành phố
Vinh.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Người bệnh được điều trị bằng nội soi tán sỏi ngược dòng và đặt sonde JJ.
- Có khả năng đọc, viết và đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Điều trị liên tục đối với nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, triệu chứng
đường tiết niệu dưới, viêm tuyến tiền liệt mạn tính và hội chứng đau vùng
chậu mạn tính.
- Tiền sử điều trị đối với rối loạn tiểu tiện/ tiểu khơng tự chủ.
- Tắc nghẽn niệu đạo mạn tính.
- Biến chứng tán sỏi như: thủng niệu quản hoặc giải phóng sỏi khơng hồn
tồn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 12/2021 đến tháng 8/2022
- Địa điểm: Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Quần thể nghiên cứu là toàn bộ người bệnh được nội soi tán sỏi niệu quản
ngược dòng tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh từ tháng 12/2021 đến
tháng 8/2022.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
- Cỡ mẫu: Trong qua trình thu thập số liệu, thu được cỡ mẫu là 50 người
bệnh.


19

2.5. Các biến số nghiên cứu
TT

Biến số / chỉ


Định nghĩa

số

1

Tuổi

Được tính theo năm

2

Giới

Nam/nữ

Loại biến

Phương pháp
thu thập

Rời rạc

Phỏng vấn

Nhị phân

Phỏng vấn


Nghề nghiệp để duy trì và phát triển Danh mục

Phỏng vấn

Là một việc làm có tính
ổn định, đem lại thu nhập
3

cuộc sống cho người
bệnh
5

Nơi ở

Thành thị hoặc nông thôn
theo nơi bệnh nhân sống

Nhị phân

Phỏng vấn

Thứ hạng

Phỏng vấn

Thứ hạng

Phỏng vấn

Thứ hạng


Phỏng vấn

Là tình trạng người bệnh
7

Tiểu nhiều

thấy tăng số lần đi tiểu

lần

trong ngày so với trước
khi đặt sonde JJ
Là tình trạng người bệnh

8

Tiểu đêm

thấy tăng số lần đi tiểu
trong đêm so với trước
khi đặt sonde JJ
Là tình trạng người bệnh

9

Tiểu gấp

cảm giác đột ngột muốn

đi tiểu mà khơng có các
triệu chứng buồn tiểu


×