Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo phân tích cổ phiếu BHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.44 KB, 19 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 
Ngành: Cơng nghiệp rượu bia
Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội 
Mã cổ phiếu : 
Tên Doanh nghiệp:

BHN
CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội

Giá thị trường : 

62,800 đồng

1.Diễn biến cổ phiếu BHN
Đồ thị kỹ thuật

Nhóm ngành: Bia Rượu
KLCP đang niêm yết:231,800,000
KLCP đang lưu hành:231,800,000
Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):14,441.14
Tổ chức tư vấn niêm yết : Công ty Cổ phần
Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Đồ thị vẽ theo giá điều chỉnh đv KLg: 10,000cp
1 ngày | 1 tuần | 1 tháng | 3 tháng | 6 tháng
1 năm | 3 năm | tất cả
2.Quan điểm phân tích, điểm nhấn đầu tư
 Quan điểm lựa chọn mã cổ phiếu do cảm của bản thân em là một sinh viên thi
thoảng có sử dụng các sản phẩm bia rượu từ Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Hà Nội, em biết đến công ty BHN qua những lần sử dụng sản
phẩm bia, rượu và quyết định lựa chọn phân tích.
 Các sản phẩm Bia Rượu ở Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, và thị trường lớn so với


các nước trong khu vực, và Việt Nam cũng là một trong những nước tiêu thụ rượu
bia hàng đầu thế giới. 
Điểm nhấn đầu tư


 Trong q trình hoạt động cơng ty có rất nhiều những cải tiến về sản phẩm mẫu
mã, mở rộng thị trường, tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới, có chiến
lược kinh doanh hợp lý, hoạt động kinh doanh hàng năm vẫn đem về lợi nhuận lớn
cho các nhà đầu tư.
 Năm 2020, HABECO tự hào là doanh nghiệp xếp thứ 28/50 trong bảng xếp hạng
Forbes Việt Nam Top 50 thương hiệu dẫn đầu. Top 10 công ty uy tín ngành thực
phẩm - đồ uống Việt Nam. Đặc biệt, HABECO tiếp tục được Hội đồng Thương
hiệu Quốc gia công nhận là Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020. Đây là lần
thứ 5 liên tiếp HABECO được vinh dự góp mặt trong danh sách những thương
hiệu tiêu biểu nhận vinh dự này
3. Rủi ro đầu tư : 
 Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của habeco chủ yếu được nhập khẩu từ nước
ngồi và được thanh tốn bằng ngoại tệ. Trong khi đó, sản phẩm được tiêu thụ chủ
yếu tại thị trường nội địa và được thanh toán bằng tiền đồng, vì vậy xác suất sảy ra
rủi ro là rất cao. Do đó, khi tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi
phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của habeco,
nó sẽ làm phát sinh thêm chi phí của doanh nghiệp và khiến cho lợi nhuận của
doanh nghiệp bị giảm đi, và chi phí sản xuất tăng lên, điều đó đồng nghĩa với chi
phí sản xuất tăng lên và lượng cầu sẽ giảm xuống.
 Rủi ro về thị trường: một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro thị
trường chính là sự cạnh tranh của các hãng bia, rượu có thương hiệu, tiềm lực tài
chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm của nước ngồi, đặc biệt là khi Việt Nam
thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo cam kết khi gia nhập WTO và các Hiệp
định thương mại trong thời gian tới.
 Rủi ro lãi suất trong hoạt động sản xuất của BHN chủ yếu niên quan đến các

khoản vay ngắn hạn và các khoản gửi dài hạn.
 Rủi ro rào cản kỹ thuật và thương mại tại các thị trường xuất khẩu

4. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, tên giao dịch
HABECO (Hanoi Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation) là một doanh nghiệp


cổ phần có trụ sở ở Hà Nội, Việt Nam. Đây là công ty bia lớn thứ ba tại Việt Nam và là
chủ sở hữu của các thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Trúc Bạch. Nó thuộc quyền sở hữu và
thẩm quyền của Bộ Công Thương, Việt Nam và có quan hệ đối tác chiến lược với Tập
đồn Carlsberg,[1] công ty sở hữu hơn 10% cổ phần của công ty tính đến tháng 11 năm
2017. Habeco sản xuất 422,4 triệu lít bia và tiêu thụ 413,5 triệu lít trong năm 2018, tăng
4% và 2,3% so với năm 2016
Các giai đoạn hình thành và phát triển
Tiền thân của Tổng cơng ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy
bia Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890, là khởi đầu cho một dòng chảy nhỏ
bé cùng song hành với những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội. Ngày 15/8/1958,
trong khơng khí cả nước sơi sục chào mừng kỷ niệm 13 năm Cách mạng Tháng Tám
thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, bốn năm Thủ đơ hồn tồn
giải phóng; chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời trong niềm vui
xúc động lớn lao của cán bộ công nhân viên Nhà máy.
Một sản phẩm khẳng định quyền làm chủ của người lao động, phục vụ nhu cầu thiết yếu
của xã hội trong giai đoạn khôi phục và phát triển. Từ cột mốc này, Nhà máy bước vào
thời kỳ mới – thời kỳ khẳng định thương hiệu của ngành Cơng nghiệp nước ta nói chung
và ngành Đồ uống nói riêng, là niềm tự hào của Hà Nội và cả nước. Từ đó trở đi, ngày
15/8 hàng năm được chọn là Ngày truyền thống của Bia Hà Nội 
Những dòng sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu Habeco như Bia hơi Hà Nội, Bia
lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium… 
Những dòng sản phẩm rượu quen thuộc Habeco khách hàng thường xuyên xử dụng như

vodka Vina , vodka Lò Đúc,…..đã nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng về cả chất
lượng và phong cách, chinh phục những người sành bia rượu trong và ngoài nước.
Hệ thống phân phối : Thị trường chủ yếu từ tỉnh Quảng Trị trở ra Phía Bắc. Với hệ
thống gần 200 nhà phân phối thông qua 04 công ty thương mại, HABECO hiện đang giữ
vị trí thứ 03 về thị phần tại Việt Nam và số 1 tại thị trường bia Miền Bắc Là hãng sản
xuất bia thuần Việt duy nhất hiện nay, HABECO đặt mục tiêu sẽ phát triển thương hiệu
mang tính quốc gia, sản phẩm được biết đến rộng rãi trên tồn quốc. Với mục tiêu mở
rộng thị trường về phía Nam, bên cạnh việc tập trung giữ thị phần tại các thị trường
truyền thống Phía Bắc, từ năm 2020, HABECO đã bắt đầu tập trung phát triển thị trường
phía Nam với 16 nhà phân phối tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Lâm Đồng và các tỉnh
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… và bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan. Hiện
HABECO đã xuất khẩu, phân phối chủ yếu tại thị trường Châu Âu (Pháp, Anh, Áo,
Czech), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Úc…. thông qua hệ thống siêu thị và các nhà
hàng Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của HABECO là Bia chai Hà Nội Premium
330ml và Bia lon Hà Nội. Với lợi thế là sản phẩm mang tên gọi Hà Nội- thủ đô của Việt


Nam, các sản phẩm của HABECO dễ đi vào các nhà hàng Việt Nam tại nước ngồi. Vì
vậy, trong thời gian tới, HABECO có chiến lược tập trung phát triển xuất khẩu tại các thị
trường truyền thống cũng như tại các quốc gia có nhiều người Việt Nam để từng bước lan
tỏa thương hiệu bia Việt Nam ra thế giới
Cơ cấu cổ đông

35%

65%

BHN

sở hữu khác


Sơ đồ tổ chức công ty bia Hà nội

 
Ngành nghề kinh doanh chính
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng Công ty, ngành nghề kinh doanh
của Tổng
Công ty gồm:


Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
Sản xuất đồ uống khơng cồn, nước khống
Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
5.Phân tích nền kinh tế, ngành bia, rượu nước giải khát
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trong số 11 nước khu vực Đông Nam Á.
Lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam tăng trung bình 6,6%/năm trong suốt 6 năm qua (tồn
cầu tăng trưởng chỉ ở mức 0,2%). Đồng thời tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu Việt
Nam cũng thuộc hàng nhanh nhất Châu á, trong 2020 sẽ có khoảng 33 triệu người tiêu
dùng dưới 30 tuổi thuộc tầng lớp trung lưu và sẽ chi tiêu xấp xỉ 173 tỷ USD. Một thị
trường vừa lớn vừa có đà tăng trưởng, lại có sức mua mạnh như Việt Nam đã và đang là
mảnh đất béo bở cho các hãng bia khai thác.
theo báo cáo về thị trường bia Việt Nam năm 2018 , tổn sản lượng tiêu thụ bia của Việt
Nam là 4.2 tỉ lít và trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 43.3 lít bia. Việt Nam tiêu thụ
bia bình qn đầu người cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á, chỉ xếp sau Nhật
Bản và Trung Quốc. Mức tăng trưởng tiêu thụ bia hằng năm vào khoảng 4-5% .
năm
2019
thị
trường
bia

Việt
Nam
thuộc
về
bốn
ônglớn
là Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg dựa trên tổng sản lượng bán ra. Trong đó
Sabeco chiếm 41%, Heineken Vietnam chiếm 23%, Habeco chiếm 18%, Carlsberg
Vietnam chiếm 8%, còn lại là thuộc về các hãng bia khác 
5.1 thực trạng ngành bia rượu nước giải khát tại Việt Nam
Chỉ mới 1 năm trước, thị trường bia Việt Nam là một “mỏ vàng” không chỉ trong mắt
người Việt mà cả bạn bè quốc tế. Khơng ở mấy đâu trên thế giới, bạn có thể ngồi lề
đường thưởng thức 1 ly bia hơi mát mẻ xua tan khơng khí nóng bức, tám chuyện trên trời
dưới bể với bạn bè. Bia cũng được coi là đồ uống phổ thông nhất tại Việt nam. Theo cơ
quan nghiên cứu ngành bia Canadean, năm 2015, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam là 41
lít/người, chỉ sau Hàn Quốc và Nhật Bản tại Châu Á, với mức tăng trưởng kép hàng năm
trong 10 năm qua là 6,4% và 5 năm qua là 5,7% – số liệu giúp khơng ít doanh nghiệp
“hốt bạc”. Do vậy, luật Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 vừa
được ban hành ngày 01/01/2020 số có thể coi là một địn giáng nặng nề, có thể so sánh
với luật thuế thuốc lá những năm 2000.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2020, tỷ lệ khách tại các quán ăn giảm từ 30 – 50% so với
trung bình hàng năm. Sau quy định xử phạt được đánh giá là đủ sức răn đe đối với những
người uống rượu bia lái xe, nhiều quán xá rơi vào tình trạng vắng vẻ, người dân cũng có
xu hướng giảm uống bia rượu bên ngoài khiến các doanh nghiệp ngành bia rượu từ đây
cũng bị tác động không hề nhỏ.


Theo đó, cổ phiếu của hai ơng lớn ngành bia rượu Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Sài Gịn (Sabeco), Tổng Cơng ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà
Nội (Habeco) có những diễn biến tiêu cực. Cổ phiếu BHN của Habeco đã giảm 5 phiên

liên tiếp từ ngày 6.1. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (10.1), cổ phiếu BHN tiếp
tục bốc hơi 1 điểm, tương đương 1,3%, còn 74.000 đồng/cổ phiếu. Với 231 triệu cổ phiếu
đang giao dịch, cổ phiếu Habeco đã bốc hơi 1.000 tỉ sau 1 tuần.
Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) mất gần một nửa doanh
thu quý I/2020 so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo lợi nhuận giảm 55% tương đương 148
tỷ đồng. Đồng cảnh ngộ là Sabeco cũng khép lại 3 tháng đầu năm với doanh thu giảm
47%, ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý I/2016 đến nay.
Đây là rào cản không chỉ với thị trường nội địa mà cả với các doanh nghiệp bia rượu
nước ngồi đang có ý định đầu tư vào Việt Nam.
5.2 Tiềm năng ngành bia rượu nước giải khát Việt Nam
Các thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam (các nước ASEAN, Trung Quốc,…) đều là
thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm, đồ uống cao. Cùng với một loạt
các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thực phẩm, đồ uống Việt Nam phần lớn đã có
thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm tự do (khơng có thuế quan).
Được xem là chìa khố giúp tháo gỡ quy định 100 về về sức khoẻ và an toàn lái xe hiện
nay, bia không cồn hứa hẹn mở ra một tương lai đầy triển vọng cho ngành bia tại Việt
Nam. Điểm hấp dẫn là phân khúc này còn khá non trẻ. Số thương hiệu bia không cồn trên
thị trường Việt Nam cho đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Heineken 0.0, Sagota,
Steiger, Bavaria, Oettinger… và chỉ có duy nhất Sagota (thuộc cơng ty bia Sài Gịn Bình
Tây) đang được sản xuất trong nước. Vì vậy, đây hẳn sẽ là đất diễn cho nhiều thương
hiệu
biatrongtươnglai.
6. Phân tích mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp
6.1.Mảng Sản xuất, kinh doanh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn,: đây là
mảng hàng chủ lực trong hoạt động kinh doanh tiêu thụ của BHN
- Sản xuất,kinh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì.
- Dịch vụ đầu tư, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo,
xây, lắp đặt thiết bị và cơng trình chun ngành bia rượu nước giải khát.
- Tạo nguồn vốn đầu tư, cho vay vốn, đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết.
6.2. Mảng Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì,

nguyên vật liệu, các loại thương hiệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nướcgiải khát.


Việt Nam, có tới 60 – 70% nguyên liệu cho sản xuất bia phải nhập khẩu, trong đó có
malt. Theo thống kê của hiệp hôi Rượu – Bia – NGK Việt Nam,mỗi năm ngành Bia Việt
Nam phải nhập khẩu khoảng 120.000 đến 130.000 tấn malt với giá khoảng 400$/tấn. Như
vậy mỗi năm các công ty bia sẽ phải bỏ ra một khoản ngoại tệ khá lớn cho nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngồi. Đã có những dự án trồng tiểu mạch và đại mạch ở các tỉnh
miền núi phía Bắc( Tam Điệp, Phú Xuyên) nước ta với quy mô nhỏ nhưng chưa đem lại
hiệu quả do chưa nghiên cứu kĩ về thị trường, thổ nhưỡng và giống cho phù hợp. Ở Việt
Nam công ty TNHH Đường Man là một trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất malt
với công suất 40.000 tấn/năm, là một tín hiệu tốt cho ngành sản xuất nguyên liệu ở Việt
Nam.
Các thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam (các nước ASEAN, Trung Quốc,…) đều là
thị trường có tốc độ tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm, đồ uống cao. Cùng với một loạt
các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thực phẩm, đồ uống Việt Nam phần lớn đã có
thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm tự do (khơng có thuế quan).
Mảng Dịch vụ đầu tư, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết
kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và cơng trình chun ngành bia rượu nước
giải
khát.
Mảng Tạo nguồn vốn đầu tư, cho vay vốn, đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên
kết.
6.3.Các sản phẩm chính của BHN:
Hiện nay, HABECO cung cấp các sản phẩm bia như sau:









Bia Hà Nội Bold & Light
Bia Hà Nội Premium
Bia Hà Nội nhãn đỏ
Bia Hà Nội xanh
Bia hơi Hà Nội
Bia Trúc Bạch
Nước uống đóng chai uniaqua


Bia Hà Nội nhãn đỏ là sản phẩm mang dáng dấp và hương vị của quê hương. Từ lâu, loại
bia này đã đi vào lòng người tiêu dùng và là lựa chọn quen thuộc của người miền Bắc nói
chung và người Hà Nội nói riêng.
Bia hơi Hà Nội sở hữu hương vị tươi mát, không quá nặng như bia chai hoặc lon. Không
chỉ người Hà Nội mà những du khách từ các tỉnh khác hoặc các du khách nước ngoài khi
đến đây cũng đều muốn thử qua phong cách thưởng thức bia truyền thống này.
Đây cũng là một sản phẩm bia của HABECO được định vị vào phân khúc cao cấp. Trúc
Bạch đáp ứng được cả hình thức và chất lượng phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Nguồn nguyên liệu thượng hạng, quý hiếm như lúa mạch nhập khẩu tại Czech và Pháp,
hoa bia Saaz – thuộc dòng dõi hoa quý tộc của thế giới,… kết hợp với công nghệ lên men
tự nhiên hơn trăm năm đã tạo nên hương vị độc đáo riêng của Trúc Bạch.
VODKA HÀ NỘI Sản phẩm được lên men từ gạo Việt Nam cùng giống men thuần khiết
và công nghệ chưng cất tối ưu qua hệ thống 8 tháp hiện đại tạo nên sản phẩm tinh khiết
nhất.
VINA VODKA Vina Vodka là sản phẩm rượu Nếp cái hoa vàng cho hương vị nồng
đượm đặc trưng của vùng lúa nước Bắc Việt



RƯỢU LÚA MỚI Là dịng rượu mạnh, có độ rượu cao và được người tiêu dùng yêu
thích. Rượu Lúa Mới là thương hiệu sản phẩm của Halico đã có từ đầu những năm 1970
trong thói quen tiêu dùng của người Hà Nội.
 Nước uống đóng chai UniAqua của HABECO là một sản phẩm tốt đã đáp ứng được tất
cả những tiêu chí cần và đủ cho người tiêu dùng, đó là chất lượng cao và thật sự an toàn.
Tạo sự tin tưởng an tâm cho người dùng khi sử dụng sản phẩm.
Ngồi ra cịn rất nhiều sản phẩm khác phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
6.4.Đầu vào nguyên liệu để sản xuất rượu bia, nước uống
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là Malt, gạo, đường, hoa viên, cao hoa,
hoa thơm. Trong đó Malt được nhập khẩu từ Pháp, Úc, Đan Mạch… Hoa viên, cao
hoa, hoa thơm nhập khẩu từ CHLB Đức, CH Sec... Nguồn nguyên liệu được cung cấp
từ các bạn hàng truyền thống, có năng lực, uy tín, gắn bó với HABECO nhiều năm do
đó đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao và ổn định. Tỷ trọng chi phí nguyên
liệu chính chiếm cao trong giá thành, nguồn cung cấp chủ yếu từ nhập khẩu do vậy
giá nguyên vật liệu phụ thuộc vào tình hình thị trường quốc tế và tỷ giá ngoại tệ trong
nước, nên thường khơng ổn định và có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính trên thế giới vừa qua. Sự biến động về giá nguyên vật
liệu trong thời gian qua cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của Tổng Công ty. Các
nguyên vật liệu khác như gạo, đường... là nguyên vật liệu sẵn có trong nước và có ảnh
hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty
6.5.Dây chuyền sản xuất HABECO đầu tư nhà máy sản xuất cao cấp
Sản phẩm Bia Hà Nội được sản xuất trên dây chuyền và cơng nghệ của Cộng hịa
Liên bang Đức với dây chuyền đóng chai hồn tồn tự động, đảm bảo chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm
Hệ thống trang thiết bị sản xuất bia của HABECO ngày nay ln được hiện đại hóa,
hầu hết là tự động hóa ở tất cả các cơng đoạn: xử lý ngun liệu, nấu, lọc nước nha,
làm lạnh nhanh, lên men, lọc bia, chiết bia, thanh trùng, dán nhãn, xếp pallet… Công
nghệ và thiết bị ảnh hưởng nhiều tới kết quả cải tiến, tới quá trình nghiên cứu sản
phẩm, triển khai sản xuất, kiểm sốt q trình và chất lượng sản phẩm. Vì vậy đổi mới
cơng nghệ là vấn đề trọng tâm, được lãnh đạo doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Việc

đổi mới công nghệ thường xuyên đã đem lại hiệu quả cao:
Máy rửa chai khép kín, tự động đảm bảo chai sạch hồn hảo về mọi mặt: hố - lý - vi
sinh, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước.
+ Máy chiết bia chai với nguyên lý hút chân không đã nâng cao chất lượng bia, giảm
hao phí.


+ Máy thanh trùng tự động giúp cho quá trình vận hành đơn giản, dễ kiểm sốt và
điều
chỉnh các thơng tin đảm bảo chất lượng một cách tuyệt đối.
+ Hệ thống nhà nấu hồn tồn tự động, trong đó có thu hồi năng lượng và thu hồi
nước
ngưng rất hiệu quả. Tồn bộ các q trình được kiểm sốt và lưu dữ liệu bởi phần
mềm tiên tiến nhất hiện nay.
+ Hệ thống bồn lên men ngoài trời được điều khiển tự động bằng hệ thống vi tính đã
đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, giảm sự lao động nặng nhọc, tăng năng suất
lao động....
+ Hệ thống phòng thử nghiệm được trang bị các thiết bị hiện đại: máy phân tích sắc
ký,
máy phân tích bia tự động, máy quang phổ… giúp cho việc đảm bảo chất lượng sản
phẩm ở tất cả các công đoạn.
Xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư hệ thống lọc bia, nâng cao năng lực chiết rót,
đóng gói sản phẩm, bổ sung bồn chứa lên men… để tăng năng suất, hiệu suất của dây
chuyền. Cải tạo dây chuyền chiết bia để đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu của
thị trường và hệ thống kho chứa hàng để đảm bảo chất lượng hàng hoá lưu kho. Triển
khai Dự án đầu tư hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể tại Công ty TNHH MTV
Thương mại HABECO và triển khai bổ sung phân hệ quản lý sản xuất, quản lý chất
lượng trên hệ thống SAP ERP HABECO
Triển khai các thử nghiệm thay đổi bao bì, vật tư, nguyên vật liệu, hóa chất như nắp
lon, nhãn giấy, phơi nước, keo dán, keo khơ, hóa chất khử trùng... nhằm tối ưu hóa

định mức kinh tế kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp. Tổ chức ring test các chỉ tiêu chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật, cảm quan đối với
bia thành phẩm trong nội bộ và trong toàn hệ thống để nâng cao tay nghề KCS, căn
chỉnh thiết bị phân tích, năng lực kiểm sốt vi sinh vật tại chỗ cho các phịng thí
nghiệm tại cơng ty mẹ và các công ty con; đào tạo củng cố, nâng cao kiến thức cảm
quan… Nghiên cứu thử nghiệm nhiều sản phẩm mới phục vụ cho mục tiêu đa dạng
hóa sản phẩm: bia không cồn, cider vị hoa quả, bia hoa quả, nước tăng lực…. Hoàn
thành nâng cấp hệ thống ISO 22000 phiên bản 2005 lên 2018 trong toàn bộ hệ thống
6.6.Đầu ra:


Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao (trên 7% mỗi năm trong 5 năm gần đây)
đã cải thiện nhu nhập của người dân khiến nhu cầu đối với các loại thức uống đóng
hộp, nước giải khát ngày một tăng tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành bia, rượu,
nước giải khát. - Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ với 85% dưới độ tuổi 40, sẽ tạo
ra một thị trường lớn chịu ảnh hưởng của xu thế “Tây Âu hóa” lối sống củng cố xu
hướng tiêu thụ mạnh loại sản phẩm này. - Quy mô tiêu thụ còn nhỏ: Theo số liệu của
các doanh nghiệp, hiện tại mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2019 của Việt Nam
là 24 lít/người/năm, mức tiêu thụ này chỉ bằng ½ so với Hàn Quốc và bằng 1/6 - 1/7
so với Ireland, Đức, Séc… Tuy nhiên với thu nhập tăng lên của người dân cộng với sự
thay đổi về tập quán uống (chuyển từ uống rượu nấu sang uống bia) của người dân ở
nhiều vùng nông thôn
Thị trường tiêu thụ rộng mở, không chỉ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều
quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga... Vì thế sản lượng bia
các loại mang thương hiệu HABECO tiêu thụ đến 2017 đạt 199 triệu lít, hết năm 2018
ước đạt 245 triệu lít.Hệ thống kênh phân phối của Cơng ty bia Hà Nội khá phức tạp và
rộng rãi, có thể đáp ứng ngay lập tức mọi yêu cầu của khách hàng. Họ có thể trực tiếp
đến cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty để thưởng thức mà không cần qua tay
các đại lý hay những nhà bán lẻ khác, đây là một lợi thế nhằm tăng uy tín cũng như
quảng bá ngày càng rộng rãi hơn cho sản phẩm của công ty. Với một cấu trúc đầy đủ

như vậy công ty có thể phủ kín thị trường và đáp ứng nhu cầu đầy đủ, nhanh chóng
hơn. Mặc dù vậy cơng ty cần có đội ngũ quản lý thị trường có năng lực, nhiệt tinh thì
mới có thể quản lý được hệ thống này vận động theo mục tiêu thống nhất.
7.Kết quả hoạt động kinh doanh 
Doanh thu của tồn Cơng ty năm 2020 đạt 7514 tỷ đồng giảm 20,17% so với năm 2019 là
9,335,205,047,737 đồng . Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 đạt 769 tỷ tăng hơn so
với năm 2019 là 669 tỷ. Tổng tài sản là 7622 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019. Vốn
chủ sở hữu 5795 tỷ đồng, tăng 1.33% so với năm 2019. 
 
Doanh thu thuần trong giai đoạn 2015-2020 có xu hướng giảm từng năm , năm 2016 việc
giảm giá có tác dụng tốt khi tỷ suất LNST/DTT có sự tăng trưởng cho thấy sản lượng sản
phẩm bán ra là tốt hơn so với cùng kỳ năm liền trước .
Đầu năm 2020, thị trường bia rượu chịu tác động lớn bởi Nghị định 100 và đợt bùng phát
Covid-19 và Habeco cũng không ngoại lệ. Báo cáo của Tổng giám đốc cho thấy lợi
nhuận 4 tháng đầu năm của Habeco chỉ đạt gần 16 tỷ đồng, giảm đến 93% so với cùng kỳ
năm 2019. Các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách đều suy giảm, chỉ đạt từ 44 50% so với cùng kỳ và Nhiều đơn vị thành viên phải ngừng hoạt động, cắt giảm lao động,
tiền lương, dòng tiền bị ảnh hưởng lớn, tình hình tài chính mất cân đối…cơng bố tài liệu
họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 với mục tiêu doanh thu sản


phẩm chính đạt 5.391 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 255 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% và
59% so với kết quả năm trước. Đây là mức kế hoạch thấp kỷ lục mà Habeco đặt ra.
Trước đó, năm ngối, Habeco ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 7.514 tỷ đồng, giảm
20% so với 2019, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 24% lên 660 tỷ đồng.
Doanh thu thuần trong giai đoạn 2015-2020 có xu hướng chững lại qua từng năm , năm
2020 việc ảnh hưởng chung do tác động của suy thối kinh tế tồn cầu cũng tác động đến
lợi nhuận sau thuế của ngành ta.
Lợi nhuận sau thuế ngoại trừ giai đoạn 2017-2018 có sự giảm mạnh do cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt, giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào biến
động phức tạp… Việc thực hiện lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và các chính sách hạn

chế tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn giá xuất khẩu có xu hướng giảm ở hầu hết tất
cả các thị trường vì vậy lợi nhuận sau thuế của BHN năm 2017 đang là 658,050,830
(1000 đồng) xuống còn 484,322,728 ( 1000 đồng) đồng còn lại các giai đoạn sau đều có 
sự tăng trưởng ở lợi nhuận năm 2019 là 523,127,875 và kết thúc giai đoạn 2020 là
660,588,740 .Tuy nhiên cần xem xét các khía cạnh về mặt chi phí khi doanh nghiệp đang
không quản lý tốt nên mặc dù LNST tăng nhưng DTT giảm theo từng năm
ROA: các chỉ số về lợi nhuận sau thuế cho thấy việc sử dụng vốn để hoạt động kinh
doanh của DN đang hoạt động có hiệu quả khi có có sự tăng đáng kể trừ giai đoạn 20182020

Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
ROA
ROS: Đáng kể là năm 2017 2018 ROE xuống tới 13,4%
Biên lợi nhuận gộp chững lại khơng được cải thiện tích cực trong giai đoạn này đã không
giúp cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng tích cực tăng trong giai đoạn 20182020.mà cịn có sự suy giảm
Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp


Tỷ xuất lợi nhuận gộp%

.
Kết quả hoạt động inh doanh của Habeco trong năm 2021
cùng chung cảnh ảm đạm, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
(Habeco, mã BHN) cũng ghi nhận doanh thu giảm 38%, chỉ đạt 1.695 tỷ đồng. Sau
khi khấu trừ giá vốn, Habeco ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 440 tỷ đồng, giảm 45%, biên
lãi gộp giảm từ 29,5% xuống cịn 25,9%.
Doanh thu tài chính giảm nhẹ so với cùng kỳ, trong khi các chi phí tài chính và chi
phí bán hàng đều giảm đáng kế lần lượt 42% và 38%. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của
Habeco đạt 137 tỷ đồng, giảm gần 60% so với mức thực hiện năm trước.



Sau 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Habeco lần lượt đạt
5.006 tỷ đồng và 368 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 11% và giảm 25% so với cùng kỳ
năm ngoái. Cũng giống như Sabeco, đại dịch COVID-19 là nguyên nhân dẫn đến sự
sụt giảm mạnh trong kết quả kinh doanh của Habeco.
Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, đồ uống,
khách sạn, nhà hàng, du lịch, vận tải,... tiếp tục gánh chịu những tổn thất. "Tất cả
những khó khăn này sẽ trực tiếp tác động, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm
bia, rượu, nước giải khát", lãnh đạo Habeco đưa dự báo.
8.          PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 
8.1. Quy mơ tài sản 
Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của HABECO đạt 7.684 tỷ đồng, giảm nhẹ
1,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn là 4.500,7 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 58,57 % tổng tài sản, tài sản dài hạn là 3.183,3 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 41,43% tổng tài sản. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn đang ở mức hợp lý phù hợp với
đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của HABECO.
Tại thời điểm ngày 31/12/2020, tổng nợ phải trả của HABECO là hơn 1.948 tỷ đồng,
giảm 24,78% so với năm trước. Nợ ngắn hạn giảm 25,01% xuống còn 1.746 tỷ đồng,
nợ ngắn hạn giảm từ cơng tác hồn trích lập khoản phải trả và thanh tốn các khoản
nợ trong năm, trong khi đó, nợ dài hạn giảm 22,79 % xuống còn 202,36 tỷ đồng. Nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả, lên tới 89,61%. Các khoản phải
trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và giảm mạnh trong năm. Năm 2020,
HABECO đã tập trung thanh tốn cơng nợ với các nhà cung cấp. Phải trả người bán
ngắn hạn giảm 32,42% từ 807 tỷ xuống gần 546 tỷ đồng. Nợ dài hạn chỉ chiếm
10,39% trong cơ cấu nợ của HABECO. Trong đó, phải trả dài hạn khác giảm hơn
21% từ 126,5 tỷ xuống 99,67 tỷ do phải trả dài hạn từ nhận ký quỹ, ký cược giảm
tương ứng. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng giảm khoảng 24%. Do đó, nợ dài
hạn đã giảm gần 23%, tương ứng gần 60 tỷ đồng
Cơng ty kiểm sốt nợ phải thu và thực hiện việc theo dõi, quản lý trên hệ thống phần

mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện (ERP). Phần lớn các khách hàng thanh toán


đúng hạn, hàng hóa tồn kho 595 tỷ đồng giảm giảm 156 tỷ đồng so với đầu năm 2020
và tài sản ngắn hạn khác là 319 tỷ giảm 30tỷ đồng so với đầu năm 2020. Tổng nguồn
vốn tăng so với đầu năm là 713 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 1825 tỷ tăng 81 tỷ
đồng so với đầu năm 2020 và nguồn vốn chủ sở hữu là 5796 tỷ đồng tăng 713 tỷ đồng
so với đầu năm 2020 do lãi kinh doanh năm 2020 tăng.
Giai đoạn 2018-2020, là một giai đoạn phức tạp khi nhiều doanh nghiệp phải đối mặt
với một thị trường đầy biến động, và BHN cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng
diễn biến đầy phức tạp của thị trường thế giới, cũng như thị trường trong nước.
Về các chỉ tiêu hoạt động như vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản, cả 2
chỉ tiêu này đều ghi nhận mức giảm nhẹ so với cùng kỳ 2019, lần lượt đạt 8,86 và
0,96 do doanh thu của HABECO giảm so với cùng kỳ, dẫn tới giá vốn hàng bán được
ghi nhận cũng giảm theo đó. Về các chỉ tiêu sinh lời, cả 03 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu thuần của HABECO đều tăng mạnh, lần lượt đạt 12,02%; 8,49 % và 8,86
% ở mức cao so với trung bình ngành. Sự gia tăng của các chỉ số này chủ yếu đến từ
việc Lợi nhuận sau thuế của HABECO đã tăng mạnh về cuối năm
Kết quả đạt được : Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu đạt 309,9 triệu lít,
tăng 37,7% so với kế hoạch, trong đó: Tiêu thụ bia các loại đạt 307,8 triệu lít, tăng
37,9% so với kế hoạch. Tiêu thụ nước uống đóng chai UniAqua đạt 2,1 triệu lít, tăng
10,4% so với kế hoạch. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính (đã bao gồm thuế TTĐB)
đạt 5.893,8 tỷ đồng, tăng 39% so với kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty
mẹ đạt 708,8 tỷ đồng, tăng 126,4% so với kế hoạch và tăng 15,6% so với cùng kỳ
2019. Tổng lợi nhuận trước thuế trên báo cáo hợp nhất đạt hơn 767 tỷ đồng, tăng 16%
so với năm 2019. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 625,3 tỷ đồng, tăng
152,2% so với kế hoạch và tăng 24,6% so với cùng kỳ 2019. Tổng lợi nhuận sau thuế
trên báo cáo hợp nhất đạt hơn 660,6 tỷ đồng, tăng hơn 26% so với năm 2019
Báo cáo tài chính BHN( 2020)



 
Trước        Sau 

Quý 1-2020

Quý 2-2020

Quý 3-2020

Quý 4-2020

     I - TÀI SẢN
3,365,774,609,992
NGẮN HẠN

4,315,551,291,283

4,439,908,822,676

4,435,840,423,915

 1. Tiền và các
khoản
tương 426,691,923,456
đương tiền

1,334,094,261,183


1,030,758,433,797

786,170,499,341

 2. Các khoản
đầu tư tài chính 1,389,841,347,855
ngắn hạn

1,600,672,347,855

2,081,751,000,000

2,418,711,000,000

 3. Các khoản 448,687,305,919
phải thu ngắn hạn

411,808,902,371

446,967,541,724

315,908,016,715

 4. Hàng tồn kho 751,065,652,733

654,521,154,146

618,842,559,455

595,543,389,095


 5. Tài sản ngắn 349,488,380,029
hạn khác

314,454,625,728

261,589,287,700

319,507,518,764

     II - TÀI SẢN
3,462,163,848,973
DÀI HẠN

3,371,950,965,244

3,299,241,956,632

3,186,678,760,650

 1. Các khoản
phải thu dài hạn

10,000,000

10,000,000

10,000,000

 2. Tài sản cố 2,779,918,312,816

định

2,676,329,659,252

2,617,253,625,144

2,554,968,149,369

 3. Bất động sản 6,506,122,076
đầu tư

6,299,920,736

6,093,719,396

5,887,518,056

 4. Tài sản dở 54,493,347,687
dang dài hạn

72,915,901,614

64,522,317,379

47,359,180,340

 5. Đầu tư tài 280,901,117,313
chính dài hạn

277,552,959,693


278,556,407,245

265,878,913,800

 6. Tài sản dài 340,344,949,081
hạn khác

338,842,523,949

332,805,887,468

312,574,999,085

     Tổng cộng tài
6,827,938,458,965
sản

7,687,502,256,527

7,739,150,779,308

7,622,519,184,565

     I - NỢ PHẢI
1,744,773,871,493
TRẢ

2,398,555,100,279


2,121,540,199,361

1,825,571,564,369

 1. Nợ ngắn hạn 1,494,954,102,212

2,171,344,628,565

1,908,813,489,366

1,622,643,291,858

227,210,471,714

212,726,709,995

202,928,272,511

     II - VỐN CHỦ
5,083,164,587,472
SỞ HỮU

5,288,947,156,248

5,617,610,579,947

5,796,947,620,196

 I. Vốn chủ sở 5,081,234,749,497
hữu


5,287,084,145,337

5,615,814,396,100

5,795,218,263,413

 2. Nợ dài hạn

249,819,769,281

Tăng
trưởn
g


8.2.Doanh nghiệp đang dần thay đổi cơ cấu sang giảm tài sản ngắn hạn
Như trên bảng BCTC ta có thể nhận thấy Doanh nghiệp có xu hướng giảm sử dụng tài
sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản trong giai đoạn này.
Nguyên nhân do sự sụt giảm mạnh về tiền giai đoạn 2018-2020 lần lượt từ 3817 tỷ
đồng năm 2018 giảm xuống còn 3562 vào cuối năm 2019 tương đương với 93,3% 
3186 năm 2020 và đột ngột giảm xuống còn 2825 năm 2020 tương đương với
74,1% sau bốn năm
Sự sụt giảm Hàng tồn kho từ 2016 lần lượt là 33,11 % trong năm 2018 ; 54,9% và
35,4% cho 2 năm tiếp theo so với cùng kỳ trước đó.
Năm 2017, Hàng Tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có dấu hiệu suy giảm và
thay thế bằng Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2020 Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao nhất cơ cấu tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn giảm trong giai đoạn 2018 -2021 do thị trường tiêu thụ có những biến
động ảnh hưởng Doanh nghiệp không mở rộng thêm được nhà xưởng để sản xuất ,

máy
móc
thiết
bị
để
mở
rộng
sản
xuất
kinh
doanh

Tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm liên tiếp trong 4 năm 2016-2020 giảm cho thấy Doanh nghiệp
đã giảm được mức phụ thuộc vào Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tài chính, tuy
nhiên lại tăng lên ở 2020 . Đây là giai đoạn khó khăn mà Doanh nghiệp cần huy động
thêm nguồn tài trợ sau đại dịch Covid


9.       KẾT LUẬN 
Năm 2021 tiếp tục là năm nhiều thách thức đối với Habeco. Theo nhận định của Bộ Y
tế, cuộc chiến với Covid-19 không thể kết thúc trong 6 tháng đầu năm, thậm chí có
thể cả năm 2021. Nguồn cung vắc xin còn nhiều hạn chế, giải pháp chủ yếu để không
chế dịch bệnh đang được thực hiện là khoanh vùng, cách ly, giãn cách… sẽ tiếp tục
ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội, kéo theo sự suy giảm của nhiều ngành
nghề kinh tế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải… tiếp tục gánh chịu những tổn thất to
lớn trong năm Covid thứ 2, thu nhập của nhiều lao động giảm sút và khơng ổn định.
Tất cả những khó khăn này sẽ trực tiếp tác động, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm bia, rượu, nước giải khát
Với HABECO do đặc thù là sản xuất bia rượu đồ uống và thương mại nên kết quả sản

xuất kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng, chi phối trực tiếp bởi các yếu tố trên.

Về ngành hàng: trên cơ sở nhận định, cũng như đánh giá thị trường, Công ty đã có
những chuyển hướng đối với ngành hàng có tình hình kinh doanh khó khăn để chuyển
sang ngành hàng có tiềm năng hơn. 
Về thị trường: khách hàng và thị trường đang là lợi thế của Cơng ty do có lích sử
phát triển và ra đời từ rất sớm lên các sản phẩm của HABECO được khách hàng rất
tin tưởng ủng hộ. Và trong thời gian qua HABECO đã tập trung mở rộng các thị
trường Canada, Hàn Quốc và thâm nhập vào chuỗi siêu thị tại Úc và Anh, Nhật.
Về cơ cấu tổ chức công ty: Công ty đã tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp hợp
lý, thực hiện đổi mới phát triển doanh nghiệp, giao quyền chủ động cho các đơn vị
làm cho bộ máy vừa gọn nhẹ, vừa linh hoạt. Trong năm đã tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại
doanh nghiệp hợp lý, triển khai các giải pháp tái cơ cấu các ngành hàng, dừng và
chấm dứt kinh doanh ngành hàng không hiệu quả.
Dựa trên những phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài
chính đã phân tích ở trên em có một số dự báo như sau:




Doanh thu thuần năm 2021 sẽ được cải thiện khi các sản phẩm tiêu thụ ổn định và
chờ đợi vào đợt hồi phục kinh tế sau giãn cách Covid  tại Việt Nam 



Giá vốn hàng bán cũng sẽ giảm do kỳ vọng các doanh nghiệp nước ngồi đang
trong tình trạng khó khăn sẽ bán với giá thấp để thu hồi vốn hoạt động




Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng sẽ tăng cao nhờ việc duy trì đà tăng trong giai đoạn
2018- 2020 kết hợp với việc chi phí nguyên vật liệu sẽ được giảm bớt sau giãn
cách Covid đem lại dòng thu nhập cao hơn trong hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp

Diễn biến giá cổ phiếu NVT 

 
Tài liệu tham khảo
BCTC BHN 2016,2017,2018,2019,2020,2021
BCTN BHN 2016,2017,2018,2019,2020,2021
Bản cáo bạch BHN 2017
Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam (cafef.vn)



×