Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Skkn hướng dẫn học sinh lớp 9 làm phần đọc hiểu trong bài thi môn ngữ văn vào lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.89 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT N ĐỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 LÀM PHẦN ĐỌC - HIỂU
TRONG BÀI THI MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10

Người thực hiện: Phùng Chung Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Giang
SKKN thuộc lĩnh vực mơn: Ngữ văn

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

1

I. Lí do chọn đề tài

1



II. Mục đích nghiên cứu

1

III. Đối tượng nghiên cứu

2

IV. Phương pháp nghiên cứu

2

NỘI DUNG

2

I. Cơ sở lí luận của vấn đề

2

II. Thực trạng của vấn đề

3

III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

4

1. Xác định cấu trúc phần đọc - hiểu


4

2. Xác định các dạng câu hỏi của phần đọc - hiểu

6

3. Hệ thống, củng cố kiến thức phần đọc - hiểu

7

4. Hướng dẫn cách làm một số dạng câu hỏi đọc - hiểu

10

4.1. Các kĩ năng chung

10

4.2. Kĩ năng làm một số dạng câu hỏi đọc - hiểu

10

4.2.1. Câu hỏi về phương thức biểu đạt

10

4.2.2. Câu hỏi về thể thơ

11


4.2.3. Câu hỏi khái quát nội dung/ xác định câu chủ đề/ đặt nhan đề

11

4.2.4. Câu hỏi nêu nêu ý nghĩa của một hình ảnh, chi tiết, từ ngữ

13

4.2.5. Câu hỏi về biện pháp tu từ

14

4.2.6. Câu hỏi đưa ra cách hiểu/ suy nghĩ

15

4.2.7. Câu hỏi giải thích ý kiến của tác giả (Vì sao? Tại sao?)

16

4.2.8. Câu hỏi đồng tình hay khơng đồng tình với một ý kiến/quan điểm

17

4.2.9. Câu hỏi rút ra bài học/ thông điệp

17

5. Kiểm tra kiến thức HS thông qua luyện tập và thử sức với các đề thi


18

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

19

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

skkn


MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Mùa thi đã gần kề, hàng triệu học sinh cuối cấp đang ráo riết chuẩn bị
cho lần “vượt vũ mơn” của mình. Đối với học sinh lớp 9, kỳ thi tuyển sinh
vào lớp 10 được đánh giá là bước ngoặt cuộc đời. Bởi đây là kỳ thi có tính
quyết định đến việc lựa chọn môi trường học tập mới, tự lập hơn trong 3 năm
tới và định hướng cho tương lai sau này của các em. Do đó học sinh phải có
sự chuẩn bị thật chu đáo và kĩ lưỡng cho lần “vượt vũ mơn” này.
Xét về kiến thức thì đây là kì thi khơng địi hỏi mức độ khó như những
kì thi học sinh giỏi nhưng lại có tính chất cạnh tranh cao và là nấc thang đầu
đời ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của bản thân học sinh. Thế nhưng thực
tế cho thấy, từ lớp 1 đến lớp 9 các em chưa lần nào trải qua kì thi như thế này,
do đó các em chưa có kinh nghiệm và chưa ý thức nhiều về sự cạnh tranh khi
các bạn của mình sẽ là “đối thủ” trực tiếp. Thành công của học tập chỉ dành
cho những em chịu khó, có ý thức học tập, được sự kèm cặp và định hướng

của gia đình và nhà trường.
Đặc biệt đối với các em có học lực trung bình thì đây là kì thi căng
thẳng và áp lực. Bởi dung lượng kiến thức các môn thi rất nhiều, thời gian ơn
lại gấp rút nên khó có thể nắm hết được khối lượng kiến thức đó. Vì vậy vấn
đề đặt ra ở đây là làm thế nào để học sinh có thể làm tốt bài thi vào 10?
Thêm váo đó, trong những năm gần đây, bài thi vào lớp 10 mơn Ngữ
văn ở tỉnh Thanh Hóa đã có sự đổi mới về cấu trúc đề thi. Một đề thi sẽ gồm
có hai phần: Đọc - hiểu và Tạo lập văn bản. Trong hai phần này thì đọc - hiểu
là phần đòi hỏi mức độ kiến thức cũng như kĩ năng làm bài của học sinh nhẹ
nhàng hơn, dễ lấy điểm hơn so với phần Tạo lập văn bản. Vì vậy, để tránh
điểm liệt, tránh mất điểm trong bài thi giáo viên cũng đã tập trung hướng dẫn
học sinh học phần này. Tuy nhiên qua những năm ôn thi, bản thân tôi thấy để
giúp học sinh làm tốt phần đọc - hiểu cũng có những khó khăn nhất định. Đó
là dung lượng kiến thức nhiều dàn trải từ lớp 6 đến lớp 9. Câu hỏi đọc - hiểu
là một kiểu dạng khá mới mẻ, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng
trong chương trình Ngữ văn, học sinh không được hướng dẫn bài bản như
những nội dung kiến thức khác. Tất cả đều trông chờ vào sự hướng dẫn của
thầy cô, thiếu đi phần nào sự chủ động trong học tập.
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tơi ln trăn trở tìm ra cho mình
hướng đi hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm làm bài thi
vào lớp 10 môn Ngữ văn nói chung và phần đọc - hiểu nói riêng. Với những
kinh nghiệm có được, tơi xin mạnh trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Hướng
dẫn học sinh lớp 9 làm phần Đọc - hiểu trong bài thi môn Ngữ văn vào lớp
10” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
II. Mục đích nghiên cứu
Đối với học sinh: Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, phương
pháp làm phần Đọc – hiểu trong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10, từ đó làm nền
tảng cho các kì thi những năm học tiếp theo ở cấp THPT.

skkn



Đối với giáo viên: Tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm trong dạy
học, nâng cao trình độ chun mơn. Có những kĩ năng, phương pháp phù hợp
cho từng đơn vị kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Về kiến thức: Phần Đọc - hiểu trong bài thi vào lớp 10 môn Ngữ văn.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 9A Trường THCS Yên Giang – Yên
Định – Thanh Hóa năm học 2021 - 2022.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu lí thuyết mơn học với
nhiều mức độ khác nhau để làm cơ sở đi đến thực hành.
- Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập các thơng tin trong q
trình đúc rút kinh nghiệm. Có thể quan sát thơng qua việc dự giờ đồng nghiệp,
quá trình học tập của học sinh, tự kiểm nghiệm của bản thân. Việc quan sát có
thể diễn ra trong suốt một quá trình.
- Phương pháp so sánh: Phân loại, đối chiếu kết quả trước và sau khi áp
dụng những kinh nghiệm vừa tìm tịi đối với học sinh.
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: bằng cách nêu vấn đề rồi
đi phân tích, sau đó thống kê và tổng hợp lại vấn đề một cách khái quát nhất.
- Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong q
trình tổ chức dạy học giữa giáo viên và học sinh như: phát hiện và giải quyết
vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp, đàm thoại….

NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Văn chương là nghệ thuật của cái đẹp, dùng ngôn từ làm chất liệu để
xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Dạy học văn phải
hướng học sinh đến khả năng giải mã những tín hiệu thẩm mĩ, phát hiện
thơng điệp mà tác giả gửi qua tác phẩm bằng chính năng lực của bản thân.

Trong rất nhiều cách để chiếm, lĩnh truy tìm, giải mã ý nghĩa của văn
chương thì đọc - hiểu được coi là hoạt động đầu tiên và cơ bản nhất. Trong
đó đọc là hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ
viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Còn
hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao quát hết nội dung
và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì?
Như thế nào? Làm thế nào?
Đọc - hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân
tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư
duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương đọc - hiểu là phải thấy

skkn


được: Nội dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ
chức và xây dựng; ý đồ, mục đích. Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm
trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ
được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản, hình tượng nghệ
thuật…
Như vậy, đọc - hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của
văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc- hiểu là tiếp xúc với
văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật,
thơng hiểu các thơng điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân
của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học
sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề
đọc - hiểu văn bản ngày càng được quan tâm.
Như vậy ta thấy, đọc - hiểu có vai trị quan trọng, là năng lực then chốt
giúp học sinh thành công trong cuộc sống và trong học tập, tạo ra nền tảng

cho các em khám phá những chân trời tri thức rộng lớn. Chỉ khi có kĩ năng
đọc, học sinh mới có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của văn bản và dự đoán
được những điều sẽ xảy ra tiếp theo.
Do đó, từ năm 2014 Bộ GD&ĐT đưa phần đọc - hiểu vào đề thi môn
Ngữ văn để đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực đọc - hiểu của học sinh. Việc
làm này có tác động tích cực đến q trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản
đọc - hiểu của các em.
II. Thực trạng của vấn đề
Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản ở học sinh, tuyển
sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chính thức
đưa câu hỏi đọc - hiểu vào đề thi môn Ngữ văn. Tuy nhiên điều này đã khiến
cho giáo viên và học sinh tỏ ra lúng túng, bỡ ngỡ. Bởi vì khơng có nhiều
tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo, chưa được cụ thể
hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn. Hơn
nữa kiến thức đọc - hiểu khá rộng, là phần tích hợp khối lượng
kiến thức nằm rải rác trong chương trình Ngữ văn THCS ở cả
ba phân môn Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn. Bên cạnh đó
câu hỏi trong phần đọc - hiểu, phạm vi ngữ liệu đọc - hiểu rất
phong phú và đa dạng, chủ yếu nằm ngồi chương trình. Tất cả
điều này đã gây khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và
làm đề đọc - hiểu, ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học
sinh.
Cùng với yếu tố khách quan ở trên thì yếu tố chủ quan từ bản thân giáo
viên và học sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế trong quá trình dạy học phần đọc - hiểu. Trong quá trình giảng dạy và trao
đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bản thân tơi thấy có nhiều giáo viên chỉ chú
trọng đến việc đọc - hiểu các văn bản trong chương trình mà chưa thật sự chú
trọng đến việc rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu các văn bản ngồi chương trình

skkn



cho học sinh. Cịn khơng ít giáo viên chưa triển khai dạy đọc - hiểu theo chiến
lược bài bản mà tùy hứng, qua loa... Đôi khi việc hướng dẫn học sinh làm đề
đọc - hiểu cịn mang tính áp đặt, chưa phát huy được khả năng tư duy, sáng
tạo, tích cực của học sinh, làm mất đi phần nào hứng thú, ham thích của học
sinh trong q trình học.
Cịn về phía học sinh có nhiều em vẫn tồn tại thái độ học tập thụ động,
lười suy nghĩ, ngại tiếp cận cái mới, quen làm theo những cơng thức khn
mẫu có sẵn, thích được gợi ý và định hướng. Chính vì điều này đã hạn chế
khả năng cảm nhận, thấu hiểu, tưởng tượng và tuy duy của học sinh, hình
thành nên thói quen máy móc trong q trình học tập. Cịn có một thực trạng
đang tồn tại nữa là vốn kiến thức về tác phẩm ngồi chương trình của học sinh
cịn mỏng nên khi tiếp cận với những ngữ liệu mới mẻ là các em thường lúng
túng, hoang mang, thiếu kĩ năng xử lí trước những ngữ liệu mới.
Tất cả những thực trạng trên đã ảnh hưởng đến kết quả làm bài đọc hiểu cho học sinh trong nhà trường. Tôi đã thống kê kết quả khảo sát phần
đọc - hiểu đầu năm của học sinh lớp 9A trong năm học 2021- 2022 như sau:
Lớp

Sĩ số

9A

42

3 điểm
(Điểm tối đa)
0HS

Điểm từ 2 2,5

10HS

Điểm từ 1 1,5
27HS

Điểm từ 0 0,5
5HS

III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Xác định cấu trúc phần đọc – hiểu
Trong đề thi môn Ngữ văn vào 10, phần đọc - hiểu có cấu trúc gồm
hai phần: văn bản đọc - hiểu (hay còn gọi là ngữ liệu) và hệ thống câu hỏi đi
kèm phía dưới ngữ liệu.
1.1. Ngữ liệu đọc hiểu
Một điều chúng ta dễ dàng nhận thấy các ngữ liệu trong phần đọc - hiểu
của bài thi Ngữ văn vào lớp 10 thường là một đoạn trích, một văn bản ngắn có
thể thuộc bất cứ kiểu loại văn bản mà học sinh đã được học trong chương
trình và hầu hết khơng nằm trong các văn bản ở sách giáo khoa, hoàn toàn
mới lạ được lấy từ nhiều nguồn như các tài liệu tham khảo dành cho học sinh
của các tác giả nổi tiếng, các bài báo hay các cơng trình nghiên cứu có ý
nghĩa, các câu chuyện trích trong Quà tặng cuộc sống... Tuy nhiên những ngữ
liệu này sẽ phù hợp với năng lực của học sinh.
Ngữ liệu phần đọc - hiểu thường thuộc các phong cách ngôn ngữ khác
nhau như: văn chương (một đoạn thơ, truyện ngắn...), báo chí (một trích đoạn,
một bài báo trên các phương tiện truyền thông), khoa học (công trình nghiên
cứu được cơng bố, đăng trên tạp chí khoa học), chính luận (bàn về chính trị xã
hội, những vấn đề bức thiết trong cuộc sống hàng ngày) …

skkn



Nội dung ngữ liệu rất đa dạng, phong phú, đó là những nội dung hướng
học sinh đến những vấn đề liên quan đến sự hình thành, hồn thiện nhân cách,
đạo đức, lối sống đẹp cho học sinh. Đó có thể là vấn đề đặt ra mang tính thời
sự (mơi trường sống, những hiện tượng bức thiết hoặc gần gũi diễn ra trong
đời sống của con người), hoặc những vấn đề liên quan đến những chuẩn mực
đạo đức xã hội, những kĩ năng sống (lịng u thương con người, tình u q
hương đất nước, lịng biết ơn cha mẹ, tình mẫu tử, tình thầy trị, lịng bao
dung nhân ái), sống cống hiến tự lập, tự tin, nghị lực, khát vọng...
1.2. Câu hỏi đọc - hiểu
Thông thường trong phần đọc - hiểu sẽ có 4 câu hỏi (tổng là 3 điểm)
gồm ba mức độ từ thấp đến cao: nhận biết - thông hiểu - vận dụng. Do đó số
điểm cho từng câu sẽ tùy thuộc vào mức độ kiến thức của câu hỏi đề ra.
Phần kiến thức của đề đọc - hiểu ở ba mức độ thường sẽ đề ra những
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trình bày như sau:
- Mức độ nhận biết: Câu hỏi thường đề cập đến các vấn đề sau: xác
định phương thức biểu đạt, thể thơ, chỉ ra các biện pháp tu từ, xác định thành
phần biệt lập, khởi ngữ, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, nghĩa gốc
nghĩa chuyển… Mục đích của mức độ này là kiểm tra, đánh giá kiến thức
Tiếng Việt, kiến thức Tập làm văn, kiến thức về đặc điểm tổ chức của văn bản
ngôn từ đối với học sinh ở mức độ nhận diện. Yêu cầu của mức độ này là chỉ
ra và gọi tên chính xác các đối tượng theo những yêu cầu câu hỏi đọc - hiểu.
- Mức độ thông hiểu: Nêu chủ đề hoặc nội dung chính của ngữ liệu, đặt
nhan đề cho ngữ liệu, tác dụng của biện pháp tu từ, nêu ý nghĩa của chi tiết,
hình ảnh ... có trong văn bản. Mục đích của mức độ này là kiểm tra đánh giá
khả năng huy động, tổng hợp các kiến thức để nắm bắt đúng thông tin, nội
dung, đặc sắc nghệ thuật của ngữ liệu. Yêu cầu trả lời các câu hỏi ngắn gọn,
đúng trọng tâm.
- Mức độ vận dụng: Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dịng nêu và
bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của học sinh về những bài học, bức thông điệp mà

tác giả gửi đến bạn đọc qua phần ngữ liệu... Mục đích là kiểm tra đánh giá
khả năng chủ động tạo nên mối liên kết giữa văn bản đọc - hiểu với cuộc đời
rộng lớn. Vận dụng những điều thu nhận được từ văn bản vào việc điều chỉnh
quan niệm, nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân. Yêu cầu học sinh liên hệ
và bày tỏ quan điểm cá nhân ở mức độ chung nhất.
Xác định được các mức độ trong đề đọc - hiểu để học sinh chủ động về
kiến thức, điều chỉnh thời gian, cách trình bày đối với từng câu hỏi sao cho
đạt hiệu quả.
Ví dụ (Ngữ liệu 1): Đề thi mơn Ngữ văn vào lớp 10 của Sở GD&ĐT
Thanh Hóa năm học 2021 - 2022, phần đọc - hiểu như sau:
Đọc đoạn trích:
Tình u thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình u thương
chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản

skkn


thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một
trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng
trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giả cõi đời. Tuy nhiên, u thương
khơng được bày tỏ thì khơng bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (…)
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng
ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn
lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với
ai đó rằng bạn rất yêu q họ!
(Trích Cho đi là cịn mãi, Azim Jamal
& Harvey MeKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có tình u thương chân thật thường nghĩ gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:
Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi
chúng ta.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: u thương khơng
được bày tỏ thì khơng bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao?
Với đề trên ta thấy phần ngữ liệu chính là phần chữ in nghiêng; hệ
thống câu hỏi được đặt ở phía dưới ngữ liệu. Gồm có 4 câu hỏi, trong đó câu
1 và câu 2 ở mức độ nhận biết, câu 3 là mức độ thông hiểu và câu 4 là mức độ
vận dụng.
2. Xác định các dạng câu hỏi của phần đọc - hiểu
Vì kiến thức của phần đọc - hiểu là kiến thức tổng hợp, dàn trải từ lớp
6 cho đến lớp 9 bao gồm cả 3 phân môn Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn
nên để học sinh chủ động nội dung kiến thức cần phải có và làm quen với
các dạng câu hỏi thì trong q trình dạy tơi thường xác định cho học sinh
một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề đọc - hiểu. Cụ thể như sau:
2.1. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt
- Câu hỏi về biện pháp tu từ
- Câu hỏi về phương châm hội thoại
- Câu hỏi về nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa
- Câu hỏi về thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập
- Câu hỏi về nghĩa tường minh và hàm ý
2.2. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Tập làm văn
- Câu hỏi về phương thức biểu đạt
- Câu hỏi về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Câu hỏi về các phép liên kết
- Câu hỏi về chủ đề trong văn bản
- Câu hỏi về cách trình bày đoạn văn
2.3. Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Văn bản

skkn



- Câu hỏi về thể thơ
- Câu hỏi về nội dung chính của văn bản
- Câu hỏi đặt nhan đề cho văn bản
- Câu hỏi nêu ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh
2.4. Dạng câu hỏi trình bày suy nghĩ, quan điểm
Đây là dạng câu hỏi có sự phân hóa rõ nhất và mức độ kiến thức khó
nhất, địi hỏi học sinh phải vận dụng sự hiểu biết thực tế cuộc sống, sự tư duy
để đưa ra câu trả lời. Gồm những câu hỏi sau:
- Câu hỏi đưa ra cách hiểu/ suy nghĩ
- Câu hỏi giải thích ý kiến của tác giả (Vì sao? Tại sao?)
- Câu hỏi đồng tình hay khơng đồng tình với một ý kiến/ quan điểm
- Câu hỏi rút ra bài học/ thơng điệp
Ví dụ (Ngữ liệu 2): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tơi nhìn thấy một con kiến đang tha
chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi
măng. Nó dừng lại giây lát. Tơi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ
một mình bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua
vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá.
Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể học lồi
kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại khó khăn của ngày hôm nay thành hành
trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Với ngữ liệu này, có thể ra dạng câu hỏi trình bày suy nghĩ, quan điểm
như sau

Câu 1. Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình khơng thể học lồi kiến
nhỏ bé kia, biến những trở ngại khó khăn của ngày hơm nay thành hành trang
quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?
Câu 2. Bài học tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?
3. Hệ thống, củng cố kiến thức phần đọc - hiểu
Kiến thức phần đọc - hiểu sẽ gồm 2 phần đó là kiến thức Ngữ văn và
kiến thức xã hội (vốn hiểu biết về cuộc sống của học sinh). Riêng kiến thức
Ngữ văn, là kiến thức tổng hợp từ lớp 6 đến lớp 9, vì vậy để học sinh làm tốt
tôi sẽ hệ thống, củng cố lại kiến thức cho các em. Tuy nhiên do giới hạn về
dung lượng của đề tài nên tơi xin nêu tóm tắt như sau:
3.1. Các phương thức biểu đạt
Từ lớp 6 đến lớp 9, học sinh đã được học 6 phương thức biểu đạt, bao
gồm: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính cơng vụ.

skkn


Mỗi phương thức biểu đạt sẽ có đặc điểm và mục đích khác nhau. Điều đó
được thể hiện ở sơ đồ tư duy sau:

3.2. Các thể thơ
Trong chương trình Ngữ văn các em đã được học rất nhiều thể thơ.
Mỗi thể thơ có những đặc điểm khác nhau như sau:
Thể thơ
Đặc điểm
Lục bát
Một cặp câu thơ: câu trên 6 tiếng và câu dưới 8 tiếng
Song thất lục bát
Hai câu 7 tiếng, một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng
Thất ngôn tứ tuyệt Một bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng

Thất ngôn bát cú
Mỗt bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
Thơ 5 chữ
Mỗi câu thơ có 5 tiếng, không quy định về số câu và
thanh điệu
Thơ 7 chữ
Mỗi câu thơ có 7 tiếng, khơng quy định về số câu và
thanh điệu
Thơ 8 chữ
Mỗi câu thơ có 8 tiếng, không quy định về số câu và
thanh điệu
Thơ tự do
Số tiếng trong mỗi câu thơ không đều nhau
Thơ văn xi
Khơng có vần, đọc như văn xi
3.3. Các biện pháp tu từ
Đây là phần kiến thức khá là khó và thường xuất hiện trong phần đọc hiểu, do đó tôi dành khá nhiều thời gian để củng cố cho các em. Gồm có các
biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hốn dụ, nói q, nói giảm nói tránh,
điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê. Ngồi ra cịn có các biện pháp tu từ được học
trong các văn bản như tương phản, tăng tiến, đảo ngữ, đối, câu hỏi tu từ. Mỗi
biện pháp đều có dấu hiệu nhận biết và hiệu quả diễn đạt khác nhau. Sau đây
là đặc điểm của các biện pháp tu từ trọng tâm:

skkn


3.4. Kiến thức phần Tiếng Việt và Tập làm văn lớp 9
- Các phương châm hội thoại

- Các thành phần biệt lập:

Các thành phần biệt
lập

Thành
phần tình
thái

Thành
phần cảm
thán

Thành
phần gọi
- đáp

skkn

Thành
phần phụ
chú


- Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Ngoài ra lớp 9 cịn có các nội dung kiến thức như: Sự phát triển từ
vựng, Khởi ngữ, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, Thành phần biệt
lập, Nghĩa tường minh và hàm ý…
3.5. Một số kiến thức khác về đoạn văn, văn bản
- Chủ đề của văn bản
- Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề

- Các cách trình bày nội dung của đoạn văn: song hành, diễn dịch, quy
nạp, tổng - phân - hợp…
4. Hướng dẫn cách làm một số dạng câu hỏi đọc - hiểu
4.1. Các kĩ năng chung
* Kĩ năng đọc:
Có rất nhiều cách đọc khác nhau, thông thường học sinh sẽ đọc một
lượt từ trên xuống dưới tức đọc ngữ liệu rồi đến hệ thống câu hỏi.
Tuy nhiên ngồi cách đọc đó ra tơi cịn hướng dẫn học sinh cách đọc
khác để tiết kiệm được thời gian, tránh việc đọc đi đọc lại nhiều lần như sau:
- Đọc nhan đề (nếu có) và phần chú thích nguồn ở phía dưới văn bản.
- Đọc nhanh các câu hỏi phía dưới
- Đọc/ gạch chân/ ghi chú phần nội dung của ngữ liệu
Với cách đọc ngược như vậy thì trong q trình đọc ngữ liệu sẽ có
những câu hỏi học sinh đã tìm được đáp án ln.
Chẳng hạn ở Ngữ liệu 1 phía trên với câu hỏi số 2 thì học sinh sẽ tìm
được đáp án ln trong q trình đọc ngữ liệu. (Câu 2. Theo đoạn trích,

skkn


người có tình u thương chân thật thường nghĩ gì? =>Người có tình u
thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là
của bản thân mình.)
* Kĩ năng trả lời
- Nên trình bày các câu theo thứ tự từ câu 1 đến câu 4. Những câu chưa
biết làm thì nên bỏ cách dịng (từ 3 đến 5 dòng tùy thuộc vào nội dung của
câu hỏi) rồi hoàn thiện sau (để tránh việc giáo viên chấm bị nhầm lẫn giữa câu
này với câu khác hoặc bỏ sót)
- Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời
nên chính xác đầy đủ, ngắn gọn, trình bày khoa học.

- Khơng cần mở bài và kết bài, khơng nên gạch đầu dịng, khơng nên
trả lời trống không, cụt lủn mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành các câu văn
hoàn chỉnh hoặc đoạn văn nhỏ khoảng 3 đến 5 dòng.
Lưu ý: Bài viết trình bày ngắn gọn khoảng trên một mặt tờ giấy thi.
Thời gian làm bài khoảng từ 20 đến 25 phút.
4.2. Kĩ năng làm một số dạng câu hỏi đọc – hiểu
Phần này tôi chỉ tập trung vào những câu hỏi khó hoặc những câu hỏi
mà các em học sinh thường hay mắc lỗi trong quá trình làm.
4.2.1. Câu hỏi về phương thức biểu đạt:
Có hai lỗi học sinh thường mắc phải khi xác định phương thức biểu đạt:
- Thứ nhất, học sinh không xác định đúng hoặc không biết phương thức
biểu đạt nào là chính. Muốn khắc phục lỗi này thì học sinh cần nắm chắc kiến
thức về phương thức biểu đạt.
- Thứ hai, học sinh mắc lỗi khi phân tích u cầu của câu hỏi. Thường
có 2 cách hỏi như sau:
Câu 1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính?
Câu 2. Chỉ ra các (những) phương thức biểu đạt?
Yêu cầu câu hỏi rất rõ ràng nhưng vẫn có nhiều học sinh bị nhầm lẫn,
trả lời không đúng trọng tậm. Trả lời thừa phương thức biểu đạt (đối với câu
1) hoặc thiếu phương thức biểu đạt (đối với câu 2). Cách khắc phục:
- Với câu 1, đề yêu cầu xác định phương thức biểu đạt chính thì trong
phần trả lời học sinh chỉ nêu duy nhất một phương thức biểu đạt chính. Chẳng
hạn nếu ngữ liệu đó thuộc văn bản tự sự thì phương thức biểu đạt chính là tự
sự…
- Với câu 2 đề yêu cầu chỉ ra các (những) phương thức biểu đạt thì
trong phần trả lời, học sinh phải nêu tất cả các phương thức biểu đạt có trong
ngữ liệu đó.
Ví dụ: Ở ngữ liệu 2 “Vết nứt và con kiến” ở trên, nếu đề yêu cầu:
- Xác định phương thức biểu đạt chính thì học sinh phải có câu trả lời
như sau: “Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự”.


skkn


- Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản thì
câu trả lời sẽ là: “Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên
là tự sự và nghị luận”.
4.2.2. Câu hỏi về thể thơ
Ngoài việc nắm được đặc điểm của từng thể thơ thì trong quá trình làm
bài để xác định đúng thể thơ tôi thường yêu cầu các em đếm số tiếng trong 1
câu thơ (có thể đếm hết những phải đếm nhanh) và số lượng câu thơ. Thông
qua cách làm như vậy học sinh sẽ xác định đúng thể thơ
Ví dụ (Ngữ liệu 3): Hãy xác định thể thơ của khổ thơ sau.
… Mẹ ta khơng có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa…
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy)

Với cách trình bày ở ngữ liệu trên nếu học sinh không đếm số tiếng
trong một câu thơ thì các em rất dễ nhầm lẫn đây là thể thơ tự do (do số câu
thơ dài ngắn khác nhau), thực chất đây là thể thơ lục bát (câu trên 6 tiếng, câu
dưới 8 tiếng).
4.2.3. Câu hỏi khái quát nội dung/ xác định câu chủ đề/ đặt nhan đề
* Câu hỏi khái quát nội dung:
Yêu cầu:
- Đọc kĩ ngữ liệu, xác định nội dung khái quát bao trùm
- Dựa vào câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề được lặp đi lặp lại nhiều lần,
chú ý vào nhan đề (nếu có)
- Nếu ngữ liệu có nhiều đoạn văn thì cần xác định nội dung của từng

đoạn rồi tổng hợp lại thành nội dung bao quát toàn văn bản.
- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, tránh viết lan man, dài dòng
Tuy nhiên để khái quát nội dung ngữ liệu một cách dễ dàng tôi đã xây
dựng hệ thống câu hỏi như sau:
Thể loại văn
Cách xác định nội dung khái quát
bản
Văn bản miêu Văn bản đã tái hiện một cách sinh động, cụ thể đối tượng
tả
nào? (Bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt, bức tranh
chân dung). Đối tượng hiện lên như thế nào?
Văn bản tự sự Nội dung kể về ai? Kể về việc gì? Qua đó muốn nói lên điều
gì?
Văn bản biểu Đối tượng trữ tình hiện lên như thế nào? Qua đó nhân vật trữ
cảm
tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì?
Văn bản nghị Nội dung văn bản ấy bàn về vấn đề gì? Bày tỏ quan điểm gì
luận
của người viết?
Văn bản
Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? Trên những phương

skkn


thuyết minh

diện cụ thể nào?

* Câu hỏi xác định câu chủ đề

Yêu cầu:
- Xác định được cách trình bày nội dung đoạn văn: diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp.
- Vị trí câu chủ đề: đầu đoạn (đoạn văn diễn dịch), cuối đoạn (đoạn văn
quy nạp), đầu và cuối (đoạn văn tổng – phân – hợp)
- Cần chép đủ, nguyên văn câu chủ đề. Không được viết tắt.
* Đặt nhan đề cho văn bản:
Yêu cầu:
- Đọc kĩ ngữ liệu, nắm vững chủ đề, nội dung khái quát của ngữ liệu
- Có thể đặt nhan đề dựa vào một chi tiết tiêu biểu, nhân vật chính trong
văn bản hoặc dựa vào ý nghĩa, thông điệp của văn bản.
- Nhan đề phải có tính khái qt, thể hiện được cái hồn, cái thần của
văn bản. Có sự hấp dẫn, kích thích sự tị mị.
- Một ngữ liệu có thể đặt nhiều nhan đề nhưng học sinh nên chọn 1
nhan đề hay nhất, đúng nhất chứ không nên đưa hết vào bài.
- Cần được trình bày nhan đề trong dấu ngoặc kép, tránh đặt nhan đề
dài dịng.
Ví dụ (Ngữ liệu 4):
Trí tuệ giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chơng
gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm
hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan bóng tối lạnh giá.
Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới có thể tạo ra một thế giới kì diệu, nhân loại có
trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn
sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm
trước Giovanni Boccacci đã nói: “Trí tuệ là nguồn hạnh phúc của con người”.
Thật vậy, có trí tuệ bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho
những người xung quanh.
(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học
sinh, sự kiên cường, Ngọc Linh, NXB thế giới, 2019)


Câu hỏi:
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 3. Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên.
Hướng dẫn làm
Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.
Đây là đoạn văn quy nạp nên câu chủ đề là câu cuối cùng của đoạn.
Học sinh sẽ có câu trả lời như sau: Câu chủ đề của đoạn văn là: “Thật vậy, có
trí tuệ bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung
quanh”.

skkn


Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
- Dựa vào câu chủ đề (câu cuối)
- Đây là văn bản nghị luận nên học sinh có thể đặt ra câu hỏi: Nội dung
văn bản bàn về vấn đề gì? => Vai trị của trí tuệ.
Từ những cơ sở đó học sinh có thể khái qt nội dung chính của đoạn
văn như sau: Nội dung chính của đoạn văn trên là bàn về vai trị của trí tuệ đối
với con người.
Câu 3. Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn trên.
Từ câu chủ đề, nội dung khái quát, học sinh có thể đặt nhan đề như sau:
Trí tuệ, Ánh sáng của trí tuệ… (Chọn 1 nhan đề)
Cách diễn đạt: Nhan đề của đoạn văn trên là “Ánh sáng của trí tuệ”
4.2.4. Câu hỏi nêu nêu ý nghĩa của một hình ảnh, chi tiết, từ ngữ
Để nêu ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết, từ ngữ cần dựa vào nội dung của
ngữ liệu, áp dụng đúng vào văn cảnh đề bài ra để trình bày đầy đủ các nét
nghĩa. Học sinh có thể giải thích/ nêu ý nghĩa bằng cách tự đặt ra câu hỏi
như sau:

- Nếu là thơ: hình ảnh thơ gợi lên đối tượng trữ tình như thế nào? Thể
hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình? Có ý nghĩa góp phần thể hiện nội dung
của đoạn thơ, bài thơ ra sao?
- Nếu là truyện: chi tiết truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc phát
triển câu chuyện? Góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của câu chuyện ra
sao?...
Ví dụ: Ở ngữ liệu 2: “Vết nứt và con kiến” ở trên:
Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “vết nứt” trong văn bản trên?
Học sinh sẽ có câu trả lời như sau: hình ảnh “vết nứt” trong văn bản
trên có ý nghĩa tượng trưng cho những khó khăn, trở ngại, thử thách mà con
người luôn phải đối mặt trong cuộc sống. Đây là một quy luật tất yếu trong
cuộc đời mỗi con người.
4.2.5. Câu hỏi về biện pháp tu từ
* Câu hỏi về biện pháp tu từ thường ra như sau:
- Chỉ ra/ xác định/ gọi tên biện pháp tu từ? Hoặc Đoạn thơ/ đoạn văn sử
dụng những biện pháp tu từ nào?
- Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ? Hoặc Nêu tác dụng của
biện pháp tu từ?
* Một số lỗi học sinh thường mắc lỗi ở câu hỏi này như sau:
- Chưa xác định đúng biện pháp tu từ (do chưa nắm vững kiến thức về các
biện pháp tu từ). Với lỗi này học sinh cần nắm vững kiến thức về các biện pháp
tu từ, đặc biệt là những biện pháp tu từ dễ bị nhầm lẫn với nhau như ẩn dụ và
hoán dụ.
- Gọi tên được biện pháp tu từ nhưng chưa chỉ rõ hình ảnh, từ ngữ, câu
thơ nào thể hiện cho biện pháp tu từ đó.

skkn


- Khi nêu tác dụng các em chỉ nêu chung chung mà chưa đặt vào từng ngữ

cảnh cụ thể hoặc các em sẽ diễn xuôi lại câu thơ, câu văn chứa biện pháp tu từ
đó.
* Hướng dẫn cách làm:
Với hai dạng câu hỏi này sẽ có các bước làm như sau:
- Bước 1: Gọi tên biện pháp tu từ
- Bước 2: Chỉ rõ những từ ngữ/ câu thơ/ câu văn thể hiện biện pháp tu từ
đó.
- Bước 3: Nêu tác dụng. (Đối với dạng câu hỏi thứ 2)
Để nêu tác dụng của biện pháp tu từ học sinh cần bám vào ngữ cảnh cụ
thể. Phải làm rõ được tác dụng về mặt hình thức, nội dung, tư tưởng, tình cảm
mà biện pháp tu từ đó mạng lại. Chẳng hạn:
+ Hình thức: làm câu văn, câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm, tạo
nhịp điệu cho lời văn, lời thơ…
+ Nội dung: nhấn mạnh, làm nổi bật, thổi hồn cho sự vật hiện tượng
+ Thể hiện tình cảm, tư tưởng gì của tác giả?
Thông thường với những học sinh không biết diễn đạt như thế nào tôi
thường hướng dẫn cho các em cách diễn đạt theo mẫu như sau:
Mẫu diễn đạt: “Biện pháp tu từ này giúp cho lời thơ/ lời văn/ lời diễn đạt
trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, hấp dẫn, ấn tượng, dễ hiểu, có hồn, cụ
thể…; Nhấn mạnh (nội dung); Đồng thời thể hiện… (tình cảm, tư tưởng) của tác
giả.”
Ví dụ (Ngữ liệu 5): Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng
Em là ai? Cơ gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giơng
Thịt da em hay là sắt là đồng?...
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

+ So sánh: cơ gái – nàng tiên, mái tóc – mây, suối, đôi mắt – chớp lửa
đêm giông => gợi tả vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
+ Câu hỏi tu từ: Em là ai? Thịt da em hay là sắt là đồng? => bộc lộ
cảm xúc ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
- Hai biện pháp tu từ so sánh và câu hỏi tu từ trên giúp cho lời thơ trở nên
sinh động, giàu giá trị gợi hình gợi cảm; khắc họa được vẻ đẹp của bức chân
dung người con gái anh hùng Việt Nam trong nỗi niềm xúc động. Qua đó tác giả
muốn ngợi ca và tôn vinh vẻ đẹp, những phẩm chất quý báu của người phụ nữ
Việt Nam.
4.2.6. Câu hỏi đưa ra cách hiểu/ suy nghĩ.
* Câu hỏi đưa ra cách hiểu
Câu hỏi: Em hiểu thế nào về… (ý kiến/ câu nói/câu thơ)?

skkn


Cách làm:
- Nếu là 1 ý kiến, câu nói: bám sát vào các vế của ý kiến; các từ/ cụm từ
khóa của câu để đưa ra cách hiểu và nêu bật giá trị/ ý nghĩa.
- Nếu là câu thơ: Đi từ đặc điểm ngôn từ, giá trị nghệ thuật đến nội
dung, sau đó nêu bật ý nghĩa và tư tưởng.
Ví dụ (Ngữ liệu 6): Anh hùng không phải mẫu người “hồn hảo” vì
chẳng có ai hồn hảo. Chúng ta đều mắc sai lầm, nhưng điều đó khơng phủ
nhận những cống hiến của chúng ta trong đời…
(Trích Đánh thức con người phi thường
trong bạn – Anthony Robbins)

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về câu: Anh hùng khơng phải mẫu người
“hồn hảo” vì chẳng có ai hồn hảo?
Câu nói trên gồm hai vế, vế thứ nhất là Anh hùng không phải mẫu

người “hồn hảo”, vế thứ 2 là vì chẳng có ai hồn hảo. Học sinh có thể lập
ln bằng cách dựa vào hai vế đó và bằng tư duy để đưa ra câu trả lời.
Câu trả lời: Theo em câu nói: “Anh hùng khơng phải mẫu người
“hồn hảo” vì chẳng có ai hồn hảo” có thể hiểu là con người vốn khơng ai
tồn vẹn, tuyết đối và người anh hùng cũng vậy. Câu nói mang dụng ý phủ
nhận quan niệm thần thánh hóa, đồng thời mang lại cái nhìn khách quan về
người anh hùng, họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc sai lầm như những
người khác.
* Câu hỏi đưa ra suy nghĩ.
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về… (câu nói/ ý kiến)?
Cách làm:
- Cần khẳng định tính đúng đắn hoặc khơng đúng đắn của câu nói/ ý
kiến.
- Dùng lí lẽ chỉ ra tính đúng đắn là như thế nào, sai là như thế nào?
- Lời khuyên, bài học.
- Diễn đạt: Theo em … có ý nghĩa như sau: …
Ví dụ (Ngữ liệu 7): Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày
cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó
là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một
con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên
chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn
nhớ rằng, thời gian khơng chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học,
2012)

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về ý kiến: Hạnh phúc là một con đường đi,
một hành trình?
Bằng vốn hiểu biết và tư duy của mình học sinh cần khẳng định tính đúng
đắn của ý kiến và dùng lí lẽ để chỉ ra sự đúng đắn đó. Cuối cùng đưa ra lời
khuyên.

Câu trả lời như sau: Theo em, ý kiến: “Hạnh phúc là một con đường
đi, một hành trình” là hồn tồn đúng đắn. Bởi hạnh phúc chính là những trải

skkn


nghiệm của con người trong cuộc đời, không tự nhiên có. Muốn có hạnh
phúc, chúng ta phải trải qua hành trình tìm kiếm, phải vượt qua khó khăn
chơng gai, thử thách thì mới có được. Ý kiến có ý nghĩa như một lời nhắc
nhở, vừa là thông điệp giúp chúng ta định hình, có được nhận thức đúng đắn
về cuộc sống.
4.2.7. Câu hỏi giải thích ý kiến của tác giả (Vì sao? Tại sao?)
Dạng câu hỏi này sẽ có hai cách hỏi:
- Theo tác giả/ theo đoạn trích vì sao….?
- Theo em, tại sao tác giả lại nói/ lại cho rằng…?
Với mỗi dạng câu hỏi sẽ có yêu cầu kiến thức khác nhau như sau:
* Với câu hỏi: Theo tác giả/ theo đoạn trích/ vì sao…?
Để trả lời câu hỏi này học sinh cần căn cứ vào văn bản để trả lời, không
bịa tạc theo ý chủ quan của bản thân, tránh phân tích, lí giải dài dịng. Bởi câu
trả lời sẽ nằm trong văn bản.
Ví dụ (Ngữ liệu 8): Chúng ta thường đầu tư rất nhiều thời gian và
tiền bạc để có được ngoại hình đẹp, nhà cửa khang trang, xe cao cấp, quần
áo giày dép đắt tiền. Nhưng còn nền tảng cho hạnh phúc thực sự của chúng
ta, điều khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường… “những mối quan hệ tốt”,
chúng ta đã đầu tư được bao nhiêu rồi?
Cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng bên cạnh
mình có người hiểu được giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự quan
tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn để
sống tiếp…
(Trích Bước chậm lại giữa thế gian vội

vã, Hae Min, NXB Hội nhà văn, 2017)

Câu hỏi: Theo tác giả, vì sao những mối quan hệ tốt là nền tảng cho
hạnh phúc thực sự?
Với câu hỏi này đáp án sẽ nằm ngay trong văn bản, học sinh chỉ cần
tìm kiếm trong văn bản.
Câu trả lời: Theo tác giả những mối quan hệ tốt là nền tảng cho hạnh
phúc thực sự vì cho dù gặp khó khăn trong cuộc sống, chỉ cần bạn biết rằng
bên cạnh mình có người hiểu giá trị con người bạn và ủng hộ bạn bằng sự
quan tâm chân thành thì bạn có thể nhận được hạnh phúc và dũng khí to lớn
để sống tiếp.
* Với câu hỏi: Theo em, tại sao tác giả lại nói/ lại cho rằng…?
Mức độ câu hỏi này sẽ khó hơn câu hỏi trên, tuy nhiên khi trả lời cần
kết hợp giữa quan niệm của tác giả được nêu trong văn bản và sự hiểu biết
của bản thân. Có thể dùng một phần lời diễn đạt tự do của bản thân để lí giải
ngắn gọn.
Ví dụ(Ngữ liệu 9):
Thời gian là vàng

skkn


Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà
thời gian khơng mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vơ
giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh
nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến
đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất
bại…

(Phương Liên, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục)

Câu hỏi: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: “Thời gian là vàng. Nhưng
vàng thì mua được mà thời gian không mua được.”?
Với câu hỏi này thì học sinh vừa dựa vào văn bản và tư duy của bản
thân để trả lời.
Câu trả lời: Theo em, tác giả cho rằng: “Thời gian là vàng. Nhưng
vàng thì mua được mà thời gian khơng mua được” vì thời gian quý như vàng.
Hơn nữa, vàng là thứ vật chất hữu hình dù đẹp và có giá trị những vẫn có thể
mua bán, trao đổi. Cịn thời gian là vơ hình, khơng ai có thể mua bán trao đổi,
đã trơi qua là khơng thể quay trở lại. Do đó thời gian là vơ giá.
4.2.8. Câu hỏi đồng tình hay khơng đồng tình với một ý kiến/ quan điểm
Phần trả lời của câu hỏi này cần phải đảm bảo 3 ý sau:
- Ý 1: Bày tỏ rõ quan điểm:
+ Đồng tình
+ Khơng đồng tình
+ Vừa đồng tính vừa khơng đồng tình.
Việc bày tỏ quan điểm phải dựa trên các chuẩn mực đạo đức, tính chất
đúng đắn của vấn đề.
- Ý 2: Giải thích lí do vì sao đồng tình hay khơng đồng tình (Lí giải hợp
lí, có sức thuyết phục)
- Ý 3: Đưa ra lời khuyên đối với mọi người
Ví dụ: Ở ngữ liệu 9: Thời gian là vàng đặt ra câu hỏi như sau: Em có
đồng tình với quan điểm: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà
thời gian khơng mua được? Vì sao?
Câu trả lời: Em đồng tình với quan điểm. Vì thời gian quả thật quý giá
như vàng. Hơn nữa, vàng là thứ vật chất hữu hình dù đẹp và có giá trị những
vẫn có thể mua bán, trao đổi. Cịn thời gian là vơ hình, khơng ai có thể mua
bán trao đổi, đã trơi qua là không thể quay trở lại. Thời gian là vơ giá. Vì thế
chúng ta cần biết q trọng thời gian.

4.2.9. Câu hỏi rút ra bài học/ thông điệp
Trong 1 văn bản thường sẽ có rất nhiều bài học/ thơng điệp được gửi
gắm khéo léo và kín đáo ở trong đó. Vì vậy để làm được câu hỏi này thì học
sinh cần:

skkn



×