Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn hướng dẫn phương pháp tự hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.27 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
“Thời đại 4.0” nổ ra với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực, ngành
nghề liên quan đến tự động hoá; thế chỗ cho những ngành lao động tay chân,
đặc biệt là sự ra đời của robot đã dần thay thế cho sức lao động con người. đặc
biệt là sự bùng nổ của ba lĩnh vực tiên phong là Vật lí, sinh học và trí tuệ nhân
tạo AI. Do đó, cùng với sự nâng cao mức sống của xã hội; cũng chính là nguy
cơ tìm tàng khiến nhiều lĩnh vực có nguy cơ bị xố sổ. Chính vì lẽ đó, việc định
hướng nghề nghiệp cho các học sinh trung học phổ thông, những nhân sự đang
sắp bước vào “ngưỡng cửa cuộc đời” trong thời đại 4.0 như hiện nay là một điều
vô cùng quan trọng.
Có thể ngày nay, với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân phát
triển, nên lối suy nghĩ của các bậc phụ huynh đã dần thoáng lên; và học sinh
được quyền quyết định tương lai của chính mình. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều; các
bậc cha mẹ, không những ở vùng sâu vùng xa mà ngay cả ở những thành phố
lớn, họ vẫn còn muốn hướng nghiệp cho con mình theo cái cách mà họ muốn.
Ai cũng mong muốn con mình thành tài, nên người. Thế nhưng đơi khi chính sự
khao khát ấy; vơ tình lại trở thành một áp lực dành cho con cái của chính họ.
Trong thực tế tiếp xúc với các cha mẹ học sinh của trường THPT Tĩnh
Gia 2 nói riêng và các phụ huynh ở địa phương sinh sống nói chung. Tôi nhận
thấy, khi định hướng, hướng nghiệp cho con, các bậc phụ huynh thường vấp
phải những sai lầm như:
+ Con cái chính là thế hệ viết tiếp ước mơ của cha mẹ.
+ Kinh nghiệm của người lớn có thể khơng hoàn toàn trùng khớp và phù
hợp để hướng nghiệp cho thời kì cơng nghiệp 4.0.
+ Ngành nghề cần ổn định, dễ xin việc và có khả năng làm nhiều tiền
nhất.
+ Hai chữ “làm được” đã bị bỏ lại phía trong suy nghĩ khi định hướng
nghề nghiệp hay tự hướng nghiệp trong thời kì cơng nghiệp 4.0.
- Trong nhà trường nói chung và trường THPT Tĩnh Gia 2 nói riêng, việc
kết hợp giữa giảng dạy và hướng nghiệp cho học sinh cịn chưa được coi trọng,


có chăng cũng chỉ là tư vấn cho học sinh chọn ngành học mà thầy cô cho là tốt
nhất. Ngay cả các thầy cô cũng chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng tốt
nhất để hướng nghiệp cho học sinh và cũng chưa hiểu rõ bản chất Hướng nghiệp
là gì.
- Trên các phương tiện thơng tin đại chúng, có rất nhiều chương trình
hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh; nhưng đa số rất chung chung,
mơ hồ, hoặc họ hướng học sinh lựa chọn ngành nghề mà trường đại học của họ
1

skkn


đào tạo. Vì vậy, khi tìm hiểu trên các trang mạng sẽ khiến học sinh bị nhiễu loạn
thông tin về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Hướng nghiệp trong thời kì cơng nghiệp 4.0 khơng chỉ dừng lại ở việc
chúng ta thích làm gì, làm tốt được việc gì; bố mẹ thích, thầy cơ, bạn bè tư vấn
là được. Mà đây là cả một q trình tìm tịi, nghiên cứu xu hướng của thời đại;
và sự đòi hỏi về nguồn nhân sự có chất lượng cao của các ngành nghề trong
tương lai. Vì vậy, việc trang bị cho các em học sinh một phương pháp tự hướng
nghiệp thời kì cơng nghiệp 4.0 để các em có sự lựa chọn sáng suốt nghề nghiệp
cho tương lai là hết sức cần thiết. Từ đó, sẽ giảm bớt tình trạng làm việc trái
ngành, chọn sai ngành, tốt nghiệp đại học mà vẫn thất nghiệp… đang xảy ra rất
nhiều trong thời đại ngày nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn phương pháp tự hướng nghiệp cho
học sinh trung học phổ thông”, nhằm giúp học sinh nhận thức được đúng đắn
về việc lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, giúp phụ huynh
nắm rõ được phương hướng phát triển nghề nghiệp của con mình. Giúp học sinh
xây dựng năng lực tự định vị bản thân, tự nhận thức, tự đào tạo, tự phát triển
nhằm thích nghi với các thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Có

thể nói khái niệm “Tự” là khái niệm cốt tử trong nghề nghiệp 4.0. Một điểm
khác biệt nữa là học sinh khơng thể kỳ vọng có được từ những người đi trước
nghiên cứu, tìm hiểu sau đó hướng dẫn lại cho những người đi sau trong nghề
nghiệp 4.0.
Thông qua hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh nắm rõ phương pháp tự
hướng nghiệp gồm: Định vị bản thân, định vị bối cảnh xã hội và định vị nhu cầu
xã hội 4.0. từ đó mà đưa ra quyết định chính xác để lựa chọn ngành nghề phù
hợp nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài khai thác các bối cảnh phát triển kinh tế, đòi hỏi về nhân sự hiện
đại của thế giới nói chung và tác động của nền kinh tế 4.0 tới Việt Nam nói
riêng.
- Đề tài cũng phân tích thực trạng tư vân hướng nghiệp của nhà trường,
phụ huynh tới học sinh.
- Và đặc biệt nghiên cứu cách lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12
trong quá trình đăng kí dự thi đại học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu tài liệu liên
quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp, khái qt hóa.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra và thu thập thông tin, thực nghiệm
sư phạm.
2

skkn


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Nhà trường, gia đình và xã hội luôn coi việc hỗ trợ cho lớp trẻ hướng
nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, trách

nhiệm lớn lao đó khơng thể thay thế cho nội lực chủ quan của chính các em học
sinh đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, khơng ai có thể hướng nghiệp chính
xác nghề nghiệp cho các em ngồi chính các em.
Chỉ có chính bản thân học sinh mới hiểu được năng lực của mình đến đâu,
mình có sở thích gì, mình có sở trường gì; để định vị được bản thân mình ở đâu.
Gia đình, nhà trường là nhân tố quan trọng, giúp học sinh định vị được
bối cảnh hiện tại và tương lai; nhưng không phải là nhân tố quyết định để hướng
nghiệp cho học sinh.
Tự hướng nghiệp là tự mình định hướng nghề nghiệp, tự mình xác định
đúng ngành nghề thích hợp với bản thân và phù hợp với xã hội. Từ đó, bạn tự
chọn hướng trau giồi tính cách và năng lực sao cho hiệu quả, để khi được trúng
tuyển, cả khi học nghề và lập nghiệp sau này được vững chắc. Lúc đó, các em
khơng phải ân hận vì đã đi nhầm đường, cịn vững tin ở tương lai.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Qua công tác giảng dạy môn Công nghệ ở trường THPT Tĩnh Gia 2 nói
riêng. Trong những năm qua tơi thấy rằng đa số học sinh có những Tồn tại khi
chọn ngành nghề:
+ Chọn ngành nghề vì gia đình: nhiều phụ huynh nói riêng và ba mẹ
Việt Nam nói chung thường bắt ép con đi theo kế hoạch và mong muốn của bản
thân. Nếu định hướng chưa phù hợp, khơng sớm thì muộn học sinh cũng sẽ
chuyển sang ngành nghề khác, hoặc chấp nhận làm việc mà mình khơng u
thích, khơng đúng sở trường đẫn đến nhiều hệ luỵ xấu cho bản thân và xã hội.
+ Chọn ngành nghề vì bạn bè: Đây là một thực trạng định hướng nghề
điển hình và phổ biến của nhiều học sinh THPT. Khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, hẳn bạn có một vài bằng hữu chí cốt khó tách rời và mong muốn làm gì
cũng có nhau. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc học sinh chọn ngành, chọn trường
nào đó chỉ để được theo cùng bè bạn mà khơng quan tâm đến những khó khăn
vấp phải trong quá trình học và tiếp cận cơ hội việc làm tương lai.
+ Chọn ngành nghề theo số đông: Ở những năm trước đây, và ngay hiện
tại vẫn tồn tại lối tư duy là chọn các ngành “hot” với mức lương “khủng”. Vì

vậy nên có rất nhiều bạn chọn và đăng ký học một ngành nào đó. Hậu quả là
thừa cử nhân, làm việc trái chuyên môn và thậm chí một số sinh viên nhận ra
đây khơng phải cơng việc bản thân yêu thích để theo đuổi lâu dài.

3

skkn


- Hậu quả tất yếu xảy ra khi chọn sai ngành: Câu nói “chọn sai ngành
học, chết nửa cuộc đời” thật sự không sai. Một bước đi sai sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả khó lường như:
+ Lãng phí thời gian: Một số học sinh phải bỏ phí 4 năm, 5 năm hay
thậm chí là nhiều năm chỉ để học ngành mà ba mẹ, thầy cô mong muốn hoặc
theo xu hướng hiện tại. Kết quả là đánh mất thời gian quý báu, có bằng nhưng
khơng sử dụng được. Theo đó, phần lớn học sinh, sinh viên đều khát khao quay
trở lại thời điểm chọn nghề để có thể đưa ra quyết định về ngành phù hợp với
niềm yêu thích, năng lực của bản thân cũng như vào đúng trường đào tạo.
+ Lãng phí chất xám: Bên cạnh việc bỏ lỡ thời gian, chất xám cũng là
yếu tố bị lãng phí nhiều khi lựa chọn sai ngành. Trong 4 – 5 năm đào tạo tại
trường đại học, học sinh phải tập trung tồn bộ trí óc để tiếp thu, ghi nhớ kiến
thức; ôn tập cho các bài thi giữa kỳ, kết thúc học phần cũng như thực tập và
hồn thành khóa luận. Sau khi ra trường, nhiều sinh viên “cất bằng vào tủ” mà
đi làm công nhân hoặc một công việc khác mà không liên quan đến chuyên môn
được đào tạo.
Trên thực tế, sẽ có một vài người bằng lịng chấp nhận số phận “nước đến
đâu bèo trôi đến đấy” mà tiếp tục lao theo cơng việc sai hướng đó. Ở diễn biến
khác, cũng có khơng ít người quyết định làm lại từ đầu để bản thân không phải
hối hận nhiều trong tương lai.
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

Để học sinh có thể nắm vững phương pháp tự hướng nghiệp và áp dụng
cho bản thân một cách hiệu quả, thì giáo viên có hai hình thức tổ chức:
+ Thứ nhất: Tổ chức tư vấn tập trung bằng phương pháp thuyết trình
như: hoạt động ngoại khố, sinh hoạt đoàn thể…
+ Thứ hai: Giáo viên chia thành nhiều tiết nhỏ dạy trên lớp vào các tiết
hướng nghiệp.
Nội dung chính của chương trình hướng dẫn phương pháp tự hướng
nghiệp cho học sinh trung học phổ thông.
Như chúng ta đã biết: Chọn ngành hay chọn trường đại học từ xưa đến
nay chưa bao giờ là điều dễ dàng dành cho các bạn trẻ lớp 12, thậm chí với sinh
viên sau khi tốt nghiệp rồi, việc chọn nghề gì cũng là một câu hỏi đau đầu, khi
mà sự trải nghiệm còn quá non nớt. Đối mặt với hàng ngàn thông tin trên mạng
internet, liệu bạn trẻ có tự tin rằng sẽ chắt lọc được thơng tin hữu ích cho sự lựa
chọn của bản thân? Vậy tại sao không áp dụng "khoa học" trong việc chọn
ngành, chọn trường? Thuyết Con nhím sẽ giúp cho học sinh điều đó!
Bắt đầu từ câu chuyện ngụ ngơn về nhím và cáo
Truyện kể rằng, trong khu rừng nọ có một con Cáo khơn ngoan, ranh
mãnh với nhiều chiêu trị tinh qi, cịn Nhím là con vật nhỏ bé, cục mịch và di
4

skkn


chuyển chậm chạp. Ngày qua ngày, Cáo luôn nghĩ ra nhiều chiêu trị để tấn cơng
nhím nhưng lần nào cũng bị thất bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo
vẫn không bao giờ hiểu được rằng: Dù Cáo có nhiều trị ma mãnh đến mấy cũng
khơng thể bắt được Nhím chỉ thành thục một kỹ năng, đó chính là tự vệ.
Hành động cuộn trịn người lại và xù gai tuy hết sức đơn giản nhưng lại
mang đến hiệu quả bất ngờ
Từ câu chuyện ngụ ngơn đó, triết gia Isaiah Berlin đã phân chia con

người thành 2 nhóm:
+ Người "Cáo": Là người luôn đặt ra nhiều mục tiêu, với từng chiến lược
cụ thể nhưng khó đạt được hiệu quả trong dài hạn
+ Người "Nhím": Là người chỉ tập trung vào một mục tiêu, và giải quyết
mọi việc theo cách đơn giản nhất.
Thuyết con nhím là gì? Áp dụng trong việc chọn ngành như thế nào?
Nói kỹ hơn về nhóm Người "Nhím", họ sẽ tập trung vào điểm mạnh duy
nhất của bản thân, nhờ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt với mọi người
xung quanh, từ đó giành chiến thắng. Đó cũng chính là luận điểm quan trọng
nhất hình thành nên Thuyết con Nhím (Hedgehog concept) mà Jim Collins đã đề
cập đến trong cuốn sách kinh điểm "Good to great" năm 2001.
Theo thuyết con nhím, chọn lựa ngành nghề lý tưởng sẽ là điểm giao thoa
của ba yếu tố: định vị bản thân (năng lực, sở trường, đam mê), định vị bối cảnh
(bối cảnh phát triển của thế giới và bối cảnh kinh tế Việt Nam thời kì 4.0) và
định vị nhu cầu xã hội (đòi hỏi của xã hội đối với nhân sự thời kì 4.0).
1. Định vị bản thân
Trước tiên ta giúp học sinh định vị được bản thân, giúp học sinh hiểu
mình là ai. Để định vị bản thân học sinh phải làm rõ 3 yếu tố mình có: Năng lực,
đam mê, sở trường là gì?
1.1. Thứ nhất: Năng lực (Bao gồm 3 thành tố).
- Kiến thức: là những dữ kiện, thông tin, sự mơ tả, hay kỹ năng có được
nhờ trải nghiệm hay thơng qua giáo dục, có nhiều cách để lĩnh hội được kiến
thức khác nhau nhưng cùng chung mục đích là hiểu biết rộng hơn và phát triển
hơn. Có hai dạng kiến thức mà học sinh cần phải có để định vị năng lực của
mình.
+ Kiến thức chun mơn hẹp: là kiến thức mà học sinh, sinh viên được
cung cấp trên ghế nhà trường. đó là lượng kiến thức quan trọng và cơ bản nhất,
là kiến thức nên tảng của mỗi người học. Chỉ chiếm khoảng 25% lượng kiến
thức mà con người học cần có.
+ Kiến thức ngồi chun môn: là kiến thức mà người học tự học tập, trau

dồi ngồi nhà trường để nâng cao trình độ của bản thân. Lượng kiến thức này
5

skkn


cực kì cần thiết để phục quá trình phát triển bản thân và nghề nghiệp của người
học. Chiếm 75% lượng kiến thức mà người học cần có.
- Kĩ năng: (là làm được gì?) là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu
biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang
tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Học sinh phải định hình (biết rõ) được các kĩ năng mà minh thành thạo và
thực hiện tốt nhất. Kĩ năng cịn được hiểu là thao tác cơng việc mà mình thực
hiện một cách thành thục, để thành thục một cơng việc thì chúng ta phải thực
hiện thao tác, công việc ấy nhiều lần.
- Thái độ (hay phẩm chất): Thái độ là một trạng thái cảm xúc được thể
hiện thành hành vi của con người. Thông qua các hành vi về mặt cử chỉ, lời nói,
hành động,cử chỉ và nét mặt; họ thực hiện việc phát biểu, nhật xét và đánh giá,
cũng như phản ứng với thế giới xung quanh. Thái độ được cấu thành từ các
thành tố như: động cơ, ý chí, chăm chỉ, trung thực, trung thành,…
Cách phản ứng của cá nhân được bộc lộ ra bên ngoài bằng hành vi dựa
trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết của họ đối với sự vật, sự việc cụ thể. Vì
vậy để có thái độ tốt học sinh cần đầu tư phát triển bản thân một cách tồn diện.
Có như vậy hành vi và thái độ của bạn mới được cải thiện.
Như vậy, qua ba thành tố trên, học sinh sẽ định vị được năng lực của mình
đến đâu, từ đó mà có cách điều chỉnh, trau dồi, học tập … sao cho phù hợp.
1.2. Đam mê
- Đam mê là gì?
Đam mê: là sự u thích đối với một việc mình sẽ làm và muốn làm. Nó
đem lại sự thoải mái trong suy nghĩ và mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống của mỗi

người.
Thấu hiểu bản thân chính là con đường tìm ra được đam mê của mỗi
người. Chỉ khi nhìn nhận được những gì bản thân thích và ghét, đang có và chưa
có,... Chúng ta mới hiểu được bản thân cần gì và nên theo đuổi những gì.
- Làm thế nào để tìm được đam mê?
Tìm ra được mình đam mê gì, chưa bao giờ là dễ đối với mỗi chúng ta. Có
khi suốt cả cuộc đời người ta vẫn khơng biết được mình đam mê cái gì.
Để tìm được đam mê có thì trước hết hãy tìm kiếm những thứ, cơng việc
mà mình u thích, cái mà chúng ta sẵn sàng đầu tư thời gian, cơng sức, mọi thứ
có thể để đạt được mục đích cuối cùng.
Ví dụ: Một học sinh say mê mơn Tốn, khi gặp bài tốn khó thì em ấy
khơng ngại bỏ ra thời gian, công sức, học hỏi để giải bằng được bài tốn đó.

6

skkn


Để tìm được đam mê thì chúng ta cũng khơng thể ngồi đó suy nghĩ được
mà hãy bắt tay vào làm những cơng việc mà mình u thích. Trải nghiệm thực tế
là cách tốt nhất để kiểm chứng bản thân và đam mê của mình.
- Làm thế nào để giữ lửa đam mê?
Chúng ta biết được mình đam mê gì rồi, nhưng để giữ được đam mê đó
ln bùng cháy trong ta thì cũng khơng hề dễ dàng, có người sau một thời gian
thất bại thì đã nãn chí, bỏ cuộc. Để giữ được lửa đam mê thì chúng ta cầm phải:
+ Hãy nghĩ về lí do tại sao ta lại bắt đầu công việc này?
+ Lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng cho cơng việc của mình, giữ cân bằng
giữa cơng việc và cuộc sống.
+ Có niềm tin vào chính mình, quyết theo đuổi cơng việc đến cùng.
1.3. Sở trường

- Sở trường là gì?
Sở trường là điểm mạnh, thế mạnh, những yếu tố mang tính tích cực của
bản thân mỗi người. Sở trường có thể chia thành ba hạng mục:
+ Đặc điểm bản thân: Tính linh hoạt, độc lập, chăm chỉ, thân thiện, có quy
tắc, tơn trọng giờ giấc, kỹ năng làm việc nhóm…
+ Khả năng kiến thức: Thành tích trong q trình học tập như bằng cấp,
trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật, công nghệ thông tin… hoặc kinh nghiệm làm việc.
+ Khả năng học hỏi: Kỹ năng giao tiếp, tổ chức cơng việc, phân tích và
giải quyết vấn đề…
- làm thế nào để tìm ra sở trường của mình?
Để tìm ra sở trường của mình là gì? Câu hỏi này cũng khó như đi tìm đam
mê. Nhưng cũng có một số phương pháp cụ thể để chúng ta định vị được sở
trường của mình như:
+ Tự đặt ra câu hỏi cho bản thân:
Từ trước đến nay mình thích cơng việc gì?
Việc gì mình làm tốt nhất?
Việc gì mình làm trội hơn mọi người xung quanh…?
+ Định vị 360 độ: là thông qua thầy cô, bạn bè, người có chun mơn …
để biết được mình làm cái gì tơt nhất.
+ Thử nhiều cơng việc, hồn cảnh khác nhau để xem mình có sở trường
làm được việc gì tót nhất
+ Tự làm bài test cá nhân: bài test này có thể nhờ những người có chun
mơn tư vấn.
7

skkn


Như vậy, qua 3 yếu tố: năng lực, đam mê, sở trường; với thuyết con nhím
thì học sinh đã tự định vị được bản thân mình.


2. Thứ hai: Bối cảnh tồn cầu.
2.1. Các hình thái bối cảnh kinh tế qua các thời kì
- Thời kì bình yên: Con người với dân số ít, tài ngun cịn nhiều và
phong phú. Con người sống dựa vào thiên nhiên, tư duy ít, lao động thơ sơ đơn
giản vẫn đủ sống.
- Thời kì co cụm: Dân số tăng, nguồn tài nguyên giảm dần, con người
phải tìm cách tư duy để tạo ra của cải ni sống bản thân và tăng năng xuất lao
động. Tìm vị trí thuận lợi để kinh doanh bn bán (mặt tiền trong khu dân cư
chiếm ưu thế để buôn bán kinh doanh.
- Thời kì cạnh tranh: Dân số tồn cầu tăng nhanh, nguồn tài nguyên bị
khai thác dần cạn kiệt, con người phải đấu tranh khốc liệt để tranh dành tài
nguyên và thị trường kinh doanh.
- Thời kì hỗn loạn: Nguồn tài nguyên trên trái đất cạn kiệt, dân số nhảy
vọt, con người tạo ra nhiều của cải, đời sống tăng cao, vì vậy thị trường tồn cầu
càng khó tính hơn, yêu cầu các nhà kinh doanh phải tạo ra giá trị tốt nhất để hấp
8

skkn


dẫn người tiêu dùng. Lúc này hình thái kinh tế của toàn cầu được gọi là nên kinh
tế “hệ sinh thái”.
2.2. Bối cảnh Việt Nam hiện nay
Hiện tại nước ta đã gia nhập nền kinh tế thị trường đa thành phần, với nền
kinh tế “phẳng”. Đánh dấu bằng việc ra nhập các tổ chức kinh tế, các hiệp định
thương mại,… Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức
Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân
hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương,
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN…

“Kinh tế phẳng” với ý nghĩa q trình tồn cầu hóa kinh tế kéo theo q
trình tồn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào
“luật chơi chung”.
Kinh tế phẳng, do kết quả của q trình tồn cầu hóa, tạo ra ngày càng
nhiều chuẩn mực chung và những địi hỏi chung. Q trình này đặt ra cho mỗi
quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phải lựa chọn cách ứng xử cho hợp
với trào lưu, với quy luật để tồn tại và phát triển. Đương nhiên, trong cái chợ
chung này, lợi thế luôn thuộc về kẻ khôn ngoan, linh hoạt. Những kẻ có tầm
nhìn tồn cầu, biết nắm bắt và vận dụng khoa học công nghệ, nhất là cơng nghệ
thơng tin, có năng lực quản trị tốt và biết khai thác nguồn lực của mình (Quốc
gia, doanh nghiệp hay cá nhân) theo chiều sâu sẽ là những kẻ kiếm lợi nhiều
hơn.
3. Thứ 3: Đòi hỏi nhân sự 4.0
Nhân sự thời kì cơng nghiệp 4.0 cần phải có những yếu tố sau:
3.1. Nhân sự tồn cầu: u cầu trình độ toàn cầu, tư duy toàn cầu, tư
tưởng toàn cầu, sản phẩm toàn cầu
3.2. Đáp ứng được chuỗi giá trị: tạo ra một giá trị khơng cịn phù hợp với
thời đại hiện nay, mà đòi hỏi ở nhân sự một chuỗi giá trị để đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
3.3. Khát vọng và ý chí: phải có khát vọng vươn lên, ý chí kiên định.
3.4. Năng lực: yêu cầu năng lực cao
3.5. Tư duy sáng tạo, đột phá, luôn tái cấu trúc (thay đổi để đáp ứng kịp
nhu cầu toàn cầu hố).
3.6. Cơng nghệ: nhân lực phải có khả năng nắm bắt công nghệ tiên tiến
nhất.
3.7. Chuyên đổi: liên tục tạo ra nên tảng (yêu cầu phải học tập liên tục)
3.8. Phẩm chất cá nhân: trung thành, trung thực, chăm chỉ …

9


skkn


Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 thì trong tương lai gần có một
số ngành nghề lao động chân tay đơn giản, những việc có tính lặp đi lặp lại …
có thể biến mất hồn tồn. Thay vào đó là nhiều ngành nghề mà chúng ta khơng
biết gọi tên nó là gì. Nhưng tựu chung nó sẽ địi hỏi lao động có chất lượng cao
ở ba lĩnh vực: cơng nghệ vật lí, cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin. Vì vậy,
khơng học tập trau dồi kiến thức, kĩ năng, cập nhậtt tình hình xã hội tồn cầu…
để có phương án điều chỉnh kịp thời thì chúng ta sẽ bị tụt hậu ngay, và thậm chí
là bị “loại khỏi vòng chiến đấu”. Và việc trây ỳ trong tư tưởng, thiếu ý chí, động
lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên sau khi ra
trường bị thất nghiệp. đây là một đội ngũ làm cho gánh nặng an sinh của xã hội
thêm trầm trọng.
Việc giúp học sinh tự hướng nghiệp thông qua việc định vị được bản thân,
nắm bắt kịp thời nhu cầu xã hội, định vị được bối cảnh toàn cầu cũng như của
đất nước là nhiệm vụ cấp thiết của cả hệ thống giáo dục nói chung và của mỗi
giáo viên nói riêng.

Như vậy qua ba yếu tố: định vị bản thân, định vị bối cảnh xã hội và xác
định được nhu cầu xã hội như trên thì học sinh có thể xác định được cơng việc lí
tưởng trong tương lai của mình.
10

skkn


Trong quá trình thuyết trình đề tài này giáo viên nên sử dụng những câu
hỏi, tình huống để nâng cao hiệu quả và hứng thú cho học sinh.
2.4. Hiệu quả của biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.

- Sau khi áp dụng vào giảng dạy cho một số lớp Khố 12 tại trường THPT
Tĩnh Gia 2, bằng phương pháp thuyết trình có sử dụng bảng đen, tơi cảm thấy
học sinh vô cùng hứng thú, tương tác rất tích cực với giáo viên. Các em có ý
thức tự tìm hiểu bản thân, trau dồi thêm kiến thức bằng việc tìm đọc các sách có
nội dung phát triển bản thân. Đặc biệt, một số em nhanh chóng tìm ra đam mê,
sở trường của mình, lập kế hoạch theo đuổi để định hướng nghề nghiệp cho
tương lai.
- Nhiều phụ huynh đã được học sinh truyền đạt lại Phương pháp tự hương
nghiệp mà tơi hướng dẫn cho các em. Từ đó có cái nhìn tổng qt hơn về việc
định hướng nghề nghiệp cho con em mình.
- Về phía nhà trường, sau khi tơi trình bày ý tưởng hướng dẫn phương
pháp tự hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, tổ chuyên môn cũng
như Ban giám hiệu vô cùng hứng thú, đã cho phép tôi thử nghiệm với một số
lớp 12 lồng ghép vào các tiết giáo dục hướng nghiệp, đồng thời khuyến khích tơi
xây dựng thành chương trình ngoại khố để tư vấn cho toàn bộ học sinh. Tuy
nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chưa thể tiến hành được
rộng rãi toàn khối 12 hoặc toàn trường.

11

skkn


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
Ở các nên giáo dục tiên tiên, như Mỹ, Châu Âu hay gần chúng ta như
Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapo học sinh có được rất nhiều chương trình học
ngoại khóa để có thể tìm hiểu và biết bản thân mình thích hay phù hợp với
ngành nghề nào. Bên cạnh đó nền giáo dục ở các nước tiên tiến cịn có riêng các
chương trình giáo dục Phương pháp hướng nghiệp cho học sinh.

Điều này sẽ giúp ích cho các bạn trẻ có thể chọn được một con đường học
tập và phát triển nghề nghiệp tốt hơn, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay vấn đề này chưa thực sự được chú trọng. Học sinh chỉ tập trung học những
kiến thức trên sách giáo khoa và chưa có nhiều tiết học về định hướng nghề
nghiệp, gắn liền thực tiễn để giúp các em có thể tự tin lựa chọn nghề nghiệp hay
trường đại học đi thi sau khi tốt nghiệp lớp 12.
Việc học sinh chọn được đúng nghề nghiệp và chọn đúng trường để học
sẽ giúp các em có thể phát huy được tối đa những khả năng và điểm mạnh của
bản thân, phát triển năng lực một cách tối đa và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn
trong cơng việc sau này. Chính vì lợi ích như vậy mà bất kỳ ai cũng có thể thấy
được mặt tích cực của việc định hướng nghề nghiệp.
Hoạt động hướng dẫn học sinh phương pháp tự hướng nghiệp sẽ giúp học
sinh định hướng tốt nhất về nghề nghiệp trong tương lai. Các buổi hướng dẫn
này nếu được tổ chức ngoại khoá sẽ đem lại cho các em thêm hứng thú trong
học tập để trau dồi kiến thức kỹ năng phục vụ cho đam mê, tạo dựng thành công
trong tương lai.
3.2. Kiến nghị
Đề xuất với cấp quản lí giáo dục và đào tạo cấp trên thường xuyên mở các
lớp tập huấn, trang bị thêm về chun mơn, kiến thức, tư liệu có liên quan đến
vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên để việc tư vấn định hướng nghề
nghiệp cho học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhà trường trung học phổ thông nên quan tâm nhiều hơn đến hoạt động
giáo dục hướng nghiệp, chủ động phối hợp với các chuyên gia, các giáo viên
được đào tạo về vấn đề tư vấn hướng nghiệp, tạo mọi điều kiện có thể để học
sinh có nhiều buổi hoạt động ngoại khóa bổ ích và lí thú về tư vấn hướng
nghiệp, giúp các em học sinh khối 12 lựa chọn khối ngành thi vào đại học, cao
đẳng hay trung cấp phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu có thể, thì các nhà
trường nên định hướng cho các em học sinh ngay từ khi mới bước vào lớp 10 để
các em lựa chọn khối học, môn học phù hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai.


12

skkn


Mỗi giáo viên chúng ta hãy luôn luôn trau dồi kiến thức, chun mơn
nghiệp vụ trong và ngồi chun mơn để trở thành một “nhà tư vấn hướng
nghiệp” cho học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn về việc tự hướng nghiệp cho
bản thân và đặc biệt là giúp phụ huynh định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn
cho con em mình.
Quá trình thực sáng kiến “Hướng dẫn phương pháp tự hướng nghiệp
cho học sinh trung học phổ thông” chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, xong
bước đầu đã cho những kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình đưa ra thực
nghiệm khơng tránh khỏi sai sót, kính mong hội đồng khoa học nhà trường xem
xét và góp ý thêm để sáng kiến của tơi được hồn chỉnh hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Lâm Thanh Tình

13

skkn



4. Tài liệu tham khảo
1. Jim Collins (2001), Từ tốt đến vĩ đại, Nhà xuất bản Trẻ.
2. Vũ Tuấn Anh. Đào Trung Thành (2018), Hướng nghiệp 4.0, NXB Thanh
Niên
3. Lê Thẩm Dương (2021), Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, NXB
Thanh Niên.
Các trang web tham khảo
1. />2. />3. />
14

skkn



×