Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Skkn lồng ghép các hiện tượng thực tế vào một số bài dạy hóa học nhằm tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực tư duy cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Định hướng chương trình giáo dục với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển
tồn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người.
Việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Để đạt các mục tiêu đó thì đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học
truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm
cho “học” là q trình kiến tạo: tìm tịi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí
thơng tin,… Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm
chất. “Dạy” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học,
sáng tạo, hợp tác,… dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách
học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…giúp
học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và
cho sự phát triển xã hội.
Với bộ mơn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được
coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh hoạt động sáng tạo
trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng
nhiều biện pháp như:
Khai thác đặc thù bộ mơn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong
phú.
Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học
sinh hoạt động trong giờ học.
Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh
như: thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học.v.v…
Đổi mới bước đầu đã đem lại kết quả cao nhưng kiến thức bộ mơn hóa học


đưa vào cịn mang tính chất hàn lâm, chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải
quyết các vấn đề liên quan tới thực tiễn trong cuộc sống nên không tạo được
mục tiêu thúc đẩy ý thức học tập cũng như sự yêu thích bộ mơn cho học sinh.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ
mơn hóa học, tơi thấy để có chất lượng giáo dục bộ mơn hóa học cao, người
giáo viên ngồi phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác
thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng
nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh,
tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ mơn. Từ những lí do đó tơi
chọn đề tài: “ Lồng ghép các hiện tượng thực tế vào một số bài dạy hoá học
nhằm tạo húng thú học tập và phát triển năng lực tư duy cho học sinh
trung học phổ thơng”
1.2. Mục đích nghiên cứu
0

skkn


Góp phần nâng cao năng lực liên hệ thực tế, năng lực vận dụng kiến thức lí
thuyết vào cuộc sống, hình thành ở học sinh nhân cách có khả năng sáng tạo
thực sự, góp phần rèn luyện trí thơng minh cho học sinh, có ý thức trong việc
bảo vệ mơi trường sống, u q mơn học …
Giúp học sinh tích cực vận dụng các kiến thức hóa học đã học để giải quyết
các vấn đề thực tiễn có liên quan và từ đó khoảng cách giữa lí thuyết và thực
tiễn sẽ được thu hẹp lại, để Hoá học phát huy đúng nghĩa của nó là một mơn
thực nghiệm, các vấn đề thắc mắc của cuộc sống phải thực sự được soi sáng bởi
lí thuyết hố học sâu sắc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp dạy học tích cực trong trường phổ thơng.
Các bài dạy trong chương trình sách giáo khoa THPT hiện hành.

Các hiện tượng thiên nhiên, thực tế có liên quan đến bài học.
Tình hình thực tiễn địa phương.
Học sinh bậc THPT, đặc biệt học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn.
Tìm tịi các hiện tượng hố học thực tiễn, các bài tập thực tiễn đưa vào
day học bài mới, bài ôn tập và bài thực hành để học sinh có thêm kiến thức cuộc
sống…Lựa chọn các hiện tượng thực tiễn phù hợp để áp dụng vào từng bài học
cụ thể trong chương trình hố học phổ thơng lớp 10, 11, 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến
đề tài, nghiên cứu cấu trúc nội dung, bài dạy để tìm liên hệ phù hợp.
Phương pháp thực tiễn: nghiên cứu thực trạng về việc dạy học mơn Hóa
học, cách nêu vấn đề và giải quyết các vấn đề được đưa ra trong sách giáo khoa
Hóa học THPT.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nghiên cứu các thí nghiệm liên
quan, ứng dụng thực tế nội dung trong chương trình sách giáo khoa Hóa học
THPT, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các ứng dụng khoa học trong đời sống
và trong sản xuất hóa học.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hố học là mơn khoa học ứng dụng và thực hành nhưng lại có khối lý
thuyết rất trừu tượng, muốn thu hút học sinh có sự say mê, hào hứng trong việc
tiếp thu kiến thức thì giáo viên phải biết giúp học sinh biến kiến thức sách giáo
khoa thành kiến thức của mình. Học sinh biết được, hiểu được và vận dụng được
là mục tiêu mà giáo viên phải đạt được sau mỗi tiết dạy. Muốn làm được điều
này, giáo viên cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:
Soạn bài, nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp.
Vận dụng các phương pháp đổi mới vào giảng dạy, đặc biệt là sử dụng
các phương tiện dạy học trực quan và lồng ghép hiện tượng thực tiễn vào dạy
học mơn Hóa học.
Tìm hiểu và nghiên cứu các hiện tượng thực tế có liên quan đến bài học

từ đó có kế hoạch vận dụng vào bài học ở thời điểm thích hợp. Đây là vấn đề
chính của đề tài mà tôi đã nghiến cứu và áp dụng trong nhiều năm nay.
1

skkn


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay việc dạy học phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh trung học phổ thơng cịn chưa thực sự được chú trọng. Đa số giáo
viên còn chú ý nhiều đến kiến thức và nặng về rèn năng lực giải toán cho để phù
hợp cho học sinh tham gia thi THPT.
Trong quá trình dạy học mơn Hóa học nếu khơng chú trong lồng ghép kiến
thực thực tiễn vào dạy học dẫn tới học sinh sẽ không đạt hiệu quả cao đối với
các bài thi ĐGNL và ĐGTD do các trường đại học tổ chức theo hình thức thi
mới.
Vì vậy, tơi thấy rằng vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm trên là rất cần thiết
cho giáo viên bậc THPT và giúp học sinh nâng cao hứng thú học tập mơn Hố
học và phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn đời sống.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Lồng ghép hiện tượng thực tiễn trong dạy học mơn Hố học được thực hiện
bằng 3 giải pháp sau:
Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thực tế thơng qua các bài
tập tính tốn.
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lĩnh hội
được vấn đề liên quan để tính toán thực tế gần gủi với cuộc sống như hiệu suất,
độ tinh khiết, độ rượu, độ dinh dưỡng của phân bón, độ cứng của nước.... Muốn
giải được bài tốn hóa học thực tế học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức
cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì và cách giải vấn đề như thế nào?
Giáo viên nên áp dụng các bài toán hoá học thực tế vào phần củng cố bài

học hoặc bài luyện tập, ôn tập chương. Dạng bài tập này thường liên quan đến
hiệu suất quá trình sản xuất.
Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thực tế qua các phản ứng
hóa học cụ thể trong bài học.
Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu
và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học như:
Hiện tượng mưa axit
Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động ở núi đá vôi
Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc từ sâu tới muôi trường
Dùng giấm ăn khử mùi tanh của cá…
Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thực tế thay cho lời giới
thiệu bài giảng mới.
Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi
mang tính khôi hài hay một hiện tượng thực tế mà hàng ngày học sinh vẫn
thường gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình tiếp
thu bài học. Điều này giáo dục học sinh quan tâm đến nhân sinh quan, thế giới
quan và biết tôn trọng, bảo vệ môi trường sống.
2.4. Lồng ghép một số hiện tượng thực tế vào dạy học mơn Hóa học ở
trường THPT
2.4.1. Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thơng qua
các bài tập tính tốn
Bài tập 1:
2

skkn


Nội dung đề
Trên các bao phân bón hóa học thường có ghi các con số, vậy các con số đó
có ý nghĩa như thế nào?

Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BÓN HÓA HỌC” – phần phân hỗn hợp
và phân phức hợp – hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập giúp học sinh hiểu ý nghĩa của các con số trên bao phân hóa học,
xác định được độ dinh dưỡng của các loại phân chứa trong đó và có thể tính
khối lượng phân cần bón cho một diện tích đất.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
- Cách đánh giá độ dinh dưỡng các
loại phân đạm, lân, kali.
- Qui ước cách ghi các con số trên
một loại phân đơn hay phân hỗn hợp.
Phương pháp: phương pháp
đàm thoại.
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi
sau:
1. Độ dinh dưỡng của phân đạm, phân
lân, phân kali được đánh giá như thế
nào?
2. Một loại phân urê có ghi 46%N,
điều đó có ý nghĩa gì?
3. Một loại phân hỗn hợp N – P – K
có ghi các con số 15 – 8 – 6. Em hãy
giải thích ý nghĩa của các con số đó.

Kết quả
Trên các bao phân hóa học hoặc các

bản hướng dẫn thường ghi các con
số, đó là các con số chỉ rõ hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong phân.
Theo qui ước quốc tế, độ dinh duỡng
của phân đạm tính theo % khối lượng
nitơ, phân lân tính theo % khối lượng
P2O5 và phân kali tính theo % khối
lượng K2O.
Ví dụ: Trên bao phân ure ghi 46% N,
có nghĩa là 1kg urê có 460 gam nitơ.
Cũng theo qui ước quốc tế, trên các
bao phân hỗn hợp có nhiều ngun tố
thì độ dinh dưỡng của các nguyên tố
được ghi bằng các con số theo đúng
thứ tự.
Ví dụ: Một loại phân bón N – P – K
có ghi 15-6-8 có nghĩa là nó chứa
15%N, 6% P2O5 và 8% K2O.

Bài tập 2:
Nội dung đề
Tính khối lượng bột gạo (chứa 80% tinh bột) cần dùng để điều chế 4,0 lít
ancol etylic 500 ( khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ cm3). Biết hiệu suất cả
quá trình bằng 75%.
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng khi dạy bài:
Ơn tập “CACBOHIĐRAT” – Hoá học lớp 12
“ANCOL” – phần điều chế và bài tập – hóa học 11 (chương trình cơ
bản).
Ý nghĩa thực tiễn

Bài tập giúp học sinh hiểu ý nghĩa độ rượu và tính khối lượng nguyên liệu
3

skkn


khi biết hiệu suất và khối lượng sản phẩm.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
- Độ rượu D0.
- Phản ứng lên men tinh bột.
Phương pháp: phương pháp
dạy học nêu vấn đề.
-Tính khối lượng C2H5OH
-Viết phương trình hố học và tìm hệ
số liên hệ của tinh bột và C2H5OH.
-Tính khối lượng bột gạo
-Liên hệ thực tế với giá cả thị trường

Kết quả
Độ rượu là số ml C 2H5OH có trong
100 ml dung dịch rượu.
D0 =
= (4.103: 100).50. 0,8 = 1600
gam
(C6H10O5)n + nH2O
nC6H12O6
(1)

C6H12O6
2C2H5OH + 2CO2 (2)
Từ (1) và (2): C6H10O5
2C2H5OH (3)
mbột gạo = (1600: 92.162):0,8:0,75 =
4695.65 gam 4,7 kg

Bài tập 3:
Nội dung đề
Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho
ta 100 lít rượu vang 10o. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic
có khối lượng riêng 0,8g/ml.
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng khi dạy bài:
“ANCOL” – phần điều chế và bài tập – hóa học 11 (chương trình cơ
bản).
Ơn tập “CACBOHIĐRAT” – Hố học lớp 12
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết
Trong thực tế có thể sản xuất ancol etylic từ một số loại trái cây như: nho,
sơ ri, dứa….
Tính khối lượng đường glucozơ hay khối lượng trái cây cần thiết để pha
được một thể tích ancol xác định hay khối lượng ancol thu được khi đi từ một
lượng nguyên liệu đã dùng ban đầu.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học Thể tích ancol nguyên chất là
100.10
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
Vn/c = 100

= 10 lit
- Phương trình hóa học của phản ứng → Khối lượng ancol nguyên chất là
lên men glucozơ.
mn/c = V.d = 10.1000.0,8 = 8000g =
- Các cơng thức tốn hóa học: độ 8kg
rượu, thể tích, khối lượng, hiệu suất… Ta có: C6H12O6 → 2C2H5OH
Hình thức tổ chức: hoạt động
M = 180
2.46
nhóm “rì rầm”.

m=?
8kg
4

skkn


180.8
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm
2.46 = 15,652kg
nhỏ (2 – 3 học sinh).
→ m=
- Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết H = 95% → Khối lượng glucozơ
thời gian được phép thảo luận.
có trong trái nho là
- Học sinh thảo luận và trình bày kết
100
15,652.
quả.

95 = 16,476 kg
m glucozo =
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết
luận.

Bài tập 4:
Nội dung đề
Cho biết để đưa 1 gam nước lên 1oC cần 4,184 J. Muốn đun sơi 1 lít nước
từ 25oC lên 100oC cần đốt bao nhiêu lít butan (ga đun bếp) ở đktc, biết rằng 1
mol butan cháy toả ra 2870,2 kJ, khối lượng riêng của nước 1g/ml?
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “ANKAN” – phần bài tập – hóa học 11 (chương
trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết
Khí ga được sử dụng trong đun nấu hằng ngày là butan → một trong
những ứng dụng của ankan là dùng làm nhiên liệu.
Quá trình đốt cháy các ankan là q trình tỏa nhiệt.
Tính lượng nhiên liệu cần thiết phải sử dụng cho một hoạt động thực tiễn,
khơng lấy q dư sẽ gây lãng phí nhiên liệu, không lấy quá thiếu sẽ làm giảm
hiệu quả của hoạt động sản xuất → hình thành ý thức bảo vệ các nguồn
nguyên liệu, nhiện liệu, bảo vệ môi trường.
Phân tích và tổ chức hoạt
Kết quả
động
Muốn trả lời câu hỏi này, Nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1 oC cần
học sinh cần phải chuẩn bị một 4,184 J
→ để nâng nhiệt độ của 1 gam nước từ
số kiến thức:
- Các cơng thức tốn học: tính 25oC lên 100oC cần tiêu tốn năng lượng là

thể tích khí ở điều kiện chuẩn,
4,184.75 = 313,8J

qui luật tam suất…
để nâng nhiệt độ của 1lit nước =
Hình thức tổ chức: hoạt 1000 gam nước từ 25oC lên 100oC cần tiêu
động nhóm “rì rầm”.
tốn năng lượng là
- Giáo viên chia lớp thành các 313,8J . 1000 = 313800J = 313,8kJ
nhóm nhỏ (2 – 3 học sinh).
Mặt khác: 1 mol butan cháy sinh ra
- Giáo viên nêu câu hỏi và cho 2870,2KJ
313 , 8
biết thời gian được phép thảo
luận.
→ để có 313,8kJ thì cần đốt 2870 , 2 =
- Học sinh thảo luận và trình 0,1093 mol
bày kết quả.
→ Thể tích butan cần đốt là
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
0,1093.22,4 = 2,448 lit.
- Giáo viên nhận xét và rút ra
5

skkn


kết luận.
Bài tập 5:
Nội dung đề

Tính khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn thu được khi lên men 1 lít
rượu 80. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml và giả sử phản ứng lên
men giấm đạt hiệu suất 80%.
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “AXIT CACBOXYLIC” – phần bài tập – hóa học
11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết
Trong thực tế, người ta sản xuất giấm ăn từ ancol etylic.
Tính khối lượng giấm ăn có thể thu được từ một lượng ancol xác định
hay khối lượng ancol cần lấy để sản xuất ra một lượng giấm ăn cần thiết.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
- Phương trình hóa học của phản ứng
lên men giấm.
- Các cơng thức tốn hóa học như: Độ
rượu, thể tích, khối lượng…
Hình thức tổ chức: hoạt động
nhóm “rì rầm”.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm
nhỏ (2 – 3 học sinh).
- Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết
thời gian được phép thảo luận.
- Học sinh thảo luận và trình bày kết
quả.
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết
luận.


Kết quả
Thể tích ancol nguyên chất là
8.1
Vn/c = 100 = 0,08 lit
→ Khối lượng ancol nguyên chất là
MC2H5OH = V.d = 0,08.1000.0,8 = 64 g
Ta có:
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
46 gam
60 gam

64 GAM
x=?
64.60
→ x = 46
= 83,48g.

Bài tập 6:
Nội dung đề
Tính khối lượng phân cần bón cho 1 diện tích đất trồng trong các trường
hợp sau:
a. Tính khối lượng phân ure 46%N cần bón để cung cấp 150 kg nitơ cho 1
hecta lúa nơng nghiệp.
b. Tính khối lượng phân đạm amoni nitrat chứa 94,5% NH 4NO3 cần bón
cho 5 hecta khoai tây, biết rằng 1 hecta khoai tây cần 60 kg nitơ.
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BĨN HĨA HỌC”– phần bài tập – hóa
6

skkn



học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập giúp học sinh tính khối lượng phân cần lấy để bón cho một diện
tích đất canh tác; khơng lấy q nhiều – gây lãng phí và phá hủy mơi trường;
cũng khơng lấy ít – sẽ cung cấp thiếu chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học a. Ta có:
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
(NH2)2CO → 2N
thức:
60 kg
28 kg
- Cách đánh giá độ dinh dưỡng phân
x (%)
46%
đạm (%mN).
- Cơng thức tốn học.
→ x=
98,57 %.
Hình thức tổ chức: hoạt động
nhóm
326,092 kg
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nên mure =
nhỏ (4 học sinh).
- Giáo viên đưa câu hỏi thông qua b. Khối lượng nitơ cần cho 10 hecta
là:
phiếu học tập.

5 x 60 = 300 (kg)
- Giáo viên thơng báo thời gian thảo
Ta có: NH4NO3 → 2N
luận.
80
2.14
kg
- Học sinh thảo luận và trình bày bài

y=?
300kg
giải vào phiếu học tập.
- Học sinh trình bày kết quả trên
→ y=
857,14 kg
bảng.
→ Khối lượng đạm moni nitrat cần
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết là
luận.
907,03 kg
Bài tập 7:
Nội dung đề
Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca 2+ hoặc Mg2+
trong 1,0 lít nước. Một loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca 2+, HCO3- và
Cl-. Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch chứa
NaOH a(M) và Na3PO4 0,2M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+) và 6,1
gam kết tủa. Số đơn vị độ cứng có trong nước cứng đó bằng bao nhiêu?
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng khi dạy bài “Nước cứng”– phần bài tập – hóa học 12

Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập giúp học sinh biết cách xác định số đơn vị độ cứng của nước từ đó
phân biệt được nước cứng và nước mềm.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học Nước cứng là nước chứa nhiều ion
7

skkn


sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
- Nước cứng-nước mềm
- Cơng thức tốn học.
Hình thức tổ chức: hoạt động
nhóm
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm
nhỏ (4 học sinh).
- Giáo viên đưa câu hỏi thông qua
phiếu học tập.
- Giáo viên thông báo thời gian thảo
luận.
- Học sinh thảo luận và trình bày bài
giải vào phiếu học tập.
- Học sinh trình bày kết quả trên
bảng.
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết
luận.


Mg2+, Ca2+
Nước mềm là nước chứa ít hoặc
khơng chứa ion Mg2+, Ca2+
Phương trình hố học
OH- + HCO3CO32- + H2O (1)
CO32- + Ca2+
CaCO3 + H2O
32+
2PO4 + 3Ca
Ca3(PO4)2
(3)
Từ (1), (2), (3) thì:
6,1 gam gồm: CaCO3: 0,1a mol
Ca3(PO4)2: 0,01 mol
6,1 = 100.0,1a + 310.0,01 nên a =
0,3
nCa2+ = 0,1a + 0,03 = 0,06 mol
CM (Ca2+) = n : V = 0,06 : 10 = 0,006
(M)
Số đơn vị độ cứng của loại nước cứng
là: 0,006.1000: 0,5 = 12

2.4.2. Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các
phản ứng hóa học cụ thể trong bài học.
Bài tập 1:
Nội dung đề
Khi dây có điện bị đứt và rơi xuống ao, hồ, sông, suối, nếu chúng ta đụng
vào nước đó sẽ bị điện giật. Như vậy, nước trong ao, hồ, sơng, suối có khả năng
dẫn điện. Giải thích vì sao?


8

skkn


Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “Sự điện
li” – hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp
học sinh
Vận dụng những kiến thức đã
học để giải quyết một số vấn đề có liên
quan đến hóa học trong cuộc sống, từ
đó thấy hóa học rất gần với cuộc sống.
Biết tránh xa dịng nước có nhiễm điện để bảo vệ bản thân.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Để trả lời câu hỏi này, học sinh
cần phải chuẩn bị một số kiến thức:
- Khái niệm về dịng điện.
- Nước trong ao hồ sơng suối khơng
tinh khiết, có chứa một số loại ion
kim loại trong đó.
Phương pháp: phương pháp đàm
thoại. GV có thể sử dụng hệ thống câu
hỏi sau:
1. Hãy nhắc lại khái niệm dòng diện.
2. Nước trong ao, hồ, sơng, suối có
phải là nước tinh khiết hay khơng?
3. Ngồi những vi sinh vật, chất bẩn

thì trong nước cịn chứa những ion
kim loại nào? Từ đó hãy kết luận vì
sao nước ao, hồ, sơng, suối dẫn được
điện.

Kết quả
Dịng điện là dịng chuyển dời có
hướng của các hạt mang điện tích.
Nước trong ao, hồ, sơng, suối khơng
tinh khiết như nước cất mà nó chứa
một số muối khống của ion kim loại
như Fe3+, Ca2+, Mg2+…Chính sự tồn
tại của những hạt mang điện tích này
là nguyên nhân gây nên tính dẫn điện.
Có rất nhiều đi đánh bắt cá bằng kích
điện đã bị điện giật tử vòng

Bài tập 2:
Nội dung đề
Từ một lượng nhỏ bột mì, người ta có thể làm ra một ổ bánh bao lớn vì
trong quá trình nhào bột họ đã trộn vào đó một loại bột đó là bột nở. Vậy bột nở
là gì, có vai trị gì và được bảo quản như thế nào?

Phạm vi sử dụng
9

skkn


Có thể sử dụng trong bài “AMONIAC – MUỐI AMONI” – phần phản ứng

nhiệt phân của muối amoni – hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh biết
Vai trò của bột nở trong sản xuất thực phẩm – là làm tăng độ xốp cho một
số sản phẩm như bánh mì, bánh bao…..
Cách bảo quản bột nở, làm giảm quá trình phân hủy bột nở ở điều kiện
thường.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học Bột nở có cơng thức hóa học là
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến NH4HCO3, được sử dụng trong công
thức:
nghiệp thực phẩm để làm tăng độ xốp
- Thành phần hóa học của bột nở.
cho bánh.
- Sơ lược quá trình làm bánh mì, bánh Ngay ở nhiệt độ thường, muối amoni
bao…
hidrocacbonat đã bị phân hủy chậm
- Tính chất dễ phân hủy của tạo thành NH3 và CO2 theo phương
NH4HCO3 ở điều kiện thường.
trình
- Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ NH4HCO3
NH3 + H2O + CO2
Sa-tơ-li-ê.
Vì vậy, để bảo quản và làm giảm quá
Phương pháp: phương pháp trình phân hủy bột nở, người ta tiến
đàm thoại.
hành cho NH4HCO3 vào ½ bình nhựa
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau đó nén đầy khí CO2.
sau:
Lí do: Khí CO2 mới thêm vào sẽ làm

1. Bột nở có cơng thức hóa học là gì, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều
được sử dụng để làm gì?
nghịch, làm NH4HCO3 ít bị phân hủy.
2. Ở điều kiện thường, muối amoni
hidrocacbonat có bền khơng?
Nabica (thuốc muối): NaHCO3 cũng
3. Hãy viết phương trình phân hủy được dùng làm bột nơ
NH4HCO3.
4. Trong thực tế, để làm giảm quá
trình phân hủy amoni hidrocacbona ta
phải làm gì? (vận dụng ngun lí
chuyển dịch cân bằng).
Bài tập 3:
Nội dung đề
Thuốc diệt chuột là chất gì?
Nếu sau khi ăn thuốc mà khơng
có nước uống thì chuột chết mau
hơn hay lâu hơn?
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài
“PHOTPHO” – phần tính chất
hóa học – hóa học 11 (chương
trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập
10

skkn


giúp học sinh biết

Thành phần hóa học của thuốc diệt chuột, và chuột chết không phải do
Zn3P2 mà do PH3 gây ra.
Giải thích được kinh nghiệm trong dân gian là khi đặt thuốc diệt chuột ta
nên để nước bên cạnh nhằm làm cho chuột chết mau hơn.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:
- Thành phần hóa học của thuốc diệt
chuột.
- Kẽm photphua là chất dễ bị thủy
phân và sinh ra PH3 là khí độc.
Phương pháp: phương pháp
đàm thoại.
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi
sau:
1. Thuốc diệt chuột có thành phần hóa
học là gì?
2. Chuột chết vì kẽm photphua hay vì
một chất nào khác?
3. Chất khí PH3 sinh ra từ quá trình
gì?
4. Quá trình thủy phân Zn3P2 cần phải
có nước. Vậy nếu nước càng nhiều thì
chuột càng mau hay lâu chết?
5. Nếu sau khi ăn phải thuốc mà chuột
khơng uống nước thì nó có bị chết hay
khơng?

Kết quả

Thuốc diệt chuột có thành phần chính
là kẽm photphua (Zn3P2). Sau khi ăn,
Zn3P2 bị thủy phân mạnh, tạo thành
khí PH3 (photphin) rất độc và chính
khí này đã giết chết chuột.
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3
Quá trình thủy phân kẽm photphua
làm hàm lượng nước trong cơ thể
chuột giảm; nó khát và đi tìm nước.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể
chuột thì PH3 thốt ra càng nhiều và
chuột càng nhanh chết. Nếu khơng có
nước, chuột sẽ lâu chết hơn.

Bài tập 4:
Nội dung đề
Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?

11

skkn


Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “PHOTPHO” – phần trạng thái tự nhiên – hóa học
11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh
Giải thích hiện tượng “ma trơi” trong đời sống, tránh tình trạng mê tín, sợ
sệt trong dân gian, làm cho cuộc sống trở nên lành mạnh hơn.
Phân tích và tổ chức hoạt động

Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học Trong xương của người hay động vật
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến có chứa một hàm lượng photpho. Khi
thức:
người và động vật chết đi, một phần
- Photpho không chỉ có trong một số photpho bị chuyển thành khí PH3
loại quặng mà cịn có trong răng, (photphin). Khi có lẫn một chút khí
xương, mơ thần kinh của động vật.
P2H4 (điphotphin), khí PH3 tự bốc
- Khi có lẫn một chút khí điphotphin, cháy ngay trong điều kiện thường tạo
khí PH3 tự bốc cháy ở điều kiện thành khối cầu khí bay trong khơng
thường.
khí – và khối cầu đó được người ta
Phương pháp: phương pháp gọi là “ma trơi”. Như vậy, ma trơi chỉ
đàm thoại.
là tên gọi “mê tín” cho một hiện
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi tượng khoa học.
sau:
Nghĩa trang là nơi chôn cất người đã
1. Em đã nghe thấy hay gặp “ma trơi” qua đời, và vì vậy người ta thường
bao giờ chưa?
gặp “ma trơi” ở các nghĩa trang và
2. “Ma trơi” hay gặp ở đâu?
điều đó càng thêu dệt nên nhiều yếu
3. Theo em, “ma trơi” có thật khơng tố li kì và kịch tính.
hay chỉ là một hiện tượng khoa học có
thể giải thích được.
4. Em hãy giải thích nguyên nhân gây
nên hiện tượng “ma trơi”.
Bài tập 5:

Nội dung đề:
Lúa chiêm ngấp nghé đầu bờ
Nghe tiếng sấm dậy, phất cờ nổi lên.

12

skkn


Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu ca dao trên?
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “PHÂN BĨN HĨA HỌC” – phần phân đạm –
hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn
Đây là câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn thấy rõ trong đời sống, giúp
học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể tự quan sát, tự kiểm nghiệm trong đời
sống.
Thơng qua bài tập này, học sinh nhận thấy mối quan hệ giữa hóa học với
các mơn khoa học khác (ví dụ như văn học…), giữa hóa học với thiên nhiên và
hóa học thực sự rất gần với cuộc sống con người.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức:
- Trạng thái tự nhiên của nitơ (~ 80%
khơng khí).
- Điều kiện để nitơ phản ứng với oxi.
- Quá trình chuyển hóa từ N2 → NO
→ NO2 → NO3-.
- NO3- cung cấp nguyên tố nitơ (phân
đạm).

Hình thức tổ chức: hoạt động
nhóm “rì rầm”.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ
(2 – 3 học sinh).
- Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết thời
gian được phép thảo luận.
- Học sinh thảo luận và trình bày kết
quả.
- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.

skkn

Kết quả
Khơng khí chứa ~ 80% khí N2 và
~ 20% khí O2. Ở điều kiện
thường, do có chứa liên kết ba bền
vững nên nitơ bền, kém hoạt
động, không phản ứng với khí oxi.
Khi có sấm chớp (tia lửa điện),
nitơ trở nên hoạt động và kết hợp
với oxi theo phương trình N2 + O2
2NO. Khí NO mới sinh ra tiếp
tục bị oxi hóa thành NO2 và sản
phẩm này sẽ tan vào nước mưa,
theo nước mưa rơi xuống và như
thế sẽ cung cấp thêm nguyên tố
nitơ – phân đạm cho đất, nhờ đó
mà lúa phát triển tốt, cho năng
suất cao.

Hàng năm, hiện tượng này có thể
cung cấp 6−7 kg nitơ cho một
mẫu đất.
13


Bài tập 6:
Nội dung đề
Để khử mùi cơm khét hay
mùi hơi của tủ lạnh, ta phải làm
gì, vì sao?
Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài
“CACBON” – phần tính chất vật
lí – hóa học 11 (chương trình cơ
bản).
Ý nghĩa thực tiễn
Bài tập giúp học sinh biết áp
dụng trong thực tế để khử mùi
khét của cơm hay mùi hôi của tủ lạnh ta có thể dùng các mẩu than nhỏ.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Kết quả
Muốn trả lời câu hỏi này, học sinh cần Than củi xốp có khả năng
phải chuẩn bị một số kiến thức:
hấp phụ màu và mùi. Khi
- Tính chất vật lí của than: có khả năng hấp cơm bị khét hay tủ lạnh bị
phụ màu và mùi rất mạnh.
hôi, ta cho vào một mẩu
Phương pháp: phương pháp đàm thoại. than nhỏ để than hấp phụ và
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:

loại bớt mùi khó chịu.
1. Khi cơm bị khét, chúng ta phải làm gì để
mất mùi?
2. Vì sao than lại được sử dụng để loại mùi
khét?
Bài tập 7:
Nội dung đề
Nước đá khơ là gì? Nó được sử dụng để làm gì?

Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” – phần tính chất vật lí
của cacbon đioxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn
14

skkn


Bài tập giúp học sinh biết tính chất
thực tiễn.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến thức:
- Tính chất vật lí của CO2 khi ở trạng
thái rắn.
- Ứng dụng của CO2 rắn trong thực tế.
Phương pháp: phương pháp đàm
thoại.
GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
1. Nước đá khơ là gì?

2. Nước đá khơ có tính chất vật lí nào
đặc biệt?
3. Dựa vào tính chất vật lí đó người ta sử
dụng nước đá khơ để làm gì?

và ứng dụng của nước đá khơ trong
Kết quả
Nước đá khơ là tên gọi của CO2 ở
trạng thái rắn, nó là một khối
trắng, có khả năng thăng hoa và
tạo mơi trường lạnh khơng có hơi
ẩm.
Nước đá khơ thường được sử dụng
để tạo môi trường lạnh trong vận
chuyển, bảo quản hoa quả, thực
phẩm trong thời gian dài vì nó có
thể tạo hơi lạnh nhưng không tạo
hơi ẩm làm hoa quả không bị thối,
thực phẩm không bị mốc.

Bài tập 8:
Nội dung đề
Tục ngữ Việt Nam có câu “Nước chảy đá mịn”, câu này mang hàm ý của
khoa học hoá học như thế nào?

Phạm vi sử dụng
Có thể sử dụng trong bài “HỢP CHẤT CỦA CACBON” – phần tính chất
hóa học của cacbon đioxit – hóa học 11 (chương trình cơ bản).
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tập giúp học sinh hiểu
Ứng dụng của khoa học, của câu tục ngữ, làm cho hoá học trở nên gần

gũi, có hồn văn hơn.
Nguyên nhân đá bị mịn khi có dịng nước chảy qua.
Trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong xây dựng phải để ý, quan tâm
đến hiện tượng này để làm giảm nguy cơ hủy hoại các cơng trình.
Phân tích và tổ chức hoạt động
Muốn trả lời câu hỏi này, học
sinh cần phải chuẩn bị một số kiến
thức:

Kết quả
Đá thường chứa CaCO3 và câu tục
ngữ trên có thể được giải thích theo
hai cách:
15

skkn


- Ngun lí chuyển dịch cân bằng Lơ
Sa-tơ-li-ê.
- Đá vơi có thể tan trong nước có khí
CO2.
Hình thức tổ chức: hoạt động
nhóm “rì rầm”.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm
nhỏ (2 – 3 học sinh).
- Giáo viên nêu câu hỏi và cho biết
thời gian được phép thảo luận.
- Học sinh thảo luận và trình bày kết
quả.

- Các nhóm bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết
luận.

Cách 1:
Khi nước chảy qua, đá sẽ bị phân li
theo phương trình:
CaCO3
Ca2+ + CO32- (*)
Và nước sẽ cuốn các ion Ca2+, CO32theo dòng chảy. Kết quả là lượng ion
Ca2+, CO32- sẽ giảm và cân bằng (*)
chuyển dịch theo chiều thuận nên
theo thời gian nước chảy qua đá sẽ
mịn dần.
Cách 2:
Có thể giải thích bổ sung thêm
ngun nhân khác: Vì trong nước có
lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng:
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2
trơi theo, qua thời gian đá sẽ bị mịn
dần.
Hiện tượng này thường thấy ở những
phiến đá có những dịng chảy đi qua
và nếu không để ý, trong xây dựng sẽ
bị ảnh hưởng rất nhiều.

2.4.3. Hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho
lời giới thiệu bài giảng mới.
Ví dụ 1: Chương 6 (Lớp 10) : OXI - LƯU HUỲNH

Bài 29 : OXI – OZON
“Loài người sẽ như thế nào nếu thiếu khí Oxi”?
Chúng ta có thể nhịn đói vài ngày, nhịn khát nhiều giờ, nhưng khơng thể
nhịn thở trong 1 giờ. Và khí cần cho sự hơ hấp của con người, động vật chính là
oxi. Đó là lí do tại sao các phi hành gia phải đeo bình oxi khi đi vào vũ trụ, các
thợ lặn phải đeo bình dưỡng khí khi lặn
xuống biển. Một vai trị khơng kém phần
quan trọng nữa của oxi chính là khí cần
cho sự cháy.
Ngoài việc bảo vệ con người chống
lại động vật hoang dã, lửa hẳn đã giúp
người xưa nấu thức ăn, sưởi ấm mùa đơng
và có lẽ trong cả việc cả việc cải tiến vũ
khí. Việc sử dụng lửa làm cho đời sống
của xã hội loài người trở nên phong phú.
Vì vậy nếu khơng có oxi hẳn sẽ khơng có
tồn tại và phát triển của loài người
Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa
16

skkn


thạch, các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải, nạn đốt rừng làm rẫy
của con người đã tiêu hao 1 lượng đáng kể oxi trong khí quyển và tạo ra 1 lượng
CO2 khổng lồ. Các hoạt động tự nhiên của hàng trăm núi lửa trên trái đất cũng
làm tiêu hao oxi.
Người ta tính được rằng 1 máy bay phản lực đường dài từ châu Mỹ đến
châu Âu đã tiêu thụ 40 tấn xăng, đốt cháy gần 90 tấn oxi trong khơng khí, tương
đương với khối lượng oxi của 3000 ha rừng sản sinh trong 1 ngày. Và 1 chiếc ơ

tơ chạy 1000 km thì đốt cháy khối lượng oxi cần cho 1 người sống cho 1 năm.
Gần 80% lượng oxi trong khí quyển do tảo sống trong biển và đại dương
chuyển vào. Chỉ có 20% là do thực vật trên cạn cung cấp. Vì thế mà đại dương
thường được coi là “lá phổi” của Trái Đất.
Chúng ta nghiên cứu bài“OXI-OZON”
Ví dụ 2: Chương 5 (Lớp 12) : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Bài 20: ĂN MÒN KIM LOẠI
“Cột sắt không gỉ - Lời thách thức khoa học”
Trước đây, những
khách du lịch đến Đê-li
thường ghé thăm một cột
trụ cao trước lối vào nhà
thờ Hồi giáo và cố sức
ơm vịng quanh thân cột.
Cây cột này thân trịn,
cao 7,3m (1m chìm dưới
đất), đường kính giảm
dần từ 48cm ở chân tới
29cm trên đỉnh, nặng xấp
xỉ 6,5 tấn. Cột chạm khắc
nhiều hoa văn cầu kì.
Theo tín ngưỡng địa phương nếu ai ơm trọn được thân cột sẽ gặp may mắn, nên
khách tham quan đều háo hức thử.  Tuy nhiên chính quyền lo sợ cây cột quý bị
ảnh hưởng nên đã dựng hàng rào bao quanh thân cột.
Điều khiến người ta kinh ngạc nhất là, cây sắt này chứa đến 98% sắt rèn,
vậy mà trải qua 1.600 năm, đứng lộ thiên dưới khí hậu khắc nghiệt người ta
không hề thấy một vết gỉ sét nào trên cột, kể cả những hoa văn và chữ viết nhỏ
nhất.
Gần đây, bí mật mới được sáng tỏ. Các nhà khoa học Ấn Độ đã phát hiện ra
rằng một lớp màng mỏng, là hợp chất của sắt, oxy và hyđro đã bảo vệ cây cột

này. Lớp bảo vệ này hình thành 3 năm sau khi cây cột ra đời và dần dày lên với
tốc độ rất chậm, tính tới nay sau 1.600 năm nó mới dày 1/20mm. Một điều quan
trọng nữa là phốtpho trong sắt chiếm tỉ lệ 1% (ngày nay chỉ có 0,05%), chính là
chất xúc tác quyết định để phản ứng tạo màng xảy ra. Tỉ lệ phốt pho đặc biệt cao
này có thể lí giải được vì xưa kia người Ấn Độ sử dụng than củi - loại vật liệu
chứa nhiều phôtpho - để luyện sắt. Những thợ rèn Ấn Độ cổ đại chắc không thể
ngờ cách luyện kim của họ đã tạo ra một thành công ngoài sự mong muốn.
Chúng ta tự hỏi tại sao những vật dụng bằng Sắt xung quanh chúng ta rất
17

skkn


dễ bị gỉ sét cịn cột Sắt Đeli thí khơng? Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sau khi nghiên
cứu bài “ĂN MỊN KIM LOẠI”.
Ví dụ 3: Chương 2 (Lớp 11) : NITƠ-PHOTPHO
Bài 9: AXIT NITRIC
“Câu chuyện mưa axit”. (kèm phim hoặc tranh ảnh minh họa)
Mưa axit là một hồi
chuông báo động cho nền
văn minh hiện đại mà con
người tự mình làm xấu môi
trường. Mưa axit lần đầu tiên
được phát hiện năm 1959 do
phát hiện một số ao hồ các
loài cá bỗng nhiên biến mất.
Hiện nay mưa axit là
nguồn ô nhiễm chính ở một
số nơi trên thế giới.Mưa axit
làm mùa màng thất thu và

phá hủy các cơng trình xây
dựng, các tưng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành
phần chính là CaCO3)
Một trong những axit
được sản sinh trong các cơn
mưa axit chính là axit nitric
được sản sinh ra từ các oxit
nitơ thải ra từ giao thơng và
nhà máy. Giáo viên giải
thích q trình oxit nitơ thải
ra từ nhà máy dẫn tới mưa
axit rồi dẫn vào bài.
Ví dụ 4: Chương 5 (Lớp 10) : NHÓM HALOGEN
Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO
“Tại sao nên dùng nước tẩy Gia ven khi tẩy áo trắng? ”
Nước tẩy Gia ven là một trong những sản phẩm rất được ưa chuộng tại thị
trường Việt Nam. Gia ven là tên 1 thành phố của Pháp , nơi đó lần đầu tiên nhà
bác học Béc-tơ-lê đã điều chế thành công hỗn hợp này.
Tại sao Gia ven được dùng làm nước tẩy trắng quần áo, tẩy uế chuồng
trại, khử trùng hồ bơi?

18

skkn


Khử trùng nước bể bởi của nước hồ bơi của Gia ven 30% (hố chất bể bơi)

Để giải thích và hiểu rõ vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài “SƠ
LƯỢC CÁC HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO”

2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua triển khai sáng kiến này trong những năm học vừa qua, tơi cũng đã thu
được những kết quả đáng khích lệ
Đối với hoạt động giáo dục:
Kết quả thực nghiệm.
Đối tượng thực nghiệm: Học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn.
Cách thức thực hiện: Tiến hành lồng ghép hiện tường thực tế vào dạy
học cho các lớp 12T1, 10S , còn hai lớp 12I và 11T2 khơng vận du. Sau đó cho
học sinh các lớp trên làm cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm 40 (trong đó có 10
câu liên hệ thực tế) trong thời gian 50 phút kết quả như sau:
Điểm
Điểm từ 5
Điểm từ 6,5
Ghi
Điểm trên 8

dưới 5
đến dưới 6,5
đến dưới 8
chú
Lớp
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL

%
12T1 35
1
2,86
5
14,29 14
40,00 15 42,86
10S 36
2
5,56
7
19,42 15
41,67 12 33,33
12I
36
5 13,89 10 27,78 17
47,22
4 11,11
11T2 35
6 17,14 12 34,29 15
42,86
2
5,71
19

skkn


Thông qua kết quả thực nghiệm đã bước đầu khẳng định được tính đúng về
nội dung của đề tài

Sáng kiến đã được học sinh đón nhận rất nhiệt tình và hào hứng. Sáng kiến
đã giúp cho tiết học mơn Hố học trở nên gần gũi với thiên nhiên, môi
trương…, các em học sinh được tìm tịi và tự lập giải quyết những vấn đề trong
thực tế cuộc sống. Do đó, các em hiểu biết sâu sắc về bài học và biết vận dụng
kiến thức từ bài học vào thực tế, u thích mơn học hố hơn, làm cho mơn hố
khơng cịn mang nặng tính lí thuyết. Đặc biệt nó giúp cho các em học sinh
trường THPT chuyên Lam Sơn tiếp cận với phương pháp học mới.
Đối với bản thân: tôi đã trang bị cho mình hệ thống giáo án một cách đầy
đủ và khoa học những bài dạy chất lượng và được nhiều học sinh u thích. Nên
q trình lên lớp tơi có những tiết dạy đạt chất lượng cao và phù hợp với chương
trình đổi mới giáo dục.
Đối với đồng nghiệp và nhà trường: tôi đã nhận được nhiều thơng tin
phản hồi tích cực từ các đồng nghiệp khi dạy trên trường rất nhiều ý kiến tán
thành và ủng hộ sáng kiến này. Như vậy, tơi đã có được một bức tranh tồn cảnh
về góp ý cho sáng kiến này, và đây là cơ sở để ngày một hoàn thiện hơn nữa
sáng kiến.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Muốn nâng cao hiệu quả dạy học mơn Hóa học thì người giáo viên phải
ln xác định rõ vai trị của mình trong một tiết dạy đó là giáo viên đóng vai trò
là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm của q trình lĩnh hội kiến thức.
Mặt khác, Hóa học là mơn học thực nghiệm, gắn liền lí thuyết với thực
tiễn. Do đó, qua bài học học sinh phải thấy được sợi dây liên kết gần gũi giữa
thực tiễn và những kiến thức trong bài học để lí thuyết khơng trở nên khô khan
và xa dời thực tế.
Đặc biệt ngày nay, khi có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá học sinh thì
việc lồng ghép các hiện tượng thực tế vào bài dạy là vô cùng cần thiết.
Sáng kiến này với hi vọng là tiền đề cho những đổi mới tương tự trong việc
dạy học hóa học nói riêng và các mơn học trong nhà trường phổ thơng nói chung
trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh để “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”.

3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu và áp dụng cho học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn tôi
thu được hiệu quả nhất định, để học tập mơn hóa học của các em có kết quả cao
hơn và kiến thức vững hơn. Tôi kiến nghị đồng nghiệp và hội đồng khoa học
của Trường THPT chuyên Lam Sơn cũng như hội đồng khoa học của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Thanh hóa góp ý kiến thêm để SKKN của tơi hồn thiện
hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
20

skkn


khác.
Người viết

Lê Thị Hoa

DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
[1]. Trang web: “ Hố học phổ thơng”
[2]. Giải thích một số hiện tượng hoá học thường gặp trong cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Thiên Hương
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chuẩn kiến thức kĩ năng mơn hóa học cấp
21


skkn


Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa
học cấp Trung học phổ thơng.
[5]. Sách GK Hố học nâng cao 10, 11, 1212 - NXB Giáo Dục.
[6]. Tham khảo một số tài liệu và hình ảnh trên mạng internet.
[7]. Sách Giáo viên Hoá học nâng cao 10, 11, 12 - NXB Giáo Dục.

Trang

22

skkn


23

skkn


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường THPT chuyên Lam Sơn


TT

Tên đề tài SKKN

1.

“Phân loại và phương pháp
giải bài tập kim loại”

Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
Năm học
(Ngành GD
xếp loại đánh giá xếp
cấp huyện/tỉnh; (A, B, hoặc
loại
Tỉnh...)
C)
Cấp tỉnh

C

2016-2017

24

skkn



×