SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CHỮ CÁI ĐỂ KHẮC
PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lĩnh
Chức vụ: Giáo viên Tiểu học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tiếng Việt
THANH HĨA, NĂM 2022
skkn
MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Một số nét về hoạt động dạy học.
2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động dạy học.
2.3. Các biện pháp sử dụng chữ cái để khắc phục lỗi chính tả cho học
sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt.
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn chữ viết cho học sinh theo chữ cái trong khi
nghe - viết.
Trang
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn chữ viết theo chữ cái trong những bài tập phân biệt.
12
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với môn Tiếng Việt lớp 2.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
17
18
18
19
skkn
5
6
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày 26-12-2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018. Theo
Thơng tư này, Chương trình Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là văn bản
thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm
chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và
phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục
phổ thông; đồng thời là cam kết của nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả
hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
Mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 là cụ thể hố, giúp học
sinh làm chủ kiến thức phổ thơng, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã
học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù
hợp, biết xây dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân
cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và
đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
Theo chương trình mơn Tiếng Việt lớp 2 mới của hệ thống Giáo dục phổ
thông năm 2018, được thực hiện bắt đầu từ năm học 2021 – 2022. Trên cơ sở
chú trọng dạy học phát triển năng lực học sinh. Việc dạy học theo chương trình
và sách giáo khoa (SGK) mới đòi hỏi phải đáp ứng khả năng học tập khác nhau
của từng học sinh. Vì vậy, khi tổ chức dạy học theo SGK, giáo viên phải có
những điều chỉnh cho phù hợp. Người giáo viên cần phải có phương pháp dạy
học tích cực với học sinh nhằm phát huy hiệu quả thực hành Tiếng Việt cho học
sinh.
Ở bậc Tiểu học, môn “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng ngơn ngữ đọc, viết,
nói và nghe. Kĩ năng sử dụng tiếng Việt để phát triển tư duy cho học sinh là yếu
tố quan trọng. Phát triển kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh trong đó có năng lực
chữ viết. Dạy viết cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ
năng cơ bản mà các em cần đạt là kĩ năng viết đúng đơn vị từ, câu văn, đoạn văn
và văn bản.
Trong giao tiếp bằng ngơn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết
người” hoặc “Văn hay chữ tốt” để đề cao chữ viết. Việc nghiên cứu để dạy tốt
chính tả là một việc làm hết sức cần thiết nhằm góp phần vào việc thực hiện mục
tiêu mơn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách
viết thống nhất của ngôn ngữ, là những chuẩn mực ngôn ngữ, làm phương tiện
cho việc giao tiếp, đảm bảo cho người viết và người đọc thống nhất những điều
đã viết.
1
skkn
Hiện nay, kĩ năng viết đúng của học sinh tiểu học chưa tốt. Viết sai chính tả
là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy. Chưa nắm vững quy tắc ngữ âm
của chữ quốc ngữ và ít biết một số mẹo luật chính tả. Giáo viên truyền đạt nội
dung bài học chưa chú ý đến đặc điểm ngơn ngữ. Các lỗi chính tả cần dạy cho
học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức.
Từ lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng chữ cái
để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2” để nghiên cứu nhằm giúp học
sinh thực hành, phát triển năng lực ngôn ngữ.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Một số biện pháp sử dụng chữ cái để khắc phục lỗi
chính tả cho học sinh lớp 2” nhằm mục đích:
- Dạy học và nghiên cứu kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng sư phạm cho
bản thân.
- Tìm ra những vướng mắc khi học sinh cứ viết sai chính tả ở các phụ âm đầu.
- Phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe cho học sinh lớp 2. Tích hợp
giữa các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe ở lớp 2 kết nối với kỹ năng đọc, viết, nói
và nghe mà học sinh đã đạt được ở lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Một số biện pháp sử dụng chữ
cái để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2”
Đề tài được nghiên cứu ứng dụng trực tiếp qua hoạt động dạy học sinh
môn Tiếng Việt ở lớp 2 trường tiểu học Lý Tự Trọng năm học 2021 – 2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài: “Một số biện pháp sử dụng chữ cái để khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh lớp 2”, tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp chủ yếu:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về Chương trình Giáo
dục phổ thơng 2018 bộ môn Tiếng Việt để chọn lựa những thông tin phù hợp
với học sinh.
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại giữa giáo viên với học sinh.
Sử dụng các phương pháp khác như:
Điều tra bằng phiếu thu hoạch.
Khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
Thống kê, xử lí số liệu.
Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm....
2
skkn
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sau nhiều năm thực hiện chương trình giáo dục hiện hành (chương trình
giáo dục phổ thơng 2006), để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện
GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, trong
đó có cấp tiểu học, được áp dụng từ năm học 2020-2021, bắt đầu từ lớp 1. Để
chuẩn bị tốt nhất cho quá trình dạy học, Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện và
định hướng cách dạy các mơn học, trong đó có mơn Tiếng Việt. Tuy nhiên, để
dạy tốt mơn Tiếng Việt nói chung cần có sự chuẩn bị về nhiều mặt để thích nghi
và điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện dạy học của từng địa phương.
So với Chương trình giáo dục phổ thơng 2000 thì nội dung chương trình
giáo dục phổ thơng 2018 có những đổi mới: được xây dựng theo định hướng
phát triển năng lực, chú trọng tính thực tiễn, chuyển từ câu hỏi “Học sinh (HS)
học được gì?” sang câu hỏi “HS làm được gì từ những điều đã học?”; chú trọng
hình thành phẩm chất, năng lực cho HS nhằm “góp phần chuyển nền giáo dục
nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm
chất và năng lực, hài hịa đức - trí - thể - mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của
mỗi HS”; tăng cường tính tích hợp và phân hóa. Chú trọng hơn định hướng dạy
học tích hợp giữa phẩm chất và năng lực, giữa ngôn ngữ và văn học, giữa thể
loại và kiểu văn bản, giữa các hoạt động đọc - viết - nghe - nói, giữa nội dung
mơn Tiếng Việt với các môn học khác; Xây dựng theo hướng mở về kiến thức,
ngữ liệu và thời lượng, chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về đọc - viết - nghe nói; quy định các kiến thức cơ bản, cốt lõi về Tiếng Việt, văn học và một số ngữ
liệu bắt buộc; đưa ra chỉ dẫn cụ thể về phương pháp dạy học, phương pháp đánh
giá kết quả dạy học, yêu cầu của ngữ liệu được chọn để dạy học và xem đây là
cách thức để chương trình đạt được mục tiêu đề ra.
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là văn bản thể hiện mục tiêu giáo
dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học
sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả
giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam
kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo
dục phổ thông. Bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt
lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách
nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung
giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều
kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của
nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội; quy định những nguyên tắc,
3
skkn
định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh,
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục,
không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo
viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình; bảo đảm
tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với
tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
Cũng như Tiếng Việt 1, nội dung trong các bài học Tiếng Việt 2 không
chia thành các “phân môn” như Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn,...
mà được tổ chức theo các mạch tương ứng với các hoạt động giao tiếp (đọc,
viết, nói và nghe). Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy học ngôn ngữ gần
với giao tiếp thực tế. Vì vậy tạo được hứng thú ở người học và nâng cao hiệu
quả dạy học.
Ngoài ra, môn Tiếng Việt lớp 2 được chú trọng dạy học phát triển năng lực
đọc, viết, nói và nghe cho học sinh. Dạy học theo chương trình sách giáo khoa
mới địi hỏi phải đáp ứng khả năng học tập khác nhau của từng học sinh. Khi tổ
chức dạy học giáo viên phải có những điều chỉnh cho phù hợp. Cần phải có
phương pháp dạy học tích cực với học sinh nhằm phát huy hiệu quả thực hành
Tiếng Việt cho học sinh. Dạy kĩ năng đọc viết cho học sinh lớp 2 cần thực hiện
bằng nhiều bước: nhận thức quy tắc, mẹo luật; luyện tập, thực hành vận dụng.
Cấu trúc của sách giáo khoa Tiếng Việt 2 gồm 2 tập. Tập một có 4 chủ
điểm: Em lớn từng ngày; Đi học vui sao; Niềm vui tuổi thơ; Mái ấm gia đình.
Tập hai có 5 chủ điểm: Vẻ đẹp quanh em; Hành tinh xanh của em; Giao tiếp và
kết nối; Con người Việt Nam; Việt Nam quê hương em.
Nội dung bài học trong chủ điểm bao gồm các hoạt động: Đọc, viết, nói và
nghe, Luyện tập và đọc mở rộng. Chú trọng hoạt động viết là nghe – viết và
phân biệt chữ cái. Muốn học sinh viết và phân biệt chữ cái đúng, đòi hỏi giáo
viên phải dùng “Một số biện pháp sử dụng chữ cái để khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh lớp 2” qua từng chủ điểm và từng bài học ở môn Tiếng Việt.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Một số nét về hoạt động dạy học.
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng đóng trên địa bàn phường Đơng Sơn, thành
phố Thanh Hóa. Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên luôn quán triệt đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Có kế hoạch cụ thể thực hiện
chương trình hoạt động dạy học theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT; của Sở GD&ĐT
Thanh Hóa và của Phịng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa.
Năm học 2021 – 2022 là năm thứ 2 thực hiện chương trình Giáo dục phổ
thơng 2018. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện chương trình lớp 2 mới.
4
skkn
2.2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động dạy học.
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng hiện đang hoàn thiện về cơ sở vật chất.
Phòng học còn thiếu dẫn đến có nhiều khó khăn cho hoạt động dạy học.
Năm học 2020 – 2021 khi đang học lớp 1 thì dịch bệnh Covid diễn ra, học
sinh vừa phải học trực tiếp và vừa học Online. Nên đến khi nghỉ hè, các em có
phần bị lãng quên kiến thức, cũng như kĩ năng rèn viết đúng chính tả có phần
hạn chế hơn.
Năm học 2021 – 2022 là năm đầu thực hiện chương trình lớp 2 mới. Giáo
viên sẽ gặp những khó khăn trong việc dạy học sinh học tập.
Đơn vị trường có học sinh từ các địa phương khác đến học. Do đó, tiếng
nói của các em có ảnh hưởng bởi phát âm (nói), viết lại đúng như “ lọ mỡ, mở
cửa” nhưng vẫn có cịn một số em vẫn nhầm lẫn các phụ âm đầu như ch/tr;
ng/ngh... dẫn đến khó khăn trong quá trình dạy chữ viết và hoạt động học tập
của các em.
Từ khó khăn và hạn chế ở trên, ảnh hưởng tới hoạt động cũng như chất
lượng và hiệu quả của việc dạy ở Tiểu học. Đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ
lực giải quyết.
Trong quá trình khảo sát việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 2E, có 43 em
ngay đầu năm học kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp như sau. Cụ thể là:
Loại A
Loại B
Loại C
SL
TL
SL
TL
SL
TL
15 em
34,8 %
24 em
55,9 %
4
9,3%
2.3. Các biện pháp sử dụng chữ cái để khắc phục lỗi chính tả cho học
sinh lớp 2 trong mơn Tiếng Việt.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Tiếng Việt ở tiểu học)
2018 với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Ở lớp 1, môn
Tiếng Việt được trình bày nhiều nhất gồm 4 phần. Mặc dù trong mỗi bộ sách
giáo khoa có thể được gọi bằng những tên khác nhau nhưng đều có chung mục
tiêu và gồm các phần sau: Làm quen hay còn gọi là Chuẩn bị; Âm và chữ, có thể
gọi là phần Âm và chữ ghi âm, Âm, Học chữ; Vần, có thể gọi là phần Học vần;
Luyện tập tổng hợp.
Đối với môn Tiếng Việt lớp 2 là sự kết nối và tích hợp kĩ năng đọc, viết,
nói và nghe mà học sinh đã đạt được ở lớp 1. Để học sinh có thể vận dụng hiệu
quả kĩ năng ngơn ngữ địi hỏi người giáo viên phải có các biện pháp khắc phục
lỗi chính tả cho học sinh. Vì mạch “viết” bao gồm tập viết chữ hoa, nghe – viết
chính tả một đoạn văn ngắn và thực hiện các bài tập chính tả âm, vần. Để đảm
bảo được yêu cầu cần đạt về “kĩ thuật viết” của chương trình Tiếng Việt lớp 2;
5
skkn
do quy định không được viết, điền vào sách học sinh nên các câu lệnh ở phần
bài tập chính tả âm, vần chủ yếu dùng động từ “chọn”. Khi làm bài tập thì học
sinh cần viết các từ ngữ đúng có liên quan vào vở để hình thành kĩ năng viết
đúng chính tả. Do đó, có thể quyết định những từ ngữ nào cần viết, căn cứ vào
điều kiện thời gian và khả năng thực tế viết của học sinh để đưa ra những biện
pháp giúp học sinh viết đúng chính tả. Sau đây là một số giải pháp, tơi đã sử
dụng để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2 khi dạy môn Tiếng Việt:
2.3.1. Biện pháp 1: Rèn chữ viết cho học sinh theo chữ cái trong khi
nghe – viết.
Đọc chính tả và chữ viết của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành kỹ năng viết của học sinh nhất là đối với lớp 1, 2.
Đọc thuộc lòng hệ thống tên chữ cái “a/a, b/bê, c/xê....” để sử dụng các chữ
cái riêng biệt trong khi viết và nắm được sự khác biệt giữa tên âm và tên chữ.
Học sinh nhận thấy được sự khác biệt giữa phần Âm, chữ ghi âm và tên
chữ thể hiện trong bảng sau:
SST Chữ cái
Tên âm
Tên chữ
1
a
a
a
2
ă
á
á
3
â
ớ
ớ
4
b
bờ
bê
5
c
cờ
xê
6
d
dờ
dê
7
đ
đờ
đê
8
e
e
e
9
ê
ê
ê
10
g
gờ
giê
11
h
hờ
hát
12
i
i
i
13
k
cờ
ca
14
l
lờ
e-lờ
15
m
mờ
em-mờ
16
n
nờ
en-nờ
17
o
o
o
18
ô
ô
ô
19
ơ
ơ
ơ
20
p
pờ
pê
21
q
quờ
quy
6
skkn
22
23
24
25
26
27
28
29
r
s
t
u
ư
v
x
y
rờ
sờ
tờ
u
ư
vờ
xờ
i
e-rờ
ét-sì
tê
u
ư
vê
ích- xì
i-dài
(Trích dẫn từ tên âm và chữ cái của Sách học sinh - Tập 1 - Lớp 2- Bài tập
2 - trang 14 - TV 2 - Tập1; Bài tập 2 - trang 21 - TV 2 - Tập1; Bài tập 2 - trang
29 - TV 2 - Tập1)
Dựa vào các bài tập này các em mới nắm bắt được tên 29 chữ cái đơn. Khi
gặp đến một số chữ như “trung thu” hoặc “ngượng nghịu” thì học sinh phân biệt
như thế nào? Vì thế, tơi có thể dựa vào phần học thuộc chữ cái của SGK chương
trình hiện hành, có thể dạy mở rộng thêm cho các em tên một số chữ cái sau:
SST
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chữ cái
ch
tr
gh
gi
kh
ng
ngh
nh
ph
th
Tên âm
chờ
trờ
gờ
gi
khờ
ngờ
ngờ
nhờ
phờ
thờ
Tên chữ
xê hát
tê e-rờ
giê hát
giê i
ca hát
en-nờ giê
en-nờ giê hát
en-nờ hát
pê hát
tê hát
Trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 1, các em nắm bắt được cách đọc
tên các âm, phụ âm. Nhưng lên lớp 2, các em đã được học các tên chữ cái. Qua
đó dễ dàng thấy được sự khác nhau về cách đọc theo tên âm, tên chữ cái như:
SST Chữ cái
Tên âm
Tên chữ
1
s
sờ
ét-sì
2
x
xờ
ích- xì
3
ch
chờ
xê hát
4
tr
trờ
tê e-rờ
7
skkn
Từ bảng tên âm và tên chữ cái trên, tôi nhận thấy khi học sinh nghe viết thì
việc đọc chính tả và chữ viết của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến việc hình
thành kỹ năng viết của học sinh nhất là học sinh lớp 1, 2.
Ví dụ: “Chung” gồm các con chữ c/h/u/n/g (xê + hát + u + en nờ + giê).
Mặt khác, hướng dẫn học sinh đọc thuộc và phát âm chuẩn tên các chữ cái
Tiếng Việt, để các em phân biệt một cách dễ dàng các con chữ đứng đầu khi viết
ta dùng các chữ cái gì để ghép thành các chữ trong câu. Ở lớp1, học sinh không
được học cụ thể các tên chữ cái mà chỉ học âm, vần. Khi viết hay mắc lỗi chính
tả phân biệt: ch/tr (xê hát /tê erờ); x/s (ích xì/ét sờ); ngh/ng (en nờ- giê-hát /en
nờ-giê), khi đọc bằng âm, chữ ghi âm: chờ/trờ, sờ/xờ thì các em chỉ nghe được
“chờ” hoặc “xờ” lẫn lộn nên thể không xác định đúng để viết .... Vì vậy, ở lớp 2
giáo viên cho học sinh nắm vững tên chữ cái Tiếng Việt thì các em phân biệt
nhanh và rõ ràng các chữ viết trong câu khi nghe đọc viết.
Ví dụ: Đọc cho học sinh viết bài: Ngày hôm qua đâu rồi? - Tiếng Việt 2trang 13-14.
Trong tiết viết, bài yêu cầu học sinh nghe – viết hai khổ thơ cuối. Tuy
nhiên, khi tôi khảo sát học sinh lớp 2E và áp dụng cách Đọc chính tả và rèn
chữ viết theo tên chữ cái thì tơi u cầu học sinh viết hai khổ thơ đầu như sau:
Giáo viên hướng dẫn nhận biết các hiện tượng chính tả:
Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? Học sinh nêu ra được chữ dễ viết sai
trong đoạn thơ là: rồi; sân; xoa; trên.
Bài viết này có một số tiếng khi đọc cũng như viết hay nhầm lẫn các phụ
âm đầu như: rồi; sân; xoa; trên mà học sinh đã tìm ra ở trên cần phải khắc
phục.
Khi hướng dẫn chữ mà các em hay mắc lỗi theo cách đọc âm, chữ ghi âm
sờ/xờ, tôi đã nhấn mạnh và sử dụng ngay tên chữ cái để phân tích các con chữ
8
skkn
khó viết, dễ nhầm lẫn từ đó: “rồi” hay lẫn (r/d/gi) nên học sinh nhắc ngay lại “e
rờ chứ không phải “dê” hoặc giê-i”. Tương tự, chữ “sân” học sinh phân biệt “ét
sì khơng phải là ích- xì”; “xoa” “ích- xì khơng phải là ét sì”; “trên” “tê e-rờ
khơng phải là “xê hát” ... Từ đó, học sinh phân biệt được: r/d/gi; s/x; tr/ch một
cách dễ dàng trong khi viết.
Thực tế ở lớp 1 năm học 2020-2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã diễn
ra. Các em có thể vừa học trực tiếp ở trường, nhưng cũng phải vừa học Online
nên trong thời gian hè các em đã quên kiến thức, khả năng rèn chữ viết cũng có
hạn chế. Dẫn đến chữ viết chưa đều nét, chưa đúng kích cỡ, một số con chữ
chưa đúng mẫu, bài viết cịn gạch xóa, trình bày bài chưa đẹp.
Sau khi áp dụng dùng tên chữ cái trong khi nghe - viết ngay trong thời gian
đầu năm học, mặc dù các em chưa được luyện viết nhiều, nhưng lỗi sai chính tả
đã giảm hẳn và không mắc lỗi như em Nguyễn Minh Phương; Lê Văn Đức,.....
Cụ thể như một số bài chính tả của học sinh lớp 2E như sau:
Ví dụ: Học sinh viết bài: Làm việc thật là vui - Tiếng Việt 2- trang 21:
9
skkn
Khi đọc viết bài, học sinh nhận biết các hiện tượng chính tả trong đoạn viết
cũng rất quan trọng. Học sinh nêu ra được chữ dễ viết sai: “trống”; “sắp sáng”;
“rực rỡ” .... thì cho học sinh nhắc lại chữ gồm các con chữ “t/r/ô/n/g” tê e-rờ-ô en nờ - giê; “s/ắ/p s/á/n/g” ét sì- ă- pê ét sì-a- en nờ - giê; “rực rỡ” e rờ-ư- xê
erờ- ơ, khi đó các em khơng nhầm phụ âm đầu theo âm, chữ ghi âm: s/x; r/d/gi;
ch/tr .....chờ/trờ, sờ/xờ được nữa.
Nắm và thuộc được tên các chữ cái Tiếng Việt thì khi nghe- viết khơng
sai lỗi, giúp sửa sai trong q trình rèn luyện kỹ năng viết đúng. Tuy vậy, khi
viết cũng có những trường hợp Tiếng Việt có quy luật, quy tắc nhưng cũng có
trường hợp phi quy tắc mà chữ viết được theo thói quen, theo lịch sử.
Bài viết dưới đây của một số em tuy viết chữ và trình bày chưa đẹp.
Nhưng học sinh đã phân biệt được các chữ dễ viết sai, dễ lẫn nên các em đã viết
đúng chính tả như minh họa dưới đây:
Từ kết quả trên đã đáp ứng được mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2 là sự kết
nối và tích hợp kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Học sinh vận dụng hiệu quả kĩ
năng ngôn ngữ cũng như các biện pháp khắc phục lỗi chính tả. Ngồi việc viết
đúng, phân biệt: gi/d/r; l/n; ng/ngh.... Thanh hỏi/ngã; s/x; ngun âm đơi .... thì
nhiều học sinh đã áp dụng cách ghi nhớ tên chữ cái trong khi nghe -viết rất tốt.
Ví dụ: Đọc cho học sinh viết bài: Một giờ học- Tiếng Việt 2- trang 28:
10
skkn
Như ta đã thấy trong bài viết trên có rất nhiều chữ các em có thể nhầm lẫn
như: “giờ, chẳng, dễ, chút, ngượng nghịu, động viên, lưu loát....”
Ở lớp1, từ “ngượng nghịu; chút”, các em có thể nhầm lẫn ngay phần Âm
và chữ ghi âm như đã học “ng/ngh (ngờ/ngờ), ch/tr (chờ/trờ) ......” Hoặc có giáo
viên đã quy định cho các âm này là “ng là ngờ đơn”, “ngh là ngờ kép”, “ch là
chờ nhẹ”, “tr là chờ nặng” để học sinh dễ phân biệt khi nghe – viết. Vậy bài học
nào, cơ sở lí luận nào để gọi hai âm đó bằng “ng/ngh (ngờ đơn/ ngờ kép)”; “ch/tr
(chờ nhẹ/chờ nặng)” hay chỉ là do quy định của giáo viên dạy để học sinh có thể
dễ phân biệt hơn mà thơi.
Nhưng đến lớp 2, chương trình mơn Tiếng Việt đã tạo cho giáo viên dạy
một cơ sở lí luận vững chắc có đủ cơ sở để hướng dẫn học sinh phân biệt
“ng/ngh (en-nờ giê/en-nờ giê hát), ch/tr (xê hát/tê e-rờ) ......” một cách dễ dàng
khi sử dụng tên chữ cái dễ dàng hơn phân biệt so với bằng phần âm và chữ ghi
âm, như dẫn chứng sau:
SST
Chữ cái
Tên âm
Tên chữ
1
2
3
4
ng
ngh
ch
tr
ngờ
ngờ
chờ
trờ
en-nờ giê
en-nờ giê hát
xê hát
tê e-rờ
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi khi học
sinh sử dụng âm và chữ ghi âm như hiện nay. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc
phục: Rèn chữ viết cho học sinh theo tên chữ cái là rất cần thiết khơng thể
thiếu trong q trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện
pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục
lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, địi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền
bỉ, khơng được nơn nóng. Vì có học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng
còn những em sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng,
thậm chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên biết hướng dẫn, chờ đợi thì sẽ có kết quả
như mong muốn. Vì thế, đa số các em ở lớp 2E khơng những có thể viết đúng
chính mà còn nhiều em viết đẹp như: Trần Bảo Trang; Trịnh Thị Khánh Ly; Hà
Kiệt Doanh; Phạm Thị Ngọc Bích, Bùi Hà My, Vũ Gia Phong, ....Ví dụ như bài
minh họa dưới đây:
11
skkn
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn chữ viết theo chữ cái trong những bài tập phân
biệt
Trong hoạt động viết là nghe – viết và phân biệt chữ cái. Phần thực hành,
mở rộng kiến cũng không kém quan trọng của tiết Viết chính tả đó là kiến thức
về luật chính tả. Thực hành luyện tập giúp các em nắm vững và học thuộc tên
chữ cái Tiếng Việt; phân biệt được quy tắc viết chính tả được in trong sách Tiếng
Việt dưới nhiều hình thức như: Điền phụ âm, vần, từ, ghép chữ, phân biệt so
sánh từ ngữ, đặt câu....
Tiếng nói ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Vì các em sống ở gia đình, nói
theo tiếng địa phương Thanh Hóa từ nhỏ một cách thoải mái, tự do nên trở thành
thói quen. Hiện nay qua khảo sát thực tế ở trường, tôi thấy học sinh khi nói chủ
yếu sai phụ âm đầu đọc theo: tr/ch; s/x; gi/d/r..... Khi viết các em viết cũng sai
phụ âm đầu: tr/ch; s/x; gi/d/r....., phần nguyên âm đơi thì ít khi bị sai. Cho nên,
12
skkn
cần sửa lỗi sai của học sinh về phụ âm đầu tr/ch; s/x; gi/d/r; ng/ngh.... qua từng
chủ điểm và từng bài học môn Tiếng Việt lớp 2 như:
Ở học kỳ 1:
+ Bài 10 phân biệt: c/k, ch/tr, v/d.
+ Bài 12 phân biệt: g/gh, s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
+ Bài 14 phân biệt: ng/ngh, r/d/gi, an/ang.
+ Bài 16 phân biệt: l/n, ăn/ăng, ân/âng.
+ Bài 18 phân biệt: c/k, iêu/ươu, en/eng.
+ Bài 20 phân biệt: g/gh, iu/ưu iên/iêng.
+ Bài 22 phân biệt: ng/ngh, ch/tr, uôn/uông.
+ Bài 24 phân biệt: d/gi, s/x, ươn/ương.
+ Bài 26 phân biệt: iên/yên/uyên, r/d/gi, ai/ay.
+ Bài 28 phân biệt: l/n, ao/au; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
+ Bài 30 phân biệt: ch/tr, ac/at.
+ Bài 32 phân biệt: iu/ưu, ăt/ăc, ât/âc dấu phẩy.
Ở học kỳ 2:
+ Bài 2 phân biệt: c/k, ch/tr, ac/at.
+ Bài 4 phân biệt: g/gh, s/x, uc/ut.
+ Bài 6 phân biệt: ng/ngh, r/d/gi, ưc/ưt.
+ Bài 8 phân biệt: uynh/uych, l/n, iêt/iêc.
+ Bài 10 phân biệt: uya/uyu, iêu/ươu, uôt/uôc.
+ Bài 12 phân biệt: d/gi, iu/ưu, ươc/ươt.
+ Bài 14 phân biệt: ng/ngh, tr/ch, êt/êch.
+ Bài 16 phân biệt: oanh/oach, s/x, dấu hỏi/dấu ngã; Dấu chấm, dấu chấm hỏi.
+ Bài 18 phân biệt: d/gi, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã; Dấu chấm, dấu chấm than,
dấu phẩy.
+Bài 20 phân biệt: eo/oe, l/n, ên/ênh.
+ Bài 22 phân biệt: d/gi, s/x, ip/êp.
+ Bài 24 phân biệt: iu/ưu, im/iêm.
+ Bài 26 phân biệt: ch/tr, iu/iêu.
+ Bài 28 phân biệt:it/uyt, ươu/iêu, in/inh; Dấu chấm, dấu phẩy.
+ Bài 30 phân biệt: r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
Trong các tiết học Tiếng Việt, nhất là học Viết, tôi phải biết xác định nhóm
các kiến thức cần sửa, học sinh hay sai và thống nhất cách làm đúng ghi vào vở
bài tập.
Ví dụ: Trong bài 10: Thời khóa biểu – TV2- Tập 1 phân biệt: c/k, ch/tr, v/d.
13
skkn
Bài tập 3 - trang 45: Tôi chọn làm bài 3a để đọc đúng, phân biệt ch/tr:
Khi làm bài tập này, tôi sẽ hướng dẫn cho học sinh làm như sau:
- Cho đọc yêu cầu bài tập, giúp học sinh xác định, nắm vững yêu cầu bài
tập là: phân biệt và chọn ch/tr để thay vào ô vuông.
- Học sinh làm bài theo cặp. Đại diện nhóm nêu kết quả và chia sẻ bài làm
với các bạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các hiện tượng chính tả: Trong
đoạn thơ có chữ nào cịn thiếu?
+ Học sinh nêu ra được các chữ thiếu các con chữ đứng đầu như trời; trên; chân.
+ Đại diện nhóm khác có thể hỏi: Các bạn làm như thế nào để chọn ch/tr
để thay vào ơ vng?
+ Học sinh có thể trả lời: Chữ “trời ta chọn tê e-rờ”; “trên ta chọn tê erờ”; “chân ta chọn xê hát”.
+ Học sinh và giáo viên chốt kết quả đúng: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông:
Mặt trời mọc rồi lặn
Trên đôi chân lon ton
Hai chân trời của con
Là mẹ và cô giáo
(Theo Trần Quốc Hoàn)
Như vậy, qua bài tập 3a học sinh nắm được cách phân biệt bằng chữ cái
ch /tr (xê hát/ tê e-rờ) dễ dàng hơn so với âm ch/ tr(chờ/trờ).
Ví dụ: Bài 12: Danh sách học sinh, phân biệt: g/gh, s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
14
skkn
Bài tập 2 - trang 52: Bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh nhận biết các hiện
tượng chính tả và nắm vững cách phân biệt: g hoặc gh. Cho học sinh quan sát
tranh. Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài và nêu kết quả: bàn ghế; ghim kẹp; gà
mẹ, gà con. Học sinh dưới lớp nháp bài.
Theo như quan sát khi làm bài, tôi thấy một số học sinh mắc lỗi do khơng
nắm được quy tắc chính tả (gh chỉ đứng trước i, e, ê.). Nên vẫn có học sinh
viết:“gim kẹp”. Vì thế, tơi sẽ giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả để phân
biệt g/gh như sau:
- “gh (giê hát: gh chỉ đứng trước i, e, ê.)
- “g (giê đứng trước a, ă, â, u, ư, o, ơ, ơ”.
Từ đó, học sinh phân biệt chữ cái g/ gh (giê/giê hát) dễ hơn so với bằng
chữ ghi âm g/gh (gờ/gờ) trong khi làm bài cũng như viết đúng bài rất nhiều.
Bài tập 3 - trang 52 - TV 2 - tập 1: Làm bài 3a để phân biệt x/s.
Giúp học sinh nhận biết các hiện tượng chính tả là: phân biệt, chọn s/x để
15
skkn
thay vào ô vuông rồi giải câu đố. Học sinh có thể làm bài theo cặp. Đại diện
nhóm nêu kết quả và chia sẻ bài làm.
+ Học sinh nêu ra được các chữ thiếu các con chữ đứng đầu như mượt
xanh; trắng xanh; bừng sáng; ngang sông; qua suối
+ Học sinh có thể trả lời: Chữ “mượt xanh ta chọn ích-xì”; “trắng xanh ta
chọn ích-xì”; “bừng sáng chọn ét-sì” “ngang sơng chọn ét-sì”; “qua suối chọn
ét-sì”..
+ Học sinh và giáo viên chốt kết quả đúng: Chọn s hoặc x thay cho ô vuông:
Giữa đám lá mượt xanh
Treo từng chùm chuông nhỏ
Trắng xanh và hồng đỏ
Bừng sáng cả vườn quê
(Là quả roi)
Cầu gì khơng bắc ngang sơng
Khơng trèo qua suối mà chồng lên mây
(Là cầu vồng)
Như vậy, qua bài tập 3a học sinh nắm được cách phân biệt: s/x (ét-sì/ích xì) bằng chữ cái dễ dàng hơn so với chữ ghi âm s/x (sờ/xờ) khi các em gặp phải.
Ví dụ: Bài 22 Tớ là lê – gô, phân biệt: ng/ngh, ch/tr, uôn/uông.
Bài tập 2 - trang 99 - TV 2 - tập1: Làm bài 2a để phân biệt ng/ngh.
Tương tự như thế, qua bài tập này các em sẽ nắm được cách phân biệt
ng/ngh bằng chữ cái (en nờ giê/ en nờ giê hát) dễ hơn so với bằng chữ ghi âm
ng/ngh (ngờ/ngờ) rất nhiều.
Bên cạnh cách lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình
thì tơi thường xuyên nêu những tiến bộ của các em để khen và không quên động
viên nhắc nhở những em viết chưa đẹp và còn sai lỗi. Khi thấy các em có những
tiến bộ dù rất nhỏ nhưng tơi cũng khen đồng thời nhắc các em rút kinh nghiệm
khi thấy mình có lỗi sai. Đối với những em viết chữ xấu phải cho luyện tập viết
lại vào vở ở nhà để sau kiểm tra xem cố gắng đến đâu; từ đó giúp các em rèn
luyện nhiều để viết cho đẹp, đúng chính tả.
Để chuẩn bị cho tiết học mới được tốt hơn tôi đã cho các em đọc kỹ bài viết
và tập chép vào vở ở nhà sau khi đã học xong tiết tập đọc.
Trong qua trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp mình, cứ hết một tháng
tơi lại tiến hành xếp loại chữ viết, ý thức giữ gìn vở và xếp chung cho mỗi em để
thấy được sự tiến bộ của mình qua từng tháng, từng kỳ. Nhận xét, công bố kết
quả xếp loại trước lớp để học sinh phấn đấu vươn lên rèn chữ viết đúng và cho
thật đẹp.
16
skkn
Trong các tiết học Tiếng Việt, giáo viên phát hiện lỗi chính tả, thống kê,
tìm ngun nhân mắc lỗi. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục: Rèn chữ viết
cho học sinh theo chữ cái trong những bài tập phân biệt là rất cần thiết
không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Một số em trong lớp như
Bùi Duy Nghĩa .... do nắm âm, vần không vững. Nên khi viết các con chữ
thường hay bị sai, lẫn lộn giữa tr/ch; d/ gi/ r; ng/ngh và gh / g ... nhất là các em
học còn chậm dẫn đến viết sai chính tả.
2.4. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với môn
Tiếng Việt lớp 2.
Năm học 2021 – 2022 thực hiện nội dung chương trình kiến thức mới. Hoạt
động dạy học tuy có chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã ln diễn ra sơi
nổi, tích cực. Trong các giờ hoc Tiếng Việt học sinh chủ động tìm tòi ứng dụng
kiến thức đã học một cách say mê. Kết quả khảo sát đã cho thấy các em đã hiểu
và làm được. Học sinh hào hứng, sơi nổi, tích cực trong học tập vì thế chất
lượng giờ dạy đạt kết quả cao.
Thông qua việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp sử dụng chữ cái để
khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2” đã mang lại kết quả tích cực trong
hoạt động dạy và học. Qua đợt kiểm tra vở sạch chữ đẹp tập thể lớp do tôi chủ
nhiệm đều đạt lớp vở sạch chữ đẹp. Bản thân tôi tự nhận thấy để nâng cao chất
lượng dạy học thì cần khơng ngừng tìm tịi nghiên cứu, đổi mới để tìm cho mình
một cách dạy tốt nhất.
Hoạt động dạy học trong nhà trường đạt được hiệu quả thiết thực qua kết
quả học tập của học sinh. Việc học tập tích cực của học sinh đã thể hiện chất
lượng giờ dạy của giáo viên. Đồng thời qua đó còn khẳng định được vị thế của
nhà trường trong hệ thống giáo dục. Mỗi người giáo viên hãy “tích cực tự học,
tự sáng tạo” mỗi ngày, phải kiên trì, chịu khó và có kế hoạch rèn chữ viết cho
học sinh ngay từ đầu. Hãy ln ln trăn trở, tìm tịi, đổi mới, sáng tạo để xứng
đáng với niềm tin của nhân dân.
Qua quá trình rèn chữ viết cho học sinh thơng qua giờ chính tả. Tính đến
thời điểm giữa học kì 2, lớp 2E đã có kết quả về xếp loại vở sạch chữ đẹp rất
khả quan. Cụ thể là:
Loại A
Loại B
Loại C
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25 em
58,1 %
18 em
41,9 %
0
0
17
skkn
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Tiếng Việt ở tiểu học)
2018 với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Môn Tiếng
Việt lớp 2 là sự kết nối và tích hợp kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh.
Đề tài của tơi đã được hình thành trong năm học 2021 – 2022 là năm đầu tiên
thực hiện theo chương trình mới này. Cho nên việc ứng dụng vào hoạt động dạy
học môn Tiếng Việt lớp 2 đã nhận được sự ủng hộ tích cực của Ban Giám hiệu
và tập thể giáo viên nhà trường. Đặc biệt là sự chung sức của các em học sinh
trong học tập. Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đã đưa ra giải pháp để thực
hiện một số vấn đề đó là:
Đối với học sinh: Để có những nét chữ đẹp, đúng mẫu cỡ và viết đúng
chính tả trên trang vở là một quá trình rèn luyện tỉ mỉ, cùng với sự chăm chỉ
phấn đấu mới có được. Muốn cho các em viết đúng, không sai lỗi cần luyện cho
các em nắm vững, học thuộc bảng chữ cái và quy tắc của chính tả. Ln thường
xun hình thành cho học sinh thói quen viết chữ đẹp và giữ gìn vở sạch mọi
mơn học chứ khơng phải gì mơn chính tả. Vì chữ viết đẹp, đúng là thể hiện tính
nết của con người và chứng tỏ người đó có trình độ văn hố. Các em dễ mất thói
quen, ý thức tự giác, tính kỷ luật nếu như giáo viên lơ là việc kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập.
Đối với giáo viên: Cần quyển sổ tay ghi chép những thiếu sót của học sinh
mắc phải qua mỗi bài để tiến hành luyện viết, khắc phục những lỗi sai khi các
em viết bài. Chữ viết trên bảng cũng tương ứng với trang vở của học sinh. Vì
thế, khi viết bảng cần chú ý chọn phấn viết phù hợp. Bảng vừa tầm tay, viết sao
cho học sinh dễ nhìn, khơng bị lố, khăn lau bảng mềm và ẩm. Cần hình thành
cho mình thói quen viết thoải mái, không cúi sát bảng, không che lấp dòng chữ
khi đứng viết. Tay phải cầm phấn nhẹ nhàng bằng ba ngón tay: Tay trái, tay trỏ
và tay giữa. Khi viết cổ tay chuyển động mềm mại theo nét chữ, nét chữ phải
thanh mảnh, không dùng tay để kẻ vạch mà phải dùng thước vì chữ viết trên
bảng là tấm gương cho học sinh noi theo. Cần rèn luyện cho mình ý thức trình
bày bảng và chữ viết trên bảng sao cho đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm.
Qua mỗi bài viết, bài tập chính tả cần nhận xét, rút kinh nghiệm trước lớp để các
em thấy được ưu, khuyết điểm, ln động viên khuyến khích nhất là đối tượng
học sinh chữ viết xấu cần thường xuyên giao bài tập để luyện viết chữ ở nhà và
có hình thức kiểm tra sát, khơng được sao nhãng làm mất thói quen của học
sinh. Cần tận tình chăm sóc chu đáo từng nét chữ của học sinh trong mỗi bài
viết. Thương yêu bồi dưỡng vun đắp cho thế hệ mai sau với tấm lịng “ Vì học
18
skkn
sinh thân yêu”.
3.2. Kiến nghị
Thông qua việc thực hiện đề tài: “Một số biện pháp sử dụng chữ cái để
khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2” đã mang lại kết quả tích cực trong
hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt. Việc đổi mới phương pháp dạy học là
tích cực và mang lại hiệu quả cao nhất. Để ứng dụng SKKN tơi đề nghị các cấp
quản lí chun mơn tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên chủ động trong việc
sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù hợp để giúp khắc phục lỗi chính tả
cho học sinh.
Những vấn đề được trình bày ở trên là những kinh nghiệm của bản thân tôi
rút ra từ thực tế dạy học. Với thời gian ngắn, năng lực của bản thân cịn hạn chế
nên đề tài đưa ra khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong được sự góp
ý chỉ bảo của các đồng nghiệp để đề tài hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 03 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA BGH
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
Nguyễn Thị Lĩnh
19
skkn