1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Lâu nay trong nhà trường THCS việc dạy-học Văn theo tinh thần đổi mới
theo hướng tích cực cơ bản đã được Giáo viên xem trọng và trở thành định hướng
trong quá trình phát triển năng lực cho học sinh . Nhiều giáo viên coi trọng định
hướng này nhưng cách truyền thụ tri thức nhiều khi vẫn còn vướng theo phương
pháp dạy- học một chiều. Số giáo viên chưa thường xuyên, chủ động, sáng tạo
trong việc phối hợp các phương pháp dạy-học cũng như sử dụng các phương pháp
dạy- học phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh vẫn còn, nhiều thầy
cơ vẫn cịn bối rối trong việc tìm ra phương pháp dạy học. Đặc biệt khi dạy học
Văn học Trung đại. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình
huống thực tiễn cho học sinh thơng qua khả năng vận dụng tri thức thì kết quả cịn
chưa cao. Nhiều giáo viên ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào trong giờ học Văn
chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả dạy-học trong các giờ học Văn đặc biệt trong các giờ
Đọc-Hiểu văn bản chưa có hiệu quả thiết thực. Trong giờ dạy-học chưa chú ý đến
tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thẩm thấu tác phẩm của học sinh nên kết quả
học sinh học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Theo phản ánh
của nhiều đồng nghiệp thì có nhiều học sinh trong các giờ kiểm tra không trung
thực, nhiều học sinh trong các giờ học trên lớp sử dụng tài liệu để đối phó với thầy
cơ trong các câu hỏi tìm hiểu bài hoặc làm bài kiểm tra. Tất cả dẫn đến kỹ năng
sống và sống đẹp ở học sinh đôi khi còn non nớt.
Là giáo viên được đào tạo dạy-học mơn Ngữ văn và có nhiều năm trực tiếp
đứng lớp, tôi đã trăn trở rất nhiều về những vấn đề trên, nung nấu tiếp thu và áp
dụng sáng tạo tinh thần đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy-học nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động dạy-học. Bản thân rất hứng thú với phương pháp và hình thức
tổ chức dạy-học nhằm hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Trong khuôn
khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi chọn đề tài “ Phương pháp dạy-học
đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Truyện Kiều) theo hướng phát triển
năng lực của học sinh”. Đây là sáng kiến kinh nghiệm được viết ra từ trải nghiệm
thực tế của bản thân và của giáo viên trong nhóm dạy Ngữ văn ở trường THCS Lê
Hữu Lập và trường THCS Thị Trấn - Hậu Lộc. Trình bày sáng kiến kinh nghiệm
1
skkn
này, bản thân rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến thực sự
mang tính khả thi. Tơi hy vọng sẽ góp phần cải tiến được phương pháp dạy-học bộ
môn Ngữ văn trong trường THCS Thị Trấn Hậu Lộc, giúp học sinh có được kỹ
năng học Văn, kỹ năng sử dụng vốn tri thức có được trong cuộc sống, kỹ năng
thẩm thấu cái đẹp để từ đó biết rõ hơn thế nào là sống đẹp trong cuộc đời.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên với vai trò là một giáo
viên Ngữ văn, một quản lý trong trường THCS nghiên cứu đề tài này sẽ phần nào
giúp tôi thực hiện tốt hơn việc giảng dạy và quản lý bộ mơn góp phần hình thành
cho học sinh ý thức về việc cảm thụ một đoạn trích trong kiệt tác Truyện Kiều (văn
học Trung đại). Chính vì thế tơi đã mạnh dạn đưa ra đề tài này với mong muốn
cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà
trường THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài này hướng tới đối tượng
nghiên cứu: Những giải pháp ưu việt khi dạy – học đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng
Bích” nhằm hướng tới phát triển năng lực của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi
đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp
lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các bài viết, bài
nghiên cứu về tác giả và tác phẩm trong phong trào Thơ mới; các văn bản hướng
dẫn chỉ đạo phương pháp dạy học tích cực làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề
xuất biện pháp thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn: khảo sát thực trạng trước và sau khi
áp dụng cách thức dạy học tích cực hướng tới phát triển năng lực người học trong
dạy học và rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương
pháp.
2
skkn
Phương pháp thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của
học sinh, phổ biến trong sinh hoạt chun mơn, lắng nghe phản hồi hồn thiện bài
viết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính tốn, so sánh, phân
tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
Phương pháp thực nghiệm: sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và tìm ra cách thức
phương pháp khi dạy học tác phẩm thơ hiện đại giáo viên áp dụng trong thực tế
dạy học thực nghiệm và đối chứng. Qua đó so sánh chất lượng và hiệu quả khi áp
dụng sáng kiến.
1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm
Là Sáng kiến dạy học một đoạn trích trong Truyện Kiều mà lâu nay hầu như
rất ít giáo viên đưa ra làm đề tài nghiên cứu, tham khảo.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy-học ở Trung học nói chung,
THCS nói riêng, thì đổi mới phương pháp dạy-học để nhằm chú trọng phát triển
năng lực của người học. Phương pháp dạy-học không chỉ chú ý tích cực hóa học
sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với
hoạt động thực hành, thực tiễn. Trong dạy-học phải phát huy tính tích cực, tự giác
của người học. Hình thành, phát triển năng lực sử dụng sách giáo khoa, năng lực
nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin... trên cơ sở đó mà trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Để có thể đạt được hiệu quả đó, hoạt động dayhọc phải được áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy- học, đó là sự phối hợp giữa
các phương pháp dạy-học truyền thống và phương pháp dạy-học theo tinh thần đổi
mới cùng các hình thức tổ chức dạy học tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và
điều kiện cụ thể. Coi trọng những giờ dạy học thực hành để trau dồi kiến thức trong
thực tiễn, coi trọng việc sử dụng tích cực có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy-học.
Trong quá trình dạy-học Văn một trong những năng lực cần được rèn luyện
và cần phải có ở người học là năng lực thưởng thức văn học - năng lực cảm thụ
thẩm mỹ. Đây là năng lực thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc nhận ra các
3
skkn
giá trị thẩm mỹ của sự vật, hiện tượng, con người, cuộc sống thông qua những cảm
nhận rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó hướng những suy nghĩ, hành vi của
các em theo cái đẹp, cái thiện. Bản thân tôi khi về công tác tại Trường THCS Thị
Trấn, một ngơi trường khó khăn của Huyện Hậu Lộc. Một trong những khó khăn
đó là học sinh của Nhà trường cịn nhiều em có thành tích học, đặc biệt trong bộ
môn Ngữ văn rất khiêm tốn. Các em ngại học, khả năng chú ý tập trung trong giờ
học không cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản để người thầy
phải suy nghĩ tìm giải pháp để cải thiện chất lượng giờ học. Thêm nữa phần văn
học Trung đại là phần dạy học không được nhiều giáo viên và học sinh u thích
2.1.2. Tình hình xã hội Việt nam từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ
XIX. Đây là giai đoạn suy tàn, sụp đổ của chế độ phong kiến. Là giai đoạn chế độ
phong kiến mang tính chất tiêu cực và bất lực. tính chất tiêu cực của chế độ phong
kiến được thể hiện ở nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Tính chất bất
lực được thể hiện rõ nhất đó là sự mâu thuẫn trong xã hội, đặc biệt nhất là trong
chính nội bộ của chế độ phong kiến. Trong thời kỳ này, giai cấp phong kiến thống
trị khơng cịn vai trò lịch sử: Nắm ngọn cờ dân tộc, giương cao ngọn cờ dân tộc
trong dựng nước giữ nước như thời kỳ trước đó. Đây là giai đoạn suy sụp của ý
thức hệ phong kiến. Khổng Tử ( Đại diện cho ý thức hệ phong kiến) đã phát biểu “
Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” ( Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra
con) quan niệm chính danh. Nhưng đến giai đoạn này cái chính danh ấy đẳng cấp
ấy khơng cịn nữa, tơn ti trật tự, kỷ cương của xã hội cũng khơng cịn. Điều này
được Phạm Đình Hổ phát biểu “ Đời suy thói tệ, thế đạo ngày một suy kém, danh
phận lung tung”. Như vậy rõ ràng đạo tôn quân bị phá sản, lý tưởng của lớp nho sỹ
bị khủng hoảng. Trong lớp nho sỹ thời ấy có Nguyễn Du.
2.1.3. Tình hình văn học: Văn học giai đoạn này so với giai đoạn trước có
nhiều biến đổi rất cơ bản. Đó là sự biến chuyển trong đội ngũ sáng tác. Thời kỳ này
đội ngũ sáng tác có sự khác biệt về địa vị, hoàn cảnh sống, quan niệm sống. Trước
đây đội ngũ sáng tác chủ yếu là những người có cuộc sống gắn chặt với Nhà nước
Phong kiến, họ là những nhân vật chính trị quan trọng ( Lý Thường Kiệt, Trần
Quốc Tuấn,,,) những sáng tác của họ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động chính trịxã hội của họ. Nhưng thời kỳ này đội ngũ sáng tác chủ yếu là những nho sỹ ẩn dật.
4
skkn
Tuy xuất thân từ phong kiến, còn những quan hệ phong kiến nhưng tư tưởng của họ
đã có những khoảng cách với phong kiến rất lớn ( do hoàn cảnh tạo nên, họ là
những nho sỹ có tư tưởng bình dân, gần dân, bị ảnh hưởng cuộc sống của người
dân lao động. Trong đó có Nguyễn Du, Nguyễn Hành, Nguyễn Cơng Trứ…
Khuynh hướng sáng tác trong giai đoạn này có sự biến đổi lớn. Mặc dù
khuynh hướng sáng tác vẫn phản ánh về cuộc sống dân tộc, vẫn thể hiện chủ đề yêu
nước, tinh thần dân tộc nhưng đã xuất hiện khuynh hướng phản ánh những nhu cầu
dân chủ, nhân văn với hai nội dung chủ đạo gồm nội dung hiện thực và nội dung
nhân đạo. Nội dung hiện thực được thể hiện chủ yếu qua số phận của con người,
nhất là số phận của người phụ nữ với bi kịch cuộc đời mà tác phẩm có giá trị nhất
là Truyện Kiều ( Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương… Về nội dung nhân đạo thì
thơng qua những giá trị phẩm chất của con người trong cuộc sống để nói lên tiếng
nói thơng cảm, sẻ chia, bênh vực… từ đấy khẳng định giá trị của con người. Văn
học Việt Nam giai đoạn này ngôn ngữ đã phát triển lên một bượt bước tiến mới.
Trước đây ngôn ngữ văn học chữ Hán dựa trên ngôn ngữ vay mượn Trung Quốc.
Đến thế kỷ XV xuất hiện chữ nơm và đóng vai trị quan trọng trong sáng tác. Việc
sử dụng chữ Nôm đã chủ yếu. Ngôn ngữ này được thể hiện ở nhiều lĩnh vực và tỏ
ra ưu việt bởi khả năng diễn đạt dồi dào ( Tự sự, truyện nơm, trào phúng…). Chính
điều này văn học mang tính nhân dân rõ rệt hơn hẳn đó là việc các nhà văn, nhà thơ
học tập, vận dụng rộng rãi ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ nhân dân đi vào văn học
bác học qua hai nguồn dân gian – ngôn ngữ đời thường và Truyện Kiều của
Nguyễn Du là một minh chứng tiêu biểu.
2.1.4. Nguyễn Du và Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiểu)
Nguyễn Du với gia đình, cuộc đời, con người và sự nghiệp: Ơng sinh năm
1765- 1820 ( Thời vua Minh Mạng) tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở Tiên ĐiềnNghi xuân- Hà Tĩnh trong một gia đình khoa bảng đại quý tộc. Đại bộ phận các
thành viên trong gia đình đỗ đạt làm quan to và đều là những nhà văn , nhà thơ nổi
tiếng trong đó tiêu biểu nhất là cha( Nguyễn Nghiễm) và người anh cả( Nguyễn
Khản). Người dân vùng Hà Tĩnh nói về Họ Nguyễn Tiên Điền này như sau:
“ Bao giờ ngàn Hống hết cây
5
skkn
Sơng Rum hết nước, họ này hết quan”.
Gia đình Nguyễn Du có truyền thống văn học, có nề nếp sáng tác văn Hán
cũng như văn Nôm. Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản, cả hai cha con vừa giỏi văn
thơ, vừa giỏi âm luật, vừa giỏi điêu khắc. Nên vua Nguyễn Gia Long đã tặng hai
cha con câu: “ Nhị thân phụ tử” ( Muốn so sánh hai cha con nhà họ Nguyễn Tiên
Điền với hai cha con Thân Nhân Chung, Thân Nhân Ký ở thế kỷ XV). Mặc dù là
gia đình bề thế danh gia vọng tộc nhưng đến thời của Nguyễn Du gia đình bị cuốn
theo tàn lưu chung của sự suy vong và có sự phân hóa quyết liệt ( Cha suốt đời là
trung thần tôn Lê; Nguyễn Khản gắn chặt với họ Trịnh). Đặc biệt là thái độ với nhà
Tây Sơn: Nguyễn Lễ, Nguyễn Nhưng làm quan cho Tây Sơn. Nguyễn Quýnh,
Nguyễn Du lại chống Tây Sơn.
Cuộc đời của Nguyễn Du có thể chia 3 giai đoạn. Giai đoạn lúc còn nhỏ là sự
rủi ro bất hạnh so với những người anh khác. 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ
Nguyễn Du phải ở với người anh cả Nguyễn Khản trong tư dinh ( Phía nam chùa
Bích câu Hà Nội). Giai đoạn thanh niên gắn liền với chính kiến sai lầm và cuộc đời
gian nan. Nguyễn Du mang tư tưởng tôn Lê chống Tây Sơn. 1789 khi Nguyễn Huệ
kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh, Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống nhưng bị
bắt lại. Sau được thả ông về quê vợ Thái Bình. 1795 về quê và sống ở chân núi
Hồng. Rất say mê phường vải, phường nón và sáng tác. Đây là thời kỳ Nguyễn Du
sống rất lận đận và nghèo túng, chìm nổi. Như vậy cơn bão tố của xã hội đã làm đổi
thay một gia đình vọng tộc, biến Nguyễn Du từ một cậu ấm chiêu trở thành một
nho sinh nghèo và chính cái khơng may ấy đã giúp cho ơng có những thay đổi về
cách nhìn nhận cuộc sống, cuộc đời, hạn chế bớt những tư tưởng, quan điểm phong
kiến chính thống. Giai đoạn làm quan cho nhà Nguyễn: ở giai đoạn này là một nỗi
niềm u uẩn dấu kín cho đến khi chết. Con đường làm quan của Nguyễn Du khá
thanh thông, giữ trọng trách lớn. Hai lần ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Mặc
dù được Nhà vua rất tin dùng song ở ơng có nỗi niềm u uẩn lớn. Ơng im lặng
khơng tỏ ra nhiệt tình, sốt xắng “ Đối với nhà vua ông chỉ giữ hết bổn phận chứ
khơng nói năng gì cả… vâng vâng dạ dạ cho qua”. Có thể nói con người của
Nguyễn Du là con người rất phức tạp. Là đại thi hào của những vần thơ thống thiết
bênh vực con người nhưng lại chống Tây Sơn. Điều đáng nói là con người của Ơng
6
skkn
là con người lo đời, thương người rộng lớn sâu sắc, yêu ghét gắn liền nhau: yêu con
người, ghét cái ác. Trái tim lớn, tấm lòng lớn “ Thiên tuế trường ưu vị tử tiền”( hễ
chưa chết còn lo mãi chuyện ngàn năm). Cái gốc của tấm lòng lớn ấy là lòng yêu
thương con người ở mọi lớp người, mọi cảnh ngộ rất hiện thực, rất sâu sắc ( Sở
kiến hành). Lòng thương ấy dành cho tất cả mọi người ở đây không phải chỉ con
người Việt Nam ( Quỷ mơn quan), khơng chỉ ở phận sống mà cịn dành cho cả
những phận đã chết. Ở ơng vừa có cái nhìn hiện thực vừa có cái thương đời. Chính
điều này tạo nên tầm vóc lớn – thiên tài nơi ơng.
Về sự nghiệp văn chương, Nguyễn Du đã để lại cho đời một khối lượng sáng
tác khá đồ sộ. Cả sáng tác chữ Hán và chữ nôm. Với những sáng tác bằng chữ Hán
phải kể đến Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Sáng tác
bằng chữ nôm phải kể đến: Văn chiêu hồn, Văn tế, Thác lời trai phường nón và đặc
biệt phải kể đến Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều). Truyện Kiều, có nguồn gốc
xã hội bắt nguồn từ một câu chuyện có thật trong lịch sử Trung Quốc ở đầu đời
Minh vùng Hoa Đơng Hoa Nam. Có đám giặc cỏ do Từ Hải đứng đầu( giặc ngụy).
Triều đình nhà Minh cử tổng đốc Hồ Tôn Hiến đi dẹp. Hồ Tôn Hiến lừa dẹp Từ
Hải bằng cạm bẫy dùng vàng bạc mua chuộc hai thị nữ bên Từ Hải là Thúy Kiều và
Lục Châu. Từ Hải bị thua và bị chết(…). Truyện Kiều có nguồn gốc văn học ( đã
được giới thiệu trong SGK văn 9- Tập 1). Có thể nói Nguyễn Du đã dựa vào tác
phẩm Kim Vân Kiều truyện để viết Truyện Kiều. Nếu so sánh Truyện Kiều với
Kim Vân Kiều truyện thì ta thấy có nhiều điểm giống nhau về nội dung, chi tiết vì
Nguyễn Du đã vay mượn đề tài và cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện. Tuy nhiên
giữa hai tác phẩm là khoảng cách lớn về nghệ thuật. Kim Vân Kiều truyện nặng về
tiểu sử rườm rà, xem thường khắc họa tính cách nhân vật. Trong khi đó Truyện
Kiều của Nguyễn Du đã đưa ra một thế giới nhân vật rất phong phú, đa dạng, nhân
vật nào cũng sống động có cuộc sống nội tâm sâu sắc. Chính sự khác nhau đó làm
nên số phận của mỗi tác phẩm khác nhau. Kim Vân Kiều truyện khơng có tiếng tăm
cịn Truyện Kiều là một kiệt tác khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của cả thế giới.
Khi nói về động cơ sáng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên
Đường đã nói: Viết Truyện Kiều là để bộc lộ nỗi niềm cảm hứng đau đớn cho cuộc
đời chìm nổi của chính mình. Ở đây khóc người là để khóc mình. Trần Trọng Kim
7
skkn
thì cho rằng: Để gửi tấm lịng cơ chung với Nhà Lê. Nguyễn Du một trung thần gặp
lúc Nhà Lê suy vong giống Kiều gặp cơn gia biến. Muốn giữ mình nhưng đánh mất
mình ( Tất nhiên trong văn chương bao giờ cũng có tấm lịng của tác giả), nói như
thế không phải là sự đồng nhất tác giả với văn chương mà đó chính là tấm lịng của
Nguyễn Du đối với những số phận đau khổ của những con người trong xã hội
phong kiến “ Đau đớn thay phận đàn bà…” Tiếng lòng Nguyễn Du thốt lên với
những con người đau khổ mà Kiều là đại diện. Về những vấn đề trong Truyện
Kiều, trước hết phải chú ý đến vấn đề xã hội và con người. Nói đến con người là
nói đến phẩm chất và khát vọng về giá trị sống, giá trị bản thân. Trong phẩm chất
phải hội tụ đầy đủ sắc tài, đấy là giá trị tự nhiên tơn vinh con người trong đó sắc tài
gắn liền với xã hội. Với Nguyễn Du cái đẹp của con người là sự kết hợp của 3 yếu
tố: Sắc, tài, tình. Đấy cũng là tính chất cách tân trong quan điểm thẩm mỹ của Tố
Như tiên sinh. Trong đó ơng muốn khắc họa cái đức, cái tình, cái ân nghĩa của cuộc
đời thơng qua nhân vật của mình. Cũng thơng qua nhân vật ông muốn phơi bày vận
mệnh bi kịch trong xã hội đen tối, nghiệt ngã khiến cho giá trị con người, giá trị
cuộc sống không thể khẳng định. Từ ấy thể hiện ước mơ tự do công lý ( Từ Hải).
Nghệ thuật trong Truyện Kiều là sự kết tinh những tinh hoa , giá trị truyền thống
văn học Việt Nam có sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Hình thức đẹp đẽ
xứng đáng với nội dung. Thành công đầu tiên trong nghệ thuật là xây dựng nhân
vật. Số lượng nhân vật trong truyện Kiều gồm 30 nhân vật, gồm nhiều loại người:
Tiểu thư khuê các, anh hùng phản nghịch, tu hành, thư sinh, lưu manh… Các nhân
vật được chia làm 2 loại: Chính diện – phản diện. Để từ đó phơi bày mâu thuẫn xã
hội giúp phơi bày bản chất xã hội, phát hiện vận mệnh con người trong xã hội.
Nghệ thuật khắc họa ngoại hình nhân vật, ở đây chú ý đến bút pháp lý tưởng hóa
( nhân vật chính diện) và bút pháp tả thực( nhân vật phản diện). Qua ngoại hình cá
thể hóa nhân vật để thấy rõ từng loại người. Nghệ thuật xây dựng ngơn ngữ đối
thoại. Truyện Kiều có 3254 câu thơ lục bát, trong đó có 1200 câu là ngơn ngữ đối
thoại. Vận dụng ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Nghệ thuật sử dụng ngơn
ngữ độc thoại, đây là bước phát triển lớn về thi pháp trong xây dựng nhân vật của
văn học ( …) Như vậy sự kết hợp nghệ thuật và quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn
Du đã có 2 mặt: truyền thống và cách tân. Tiếp thu tinh hoa truyền thống có cả
8
skkn
nước ngồi chủ yếu Trung Quốc thơng qua vận dung những điển tích điển cố, đồng
thời có sự đổi mới, sáng tạo quan trọng.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Cấu trúc nội dung chương trình Ngữ Văn nói chung và phần Truyện Kiều nói
riêng được biên soạn đổi mới từ năm học 2004 – 2005, nhiều văn bản có tư tưởng
nội dung quá lớn so với mức độ nhận thức của học sinh. Đối với giáo viên: Việc dạy
học trên thực tế ở Nhà trường THCS Thị Trấn Hậu Lộc, các thầy cô đã nắm được
phương pháp dạy học tích cực, thầy cơ đã phát huy được tính tích cực chủ động trong
hoạt động dạy-học hướng tới phát huy tính sáng tạo trong học sinh. Đã có nhiều cố gắng
trong vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo hướng đổi mới vào các giờ dạy
học. Tuy nhiên với đặc điểm của Nhà trường THCS Thị Trấn Hậu Lộc là một Nhà
trường có quy mô nhỏ, chất lượng học sinh đầu vào thấp vì thế có rất nhiều khó khăn
trong đổi mới dạy học đặc biệt trong dạy học một Kiệt tác của một đại thi hào trong Văn
học Trung đại. Hơn nữa với giờ dạy đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” có những
giáo viên cịn sử dụng phương pháp thuyết trình, khơng có sự kết hợp linh hoạt các
phương pháp nên mất đi sự hấp dẫn phong phú trong tiết học. Đối với học sinh: phong
trào học tập của học sinh còn hạn chế, ý thức thi đua học chưa cao. Các em rất ngại
học phần Văn học Trung đại vì Tài liệu phục vụ việc học của các em cịn ít, khơng
phong phú. Đại đa số học sinh trong khối 9 có sức học trung bình chiếm tỉ lệ cao.
Mặt khác, “xu thế” hiện nay các em thích học các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn,
nên niềm say mê với bộ mơn Ngữ Văn khơng cịn nhiều như trước đây. Do đó, để một
tác phẩm đến gần với học sinh, tạo niềm say mê yêu văn học và giúp các em tiếp cận
đúng tác phẩm văn chương thì giáo viên phải cung cấp, rèn luyện cho các em có thói
quen học đa chiều, tích hợp kiến thức, áp dụng các giải pháp ưu việt để giải quyết vấn
đề đặt ra trong tác phẩm.
Khảo sát chất lượng học sinh
Qua một bài kiểm tra khảo sát đầu năm học (2019 – 2020), môn Ngữ Văn
của học sinh lớp 9 THCS Thị Trấn Hậu Lộc, kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
9
skkn
TB
Yếu
9
29
SL
%
SL
%
SL
0
0
5
17,2
18
%
SL
%
6
20,8
62
Xuất phát từ thực trạng của vấn đề, từ cơ sở lý luận của vấn đề và từ yêu cầu
đổi mới dạy-học trong bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS nói chung trường
THCS Thị Trấn Hậu Lộc nói riêng mà trong sinh hoạt chun mơn của nhóm dạy
Ngữ Văn trong nhà trường, tôi và đồng nghiệp đã lấy cách thức dạy-học hướng đến
năng lực của các em học sinh làm đề tài sinh hoạt, chúng tôi cũng đã soạn giáo án
và lên lớp để thực nghiệm đề tài của mình và đã thu được kết quả tích cực từ các
em học sinh.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP , BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện thành công tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Để hướng học sinh tiếp cận tác phẩm tôi nghiên cứu về đặc
trưng thể loại của văn bản, về con người, gia đình, quê hương , phong cách sáng
tác của Nguyễn Du, về chủ đề, về nội dung tư tưởng của tác phẩm để từ đó xác
định trọng tâm của giờ dạy học.
Giải pháp 2: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp cùng với
việc ứng dụng công nghệ thông tin`để bài dạy đạt kết quả cao.
Giải pháp 3: Xác định hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy-học phát huy năng
lực học tập ở học sinh.
Trên cơ sở ba giải pháp lớn, tôi đã tiến hành một số biện pháp thực hiện sau
nhằm mục đích giúp học sinh tiếp cận một cách tích cực văn bản học từ đó phát
huy năng lực tiếp cận và xử lý thông tin, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng
lực trình bày và góp phần bồi dưỡng tâm hồn các em hướng tới cái đẹp trong cuộc
sống.
Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc trưng thi pháp truyện thơ nơm Trung đại từ
đó xác định cách dạy-học Đọc- Hiểu văn bản, một phương pháp dạy học tích cực
trong môn học Ngữ văn.
10
skkn
Khi tiến hành hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm giáo viên phải năm
vững đặc điểm thi pháp của Văn học Trung đại trong Truyện Kiều, đó là sử dụng
biện pháp ước lệ tượng trưng trong thể hiện quan điểm thẩm mỹ, cái đẹp được đặt
trong quan hệ thiên nhiên để hướng dẫn các em tìm hiểu đoạn trích, khơi gợi
những miền liên tưởng trong các em. Trong thi pháp Truyện Kiều Nguyễn Du đã
thể hiện tính chất sùng cổ( lấy xưa nói nay) thơng qua điển tích điển cố ( Truyện
Kiều có 671 câu thơ/ 3254 câu thơ lục bát có sử dụng điển tích điển cố).
Biện pháp 2: Để giải mã được tác phẩm văn học, học sinh cần phải tiếp cận
với tác phẩm. Khâu tiếp cận đầu tiên là đọc tác phẩm. Có điều tác phẩm Truyện
Kiều học sinh khó có thể đọc hết vì dung lượng và vì tài liệu khơng sẵn vì thế các
em chỉ cần đọc và thẩm thấu các đơn vị kiến thức đã được cung cấp trong SGK.
Nhất thiết là để học sinh tự đọc từ đọc để tự thẩm thấu tác phẩm, bước đầu tự
khám phá tác phẩm. Có nhiều cách đọc, đọc thầm, đọc to, theo dõi người khác đọc,
đọc diễn cảm… chọn cách nào là tùy thuộc vào chức năng mỗi phần, mỗi mục,
mỗi tác phẩm.
Ví dụ: Học sinh có thể đọc thầm, đọc nhanh phần * trong chú thích sách giáo
khoa để tự tìm thơng tin về tác giả, tác phẩm về đoạn trích một cách sơ lược nhất.
Để cảm nhận được những đặc sắc của truyện cả về nội dung và nghệ thuật,
việc đọc diễn cảm đóng vai trị quan trọng bởi vì tâm trạng, tình cảm của nhân vật
được biểu hiện qua ngôn ngữ đặc việt là ngơn ngữ độc thoại. Ví như lời của Thúy
Kiều khi chua chát xót xa, bẽ bàng, thương nhớ... Khi đọc được như vậy có nghĩa
là học sinh đã thâm nhập được vào văn bản ở một mức độ nào đó.
Biện pháp 3: Tìm kiếm thơng tin thể hiện những hiểu biết về tác phẩm thông
qua hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề và xây dựng tình huống giao tiếp.
1.Thông tin về tác giả: Yêu cầu học sinh nắm vững các thông tin: Con
người, gia thế, thời đại, quê hương, sự nghiệp.
2. Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
Những câu hỏi gợi mở là những câu hỏi hướng các em phát hiện ra những đơn vị
kiến thức có trong văn bản
11
skkn
VD: Khi tìm hiểu hồn cảnh cơ đơn, buồn tủi của nàng Kiều ( 6 câu thơ đầu)
nên gợi mở cho học sinh tìm hiểu từ “ khóa xn”bằng câu hỏi gợi mở như sau:
? So sánh 2 từ “ khóa xuân” mà Nguyễn Du đã sử dụng trong Truyện Kiều ở 2
hoàn cảnh khác nhau của Thúy Kiều:
Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Đồng tước khóa xuân hai Kiều”
( Lời Kim Trọng khi gặp 3 chị em Kiều trong buổi tảo mộ tiết thanh minh)
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”
( Lời của Thúy Kiều khi bị Tú Bà đưa về giam lỏng ở lầu Ngưng Bích).
Những câu hỏi nêu vấn đề là những câu hỏi có tính chất định tính định lượng
có mục đích phát huy tính sáng tạo chủ động của học sinh trong quá trình tìm hiểu
tác phẩm. Những câu hỏi này vừa có khả năng đánh giá năng lực thẩm thấu tác
phẩm của học sinh vừa giúp học sinh làm giàu cảm xúc, tâm hồn các em, từ đó các
em có kỹ năng sống tích cực.
Ví dụ: Hình ảnh thiên nhiên trong đoạn trích gợi mở điều gì? Trong vốn
văn học của em, cịn có những tác phẩm nào viết về cuộc đời đau thương của
người nghèo với lòng đồng cảm, tin yêu sâu sắc của nhà văn, nhà thơ? Tình cảm
của em về con người bất hạnh sau khi học xong đoạn trích này?
Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tích hợp.
1. Thơng qua kiến thức của văn bản đã học cùng với những kiến thức đã có ở
những bài học trước từ đó mà có những nhận định sâu sắc hơn về nghệ thuật, về
nội dung tư tưởng của tác phẩm qua sự liên hệ có tính chất tích hợp. Ví dụ từ đoạn
trích “ Chị em Thúy Kiều” “ Cảnh ngày xuân” để hiểu hơn về giá trị của Truyện
Kiều và tấm lòng của Tố Như tiên sinh.
Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trên cơ sở dạy học kết hợp các
phương pháp dạy học: trình bày, đàm thoại, nêu vấn đề với sử dụng các kỹ thuật
dạy học, các hình thức tổ chức dạy học. Ví dụ : Kỹ thuật trình bày một phút ( câu
12
skkn
hỏi tổng kết lại kiến thức để củng cố lại q trình học tập của học sinh, có thể tiến
hành ở giữa tiết học hoặc cuối tiết học về điều quan trọng mà hơm nay các em học
là gì?) trong vòng một phút. Kỹ thuật “ Bản đồ tư duy”. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào giờ dạy - học
Trong quá trình tìm hiểu tác giả Nguyễn Du, giáo viên trình chiếu bức ảnh
chân dung của Đại thi hào qua các bức phù điêu, tượng khắc họa để tạo sự hứng
thú trong tìm hiểu tác phẩm. Có thể chọn một đoạn viết hay về tấm lòng của Đại
thi hào Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều trình chiếu cho học sinh tham
khảo…
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐƯỢC SOẠN THEO TINH THẦN CƠNG VĂN 5512
( Trên cơ sở Chương trình GD của Nhà trường phân dạy học đoạn trích này trong
2 tiết: 30,31. Trong khuôn khổ của đề tài chỉ xin đưa ra tiết 30)
Tiết 30. Văn bản:
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
( Trích "Truyện Kiều"-Nguyễn Du)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
+ Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích và tấm lịng thủy chung, hiếu thảo của nàng
+ Ngơn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định tìm kiếm và xử lí thơng tin.
3. Phẩm chất:
+ Có ý thức học tập cách miêu tả thiên nhiên của tác giả để viết văn, lòng
yêu mến, sự khâm phục tài miêu tả của Nguyễn.Du.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bình giảng N.văn 9, Ngữ văn 9 nâng cao, Tư liệu ngữ văn 9, ... soạn giáo án, chuẩn
bị máy chiếu, phiếu học tập, chuẩn bị clips video về tác giả và tác phẩm.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, đọc và soạn bài mới.(Chuẩn bị theo
sách giáo khoa)
13
skkn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
a. Mục tiêu: :
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2
phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét,
bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó
dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Bằng cách yêu cầu học sinh kể tóm tắt phần trước tiếp nối phần học
(Sau khi bị Mã Giám Sinh giả danh cưới nàng về làm thiếp, Kiều bị đưa về thanh
lâu. Tú Bà phát hiện ra Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh liền đánh đập Kiều.
Nàng rút dao tự tử nhưng chỉ bị thương nhẹ. Tú Bà sợ Kiều chết thì sẽ mất vốn, nên
đã dỗ dành lo thuốc thang và cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích hứa hẹn khi nàng bình
phục sẽ gả nàng cho người tử tế)
GV: Thực chất là giam lỏng nàng để chờ dịp giở chước quỷ khác, thực hiện
âm mưu mới đê tiện, tàn bạo hơn. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ cho ta biết
tâm trạng của nàng khi ở đây.
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: biết được vị trí đoạn trích, bố cục
đoạn trích
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội
dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để
trả lời câu hỏi GV đưa ra.
14
skkn
A. Giới thiệu chung:
+ Vị trí đoạn trích: nằm ở phần
thứ hai của tác phẩm.
“ Gia biến và lưu lạc”
B. Đọc hiểu văn bản:
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
NV1: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp
đôi :
Em hãy cho biết đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng
Bích nằm ở đoạn nào của tác phẩm Truyện
Kiều"?
? Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nội
dung
mỗi phần như thế nào?
? Giải thích như thế nào về từ “ khoá xuân,
chén đồng, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai…”?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo
nhóm.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: ( Trình chiếu)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá
kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào
bài học mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tình cảnh
của Kiều ở lầu Ngưng Bích
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ
thuật văn bản
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội
dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu
học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV gọi học sinh đọc lại 4 câu thơ đầu.
? Kiều đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
15
skkn
1. Đọc- Chú thích:
2. Bố cục: 3 phần:
+ 4 câu thơ đầu: Tình cảnh của
Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ 10 câu tiếp: Tâm trạng nhân
vật Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng
Bích (Nỗi nhớ của Kiều đối với
Kim Trọng, đối với cha mẹ)
+ 8 câu thơ cuối: Tâm trạng của
Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
+ PTBĐ: Biểu cảm (miêu tả nội
tâm nhân vật).
3. Phân tích :
a. Tình cảnh của Kiều ở lầu
Ngưng Bích :
- Hồn cảnh : “Khố xn”.
-> cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh
của Thuý Kiều ; bị giam lỏng ở
lầu Ngưng Bích
Khung cảnh :
+ non xa trăng gần
+ bốn bề bát ngát, mây sớm đèn
khuya
+ cát vàng, bụi hồng,
=> hình ảnh chơi vơi giữa mênh
mơng trời đất, cảnh bao la,
hoang vắng,xa lạ và cách biệt,
thiếu bóng dáng, sự sống, khơng
sự giao lưu giữa người với
người. Cảnh thực cũng có thể
mang tính ước lệ gợi sự mênh
? Ở đây tác giả dùng từ “khoá xuân” theo em có
phù hợp với cảnh ngộ của Kiều khơng? Em
hiểu như thế nào về cách dùng từ ấy? ( Thông
qua so sánh 2 từ Khóa xuân được Nguyễn Du
sử dụng trong Truyện Kiều như đã nói).
? Trong hồn cảnh ấy, Kiều cảm nhận khung
cảnh xung quanh như thế nào?
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “vẻ non xa,
tấm trăng gần ở chung”? Tại sao Nguyễn Du lại
viết là "non xa - trăng gần" ?
? Em hãy miêu tả lại cảnh Thuý Kiều cảm nhận
khi ở lầu Ngưng Bích bằng ngơn ngữ của em?
Nhận xét gì về cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng
Bích?
mang, rợn ngợp của khơng gian :
tâm trạng cô đơn của Kiều.
* Từ ngữ chọn lọc cô đọng, xúc
tích = 1 vài nét chấm phá dựng
lên cả 1 bức tranh thiên nhiên
toàn cảnh rộng lớn.
- Tâm trạng :
sớm làm bạn với mây,
khuya làm bạn với đèn, thui
thủi một mình.
->cơ đơn, buồn tủi ( gợi thời
gian tuần hồn khép kín của
một ngày)
"nửa tỉnh..... tấm lịng"
->Kiều chỉ thui thủi một mình,
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật m.tả của tác nàng rơi vào hồn cảnh cơ đơn
giả ở đây?
tuyệt đối, nàng đau đớn, xót xa
? Giữa mênh mơng hoang vắng, tình cảnh và tâm như thấy rằng mình bị chia cắt.
trạng Kiều như thế nào? Cảm giác bẽ bàng là cảm => cảnh đối xứng từng cặp gợi
giác như thế nào?
sự bao la, hoang vắng, xa lạ và
? Hình ảnh ước lệ tượng trưng: “mây sớm đèn cách biệt.
khuya” giúp em hiểu ntn về tình cảnh của Kiều. + Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình"
Từ đó nêu cách hiểu của em về câu "nửa tỉnh..... thể hiện nỗi cơ đơn, hờn tủi, xót
tấm lịng"?
xa, đau đớn của Kiều khi bị
? Qua những câu thơ đầu tiên ta thấy hồn cảnh giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
của Kiều hiện nay ra sao?
-> tình cảnh đáng thương, tội
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
nghiệp
- Một nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: ( GV trình chiếu)
16
skkn
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá
kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức bằng cách yêu cầu hs
trình bày lại ở kỹ thuật trình bày 1 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tâm trạng nhân vật
Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ
thuật văn bản
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội
dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu
học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Học sinh đọc 8 câu thơ tiếp
? Trong hoàn cảnh cơ đơn, buồn tủi, xót xa,
Thúy Kiều nhớ tới những ai ?
? Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ về những kỉ
niệm gì ?
? Trong ý nghĩ của Kiều, Kim Trọng hiện lên
như thế nào?
? Trong hai câu thơ:
“ Bên trời góc biển bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ mới cho phai”
Em hiểu câu thơ này như thế nào? Có thể hiểu
theo mấy cách?
? Nhận xét lời thơ, ý thơ, hình ảnh thơ trong 4
câu thơ đó?
? Những suy nghĩ của Thuý Kiều về Kim Trọng
cho em biết gì về tâm trạng Kiều và tình cảm
của nàng với chàng Kim?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
17
skkn
b. Tâm trạng nhân vật Thuý
Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
* Nhớ người yêu:
+ Nhớ cảnh thề nguyền, hẹn
ước
+ Hình dung cảnh Kim Trọng
ngày đêm mong đợi, cũng đang
hướng về mình
- Bên trời góc biển bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho
phai”
Có 2 cách hiểu:
+ Lịng chung thuỷ, son sắt nỗi
nhớ Kim Trọng không bao giờ
phai nhạt dù thời gian, hồn
cảnh thay đổi.
+ Tấm lịng son của Kiều đó bị
hoen ố biết bao giờ gột rửa
được .
+ Lời ít, ý nhiều, từ ngữ chọn
lọc, giàu sắc thái biểu cảm, phù
hợp tâm trạng nhân vật.
=> Kiều là người con gái thuỷ
chung, son sắt, nặng ân tình.
=> Đau đớn, xót xa nhớ về
Kim Trọng.
III. Tổng kết:
1.Nội dung:
- Tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng
Bích: Đau đớn xót xa nhớ về
Kim Trọng; day dứt, nhớ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Một nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi ( Trình chiếu)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá
kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ
thuật qua phần học
b. Nội dung: hs kq theo yêu cầu của gv
c. Sản phẩm: thơng qua kỹ thuật trình bày 1p
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá
kết quả của HS
Gv chuẩn kiến thức ( Bằng miệng)
thương gia đình.
- Hai bức tranh thiên nhiên
trước lầu Ngưng Bích trong
cảm nhận của Thuý Kiều.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm
nhân vật: diễn biến tâm trạng
được thể hiện qua ngôn ngữ độc
thoại và tả cảnh ngụ tình đặc
sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các
biện pháp tu từ.
* GV chốt lại phần kiến thức đã
học trong tiết 1 của bài và dặn
dò học sinh cho tâm thế chuẩn
bị kiến thức ở tiết học tiếp
theo).
2.4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG SKKN
Sau khi đề tài được áp dụng thực nghiệm ở trường THCS Thị Trấn Hậu Lộc
kết quả thu được rất khả quan. Bằng phiếu thăm dò thái độ học tập và kết quả làm
bài tập trong phần luyện tập tôi đã thu được kết quả như sau (Khi đã so sánh, đối
chiếu giữa hai lớp 8 ở hai năm học (2019-2020 và 2020-2021) lớp học theo giáo án
thực nghiệm đó là lớp 8 năm học 2020-2021)
* Lớp 9 không học theo giáo án thực nghiệm (năm 2019-2020) - Sĩ số:
29 em
Ti lệ
u thích
Có thái độ
18
skkn
Khơng thích
mơn Văn
bình thường
học Văn
SL
%
SL
%
SL
%
4
13,8
13
44,8
12
41,4
* Lớp 9 B học theo giáo án thực nghiệm ( năm học 2020-2021) - Sĩ số: 35 em
Tỉ lệ
u thích
Có thái độ
Khơng thích
mơn Văn
bình thường
học Văn
SL
%
SL
%
SL
%
22
62,8
10
28,7
3
8,5
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Như vậy rõ ràng đã có tích cực trong động thái học tập của học sinh trong tiết
học, việc học sinh yêu thích tiết học đã giúp thầy cơ giáo tích cực, say mê hơn
trong tìm tịi sáng tạo trong chuẩn bị Kế hoạch dạy học và truyền tải kiến thức cho
học sinh có cảm hứng hơn. Tuy nhiên Sáng kiến sẽ còn những hạn chế vì do khn
khổ của một đề tài nhỏ và khả năng thẩm thấu của bản thân về kỹ thuật dạy học,
Nên đưa ra SKKK này cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của
đồng nghiệp để SK có thể áp dụng trong dạy học ở các Nhà trường như THCS Thị
Trấn Hậu Lộc.
3.2.Kiến nghị:
- Với Nhà trường: cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên nghiên cứu,
thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng cao chất
lượng chuyên môn trong nhà trường.
19
skkn
- Phòng GD và ĐT cần quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị dạy học hiện đại
trong các trường học và có những định hướng về nội dung phương pháp giảng dạy
từng phân môn học.
- Đối với mỗi giáo viên: Phải ln có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức,
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệp với các đồng nghiệp
để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của riêng tơi. Tơi rất mong sự đóng góp
của lãnh đạo chuyên môn và các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của
tơi ngày càng được hồn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong những năm dạy tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BGH:
Hậu Lộc, ngày 18 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ DIỆP
DANH MỤC
20
skkn