Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn sử dụng phần mềm olympia crossword tạo trò chơi ô chữ làm tăng hứng thú học tập môn tin học cho học sinh lớp 12 trường thpt như xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 21 trang )

MỤC LỤC
1.

2.

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................
Trang 1
1.1

Lí do chọn đề tài..................................................................................................................................
Trang 1

1.2

Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................................................
Trang 2

1.3

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................................
Trang 2

1.4

Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng để xây dựng đề
Trang 2
tài...............................................................................................................................................................

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM............................................................................
Trang 3
2.1



Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................................................
Trang 3

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm.......................................
Trang 4

2.3

Giải pháp và tổ chức thực hiện.....................................................................................................
Trang 5

2.3.1 Giới thiệu phần mềm Olympia Crossword:............................................................................
Trang 5
2.3.2

Các chức năng chính và cách sử dụng phần mềm Olympia
Trang 5
Crossword..............................................................................................................................................
a. Khởi động phần mềm..................................................................................................................
Trang 6
b. Mở file................................................................................................................................................
Trang 6
c. Tạo file/Sửa file...............................................................................................................................
Trang 7
d. Cài đặt cấu hình.............................................................................................................................
Trang 8


2.3.3

Sử dụng phần mềm Olympia Crossword trong quá trình dạy học
Trang 9
Tin học 12..............................................................................................................................................
a. Sử dụng trị chơi ơ chữ để kiểm tra bài cũ. ........................................................................
Trang 9
b. Sử dụng trò chơi ô chữ trong các tiết ôn tập. ...................................................................
Trang 10
c. Học sinh học tập độc lập, sử dụng trị chơi ơ chữ để hỗ trợ học
Trang 17
tập, ôn tập, phát triển tư duy logic. ..........................................................................................

2.4
3.

Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm........................................................................................
Trang 18

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................
Trang 19
3.1

Kết luận..................................................................................................................................................
Trang 19

3.2

Kiến nghị................................................................................................................................................
Trang 20


skkn


1. MỞ ĐẦU
1.1

Lí do chọn đề tài

Ngày nay, Tin học được ứng dụng trong mọi mặt đời sống, nhất là trong
một xã hội Tin học hóa thì việc người lao động được trang bị cơ bản kiến thức,
kĩ năng về Tin học sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Giáo dục cũng là một lĩnh vực mà Tin học đã, đang và ngày càng được khuyến
khích áp dụng, điều đó cho thấy Tin học ln là bộ môn tiên phong và hỗ trợ các
bộ môn khác.
Tuy là một bộ mơn đóng vai trị rất quan trọng, song trong nhà trường học
sinh có phần xem nhẹ mơn Tin học vì nó khơng có trong các kì thi Trung học
phổ thơng Quốc gia hằng năm. Học sinh có suy nghĩ là môn này không giúp cho
việc vào đại học và cao đẳng sau này, quan niệm Tin học là “môn phụ” theo
đuổi các em suốt 3 năm học cấp trung học phổ thông và ngày càng trở nên phổ
biến, thấy rõ hơn ở học sinh khối lớp 12. Điều đó đặt ra yêu cầu giáo viên cần
phải giảng dạy làm sao để học sinh hứng thú với bài học và càng u thích bộ
mơn Tin học hơn.
Mặt khác, phương pháp dạy của giáo viên từ lâu theo kiểu truyền thống
như đọc - chép, thuyết trình... đặt người học vào vai trò thụ động. Những
phương pháp này truyền tải kiến thức cho học sinh theo kiểu gò ép, các em được
ví như những chiếc bình và giáo viên là người “rót” những “giọt” kiến thức cần
thiết vào “chiếc bình” đó. Với cách dạy học như thế hầu hết học sinh đều mệt
mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng,
khơng có cơ hội để chia sẻ, đóng góp ý kiến của mình. Các em cảm thấy hoảng

sợ mỗi khi không thuộc bài, sợ những phút kiểm tra bài cũ, sợ những tiết bài tập,
ơn tập.... Ngồi ra, giáo viên khơng thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ học
sinh nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào học sinh đã hiểu,
chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại, do đó giáo viên
khó có thể có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả trong hoạt động dạy học
của mình.
Năm học 2021 - 2022 là năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, yêu cầu giáo
viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp dạy học tích cực, các chương trình bồi
dưỡng thường xun ln có các mơ đun quan trọng bồi dưỡng năng lực sử
dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Đây là chủ trương phù hợp với tiến
trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng sự mong đợi bấy lâu nay
của nhiều giáo viên tâm huyết với giáo dục, giúp học sinh chủ động học tập và
sáng tạo.
Một trong những phương pháp dạy học hiện đại và tích cực được đưa vào
là phương pháp dạy học bằng trị chơi. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương
pháp dạy học bằng trị chơi, tơi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu
quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bằng phương pháp này,
1

skkn


giáo viên đã khơi gợi trong học sinh hứng thú đối với mơn học, các em khơng
cịn sợ các giờ ôn tập - bài tập, không còn sợ kiểm tra bài cũ nữa mà thay vào đó
là sự hào hứng mong chờ tiết học đến như một hoạt động sôi nổi và nhẹ nhàng.
Đồng thời mang đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về bộ mơn Tin học.
Vậy nhưng làm thế nào để tất cả các giáo viên đều có thể áp dụng được
phương pháp dạy học bằng trị chơi? Làm thế nào để giáo viên có thể thiết kế
nhanh chóng một trị chơi trên máy tính mà khơng mất q nhiều thời gian?

Khơng địi hỏi những kĩ thuật vi tính phức tạp? Đó là những vấn đề tôi muốn
cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp qua sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng
phần mềm olympia crossword tạo trị chơi ơ chữ làm tăng hứng thú học tập
môn tin học cho học sinh lớp 12 trường THPT Như Xuân”. Đây là sáng kiến,
là giải pháp mà bản thân tôi qua thực tế dạy học đã nghiên cứu, tìm tịi và phát
triển xin được chia sẻ với các thầy cơ, đồng nghiệp.
1.2

Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của Phương pháp dạy học.

- Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng phần mềm Olympia Crossword tạo
trị chơi ơ chữ.
- Thiết kế một số giờ dạy học minh họa theo phương pháp trò chơi ơ chữ
trong chương trình Tin học lớp 12 bằng phần mềm Olympia Crossword
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu
quả của đề tài.
1.3

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu, kết luận về tính hiệu quả của phương pháp Sử
dụng phần mềm Olympia Crossword tạo trị chơi ơ chữ, làm tăng hứng thú học
tập môn Tin học cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Như Xuân, do đó, đối
tượng nghiên cứu bao gồm:
- Tâm lí, hứng thú của học sinh và vai trò của sự hứng thú trong học tập
- Phần mềm Olympia Crossword, cách sử dụng phần mềm Olympia
Crossword.
- Hiệu quả khi sử dụng phần mềm Olympia Crossword vào dạy học môn
Tin học đối với sự hứng thú học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Như

Xuân.
1.4

Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng để xây dựng đề tài:

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về giáo
dục, sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí giáo dục… có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tiến hành dự
giờ, trao đổi với các giáo viên và học sinh về giờ dạy học bằng phương pháp trị
chơi ơ chữ.
2

skkn


- Thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm, dạy học một số nội dung
mơn Tin học trong chương trình lớp 12 bằng cách sử dụng phần mềm Olympia
Crossword tạo trị chơi ơ chữ để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Thống kê, xử lí số liệu: Trước và sau khi thực nghiệm áp dụng phương
pháp dạy học bằng trị chơi ơ chữ tác giả đều có những thống kê trên những mẫu
số liệu đủ lớn, từ đó so sánh bảng số liệu để rút ra nhận xét, kết luận.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Làm sao để tạo được hứng thú cho người học? Đó là một yêu cầu quan
trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì dạy - học là một hoạt động phức tạp mà
chất lượng, hiệu quả của hoạt động cơ bản phụ thuộc vào người học. Và để đạt
được chất lượng, hiệu quả cao thì người học cần phải có: năng lực nhận thức,

động cơ học tập, sự quyết tâm và hứng thú trong học tập... Theo nghiên cứu của
các nhà tâm lí thì hứng thú có vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của
con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động
đó. Khi làm việc có hứng thú thì dù gặp phải khó khăn con người cũng vẫn cảm
thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có
vai trị hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học
sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú
cho người học được xem là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai làm công tác
giảng dạy, đối với bất cứ bộ môn khoa học nào.
Ngày 01 tháng 09 năm 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa ban
hành cơng văn số 2365/SGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trung học năm học 2021- 2022 trong đó xác định một trong những
nhiệm vụ cụ thể là thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học,
xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ
thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong
quá trình dạy học. Trong chương trình bồi dưỡng Giáo viên phổ thơng TEMIS
(Mơ đun 2) cũng hướng dẫn phương pháp dạy học bằng trò chơi là một phương
pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học
sinh trong mơn Tin học cấp Trung học phổ thơng.
Trước tình hình đó, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới dựa trên
quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của học
sinh đang là yêu cầu cấp thiết. Giáo viên cần phải có phương pháp dạy học mới,
vừa đem lại hiệu quả cao, vừa giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh tri thức, vừa tạo
được hứng thú học tập, lại vừa có tính khả thi. Để làm được điều này, địi hỏi
giáo viên cần ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kỹ thuật hiện đại
trong giảng dạy… nhằm khắc phục những nhược điểm của các phương pháp cũ,
tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục - đào tạo. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo
3


skkn


thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh mà dạy học bằng trò chơi là một
trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng được những yêu cầu đó.
2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm

Vấn đề là làm thế nào để tạo cho người học có hứng thú học và thấy u
thích mơn Tin học? Từ đó làm thay đổi nhận thức của người học đối với bộ môn
Tin học, coi Tin học là một bộ môn hết sức quan trọng như các bộ mơn khác.
Đây là một vấn đề khó, khơng có một cách thức, con đường chung cho
mọi người. Sự hứng thú của người học phụ thuộc nhiều yếu tố như phương pháp
giảng dạy, phong cách, ngôn ngữ, cách thức tổ chức quá trình học tập của giáo
viên, chương trình. Cụ thể hơn, cơ bản vẫn là ở cách thức tổ chức giờ dạy của
giáo viên, ở sự cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giáo viên khi lên
lớp, điều này địi hỏi cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy và
học môn Tin học hiện nay.
Qua công tác giảng dạy tôi nhận thấy có rất nhiều những nguyên nhân
khách quan và chủ quan khiến cho môn Tin học trở nên nhàm chán đối với học
sinh, đặc biệt là ở học sinh lớp 12. Cụ thể là:
- Học sinh coi trọng các môn cơ bản, thờ ơ với môn Tin: Trong nhận
thức của học sinh thì mục đích học tập chủ yếu hiện nay là để chuẩn bị cho
tương lai của chính các em học để thi đỗ Đại học, có việc làm tốt, thỏa mãn ước
muốn bản thân… Chính vì vậy các mơn liên quan đến thi Đại học - Cao đẳng
luôn được đặt lên hàng đầu và chỉ chú trọng học các mơn này. Có nhiều học sinh
có năng khiếu tin cũng không muốn tham gia đội tuyển Tin học, các em cịn
phải dành thời gian học các mơn khác, điều này thật là nguy hại. Bởi vì, muốn
thi Đại học - Cao đẳng trước hết các em phải hoàn thành xong chương trình của

tất cả các mơn học trong đó có bộ mơn Tin học, nếu khơng hồn thành một bộ
mơn nào đó thì các em cũng khơng thể tốt nghiệp được.
- Học sinh không hứng thú với môn học: Điều này thể hiện rất rõ trong
những giờ kiểm tra bài cũ, ôn tập chương hay chữa bài tập về nhà. Học sinh vì
khơng hứng thú dẫn đến khơng học và không hiểu bài, điều này khiến các em
cảm thấy sợ tiết học, sợ môn học nhất là đến tiết kiểm tra, ôn tập. Trong các giờ
kiểm tra hay ôn tập các em thường chỉ học những kiến thức cơ bản nhất để lấy
đủ điểm qua môn mà không tư duy tìm tịi các kiến thức ở mức cao hơn
- Giáo viên không biết cách tạo hứng thú học tập cho học sinh: Khơng
ít giáo viên vẫn giữ phương pháp dạy học đọc – chép và kiểm tra ghi nhớ máy
móc mặc dù vẫn biết những phương pháp này không mang lại hiệu quả cao, học
sinh hồn tồn khơng chủ động trong quá trình học.
- Giáo viên ngại thay đổi phương pháp: Một thực tế nữa là giáo viên
ngại thay đổi phương pháp dạy học theo hướng hiện đại vì họ cho rằng mất quá
nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, một số khác thì sẵn sàng thay đổi
phương pháp nhưng lại hạn chế về kĩ năng sử dụng máy vi tính, họ thiếu các
kiến thức và kĩ thuật về cơng nghệ nên cho rằng nó rất phức tạp và khó để áp
dụng.
4

skkn


2.3

Giải pháp và tổ chức thực hiện

2.3.1 Giới thiệu phần mềm Olympia Crossword:
Olympia Crossword là một trong số nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học cho
giáo viên thuộc bộ công cụ phần mềm VietEdusoft, do nhóm Cơng nghệ giáo

dục thơng minh Việt (Viet Intelligent Education Technology) xây dựng và phát
triển. Viet Intelligent Education Technology là một nhóm các bạn trẻ Việt Nam
do tác giả Phan Kiệt xây dựng và hỗ trợ chính. Nhóm được thành lập từ năm
2012 với mong muốn giúp giáo viên có được các sản phẩm phần mềm tiện ích
trong dạy học một cách đơn giản nhất. Tất cả các sản phẩm mà nhóm xây dựng,
phát triển đều theo tiêu chí: Đơn giản, dễ sử dụng và hồn tồn miễn phí.
2.3.2 Các chức năng chính và cách sử dụng phần mềm Olympia Crossword
Chúng ta có thể tải về phần mềm Olympia Crossword và nhiều phần mềm
hỗ trợ dạy học cho giáo viên khác tại Website
Phiên bản mới nhất hiện nay là Olympia Crossword 6.1.
Sau khi tải về file [VietEduSoft]Olympia Crossword 6.1.rar ta giải nén ra
sẽ được thư mục Olympia Crossword 6.1 bên trong thư mục này có 3 thư mục
con:

Cấu trúc thư mục của chương trình
- Thư mục “Phan Ho Tro” chứa file cấu hình hệ thống, chúng ta cần vào thư
mục này và chạy file có tên AddOXC.exe bên trong để phần mềm tự động thiết
đặt một số cấu hình cần thiết cho hệ thống. Lưu ý rằng việc này chỉ cần thực
hiện 1 lần duy nhất là lần đầu tiên sử dụng phần mềm, khi đã chạy file này rồi
thì tất cả các lần sử dụng phần mềm sau đó ta khơng cần làm bước này nữa.
- Thư mục “Chuong trinh” là thư mục chứa các file thực thi, trong đó có file
Olympia Crossword 6.1.exe là file chúng ta cần mở ra để khởi động chương
trình.
- Thư mục “cac bai vi du” chứa một số file trị chơi đã được nhóm tác giả tạo
sẵn làm mẫu cho giáo viên, để sử dụng các file mẫu này giáo viên chỉ việc dùng
phần mềm mở các file có phần mở rộng .TXT trong thư mục “cac bai vi du” là
trò chơi sẽ hiện lên.

5


skkn


a. Khởi động phần mềm
Vào thư mục “Chuong trinh” nháy đúp chuột trái vào tệp tin có tên
Olympia Crossword 6.1.exe để mở phần mềm. Ta có thể tạo shortcut tại màn
hình nền cho file này để lần sau có thể mở phần mềm nhanh hơn.

Ảnh chụp giao diện chính của phần mềm
b. Mở file
Đây là chức năng mở file ô chữ để trình chiếu, nếu đã thiết kế xong và lưu
file ta có thể click nút lệnh “Mở File”, tìm đường dẫn đến nơi lưu file ơ chữ có
phần mở rộng là .txt để trình chiếu.

Ảnh chụp giao diện mở file trình chiếu
6

skkn


Trên giao diện trình chiếu có các nút lệnh với các chức năng như sau:
- Các từ hàng ngang được đánh số, khi click vào số tương ứng với từ hàng
ngang thì câu hỏi của từ hàng ngang sẽ hiện ra cùng với đồng hồ tính giờ, đồng
thời từ hàng ngang đó sẽ chuyển sang màu khác. Ta có thể click vào đồng hồ để
tạm dừng hoặc tiếp tục tính thời gian.
- Nếu học sinh trả lời đúng, giáo viên click vào nút lệnh có hình dấu tích
xanh
để lật mở từ hàng ngang, đồng thời 1 kí từ của từ khóa sẽ được xuất
hiện.
- Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên có thể ẩn từ hàng ngang bằng cách

click nút lệnh dấu X đỏ
khi đó từ hàng ngang sẽ bị đánh dấu màu đen,
như hình trên là học sinh trả lời sai từ hàng ngang số 3.
- Trên giao diện trình chiếu cịn có dãy 3 nút lệnh chức năng bên dưới như
hình sau:
+ Nút lệnh thứ nhất:
hình biểu tượng Powerpoint có chức năng thu
nhỏ của sổ hoặc tắt hẳn chương trình.
+ Nút lệnh thứ hai:
biểu tượng media play có chức năng phát 1
đoạn video, giáo viên có thể sử dụng đoạn video để ra câu hỏi cho từ hàng
ngang.
+ Nút lệnh thứ ba:

dùng để thốt trình chiếu.

c. Tạo file/Sửa file

Ảnh chụp giao diện thiết kế trị chơi ơ chữ
7

skkn


Giáo viên sử dụng chức năng Tạo file/Sửa file để thiết kế hoặc chỉnh sửa
trò chơi. Sau khi thiết kế hoặc chỉnh sửa xong trò chơi giáo viên ấn nút lệnh hình
đĩa mềm để lưu file và đặt tên file.
d. Cài đặt cấu hình

Ảnh chụp giao diện cài đặt cấu hình trị chơi

Chức năng này cho phép người dùng thay đổi các hiệu ứng như: Hiệu ứng
trang trí nền, bo góc, hiệu ứng di chuột, hiệu ứng âm thanh.

Chọn thay đổi màu chữ của câu hỏi, màu chữ từ hàng ngang, màu của ơ
và của kí tự từ khóa.

8

skkn


Tại đây giáo viên cũng có thể đặt thời gian cho đồng hồ tính giờ, kiểu
xuất hiện câu hỏi và một vài thơng số khác. Sau khi cấu hình xong click nút lệnh
hình chữ V màu xanh trên cùng đề lưu lại.
2.3.3 Sử dụng phần mềm Olympia Crossword trong quá trình dạy học Tin
học 12
Trị chơi ơ chữ rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao, tạo được hứng thú
cho học sinh và khơng khí sơi nổi trong giờ học, đặc biệt phù hợp với các tiết ôn
tập, các câu hỏi kiểm tra bài cũ. Phần mềm Olympia Crossword giúp giáo viên
nhanh chóng thiết kế xong một trị chơi ô chữ với nhiều từ hàng ngang chỉ trong
vài phút thiết kế, điều này là rất khó thực hiện bằng các phần mềm như
Powerpoint hay bằng Flash. Sau đây tôi trình bày một vài ví dụ minh họa mà tơi
đã sử dụng rất hiệu quả trong các tiết ôn tập và kiểm tra bài cũ môn Tin học 12
tại trường THPT Như Xuân mà tôi đang công tác.
a. Sử dụng trị chơi ơ chữ để kiểm tra bài cũ.
Khi kiểm tra bài cũ, thay bằng các câu hỏi bắt học sinh phải đứng trả lời,
học sinh dưới lớp khó theo dõi đầy đủ chính xác, giáo viên có thể u cầu hoặc
cho học sinh xung phong trả lời các từ hàng ngang và từ khóa. Học sinh trả lời
đúng sẽ được cho điểm kiểm tra thường xuyên, với cách này cả lớp cịn như
được cùng ơn bài một lượt.

Một điều lưu ý khi sử dụng trị chơi ơ chữ trong kiểm tra bài cũ là giáo
viên không nên chọn từ khóa có q nhiều kí tự, bởi mỗi kí tự sẽ cần 1 câu hỏi
với từ hàng ngang tương ứng. Nếu quá nhiều câu hỏi sẽ không đảm bảo lượng
thời gian cho dạy bài mới. Thường thì khi kiểm tra bài cũ tơi chỉ lựa chọn các từ
khóa có 3 đến 5 kí tự mà thơi.
Ví dụ 1: Kiểm tra bài cũ bài 2 “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu”

Ở bài này khi kiểm tra bài cũ tôi thiết kế 3 câu hỏi với từ khóa là SQL
Câu 1: Xác định các dữ liệu cần lưu trữ và phân tích các mối liên hệ giữa chúng
là cơng việc thuộc bước nào trong các bước xây dựng cơ sở dữ liệu? Đáp án:
KHẢO SÁT
Câu 2: Là một người hoặc một nhóm người được trao quyền điều hành hệ cơ sở
dữ liệu. Đáp án: NGƯỜI QUẢN TRỊ
9

skkn


Câu 3: Người tạo ra các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của
các nhóm người dùng thì gọi là gì? Đáp án: NGƯỜI LẬP TRÌNH
Ví dụ 2: Kiểm tra bài cũ bài 3 “Giới thiệu Microsoft Access”

Để kiểm tra bài cũ cho bài này tôi thiết kế 4 câu hỏi với từ khóa là FORM.
Câu 1: Đây là hãng phần mềm lớn, tạo ra rất nhiều các phần mềm phổ biến mà
Access là một ví dụ. Đáp án: MICROSHOFT
Câu 2: Là 1 trong 4 đối tượng chính của Access, nó có thể định dạng, tính tốn,
tổng hợp dữ liệu và in ra. Đáp án: REPORT
Câu 3: Là chương trình hướng dẫn từng bước giúp tao được các đối tượng của
CSDL từ các mẫu dựng sẵn một cách nhanh chóng. Đáp án: WIZARD
Câu 4: Đây là phần mở rộng mặc định của file CSDL tạo ra bởi phần mềm

Access phiên bản 2003 trở về trước. Đáp án: MDB

Ảnh chụp giáo viên sử dụng trị chơi ơ chữ để kiểm tra bài cũ
b. Sử dụng trị chơi ơ chữ trong các tiết ôn tập.
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến
thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học. Cuối mỗi chương, giáo viên xây
10

skkn


dựng hệ thống các câu hỏi liên quan đến các kiến thức trong cùng một chương
để tạo từ hàng ngang, chọn từ khóa có số kí tự vừa đủ, thường từ 8 đến 12 kí tự.
Với mỗi kí tự của từ khóa, giáo viên lựa chọn trong ngân hàng câu hỏi của
chương các từ hàng ngang có kí tự tương ứng.
Để tổ chức trị chơi trong các tiết ơn tập thì giáo viên có thể chọn 2 hình
thức như sau:
- Hình thức thứ nhất là giáo viên đóng vai trị người dẫn chương trình, tổ
chức cho cả lớp cùng tham gia trả lời câu hỏi, ai giơ tay nhanh hơn thì được
quyền trả lời, trả lời đúng thì được khen thưởng và có quyền lựa chọn câu hàng
ngang tiếp theo.
- Hình thức thứ hai là chơi theo tổ, nhóm học sinh. Mỗi tổ, nhóm học sinh
là 1 đội, các đội sẽ trả lời bằng cách viết đáp án của mình vào bảng học sinh và
giơ lên khi có hiệu lệnh hết thời gian suy nghĩ.
Sau đây là ví dụ về một số trị chơi ơ chữ mà tơi đã áp dụng khi dạy các
bài ôn tập cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Như Xn:
Ví dụ 1: Ơn tập chương 1. Khái niệm về Hệ cơ sở dữ liệu
Chương này bao gồm 2 bài là bài 1 “Một số khái niệm cơ bản” và bài 2
“Hệ quản trị cơ sở dữ liệu”. Lượng kiến thức của chương không nhiều, nhưng
lại có nhiều khái niệm cơ bản cần ơn tập, vì vậy tơi thiết kế trị chơi ơ chữ cho

bài ôn tập chương 1 như sau:
Chọn từ khóa là DATABASE (8 kí tự)
Các câu hỏi cho từ hàng ngang như sau:
Câu 1: Tất cả những người có nhu cầu khai thác thơng tin từ CSDL được gọi là
gì?
Đáp án: NGƯỜI DÙNG
Câu 2: Việc dữ liệu được lưu trong các bảng, gồm có các cột và hàng thể hiện
tính chất gì của hệ cơ sở dữ liệu?
Đáp án: TÍNH CẤU TRÚC
Câu 3: Các thao tác sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, kết xuất báo cáo được gọi
chung là thao tác gì?
Đáp án: KHAI THÁC
Câu 4: Các thao tác thêm, sửa, xóa dữ liệu được gọi chung là thao tác gì?
Đáp án: CẬP NHẬT
Câu 5: Cơ sở dữ liệu phải được lưu trữ ở đâu?
Đáp án: THIẾT BỊ NHỚ
Câu 6: Dữ liệu không phụ thuộc vào các thiết bị nhớ thể hiện tính chất gì của hệ
cơ sở dữ liệu?
11

skkn


Đáp án: TÍNH ĐỘC LẬP
Câu 7: Bước đầu tiên để xây dung một cơ sở dữ liệu là gì?
Đáp án: KHẢO SÁT
Câu 8: Nhập dữ liệu và chạy thử các trình ứng dụng để phát hiện lỗi và khắc
phục là bước nào khi xây dựng cơ sở dữ liệu?
Đáp án: KIỂM THỬ


Ảnh chụp giao diện trị chơi ơ chữ ơn tập chương 1.
Ví dụ 2: Ơn tập chương 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
Chương này bao gồm các bài từ bài 3 “Giới thiệu Microsoft Access” cho
đến bài 9 “Báo cáo và kết xuất báo cáo”. Là chương có lượng kiến thức lớn, với
rất nhiều khái niệm và thuật ngữ cần ghi nhớ, bởi vậy khi thiết kế trị chơi ơ chữ
để ơn tập chương 2 tơi thường thiết kế từ khóa có nhiều kí tự hơn, thường là từ
10 đến 12 kí tự, tương ứng với 10 đến 12 từ hàng ngang.
Sau đây là 2 trị chơi ơn tập chương 2 mà tơi đã thiết kế:
Trị chơi 1: Chọn từ khóa là LIÊN KẾT BẢNG (11 kí tự)
Các câu hỏi cho từ hàng ngang như sau:
Câu 1: Thuật ngữ chỉ cột của bảng trong Access. Đáp án: FIELD
Câu 2: Trong lưới QBE, hàng này dùng để nhập các biểu thức logic làm điều kiện chọn các
bảng ghi.
Đáp án: CRITERIA
Câu 3: Chế độ làm việc hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc sửa các dữ liệu
đang có.
Đáp án: DATASHEET VIEW
Câu 4: Kiểu dữ liệu này phù hợp với những trường mà dữ liệu chỉ có khả năng nhận 1 trong
2 giá trị.
Đáp án: YES/NO
Câu 5: Trường (hoặc tập các trường) mà giá trị của nó xác định duy nhất mỗi hàng trong
bảng được gọi là gì? Đáp án: PRIMERY KEY
12

skkn


Ảnh chụp giao diện thiết kế trị chơi ơ chữ ôn tập chương 2.
Câu 6: Kiểu của dữu liệu được lưu trong 1 trường gọi là gì?
Đáp án: DATA TYPE

Câu 7: Những trường lưu trữ thơng tin ngày, giờ thì nên chọn kiểu dữ liệu này.
Đáp án: DATE/TIME
Câu 8: Đây là đối tượng chính của Access, lưu trữ tồn bộ dữ liệu trong CSDL là không cho
phép thực hiện các phép tính tốn.

Đáp án: TABLE
Câu 9: Khi thiết kế báo cáo và mẫu hỏi, ta có thể sử dụng hàm này để tìm giá trị lớn nhất.
Đáp án: MAX
Câu 10: Khi nhập thêm bản ghi mới vào bảng thì ta khơng cần phải nhập tại những cột có
kiểu dữ liệu này.

Đáp án: AUTONUMBER
Câu 11: Chế độ làm việc mà có thể tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc của các đối tượng.
Đáp án: DESIGN VIEW
Trị chơi 2: Chọn từ khóa là DESIGN VIEW (10 kí tự)
Các câu hỏi cho từ hàng ngang như sau:
Câu 1: Tính chất xác định giá trị tự động đưa vào trường khi tạo bản ghi mới.
Đáp án: DEFAULT VALUE

13

skkn


Câu 2: Đối tượng của Access được ding để định dạng, tính tốn, tổng hợp dữ
liệu được chọn, trình bày theo khuôn dạng và in ra.
Đáp án: REPORT

Ảnh chụp giao diện trị chơi ơ chữ ơn tập chương 2.
Câu 3: Tính chất này quy định kích thước tối đa cho dữ liệu lưu trong trường

với các kiểu Text, Number hoặc AutoNumber.
Đáp án: FIELD SIZE
Câu 4: Cửa sổ này cho phép ta tạo và nhìn thấy các liên kết giữa các bảng.
Đáp án: RELATIONSHIPS
Câu 5: Trong lưới QBE tại hàng Total, ta chọn hàm này để gộp nhóm các
trường.
Đáp án: GROUP BY
Câu 6: Trong lưới QBE tại hàng Total, ta chọn hàm này để đếm số giá trị khác
rỗng (Null).
Đáp án: COUNT
Câu 7: Khi thiết kế báo cáo và mẫu hỏi, ta có thể sử dụng hàm này để tính giá
trị trung bình cho 1 trường kiểu Number.
Đáp án: AVG
Câu 8: Là chương trình hướng dẫn từng bước giúp tạo các đối tượng theo các
mẫu dựng sẵn 1 cách nhanh chóng.
Đáp án: WIZARD
14

skkn


Câu 9: Chọn đối tượng này để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất thông tin từ một
hoặc nhiều bảng.
Đáp án: QUERIES
Câu 10: Trong lưới QBE, ta tích chọn vào hàng này để quy định trường đó có
được hiển thị trong kết quả truy xuất của mẫu hỏi hay không.
Đáp án: SHOW
Ví dụ 3: Ơn tập chương 3 và chương 4.
Chương này bao gồm các khái niệm về hệ sơ sở dữ liệu quan hệ và bảo
mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu. Tơi thiết kế trị chơi ô chữ cho bài ôn

tập chương 3 và chương 4 như sau:
Chọn từ khóa là CSDL QUAN HỆ (10 kí tự)
Các câu hỏi cho từ hàng ngang như sau:

Ảnh chụp giao diện trị chơi ơ chữ ơn tập chương 3 và chương 4.
Câu 1: Một thuộc tính mà bao gồm nhiều thuộc tính khác thì gọi là thuộc tính
gì?
Đáp án: PHỨC HỢP
Câu 2: Đây là một trong các giải pháp chủ yếu cho bảo mật hệ thống, được quy
định trong các văn bản quy định của nhà nước và các tổ chức sở hữu thơng tin.
Đáp án: CHÍNH SÁCH
Câu 3: Một thuộc tính mà tồn tại nhiều giá trị khác nhau trong cùng 1 bản ghi
thì gọi là thuộc tính gì?
Đáp án: ĐA TRỊ
15

skkn


Câu 4: Việc xuất hiện thuộc tính của quan hệ này trong một quan hệ khác giúp
ta tạo ra các.....
Đáp án: LIÊN KẾT
Câu 5: Tùy theo vai trò khác nhau của người dùng mà họ được cấp quyền thực
hiện các thao tác khác nhau để khai thác CSDL, điều này gọi là....
Đáp án: PHÂN QUYỀN
Câu 6: Việc lưu lại lịch sử đăng nhập cũng như nhật kí các thao tác của từng
người dùng là 1 biện pháp đảm bảo anh tồn thơng tin. Biện pháp này gọi là gì?
Đáp án: LƯU BIÊN BẢN
Câu 7: Thuật ngữ dùng để chỉ một hàng trong bảng (quan hệ).
Đáp án: BẢN GHI

Câu 8: Thuật ngữ dùng để chỉ một cột trong bảng (quan hệ).
Đáp án: TRƯỜNG
Câu 9: Tập thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các bộ thì gọi là gì?
Đáp án: KHĨA
Câu 10: Một biện pháp để giảm dung lượng lưu trữ và cũng góp phần tăng
cường tính bảo mật.
Đáp án: NÉN DỮ LIỆU
Một số hỉnh ảnh minh chứng tác giả sử dụng phần mềm Olympia
Crossword tạo trị chơi ơ chữ trong hoạt động dạy học

Hình 1. Tiết ơn tập chương 1 tại lớp học 12A2 - trường THPT Như Xuân

16

skkn


Hình 2. Tiết ơn tập chương 2 tại lớp học 12A6 - trường THPT Như Xn

Hình 3. Tiết ơn tập chương 3 và 4 tại lớp học 12A1 - trường THPT Như Xuân
c. Học sinh học tập độc lập, sử dụng trị chơi ơ chữ để hỗ trợ học tập,
ơn tập, phát triển tư duy logic.
Ngoài việc giáo viên tổ chức cho lớp ơn tập thơng qua trị chơi, một hình
thức khác là giáo viên giao nhiệm vụ thiết kế trị chơi cho các nhóm học sinh,
mỗi chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thiết kế 1 trị chơi. Việc chia nhóm và giao
nhiệm vụ phải được thực hiện trước tiết ôn tập 1 tuần để học sinh chuẩn bị. Đến
tiết học, các nhóm trưởng và nhóm phó sẽ là người đại diện nhóm lên tổ chức và
làm người dẫn chương trình cho các nhóm khác cùng chơi.
17


skkn


Được tự sử dụng và thiết kế ô chữ, được đóng vai trị là giáo viên, là
người dẫn chương trình học sinh rất thích thú và đón nhận hào hứng. Vì các hoạt
động này đã giúp các em có thêm sự thư giãn, phấn khích, huy động tối đa khả
năng tư duy và sáng tạo tích cực trong học tập, làm tăng ở các em tính độc lập,
chủ động sáng tạo và phát triển tư duy lơgíc, giúp các em nắm được kiến thức
nhanh, ghi nhớ, tổng hợp, ôn tập hữu hiệu với mọi nội dung học tập.

Ảnh chụp đại diện nhóm học sinh đang dẫn chương trình cho các nhóm khác
tham gia ơn tập bằng trị chơi ơ chữ tại lớp 12A3 – trường THPT Như Xuân
Học sinh trực tiếp làm viêc với máy tính, sử dụng phần mềm Olympia
Crossword phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính
trong học tập. Hoặc đơn giản là vẽ ô chữ lên bảng đối với những lớp, những đơn
vị trường học không được trang bị đầy đủ tivi, máy chiếu cũng có thể thực hiện
được.
2.4

Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm

Kết quả thực nghiệm mà tôi áp dụng với các lớp khối 12 mà tôi được
phân công giảng dạy năm học 2021 – 2022 là lớp 12A1, 12A2, 12A3 và 12A6
như sau:
- Tổng số học sinh thực nghiệm là 139 em.
- Số lượng học sinh có hứng thú học tập cao là 133 em, chiếm tỉ lệ 95,7%.
- Số học sinh có hứng thú là 6 em, chiếm tỉ lệ 4,3%.
Và đặc biệt và khơng có học sinh nào khơng có hứng thú với học mơn Tin
học, điều này chứng tỏ dạy học bằng trị chơi ơ chữ rất có hiệu quả làm tăng
hứng thú học tập cho học sinh, nhất là khi áp dụng khéo léo vào từng nội dung

bài học và nhiều cách thức tổ chức khác nhau.
18

skkn


Hứng thú cao

Hứng thú

Không hứng thú

Lớp

Sĩ số

12A1

35

33

94,3

2

5,7

0


0

12A2

34

33

97,1

1

2,9

0

0

12A3

35

35

100

0

0


0

0

12A6

35

32

91,4

3

8,6

0

0

TỔNG

139

133

6

4,3


0

0

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng

95,7

Tỉ lệ %

Bảng thống kê kết quả thực nghiệm mức độ hứng thú của học sinh với
môn Tin học
Với cách dạy học này học sinh khơng cịn cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi
lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng, các em có cơ hội để
chia sẻ, đóng góp ý kiến của mình. Các em khơng cịn cảm thấy hoảng sợ những
phút kiểm tra bài cũ, sợ những tiết bài tập, ôn tập mà ngược lại các em lại rất
hào hứng, chủ động, tích cực, các em mong chờ đến tiết học để được tham gia
các hoạt động học mà chơi, chơi mà học.
Phương pháp dạy học này vừa phát triển được năng lực riêng của từng
học sinh về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, sự vận dụng kiến thức được học qua
sách vở vào cuộc sống, lại vừa giúp các em có cơ hội phối hợp khi làm việc
nhóm, cùng nhau thảo luận, đưa ra ý tưởng để cùng thiết kế trị chơi và góp sức
chung vào sản phẩm cuối cùng là một trị chơi ơ chữ. Hơn nữa, việc các em
được đại diện cho nhóm tham gia dẫn chương trình cũng rèn luyện thêm cho các
em về kĩ năng ứng xử, kĩ năng xử lí tình huống và đứng trước đám đơng nhờ thế
mà tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc
chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn
chép.
Nhận thức của học sinh về bộ mơn Tin học cũng đã được thay đổi, đó
khơng cịn là một môn học khô cứng, các em đã hào hứng và thấy tầm quan

trọng của bộ mơn Tin học, qua đó u thích bộ mơn Tin, tỉ lệ học sinh khá, giỏi
tăng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1

Kết luận

Qua một thời gian thực hiện đề tài Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng
phần mềm olympia crossword tạo trị chơi ơ chữ làm tăng hứng thú học tập
môn tin học cho học sinh lớp 12 trường THPT Như Xuân” tôi nhận thấy sử
dụng Phần mềm Olympia Crossword là rất đơn giản và nhanh chóng nhưng lại
mang đến hiệu quả rất cao trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh.

19

skkn


Sử dụng phần mềm Olympia Crossword là cách thức đơn giản và phù hợp
nhất để triển khai phương pháp dạy học bằng trị chơi ơ chữ. Việc sử dụng phần
mềm Olympia Crossword trong các nhà trường cũng có tính khả thi rất cao bởi
những tính chất ưu việt của phần mềm như sau:
- Tính đơn giản, dễ sử dụng: Các giáo viên có thể sử dụng thành thạo
phần mềm chỉ sau 10 đến 15 phút làm quen. Phần mềm có giao diện thuần Việt,
các chức năng đầy đủ và rất đơn giản để có thể thực hiện, một giáo viên thông
thường sau khi đã xây dựng được bộ ngân hàng câu hỏi ơn tập cho từng chương,
từng bài thì chỉ cần thời gian khoảng 10 phút là thiết kế xong 1 trị chơi ơ chữ
cho bài học đó. Mặt khác, phần mềm rất gọn nhẹ, dung lượng chỉ khoảng 70MB
và được đóng gói theo dạng phần mềm Portable nên khơng cần phải cài đặt, chỉ
việc tải về và sử dụng ngay.

- Tính dễ chia sẻ: Giáo viên sau khi thiết kế xong trò chơi và lưu lại sẽ
được 1 file .TXT đây là file văn bản dữ liệu trò chơi, mỗi trò chơi là 1 file .TXT
và dung lượng rất nhỏ chỉ khoảng vài KB, và khi cần chia sẻ cho các đồng
nghiệp, giáo viên chỉ cần gửi cho đồng nghiệp những file .TXT này thơng qua
các thiết bị nhớ ngồi hoặc qua các dịch vụ mạng Interner (E-mail, Zalo,
Messenger...) là đồng nghiệp đã có thể sử dụng được mà khơng cần phải thiết kế
mới nữa. Hơn nữa tính năng chỉnh sửa file cho phép giáo viên có thể chỉnh sửa,
thiết kế lại các câu hỏi theo kế hoạch và phương án của cá nhân, điều này đảm
bảo mức độ phù hợp cho từng đối tượng lớp, học sinh.
3.2

Kiến nghị

Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các biện pháp trên mà tơi nêu ra thực hiện
dễ dàng, có hiệu quả tốt. Tôi mong các đồng nghiệp giảng dạy môn Tin học
cùng tham khảo và trao đổi. Tôi cũng mong rằng chúng ta có nhiều tài liệu tham
khảo, hướng dẫn cho phương pháp giảng dạy để phục vụ cho vấn đề đổi mới
phương pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn
sẽ cịn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp,
các em học sinh bổ sung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Tác giả


Lê Ngọc Trung
20

skkn



×